Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận môn lịch sử thế giới trung quốc thời cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.23 KB, 33 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI:
TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................4
Chương I: Bối cảnh lịch sử chung.....................................................................4
1, Bối cảnh lịch sử thế giới thời cổ đại..............................................................4
1.1, Phương Đông:............................................................................................4
1.2, Phương Tây:...............................................................................................5
2, Trung Quốc thời cổ đại:................................................................................7
Chương II: Sự hình thành của nhà nước cổ đại Trung Quốc............................9
1, Những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Trung Quốc:.........................................10
1.1, Nhà Hạ:....................................................................................................10
1.2, Nhà Thương:............................................................................................11
1,3. Nhà Chu:..................................................................................................12
1.4, Thời Xuân Thu:........................................................................................12
1.5, Thời Chiến Quốc:.....................................................................................13
2, Đặc trưng cơ bản của nhà nước cổ đại Trung Quốc:...................................14
2.1, Nhà nước:.................................................................................................14
2.2, Cơ cấu xã hội:...........................................................................................14
Chương III: Những thành tựu của Trung Quốc thời cổ đại.............................16
1, Chữ viết:......................................................................................................16
2, Triết học, tư tưởng:......................................................................................16
2.1, Triết học:..................................................................................................16
2.2, Tư tưởng:..................................................................................................17
3, Văn học:......................................................................................................19
4, Nghệ thuật kiến trúc:...................................................................................20


5, Khoa học kĩ thuật:.......................................................................................20
Chương III: Sự Tan rã của Trung Quốc thời kì cổ đại:...................................22
1, Sự phân chia, tranh giành ảnh hưởng của bảy nước lớn thời Chiến Quốc:.22
2, Nước Tần và cuộc viễn chinh thống nhất Trung Quốc:..............................24
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................29


PHẦN MỞ ĐẦU
1, Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, với khoảng 1,5 tỉ dân, và
hiện nay đang vươn mình trở thành một siêu cường kinh tế, chính trị, quân sự.
Khơng chỉ vậy, đây cịn là cái nơi của văn minh nhân loại với lịch sử hình
thành lâu đời. Đối với Việt Nam, Trung Quốc lại có một vai trị và tầm ảnh
hưởng vô cùng to lớn, khi là một người bạn láng giềng có chung biên giới, là
người anh lớn trong khu vực, có liên kết mật thiết và tác động đến nhiều lĩnh
vực như chính trị, kinh tế, văn hóa,… Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm,
Trung Quốc là một tấm gương để nước ta có thể học tập về xây dựng một đất
nước cường thịnh, một nền văn hóa đa dạng nhưng vẫn mang đậm bản sắc
dân tộc, một nền dân chủ phát triển. Vậy, Trung Quốc đã làm như thế nào để
đạt được điều đó? Câu trả lời có lẽ nằm ngay từ thời cổ đại, từ khi dựng nước,
con người Trung Quốc đã có những tính tốn cho sự phát triển của mình sau
này. Là một trong những quốc ra xuất hiện sớm và tồn tại lâu đời nhất thế
giới, Trung Quốc luôn khiến mọi quốc gia phải trầm trồ, ngưỡng mộ về
những thành tựu của mình từ lúc dựng nước đến nay. Vậy, người Trung Quốc
cổ đại đã xây dựng nền móng cho một đất nước vĩ đại ấy như thế nào? Đó là
một đề tài thú vị khiến mọi người trên toàn thế giới thắc mắc và rất muốn hiểu
rõ, thì đối với người Việt Nam chúng ta lại càng quan trọng hơn. Hiểu rõ
được Trung Quốc thời cổ đại giúp chúng ta có một góc nhìn sâu về người
láng giềng này hơn, từ đó hiểu rõ hơn về đất nước, con người trung Quốc, từ
đó có cái nhìn nhận cho sự phát triển và tồn tại song song giữa hai nước, tiếp

thu văn hóa và thành tựu của họ, tránh được những xung đột khơng đáng có –
đó là bài học xương máu từ thời cha ông ta suốt mấy ngàn năm nay.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1, Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về lịch sử cổ đại Trung Quốc cho ta cái nhìn đa chiều về một
quốc gia siêu cường hiện nay, giúp ta có thể nắm bắt được sự hình thành cũng
1


như quy luật phát triển của quốc gia đó. Khi đánh giá một đất nước, chúng ta
khơng thể chỉ nhìn vào một hiện tại phiến diện, mà phải nhìn từ quá khứ, xem
quốc gia ấy đã phát triển như thế nào để có thể đạt được những thành tựu như
bây giờ. Trung Quốc cũng khơng ngoại lệ, mà càng vì có tầm ảnh hưởng lớn
đối với Việt Nam ta, nên càng phải tìm hiểu kĩ. Nắm rõ lịch sử hình thành của
Trung Quốc cổ đại giúp ta đánh giá được một cách sâu sắc hơn về sự hình
thành và phát triển của nước bạn, từ đó chắt lọc, tiếp thu và vận dụng vào
chính nước ta, đồng thời cũng đề phịng được những âm mưu, tính tốn bành
trướng lãnh thỗ mà người Trung Quốc xưa và nay luôn rất muốn, trong đó
đương nhiên có cả lãnh thổ Việt Nam.
2.2,Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để hiểu rõ được lịch sử hình thành cũng như các yếu tố căn bản lành nên
một nền văn minh Trung Quốc cổ đại rược rỡ, ta cần làm rõ những vấn đề
sau:
Thứ nhất, bối cảnh lịch sử chung.
Thứ hai, sự hình thành của nhà nước cổ đại Trung Quốc.
Thứ ba, thành tựu về chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật của
Trung Quốc thời cổ đại.
Thứ tư, sự tan rã của Trung Quốc thời cổ đại.
Và cuối cùng, ta sẽ đưa ra kết luận.
3, Cơ sở lí luận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu:

3.1, Cơ sở lí luận:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lịch sử, lịch sử thế giới và lịch
sử Trung Quốc thời cổ đại, đánh giá một quốc gia cổ đại bằng góc nhìn khách
quan, đa chiều.
3.2, Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp khái quát và hệ thống hóa, phương pháp
thống kê lịch sử, phương pháp logic, tổng hợp, phân tích, đánh giá,…
2


3.3, Phạm vi nghiên cứu:
Thế giới và Trung Quốc thời kì cổ đại.
4, Cơng trình nghiên cứu có liên quan:
Q trình viết đề tài đã tham khảo và kế thừa từ cuốn “Giáo trình Lịch
sử thế giới (chuyên ngành Lịch sử Đảng)” của TS Nguyễn Thị Hảo.
5, Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được chia ra làm 4
chương cụ thể như sau:
Chương I:

Bối cảnh lịch sử chung.

Chương II: Sự hình thành của nhà nước cổ đại Trung Quốc.
Chương III: Những thành tựu của Trung Quốc thời cổ đại.
Chương IV: Sự tan rã của Trung Quốc thời cổ đại.

3


PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Bối cảnh lịch sử chung.
1, Bối cảnh lịch sử thế giới thời cổ đại.
1.1, Phương Đông:
Châu Á và Đông Bắc châu Phi là nơi khởi nguồn những nền văn minh
đầu tiên của loài người. Nơi đây đã xuất hiện những quốc gia cổ đại như Ai
Cập, Lưỡng Hà, Ân Độ và Trung Quốc. Các quốc gia cổ đại phương Đơng
được hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và sự phân
chia xã hội thành giai cấp, nhà nước. Các quốc gia cổ đại phương Đơng đều
được hình thành ở lưu vực những dịng sơng lớn: Ai Cập ở lưu vực sông Nin,
Lưỡng Hà được tạo nên bởi con sông Tigơrơ (ở phía Đơng) và Ơphơrát (ở
phía Tây); sơng Ấn, sơng Hằng ở Ấn Độ; Hoàng Hà và Trường Giang ở
Trung Quốc. Tại lưu vực các dịng sơng lớn này, đất đai màu mỡ, đã tạo nên
những đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là nơi quần tụ đơng đúc dân cư sinh
sống, như đồng bằng sông Nin ở Ai Cập; đồng bằng ở vùng trung và hạ lưu
Lưỡng Hà; đồng bằng ở miền Bắc Ấn Độ; đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung,
Hoa Nam ở Trung Quốc. Hàng năm, cứ vào mùa mưa hay khi tuyết tan, nước
từ thượng nguồn đổ về các lịng sơng tràn ngập lên những vùng đất rộng, phủ
lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ, làm cho đất đai mềm, tơi,
xốp, rất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Từ cuối thiên niên kỉ thứ IV TCN, cư
dân các quốc gia phương Đông cổ đại đã làm những chiếc cuốc bằng đá, cày
bừa bằng gỗ để sản xuất nông nghiệp.
Không chỉ bồi đắp phù sa, các con sơng cịn cung cấp nước tưới cho
đồng ruộng, nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Cũng từ các
con sơng, cư dân thời cổ đại có thể khai thác được một lượng lớn thuỷ sản,
cung cấp thức ăn hàng ngày cho họ. Sơng ngịi cịn là những con đường giao
thông huyết mạch của đất nước, nhất là trong điều kiện giao thơng lúc này
cịn hạn chế.

4



Để có thể sinh sống và sản xuất lâu dài bên các dịng sơng, cư dân cổ đại
đã sớm biết làm thuỷ lợi: đắp đê ngăn lũ, đào hồ chứa nước và kênh, máng
dẫn nước vào ruộng... Thuỷ lợi là yếu tố quan trọng đối với các quốc gia cổ
đại phương Đơng, nó khơng chỉ là điều kiện để gắn kết các công xã nông thôn
lại với nhau, tạo nên các liên minh cơng xã để sớm hình thành nên Nhà nước
thống nhất mà cịn có ý nghĩa quyết định tới sự thịnh suy của các nhà nước
đó.
1.2, Phương Tây:
Hi Lạp và Italia là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hi
Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang (hay quốc gia thành thị Pôlit) với phần
lãnh thổ gồm bán đảo Ban Căng và các đảo trên biển Êgiê, vùng ven biển
Tiểu Á. Còn bán đảo Italia dài và hẹp, lãnh thổ lớn hơn Hi Lạp. Ngồi ra cịn
có đảo Xixilia, đảo Ccxơ và đảo Xácđennha. Như vậy, Italia và Hi Lạp đều
ở vị trí tương đối thuận lợi trong việc tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hoá với
các nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà v.v...
Cả ở Hi Lạp và Italia đều khơng có những dịng sơng lớn và dài như các
quốc gia phương Đông. Do vậy, đồng bằng ở đây nhỏ và hẹp, ở Hi Lạp chỉ có
những đồng bằng nhỏ hẹp như Atích, Bêơxi. Cịn Italia thì có những đồng
bằng lớn hơn, chẳng hạn đồng bằng sông Pô và đồng bằng sông Tibrơ. Cả hai
quốc gia này đều có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, biển lại hiền
hồ ít giơng bão, rất thuận tiện cho việc vào ra, neo đậu của thuyền bè trên
biển Địa Trung Hải, phát triển ngành mậu dịch hàng hải.
Địa hình ở hai bán đảo này thường bị chia cắt bởi các dãy núi, đồi và cao
nguyên. Đặc biệt là ở Hi Lạp, địa hình ln bị phân chia thành các khu nhỏ,
tương đối riêng biệt. Với đặc điểm về địa hình như vậy, nên nơng nghiệp
khơng phát triển, mà kinh tế cơng thương nghiệp là chính. Do vậy, Hi Lạp
không trở thành một quốc gia thống nhất mà bao gồm nhiều quốc gia nhỏ.
Mỗi quốc gia nhỏ ấy bao gồm một thành thị làm trung tâm cùng với các vùng
ngoại ô xung quanh, cả Hi Lạp và Italia đều được tạo hoá ưu đãi cho nên rất

5


giàu có về tài ngun khống sản. Ở Hi Lạp có nhiều mỏ đất sét để làm đồ
gốm. Đất sét ở Bêôxi, ở Côranhtơ rất nổi tiếng về chất lượng. Ngồi ra cịn có
mỏ vàng ở Tơraxi, mỏ bạc ỏ Atích, mỏ sắt ở Lacơni v.v... Ở Italia có nhiều
mỏ đồng, chì, sắt v.v,.. Đất đai của Hi Lạp khơng thuận tiện cho việc phát
triển cây lương thực, nhưng lại rất thích hợp để trồng ơ liu và nho. Cịn Italia
có nhiều đồng cỏ tươi tốt để chăn ni gia súc. Cả hai xứ sở này đều có chung
một đặc điểm là điều kiện để phát triển ngành mậu dịch hàng hải rất thuận
tiện. Vì thế, trong suốt thời cổ đại, kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải
luôn chiếm ưu thế tuyệt đối và giữ vai trò chủ đạo. Nơng nghiệp chỉ là thứ
yếu.
Do đất đai khơ cằn, ít màu mỡ, nên các quốc gia ở đây bước vào xã hội
có giai cấp và nhà nước muộn hơn nhiều so với các quốc gia ỏ phương Đông.
Đầu thiên niên kỉ thứ I TCN, khi công cụ đồ sắt bắt đầu được sử dụng, thì ở
Hi Lạp và Rơma mới bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước. Từ khoảng
thiên niên kỉ IV, III TCN, ở lục địa Hi Lạp và ở một số đảo trên biển Êgiê đã
có cư dân sinh cư lập nghiệp. Họ đã sáng tạo ra nền văn minh cổ xưa ở khu
vực này, nền văn minh Cơrét - Myxien.
Về sau, khoảng cuối thiên niên kỉ III, đầu thiên niên kỉ II TCN, nhóm cư
dân Hi Lạp đầu tiên, thuộc ngữ hệ Ấn - Âu mới di cư từ hạ lưu sông Đanuýp
xuống Bancăng và vùng biển Êgiê. Nền văn minh bản địa, cổ kính Cơrét Myxien lụi tàn. Sau hơn một ngàn năm di cư, các dân tộc người Hi Lạp như
Đôrien, Iônien, Akêen, Êôlien bắt đầu định cư lập nghiệp và xây dựng các
quốc gia thành thị của mình khắp trên lãnh thổ Ban Căng, các đảo ở biển Êgiê
...
Ở bán đảo Italia, khoảng thiên niên kỉ III TCN đã có người Ligua sinh
sống. Sau đó có nhiều tộc người Italiơt khác cũng thiên di tới đây và định cư
ở vùng Latium, Bơrutium v.v... Những cư dân sinh sống ở vùng Latium gọi là
người Latinh. Đầu thiên niên kỉ I TCN, có người Êtơruxcơ xâm nhập vào

miền Bắc và người Hi Lạp đến sống ở miền Nam Italia. Sau cùng là người
6


Galia (hay Gơloa). Trong đó, người Latinh sống ở hạ lưu sơng Tibrơ đã có
cơng lao lớn trong việc xây dựng thành Rơma và đóng vai trị quan trọng nhất
trong q trình phát triển của lịch sử Rơma.
Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia ở khu vực Địa
Trung Hải bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước muộn hơn nhiều, khoảng
thế kỉ VIII, VII TCN. Nếu như các quốc gia cổ đại phương Đơng có chế độ
chiếm hữu nơ lệ phát triển khơng thành thục, khơng rõ rệt, điển hình (chế độ
nơ lệ gia trưởng) thì các quốc gia cố đại ở vùng Địa Trung Hải lại phát triển
chế độ chiếm hữu nô lệ tới mức điển hình, thành thục. Sự phân hố xã hội hết
sức sâu sắc, rõ rệt. Mâu thuẫn xã hội giữa quý tộc chủ nô và nô lệ phát triển
gay gắt, quyết liệt. Đây là hai giai cấp chính của xã hội cổ đại Hi Lạp và
Rôma. Quý tộc chủ nơ có hai thành phần, đó là q tộc công thương và quý
tộc ruộng đất. Do đặc trưng kinh tế của Hi Lạp và Rôma là công thương
nghiệp, mậu dịch hàng hải cho nên tầng lớp quý tộc công thương có thế lực
ngày càng lớn về kinh tế và chính trị. Ở thành bang Aten (Hi Lạp), nhờ có các
cải cách của Sôlông (đầu thế kỉ VI TCN), Cơliten (cuổi thế kỉ VI TCN) và
Pêricơrét (thế kỉ V TCN) mà Nhà nước dân chủ chủ nô đã phát triển tới đỉnh
cao. Và Aten đã trở thành thành bang có nền kinh tế công thương nghiệp phát
triển thịnh vượng nhất Hi Lạp. Ở thành bang này thể chế dân chủ chủ nơ đã
phát triển đến mức điển hình, tiêu biểu, thành thục.
Ở Rôma, tầng lớp quý tộc ruộng đất rất có ưu thế, nhất là từ khi Rơma
phát triển thành một đế quốc rộng lớn quanh Địa Trung Hải (thế kỉ I TCN).
Rôma đã phát triển từ một nhà nước cộng hoà quý tộc sang đế chế (thế kỉ I
CN).
Giai cấp nô lệ ở Hi Lạp và Rôma rất đông đảo, chiếm một tỉ lệ lớn so với
quý tộc và dân tự do. Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Các tầng

lớp q tộc chủ nơ và cả bình dân đều sống nhờ vào sự bóc lột sức lao động
của nơ lệ. Ngồi hai giai cấp chính là chủ nơ và nơ lệ, trong xã hội Hi Lạp và
Rơma cịn có một tầng lớp khác là bình dân. Họ là những thị dân nghèo, thợ
thủ cơng, buôn bán nhỏ, nông dân ... ở các thành thị hoặc ở nông thôn, với
7


nền kinh tế nhỏ của mình. Họ tuy khơng có quyền lực lớn như giai cấp quý
tộc chủ nô, nhưng họ là cơng dân tự do và có quyền lợi chính trị. Chẳng hạn,
họ được quyền tham gia Đại hội nhân dân, Hội đồng 500 (ở Hi Lạp).
2, Trung Quốc thời cổ đại:
Cuộc cách mạng đồ đồng nổ ra như một điều vơ cùng tất yếu trong tiến
trình phát triển của nhân loại, khiến cho tư hữu xuất hiện và mâu thuẫn xã hội
được nhen nhóm. Cùng với nó, ở phương Đông, do nền nông nghiệp lúa nước
chiếm chủ yếu, do đó nhu cầu trị thủy, tập hợp một lượng lớn người, có người
đúng ra chỉ huy là rất cần thiết để đạt được hiệu quả cao hơn cũng nhưng có
thể chóng lại được sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đó là hai lí do chủ yếu
khiến nhà nước cổ đại ở trung Quốc hình thành từ rất sớm, khoảng thiên
nhiên kỉ thứ III TCN. Trên lưu vực hai con sông lớn là Hoảng Hà và Trường
Giang, ngời Trung Quốc cổ đại đã sinh sống ở đây lâu đời, vì đất màu mỡ,
thuận lợi cho việc tưới tiêu, sinh hoạt. Vào khoảng năm 5.000 TCN, các cộng
đồng nông nghiệp đã trải dài khắp trên đa phần lãnh thổ phía đơng Trung
Quốc hiện nay, và đã có những làng nơng nghiệp từ đồng bằng sơng Vị chạy
về phía đơng, song song với sơng Hồng Hà, bắt nguồn từ dãy núi Cơn
Lơn chảy về hướng vùng hồng thổ nơi có cánh rừng trụi lá ở đồng bằng phía
bắc Trung Quốc. Ở đó con người có rừng và có nước để trồng kê, họ
săn hươu, nai và các loài thú khác, câu cá làm thức ăn. Họ thuần hóa chó, lợn
và gà. Họ đào đất để xây những ngơi nhà một phịng, với mái bằng đất sét hay
rạ, nhiều ngôi nhà ngầm như vậy tạo thành một làng. Họ đã có guồng quay tơ
và biết đan cũng như dệt sợi. Họ cũng biết chế tạo đồ gốm có trang trí. Một số

học giả cịn khẳng định rằng một hình thức chữ viết ngun thủy đã xuất hiện
ở Trung Quốc ngay từ năm 3.000 TCN. Họ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa
nước, bên cạnh đó cịn một số nghề phụ như trồng hoa màu, cây ăn hóa, chăn
ni. Nhưng HồngHà và Trường Giang là hai con sông rất dữ, hàng năm đều
xảy ra lũ lụt. Nhu cầu trị thủy là tất yếu, vì vậy, người Trung Quốc cổ đại đã
sớm tập hợp thành các bộ lạc lớn nhỏ, chung sống cùng nhau, tận dụng sức
người để đắp đê phòng lũ, cứu mùa màng. Việc đoàn kết cùng nhau lao động
8


đã khiến thủy tai giảm dần, mùa màng không bị thất bát, năng suất lao động
tăng và của cải tạo ra nhiều hơn. Cũng chính vì vậy, tư hữu xuất hiện, ban đầu
là người chỉ huy của các bộ lạc, họ lợi dụng quyền lức để chiếm cho mình
một chút của riêng. Và cái gì đến cũng phải đến, xã hội nguyên thủy tan rã,
nhường chỗ cho một chế độ mới, tuy chưa hẳn là thời phong kiến nhưng đã có
nhà nước, bắt đầu hình thành sự thống trị của vua và nhà nước. Đó là Trung
Quốc thời kì cổ đại.

Chương II: Sự hình thành của nhà nước cổ đại Trung Quốc
Khoảng nửa đầu thiên nhiên kỉ thứ III, nhà nước cổ đại đầu tiên trong
lịch sử Trung Quốc được hình thành, đó là nhà Hạ. Cùng với Ai Cập, Lưỡng
Hà, Ấn Độ, đây là bốn nhà nước hình thành sớm nhất trong lịch sử nhân loại.
Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được
chuyển tải cho đời sau bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu
tiên của Trung Quốc cách đây khoảng 5.000 - 4.200 năm, là thời kì Tam
Hoang Ngũ Đế. Theo các nhà nghiên cứu, các truyền thuyết này phản ánh
thời kỳ công xã nguyên thuỷ đang sắp tan rã, liên minh các bộ lạc đang dần
trở thành triều đình nắm quyền lực cai trị dân chúng. Vào khoảng 3.000 TCN,
xã hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã hồn tồn, xã hội
chiếm hữu nơ lệ với các giai cấp, triều đại bắt đầu hình thành.

Trong dự án "Nghiên cứu tổng hợp về nguồn gốc và sự phát triển trong
thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Hoa"(dự án khảo cổ khổng lồ cấp quốc
gia, huy động gần 70 cơ quan nghiên cứu, đại học và cơ quan khảo cổ địa
phương của Trung Quốc, triển khai từ năm 2001), các nhà khảo cổ đã điều tra
và khai quật quy mô lớn ở 4 di chỉ mang tính đơ thị có lịch sử 3.500 - 5.500
năm gồm: Di chỉ Lương Chử ở Dư Hàng - Chiết Giang, Di chỉ Đào Tự ở
Tương Phần - Sơn Tây, Di chỉ Thạch Mão ở Thần Mộc - Thiểm Tây, Di chỉ
Nhị Lý Đầu ở Yển Sư - Hà Nam, cũng như hơn chục thơn làng trên tồn
quốc. Dự án đã phát hiện các chứng cứ cụ thể về nền văn minh Trung Hoa có
lịch sử 5.000 năm, bao gồm phát hiện di tích hệ thống đập nước cổ nhất thế
9


giới (niên đại 5.100 năm), kiến trúc cung đình cổ nhất Trung Quốc ở hạ du
sông Trường Giang (niên đại 5.000 năm), phát hiện chữ viết xuất hiện sớm
nhất Trung Quốc, những đồ dùng làm bằng đồng đỏ sớm nhất Trung
Quốc (niên đại 4.900 năm), đài quan sát thiên văn sớm nhất thế giới (niên đại
4.100 năm) ở khu vực trung du sơng Hồng Hà. Dự án chứng thực đặc trưng
tổng thể của nền văn minh Trung Hoa là "đa nguyên, nhất thể, thu gom tất cả
trong giao lưu, tương tác lâu dài, cuối cùng hội nhập, ngưng tụ hình thành
cốt lõi văn minh với Văn hóa Nhị Lý Đầu là đại diện, mở ra văn minh ba triều
đại Hạ, Thương và Chu".1
1, Những nhà nước cổ đại đầu tiên ở Trung Quốc:
1.1, Nhà Hạ:
Xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bắt đầu ở đồng
bằng phía bắc Trung Quốc đã được miêu tả là thuộc về nhà Hạ – giai đoạn cai
trị của họ được tin rằng đã bắt đầu khoảng năm 2.200 TCN.
Theo truyền thuyết, trong thời gian Hạ Vũ trị vì, Vũ đã phát minh ra lối
tát nước vào ruộng, lại bắt sống được một số người dân tộc Man về làm nô lệ.
Vũ bắt đầu xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong dòng

họ. Của cải của Vũ, để lại cho con là Hạ Khải thừa hưởng. Khải lên ngơi, tình
thế chưa ổn định, phải lấy đất An Ấp (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay) để đóng
đơ. Những con cháu sau này nối ngôi Khải đều nhiều lần đánh phá lẫn nhau,
luôn gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ. Kinh tế xã hội lúc bấy giờ đã
phát triển khá tiến bộ. Phương pháp làm lịch cũng bắt đầu xuất hiện. Từ khi
lên ngôi, Khải cho đặt tên triều đại là Hạ. Theo truyền thuyết, đời Hạ đã có
chín cái vạc đồng do Khải cho đúc. Như vậy, có thể thời kỳ này đã có đồng và
nghề đúc đồng.
Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà Hạ là từ
khoảng 4.000 năm trước, nhưng điều này không thể được chứng thực. Một
1

Viện Sử học Trung Ương Trung Hoa – Báo cao tổng kết Dự án : “Nghiên cứu tổng hợp về nguồn gốc và sự

phát triển trong thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Hoa"

10


số nhà khảo cổ học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật được
tại Nhị Lý Đầu ở trung tâm tỉnh Hà Nam, một bức tượng đồng niên đại từ
khoảng năm 2000 TCN. Những dấu hiệu sớm của thời kỳ này được tìm thấy
trên các bình gốm và mai rùa trông tương tự như những đường nét đầu tiên
của chữ Trung Quốc hiện đại, nhưng nhiều học giả vẫn không chấp nhận ý
kiến này. Bằng chứng về sự tồn tại của Nhà Hạ vẫn cần phải được hỗ trợ thêm
nữa qua các cuộc khảo cổ. Vì khơng có những văn bản ghi chép rõ ràng như
các văn bản trên các loại xương hay mai rùa dùng để bói của nhà Thương hay
những ghi chép trên vại đồng của nhà Chu nên thời đại nhà Hạ vẫn còn chưa
được biết đến kỹ lưỡng.
Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt được hơn 400

năm thì diệt về tay Thành Thang nhà Thương.
1.2, Nhà Thương:
Từ thời Nhà Thương có lẽ ở thế kỷ 13 TCN, người Trung Quốc đã có
những đoạn văn khắc dùng để bói tốn trên xương thú hoặc mai rùa - được
gọi là giáp cốt văn. Nhờ có giáp cốt văn mà ngày nay các nhà khảo cổ có thể
kiểm chứng được các sự kiện chính trị, tơn giáo diễn ra vào thời nhà Thương.
Những hiện vật khảo cổ cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhà
Thương, 1600 TCN–1046 TCN và nhà Thương được chia làm hai khuynh
hướng. Khuynh hướng thứ nhất, từ đầu thời nhà Thương (1600–1300 TCN)
với các bằng chứng tại Nhị Lý Cương, Trịnh Châu và Thương Thành.
Khuynh hướng thứ hai từ cuối thời nhà Thương hay giai đoạn Ân, gồm rất
nhiều văn bản giáp cốt. An Dương.
Các nhà sử học Trung Quốc sống ở cuối những giai đoạn này đã làm
quen với khái niệm về những triều đại nối tiếp nhau, nhưng tình hình thực tế
chính trị ở giai đoạn đầu trong lịch sử Trung Quốc thì phức tạp và rắc rối hơn
nhiều. Vì thế, như một số nhà sử học Trung Quốc đề xuất, nhà Hạ và nhà
Thương có lẽ chỉ các thực thể tồn tại đồng thời, giống như nhà Chu ở giai

11


đoạn sớm (triều đại kế tiếp nhà Thương), đã được chứng minh là đã cùng tồn
tại đồng thời với nhà Thương.
Thời nhà Thương, đồ đồng đã được dùng phổ biến, đạt trình độ chế tác
cao. Nhà Thương thường phái quân đội đi chiến đấu chống lại những bộ tộc
lân cận. Những lăng mộ vua nhà Thương được khai quật cho thấy họ có
những đội quân từ 3.000 đến 5.000 binh lính. Trong cuộc chiến
chống Khương Phương, vua Vũ Đinh (cai trị vào khoảng 1.200 TCN) đã huy
động 13.000 quân, vào thời bấy giờ thì đó là một đội qn đại quy mơ. Các đồ
vật chơn theo nhà vua được tìm thấy là các đồ trang sức cá nhân, những chiếc

giáo mũi đồng và những phần còn lại của những chiếc cung và
mũi tên. Ngựa và xe ngựa để chở lính ra trận cũng được chôn cùng với vua.
Và khi vị vua chết, người đánh xe, chó, người hầu và những nhóm mười
người cũng bị tuẫn táng cùng với vua.
Nhà Thương truyền được 30 đời vua, kéo dài khoảng 600 năm thì bị diệt
về tay Chu Vũ Vương của nhà Chu.
1,3. Nhà Chu:
Tới cuối thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên, nhà Chu bắt đầu nổi lên ở
châu thổ Hoàng Hà, tiêu diệt nhà Thương. Có lẽ ban đầu nhà Chu đã bắt đầu
thời kỳ cai trị của mình theo một hệ thống nửa phong kiến. Vị vua nhà Chu
là Vũ Vương, với sự hỗ trợ của người em là Chu Cơng trong vai trị nhiếp
chính đã đánh bại nhà Thương tại trận Mục Dã. Lúc ấy vị vua nhà Chu đã
viện dẫn khái niệm Thiên mệnh để hợp pháp hóa vai trị cai trị của mình, một
khái niệm về sau này sẽ có ảnh hưởng trên mọi triều đại kế tiếp.
Ban đầu nhà Chu đóng đơ ở vùng Tây An ngày nay, gần sơng Hồng Hà,
nhưng họ đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục mở rộng vào châu thổ sông
Dương Tử. Đây là lần đầu tiên trong số nhiều lần di dân từ phía bắc xuống
phía nam trong lịch sử Trung Quốc.
Nhà Chu đã hồn thiện các nền tảng chính của Văn hóa Trung
Quốc thơng qua các chính sách Tỉnh Điền Chế, Tông pháp chế, Quốc dã chế
12


và Lễ nhạc. Để tăng tính chính đáng của quyền lực triều đình, nhà Chu lập ra
một hệ thống quan niệm mới gọi là "Thiên mệnh", cịn nhà vua chính là Thiên
tử, đây là quan niệm sẽ được duy trì suốt 3.000 năm phong kiến Trung Hoa.
Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu nhà Chu. Nhà
Chu có 37 vua kéo dài khoảng 800 năm, là triều đại tồn tại lâu dài nhất trong
lịch sử Trung Quốc. Đây cũng là triều đại cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc
cổ đại. Nhà Chu diệt vong cũng là lúc mở ra một thời kì chiến tranh cát cứ

liên miên nổi tiếng, thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
1.4, Thời Xuân Thu:
Từ thế kỷ 8 TCN, trước sức ép của các bộ tộc phía tây thường xun tấn
cơng và cướp bóc, nhà Chu đã bỏ kinh đơ phía tây để chuyển sang phía đơng
ở châu thổ Hồng Hà. “Nhà Chu đã nhờ cậy các vương hầu của mình bảo vệ
trước sự tấn công của các bộ lạc, nhân cơ hội nhà Chu suy yếu các vương
hầu đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ nhỏ hơn. Cuối cùng, cịn lại vài chục
nước, trong đó các chư hầu mạnh nhất lần lượt nổi lên tranh ngôi bá chủ
Trung Quốc là Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt. Trên danh nghĩa nhà
Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằm trong tay các chư
hầu”. [22]
Nhà tư tưởng, nhà giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất trong lịch sử
Trung Quốc – Khổng Tử, cũng sinh ra trong thời đại này. Khổng Tử là người
đầu tiên mở trường tư thục để dạy trẻ em và thanh niên bất kỳ thuộc giai cấp
nào, nhằm đào tạo ra những thanh niên ưu tú thơng hiểu văn hóa - đạo đức để
trợ giúp nhân dân và triều đình. Nhờ có Khổng Tử mở đường, chế độ quý tộc
huyết thống dần chuyển qua quý tộc trí thức, sớm hơn 2.000 năm trước
phương Tây, khiến các học giả phương Tây rất ngạc nhiên và thán phục,
khen văn minh Trung Hoa là vô cùng độc sáng. Ngồi ra cịn có Lão
Tử, Trang Tử, Liệt Tử là tiểu biểu của Đạo Giáo; Hàn Phi Tử là tiêu biểu của

2

Tư Mã Thiên – Sử kí ( Dịch giả Phạm Hồng – Trg 82)

13


Pháp Gia; Mặc Tử là tiêu biểu của Mặc Gia. Họ là những người đề ra các
trường phái tư tưởng ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc sau này.

1.5, Thời Chiến Quốc:
Thời đại này xảy ra vì sự cân bằng mong manh giữa các nước chư hầu
biến thành hỗn loạn trong một thế kỷ và vì một phần ở sự kết thúc thời đại cai
trị của nhà Chu. Các liên minh dễ thay đổi và thường bị tan rã khi các nước
lớn bắt đầu xâm chiếm và sáp nhập các nước nhỏ hơn. Bắt đầu từ thế kỷ 4
TCN, chỉ tám hay chín nước lớn cịn sót lại. Dân số Trung Quốc đã tăng mạnh
ở giai đoạn Xuân Thu; cơng cụ bằng sắt và ảnh hưởng của nó đến nông
nghiệp đã làm tăng mạnh dân số (vào thế kỷ thứ 4 TCN, Trung Quốc là vùng
đông dân nhất thế giới, khơng có thời điểm nào trong lịch sử mà điều này
khơng chính xác). Chiến tranh đã trở thành một công việc lớn trong thời đại
Xuân Thu, quân đội nhỏ và dưới sự chỉ đạo của tầng lớp quý tộc khơng cịn
nữa. Chúng đã thành những đội qn to lớn và gồm những người lính chun
nghiệp. Một triều đình gồm tầng lớp chuyên nghiệp ngày càng phát triển, một
tầng lớp quý tộc tự gọi mình bằng cái tên "quân tử" hay "những người bên
trên". Cuối cùng, kẻ thống nhất Trung Quốc là nhà Tần, một dân tộc ở miền
tây bắc Trung Quốc ngày nay.
2, Đặc trưng cơ bản của nhà nước cổ đại Trung Quốc:
2.1, Nhà nước:
Các nhà nước cổ đại ở Trung Quốc đều là nhà nước quân chủ chuyên chế
tập quyền. Vua là người đứng đầu nhà nước, được gọi là Thiên tử (con trời). Vua
có quyền hành tuyệt đối, là tổng chỉ huy tối cao, có quyền định đoạt tất cả những
gì xảy ra trong đất nước của mình. Thậm chí, một ơng vua Trung Quốc cịn có
được quyền ban sống hay chết cho người khác, điều đó thể hiện địa vị tối thượng
và quyền lực to lớn của vua. Dưới vua là một vị đại thần, người giúp việc cho
vua, đó là thừa tướng. Dưới vị thừa tướng này là một bộ máy quan lại đông đảo,
cồng kềnh từ Trung ương đến địa phương. Mọi công việc của bộ máy quan lại
này đều do vị quan đại thần điều hành. Giữa các cơ quan khi mới hình thành nhà
14



nước chưa có sự phân cơng, phân nhiệm rành mạch, nhưng cơ bản gồm ba bộ
phận: quan phụ trách tài chính, coi sóc kho tàng, giữ quốc khố, lo trưng thu thuế
má, giữ sổ sách địa bạ; quan phụ trách các vấn đề kinh tế - xã hội, trông nom
công việc sản xuất, đắp đường xá, đê điều, xây dựng các cơng trình cơng cộng
và cuối cùng là bộ phận quan lại chăm lo công việc quân sự, đàn áp mọi sự phản
kháng của quần chúng nhân dân, chống ngoại xâm và đem quân đi xâm lược
nước ngoài. Sự tồn tại của ba bộ phận quan lại này cũng đã nói lên ba chức năng
chủ yếu của một nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
2.2, Cơ cấu xã hội:
Xã hội Trung Quốc cổ đại cũng có 2 tầng lớp cơ bản, đó là tầng lớp thống trị
và tầng lớp bị trị.
Tầng lớp thống trị trong xã hội chủ yếu là vua, quý tộc và quan lại. Do
nắm quyền hành tuyệt đối, nên tầng lớp này tuy chiếm một bộ phận rất nhỏ
nhưng lại có quyền quyết định tất cả, bao gồm việc cai quản đời sống xã hội,
trị thủy, thu thuế, phân phát ruộng đất,… Họ sống trong các cung điện, dinh
thự sang trọng, lộng lẫy, mặc quần áo bằng tơ lụa, đi kiệu, có lính hộ vệ và
đầy tớ theo hầu. Cuộc sống đầy đủ của họ dựa trên sự bóc lột nơng dân bằng
tơ, thuế. Họ thu thuế trực tiếp của nông dân dưới quyền hoặc nhận bổng lộc
của nhà nước cũng từ thu thuế.
Tầng lớp bị trị bao gồm nông dân tự do, thợ thủ công và một bộ phận
nhỏ nô lệ. Nông dân công xã là bộ phận dân cư đông đảo nhất, là lực lượng
sản xuất chủ yếu của xã hội. Họ sống theo các gia đình phụ hệ, có chút ít tài
sản riêng (chủ yếu là nhà cửa, nông cụ, gia súc...) và tự lao động trên phần
ruộng đất được giao cho. Họ phải nộp tô, thuế cho Nhà nước, chịu mọi thứ
sưu dịch nặng nề và thực hành nghĩa vụ quân sự. Ở thời kì đầu mới hình
thành nhà nước, khi chưa thành lập quân đội thường trực, họ là những người
lính mộ được Nhà nước trưng tập mỗi khi có chiến tranh, về sau, khi thành
lập quân đội thường trực, họ là những người lính bộ binh hay phu khuân vác,
phải chịu lao dịch nặng nhọc. Thợ thủ công là những người tự do, họ có cơng
cụ và phương tiện cần thiết để sản xuất thủ công, họ phải nộp thuế sản phẩm

15


cho Nhà nước. Một số thợ thủ công lành nghề, có trình độ chun mơn và kĩ
thuật cao, được trưng dụng lao động trong các xưởng thủ công của Nhà nước.
Nô lệ ở các quốc gia cổ đại phương Đông chiếm một phần rất nhỏ, nhưng đối
với Trung Quốc là một quốc gia lớn, đông dân, số lượng nô lệ cũng khá đáng
kể. Họ là tầng lớp phục vụ vua chúa trong cung điện hay trong dinh thự của
quan lại, phải làm các công việc nặng nhọc hàng ngày. Nhưng so với các quốc
gia phương Tây, nô lệ ở Trung Quốc vẫn khá được coi trọng và đối xử không
được coi là tàn nhẫn. Một số bộ phận nô lệ vẫn có quyền lập gia đình, nơ lệ
khơng bị giết, bn bán bừa bãi và phóng thích cũng khá dễ dàng.

16


Chương III: Những thành tựu của Trung Quốc thời cổ đại
Trung Quốc xưa và nay đều nổi tiếng với toàn thế giới về sự tài hoa của
bàn tay con người, cùng với đó là những cơng trình vơ cùng khổng lồ. ngay từ
thời cổ đại, Trung Quốc đã có những thành tựu vô cùng nổi bật mà cho tới
ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, một giá trị to lớn về văn hóa, về lịch sử.
1, Chữ viết:
Ở Trung Quốc, vào thời Ân - Thương đã xuất hiện “văn tự giáp cốt”,
một loại văn tự được ghi trên mai rùa, xương thú. Văn tự của Trung Quốc thời
cổ cũng là văn tự tượng hình, loại văn tự này cũng có hạn chế là khơng đủ khả
năng diễn tả hết nội dung các từ thường dùng trong đời sống hàng ngày nên
người ta đã phải kết hợp phương pháp tượng hình với phương pháp tượng
trưng. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn,
Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được
thống nhất trong khn hình vng được gọi là chữ “Tiểu triện”.

2, Triết học, tư tưởng:
2.1, Triết học:
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều
những nhà tư tưởng đưa ra những lý thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các
vấn đề của cuộc sống (Bách gia tranh minh).
Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm dương gia: -Âm dương, bát
quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc đã nêu ra từ thời cổ đại
để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn tại hai loại khí khơng
nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương (lưỡng nghi).Bát
quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới: Càn là trời, Khôn là đất, Chấn là sấm, Tốn
là gió, Khảm là nước, Ly là lửa, Cấn là núi, Đoài là Hồ, trong đó hai quẻ Càn
và Khơn là hai yếu tó quan trọng nhất.
Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành
vạn vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh
ra. Sau này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm
17


dương với Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã
hội.
2.2, Tư tưởng:
2.2.1, Nho giáo:
Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ nhân, chủ
trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường, cùng
với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị
quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương
dạy học cho tất cả mọi người. Khổng Tử là người nước Lỗ sống vào thế kỉ VI
- V TCN. Ông vừa là một nhà tư tưởng, vừa là một nhà giáo dục lớn đầu tiên
của Trung Quốc cổ đại. Ơng có tới 3.000 học trị, trong đó có 72 học trị xuất
sắc. Ơng muốn thực thi lý tưởng chính trị và phương án cải cách xã hội nên

đã đến nhiều nơi trên đất Trung Hoa. Cùng với việc dạy học, ông sưu tầm,
chỉnh lý sách vở và lưu lại cho đời sau 5 tác phẩm kinh điển của Nho gia gọi
là Ngũ kinh bao gồm Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân
Thu.
Hạt nhân tư tưởng chính trị của Khổng Tử tập trung ở hai chữ “nhân” và
“lễ”, trong đó “nhân” - tức lịng thương người là nội dung, là gốc, còn “lễ” là
biểu hiện, là cách thức để đạt được “nhân”. Khổng Tử chủ trương dùng chữ
“lễ” nhà Chu, thực chất là duy trì nền thống trị của dịng họ, khơi phục trật tự
xã hội có đẳng cấp của giai cấp thống trị. Ơng cịn đưa ra thuyết “Chính danh
định phận” với những quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng – vợ, anh - em, bè
bạn, khuyên mọi người phải biết xử thế đúng vị trí của mình trong xã hội, tạo
một tơn ti trật tự theo thứ bậc để duy trì trật tự xã hội. Quan điểm đạo đức của
Khổng Tử có vai trị tích cực trong việc đề cao địa vị con người. Ông khuyên
giới quý tộc phải biết quan tâm đến đời sống của dân, coi dân là nguồn gốc
của quyền lực tối cao về chính trị.
Tồn bộ tư tưởng, quan điểm chính trị của ơng sau này được đúc kết
trong bộ sách Luận ngữ do các học trò của ông viết và chỉnh lý.
18



×