Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận môn lịch sử thế giới cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.42 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI:

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện
đại từ 1945 đến nay


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................3
I. Những khái niệm cơ bản...................................................................................3
1.

Cách mạng khoa học kỹ thuật, cơng nghệ là gì?...................................3

2.

Những đặc tính nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công

nghê hiện đại.................................................................................................5
II. Những thành tựu của cuộc các mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện
đại từ năm 1945 đến nay...................................................................................6
1.

Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật công nghệ hiện đại

sau năm 1945 trên thế giới............................................................................6
2.


Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ từ

1945 đến nay tại Việt Nam..........................................................................13
KẾT LUẬN.............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................25


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nhiều thay đổi lớn trên thế giới ảnh
hưởng đến sự phát triển của từng quốc gia. Nhiều quốc gia phát triển vượt bực
nhờ phát triển áp dụng sáng tạo khoa học kỹ thuật vào mục đích sản xuất, làm
tăng chất lượng của sản phẩm, cũng như tạo ra nhiều tài sản cho đất nước.
Nền kinh tế các nước cuối thế kỉ XX phát triển vượt bậc.
Cuộc cách mạng công nghiệp được dánh giá rất cao cho sự phát triển của
loài người. Tuy nhiên, để nối tiếp thành cơng đó, khơng thể khơng nhắc đến
vai trị quan trọng mà thành công do cuộc cách mạng khoa học mang lại. Lợi
ích của sự phát triển khao học kỹ thuật hiện giờ là bằng chứng chính xác nhất
để khẳng định sự thành cơng của nó.
Đề tài này sẽ được khai thác tối đa những gì mà cuộc cách mạng cơng
nghiệp nói chung và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nói riêng đem lại cho
lịch sử thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tiểu luậ nhằm làm rõ nét hơn về cuộc cách mạng khoa học –
kỹ thuật công nghê từ năm 1945 đến nay.
Những thành công mà cuộc cách mạng đem lại trên thế giới, sức người lao
động và sự thay đổi toàn cầu về kinh tế, xã hội cũng như tác động vào sự phát
triển của các quốc gia.
Tiểu luận cũng làm rõ thêm những nguyên nhân dẫn tới sự thành công và
sự ảnh hưởng không nhỏ của cuộc cách mạng quan trọng của nhân loại.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thành tựu mà cuộc cách mạng đem lại cho nhân loại.
Thời gian sau năm 1945 đến nay, nền kinh tế và sự phát triển của các quốc
gia phụ thuộc vào kỹ thuật, khoa học, đặc biệt là công nghệ trong sản xuất.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

1


Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên những nghiên cứu trước đó của những
nhà nghiên cứu trên thế giới, những giảng viên có nhiều kinh nghiệm cũng
như những tài liệu liên quan đến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong lịch
sử thế giới.
Tiểu luận cũng sử dụng nhiều phương pháp như tìm kiếm, thống kê, đánh
giá những sự vật khách quan, những ý nghĩa và cả những tiêu cực trong quá
trình bắt đầu cuộc cách mạng và hệ lụy sau này.
5. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận này được trình bày dưới 2 phần chính:
- Phần 1: Những khái niệm cơ bản về cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật,
công nghệ từ năm 1945 đến nay. Ở phần này cũng cấp những thơng tin cở bản
nhất về q trình hình thành cũng như đặc điểm, tính chất của cuộc cách
mạng.
- Phần 2: Những thành tựu mà cuộc cách mạng mang lại cho thế giới, Việt
Nam. Ngồi ra cịn những hạn chế, những tiêu cực làm gia tăng mộ số vấn đề
toàn cầu chưa được giải quyết, ảnh hưởng đến nhiều thành phần xã hội.

2


NỘI DUNG

I. Những khái niệm cơ bản
1. Cách mạng khoa học kỹ thuật, cơng nghệ là gì?
Cách mạng khoa học - cơng nghệ là cuộc cách mạng có sự biến đổi về chất
và sự kết hợp giữa những phát minh lớn lao trong các ngành khoa học và những
phát triển trong kĩ thuật sản xuất, tạo thành một lực lượng sản xuất mạnh mẽ,
trong đó nhấn mạnh yếu tố cơng nghệ. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày
nay bắt nguồn từ những năm 40 của thế kỉ XX.
Lịch sử hình thành
Học giả người Anh J. D. Bernal vào năm 1939 đã giới thiệu khái niệm
"Cách mạng khoa học - kỹ thuật" trong tác phẩm "The Social Function of
Science" (Chức năng xã hội của khoa học) để mô tả vai trị mới của khoa học kỹ thuật trong tiến trình phát triển của xã hội. Bernal đã vận dụng thuyết về lực
lượng sản xuất của Các Mác để minh chứng rằng khoa học đang trở thành một
"lực lượng sản xuất" trong xã hội. Lý luận của Bernal đã được áp dụng trong
giới khoa học ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm Văn minh ở
ngã tư đường của học giả người Séc Radovan Richta (1969) trở thành chuẩn
mực cho các nghiên cứu về chủ đề này. Tuy nhiên, trong nội bộ giới trí thức Xơ
Viết cũng có nhiều quan điểm khơng hồn tồn giống nhau về khái niệm này.
Daniel Bell vào năm 1980 phản bác lại thuyết này, ông cho rằng xã hội sẽ
tiến vào giai đoạn hậu công nghiệp với các ngành dịch vụ sẽ thay thế vai trò chủ
đạo của các ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế và điều đó sẽ dẫn đến
một xã hội dịch vụ thay cho xã hội theo khuôn mẫu của chủ nghĩa xã hội. Lập
luận của Bell được một số nhà khoa học ủng hộ, tỉ như Zbigniew
Brzezinski (1976) với tác phẩm "Technetronic Society". Một số định nghĩa về
tên gọi Cách mạng thông tin cũng nghĩ rằng cuộc cách mạng bắt đầu từ giữa thế
kỷ 20 với sự ra đời của vi mạch và chip, từ đó dẫn tới các thay đổi mang tính

3


cách mạng trong đời sống với sự phát triển vượt bậc của máy vi tính, máy tính,

các cơng nghệ điện tử viễn thông khác và dẫn tới ngành dịch vụ ngày càng trở
nên quan trọng hơn so với ngành sản xuất công nông nghiệp, và sản phẩm của
những nhân công tay nghề cao chủ yếu là kiến thức và thông tin mà họ mang lại
cho xã hội
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX bắt nguồn từ những nhu cầu
càng lúc càng tăng cao của con người trong suốt tiến trình lịch sử trong khi sức
lực và khả năng (sinh học) của con người có hạn khơng thể đáp ứng tất cả các
nhu cầu ngày càng tăng, đồng thời tài nguyên thiên nhiên, vật liệu tự nhiên về số
lượng và tính chất cũng có giới hạn, khơng thể đáp ứng những yêu cầu mới nảy
sinh trong cuộc sống. Hơn thế nữa, trong cuộc sống hiện đại, các vấn đề về cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên, bùng nổ dân số, chiến tranh càng ngày càng cấp
bách đòi hỏi những bước phát triển kịp thời của kỹ thuật, công nghệ để khắc
phục những khó khăn và đáp ứng các địi hỏi ngày càng đắt đỏ của nhân loại.
Đồng thời, do sống gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng tự nhiên (gió, bão, mưa,
sấm chớp, lũ lụt, động đất,...) và chịu nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực từ
chúng, con người buộc phải đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học để hiểu rõ về tự
nhiên nhằm khắc phục các tác hại và tận dụng các thuận lợi của tự nhiên cho
mình.
Ngồi ra, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ giữa thế kỷ XX cũng đã có
nền tảng vững chắc từ những phát triển mang tính bước ngoặt về khoa học từ
cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, như lý thuyết nguyên tử hiện đại, cấu trúc về
nguyên tử, thuyết tương đối và các thành tựu nổi bật khác trong vật lý, sinh học,
hóa học,... Rất nhiều các phát minh lớn của thế kỷ XX như bán dẫn,
tia laser, năng lượng hạt nhân, máy tính điện tử,... đều có liên quan đến những
thành tựu khoa học này.
Cũng cần phải kể đến hai sự kiện mang tính bước ngoặt có tác dụng thúc
đẩy việc đi sâu vào nghiên cứu khoa học. Thứ nhất, đó là cuộc Chiến tranh thế
giới lần thứ hai (1939-45), nó đặt ra yêu cầu phát triển các phương tiện chiến
4



tranh tối tân hơn nhằm nâng cao tính cơ động, xây dựng mạng lưới chỉ huy và
thông tin liên lạc hiệu quả (ra đa) cùng những vũ khí có sức sát thương lớn (bom
nguyên tử, tên lửa). Và thứ hai, đó là cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã gây ra
sự khủng hoảng toàn diện về cả kinh tế lẫn chính trị, đặt ra nhiều vấn đề cần
phải giải quyết trong đó có việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo
chiều sâu nhằm giải quyết khủng hoảng và tiếp tục phát triển.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại có thể được chia ra làm hai
giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ thập niên 1940 tới giữa thập niên 1970.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuộc khủng hoàng dầu mỏ năm 1973 đến nay, với
đặc điểm khoa học kỹ thuật phát triển theo chiều sâu thay vì chiều rộng, trọng
tâm đặt nhiều về việc phát triển về nghiên cứu các loại công nghệ và cách mạng
về công nghiệp được nâng lên hàng đầu
2. Những đặc tính nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công
nghê hiện đại.
So với cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại
có nội dung phong phú, đa dạng và rộng lớn hơn rất nhiều. Sự phát triển vượt
bậc không những diễn ra trong các ngành khoa học cơ bản (toán học, vật lý, sinh
học, hóa học) mà cịn thể hiện ở việc phát sinh của nhiều ngành khoa học, kỹ
thuật mới như khoa học vũ trụ, điều khiển học; ngoài ra cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật còn đi sâu vào những lĩnh vực mới (thế giới vi mô, các vùng địa
lý bí hiểm, bí mật của sự sống...) và hình thành nên ra các kỹ thuật mới, nguyên
vật liệu mới, năng lượng mới mà các giai đoạn trước đó chưa từng tiếp cận hay
hình dung được.
Một đặc tính khác của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại là vai
trò chủ đạo và định hướng của khoa học trong sự phát triển của công nghệ và
sức sản xuất. Nhìn lại giai đoạn cách mạng cơng nghiệp, khoa học không bắt kịp
với kỹ thuật, không dẫn tới các tiến bộ kỹ thuật và các phát minh, cải tiến kỹ
thuật cũng không bắt nguồn từ các phát kiến khoa học và các nhà phát minh
thường là những người lao động thay vì các nhà khoa học. Tuy nhiên, trong

5


cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, khoa học đã đi trước kỹ thuật rất
xa, mở đường cho sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, là nguyên nhân, nguồn
gốc của các tiến bộ kỹ thuật, thâm nhập sâu sắc vào sự phát triển của sức sản
xuất và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là thời
gian ứng dụng khoa học vào phát triển công nghệ và sản xuất càng ngày càng
ngắn: trong khi từ nguyên lý máy ảnh đến chế tạo ra chiếc máy ảnh đầu tiên mất
100 năm, thì quá trình tương tự xảy ra đối với mạch vi điển tử chỉ mất 3 năm và
tia la-de chỉ mất 2 năm. Đồng thời, hiệu quả kinh tế của việc đầu tư vào khoa
học càng lúc càng lớn và lợi nhuận cao hơn so với nhiều lĩnh vực khác.
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật như trên đã
dẫn tới hiện tượng "bùng nổ thông tin", tức là số lượng thông tin, kiến thức khoa
học, tài liệu khoa học và đội ngũ các nhà khoa học đã tăng nhanh một cách đột
biến với tốc độ phát triển gấp nhiều lần so với quá khứ. Vốn kiến thức khoa học
của nhân loại theo ước tính cứ 7 năm tăng gấp đơi, và số nhà khoa học cứ 10
năm thì lại tăng 2 lần. Một nửa số tài liệu khoa học xuất bản của nhân loại (tính
đến cuối thế kỷ XX) được xuất bản trong 15-20 năm cuối cùng của thế kỷ này.
II.

Những thành tựu của cuộc các mạng khoa học kỹ thuật và công

nghệ hiện đại từ năm 1945 đến nay.
1. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật công nghệ hiện đại
sau năm 1945 trên thế giới.
Trong những thập kỷ qua, cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT)
hiện đại đã có vai trị và tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội thế
giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các nước này có nguồn kinh phí lớn và
nhiều điều kiện thuận lợi đầu tư cho nghiên cứu KHKT cũng như ứng dụng kết

quả nghiên cứu vào thực tiễn. Do vậy, các nước phát triển được hưởng lợi nhiều
hơn và ngày càng giàu thêm nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT.
Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT không những góp phần tạo ra
nhiều loại máy móc; thiết bị hiện đại; có nhiều phát minh tác động tích cực đến
6


sự phát triển kinh tế – xã hội, mà còn khơng ít phát minh gây tác động tiêu cực
đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường như: những phát minh ra vũ khí
giết người, các chất hóa học gây ơ nhiễm mơi trường…
a, Cuộc Cách mạng KHKT – cơng nghệ đưa lồi người đến một nền văn
minh mới
Cuộc Cách mạng KHKT đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền
văn minh mới, được gọi với nhiều tên: “Nền văn minh hậu công nghiệp”, “Nền
văn minh truyền tin”. Ở nền văn minh này, con người có thể phát huy cao độ
năng lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi cơ bản
các nhân tố sản xuất và đời sống như: máy móc, thiết bị, cơng nghệ, năng lượng,
nguyên liệu, thông tin, y học, các giống cây trồng, vật nuôi… Nhờ vậy, trong
hơn 60 năm từ sau Thế chiến thứ hai, con người đã tạo ra lượng của cải vật chất
nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.
b, Cuộc Cách mạng KHKT – công nghệ đã làm thay đổi căn bản
phương thức lao động của con người
Nhờ những phát minh, sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, con
người trong các ngành sản xuất được chuyển từ lao động thể lực sang hình thức
lao động có văn hóa và có KHKT. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng
KHKT đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và tự đào tạo, khơng ngừng
nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ KHKT cơng nghệ.
Nguồn lao động có trình độ KHKT và kỹ năng nghề nghiệp cao là nhân tố quan

trọng, quyết định nhất để phát triển nền kinh tế tri thức của các quốc gia.
c, Cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân
Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế
Các ngành thuộc khu vực I bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng
giảm tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic
Production – GDP) ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hiện
7


nay, ở các nước phát triển G8 tỷ lệ lao động trong nơng nghiệp chỉ cịn chiếm từ
1 – 2% tổng số lao động, và giá trị thu nhập của ngành này chỉ còn chiếm từ 1 –
4% GDP.
Các ngành thuộc khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp có xu hướng
tăng nhanh trong tỷ trọng GDP, cơ cấu các ngành ngày càng đa dạng và thay đổi
nhanh. Ở nhiều nước phát triển, những năm 50 phát triển các ngành điện lực,
công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí chế tạo máy, cơng nghiệp hóa dầu;
những năm 60 phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp vũ trụ, hóa chất ;
những năm 70 phát triển cơng nghiệp tự động hóa (người máy), hàng khơng vũ
trụ, dệt sợi nhân tạo; từ năm 1980 đến nay phát triển các ngành tin học viễn
thông, kỹ thuật vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, sử dụng
năng lượng mới, cơng nghiệp hàng khơng vũ trụ…
Các sản phẩm có hàm lượng tri thức và cơng nghệ cao ngày càng có giá trị
và được sản xuất nhiều. Sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, đa dạng theo hướng
tôn trọng con người, tôn trọng môi trường, phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.
Các ngành thuộc khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ có xu hướng phát
triển nhanh, chiếm ưu thế cả về tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong GDP.
Thay đổi hình thức và cơ chế tổ chức sản xuất
Hình thức tổ chức quản lý phân đoạn và cơ chế tổ chức quản lý hai tầng
được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và hoạt động dịch vụ ở
nhiều nước. Bên cạnh việc phát triển các cơng ty xun quốc gia, những cơng ty

có quy mơ lớn, sức cạnh tranh cao; các cơng ty, xí nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ
nhưng có thiết bị máy móc hiện đại được chú trọng phát triển để thích ứng với
năng lực quản lý, sự đổi mới công nghệ và yêu cầu của thị trường.
Từ những năm 80 đến nay, ở hầu hết các nước phát triển và các nước NICs,
những ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều ngun, nhiên liệu và
nhân cơng có xu hướng suy giảm như cơng nghiệp luyện kim, đóng tàu, cơng
nghiệp dệt may. Ngược lại, những ngành công nghiệp mang lại giá trị cao và
mới được phát triển mạnh.
8


Hàm lượng KHKT và công nghệ đầu tư trong các ngành sản xuất tăng
nhanh, song lực lượng lao động trong các ngành này có xu hướng giảm, khối
lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, sự phân công lao động sâu sắc, sự
cạnh tranh thị trường ngay trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia ngày càng
khốc liệt. Sản xuất muốn phát triển cần có các ngành dịch vụ phát triển như:
thương mại, tài chính, ngân hàng, giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng KHKT,
marketing, bảo hiểm, giao thông vận tải, tư vấn, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị
máy móc… Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều
dịch vụ phục vụ con người cũng phát triển theo như: y tế, chăm sóc sức khỏe và
sắc đẹp, văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch…
Cuộc Cách mạng KHKT hiện dại cũng đã làm thay đổi cơ cấu sản phẩm.
Năng lượng, nguyên liệu, vật tư, lao động thể lực và thời gian để tạo ra sản
phẩm có xu hướng giảm. Trong các quá trình sản xuất, các yếu tố tự động hóa,
đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa (giảm thiểu tác động tới mỏi trường), chi phí cho
mơi trường và cho dịch vụ, lao động có KHKT, nghiên cứu và ứng dụng khoa
học công nghệ được tăng cường.
Thay đổi cơ cấu lao động
Trong những thập kỷ gần đây, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách
mạng KHKT nên phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng và mục tiêu

phát triển ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trong các ngành kinh tế, số lượng lao động
thể lực giảm, nhưng lao động có trình độ tri thức khoa học công nghệ và tay
nghề cao lại tăng nhanh. Do tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa trong các
quá trình sản xuất nên tỷ lệ lao động trong các ngành nơng nghiệp và cơng
nghiệp có xu hướng giảm, tỷ lộ lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng.
d, Cuộc Cách mạng KHKT làm thay đổi phân bố sản xuất
Nhờ các phát minh, sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng mới
được sử dụng, nhiều ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao
phát triển đã làm cho nhiều vùng hoang vắng trở thành những trung tâm công

9


nghiệp, kinh tế sầm uất như vùng phía đơng nam Hoa Kỳ, vùng phía đơng nam
nước Pháp, vùng phía tây nam Trung Quốc, vùng phía nam Ấn Độ…
e, Cuộc Cách mạng KHKT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu
Nhờ những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng KHKT trong
sản xuất cũng như đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân
dân ở hầu hết các quốc gia đều tăng, đặc biệt ở những nước phát triển (năm
1950: GDP/người của các nước phát triển đạt 3.840 đôla Mỹ (USD), của các
nước nghèo nhất đạt 165 USD ; năm 1994 : GDP/người các nước phát triển đạt
18.130 USD, của các nước nghèo nhất đạt 300 USD. Mức tiêu thụ các sản phẩm
tính trung bình của 1 người ở Mỹ hiện nay so với đầu thế kỷ XX tăng 6,6 lần.
Đời sống được nâng cao, nhiều-dịch bệnh bị đẩy lùi nên tỷ lệ tử vong trung bình
của cả thế giới đã giảm (năm 1950 là 15%o và hiện nay là 7 – 8%o). Hơn nửa
thế kỷ qua, nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT nên nhìn chung
các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia đều được
nâng cao.
f, Các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau

Cuộc Cách mạng KHKT làm cho các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau
về vốn, nguyên, nhiên liệu, lao động và khoa học cơng nghệ. Vì vậy, đã làm cho
nền kinh tế – xã hội thế giới ngày càng có xu hướng quốc tế hóa và tồn cầu hóa
cao. Một thị trường thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ xã hội khác nhau
đang được hình thành. Các nước tăng cường giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh
vực như: kinh tế, KHKT, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, du lịch, mơi trường…
Ngày càng nhiều tổ chức kinh tế – xã hội với quy mơ khác nhau được thành
lập, hoạt động có hiệu quả làm cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới gắn bó
với nhau chặt chẽ hơn.
g, Hậu quả của Cách mạng KHKT
Bên cạnh những thành tựu to lớn tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã
hội, cuộc Cách mạng KHKT cũng gây nhiều hậu quả đến sự phát triển kinh tế –
10


xã hội, môi trường đối với từng quốc gia cũng như quy mơ trên tồn thế giới.
Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT đã giúp Loài người sản xuất ra
một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, song một lượng lớn tài nguyên bị khai
thác và một khối lượng lớn chất thải được đưa vào môi trường đã dẫn đến các
nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước
sạch, suy giảm sự đa dạng sinh học…
Các loại nguyên, nhiên liệu mà loài người sử dụng ngày càng tăng. Năm
1983 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới ở mức 59 triệu thùng/ngày. Đến năm 2004
nhu cầu về dầu mỏ của thế giới đạt mức 85,5 triệu thùng/ngày, mức tăng hằng
năm là 1,4% (trong khi đó sản lượng cung dầu lửa quý in năm 2004 là 82 triệu
thùng/ngày và quý IV năm 2004 là 83,6 triệu thùng/ngày*). Sản lượng thép của
thế giới trong 10 năm trở lại đây kể từ năm 1994 có mức tãng hằng năm là
3,32%, mỗi năm tăng thêm 50 triệu tấn, Sản lượng thép của thế giới sản xuất
năm 1994 là 725,1 triệu tấn, đến năm 2004 là 1.000 triệu tấn.
Nhu cầu về các loại nguyên, nhiên liệu của toàn cầu tăng nhanh, cầu vượt

quá cung, trong khi các mỏ khống sản ngày càng cạn kiệt, khơng đáp ứng được
nhu cầu sản xuất. Các nhà khoa học dự báo nguồn dầu mỏ của thế giới chỉ có thể
dùng được khoảng 30 – 35 năm nữa. Lồi người phải tính đến việc sử dụng
những nguồn năng lượng mới. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu tăng đã
làm cho giá tất cả các loại nguyên vật liệu đầu vào, giá các dịch vụ, giá cả cảc
mặt hàng đều tãng nhanh. Và kết quả đã làm suy thối nền kinh tế tồn cầu cũng
như từng quốc gia.
Nãm 1973, giá dầu lửa của thế giới tăng 400%, trong khi đó tăng trưởng
kinh tế của thế giới năm 1973 là 6,47% và trong hai năm tiếp theo giảm xuống
chỉ còn 1%.
Từ cuối nãm 2003 đến nay, giá dầu lửa thế giới liên tục tăng, giá 1 thùng từ
25 USD vào tháng 10 năm 2003, ngày 20/7/2005 cao điểm lên tới 72 USD và
tháng 1 năm 2006 là gần 68 USD.

11


Giá thép phế liệu trong năm 2004 tăng 65%, giá quặng sắt tăng trung bình
20% so với năm 2003, giá thép thành phẩm năm 2004 so với năm 2003 tăng 25
– 30% ở thị trường Viễn Đông và 60 – 70 % ở thị trường Mỹ.
Giá các nguyên liệu đầu vào, giá các mặt hàng tăng cao nhưng do nhiều
quốc gia trên thế giới có các biện pháp ứng phó và thực hiện các chiến lược cải
tổ nền kinh tế nên năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn đạt 5%, song
theo các chuyên gia Quỹ Tiển tệ Quốc tế (Intemationnal Monetary Fund – IMF)
mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2005 giảm xuống chỉ đạt 4,3%).
Nhiều phát minh sáng kiến khoa học chưa được kiểm nghiệm và đánh giá
thấu đáo để thấy được những hạn chế đã đưa vào ứng dụng rộng rãi dẫn đến
những tác động tiêu cực lớn tới hiệu quả về kinh tế – xã hội cũng như môi
trường… Như việc ứng dụng những giống mới, những phương pháp độc canh,
chuyên canh của cuộc “Cách mạng Xanh” thực hiện ở Hoa Kỳ, Ân Độ, vùng

Trung Đông của Liên Xõ (cũ)… thời kỳ 1965 – 1970 đã làm bạc màu, hoang
hóa một diện tích lớn đất canh tác của các nước này. Hay việc sử dụng các chất
bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều quốc gia
đã gây ơ nhiễm mơi trường và suy thối tài ngun. Sự cố các nhà máy hóa chất,
vụ nổ các nhà máy điện nguyên tử, việc khai thác và chuyên chở dầu mỏ… cũng
đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…
Các phát minh sáng kiến khoa học còn được áp dụng để sản xuất các loại vũ
khí chiến tranh, đặc biệt là các loại vũ khí hóa học, vũ khí ngun tử nhằm sát
hại con người, gây ô nhièm môi trường.
Những nước phát triển có nhiều vốn, nguồn lực để nghiên cứu và ứng dụng
KHKT. Do vậy, các nước này được hưởng lợi nhiều hơn từ những thành tựu của
cuộc Cách mạng KHKT và ngày càng giàu thêm. Ngược lại, các nước đang phát
triển do khơng có nhiều nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng KHKT nên
kinh tế chậm phát triển và ngày càng nghèo.
Như vậy, cuộc Cách mạng KHKT cịn góp phần làm gia tăng sự chênh lệch
vể trình độ phát triển và khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia và các tầng
12


lớp trên thế giới… Bình quân GDP theo đầu người giữa các nước giàu nhất và
các nước nghèo nhất năm 1950 là 24 lần, nhưng đến năm 2004 lên đến 74 lần.
2. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và công nghệ từ
1945 đến nay tại Việt Nam.
Trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản
Việt Nam luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhiệm
vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ, có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với các
thời kỳ tiếp theo. Công cuộc đổi mới, do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, càng
đặc biệt chú trọng đến việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố: "Mục tiêu
của cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành nước cơng nghiệp

có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, an ninh vững chắc,
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh, xây dựng thành cơng chủ
nghĩa xã hội"
Xuất phát từ tình hình cụ thể của thế giới và trong nước, tuân thủ những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội, cǎn cứ vào Cương lĩnh của Đảng về tiếp tục thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII của Đảng xác định: "Từ nay đến nǎm 2020, ra sức phấn
đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp"
Tổng kết q trình lãnh đạo cách mạng nói chung, việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội nói riêng, đặc biệt là cơng cuộc đổi mới khởi đầu từ nǎm 1986, Đảng ta
đã rút ra một số bài học chủ yếu về giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, về kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về kết
hợp chặt chẽ, hợp lý giữa đổi mới kinh tế và chính trị, về tǎng cường khối đoàn
kết toàn dân và phát huy sức mạnh của cả dân tộc, về tǎng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng, về mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và
13


giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của
thời đại.
Cũng như các lĩnh vực khác, cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá cần
phải quán triệt và thể hiện những quan điểm trên, phù hợp với nội dung và đặc
điểm của mình. Trong các quan điểm trên, cần coi trọng việc kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh của thời đại để nhanh chóng hội nhập vào thế giới, để
tranh thủ tối đa sức mạnh bên ngoài mà vẫn giữ độc lập tự chủ, phát huy được
nội lực. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi mà cuộc cách mạng khoa học,
công nghệ đang diễn ra như vũ bão, tạo những thuận lợi lớn cho cơng cuộc cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá và cũng tạo nên nguy cơ về sự tụt hậu của chúng ta trên

các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu, chính trị, xã hội.
Trong lịch sử thế giới, từ sau cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII đến nay đã
diễn ra nhiều cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học, kỹ thuật và
cuộc cách mạng công nghệ ngày nay. Mỗi cuộc cách mạng này có nội dung, đặc
điểm và nhiệm vụ chính trị cụ thể, phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ lịch sử.
Song, sự phát triển của các cuộc cách mạng này lại có sự kế thừa.
Cuộc cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh vào thế kỷ XVIII, rồi nhanh
chóng lan rộng sang nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ, được hoàn thành vào nửa
sau thế kỷ XIX. Hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp là sự ra đời của nhiều
phát minh, sáng chế, đẩy mạnh sự phát triển sản xuất và hoàn thành việc phân
chia hai giai cấp cơ bản, đối kháng của xã hội tư bản chủ nghĩa: tư sản và vô
sản.
Cuộc Cách mạng kỹ thuật từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX nổi bật
với sự phát triển của nhiều nguồn nǎng lượng và kỹ thuật mới, những thay đổi
trong tổ chức lao động, cơ cấu kinh tế và cuộc sống hàng ngày.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật và
ngày nay là Cách mạng khoa học - công nghệ đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt trên các lĩnh vực mũi nhọn, như nguyên tử, điện tử, điều khiển
học, hoá học, sinh học và chinh phục vũ trụ. Không hiểu biết sâu sắc, đầy đủ sự
14


phát triển của khoa học, công nghệ đang diễn ra thì khơng thể hiểu được tính
chất của thời đại, mà khơng nhận thức đúng nội dung, tính chất của thời đại thì
khơng thể đưa cách mạng đến thắng lợi.
Gần nửa thế kỷ trước đây, Chủ nghĩa Hồ Chí Minh đã nhận thấy sự phát
triển của những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tác động của nó đối với xã hội, tuỳ
theo mục đích sử dụng các thành quả này. Mở đầu "Báo cáo chính trị" tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (1951, trong mục Tình hình thế giới
trong 50 nǎm qua, Người nêu rõ: "Nǎm mươi nǎm vừa qua có những biến đổi

mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ trước cộng lại.
Trong 50 nǎm đó, đã có những phát minh như chiếu bóng, vơ tuyến điện, vơ
tuyến truyền hình (télévision) cho đến sức nguyên tử. Nghĩa là loài người đã tiến
một bước dài trong việc điều khiển sức thiên nhiên. Cũng trong thời kỳ ấy, chủ
nghĩa tư bản từ chỗ tự do cạnh tranh, đã đổi ra độc quyền lũng đoạn, đã tiến lên
chủ nghĩa đế quốc" 3. Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng nội dung và tính chất của
thời đại ở hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau: sự phát triển của lực lượng sản
xuất qua sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và những biến đổi to lớn trên các
mặt chính trị, xã hội (đặc biệt thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga nǎm
1917, và hậu quả của hai cuộc Chiến tranh Thế giới 1914-1919 và 1939-1945).
Sự sáng suốt và đúng đắn trong nhận thức về nội dung và tính chất thời đại của
Hồ Chí Minh là cơ sở cho việc xác định chiến lược, sách lược đấu tranh giải
phóng dân tộc trước đây cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay ở nước
ta.
Vì vậy, khi thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hoá đất nước, chúng ta cần hiểu
rõ thời đại nói chung, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật của thế kỷ XX nói
riêng để có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế.
Cuộc Cách mạng khoa học, công nghệ diễn ra trong thế kỷ XX, đặc biệt từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 đến nay) có những nội dung và tính chất
mà chúng ta cần biết trong khi tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
15


Trước hết, cuộc cách mạng này kế thừa và phát triển những thành tựu to lớn
của cuộc cách mạng kỹ thuật cuối thế kỷ XIX; hơn nữa nhiều phát minh lớn của
thế kỷ XX cũng bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Ví như điện thoại đã được sáng chế
từ nǎm 1876 ngày càng phát triển và cải tiến từ nửa sau thế kỷ XX. Việc phát
hiện và sử dụng nhiều nguồn nǎng lượng với kỹ thuật mới đưa tới những thay
đổi trong tổ chức lao động, cơ cấu kinh tế và cuộc sống hàng ngày. Đây là cơ sở

cho việc phát triển và sử dụng nhiều nguồn nǎng lượng có hiệu quả cao và đầy
triển vọng ở hiện tại và tương lai, như nǎng lượng nguyên tử. Chúng ta cần chú
ý đến việc kế thừa và phát triển này để thực hiện cơng nghiệp hố đất nước.
Thứ hai: Một trong những đặc biệt nổi bật của sự phát triển nhanh chóng của
kỹ thuật thế kỷ XX trên cơ sở kế thừa và phát triển là tốc độ cao của phát minh
khoa học và việc ứng dụng vào sản xuất. Nếu thời gian sáng chế và sử dụng điện
thoại kéo dài đến 56 nǎm (1820-1876) thì tốc độ ngày càng nhanh đối với các
lĩnh vực khác: radio trong 35 nǎm (1867-1902), rađa - 15 nǎm (1925-1940), vơ
tuyến truyền hình - 12 nǎm (1922-1934), bom nguyên tử 6 nǎm (1939-1945),
tǎngsitor - 5 nǎm (1948-1953), ...4. Đây là điều gợi ý cho chúng ta suy nghĩ về
việc đẩy mạnh tốc độ phát triển khi tiếp thu kỹ thuật hiện đại, chứ không thể
dừng ở việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ kỹ thuật; cần phải đi tắt, đón
đường để đuổi kịp và vươn lên trong công nghệ.
Thứ ba: Sự phát triển khoa học, kỹ thuật thế kỷ XX được tiến hành trên tất
cả các lĩnh vực, nhưng tập trung vào một số ngành mũi nhọn có tác động mạnh
mẽ đến nhiều ngành khác. Đó là sinh học, đã gây nên một cuộc cách mạng "thần
kỳ", từ sau cuộc phát hiện cấu trúc phân tử ADN. Đó là kỹ thuật về hạt nhân để
sử dụng nǎng lượng to lớn phát ra từ việc phá vỡ mối liên hệ giữa các êlêctơrôn.
Nếu nǎm 1974, nǎng lượng nguyên tử chỉ mới chiếm 4% nǎng lượng thế giới,
thì ngày nay tỉ lệ ấy đạt tới khoảng 20%. Đó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực
cơng nghệ điện tử, được đánh dấu bằng việc ra đời các máy tính đầu tiên vào
nǎm 1946 và ngày nay đã trải qua mấy thế hệ máy tính. Đó là việc chinh phục
vũ trụ, mở đầu bằng việc Liên Xô (trước đây) phóng vệ tinh nhân tạo của quả
16


đất vào ngày 4-10-1957 và sau đó là những thành tựu to lớn khác: 1961 Gagarin - con người đầu tiên bay vào vũ trị: 1969 - Armstrong (Mỹ) lần đầu tiên
đặt chân lên mặt trǎng, những kết quả trong việc khai thác khơng gian vũ trụ vào
mục đích phục vụ đời sống nhân loại trong thông tin, liên lạc, khí tượng...
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh đến việc phát triển nhanh một

số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế
biến lương thực, thực phẩm, khai thác và chế biến dầu khí, cơng nghiệp điện tử
và cơng nghệ thơng tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu: "Nắm bắt các công
nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
những công nghệ mới trong chế tạo máy... để có thể đi nhanh vào hiện đại ở
những khâu quyết định"
Song việc vươn tới và vươn lên hàng đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ
của thế giới, cũng như các lĩnh vực mũi nhọn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện
của nước ta đòi hỏi phải phấn đấu nhiều và gian khổ.
Thứ tư: Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật trong thế kỷ XX,
nhất là cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện nay là nghiên cứu và phát
triển trở thành hai chìa khóa quan trọng của sự tiến bộ kinh tế xã hội. Điều này
có nghĩa là khoa học và công nghệ gắn chặt với nhau, rút ngắn rất nhiều khoảng
cách về không gian và thời gian từ cơ sở đào tạo đến phịng thí nghiệm và nhà
máy. Việc tǎng trưởng kinh tế quốc dân ở một số nước tư bản phát triển đều do
tác động và kết quả của việc gắn liền nghiên cứu khoa học và sản xuất. Do đó,
nhà nước và các xí nghiệp lớn tư nhân đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào
nghiên cứu khoa học. Ví như, ở Pháp, việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học mỗi
nǎm một tǎng: 1959 - 3 tỷ phơrǎng: 1980 - 51 tỷ phơrǎng, 1990 - gần 150 tỷ
phơrǎng. Các chương trình nghiên cứu đều do Chính phủ trợ cấp một phần, các
xí nghiệp cũng đài thọ phần lớn. Các nhà khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp và chiếm tỷ lệ ngày một đông đảo trong đội ngũ những người sản xuất:
ở Nhật tỷ lệ này là 0,75%, ở Mỹ - 0,65% và ở Pháp - 0,4%

17


Đảng ta rất chú trọng đến việc kế hợp chặt chẽ khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo theo các phương hướng chủ yếu sau:
"Vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh, phát triển và kết hợp chặt chẽ các ngành khoa học xã hội và nhân vǎn,
khoa học tự nhiên và công nghệ... làm chỗ dựa khoa học cho việc triển khai thực
hiện Cương lĩnh, Hiến pháp, xác định phương hướng, bước đi của cơng nghiệp
hố, hiện đại hố, xây dựng pháp luật, các chính sách, kế hoạch và chương trình
kinh

tế

-



hội.

- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học tự nhiên và công nghệ
tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc
phòng - an ninh"
Trên thực tế, việc triển khai nghị quyết của Đảng vẫn còn một khoảng cách
khá lớn giữa khoa học - công nghệ - đào tạo: kinh phí cho nghiên cứu khoa học
chưa đáp ứng được yêu cầu, các xí nghiệp, nhà máy chưa được xác định trách
nhiệm trong việc đóng góp kinh phí cho các cơ sở đào tạo về nghiên cứu khoa
học; việc đào tạo và nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng tốt nhất cho sản xuất...
Thứ nǎm: Khoa học tuy không phải là bộ phận cấu thành của thượng tầng
kiến trúc, nhưng có những yếu tố mang tính chất thượng tầng kiến trúc, tác động
đến sự phát triển hoặc ngǎn cản, hạn chế sự phát triển của bản thân khoa học;
đặc biệt sử dụng các thành tựu nghiên cứu mang tính chất giai cấp rõ rệt. Vì vậy,
khi tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật của cuộc Cách mạng khoa học
công nghệ thế kỷ XX cần phải giữ vững và thể hiện mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, không lệch định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển
khoa học, công nghệ.

Thứ sáu: Xu hướng khu vực hố tồn cầu hố, trong mọi lĩnh của đời sống
xã hội ngày càng gia tǎng. Trong thời đại ngày nay khơng thể có sự phát triển
đơn điệu, đóng cửa mà phải mở rộng mối giao lưu với nhiều nước. Trong nửa
sau thế kỷ XX, việc trao đổi hàng hoá trên thế giới mỗi nǎm một tǎng, trung
18



×