Tải bản đầy đủ (.pdf) (325 trang)

Giáo trình cây ăn quả chuyên khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.56 MB, 325 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TS. Hà Duy Trường, TS. Trần Đình Hà (Đồng chủ biên)
PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, TS. Trần Trung Kiên, TS. Đào Thị Thanh Huyền

GIÁO TRÌNH
CÂY ĂN QUẢ CHUN KHOA

NHÀ XUẤT BẢN NƠNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2023


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Đầy đủ/Tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

CU

Cooling Unit/ Độ lạnh


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

FAO

Food and Agriculture Organization /Tổ chức Nông lương thế giới

EU

Khối Liên hiệp châu Âu

GA

Gibberellic acid (Chất kích thích sinh trưởng)

IAA

Indole acetic acid (Chất kích thích sinh trưởng)

IBA

Indole butyric acid (Chất kích thích sinh trưởng)

IPM


Integrated Pest Management/ Quản lý dịch hại tổng hợp

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LAI

Leaf Area Index/ Chỉ số diện tích lá

NAA

Naphthalene acetic acid (Chất kích thích sinh trưởng)

NN

Nông nghiệp

PE

Polyetylen/ Nilon

PTNT

Phát triển nông thôn

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc


USD

United States dollar/ Đơ la Mỹ

VSV

Vi sinh vật


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

2

LỜI NÓI ĐẦU

11

Chương 1. CÂY CÓ MÚI (CÂY BƯỞI, CÂY CAM)

13

1.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

13

1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế

1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường

1.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

1.2.1. Nguồn gốc
1.2.2. Phân loại
1.2.3. Các giống trồng phổ biến trong sản xuất

1.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

1.3.1. Đặc điểm thực vật học
1.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển

1.4. YÊU CẦU SINH THÁI

1.4.1. Nhiệt độ
1.4.2. Ẩm độ và lượng mưa
1.4.3. Ánh sáng
1.4.4. Đất và dinh dưỡng

1.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1.5.1. Nhân giống
1.5.2. Làm đất, lập vườn
1.5.3. Mật độ, khoảng cách trồng
1.5.4. Đào hố và bón lót
1.5.5. Thời vụ trồng
1.5.6. Kỹ thuật trồng
1.5.7. Chăm sóc sau khi trồng
1.5.8. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch


13
15

20

20
21
21

25

25
28

32

32
33
33
34

37

37
38
38
39
39
40

40
56

Chương 2. CÂY CHUỐI

60

2.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

60

2.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
2.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường

60
61
3


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

2.2.1. Nguồn gốc
2.2.2. Phân loại
2.2.3. Các giống trồng chủ yếu trong sản xuất
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

2.3.1. Đặc điểm thực vật học
2.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

2.4. YÊU CẦU SINH THÁI

66

66
66
67
71

71
74
75

2.4.1. Nhiệt độ
2.4.2. Ẩm độ, lượng mưa
2.4.3. Ánh sáng
2.4.4. Đất trồng và dinh dưỡng

75
75
76
76

2.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

78

2.5.1. Nhân giống
2.5.2. Làm đất, lập vườn
2.5.3. Mật độ, khoảng cách

2.5.4. Đào hố, bón lót
2.5.5. Thời vụ trồng
2.5.6. Kỹ thuật trồng
2.5.7. Chăm sóc sau khi trồng
2.5.8. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

78
80
81
81
82
82
83
91

Chương 3. CÂY DỨA

93

3.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

93

3.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
3.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường

93
94

3.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN


3.2.1. Nguồn gốc
3.2.2. Phân loại
3.2.3. Các giống trồng chủ yếu trong sản xuất
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

3.3.1. Đặc điểm thực vật học
3.3.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây dứa
3.4. YÊU CẦU SINH THÁI

3.4.1. Nhiệt độ
3.4.2. Ẩm độ, lượng mưa
3.4.3. Ánh sáng
3.4.4. Đất và dinh dưỡng
4

97

97
98
99
103

103
105
106

106
106
107

107


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

3.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

3.5.1. Nhân giống
3.5.2. Làm đất lập vườn
3.5.3. Mật độ, khoảng cách trồng
3.5.4. Làm đất, bón phân lót
3.5.5. Thời vụ trồng dứa
3.5.6. Kỹ thuật trồng
3.5.7. Chăm sóc sau khi trồng
3.5.8. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

108

108
109
109
111
111
111
112
119

Chương 4. CÂY NHÃN

121


4.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

121

4.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
4.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường

121
122

4.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

4.2.1. Nguồn gốc
4.2.2. Phân loại
4.2.3. Các giống trồng phổ biến trong sản xuất
4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

4.3.1. Đặc điểm thực vật học
4.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
4.4. YÊU CẦU SINH THÁI

4.4.1. Nhiệt độ
4.4.2. Ẩm độ và lượng mưa
4.4.3. Ánh sáng
4.4.4. Đất và dinh dưỡng
4.4.5. Gió
4.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

4.5.1. Nhân giống

4.5.2. Làm đất, lập vườn
4.5.3. Mật độ và khoảng cách
4.5.4. Đào hố và bón lót
4.5.5. Kỹ thuật trồng cây
4.5.6. Thời vụ trồng
4.5.7. Chăm sóc sau trồng
4.5.8. Thu hoạch và xử lý quả sau thu hoạch

126

126
127
127
129

129
132
135

135
136
136
137
137
138

138
139
139
139

140
140
140
155

5


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

Chương 5. CÂY VẢI

157

5.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

157

5.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
5.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường

157
158

5.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

5.2.1. Nguồn gốc
5.2.2. Phân loại
5.2.3. Các giống trồng phổ biến trong sản xuất
5.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC


5.3.1. Đặc điểm thực vật học
5.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
5.4. YÊU CẦU SINH THÁI

5.4.1. Nhiệt độ
5.4.2. Ẩm độ và lượng mưa
5.4.3. Ánh sáng
5.4.4. Đất và dinh dưỡng
5.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

5.5.1. Nhân giống
5.5.2. Làm đất, lập vườn
5.5.3. Mật độ, khoảng cách trồng
5.5.4. Đào hố và bón phân lót
5.5.5. Thời vụ trồng vải
5.5.6. Kỹ thuật trồng cây
5.5.7. Chăm sóc sau trồng
5.5.8. Thu hoạch và xử lý quả sau thu hoạch

161

161
162
163
166

166
168
169


169
170
171
171
172

172
173
173
174
174
174
174
186

Chương 6. CÂY XỒI

187

6.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

187

6.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
6.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường

187
188


6.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

6.2.1. Nguồn gốc
6.2.2. Phân loại
6.2.3. Các giống trồng chủ yếu trong sản xuất
6.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

6.3.1. Đặc điểm thực vật học
6.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
6.4. YÊU CẦU SINH THÁI

6.4.1. Nhiệt độ
6

192

192
193
193
196

196
197
198

198


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA


6.4.2. Ẩm độ, lượng mưa
6.4.3. Ánh sáng
6.4.4. Đất và dinh dưỡng
6.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

6.5.1. Nhân giống
6.5.2. Làm đất, lập vườn
6.5.3. Mật độ, khoảng cách
6.5.4. Đào hố, bón lót
6.5.5. Thời vụ trồng
6.5.6. Kỹ thuật trồng
6.5.7. Chăm sóc sau khi trồng
6.5.8. Quản lý dịch hại
6.5.9. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

199
199
199
200

200
201
201
201
201
202
202
208
213


Chương 7. CÂY THANH LONG

215

7.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

215

7.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
7.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường

7.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

7.2.1. Nguồn gốc
7.2.2. Phân loại
7.2.3. Các giống trồng chủ yếu trong sản xuất

7.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

7.3.1. Đặc điểm thực vật học
7.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

7.4. YÊU CẦU SINH THÁI

7.4.1. Nhiệt độ
7.4.2. Ẩm độ, lượng mưa
7.4.3. Ánh sáng
7.4.4. Đất đai và dinh dưỡng
7.4.5. Gió


7.5. KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC

7.5.1. Kỹ thuật nhân giống
7.5.2. Làm đất, lập vườn
7.5.3. Mật độ, khoảng cách
7.5.4. Chuẩn bị cây trụ, giàn, đào hố và bón lót
7.5.5. Thời vụ trồng
7.5.6. Kỹ thuật trồng
7.5.7. Chăm sóc sau khi trồng
7.5.8.Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

215
216

219

219
220
221

223

223
225

226

226
226
226

227
227

228

228
228
229
229
230
230
231
240
7


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

Chương 8. CÂY HỒNG

241

8.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

241

8.1.1 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
8.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trưởng

241

242

8.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

8.2.1. Nguồn gốc
8.2.2. Phân loại
8.2.3. Các giống trồng chủ yếu trong sản xuất

8.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

8.3.1. Đặc điểm thực vật học
8.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

8.4. YÊU CẦU SINH THÁI

8.4.1. Nhiệt độ
8.4.2. Ẩm độ, lượng mưa
8.4.3. Ánh sáng
8.4.4. Đất và dinh dưỡng

8.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

8.5.1. Nhân giống
8.5.2. Làm đất, lập vườn
8.5.3. Mật độ, khoảng cách
8.5.4. Đào hố, bón lót
8.5.5. Thời vụ trồng
8.5.6. Kỹ thuật trồng
8.5.7. Chăm sóc sau khi trồng
8.5.8. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch


245

245
245
245

248

248
251

253

253
253
253
254

255

255
255
255
256
256
256
256
261


Chương 9. CÂY NA

263

9.1. GIÁ TRỊ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ

263

9.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
9.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ

9.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

9.2.1. Nguồn gốc
9.2.2. Phân loại
9.2.3. Các giống trồng phổ biến trong sản xuất

9.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

9.3.1. Đặc điểm thực vật học
9.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
9.4. YÊU CẦU SINH THÁI

9.4.1 Nhiệt độ
9.4.2. Ẩm độ, lượng mưa
8

263
264


266

266
266
267
268

268
271
271

271
272


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

9.4.3. Ánh sáng
9.4.4. Đất đai và chất dinh dưỡng
9.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

9.5.1. Nhân giống
9.5.2. Chọn đất, lập vườn
9.5.3. Mật độ, khoảng cách
9.5.4. Đào hố, bón lót
9.5.5. Thời vụ trồng
9.5.6. Kỹ thuật trồng cây
9.5.7. Chăm sóc sau trồng
9.5.8. Thu hoạch và bảo quản na


272
273
274

274
275
275
276
276
276
276
286

Chương 10. CÂY LÊ

287

10.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ

287

10.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
10.1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường

287
287

10.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

10.2.1. Nguồn gốc

10.2.2. Phân loại
10.2.3. Các giống trồng chủ yếu trong sản xuất
10.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

10.3.1. Đặc điểm thực vật học
10.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
10.4. YÊU CẦU SINH THÁI

10.4.1. Nhiệt độ
10.4.2. Ẩm độ, lượng mưa
10.4.3. Ánh sáng
10.4.4. Gió
10.4.5. Đất và dinh dưỡng
10.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

10.5.1. Nhân giống
10.5.2. Làm đất, lập vườn
10.5.3. Mật độ, khoảng cách
10.5.4. Đào hố, bón lót
10.5.5. Thời vụ trồng
10.5.6. Kỹ thuật trồng
10.5.7. Chăm sóc sau khi trồng
10.5.8. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

290

290
290
291
291


291
292
294

294
294
294
294
294
295

295
296
296
296
296
297
297
302
9


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

Chương 11. CÂY MẬN

303

11.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ


303

11.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
11.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ
11.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ CÁC GIỐNG TRỒNG PHỔ BIẾN

11.2.1. Nguồn gốc
11.2.2. Phân loại
11.2.3. Các giống trồng chủ yếu trong sản xuất
11.3. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC

11.3.1. Đặc điểm thực vật học
11.3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
11.4. YÊU CẦU SINH THÁI

11.4.1. Nhiệt độ
11.4.2. Ẩm độ, lượng mưa
11.4.3. Ánh sáng
11.4.4. Đất và dinh dưỡng
11.5. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

11.5.1. Nhân giống
11.5.2. Làm đất, lập vườn
11.5.3. Mật độ, khoảng cách
11.5.4. Đào hố, bón lót
11.5.5. Thời vụ trồng
11.5.6. Kỹ thuật trồng
11.5.7. Chăm sóc sau khi trồng
11.5.8. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch


TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

303
303
306

306
306
307
308

308
310
310

310
311
311
312
312

312
313
313
313
313
314

314
319

320


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUN KHOA

LỜI NĨI ĐẦU
Việt Nam có điều kiện sinh thái đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới
gió mùa cùng với sự phân hóa địa hình tạo nên các tiểu vùng sinh thái có
điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây ăn quả khác nhau, trong đó
có nhiều loại cây ăn quả có chất lượng, có lợi thế xuất khẩu (Thanh long,
nhãn, vải, chuối, dứa, cam, bưởi, xoài, na…) và nhiều loài cây ăn quả đặc
sản vùng ôn đới (mận, hồng, đào, lê…) ở các vùng sinh thái nông nghiệp
trong cả nước.
Thị trường tiêu thụ quả hiện tại và tương lai có nhiều thuận lợi, số
lượng, chủng loại, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng. Đến nay, sản
phẩm quả tươi của nước ta được xuất đi trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó 10 thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore…
Để phát triển các loại quả phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, năm 2022, Bộ
Nông nghiệp &PTNT đã phê duyệt đề án “Phát triển cây ăn quả chủ lực
đến năm 2025 và 2030” với các nội dung và giải pháp thiết thực, trong đó
việc đào tạo nguồn nhân lực có các kiến thức và kỹ năng về sản xuất cây
ăn quả là rất quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh khoa học cơng nghệ thay
đổi nhanh chóng, u cầu về chất lượng, chủng loại sản phẩm các loại quả
tăng cao, cạnh tranh thương mại và rào cản kỹ thuật giữa các quốc gia
khốc liệt và biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến sản xuất
nơng nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng.

Nhằm đào tạo sinh viên trình độ đại học các ngành: Khoa học cây
trồng, Nông nghiệp công nghệ cao và ngành khác liên quan có được những
thơng tin cơ bản và cơng nghệ sản xuất các loại cây ăn quả chủ lực, cây ăn
quả đặc sản ở miền Bắc nước ta, giáo trình “Cây ăn quả chuyên khoa” là
tài liệu thiết thực phục vụ đào tạo, nghiên cứu theo định hướng ứng dụng.
Tập thể tác giả biên soạn giáo trình bao gồm:
Chương 1, 4: TS. Trần Trung Kiên và TS. Hà Duy Trường
Chương 2: PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng và TS. Đào Thị Thanh Huyền
Chương 3, 6: PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng và TS. Trần Đình Hà
Chương 5: TS. Trần Đình Hà và TS. Trần Trung Kiên
Chương 7: TS. Trần Đình Hà và PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng
11


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

Chương 8, 10, 11: TS. Hà Duy Trường và TS. Trần Đình Hà
Chương 9: TS. Đào Thị Thanh Huyền và TS. Hà Duy Trường
Để biên soạn cuốn giáo trình này, tập thể tác giả đã lựa chọn các nội
dung phù hợp, tham khảo tài liệu của nhiều tác giả trong và ngoài nước,
trao đổi và nhận được nhiều sự đóng góp quý báu của các chuyên gia, chủ
trang trại. Trân trọng cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ để hoàn
thiện giáo trình.
Trong q trình biên soạn giáo trình, khơng tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để bổ
sung, hồn thiện giáo trình ngày càng tốt hơn.
TẬP THỂ TÁC GIẢ BIÊN SOẠN

12



GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUN KHOA

Chương 1. CÂY CĨ MÚI (CÂY BƯỞI, CÂY CAM)

1.1. GIÁ TRỊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế
1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Bưởi và cam là 2 loại quả quan trọng trong nhóm quả có múi (bưởi, cam, quýt,
chanh), được trồng rộng rãi và tiêu thụ nhiều trên tồn thế giới. Quả có múi có giá trị dinh
dưỡng cao: đường tổng số 6 - 12%, vitamin C 40 - 90 mg/100 g tươi, chất đạm 0,9%,
chất béo 0,1%, Fe 0,2 mg/100 g tươi, Ca 26 - 40 mg, P2O5 15 - 25 mg, năng lượng 430 - 460
calo/kg (Trần Như Ý và cs., 2000). Vì vậy, quả có múi có ý nghĩa trong việc bồi bổ sức
khỏe cho con người và có giá trị trong y học phương Đông, tham gia vào nhiều vị thuốc
cổ truyền. Đặc biệt hàm lượng phong phú về vitamin C nên quả bưởi, cam đã được các
thầy thuốc sử dụng như một vị thuốc quan trọng cho các thủy thủ chinh chiến dài ngày
trên biển (từ thế kỷ XVII).
Phân tích lượng vitamin C ở các bộ phận khác nhau trên quả có múi cho thấy: phần vỏ
ngoài chứa 175 - 190 mg/100 g, phần vỏ giữa chứa 85 - 125 mg/100 g, phần ruột quả chứa
45 - 75 mg/100 g (Trần Như Ý và cs., 2000). Chính vì vậy, người ta khun nên đưa quả
có múi vào chế biến cơng nghiệp để tận dụng được phần vỏ (trên thế giới, 1/3 sản lượng
được đưa vào chế biến hằng năm).
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gam tép quả bưởi, cam
Chất dinh dưỡng

Đơn vị

Bưởi

Cam


Calories

calo

38,0

49,0

Gluxit

gam

9,62

11,89

Lipit

gam

0,04

0,3

Chất xơ

gam

1,0


2,5

Protein

gam

0,76

0,94

Canxi

mg

4,0

40,0

Sắt

mg

0,11

0,09

Magie

mg


6,0

10,0

13


Chương 1. CÂY CÓ MÚI (CÂY BƯỞI, CÂY CAM)
Chất dinh dưỡng

Đơn vị

Bưởi

Cam

Photpho

mg

216

179

Vitamin B1

mg

0,034


0,087

Vitamin B2

mg

0,027

0,04

Vitamin B3

mg

0,22

0,274

Vitamin B6

mg

0,036

0,063

Vitamin C

mg


61,0

48,5
(Nguồn: Caloriesinfo, 2022)

Trong lá, hoa, vỏ quả đều chứa tinh dầu, vỏ quả còn có pectin, naringin (một loại
glucozid), men tiêu hóa peroxydaza và amylaza, đường ramoza, cùng nhiều loại men tiêu
hóa amylaza, peroxydaza... chính vì vậy các bộ phận: lá, hoa, quả của bưởi, cam còn là
dược liệu quan trọng trong đời sống của con người.
1.1.1.2. Giá trị kinh tế
Từ xa xưa, quả có múi đã là thức ăn của người nguyên thủy, nó có chứa đủ năm yếu tố
cơ bản cho con người (đường, đạm, béo, khống và vitamin). Ngày nay nó được sử dụng
phổ biến và ưa chuộng làm thức ăn tráng miệng.
Bưởi và cam có nhiều giống khác nhau, quả chín sớm muộn khác nhau, có thể kéo
dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường tới 6 tháng trong năm. Nếu trồng ở các vĩ
độ khác nhau hoặc ở các bán cầu khác nhau, cùng với ưu điểm dễ cất giữ, vận chuyển, thì
bưởi, cam có thể cung cấp quả tươi gần như quanh năm. Trồng bưởi, cam sớm cho thu
hoạch, đầu tư ban đầu không cao nhưng hiệu quả kinh tế lớn. Chính vì vậy sản lượng 2
loại quả có múi này đã dẫn đầu các loại quả.
- Cây bưởi đã mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Thực tế cho thấy,
cây bưởi sau trồng từ 4 - 5 năm có thể thu lãi 40 - 100 triệu đồng/ha/năm, năng suất có
thể đạt 250 quả/cây ở vườn có mật độ 400 - 500 cây/ha. Hiệu quả của việc trồng bưởi
Diễn gấp 4 - 5 lần trồng lúa, giá trị thu nhập của 1 sào bưởi (360 m2) khoảng trên 10
triệu đồng. Đối với bưởi Đoan Hùng, thông thường những nhà trồng 30 cây bưởi thu
từ 15 - 20 triệu đồng/năm, với các giống bưởi Năm Roi, Da Xanh thu nhập lên tới 120
- 150 triệu đồng/ha. Đầu tư cho 1 ha bưởi thời kỳ kiến thiết cơ bản trung bình khoảng
320 triệu đồng. Trồng bưởi cho hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt là bưởi ở những vùng
đặc sản: bưởi Diễn 60 - 80 nghìn đồng/quả tương đương 500 - 600 triệu đồng/ha; bưởi
Phúc Trạch 300 - 400 triệu đồng/ha; bưởi Da Xanh, bưởi Năm Roi cho hiệu quả kinh tế

khoảng 500 - 550 triệu đồng/ha.
- Cam Sồn có hiệu quả kinh tế cao, ở vùng sản xuất không tập trung cho doanh
thu khoảng 710 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân 300 triệu đồng/ha, cam Đường Canh
14


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

khoảng 426 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân khoảng 175 triệu đồng/ha và cam Xã Đoài
cho doanh thu khoảng 450 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân khoảng 178 triệu đồng/ha.
Sản phẩm quả bưởi, cam được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước dưới dạng quả
tươi, đồ hộp và nước giải khát,... Giống bưởi và cam ở nước ta rất đa dạng, nhiều giống có
tiềm năng suất khẩu với giá trị kinh tế cao. Quả bưởi của Việt Nam đã xuất khẩu sang thị
trường EU và Mỹ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và các vùng trồng
bưởi. Trong những năm gần đây, nhiều trang trại, nhà vườn đã áp dụng công nghệ ghép
quả bưởi trên cây để tạo cây bonsai hoặc sử dụng khuôn thủy tinh để tạo các quả bưởi với
các hình, dáng, tạo chữ... làm gia tăng giá trị của quả bưởi lên nhiều lần.
1.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và thị trường
1.1.2.1. Trên thế giới
a) Tình hình sản xuất
Năm 2020, quả có múi trên thế giới có diện tích 10.045.789 ha, trong đó diện tích cho
thu hoạch của cam là 3.953.011 ha và của bưởi là 355.906 ha. Sản lượng quả cam trên thế
giới là 76.566.646,65 tấn và bưởi là 9.381.189,83 tấn. Năng suất bình quân của bưởi đạt
26,35 tấn/ha và của cam là 19,36 tấn/ha.
Châu Á sản xuất bưởi, cam nhiều nhất trên thế giới với diện tích là 224.737 ha (đối
với bưởi) và 1.666.501 ha (đối với cam) đạt sản lượng gần 7 triệu tấn đối với bưởi và gần
29 triệu tấn đối với cam. Khu vực Đông Nam Á, Đông Á (Trung Quốc, Việt Nam, Thái
Lan, Indonesia) có vị trí thuận lợi cho canh tác bưởi, cam và đây là vùng trồng quả có múi
nói chung và cam, bưởi quan trọng nhất trên thế giới.
Bảng 1.2. Sản xuất bưởi, cam trên thế giới năm 2020

Bưởi
Châu lục

Cam

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1.000 ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)

(1.000 ha)

(tạ/ha)

(1.000 tấn)

Thế giới


355,906

263,586

9.381,189

3.953,011

193,692

76.566,646

Châu Á

224,737

308,864

6.941,326

1.666,501

172,170

28.692,105

Châu Mỹ

71,276


206,813

1.474,086

1.416,798

214,411

30.377,672

Châu Phi

55,555

154,643

859,121

573,388

186,816

10.711,770

Châu Âu

3,480

278,908


97,060

275,589

231,848

6.389,484

Châu
Australia

0,857

112,011

9,595

20,735

190,798

395.613

(Nguồn: FAO, 2022)

15


Chương 1. CÂY CÓ MÚI (CÂY BƯỞI, CÂY CAM)


Trung Quốc là quốc gia trồng bưởi lớn nhất trên thế giới, chiếm 25% diện tích trồng
bưởi và 54% sản lượng của thế giới vào năm 2020. Đây là quốc gia có kỹ thuật thâm canh
cao, năng suất bưởi đã gấp đôi bình quân của thế giới. Quốc gia trồng bưởi nhiều thứ 2
thế giới là Việt Nam, diện tích trồng bưởi của Việt Nam năm 2020 đã vượt qua châu Phi,
chiếm 19% diện tích canh tác của thế giới. Tuy nhiên, do cịn nhiều hạn chế về kỹ thuật và
cơng nghệ canh tác nên năng suất bưởi của Việt Nam còn rất thấp, chỉ bằng khoảng một
nửa năng suất trung bình của thế giới.
Brazil là quốc gia có sản lượng cam cao nhất trên thế giới với 16.707.900 tấn, chiếm
khoảng 22% sản lượng cam trên thế giới và năng suất cam cao hơn 150% năng suất cam
trung bình của thế giới (đạt 29,17 tấn/ha so với 19,36 tấn/ha).
Bảng 1.3. Sản lượng bưởi và cam của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2020
Bưởi
STT

Quốc gia

1

Trung Quốc

2

Cam
Sản lượng
(1.000 tấn)

Quốc gia

Sản lượng

(1.000 tấn)

4.950,0

Brazil

16.707,9

Việt Nam

932,0

Ấn Độ

10.176,0

3

Mỹ

517,1

Trung Quốc

7.500,0

4

Mexico


490,9

Mỹ

4.766,3

5

Nam Phi

349,5

Mexico

4.648,6

6

Thái Lan

290,7

Ai Cập

3.966,2

7

Su Đăng


267,5

Bồ Đào Nha

3.343,9

8

Thổ Nhĩ Kỳ

238,0

Indonesia

2.722,9

9

Israel

145,7

Iran

2.214,2

10

Argentina


114,0

Ý

1.772,7
(Nguồn: FAOSTAT, 2022)

b) Tiêu thụ, thị trường
Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ bưởi lớn nhất ở châu Á, với số lượng 4,8 triệu tấn
chiếm khoảng 72% tổng lượng tiêu thụ. Hơn nữa, tiêu thụ bưởi ở Trung Quốc đã vượt
gấp 8 lần Việt Nam với 611 nghìn tấn. Ấn Độ tiêu thụ 377 nghìn tấn, đứng thứ ba về tổng
lượng tiêu thụ với 5,6% thị phần. Tại Trung Quốc, tiêu thụ bưởi tăng với tốc độ trung bình
hàng năm tăng 7,5% trong giai đoạn 2007 - 2018. Ở các nước khác, tỷ lệ trung bình hàng
năm như sau: Việt Nam tăng 5,5%/năm, Ấn Độ tăng 7,1%/năm. Xét về giá trị, chỉ riêng
Trung Quốc xuất khẩu đạt 4,5 tỷ USD dẫn đầu thị trường, thứ hai là Việt Nam với 707
triệu USD, tiếp theo là Thái Lan. Các quốc gia có mức tiêu thụ bưởi bình quân đầu người
16


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA

cao nhất trong năm 2018 là Việt Nam (6,3 kg/1.000 người), Trung Quốc (3,3 kg/1.000
người) và Thái Lan (3,3 kg/1.000 người).
Thị trường sản xuất cam tươi có tính tập trung cao, trong đó Brazil đứng đầu với thị
phần gần 35%, tiếp theo là Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, Florida và California
là những vùng sản xuất cam chính chịu trách nhiệm cho phần lớn sản lượng cam của thế
giới. Khoảng 90% cam sản xuất ở Hoa Kỳ được tiêu thụ trong nước ở dạng tươi hoặc chế
biến, chỉ có 9% cam được xuất khẩu sang các nước khác. Hầu hết cam tươi được sử dụng
để sản xuất các loại đồ uống khác nhau bao gồm đồ uống thực phẩm và nước quả tươi. Vì
việc tiêu thụ nước giải khát thường xuyên hơn vào mùa hè, điều này sẽ làm tăng nhu cầu

và mức tiêu thụ theo mùa trên toàn thế giới. Nhu cầu về cam đạt cao nhất trong các tháng
11, 12 và 1, khi nhiệt độ thấp hơn một chút. Tăng trưởng ở thị trường châu Âu được duy
trì, đặc biệt là ở Đức, nơi tiêu thụ cam có nhu cầu mạnh nhất trong những năm gần đây.
Do đó, nguồn cung và sản lượng cam tươi cao hơn cùng với điều kiện thời tiết thuận lợi
đang kích thích tiêu thụ cam theo mùa.
1.1.2.2. Trong nước
a) Tình hình sản xuất
Cây ăn quả có múi (cam, bưởi, quýt, chanh) hiện là nhóm cây ăn quả có diện tích lớn
nhất, chiếm 24% tổng diện tích cây ăn quả cả nước. Trong đó, cam chiếm tỷ trọng lớn
nhất (41% diện tích), tiếp theo là bưởi (33%), chanh (16%) và quýt (10%).
Từ 2010 đến nay, diện tích trồng bưởi của Việt Nam tăng gấp 2 lần, diện tích trồng
mới và diện tích cho thu hoạch ngày một tăng kéo theo sản lượng bưởi năm 2019 đạt
819.000 tấn. Tuy có sự mở rộng về quy mơ canh tác, hình thành nên các vùng chuyên
canh bưởi ở các miền của đất nước nhưng năng suất bưởi của Việt Nam trong hơn 10 năm
qua lại khơng có sự đột biến lớn. Năm 2022, Việt Nam đã có 105.400 ha trồng bưởi, sản
lượng gần 905.000 tấn; với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Cụ
thể, vùng Đồng bằng sơng Hồng có hơn 13.000 ha với sản lượng trên 175.000 tấn, Trung
du và miền núi phía Bắc có hơn 30.000 ha với sản lượng 253.000 tấn. Riêng Đồng bằng
sơng Cửu Long có khoảng 32.000 ha  với sản lượng khoảng 369.000 tấn... Đến tháng
11/2022, đã có 36 vùng trồng bưởi của 10 tỉnh (Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp,
An Giang, Tiền Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Đắk Nông) được
cấp mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ với tổng diện tích 752 ha (chiếm
0,71% diện tích trồng bưởi của cả nước), sản lượng dự kiến 13.105,6 tấn (chiếm 1,4 %
tổng sản lượng bưởi của cả nước) (vietnamplus.vn, 2022).
Năm 2019, diện tích cam phía Bắc 54,3 nghìn ha, sản lượng 487,9 nghìn ha, bằng
55,4% diện tích và 48% sản lượng cam cả nước. Các tỉnh sản xuất chủ yếu gồm: Hà
Giang, Tun Quang, Hịa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh. Diện
17



Chương 1. CÂY CĨ MÚI (CÂY BƯỞI, CÂY CAM)

tích cam ở phía Nam đạt 43,7 nghìn ha, sản lượng trên 529,3 nghìn tấn, tương ứng chiếm
44,6% và 52% so với cả nước; tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 84,6% so toàn miền).
Các tỉnh sản xuất chủ yếu gồm: Hậu Giang (10,7 nghìn ha), Vĩnh Long (10,8 nghìn ha) và
Sóc Trăng (hơn 3,5 nghìn ha). Năm 2022, diện tích cam miền Bắc khoảng 53,1 nghìn ha,
sản lượng 394,6 nghìn ha, chiếm 13,5% tổng diện tích cây ăn quả tồn miền, bằng 54,5%
diện tích và 47% sản lượng cam cả nước; năng suất ước đạt 13,1 tấn/ha, bằng 96,4% so
với năng suất cam bình quân cả nước, bằng 93,2% so với năng suất cam bình quân tại các
tỉnh miền Nam (Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, 2022).
Bảng 1.4. Sản xuất bưởi và cam của Việt Nam năm 2019
Cây bưởi
TT

Địa điểm

CẢ NƯỚC

Cây cam

Diện tích
(ha)

Năng
suất (tạ/
ha)

Sản lượng
(tấn)


Diện tích
(ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

97.856,5

124,3

818.913,7

98.054,0

142,3

1.017.199,8

1

ĐBSH

12.185,7

160,8

5.254,6


143,4

61.292,2

61.292,2

2

TDMNPB

27.691,8

108,7

34.830,1

134,7

319.456,8

319.456,8

3

Bắc Trung Bộ

9.149,3

122,3


14.268,3

114,4

107.167,8

107.167,8

4

Nam Trung Bộ

3.181,3

63,7

959,6

56,2

3.589,4

3.589,4

5

Tây Nguyên

1.220,9


87,1

1.238,0

89,5

8.473,2

8.473,2

6

Đông Nam Bộ

13.527,3

98,7

4.519,5

159,6

45.555,5

45.555,5

7

ĐBSCL


30.900,3

132,9

36.984,0

159,0

471.664,9

471.664,9

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2022)

Về phân bố của cây bưởi: diện tích bưởi miền Bắc tại các tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang,
Hịa Bình, Tun Quang, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế có hơn 49
nghìn ha, sản lượng 406,6 nghìn tấn, chiếm 50,1% diện tích và 49,6% sản lượng bưởi cả
nước; các tỉnh sản xuất chủ yếu gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Hịa Bình, Tun Quang, Hà
Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. Tại miền Nam, diện tích bưởi ước đạt 48,8
nghìn ha, sản lượng 412,3 nghìn tấn, chiếm gần 50% diện tích và 50,4% sản lượng bưởi
cả nước; tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL (chiếm 63,3% so diện tích bưởi tồn miền).
Địa phương có diện tích bưởi lớn gồm Bến Tre (gần 9,1 nghìn ha), Vĩnh Long (hơn 8,7
nghìn ha) và Đồng Nai (gần 8,3 nghìn ha). Các tỉnh sản xuất cam ở phía Bắc chủ yếu gồm:
Hà Giang, Tuyên Quang, Hịa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh
(Bộ NN&PTNT, 2022).
18


GIÁO TRÌNH CÂY ĂN QUẢ CHUYÊN KHOA


b) Tiêu thụ, thị trường
Bưởi chủ yếu tiêu thụ trong nước, năm 2019 sản lượng bưởi xuất khẩu chỉ chiếm
1,2% sản lượng. Sản phẩm bưởi Da Xanh hiện nay được nhiều nước ưa chuộng, tuy nhiên
số lượng xuất khẩu rất khiêm tốn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu bưởi năm 2015 là 1,15
triệu USD, đến năm 2019 mới đạt 4,13 triệu USD (Bộ NN&PTNT, 2022). Hiện quả bưởi
Việt Nam (chủ yếu là giống Da Xanh, Năm Roi, Diễn...) không chỉ tiêu thụ trong nước
mà còn được các doanh nghiệp xuất khẩu qua một số nước như Hàn Quốc, Hà Lan, Đức...
Đồng thời, nhiều thị trường tiềm năng có thể xuất khẩu như: Singapore, Nhật Bản, Nga...
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2018, xuất khẩu mặt hàng rau
hoa quả của nước ta đạt 3,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017. Trong số các
mặt hàng rau, củ, quả xuất khẩu của Việt Nam thì xuất khẩu quả bưởi trong 10 tháng năm
2018 trị giá đạt 5,12 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017 - tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu quả bưởi lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng chung. Trong số gần 400 mặt hàng
rau, củ, quả... các loại xuất khẩu trong 10 tháng năm 2018 thì quả bưởi giữ vị trí thứ 51,
chiếm 0,16% thị phần, lớn hơn so với mức 0,15% thị phần của cùng kỳ năm. Quả bưởi
Việt Nam là loại quả tươi thứ 7 của nước ta được phép nhập khẩu vào Mỹ, sau các loại
quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Bến Tre có 3 sản phẩm gồm bưởi,
nhãn, chơm chơm được xuất khẩu sang Mỹ. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng bưởi khoảng
10.000 ha, hàng năm cho sản lượng trên 200.000 tấn. Bến Tre là địa phương xuất khẩu
lô bưởi đầu tiên sang thị trường đầy tiềm năng và đòi hỏi tiêu chuẩn, chất lượng cao này.
Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu quả tươi Chánh Thu, huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre đơn vị đã trực tiếp đăng ký và chuẩn bị về mọi mặt để đưa sản phẩm bưởi Bến
Tre sang thị trường Hoa Kỳ. Năm 2022, tỉnh đã được cấp 25 mã số vùng trồng bưởi Da
Xanh xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ; riêng đối với thị trường Mỹ đã được cấp 11
mã số với diện tích 156,76 ha, sản lượng 3.135 tấn/năm (Vietnamplus.vn, 2022).
Quả cam Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ trong nước lượng xuất khẩu được ra thị
trường quốc tế rất ít và hầu như không đáng kể. Cam ở Việt nam chủ yếu được tiêu thụ
dưới dạng quả tươi, ít có các sản phẩm chế biến như nước ép, mứt,... do nhu cầu thị trường
về các sản phẩm chế biến từ cam không cao. Các tỉnh nỗ lực xây dựng thương hiệu cho

cam, quýt. Đã từ lâu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) nổi tiếng với thương hiệu Cam sành
Hàm Yên, được người tiêu dùng bình chọn là một trong 50 quả tươi đặc sản Việt Nam; lọt
TOP 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng; được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công
nghệ) cấp chỉ dẫn địa lý sản phẩm “Cam sành Hàm Yên”; Tỉnh Bắc Kạn đã coi cam quýt
là cây ăn quả chủ lực được thể hiện trong đề án “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc
Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Tỉnh Hà Giang, năm
2022 đã có hơn 70 cơ sở sản xuất với khoảng 3.500 hộ trồng cam được cấp giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích hơn 4.200 ha...
19



×