Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại nhà máy mỹ phong công ty cổ phần đầu tư thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY MỸ PHONG –
CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

GVHD: THS. TƠ TRẦN LAM GIANG
SVTH: NGUYỄN THIÊN THANH

SKL010152

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY MỸ PHONG –
CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH

SVTH



: Nguyễn Thiên Thanh

MSSV

: 19124183

Khố

: 2019

Ngành

: Quản lý cơng nghiệp

GVHD

: ThS. Tô Trần Lam Giang

TP.HCM, Tháng 5 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tp. HCM, ngày …tháng…năm……
Giảng viên hướng dẫn

Trang i



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tp. HCM, ngày …tháng…năm……
Giảng viên phản biện

Trang ii


LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm đại học, tác giả nhận thấy bản thân đã được nâng cấp lên một phiên
bản hoàn thiện hơn rất nhiều. Trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM - ngôi nhà
thứ 2 của tác giả, tại đây tác giả được học tập, trau dồi và tích lũy nhiều kiến thức. Đồng
thời được rèn luyện trong môi trường năng động và sáng tạo, điều này góp phần tạo tiền
đề cho sự phát triển sau này. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy
cô ngành Quản lý Công nghiệp, khoa Đào tạo Chất lượng cao đã mang đến tri thức và
đồng hành cùng tác giả trong suốt chặng đường đại học. Cùng với đó, tác giả cũng xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Tô Trần Lam Giang, người đã nhiệt tình hỗ trợ và
đưa ra những lời nhận xét vơ cùng hữu ích để tác giả có thể hồn thành bài khóa luận
tốt nghiệp một cách trọn vẹn. Kính chúc q thầy cơ và nhà trường gặt hái được nhiều
thành cơng, phát triển hơn trong tương lai!
Về phía quý Công ty, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Nhà
máy Mỹ Phong và q Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình đã tạo điều kiện cho tác giả
được thực tập và tiếp xúc với một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tác giả gửi lời
cảm ơn các anh chị phòng Quản lý chất lượng đã tiếp nhận, chỉ dẫn và chia sẻ những
kinh nghiệm để tác giả vững bước trên con đường sự nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng
gửi lời cảm ơn đến anh Trương Văn Nam, đã hỗ trợ về mặt tài liệu để bài khóa luận tốt
nghiệp được đầy đủ hơn. Cuối cùng, tác giả xin chúc quý Công ty ngày càng phát triển
lớn mạnh và thành công trên con đường phía trước!

Với khả năng lý luận cịn nhiều hạn chế, nên trong bài khóa luận khó tránh khỏi
những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía q thầy cơ, để bài
khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Tp. HCM, ngày 20 tháng 5 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Thiên Thanh

Trang iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TẮT

TỪ TIẾNG ANH

TỪ TIẾNG VIỆT
Môi trường

1E

Environment

4M

Man – Method – Material Machine

5M


Man – Method – Material Machine – Measurement

Con người – Phương pháp –
Nguyên vật liệu – Máy móc
thiết bị
Con người – Phương pháp –
Nguyên vật liệu – Máy móc
thiết bị - Đo lường
Con người

CN
CPU

Central Processing Unit

Bộ xử lý trung tâm

CVR

Content validity ratio

Tỷ lệ hiệu lực nội dung

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

High-Definition Multimedia

Interface
International Organization
for Standardization

Hoạt động kiểm soát chất
lượng
giao diện đa phương tiện độ
phân giải cao
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc
tế

HĐKSCL
HDMI
ISO
KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

LCD

Liquid Crystal Display

Màn hình tinh thể lỏng

MLR

Multiple Linear Regression

Hồi quy bội


MMTB

Máy móc thiết bị

MTLV

Môi trường làm việc

NVL

Nguyên vật liệu

OEE

Overall Equipment
Effectiveness

Hiệu quả thiết bị tổng thể

PACD

Plan – Do – Check – Action

Hoạch định – Thực hiện –
Kiểm tra – Điều chỉnh

PCA

Principal Component
Analysis


Phân tích thành phần chính
Phương pháp

PP
QC

Kiểm sốt chất lượng

Quality Control
Trang iv


QLCL

Quản lý chất lượng

R2

R Square

SPSS

Statistical Package for the
Social Sciences

TBS

Thái Bình Shoes


TBS
GROUP

Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái
Bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê tỷ lệ lỗi ............................................................................................ 2
Bảng 3.1. Bảng đo lường các biến quan sát .................................................................. 18
Bảng 3.2. Bảng mã hóa thang đo các biến quan sát ...................................................... 19
Bảng 3.3. Hệ số đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................................... 21
Bảng 3.4. Hệ số phân tích EFA ..................................................................................... 21
Bảng 3.5. Hệ số phân tích hồi quy................................................................................. 22
Bảng 4.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo chức vụ ........................................................... 25
Bảng 4.2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo trình độ học vấn ............................................. 25
Bảng 4.3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu về mức độ tiếp cận thơng tin chính sách chất lượng
....................................................................................................................................... 26
Bảng 4.4. Nơi có thể tìm thấy các thơng tin về chính sách chất lượng ......................... 27
Bảng 4.5. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo của các biến ...................................... 28
Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập (lần 1)............................... 29
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) với các biến độc lập (lần 1) ..... 30
Bảng 4.8. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến độc lập (lần 2)............................... 30
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) với các biến độc lập (lần 2) ..... 31

Bảng 4.10. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến biến phụ thuộc (lần 1) ................ 32
Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) với biến phụ thuộc (lần1) ...... 32
Bảng 4.12. Nhóm các nhân tố sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................. 32
Bảng 4.13. Kết quả ma trận hệ số tương quan .............................................................. 33
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định R2 ................................................................................. 34
Bảng 4.15. Kiểm định về sự phù hợp của mơ hình hồi quy .......................................... 35
Bảng 4.16. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................. 35
Bảng 4.17. Kết quả hồi quy ........................................................................................... 36
Bảng 4.18. Kiểm định các giả thuyết ............................................................................ 38
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định Levene các nhóm biến về giới tính, vị trí cơng việc,
trình độ học vấn, thời gian làm việc và mức độ tiếp cận thông tin ............................... 40
Bảng 4.20. Kết quả phân tích ANOVA các nhóm biến giới tính, vị trí cơng việc, trình
độ học vấn, thời gian làm việc và mức độ tiếp cận thông tin ........................................ 41
Bảng 5.1. Hồ sơ ứng viên phỏng vấn Delphi ................................................................ 48
Bảng 5.2. Kết quả khảo sát 2 vòng Delphi .................................................................... 49
Bảng 5.3. Các tiêu chí cịn lại sau khi đánh giá............................................................. 50
Bảng 5.4. Tỷ lệ sản phẩm khi may bằng máy may truyền thống .................................. 53
Trang vi


Bảng 5.5. Tỷ lệ sản phẩm lỗi khi may bằng máy may lập trình .................................... 54
Bảng 5.6. Thống kê máy móc và chi phí sữa chữa của mã giày Flash 3.0 JR .............. 57
Bảng 5.7. Sắp xếp lại dữ liệu ......................................................................................... 58

Trang vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ ABC – Pareto ..................................................................................... 8
Hình 2.2. Hình biểu đồ kiểm sốt .................................................................................... 9

Hình 2.3. Biểu đồ Xương cá .......................................................................................... 10
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu....................................................................................... 15
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................... 17
Hình 4.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo giới tính........................................................... 24
Hình 4.2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu về thời gian làm việc .............................................. 26
Hình 4.3. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..................................................................... 39
Hình 4.4. Biểu đồ Histogram và biểu đồ P – P Plot ...................................................... 39
Hình 4.5. Biểu đồ phân tán Scatter Plot ........................................................................ 40
Hình 5.1. Biểu đồ xương cá đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc của
người lao động tại Mỹ Phong ........................................................................................ 47
Hình 5.2.Tỷ lệ sản phẩm lỗi khi may bằng máy may truyền thống .............................. 53
Hình 5.3. Tỷ lệ sản phẩm lỗi khi may bằng máy may lập trình .................................... 54
Hình 5.4. Biểu đồ Pareto thống kê lỗi máy ................................................................... 58
Hình 5.5. Hệ thống Andon ............................................................................................ 61

Trang viii


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .............................................................. ii
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
MỤC LỤC

ix

CHƯƠNG 1:


TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ........................................................................ 1

1.1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5. Kết cấu các chương của báo cáo .......................................................................... 4
CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 5

2.1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm ....................................................................... 5
2.2. Quản lý chất lượng và kiểm soát chất lượng sản phẩm ....................................... 6
2.3. Phương pháp Delphi ............................................................................................. 7
2.4. Phương pháp phân tích ABC – Pareto ................................................................. 8
2.5. Một số cơng cụ kiểm sốt chất lượng .................................................................. 8
CHƯƠNG 3:

MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 11

3.1. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................................... 11
3.1.1. Một số tài liệu có liên quan ......................................................................... 11
3.1.2. Mơ hình nghiên cứu .................................................................................... 14
3.2. Quy trình nghiên cứu: ........................................................................................ 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................... 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................. 18
3.4.1. Xây dựng thang đo ..................................................................................... 18
3.4.2. Mã hóa thang đo ......................................................................................... 19
3.4.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 20

3.4.4. Phương pháp thu thập, xử lí và phân tích dữ liệu ....................................... 20
CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 24

4.1. Phân tích thống kê mô tả: ................................................................................... 24
Trang ix


4.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo....................................................................... 27
4.3. Phân tích nhân tố khám phá ............................................................................... 29
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập ....................................... 29
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc ......................................... 31
4.4. Phân tích ma trận hệ số tương quan: .................................................................. 33
4.5. Phân tích hồi quy ................................................................................................ 34
4.5.1. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình .............................................................. 34
4.5.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................. 35
4.5.3. Kiểm định các giải thuyết thống kê bằng mơ hình hồi quy: ....................... 36
4.5.4. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư và liên hệ tuyến tính .................. 39
4.6. Kiểm định sự khác biệt giữa biến định lượng và biến định tính ........................ 40
4.7. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: ....................................................................... 41
CHƯƠNG 5:

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN.......................................................... 46

5.1. Kiến nghị ............................................................................................................ 46
5.1.1. Tiến hành điều chỉnh về mặt nhân sự ......................................................... 47
5.1.2. Áp dụng cơng nghệ may lập trình ............................................................... 52
5.1.3. Nâng cao chất lượng máy móc thiết bị ....................................................... 56
5.1.4. Ứng dụng hệ thống Andon hỗ trợ công tác kiểm soát vào báo lỗi ............. 60

5.2. Kết luận .............................................................................................................. 63
5.2.1. Kết luận chung ............................................................................................ 63
5.2.3. Tính hạn chế của đề tài và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ................ 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 65
PHỤ LỤC ..…………………………………………………………………………. 68
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi............................................................................................. 68
Phụ lục 2: Kết quả kết xuất từ SPSS ......................................................................... 71

Trang x


CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo báo cáo của Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) năm 2022, Việt
Nam xếp sau 2 quốc gia là Trung Quốc và Ấn Độ về năng lực sản xuất giày với tỷ trọng
6,71%. Đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu với hơn 1 tỷ đôi giày xuất khẩu mỗi
năm, ngành da giày Việt Nam chiếm 9,9% tỷ trọng của toàn thế giới. Đồng thời trong
năm 2022, mức độ tăng trưởng của ngành đã đạt ở mức 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Song song đó, nhờ tận dụng tối ưu vào Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) mà ngành Da giày vẫn duy trì số lượng đơn hàng ở mức ổn định trong bối
cảnh nguồn cung ứng của toàn thế giới bị đứt đoạn. Đây được xem là những tín hiệu
đáng mừng đối với ngành Da giày Việt Nam, mở ra những cơ hội phát triển cho các
doanh nghiệp Da giày trong nước.
Tuy nhiên, ngành Da giày Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều diễn biến
khó lường khi bối cảnh tồn cầu hóa bị chững lại. Cùng với đó là tình hình lạm phát trên
tồn thế giới, đặc biệt ở các nước xuất khẩu như EU, Mỹ, Nhật Bản,… gây nên sự suy
giảm về cung – cầu. Điều này khiến cho các mặt hàng thời trang bị tồn kho với số lượng

khá lớn, gây ảnh hưởng đến tình hình đơn hàng. Mặt khác, hậu quả của đại dịch Covid
- 19 đã dẫn đến xu hướng vận hành chuỗi giá trị toàn cầu, nghĩa là mỗi quốc gia tự xây
dựng cho mình một mắt xích cung cấp đầy đủ các các thành phần tạo ra sản phẩm hoàn
chỉnh để tận dụng được hết các thế mạnh của mình. Nhìn chung, với bối cảnh phức tạp
và đầy thách thức như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất phải chủ động cập
nhật thông tin, linh hoạt điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thực
tế, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Đặc biệt, để nâng cao năng lực cạnh
tranh, các doanh nghiệp Da giày Việt Nam cần chú trọng nhiều hơn vào công tác nâng
cao chất lượng sản phẩm, vừa có thể đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu, vừa tăng khả
năng cạnh tranh trong chính “sân nhà".
Khi phải đối mặt với thị trường đầy cạnh tranh, có thể nói yếu tố chất lượng là yếu
tố then chốt giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để kiểm
sốt tốt yếu tố trên địi hỏi cơng tác quản lý chất lượng tại doanh nghiệp phải được quan
tâm nhiều hơn, đặc biệt là khâu kiểm soát chất lượng. Nhận thấy tầm quan trọng của yếu
tố chất lượng, những năm qua Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình - một trong những
Trang 1


doanh nghiệp đứng đầu trong ngành Da giày Việt Nam không ngừng đầu tư và chú trọng
vào công tác quản lý chất lượng. Với châm ngôn “Chất lượng là sự sống cịn của cơng
ty”, TBS ln thắt chặt khâu kiểm sốt chất lượng trong tồn bộ hệ thống nhà máy sản
xuất của mình. Tuy nhiên, vẫn cịn tồn động rất nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến chất
lượng của sản phẩm. Cụ thể như tình hình hoạt động sản xuất của Nhà máy Mỹ Phong
– một trong những nhà máy có quy mơ lớn nhất của Thái Bình. Do là nhà máy được sáp
nhập nên mọi điều kiện tại đây gần như được thay mới, bao gồm cả hệ thống quản lý
chất lượng. Từ các quy trình, tiêu chuẩn đến chính sách chất lượng đều được áp dụng
theo hệ thống của TBS, thế nhưng, kết quả mang lại không đạt so với mục tiêu đề ra,
khi tỷ lệ lỗi được thống kê hàng tháng luôn vượt quá mức cho phép là 5%.
Bảng 1.1. Thống kê tỷ lệ lỗi
Năm

Tháng

Năm 2022
Tháng 6

Tháng 7

Năm 2023
Tháng 8

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Sản lượng (đôi)

62450

62778

62423

62432

62798

62443


Số lượng lỗi (lỗi)

3689

3783

3754

3672

3634

3643

Tỷ lệ lỗi (%)

5,91

6,02

6,01

5,88

5,78

5,83

(Nguồn: Báo cáo của Phịng QLCL)
Theo đó, trong năm 2022, với sản lượng trung bình của 3 tháng (tháng 6, tháng 7, tháng

8,) là 62250 thì tỷ lệ lỗi chiếm 5,98%, vượt mức tiêu chuẩn cho phép là 0.98%. Còn đối
với 3 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ lỗi vẫn tiếp tục vượt mức cho phép với tỷ lệ là 5,83%.
Mặc dù ở thời điểm này, TBS Group đã thực hiện tái cơ cấu về mặt nhân sự. Có thể thấy
rằng, vấn đề chất lượng đã và đang làm một “bài toán” lớn đối với Nhà máy Mỹ Phong.
Trước thực trạng trên, đề tài “Các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất
lượng sản phẩm tại Nhà máy Mỹ Phong – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình”
được thực hiện nhằm đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao cơng tác kiểm sốt chất
lượng, hiệu quả sản xuất và đóng góp vào sự phát triển lâu dài của công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng
sản phẩm tại Nhà máy giày da Mỹ Phong – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình.
Mục tiêu cụ thể:

Trang 2


• Xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm
tại Nhà máy giày da Mỹ Phong.
• Đo lường và phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến hoạt động kiểm
soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy giày da Mỹ Phong.
• Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà
máy giày da Mỹ Phong.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm sốt chất lượng sản phẩm tại Nhà
máy giày da Mỹ Phong.
• Đối tượng khảo sát: Bao gồm các nhân viên Quản lý chất lượng và công nhân
tại Nhà máy giày da Mỹ Phong.
Phạm vi nghiên cứu
• Về khơng gian: Nhà máy giày da Mỹ Phong – Công ty Cổ phần Đầu tư Thái

Bình (Theo ba cơng đoạn May – Gị – Đế của dịng chảy sản phẩm).
• Về thời gian: Các số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp được thu thập từ tháng 07
năm 2022 đến tháng 05 năm 2023.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là định tính và
định lượng. Ngồi ra, để có thể làm rõ các mục tiêu nghiên cứu của đề tài tác giả còn sử
dụng thêm các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh… đi từ các cơ sở lý thuyết đến
thực tiễn. Bên cạnh đó, tác giả cịn tiếp thu những ý kiến từ các chuyên gia, bộ phận
QLCL, cán bộ điều hành tại nhà máy để hoàn thiện đề tài.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tham khảo cơ sở lý thuyết và mơ hình từ những
nghiên cứu trước đó để bước đầu hình thành thang đo và xây dựng bảng câu hỏi khảo
sát. Sau đó, thơng qua phỏng vấn ý kiến từ các bộ phận có liên quan và cơng nhân để
hiệu chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ các biến quan sát cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu,
điều chỉnh bảng câu hỏi phục vụ cho công tác nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi thông
qua phát phiếu câu hỏi trực tiếp để thu thập số liệu từ các công nhân đang làm việc tại

Trang 3


các phân xưởng May – Gò – Đế và bộ phận QLCL tại nhà máy Mỹ Phong. Số liệu thu
thập được sẽ được xử lý bởi phần mềm SPSS 20.0.
1.5. Kết cấu các chương của báo cáo
Nội dung của bài nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị và kết luận


Trang 4


CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2007, sản phẩm là “kết quả của các hoạt động hay các
quá trình”, sau khi chịu sự tác động vật lý mà làm tăng giá trị hoặc cung cấp được dịch
vụ thỏa mãn các yêu cầu của con người. Sản phẩm tồn tại dưới 2 hình thức là hữu hình
và vơ hình. Các sản phẩm hữu hình được đề cập ở đây là những vật thể cụ thể mà chúng
ta có thể nhìn thấy và tiếp xúc trực tiếp được, cụ thể như: nguyên vật liệu thô, các chi
tiết, các bán thành phẩm, các thành phẩm ( điện thoại, nhà cửa…). Cịn sản phẩm vơ
hình là những thứ chúng ta chỉ có thể tiếp xúc một cách gián tiếp và cảm nhận chúng
thông qua trải nghiệm mà chúng ta còn biết đến với tên gọi là dịch vụ, như: dịch vụ tổ
chức tiệc cưới, dịch vụ bảo dưỡng xe, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp… Mọi sản phẩm mà
doanh nghiệp tạo ra đều nhằm mục đích phục vụ cho xã hội và làm thỏa mãn cho những
nhu cầu lợi ích của con người. Để có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, ngoài các
chiến lược kinh doanh đã được xây dựng, doanh nghiệp còn phải đặc biệt chú trọng vào
chiến lược về chất lượng của sản phẩm.
Xuất phát từ góc độ người tiêu dùng, Juran (1974) đã từng phát biểu rằng “Chất
lượng là sự phù hợp với mục đích”. Theo ơng, mỗi một tổ chức hay một lãnh đạo đều
cần phải xác định xem đối tượng khách hàng thực sự mà mình hướng đến là ai và phải
tự đặt ra cho mình câu hỏi rằng “họ đang mong muốn điều gì ở mình nhất?” và “mình
cần phải làm gì để họ chấp nhận trả phí cho những sản phẩm hoặc dịch vụ của mình?”
thì đó mới chính là “chất lượng”. Theo đó, Giáo sư Crosby (1979) cũng nhận định rằng
“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”. Tức là, một sản phẩm (dịch vụ) bất kỳ đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu cụ thể của khách hàng thì sản phẩm (dịch vụ) đó được đánh
giá là có chất lượng. Có cùng quan điểm với với Juran và Crosby, Deming (1986) cho

rằng: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn của khách hàng”.
Có thể nói, chất lượng được xem là sự phù hợp với những yêu cầu mong muốn của
người tiêu dùng, thông qua các khía cạnh như tính hữu dụng, tính năng kỹ thuật và gắn
liền với các điều kiện tiêu dùng cụ thể. Ngồi ra, cịn phải kể đến khía cạnh về chi phí
như Ishikawa (1976) đã nói “Chất lượng là khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường
với chi phí thấp nhất”.

Trang 5


Xuất phát từ góc độ người sản xuất, chất lượng chính là sự phù hợp của một sản
phẩm (dịch vụ) đối với các tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu đã được đặt ra từ trước.
Xuất phát từ góc độ giá trị, chất lượng được thể hiện thông qua việc đo lường giữa
những lợi ích có được và chi phí bỏ ra để thu được lợi ích đó. Theo trích dẫn của Trịnh
Thị Hoa (2014): “Chất lượng là mức độ hoàn hảo tại một mức giá chấp nhận được và
khống chế được sự thay đổi ở một mức chi phí hợp lý”. Hay một số định nghĩa khác
cũng cho rằng một sản phẩm được cung cấp với mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận
hoặc cái mà họ phải trả đúng với cái họ nhận được thì gọi là chất lượng. Trong quan
điểm này, chất lượng được gắn liền với giá cả và giá cả được xem là một yếu tố hết sức
quan trọng trong việc đánh giá chất lượng một sản phẩm.
Cuối cùng, một định nghĩa thống nhất về chất lượng đã được TCVN ISO 9000 đưa
ra như sau: “ Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của thực thể
có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”. Theo một cách hiểu đơn
thì chất lượng là sự thỏa mãn với những mong đợi của người tiêu dùng cả nhu cầu bộc
lộ và tiềm ẩn. Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng đơi khi ngồi đáp ứng đầy đủ cịn phải
vượt ngồi mong đợi của khách hàng. Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua các yếu
tố chính như sự hoàn thiện, giá cả, tuổi thọ và sự phù hợp với các điều kiện tiêu dùng.
Đối với sự hoàn thiện của sản phẩm, yếu tố này chủ yếu đề cập đến hình thức bên ngồi
của sản phẩm như: hình dáng, màu sắc, kích thước, hoạ tiết… ngồi ra cịn phải kể đến
những tính năng của sản phẩm. Yếu tố giá cả cũng quyết định đến sự tồn tại của sản

phẩm, tạo ra một sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng là một cách tiếp cận khách
hàng hiệu quả nhất. Yếu tố tuổi thọ thể hiện được khả năng giữ những tính năng của sản
phẩm (độ bền), đây là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm. Cuối cùng
là sự phù hợp với các điều kiện tiêu dùng, nghĩa là tất cả các sản phẩm được tạo ra phải
đảm bảo đúng với thiết kế, an tồn, lành tính và mang lại độ tin cậy cao. Đặc biệt cịn
phải kể đến mức độ gây ơ nhiễm môi trường của sản phẩm.
2.2. Quản lý chất lượng và kiểm soát chất lượng sản phẩm
Theo ISO 9000, “Quản lý chất lượng là các hoạt động đề ra chính sách chất lượng,
mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch
chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn

Trang 6


khổ hệ chất lượng”. Juran (1986) đã chỉ ra 3 chức năng của quản lý chất lượng bao gồm:
hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.
Là một trong những chức năng của quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng (QC)
được TCVN ISO 9000: 2015 định nghĩa “là một phần của quản lý chất lượng, tập trung
vào việc thực hiện các yêu cầu chất lượng”. Còn theo Juran (1986), trong Thuyết tam
luận chất lượng của mình, ơng coi kiểm sốt chất lượng như “ là một q trình phản hồi
trong đó các khía cạnh có liên quan trực tiếp đến thành phẩm quan sát, so sánh hiệu quả
hiện tại với mục tiêu chất lượng và đưa ra các hành động cần thiết để lấp đầy khoảng
cách giữa mục tiêu chất lượng và hiệu quả hiện tại”. Một cách tổng quát, kiểm soát chất
lượng là bao gồm các quá trình điều khiển hay đánh giá từ việc thử nghiệm sản phẩm,
tạo ra các tiêu chuẩn chất lượng hay kiểm sốt tồn bộ q trình tạo ra sản phẩm từ khâu
đầu vào đến khâu đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Không dừng lại ở việc
kiểm tra và loại bỏ các khuyết tật mà hoạt động kiểm soát chất lượng cần phải thực hiện
xuyên suốt, ở từng cơng đoạn khác nhau trong q trình sản xuất để kịp thời phát hiện,
đưa ra các bước khắc phục và ngăn chặn những sai sót, đảm bảo thực hiện đúng u cầu
chất lượng. Thơng qua việc tìm hiểu nguyên nhân, truy rõ nguồn gốc phát sinh vấn đề

và xác định các yếu tố gây ảnh hưởng. Thông thường, hoạt động kiểm soát chất lượng
sẽ tập trung kiểm soát các yếu tố có tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cụ thể
như: con người, phương pháp, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và mơi trường làm việc.

2.3. Phương pháp Delphi
Skulmoski và cộng sự (2007) cho biết “Phương pháp Delphi được sử dụng để thu
thập và chọn lọc các đánh giá từ các chuyên gia thông qua một loạt các câu hỏi trong
bảng khảo sát. Các bảng câu hỏi được thiết kế để tập trung vào các vấn đề, cơ hội, giải
pháp hoặc dự báo. Mỗi bảng câu hỏi tiếp theo được phát triển dựa trên kết quả của bảng
câu hỏi trước đó. Q trình này sẽ dừng lại khi câu trả lời đạt được sự đồng thuận hay
khi đã trao đổi đầy đủ thông tin”. Cùng với đó, “Phương pháp này tạo cơ hội cho các
chuyên gia (tham luận viên) truyền đạt ý kiến và kiến thức của họ một cách ẩn danh,
xem xét cách đánh giá của họ về vấn đề đó có phù hợp với những người khác không, và
cho phép thay đổi ý kiến của họ, nếu muốn, sau khi xem xét lại những thơng tin đưa ra
trong nhóm. Mục đích của phương pháp này là xây dựng các dự báo đồng thuận từ một
nhóm chuyên gia theo cách lặp đi lặp lại có cấu trúc. Sự đồng thuận các ý kiến chuyên
Trang 7


gia góp phần nâng cấp chất lượng nghiên cứu khoa học, với lý do đó, phương pháp
Delphi rất cần thiết cho các nghiên cứu cần tham vấn chuyên gia” (Theo Grime &
Wright, 2016).

2.4. Phương pháp phân tích ABC – Pareto
Trong sản xuất, ABC - Pareto thường được sử dụng như một cơng cụ quản lý để
xác định các máy móc thiết bị quan trọng nhất và ưu tiên công việc bảo trì bảo dưỡng
cho những máy móc thiết bị này. Phương pháp phân tích ABC – Pareto được xây dựng
dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp ABC và nguyên tắc Pareto (80/20). Trong đó,
máy móc thiết bị được chia thành 3 nhóm theo thứ tự ưu tiên lần lượt là A, B, C theo
quy tắc 50/30/20, giúp phân loại các máy móc thiết bị theo mức độ quan trọng của chúng

đối với hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm. Nhóm A được xem là nhóm quan trọng
nhất, vì lượng hỏng hóc chiếm 80% chi phí bảo trì. Nhóm B là nhóm vừa quan trọng vì
lượng hỏng hóc chiếm 15% chi phí bảo trì. Cịn nhóm C là nhóm máy ít quan trọng nhất
vì lượng hỏng hóc chỉ chiếm 5% chi phí bảo trì. Thơng qua phương pháp phân tích này,
các nhà quản trị dễ dàng nhận ra các sự cố chủ yếu do nhóm máy móc nào gây nên từ
đó có biện pháp cải thiện phù hợp. Phân tích ABC – Pareto giúp các nhà quản trị xác
định được những máy móc thiết bị được đầu tư để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu
quả.

Hình 2.1. Biểu đồ ABC – Pareto
(Nguồn: Hanoi100.vn)

2.5. Một số công cụ kiểm soát chất lượng
Tác giả Trần Thị Mỹ Dung và cộng sự (2019) đã đề cập đến 3 công cụ thống kê
được nhóm tác giả sử dụng để kiểm sốt tình trạng lỗi nhằm nâng cao chất lượng sản

Trang 8



×