Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

Tác động của khoa học công nghệ hiện đại đến lối sống của người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 167 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HC X HI

Lấ TH THM

Tác động của cách mạng khoa học và
cÔng nghệ đến lối sống của
ngời Việt Nam hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2013


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HC X HI

Lấ TH THM

Tác động của cách mạng khoa học và cÔng nghệ đến
lối sống của ngời Việt Nam hiÖn nay

Chuyên ngành

: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Mã số

: 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS, TSKH LƯƠNG ĐÌNH HẢI

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của
tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TSKH Lương
Đình Hải. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Thắm


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CMKHCN : Cách mạng khoa học và cơng nghệ
CNH, HĐH : Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
CNTT

: Cơng nghệ thơng tin

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo


CN

: Công nghệ

KH

: Khoa học

KH&CN

: KH và CN

KH-KT

: Khoa học - kỹ thuật

KHXH

: Khoa học xã hội

KHTN

: Khoa học tự nhiên

KTCN

: Kỹ thuật công nghệ

LLSX


: Lực lượng sản xuất

QHSX

: Quan hệ sản xuất

VN

: Việt Nam


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, CÁCH
MẠNG KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, LỐI SỐNG

2.1
2.1.1
2.1.2
2.2.
2.2.1
2.2.2.

Khái niệm khoa học, cơng nghệ, cách mạng khoa học và công nghệ
Khái niệm khoa học, công nghệ
Khái niệm CMKHCN, bản chất và đặc điểm của CMKHCN
Lối sống và đặc trưng của lối sống truyền thống VN
Khái niệm lối sống
Những đặc điểm cơ bản của lối sống truyền thống VN


Chương 3: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA CÁCH MẠNG KH&CN ĐẾN LỐI
SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.
3.2.
3.2.1
3.2.2.
3.2.3.
3.3.
3. 3.1
3.3.2.
2.3.3

Những thành tựu tiêu biểu của nền KH&CN VN
Những tác động tích cực của CMKHCN đến lối sống của con người VN
hiện nay
Trên phương diện lao động sản xuất vật chất
Trên phương diện đạo đức, văn hoá tinh thần
Trên các phương diện khác của lối sống
Những tác động tiêu cực của CMKHCN đến lối sống của con người VN
Trên phương diện lao động sản xuất
Trên phương diện đạo đức, văn hoá tinh thần
Trên các phương diện khác của lối sống

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH
CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC MẠNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

4.1.

4.1.1.
4.1.2.
4.2.
4.2.1.
4.2.2
4.3.
4.3.1
4.3.2

Nâng cao dân trí trên cơ sở tạo ra những đột phá trong giáo dục đào tạo
và tin học hố xã hội
Tính tất yếu của giải pháp
Nội dung của giải pháp
Đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng KH&CN vào sản xuất và đời sống
Tính tất yếu của giải pháp
Nội dung của giải pháp
Tăng cường các biện pháp ngăn chặn sự tác động tiêu cực của KH&CN
hiện đại đến lối sống của người VN
Tính tất yếu của giải pháp
Nội dung của giải pháp

KẾT LUẬN CHUNG
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang
1
5
18

18
18
22
37
37
43
55
57
61
64
74
81
91
91
93
104
111
111
111
112
118
118
119
129
129
130
148
153
154
163



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại hôm nay đang tiến vào thiên niên kỷ thứ ba dựa trên nền tảng của cuộc
CMKHCN. Sự phát triển như vũ bão của KH, CN trở thành một trong những đặc điểm lớn
nhất, bao trùm nhất của thời đại ngày nay. Các tiến bộ trong KH&CN đang giúp con người
khám phá và khai thác tự nhiên hiệu quả hơn; đưa con người trở thành chủ thể trong mối
quan hệ với tự nhiên; quyết định tốc độ phát triển của mỗi quốc gia; làm thay đổi căn bản
tính chất nền sản xuất xã hội; từng bước giải phóng con người ra khỏi nền sản xuất trực
tiếp; làm biến đổi sâu sắc cách con người sinh hoạt văn hoá tinh thần,... Những biến đổi đó
khơng dừng ở sự bùng nổ về số lượng, đa dạng về quan hệ mà chứa đựng tính vượt cấp về
chất lượng, hình thành nhiều thói quen mới, nhiều cách thức, kỹ năng sống mới mang đặc
trưng của thời đại.
Sự phát triển mạnh mẽ và tác động sâu rộng của KH&CN đang đặt ra hàng loạt
vấn đề cho nhận thức KH, trở thành chủ đề có tính xun suốt trong các kỳ đại hội triết
học thế giới gần đây. Trên thế giới hiện có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về tác động
của KH&CN nhưng chủ yếu đề cập đến khía cạnh kinh tế, đến cách thức con người tiến
hành sản xuất vật chất, đến những biến đổi về môi trường tự nhiên, mơi trường văn
hố,... Ở VN, q trình đổi mới và hội nhập quốc tế đã tạo động lực và cơ hội thúc đẩy
nền KH&CN phát triển. Sự phát triển và tác động mạnh mẽ của KH&CN cũng thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà KH. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, những
cơng trình đã công bố ở VN chủ yếu bàn về tác động của KH&CN đến sự phát triển
LLSX, đến công cuộc CNH, HĐH đất nước, đến môi trường tự nhiên. Cũng đã có một
số cơng trình bàn về tác động của KH&CN đến đạo đức, lối sống của người VN, nhưng
để có hiểu biết đầy đủ và hệ thống về tác động của KH&CN đến lối sống của người VN
thì khơng thể dừng lại ở những nghiên cứu đó.
Thực tế cho thấy, dưới tác động của KH&CN, lối sống của người VN đang có những
thay đổi lớn lao, tồn diện với cả hai mảng tối sáng đan xen. Những mảng sáng nổi bật là
trình độ dân trí được nâng cao; cách thức lao động, cách thức sinh hoạt văn hoá tinh thần

đang thay đổi theo chiều hướng KH, văn minh. KH&CN cũng đang tạo ra những điều kiện,
tiền đề khách quan cho việc xác lập và định hình những nhân tố cơ bản của một lối sống
công nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó, việc áp dụng những tiến bộ trong KH&CN vào sản xuất
cũng đang đặt ra những thách thức cho người lao động VN, nguy cơ biến con người thành
những cỗ máy lạnh lùng, vô cảm. Một số những tiến bộ trong KH&CN cịn trở thành cơng cụ,


thành phương tiện tiếp tay cho những việc làm phi pháp, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Ví dụ việc lạm dụng hố chất độc hại trong chăn ni và chế biến thức ăn đã tạo ra nhiều loại
thực phẩm bẩn, gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Hay việc dùng kỹ
thuật máy tính đột nhập vào Website các ngân hàng, đánh cắp số thẻ căn cước, thẻ bảo hiểm,
mã số thẻ tín dụng rồi rút tiền của nhiều tổ chức, cá nhân; hay việc lừa gạt khách hàng trong
hoạt động thương mại điện tử, mua bán ngoại tệ, cổ phiếu, đánh bạc, cá độ, làm hồ sơ giả,
bằng giả, chứng chỉ giả, khủng bố, đe doạ tống tiền người khác qua mạng internet, qua điện
thoại,… Báo chí và nhiều nhà nghiên cứu văn hoá, nhà xã hội học thường dùng các thuật ngữ:
“sốc văn hố”, “băng hoại”, “lai căng”,... để diễn đạt tình trạng này. Nguy hại hơn, những diễn
tiến xấu đó đang có xu hướng ngày càng phức tạp hơn.
Từ thực tiễn trên, nghiên cứu để có những hiểu biết tồn diện, sâu sắc về tác động của
KH&CN hiện đại đến lối sống của người VN, để có căn cứ xây dựng các biện pháp nhằm
phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực là một vấn đề cấp
thiết hiện nay cả trên phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn. Xuất phát yêu cầu đó
chúng tơi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động của khoa học công nghệ hiện đại đến lối
sống của người Việt Nam hiện nay”.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Làm rõ những tác động của KH&CN hiện đại đến lối sống của người VN hiện nay,
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực
của KH&CN hiện đại đến lối sống của người Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Làm rõ nội hàm của các khái niệm: “khoa học”, “công nghệ”, “cách mạng khoa học
và cơng nghệ”, “lối sống”.
- Phân tích, khái quát các tác động của KH&CN hiện đại đến lối sống của người VN
hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của KH&CN hiện đại đến lối sống của người Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những tác động, ảnh hưởng của KH&CN, mà thực chất là những thành tựu của
CMKHCN đến lối sống của người VN hiện nay.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khoa học và công nghệ, xét trên cả phương diện lý luận lẫn thực tế lịch sử, có hai
hình thức vận động, phát triển là tiến hố và cách mạng. Sự tiến bộ của KH&CN có lúc
nhanh, lúc chậm, có quy mơ và mức độ khác nhau, nhưng từ cuối thập niên 70 của thế kỷ
XX cho đến nay, KH&CN thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới về chất, mang tính
đột phá và cách mạng. Từ đây, sự phát triển của KH&CN khơng cịn là hai dòng chảy
riêng rẽ mà đã hòa thành một thể thống nhất không thể tách rời. Trong thời đại ngày nay,
hình thức cách mạng trở thành xu hưởng nổi trội, chủ đạo, quyết định tiến trình phát triển
của cả KH và CN. Trong các tài liệu, các diễn dẫn khoa học và hoạt động xã hội nói
chung, những tiến bộ của KH&CN hiện đang được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau
như: “cách mạng khoa ho ̣c - kỹ thuật”, “CMKHCN”, “CMKHCN hiện đại” hay “cách
mạng KH - CN”. Trong luận án này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ:
“CMKHCN”.
Các quốc gia trên thế giới hiện nay đều khẳng định, CMKHCN là một trong những
đặc điểm chủ yếu, căn bản của thời đại ngày nay. Nhiều người còn khẳng định, thời đại
ngày nay là thời đại CMKHCN. Do vậy, khi khảo sát tác động, ảnh hưởng của
KH&CN hiện đại đến lối sống của người VN, luận án tập trung khảo sát tác động,
ảnh hưởng của CMKHCN đến lối sống của người VN từ khi nước ta tiến hành

công cuộc đổi mới (tức từ năm 1986) đến nay. Tuy nhiên, để làm nổi bật những thay
đổi trong lối sống của người VN dưới tác động của CMKHCN, ở một chừng mực nhất
định, luận án cũng khảo sát cả lối sống lẫn KH, CN ở giai đoạn trước đổi mới, nhưng
chỉ với mục đích so sánh, đối chiếu để làm sáng rõ hơn những tác động và ảnh hưởng
của CMKHCN đến lối sống của người VN từ 1986 đến nay.
Ngoài ra, luận án còn đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về KH, CN, CMKHCN,
lối sống và tìm kiếm những giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động
tiêu cực của CMKHCN đến lối sống của con người VN hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý lụân và thực tiễn
- Luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về KHCN, về vai trò của KHCN, về lối sống, bản chất của lối
sống, về những yêu cầu của lối sống VN hiện đại


- Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về KH, CN, CMKHCN, về lối sống
đã được công bố.
- Thực trạng phát triển của CMKHCN cùng những biến đổi trong lối sống của người
VN hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, kết hợp lịch sử và
lơgíc, thống kê kinh tế - xã hội, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia, so sánh, quan
sát, hệ thống hoá, trừu tượng hố, khái qt hố,...
5. Đóng góp của đề tài
- Luận án góp phần hệ thống hố những vấn đề lý luận về đặc điểm, bản chất của
KH, CN,CMKHCN; lối sống, những ưu điểm và hạn chế chủ yếu của lối sống truyền
thống Việt Nam.
- Khái quát những tác động tích cực và tiêu cực của CMKHCN đến lối sống của
người Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những
tác động tiêu cực của CMKHCN đến lối sống của người VN hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương,
12 tiết.


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tác động của CMKHCN đến lối sống của người VN hiện nay là một đề tài lớn mang
tính thời sự, đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà KH trong và ngoài
nước. Qua nghiên cứu nội dung các cơng trình có liên quan đến đề tài này, chúng tôi tập
hợp, khái quát thành những vấn đề cơ bản sau:
1.1. Những vấn đề lý luận về khoa học, công nghệ, cách
mạng khoa học và cơng nghệ
*Ngồi nước. Bàn sâu về KH&CN nhưng ở những khía cạnh như: KH tiến bộ như thế
nào, phải chăng chúng ta đang sống trong thời đại phát triển rực rỡ của KH? CN liệu có thể
vẫn tồn tại và phát triển mà khơng cần KH...? Đó là nội dung cơ bản của cơng trình“Cấu
trúc các cuộc cách mạng” của Thomas Kuhn (Nxb tri thức, Hà Nội, 2008). Với cơng trình
này, Kuhn đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ về lịch sử phát triển, tiến hố của KH. Theo Kuhn,
KH khơng phát triển theo đường thẳng thơng qua việc tích luỹ đều đặn tri thức mới, mà trải
qua những cuộc cách mạng luôn tái diễn, tức là trải qua những bước chuyển “mẫu hình”,
trong đó có sự thay đổi đột ngột về bản chất của cơng việc tìm tịi và phát kiến KH ở một
lĩnh vực riêng, nó có tính đứt đoạn, những bước đứt đoạn này được gọi là “các cuộc cách
mạng KH”. Tuy nhiên, qua lập luận của mình, dường như Kuhn đã gán cho KH quá nhiều
màu sắc chủ quan và phi duy lý, vì vậy có nhiều luận điểm đang gây ra sự tranh cãi khá gay
gắt hiện nay.
Helga Nowotny, Peter Scott và Michael Gibbos trong cơng trình“Tư duy lại KH - Tri
thức và công chúng trong thế kỷ bất định”(Nxb Tri thức trẻ, Hà Nội, 2009) lại nêu lên hàng
loạt vấn đề cần “tư duy lại” về KH như nội dung của bản thân KH, vai trò của KH với tư

cách là một cơ cấu sản xuất tri thức của con người, quan hệ giữa KH với xã hội trong điều
kiện mới của “xã hội phương thức 2”. Những vấn đề mà tác giả nên ra đa phần là những vấn
đề mới, những kiến giải chứa đựng nhiều ý tưởng cần “tư duy lại” khá sâu sắc, song có nhiều
luận điểm cần thêm thời gian để nhận thức và thực tiễn xã hội thẩm định.
Cơng trình “Tìm hiểu về cách mạng khoa học - kỹ thuật”của A.S Gusarov (Nxb KH kỹ
thuật, Hà Nội, 1982) lại đi sâu phân tích đặc điểm cơ bản, nội dung, xu hướng phát triển chủ
yếu của cách mạng khoa học - kỹ thuật, tính hiệu quả của sản xuất trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng trở thành LLSX trực tiếp. Tác giả cũng đã bước đầu chỉ ra sự liên hệ mật
thiết giữa sự phát triển khoa học - kỹ thuật với các quá trình kinh tế - xã hội.


* Trong nước. Phạm Thị Ngọc Trầm trên cơ sở phân tích và khái quát các quan niệm
về KH, CN được phổ biến hiện nay, đã trình bày quan điểm của mình về bản chất, nguồn
gốc hình thành, phát triển của KH, CN, phân tích mối quan hệ giữa KH&CN, tác động của
KH&CN đến môi trường sinh thái, môi trường văn hố và sự phát triển của xã hội trong
cơng trình “KH CN với việc nhận thức biến đổi thế giới và con người - Mấy vấn đề lý luận
và thực tiễn” (Nxb KH xã hội, Hà Nội, 2003).
Ngoài phần trình bày khái niệm KH, CN, đặc trưng, xu hướng phát triển của cuộc
cách mạng KH-KT hiện đại, tác giả Đặng Hữu trong cơng trình“KH và CN với sự phát
triển kinh tế-xã hội” (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989) còn đi sâu phân tích tác động của cuộc
cách mạng KH-KT đối với mơi trường kinh tế thế giới, những khó khăn và thuận lợi của
những nước đi sau như VN trong điều kiện của cuộc cách mạng KH-KT. Những vấn đề lý
luận về KH, CN cịn được trình bày trong một số cơng trình khác như:“CN năm 2000 đưa
con người về đâu” của Đặng Ngọc Dinh (Nxb KH CN, Hà Nội, 1992); “Phương pháp
nghiên cứu KH” của tác giả Đỗ Cơng Tuấn (Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
2003); “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê (Nxb Đà Nẵng, 1997),...
Những vấn đề lý luận về CMKHCN được nghiên cứu và khái qt trong các cơng
trình: “KH và CN thế giới - kinh nghiệm và định hướng chiến lược” Tạ Bá Hưng chủ biên
(Nxb KH kỹ thuật, Hà Nội, 2002); “Nhận thức về thời đại ngày nay” của Vũ Văn Hiền
(Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2010); “Hiện đại hoá xã hội - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” của Lương Việt Hải (Nxb KH xã hội, Hà Nội, 2001) và một số

cơng trình khác. Nhìn chung, dù diễn đạt khác nhau nhưng các cơng trình trên đều cho
rằng: CMKHCN là sự thay đổi căn bản về chất trong tất cả các lĩnh vực KH - CN cũng như
mối quan hệ và chức năng xã hội của chúng, khiến cho cơ cấu và động thái phát triển của
các LLSX cũng thay đổi mạnh mẽ. Ngồi ra, các cơng trình trên cịn khái quát các một số
đặc điểm cơ bản của CMKHCN, xu hướng vận động phát triển của cuộc CMKHCN hiện
nay. Đây là nguồn tài liệu q giúp chúng tơi có cái nhìn sâu sắc và tồn diện về cuộc bản
chất, đặc điểm của cuộc CMKHCN hiện nay.
Bàn về CMKHCN nhưng chủ yếu dưới dạng các thành tựu mà cuộc CMKHCN đã
đạt được có các cơng trình tiêu biểu sau:“CN tiên tiến và CN cao với tiến trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố ở VN” của Phạm Xn Dũng (Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội 2010); “Phát triển CN hỗ trợ ở VN: lý thuyết, thực tiễn và chính sách”của
Lê Thế Giới (Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2010); “Hành Trang tri thức
thế kỷ XXI” (Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội 2003); “KH và CN VN - Những sắc màu tiềm


năng” (Nxb Thanh Niên, Hà nội 2000),... Các cơng trình trên dù trình bày ở mức nơng sâu
khác nhau song về cơ bản đều thống nhất cho rằng: CNTT, CN sinh học, CN vật liệu mới,
CN nanô, CN năng lượng mới là những thành tựu vĩ đại mà CMKHCN đã tạo ra cho nhân
loại. Những thành tựu này đang đưa nhân loại tiến lên những thang mới của nền văn minh
tri thức.
Bàn sâu về những thành tựu mà nền KH&CN VN đã đạt được trong thời gian gần
đây có cơng trình: “Các cơng trình và sản phẩm được giải thưởng sáng tạo KH&CN”
(Bộ KH&CN, Hà Nội, 2007). Cuốn sách trình bày một cách khái qt các cơng trình
KH, CN đã giành được giải thưởng sáng tạo về KH&CN VN hiện đang được ứng dụng
rộng rãi ở nước ta, đang trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội VN phát triển. Cơng trình
này cũng cho thấy bước tiến lớn của nền KH&CN VN.
Cũng tổng kết và khái quát những kết quả mà nền KH&CN VN đã đạt nhưng trên tất
cả các lĩnh vực: KH xã hội và nhân văn, KH cơ bản bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết và
nghiên cứu ứng dụng, nguồn nhân lực KH&CN, các tổ chức và hoạt động của các tổ chức
KH&CN,... có các cơng trình: “Một số kết quả điều tra tiềm lực KH CN của các đơn vị

KH CN thuộc bộ, ngành trung ương” (Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996); “KH và CN VN năm
2001” (Bộ KH và CN, Hà Nội, 2002); “KH và CN VN năm 2003” (Bộ KH và CN, Hà
Nội, 2004); “KH và CN VN năm 2005” (Bộ KH và CN, Hà Nội, 2006),... Ngồi ra, những
cơng trình trên cịn gợi mở viễn cảnh phát triển của KH&CN VN trong những năm tiếp
theo. Những số liệu về sự phát triển của KH&CN VN còn được đăng tải trên các Website
của Bộ KH&CN, của các sở KH&CN trên phạm vi cả nước. Đây là nguồn tài liệu tin cậy
về thực trạng và tiềm lực của nền KH&CN VN hiện nay.
Nghiên cứu về thực trạng KH&CN VN nhưng lại trên phương diện thị trường - nơi
diễn ra hoạt động trao đổi hàng hoá KH&CN, sử dụng dịch vụ KH&CN, chuyển nhượng
quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hố KH&CN có các cơng trình:“Phát triển thị trường
KH-CN VN” của Phạm Văn Dũng (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010); “Xây dựng,
phát triển thị trường KH&CN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” của Hồ
Đức Việt (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010),... Ngồi ra, các cơng trình trên cịn khái
qt những chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thị trường KH&CN VN trong
thời gian qua; đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH&CN VN, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao KH&CN.
Nhìn chung, những cơng trình trên đã từng bước làm sáng tỏ nội hàm và ngoại diên
của khái niệm KH, CN, CMKHCN; khái quát những thành tựu tiêu biểu và xu hướng vận


động, phát triển của cuộc CMKHCN, giúp chúng tơi có những hình dung tổng thể về cuộc
CMKHCN.
1.2. Những vấn đề lý luận về lối sống
Xoay quanh vấn đề lý luận về lối sống có khá nhiều cơng trình đề cập đến, tiêu biểu
có các cơng trình sau: “Lối sống dân tộc - hiện đại: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Đỗ Huy (Nxb Văn hố - Thơng tin & Viện Văn hố, Hà Nội 2008). Trong cơng trình này,
ngồi trình bày khái niệm lối sống, phân biệt lối sống với nếp sống, mức sống, lẽ sống, chất
lượng sống, tác giả cịn tập trung phân tích và làm sáng tỏ bản chất xã hội của lối sống, nêu
lên những yêu cầu của lối sống dân tộc - hiện đại,... Cơng trình “Một số vấn đề về lối sống
đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” của Huỳnh Khái Vinh (Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,

2001), trước khi bàn về thực trạng đạo đức, lối sống và sự biến đổi về giá trị, chuẩn giá trị
của người VN hiện nay, tác giả cũng trình bày quan điểm của mình về lối sống. Ngồi ra,
tác giả cịn đi sâu phân tích mối quan hệ giữa lối sống, đạo đức với phát triển văn hoá và
con người; sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội đến lối sống, đạo đức,
chuẩn giá trị xã hội, đề xuất giải pháp xây dựng đạo đức, lối sống, chuẩn giá trị xã hội
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Ngoài những cơng trình trên, khái niệm lối sống cịn được bàn đến trong nhiều cơng
trình khác như: “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phịng, chống suy thối tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” của Vũ Văn Phúc và Ngơ Văn Thạo (Nxb Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2011); “Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế tồn cầu
hố” của Thanh Lê (Nxb KH xã hội, Hà Nội, 2001); “Bàn về văn hiến Việt” của Vũ khiêu
(Nxb KH xã hội, Hà nội, 1996); “Về lối sống mới của chúng ta” của Phong Châu và
Nguyến Trọng Thụ (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983); “Bàn về lối sống và nếp sống chủ nghĩa xã
hội” của Trần Thủ Độ (chủ biên) (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1985) và trong nhiều bài báo KH ở
nhiều tạp chí chuyên ngành và trên mạng internet. Ví dụ, Tạp chí KH Đại học quốc gia Hà
Nội, số 23 năm 2007 có bài của Phạm Hồng Tung“Nghiên cứu về lối sống - Một số vấn đề
về khái niệm và cách tiếp cận. Tạp chí Triết học, số 12 năm 2003 có bài Lối sống của người
VN dưới tác động của tồn cầu hố hiện nay của Nguyễn Văn Hun,...
Nhìn chung, khái niệm lối sống đã được nghiên cứu và khái quát ở nhiều góc tiếp cận
khác nhau, nhờ đó chúng tơi có cái nhìn đa chiều, tồn diện về lối sống. Những cơng trình trên
đã cung cấp cơ sở lý luận để chúng tơi tìm hiểu và khái qt lối sống của người VN.
1.3. Lối sống Việt Nam


Để có cơ sở so sánh sự thay đổi trong lối sống của người VN hiện nay dưới tác của
cách CMKHCN, chúng tơi đi sâu tìm hiểu về lối sống VN bao gồm cả truyền thống và hiện
đại. Về mảng vấn đề này cũng đã được nhiều học giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác
nhau, tiêu biểu có cơng trình sau: “Xây dựng lối sống ở VN hiện nay từ góc độ văn hố
truyền thống dân tộc” của Võ Văn Thắng (Nxb Văn hố Thơng tin và Viện Văn hố, Hà
Nội, 2006). Trong cơng trình này, ngồi phần trình bày lý luận về lối sống, tác giả còn khái

quát những ưu điểm và hạn chế của cả lối sống truyền thống và lối sống đương đại của
người VN; đề xuất các giải pháp xây dựng lối sống VN trong điều kiện kinh tế thị trường
và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơng trình“Lối sống trong đời sống đơ thị hiện nay”
của Lê Như Hoa (Nxb Văn hố - Thông tin, Hà Nội, 1993) lại tập trung khái quát những
biểu hiện đặc thù của lối sống, nếp sống ở các đô thị VN trong thời kỳ đầu của cơng cuộc
đổi mới đất nước. Cơng trình cịn chỉ rõ những biểu hiện tiêu cực đang tồn tại trong lối
sống của đơ thị VN như tính thực dụng, tính tiểu nông và sự “tiêu dùng” không chọn lọc
các giá trị văn hố, thẩm mỹ. Những biểu hiện này đang góp phần “nhuộm đen” lối sống
của một bộ phận người dân ở các đơ thị VN. Cơng trình“Các giá trị truyền thống và con
người VN hiện nay” Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang chủ biên ( Tập II, Hà Nội, 1996).
Trong cơng trình này, tập thể các nhà KH đã đi sâu nghiên cứu và khái quát những giá trị
truyền thống tiêu biểu của người VN, chỉ ra những mặt hạn chế và tiêu cực trong di sản
truyền thống của dân tộc và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của xã hội ta. Cơng trình
“Người Việt phẩm chất & thói hư - tật xấu” (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2010) tập hợp
nhiều bài viết của các nhà văn, nhà báo và nhiều trí thức về các thói hư tật xấu của người
VN hiện nay. Các thói hư tật xấu của người VN theo tác giả Võ Ngọc Phan là xuề xồ, tạm
bợ, khơng quan tâm nhiều đến tích luỹ để đầu tư phát triển kinh tế; tác giả Đinh Anh Tuấn
cho là “giậu đổ bìm leo”; tác giả Nguyễn Đức Hồng lại quan niệm đó là q luỵ
tình“trăm cái lý khơng bằng tý cái tình” cịn với Đinh thế Hưng là thiếu ý thức pháp luật,...
Qua góc nhìn của họ, lối sống của người Việt quả là đang có nhiều hạn chế, lệch lạc cần
được khắc phục và cải tạo triệt để. Cơng trình “Văn hố đạo đức ở nước ta hiện nay - Vấn
đề và giải pháp” của Lê Q Đức và Hồng Chí Bảo (Nxb Văn hố - Thơng tin & Viện
Văn hố, Hà Nội 2007) lại đi sâu mô tả những biểu hiện tiêu cực trong văn hoá đạo đức
của xã hội VN đương đại. Đó là sự lên ngơi của chủ nghĩa cá nhân; lối sống vị kỷ và sự suy
giảm nhân tính trong quan niệm sống và lối sống của nhiều người Việt. Đó là sự xuống cấp
của ý thức về bổn phận và trách nhiệm cá nhân trước cộng đồng, sự thịnh hành của lối


sống hưởng lạc, suy đồi, lười biếng lao động, buông thả, làm giàu bất chính với những
đồng tiền nhơ bẩn.

Cũng đề cập đến thực trạng lối sống nhưng tập trung vào lối sống thanh niên VN
trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế là nội dung của công trình “Thanh niên và lối
sống của thanh niên VN trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” của Phạm Hồng
Tung (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) Trong cơng trình này, tác giả đi sâu phân tích
thực trạng lối sống thanh niên hiện nay trên cả mặt tích cực và tiêu cực, bước đầu chỉ ra tác
động của CNTT, nhất là các trò gameonline, những trang web, những hình ảnh đầy tính
bạo lực, kích dục trên internet đến lối sống của thanh niên VN hiện nay. Một số nội dung
trong cơng trình này đã được chúng tơi kế thừa và sử dụng làm tư liệu trong quá trình viết
luận án.
Cơng trình “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người VN hiện nay - Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2011) ngoài phần trình bày lý luận về lối sống, các tác giả cịn đi sâu phân tích đặc điểm tư
duy và lối sống của người VN trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay trên các phương
diện: lao động sản xuất, hoạt động chính trị, sinh hoạt văn hố, phong tục tập quán; phân
tích tác động của các chính sách, thể chế xã hội, thể chế kinh tế thị trường, q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đến tư duy, lối sống mới của người VN; đề xuất những phương
hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tư duy và lối sống của người VN trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập quốc tế.
Nhìn chung, những cơng trình trên đã phân tích, mổ xẻ nhiều chiều lối sống của người
Việt, khái quát được những mặt mạnh, mặt yếu trong lối sống của người Việt xưa và nay.
Nguồn tài liệu này giúp chúng tơi có cái nhìn tồn diện về thực trạng lối sống của người
VN cả truyền thống và đương đại.
1.4. Tác đ ộng c ủa cách m ạng khoa h ọc và công ngh ệ
đến l ối sống c ủa con ng ười
* Ngoài nước: Tác động của CMKHCN đến lối sống con người nói riêng, đến đời
sống xã hội nói chung, đang là một trong những vấn đề có tính thời sự trên các diễn đàn
triết học thế giới. Dưới đây là một số cơng trình tiêu biểu:
Alvin Toffler có các tác phẩm:“Cú sốc tương lai” (1970), “Làn sóng thứ ba”
(1980), “Thăng trầm quyền lực”(1990) , “Tạo dựng một nền văn minh mới- Chính trị
của làn sóng thứ ba” (1993 - viết chung với vợ là Heidi Toffler) và một số tác phẩm

khác. Trong các tác phẩm này, Alvin Toffler đã bước đầu phân tích và khái quát những


tác động của KH, CN đến đời sống tâm lý con người, gây nên những “cú sốc tương lai”,
những “phản ứng mới lạ”, bẻ gãy mơ hình gia đình truyền thống,... Những tiến bộ trong
KH&CN được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đang làm thay đổi môi trường làm việc,
tính chất cơng việc, tác phong lao động của con người, làm thay đổi cách con người thiết
lập và duy trì quan hệ xã hội, thiết lập một dạng quyền lực mới trong xã hội,... Những
khái quát của tác giả đã gợi mở nhiều nội dung có cùng hướng nghiên cứu với luận án,
làm cơ sở cho chúng tôi tiếp cận nghiên cứu tác động của CMKHCN đến lối sống của
người VN hiện nay.
Thomas L.Friedman được biết đến nhiều với tư cách là một chun gia về tồn cầu
hố. Trong các cơng trình:“Chiếc Lexus và cây Ơliu” (Nxb KH xã hội, Hà nội, 2005) và
“Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế kỷ XXI” (Nxb Trẻ, Hà nội, 2006) Friedman đã
chuyển tải một thơng điệp quan trọng: Tồn cầu hố là một hiện tượng khách quan, phổ
biến, khơng thể cưỡng lại của tất cả các quốc gia, dân tộc. Trên cơ sở tổng kết thực tiến,
tác giả cho rằng, có mười nhân tố làm “phẳng thế giới”, trong đó, CNTT được xem là một
trong những nhân tố cơ bản nhất. CNTT đang làm thay đổi sâu sắc cách thức con người lao
động, tìm kiếm thơng tin, nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia các sinh hoạt văn hoá tinh thần
khác. Thậm chí, CNTT cịn ảnh hưởng sâu sắc đến cả nền chính trị của một quốc gia,...
Trong những cơng trình của mình, Thomas Friedman cịn đưa ra những phỏng đoán tương
lai thế kỷ 21- thế kỷ của CN hiện đại, thế kỷ của tồn cầu hố.
Andre Bourguinon trong cơng trình “Con người khơng thể đốn trước -lịch sử tự
nhiên của con người”(NXB KH xã hội, Hà Nội, 1997) với cách tiếp cận sinh học - văn hoá,
tác giả đã đem lại những hiểu biết, những lý giải lý thú về những vấn đề quen thuộc. Ngồi
phần trình bày về lịch sử phát triển của con người, tác giả còn mô phỏng tương lai và cảnh
báo những hậu quả không mong muốn đến với con người hiện đại dưới tác động của CN
hiện đại. “Việc ngày càng nắm được những kỹ thuật, CN di truyền và sinh đẻ nhân tạo
đang làm cho người ta lo sợ về những nguy hiểm khác mà khơng ai có thể tiên đốn được...
Nó cho phép những người tàn phế và kém năng lực đủ mọi loại vẫn sinh đẻ, cũng như làm

cho những chứng bệnh di truyền tăng lên. Như vậy sự tăng lên thêm tần số của những gen
nguy hại sẽ đè nặng lên “gánh nặng di truyền” của loài... làm giảm đi sức đề kháng và
những khả năng thích nghi của con người”[5, tr.478-479]. Cách tiếp cận này của tác giả
cho thấy tính hai mặt của việc sử dụng KH&CN hiện đại kể cả vào những mục đích nhân
văn.


Paul Kennedy trong cơng trình “Chuẩn bị cho thế kỷ 21” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995) đã bàn về các xu thế tồn cầu hố, về những nhân tố tác động đến sự phát triển
của các quốc gia, khu vực trên thế giới. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến sự tác động của
KH&CN đến đời sống xã hội. Tác giả cho rằng, KH&CN hiện đại đang tạo ra những thay
đổi lớn lao theo cả hai hướng: cơ hội và thách thức. Tác giả còn cung cấp những số liệu, tư
liệu cụ thể về mối quan hệ con người – cách mạng KH và CN.
Cơng trình“Trở lại với con người” (Nxb KH xã hội, Hà Nội, 2003) là tập hợp các
nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài về con người. Kuturjov Vladimir Aleksandrovich
trong bài “Con người thế kỷ XXI: Bản tính đang mất dần” cho rằng, con người trong xã hội
công nghiệp hiện đại sẽ buộc phải trở thành con người hành động, “hành động duy lý có
mục đích trên phương diện hành vi của cá nhân... Con người ấy là “kẻ vị kỷ thông minh”,
đối với y, mọi cảm xúc trong giao tiếp đều mất đi những giá trị vốn có của nó. Hoạt động
đời sống của y nghèo dần đi và đơn giản hoá chỉ cịn là hành động”[158, tr.146-147].
Những cơng trình trên cho thấy sự tác động có tính hai mặt của CMKHCN đến đời
sống xã hội và lối sống con người sâu sắc như thế nào. Những cơng trình trên là kết quả
khái quát những biến đổi về lối sống chủ yếu của xã hội Phương Tây song đã gợi mở nhiều
vấn đề có cùng hướng nghiên cứu với luận án, là cơ sở để chúng tôi tiếp cận, nghiên cứu
tác động của CMKHCN đến lối sống của người VN hiện nay.
* Trong nước: Nghiên cứu về tác động của CMKHCN đến đời sống xã hội nói chung,
lối sống của người VN nói riêng cũng đã được bàn đến ở một số công trình, tiêu biểu có
các cơng trình sau:
“Chiến lược cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và CMKHCN” của Nguyễn
Văn Hường và các cộng sự (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996) đã chỉ ra rằng: cách

mạng CN đang làm biến đổi sâu sắc bộ mặt văn hoá của xã hội VN. “CN hiện đại, đặc biệt
là kỹ thuật điện tử và tin học đang có cống hiến to lớn vào việc cải thiện điều kiện làm
việc, hợp lý hoá lối sống, nâng cao năng lực tư duy của con người. Tuy nhiên, kỹ thuật
điện tử và tin học cũng có khả năng làm tha hố con người nếu không quan tâm giải quyết
tốt các mối quan hệ” [22, tr.55]. Cơng trình “Khoa học và cơng nghệ với sự phát triển
kinh tế - xã hội” của Đặng Hữu (Nxb Sự thật, Hà nội, 1998) thì cho rằng: KH - KT đã cấu
trúc lại nền kinh tế thế giới, quốc tế hoá đời sống kinh tế, tạo ra những thay đổi sâu sắc
trong tư duy chính trị và chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia. KH - kỹ thuật cũng đang
tạo ra nhiều thách thức cho những nước đi sau như tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa
các nước phát triển với các nước đang phát triển bao gồm khoảng cách về mức sống, về thu


nhập, về trình độ KH, CN, về trình độ quản lý kinh tế-xã hội. Cơng trình“CN năm 2000
đưa con người về đâu?” của Đặng Ngọc Dinh (Nxb KH CN, Hà Nội, 1992) lại đi sâu phân
tích tác động của các tiến bộ trong CN đến đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Theo
tác giả, CN hiện đại như CN vi điện tử - tin học - viễn thông - rôbốt; vật liệu mới sợi thuỷ
tinh - tia laser; sinh học di truyền,... đang là chìa khố thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo lập
bộ mặt hoàn toàn mới lạ cho cuộc sống con người. “Từ sự rạn vỡ của nền văn minh CN
với những căn bệnh rối loạn chức năng kỳ dị, con người đang đi về chân trời năm 2000 để
làm chủ một nền văn minh mới, một xã hội phát triển nhanh dựa trên nền CN vi mơ nhưng
hùng hậu, ở đó con người hướng tới một cuộc sống giàu sang và đạo đức”[41, tr.4]. Cơng
trình “KH CN với việc nhận thức biến đổi thế giới và con người - Mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn” của Phạm Thị Ngọc Trầm (Nxb KH xã hội, Hà Nội, 2003) cho rằng, một số
những thành tựu của CN hiện đại đang làm thay đổi sâu sắc tự nhiên, xã hội và chính con
người. Ví như với khả năng của CN sinh học, việc “sản xuất” ra con người bằng con
đường nhân tạo là việc trong tầm tay. Từ đó tác giả nghiêm túc đặt ra vấn đề: cuộc sống
của những đứa trẻ được sinh ra bằng CN thụ tinh trong ống nghiệm, CN nhân bản ấy sẽ thế
nào, liệu chúng có hạnh phúc, chúng có được cuộc sống đầy đủ ý nghĩa như một con người
khơng? liệu chúng có biến thành cái máy bằng xương bằng thịt, biết đi, biết nói, biết làm
việc theo mệnh lệnh không? Những vấn đề tác giả đặt ra là một sự cảnh báo con người hãy

cẩn trọng với chính những thành tựu kiệt xuất của KH&CN.
Cơng trình “Hiện đại hoá xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Lương
Việt Hải (Nxb KH xã hội, Hà Nội 2001), ngoài phần khái quát những đặc điểm của cách
mạng KH-KT, phân tích những tác động của cách mạng KH-KT đến q trình hiện đại hố
nền tảng vật chất của xã hội, hiện đại hoá đời sống tinh thần; đến sự hình thành xã hội tri
thức, vai trị của thông tin trong xã hội tri thức, tác giả cịn đi sâu phân tích tác động của
KH&CN hiện đại đến cách thức con người lao động sản xuất, đến lãnh địa văn hố, gia
đình, đến hoạt động của các đảng phái chính trị, đến nền dân chủ trong xã hội,... Cơng
trình“Hành trang tri thức trẻ” (gồm 4 tập, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội, 2003) đã
bước đầu khái quát những tác động tích cực của các loại CN cao như CNTT, CN sinh học,
CN vật liệu mới, CN nanô đến sự phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, chăm sóc sức
khoẻ cá nhân; đến sự phát triển của giao thông vận tải, mở ra lãnh địa phát triển bao la trên
biển. Cơng trình này cịn dự báo, trong thế kỷ XXI, ngoài CNTT, CN sinh học, CN vật liệu
mới, nhân loại còn chứng kiến sự phát triển thần kỳ của CN laser, kỹ thuật xanh (kỹ thuật,
CN phục vụ việc bảo vệ môi trường), kỹ thuật tiết kiệm năng lượng, kỹ thuật người máy,...


Cơng trình cịn cảnh báo những thảm hoạ mà nhân loại sẽ phải đối mặt đến từ chính những
tiến bộ trong KH&CN hiện đại như thảm hoạ từ các loại vũ khí CN cao, thảm hoạ về mơi
trường do các loại sinh vật bị săn bắt đến tuyệt chủng, rừng bị khai thác đến cạn kiệt, đất
đai bị sa mạc hố, rác thải cơng nghiệp ngập trời,...
Những mặt trái, những vấn đề khơng mong muốn nảy sinh từ chính những thành tựu
kiệt xuất của KH, CN còn được bàn đến khá sâu trong các cơng trình: “Những vấn đề xã
hội, đạo đức và pháp luật của công nghệ sinh học” của tác giả Nguyễn Văn Mùi (Nxb KH
và kỹ thuật, Hà Nội, 2006); “Tiến bộ khoa học nhìn phía trái” của Đoàn Xuân Mượu (Nxb
KH xã hội, (1996); “Một số vấn đề xã hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường ở VN” Hà Huy Thành (chủ biên) (Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2001). Đó là các vấn đề: sở hữu trí tuệ, an tồn sinh học, an tồn thực phẩm, sinh
vật biến đổi gen, nhân bản vơ tính, tế bào gốc,... và tác động của chúng đến sức khoẻ của
con người, đến khía cạnh đạo đức, pháp luật, mơi trường sinh thái. Vấn đề vũ khí nguyên

tử- sức huỷ diệt và tác động lâu dài của nó đến sức khoẻ, nòi giống, tâm lý của con người;
hậu quả của những kỹ thuật tên lửa đến môi trường trái đất, gây ô nhiễm khoảng không vũ
trụ từ nhiên liệu phế thải của tên lửa,... Theo Đoàn Xuân Mượu, KH&CN hiện đại, “một
mặt làm tăng nhanh năng suất lao động, tăng của cải vật chất xã hội, mở rộng quy mô sản
xuất, chinh phục vũ trụ... Mặt khác, không một ngành KH nào trong thời đại ngày nay lại
không đặt ra vấn đề đạo đức đáng bàn cãi. Chính những thành tựu kiệt xuất của KH CN lại
đe doạ sự tồn tại của con người” [113, tr.24]. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề phát triển và ứng
dụng KH, CN phải đi đôi với vấn đề đạo đức. “Vấn đề lớn nhất lúc này là phải coi sự
thống nhất của nghiên cứu KH và lý tưởng nhân văn là nguyên tắc cơ bản mà theo đó KH
chân chính phải phục vụ cho sự phát triển tự do và toàn diện của con người, cho lợi ích con
người”[110, tr.22].
Cũng bàn về tác động của CMKHCN đến xã hội nhưng chủ yếu đi sâu về tác động
của CNTT đến sự phát triển xã hội nói chung và lối sống nói riêng có các cơng trình:
“Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức” của Nguyễn Văn Dân (Nxb KH xã hội, Hà
Nội, 2009); “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2008); “CNTT và con người” của Hồng Minh và nhóm cộng sự (Nxb Văn hố thơng
tin, Hà Nội, 2005); “KH CN thơng tin” của Vũ Đình Cự (Nxb KH kỹ thuật, Hà Nội, 2007).
Trong những cơng trình này, các nhà KH đều khẳng định: CNTT là chìa khố, là trụ cột
trong q trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình xây dựng nền
kinh tế tri thức, xây dựng nền văn hoá, lối sống VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Ngồi ra, các cơng trình trên cịn đề cập đến những thách thức mà cuộc cách mạng thông
tin đặt ra như vấn đề quản trị mạng; vấn đề bảo vệ mơi trường văn hố “thời đại thơng tin,
mơi trường văn hố của thế giới nói chung đang bị ơ nhiễm hơn bao giờ hết, đặc biệt là ô
nhiễm trong thế giới ảo và xuất phát từ thế giới ảo sang thế giới thực”[39, tr.56]; vấn đề sở
hữu trí tuệ; thách thức về sự cách biệt số và cách biệt tri thức; thách thức về đa dạng văn
hoá trong xã hội và nhiều vấn đề khác. Có thể nói các cơng trình trên đã bước đầu “nhận
diện” ra những cơ hội, những thách thức, những bất cập mà CN thông tin đem đến cho con
người trong xã hội hiện đại.

Nghiên cứu về KH&CN nghệ VN nhưng trên phương diện thị trường, tức là không
gian (thực hoặc ảo), nơi diễn ra hoạt động trao đổi hàng hoá KH&CN, sử dụng dịch vụ
KH&CN, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hố KH&CN là nội dung cơ
bản của các cơng trình: “Xây dựng, phát triển thị trường KH&CN trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN”(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010) của Hồ Đức Việt,
“Phát triển thị trường khoa học - cơng nghệ VN” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010)
của Phạm Văn Dũng. Ngoài ra, trong các cơng trình này, các tác giả cịn trình bày các
chính sách phát triển thị trường KH - CN ở VN ở một số nước như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đức; phân tích vai trị của thị trường KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và sự phát triển KH&CN nói riêng; khái quát những nhân tố ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển của thị trường KH&CN VN hiện nay, đề xuất các giải pháp thúc
đẩy thị trường KH&CN VN phát triển.
Làm thế nào để phát triển KH&CN VN là nội dung của cơng trình“Kinh nghiệm của
một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng
đội ngũ trí thức” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010). Trong cơng trình này, tập thể các
nhà KH của Viện KH giáo dục, ngoài việc nêu bật những thành tựu của KH giáo dục thế
giới, kinh nghiệm phát triển GD&ĐT, KH và CN gắn với xây dựng đội ngũ trí thức của
một số nước như Mỹ, Nhật, Nga, Trung quốc,... còn rút ra những bài học, đề xuất các giải
pháp xây dựng đội ngũ trí thức ở VN hiện nay.
Cơng trình “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở VN” của Bùi Thị Ngọc Lan
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) ngồi phần trình bày về khái niệm trí tuệ và nguồn
lực trí tuệ, tác giả cịn phân tích vai trị của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội VN trong điều kiện hiện nay; đặc điểm, thực trạng và xu hướng phát triển của nguồn
lực trí tuệ VN trong thời gian tới; những phương hướng và giải pháp chủ yếu phát huy
nguồn lực trí tuệ VN trong cơng cuộc đổi mới và thời đại CMKHCN.


Ở địa chỉ mạng www http:// tiasang.com.vn có bài: “CN có làm con người cơ đơn
hơn?”. Bài viết này thực chất là sự giới thiệu về cuốn sách “Cùng nhau cô độc” của Sherry
Turkle - nhà nghiên cứu về sự tương tác của con người với máy tính và trí tuệ nhân tạo.
Theo Sherry Turkle, CN đang làm con người cơ đơn hơn vì CN hiện đại làm cho con người

khơng có thời gian để chiêm nghiệm sự cơ đơn. Và một trong những điều quan trọng mà
chúng ta đang mất là khả năng cảm thấy sự cô đơn theo cách được hồi sinh. Nếu bạn
không biết cách cô đơn, bạn sẽ mãi cô đơn. Cách lập luận này cho chúng ta một cách tiếp
cận mới về sự cô đơn trong thời đại CNTT.
Ngoài ra, tác động của CMKHCN đến đời sống xã hội còn được đề cấp đến ở nhiều
bài viết đăng trên các tập san, kỷ yếu, tạp chí KH khác. Tiêu biểu có các bài:“Kinh tế tri
thức và mục tiêu CNH, HĐH của VN trong tầm nhìn 2020” của tác giả Đặng Ngọc Dinh
(Kỷ yếu hội thảo KH cấp nhà nước, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
2002); “Cách mạng thơng tin thay đổi chúng ta như thế nào” của tác giả Minh Bùi (Báo
Người Hà Nội tháng 5 năm 2000); “Cách mạng KH-CN đối với sự phát triển của thế giới”
của Phạm Thị Ngọc Trầm (Tạp chí Cộng sản số 71 năm 2004); “Tác động của cuộc cách
mạng trong CNTT đến LLSX nhìn từ góc độ triết học” cuả Nguyễn Thị Lan Hương (Tạp
chí Triết học số 9 năm 2006); “Phát triển KH CN thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế” của Hồ Sỹ Tiếu (Tạp chí Cộng sản số tháng 4 năm 2007); “Những tác động xã hội tới
sự biến đổi lối sống của người VN” của Nguyễn Thị Phương Lan (Tạp chí Giáo dục lý
luận, số 4 năm 2010),... Nhìn chung, những bài viết này, ở mức độ khác nhau song đều
khẳng địng sự tác động mạnh mẽ của CMKHCN đến sự phát triển kinh tế - xã hội VN.
Tác động của CMKHCN đến đời sống xã hội VN, đến môi trường sống, đến lối sống
của người VN còn được được nghiên cứu ở một số luận văn, luận án tiến sỹ triết học, tiêu
biểu có các luận án, luận văn sau: Quan hệ giữa cách mạng KHCN hiện đại với con người
VN (Luận án tiến sỹ triết học) của Nguyễn Thái Sơn; Phân tích về mặt tâm lý học lối sống
của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Luận án tiến sỹ triết học)
của Nguyễn Ánh Hồng; Tìm hiểu lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh qua việc
sử dụng thời gian rỗi trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sỹ triết học) của Nguyễn Thị
Hằng,...
Nhìn chung, những cơng trình trên nghiên cứu và khái qt tác động của CMKHCN
nhưng chủ yếu đến quá trình CNH, HĐH xã hội, đến sự phát triển của LLSX, đến môi
trường văn hố, mơi trường tự nhiên. Có những quan điểm lạc quan, có những quan điểm
bi quan về sự tác động của CMKHCN đến đời sống xã hội, có quan điểm cho rằng sự tác



động của CMKHCN đến đời sống xã hội, đến môi trường tự nhiên vừa có tính cực, vừa
tiêu cực. Có một số cơng trình bước đầu có bàn về tác động của CMKHCN đến lối sống
của người VN,… Tất cả những nội dung này được chúng tơi phân tích, chọn lọc và kế
thừa trong quá trình triển khai luận án. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, do khuôn khổ
hoặc mục đích nghiên cứu khác nhau mà cho đến nay, chưa có một cơng trình KH nào
nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện tác động của CMKHCN đến lối sống
người VN, do vậy, vấn đề này nhất thiết phải được nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn.


Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, CÁCH MẠNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, LỐI SỐNG
2.1. Khái niệm khoa học, công nghệ, cách mạng khoa học và công nghệ
2.1.1. Khái niệm khoa học, công nghệ
* Khái niệm khoa học
Theo tác giả Pierr Auger trong cuốn Tendences Actuelles de la Rechche Scientifique,
KH là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất,
những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”[130, tr.17-18]. Với cách hiểu này, tác giả đã
vạch ra được phạm vi phản ánh rộng lớn của KH song hơi thiên về khía cạnh cho rằng KH
là kết quả của quá trình nhận thức.
Theo M. Rodentan trong cuốn Từ điển triết học: “KH là hệ thống tri thức về tự nhiên,
xã hội, tư duy tích luỹ trong quá trình lịch sử. KH là sự tổng kết phát triển lâu dài của tri
thức. Mục đích của KH là phát hiện ra những quy luật khách quan của các hiện tượng và
giải thích các hiện tượng đó”[111, tr.445]. Với định nghĩa này, M. Rodentan đã thấy được
mục đích quan trọng nhất của KH là phát hiện ra hệ thống tri thức. KH là một hiện tượng
của đời sống xã hội, của lịch sử loài người song cách định nghĩa này dường như chưa khái
quát hết vai trò xã hội của KH. Đồng quan điểm này cịn có tác giả Đỗ Công Tuấn: “KH là
một hệ thống tri thức phản ánh chân thực dưới dạng lơgíc trừu tượng các sự vật, hiện
tượng, quá trình trong hiện thực khách quan đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn” [155,

tr.7] và tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm: “KH là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về
con người và tư duy con người. Nó nghiên cứu và vạch ra mối quan hệ nội tại, bản chất của
các sự vật, hiện tượng, q trình, từ đó chỉ ra những quy luật khách quan của sự vận động
và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy” [148, tr.10-11].
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, “KH là hệ thống tri thức tích luỹ trong q trình
lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên
ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới
hiện thực”[123, tr.484]. Với định nghĩa này, Hoàng Phê đã vạch ra đặc trưng quan trọng nhất
của KH là một hệ thống tri thức của con người về thế giới, hệ thống tri thức này là sản phẩm
của hoạt động nhận thức và đã được thực tiễn kiểm nghiệm đồng thời chỉ ra vai trò của KH
trong việc cải tạo thế giới.
Như vậy, trên phương diện nhận thức luận, KH là giai đoạn cao của quá trình nhận
thức - giai đoạn nhận thức lý tính. Trên phương diện triết học, KH là một hình thái ý thức


xã hội đặc biệt. Tính đặc biệt thể hiện ở chỗ KH không chỉ phản ánh tồn tại xã hội, phụ
thuộc vào tồn tại xã hội, những chân lý của nó được thực tiễn xã hội kiểm nghiệm mà KH
cịn là kết quả của q trình sáng tạo lơgíc của trực giác thiên tài của một số cá nhân. Đặc
biệt cịn thể hiện ở chỗ KH là một hình thái ý thức xã hội ít chịu sự tác động của các hình
thái ý thức xã hội khác, KH cùng với CN ngày càng đóng vai trị quan trọng trong LLSX,
quyết định trình độ phát triển của LLSX, trình độ của phương thức sản xuất và trình độ văn
minh của xã hội.
Tóm lại, dù được diễn đạt khác nhau, song theo nghĩa gốc ban đầu, khoa học chính là
tri thức, là sự hiểu biết, là sự nhìn nhận một cách có cơ sở về các hiện tượng vật chất và
tinh thần. Nó nghiên cứu và vạch ra những mối quan hệ nội tại, bản chất của các sự vật,
hiện tượng, quá trình, từ đó chỉ ra những quy luật khách quan của sự vận động và phát triển
của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Tổng hợp, khái quát những quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Khoa học là một hiện
tượng tất yếu của đời sống xã hội, là kết quả tích luỹ tri thức lâu dài của lịch sử lồi
người, là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy đã được thực tiễn kiểm nghiệm,

vạch ra mối quan hệ nội tại, bản chất của các sự vật, hiện tượng, q trình, từ đó chỉ ra
những quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy,
giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
Đối tượng nhận thức của KH bao quát mọi lĩnh vực của giới tự nhiên, xã hội, tư duy.
Tri thức KH biểu hiện chủ yếu dưới hình thức khái niệm, phạm trù, quy luật. Mục đích của
hoạt động KH là tìm ra các thuộc tính, tính chất, kết cấu bên trong của các sự vật, hiện
tượng và mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Kết quả của hoạt động KH là làm tăng
hiểu biết của con người về thế giới hiện thực. Hoạt động KH chủ yếu là những hoạt động
có liên quan đến việc phát triển, truyền bá, ứng dụng các kiến thức vào đời sống, sản xuất.
Nhờ tri thức KH và các hoạt động KH mà con người không ngừng khám phá, làm chủ tự
nhiên, xã hội và bản thân mình.
Trong lịch sử phát triển của mình, KH từ chỗ là hoạt động theo sở thích của một số cá
nhân dần dần trở thành một hoạt động tất yếu, cơ bản của xã hội; là nghề nghiệp của một
nhóm người trong cộng đồng. Sự ra đời của KH gắn với những điều kiện nhất định của
lịch sử, khi xã hội có sự phân cơng lao động xã hội, làm xuất hiện tầng lớp lao động trí óc.
Ngày nay, đội ngũ chuyên nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực KH ngày càng đông đảo.
Sự phát triển của KH dẫn đến sự ra đời ngày càng nhiều các ngành, chuyên ngành KH. Do
yêu cầu của việc nghiên cứu và phát triển KH, do yêu cầu của nền sản xuất và hoạt động


thực tiễn nói chung mà một mạng lưới các cơ quan, tổ chức nghiên cứu KH&CN, các cơ
quan quản lý hoạt động KH&CN đã ra đời. Mạng lưới này ngày càng phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, trở thành một thiết chế mới trong hệ thống các thiết chế xã hội hiện đại và
ngày càng có vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội.
Nếu căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, người ta có thể chia khoa học thành
KHTN, KHXH và nhân văn. KHTN nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quy luật vận động
của giới tự nhiên nhằm tìm cách chinh phục tự nhiên và sử dụng chúng theo nhu cầu của
con người. KH xã hội nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình, các quy luật vận động,
phát triển của xã hội nhằm tổ chức quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển. KH nhân văn
nghiên cứu con người, các khía cạnh khác nhau của đời sống con người, vạch ra quy luật

hình thành nhân cách con người như tâm lý, ngôn ngữ học,...
Nếu căn cứ vào cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu KH người ta chia KH thành:
KH cơ bản và KH ứng dụng. KH cơ bản là KH nghiên cứu các hiện tượng, quy luật,
phương hướng và phương pháp lý thuyết chung. KH ứng dụng là KH nghiên cứu các quy
tắc, nguyên tắc và phương pháp cụ thể nhằm ứng dụng KH cơ bản vào hoạt động cải biến
các đối tượng cụ thể, gần gũi với kỹ thuật và sản xuất hơn, là sự triển khai các kết qủa của
nghiên cứu cơ bản.
*Khái niệm công nghệ
Về khái niệm cơng nghệ cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Từ điển Tiếng Việt của
Hồng Phê định nghĩa: “Cơng nghệ là tổng thể nói chung các phương pháp gia cơng, chế
tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dạng nguyên liệu hay bán thành phẩm sử dụng
trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh”[123, tr.202]. Đặng Ngọc Dinh cho
rằng: “CN hiểu theo nghĩa tổng quát là tập hợp công cụ - phương tiện nhằm biến đổi nguồn
lực tự nhiên thành sản phẩm hàng hoá”[41, tr.7]. Đỗ Cơng Tuấn thì khẳng định: “CN ban
đầu hiểu như một trình tự, một quy trình thao tác do chủ thể tác động vào đối tượng, về sau
này được hiểu với nghĩa rộng hơn nhiều. CN khơng cịn đơn thuần xem như một hệ thống
kiến thức về phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm, bí quyết,... để vận hành một hệ thống
thiết bị phương tiện tương ứng với hệ thống kiến thức đó. Được coi là CN cịn có một tập
hợp các yếu tố về nguồn lực con người, nguồn lực quản lý. Nội dung đầy đủ của khái niệm
CN gồm hai phần: Phần thứ nhất gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà
xưởng,... Phần thứ hai gồm: đội ngũ cơng nhân có sức khoẻ, có kỹ năng, kỹ xảo, kinh
nghiệm sản xuất, làm việc có năng xuất, các dữ liệu, bản thuyết minh, dự án,... mô tả, sáng


×