Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.61 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thanh Vũ – Luật Hình sự và tố tụng Hình sự - năm 2018

NGUYỄN THANH VŨ

TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH VŨ

TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với sự
hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa. Các kết quả trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học
nào trước đây.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thanh Vũ


BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
CSĐT

:
:

Bộ luật hình sự
Cảnh sát điều tra

KTHS

:

Kỹ thuật hình sự

NXB
TAND


:
:

Nhà xuất bản
Tịa án nhân dân

TNHS
VKSND

:
:

Trách nhiệm hình sự
Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................
CHƢƠNG 1. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI TÀNG TRỮ
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY …………………………………………..
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về hành vi khách quan của tội
tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn áp dụng ………………………
1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về hành vi khách quan
tội tàng trữ trái phép chất ma túy …………………………………………

5
5
17


CHƢƠNG 2. ĐỊNH LƢỢNG CHẤT MA TÚY TRONG TỘI TÀNG
TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY…………………………………….
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về định lượng chất ma túy trong

21

tội tàng trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn áp dụng …………………..
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về định lượng chất ma túy trong
tội tàng trữ trái phép chất ma túy ………………………………………….

21

KẾT LUẬN ……………………………………………………………….

36
40


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoàn thiện pháp luật nói chung là một yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong đó hồn thiện Bộ luật hình sự
(BLHS) là một trong những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu
cầu phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người. Nhằm thể chế hóa chủ
trương của Đảng, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội Khóa XIII (ngày 27 tháng 11 năm
2015) Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự năm 2015. Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội
khóa XIV ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã chính thức thơng qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 và có hiệu lực ngày 01

tháng 01 năm 2018. Bộ luật hình sự năm 2015, góp phần hồn thiện quy định của
pháp luật, tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu trong áp dụng pháp luật hình sự đối với các
loại tội phạm, trong đó có tội phạm về ma túy.
Các tội phạm về ma túy được quy định tại chương XX Bộ luật năm 2015 trong
13 Điều luật. Bên cạnh việc kế thừa các quy định đã có từ Bộ luật hình sự năm
1999, Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với việc đấu
tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trong tình hình mới. Mặc dù vậy, thực tiễn
đấu tranh chống tội phạm về ma túy vẫn cịn gặp những khó khăn, vướng mắt, trong
đó có những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội
tàng trữ trái phép chất ma túy.
Những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội
tàng trữ trái phép chất ma túy thể hiện trong xác định dấu hiệu định tội, dấu hiệu
định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS), đặc biệt là
việc giám định hàm lượng chất ma túy cũng như những đánh giá các tình tiết của vụ
án để quyết định hình phạt. Những khó khăn, vướng mắc trên xuất phát từ những
quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, thiếu văn bản hướng dẫn hoặc hướng
dẫn chưa cụ thể về áp dụng pháp luật đối với các tội phạm này. Bên cạnh đó, thực
tiễn áp dụng pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma túy luôn đa dạng, phức tạp
trong khi trình độ, năng lực của cán bộ làm cơng tác bảo vệ pháp luật còn hạn chế.
Hiện nay, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế, hiện thực hóa các tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết số 48-NQ/TW
ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng tới 2020” và Nghị quyết số 49


2

- NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020” thì việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hồn thiện Bộ luật
hình sự năm 2015 trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy phải được quan tâm

thực hiện. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Tội tàng trữ trái phép chất ma
túy theo luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. Trên cơ sở đó
để có sự nhìn nhận khách quan, tồn diện về những vướng mắc, bất cập trong quy
định của pháp luật hình sự, qua đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hồn thiện pháp
luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về tội tàng trữ
trái phép chất ma túy, cụ thể như sau:
- Về giáo trình:
+ Cao Thị Oanh (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội
phạm, NXB Giáo dục Việt Nam.
+ Tổng cục xây dựng lực lượng Cơng an nhân dân (2011), Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm, NXB Công an nhân dân.
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam – Phần các tội phạm, quyển 1, NXB Hồng Đức.
Các tài liệu trên chủ yếu nêu lên một số vấn đề về lý luận và quy định của Bộ
luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội tàng trữ trái phép chất ma túy,
không đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội
tàng trữ trái phép chất ma túy. Luận văn đã kế thừa một số vấn đề được nêu trong các
giáo trình trên để cũng cố phần lý luận về tội về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
- Về bài viết tạp chí:
+ Nguyễn Thị Phương Hoa (2015), “Hồn thiện quy định của Bộ luật hình sự
đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý các chất ma túy”, Tạp chí Khoa học pháp
lý (số 08), tr. 64-70.
+ Nguyễn Thị Phương Hoa (2014), “Tội phạm về ma túy theo các Công ước
của Liên hợp quốc về kiểm sốt ma túy và Bộ luật hình sự Việt Nam: Nghiên cứu
so sánh”, Tạp chí Khoa học pháp lý (số 1), tr. 49-60 và 80.
+ Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (2015), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật
nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoạc chiếm đoạt chất ma túy tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý (số

6), tr. 42-48.


3

+ Lư Quang Vinh (2015), “Hiểu sao cho đúng về tội tàng trữ trái phép chất ma
túy”, Luật sư Việt Nam, Liên Đoàn luật sư Việt Nam (số 6), tr. 37-38.
Các bài viết trên đã nghiên cứu về lý luận và thực tiễn một số vấn đề có liên
quan đến tội tàng trữ trái phép chất ma túy, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Khi thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp thu
một số quan điểm của các tác giả trên để cũng cố về dấu hiệu pháp lý và định hướng
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Mặt khác, trong
luận văn này tác giả đề cập đến những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn xử lý tội
tàng trữ trái phép chất ma túy hiện nay, từ đó đưa ra những đề xuất của cá nhân
nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như nâng cao chất lượng áp dụng
pháp luật về tội phạm này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Thơng qua các vụ án đã xảy ra trong thực tế để đánh
giá, phân tích những khó khăn, vướng mắc bất cập trong áp dụng pháp luật hình sự
Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Qua đó tác giả đề xuất một số kiến
nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép
chất ma túy và nâng cao chất lượng xét xử các vụ án về tội phạm này.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái
phép chất ma túy.
+ Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép
chất ma túy.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Việc đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam
được thực hiện đối với giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018.

- Về không gian: Các bản án, bản cáo trạng và bản kết luận điều tra vụ án
được thu thập từ Tòa án nhân dân (TAND), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) và
Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) một quận, huyện, thành phố.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin với phép biện chứng duy vật.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng xuyên
suốt trong luận văn, dùng để phân tích, phân loại, hệ thống hóa các thơng tin khoa


4

học thu thập được từ các văn bản pháp luật, tài liệu, bản án có liên quan đến nội
dung luận văn, từ đó rút ra các kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu án điển hình: Phương pháp này được sử dụng để
sàng lọc, tìm ra những bản án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy cịn thiếu sót, bất
cập trong thực tế.
+ Phương pháp đánh giá: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để đánh giá
thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ đó rút ra
những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng pháp
luật hình sự về các tội phạm này.
6. Những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật hình sự về tội
tàng trữ trái phép chất ma túy, trên cơ sở tổng hợp từ các vụ án thực tế điển hình,
luận văn xác định những điểm còn bất cập, hạn chế, chưa phù hợp với thực tế đấu
tranh phòng, chống tội phạm, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp cần được
hoàn thiện.
Luận văn đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện quy
định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đưa ra một số giải

pháp đối với liên Ngành tư pháp Trung ương với mục đích phát huy và nâng cao
hiệu quả áp dụng thủ tục này trong thực tiễn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương.
Chương 1. Hành vi khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Chương 2. Định lượng chất ma túy trong tội tàng trữ trái phép chất ma túy


5

CHƢƠNG 1
HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA
TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về hành vi khách quan của tội tàng
trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn áp dụng
Hành vi khách quan tội tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc mặt khách quan
của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn
ra và tồn tại trong thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của
tội phạm gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc
thực hiện tội phạm như: Thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ phạm tội,
hồn cảnh phạm tội…1.
Để kết luận một người có phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý hay khơng
cần phải xác định tính trái phép của việc thực hiện hành vi phạm tội. Tính trái phép
được thể hiện ở việc người phạm tội đã thực hiện hành vi mà Nhà nước nghiêm
cấm, do tính chất của hành vi là nguy hiểm đối với xã hội nên cần phải được quy
định trong BLHS.
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là tội có cấu thành tội phạm hình thức, vì
mặt khách quan của tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy chỉ có dấu hiệu hành vi
khách quan là dấu hiệu bắt buộc mà không quy định về dấu hiệu hậu quả.

Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội tàng trữ
trái phép chất ma túy. Nội dung của điều luật quy định:
“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà khơng nhằm mục đích mua
bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã
bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và
252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến
dưới 500 gam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung,
NXB Hồng Đức, tr. 114.


6

11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của
cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định
có khối lượng từ 01 kilơgam đến dưới 10 kilơgam;
đ) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilơgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó
tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các
điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.”.
Như vậy, hành vi khách quan cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy phải

có đầy đủ các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Tàng trữ trái phép chất ma
túy ở đây là có cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy.
Thứ hai, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đó khơng nhằm mục đích mua
bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy. Đây chính là mục đích của việc
thực hiện hành vi mà trong dấu hiệu cấu thành tội phạm đã xác định để cấu thành
tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Như vậy, nếu người có hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy nhằm mục đích vận chuyển trái phép chất ma túy thì đó là hành vi
khách quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy, sẽ cấu thành tội vận chuyển
trái phép chất ma túy; nếu người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm
mục đích mua bán trái phép chất ma túy thì đó là hành vi khách quan của tội mua
bán trái phép chất ma túy, sẽ cấu thành tội mua bán trái phép chất ma túy; nếu
người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục đích sản xuất trái phép
chất ma túy thì đó là hành vi khách quan của tội sản xuất trái phép chất ma túy, sẽ
cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy.
Bên cạnh đó, để áp dụng đúng và thống nhất các quy định tại Chương XVIII
“Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999, Bộ Công an, VKSND tối cao,
TAND tối cao, Bộ Tư pháp thống nhất ra Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLTBCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP (Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT) để hướng
dẫn về trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà các hành vi đó có liên quan
chặt chẽ với nhau thì chỉ phạm một tội và chịu một hình phạt. Nội dung này của
Thơng tư quy định cụ thể như sau:


7

“Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy
ở bất cứ nơi nào… mà khơng nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái
phép chất ma túy.
“Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất
ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào… mà khơng nhằm mục

đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.
“Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:
“… Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; …”
Trong quy định ở phần này, căn cứ vào mục đích của việc thực hiện hành vi để
xác định tội phạm mà người đó đã thực hiện. Như vậy, trong trường hợp này, nếu
người thực hiện nhiều hành vi phạm tội như tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy sẽ được xác định việc thực hiện hành vi phạm tội đó là nhằm tàng trữ,
vận chyển hay mua bán trái phép chất ma túy để xác định tội danh cụ thể và chỉ
phạm một tội là tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma
túy hay tội mua bán trái phép chất ma túy.
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, là tội danh được quy định tại một điều luật
độc lập, Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là điểm khác
biệt lớn so với quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều
194 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), tội “tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép, hoặc chiếm đoạt chất ma túy”.
Có thể thấy rằng, quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đã giải quyết được một số bất cập trong quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009), cũng như trong hướng dẫn của Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT, cụ thể như hướng dẫn chi tiết về xác định tội danh và truy cứu
TNHS đối với các trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội.
Điển hình như các quy định tại mục 3 phần I, mục 3 phần II của Thông tư liên tịch
số 17/2007/TTLT, cho thấy các quy định trên chưa có sự thống nhất với nhau trong
việc định tội danh. Đối với quy định tại mục 3 phần I của Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT quy định trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà các hành
vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau thì phạm nhiều tội tương ứng với các hành vi
đã thực hiện và truy cứu TNHS với tất cả các tội đã thực hiện và chỉ phải chịu một
hình phạt cho tất cả các tội đó. Đối với quy định tại mục 3 phần II của Thông tư liên
tịch số 17/2007/TTLT quy định trường hợp thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà các
hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau thì chỉ phạm một tội và chịu một hình phạt.



8

Với việc quy định tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép
chất ma túy, tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định thành những tội danh
độc lập với nhau đã giải quyết được những điểm chưa hợp lý, bất cập trong Thông
tư liên tịch số 17/2007/TTLT. Như vậy, trong những trường hợp một người thực
hiện nhiều hành vi phạm tội quy định tại mục 3 phần I của Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT mà “các hành vi đó có liên quan chặt chẽ với nhau” thì sẽ xác định
một tội danh cụ thể mà người đó đã thực hiện, vấn đề là xác định cần truy cứu
TNHS tội nào khi người đó cùng lúc thực hiện nhiều hành vi phạm tội, như người
vừa có hành vi tàng trữ, vừa có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Ta thấy rằng, xét từ góc độ chính sách hình sự và việc phân hóa tội phạm, thì
tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và vận
chuyển trái phép chất ma túy là không giống nhau. Nếu một cá nhân chỉ tham gia
vào việc tàng trữ thì tính nguy hiểm cho xã hội trong hành vi mà họ gây ra sẽ khơng
cao bằng người có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy hay tàng trữ, vận
chuyển trái phép chất ma túy. Vì vậy, khi xem xét hai hành vi này cần phải phân
định rõ ràng, cụ thể để truy cứu TNHS cho chính xác nhằm đảm bảo tính khách
quan, cơng bằng trong việc xử lý người phạm tội.
Thứ ba, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy phải có tính nguy hiểm đáng kể
mới cấu thành tội phạm, có nghĩa là phải đáp ứng định lượng tối thiểu quy định từ điểm
a đến điểm i khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tuy
nhiên, về vấn đề này tác giả sẽ phân tích chi tiết trong Chương 2 của luận văn.
Tác giả nhận thấy, phạm tội về ma túy thường có nhiều hành vi nối tiếp nhau,
như muốn cất giữ, cất giấu trái phép chất ma túy thì trước đó thường có hành vi
dịch chuyển trái phép chất ma túy từ nơi này đến nơi khác. Việc định tội danh tàng
trữ trái phép chất ma túy ở một số địa phương hiện nay vẫn còn bất cập, chưa có sự
thống nhất trong xác định hành vi khách quan của tội phạm, nhất là trong trường
hợp phát hiện và bắt giữ đối tượng đang dịch chuyển chất ma túy từ nơi này đến nơi

khác. Việc xác định hành vi khách quan của tội phạm và định tội của các cơ quan
tiến hành tố tụng ở một số vụ án vẫn còn bất cập, chưa xác định đúng hành vi khách
quan của tội phạm, từ đó định tội khơng đúng theo quy định của BLHS và Hướng
dẫn của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT. Điển hình như một số vụ án:
Vụ án thứ nhất:
Vào lúc 23 giờ ngày 22 tháng 9 năm 2017 tại cầu Thạnh Lợi, tỉnh lộ 897C, ấp
Thạnh Lợi, xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, lực lượng CSĐT


9

tội phạm về kinh tế và ma túy, Công an huyện Chợ Gạo bắt quả tang Phan Hùng
Cường điều khiển xe mơtơ Suzuki biển kiểm sốt 63B9-180.55 có 09 túi nylon màu
trắng bên trong chứa 1,3608 gam Methamphetamine và hai viên thuốc màu xanh
chứa 0,8306 gam Methamphetamine, Ketamine. Cường khai nhận là người nghiện
ma túy nên đã đi mua ma túy từ thành phố Mỹ Tho về huyện Chợ Gạo để sử dụng 2.
Cáo trạng số 61/KSĐT-MT ngày 26 tháng 10 năm 2017 của VKSND huyện
Chợ Gạo đã truy tố bị cáo Phan Hùng Cường về tội vận chuyển trái phép chất ma
túy theo Khoản 1 Điều 194 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
TAND huyện Chợ Gạo nhận định: Bị cáo Phan Hùng Cường là người nghiện
ma túy và đã mua ma túy vận chuyển từ thành phố Mỹ Tho về huyện Chợ Gạo, để
sử dụng, đủ cơ sở tuyên bố bị cáo Phan Hùng Cường phạm tội vận chuyển trái phép
chất ma túy, tội phạm và hình phạt được quy định tại Khoản 1 Điều 194 BLHS năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nên đã tuyên Phan Hùng Cường phạm tội vận
chuyển trái phép chất ma túy theo Khoản 1 Điều 194 BLHS, xử phạt Phan Hùng
Cường 02 năm 06 tháng tù.
Vụ án thứ hai:
Khoảng 7 giờ ngày 12 tháng 10 năm 2017, Nguyễn Vĩnh H điều khiển xe
mơtơ từ phịng trọ thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đến khu vực ngã tư 550,
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương để mua cơm, tại đây H gặp và mua của một

thanh niên 300.000 đồng được một gói ma túy gói trong giấy bạc, sau đó H điều
khiển xe về nhà ăn cơm. Ăn cơm xong, H bỏ gói ma túy vào khăn vải quấn vào kính
chiếu hậu bên trái xe mơtơ rồi điều khiển xe đi làm ở khu cơng nghiệp Sóng Thần 2,
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Đến khoảng 09 giờ 30 cùng ngày, khi đi đến đường
số 22 thuộc khu cơng nghiệp Sóng Thần 2, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương thì bị lực
lượng trinh sát của phịng CSĐT tội phạm ma túy Cơng an tỉnh Bình Dương phối
hợp với trinh sát đội CSĐT tội phạm ma túy Công an thị xã Dĩ An phát hiện bắt quả
tang, thu giữ trên xe của H 01 gói giấy bạc bên trong có 0,1488 gam heroine3.
Tại Cáo trạng số 21/QĐ-KSĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của VKSND thị xã
Dĩ An truy tố bị cáo Nguyễn Vĩnh H về tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy
định tại Điều 250 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Bản án số: 52/2017/HSST ngày 21/11/2017 về vụ án “vận chuyển trái phép chất ma túy” của
TAND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
3
Bản án số: 17/2018/HSST ngày 26/1/2018 về vụ án “vận chuyển trái phép chất ma túy” của
TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, truy cập ngày 21/7/2018.
2


10

TAND thị xã Dĩ An nhận định: Nguyễn Vĩnh H vận chuyển trái phép chất ma
túy để sử dụng là rất nguy hiểm cho xã hội. TAND thị xã Dĩ An đã tuyên bị cáo
Nguyễn Vĩnh H phạm tội vận chuyển phép chất ma túy theo Điều 250 BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Vụ án thứ ba:
Vào lúc 01 giờ ngày 07 tháng 01 năm 2018 tại tỉnh lộ 879 thuộc ấp Lương Phú
B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, Công an huyện Chợ Gạo
phối hợp với Cơng an xã Lương Hịa Lạc phát hiện và bắt quả tang Trần Thanh
Tuấn điều khiển xe mơtơ 59T1–158.89 có cất giấu 01 túi nylon màu trắng bên trong

có chứa 0,7005 gam Methamphetamine. Tuấn khai nhận số ma túy trên là của Tuấn
mua ở thành phố Mỹ Tho, mục đích mua số ma túy trên về để sử dụng4.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Chợ Gạo nhận định hành vi của Tuấn là mua
ma túy, cất giấu trong người rồi vận chuyển từ Mỹ Tho về Chợ Gạo để sử dụng là
hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Vì vậy, Cơ quan CSĐT Cơng an huyện
Chợ Gạo đã chuyển hồ sơ đề nghị truy tố Tuấn tội vận chuyển trái phép chất ma túy
được quy định tại Điều 250 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Qua ba vụ án trên, tác giả nhận thấy các đối tượng đều có hành vi vận chuyển
trái phép chất ma túy và đối tượng bị bắt khi đang có hành vi vận chuyển trái phép
chất ma túy. Tuy nhiên, mục đích hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy trên là
nhằm tàng trữ trái phép chất ma túy, điều đó thể hiện qua khai nhận của đối tượng,
kết quả điều tra, kết luận của VKSND khi truy cứu TNHS và của TAND khi xét xử.
Với căn cứ như trên, hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhằm mục đích tàng
trữ trái phép chất ma túy là hành vi khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma
túy nên cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong khi đó, Cơ quan CSĐT,
VKSND và TAND lại nhận định và kết luận các đối tượng hành vi vận chuyển trái
phép chất ma túy nhằm mục đích sử dụng là hành vi khách quan của tội vận chuyển
trái phép chất ma túy nên cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy, điều đó có
nghĩa là các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ vào việc dịch chuyển trái phép
chất ma túy để xác định hành vi khách quan của tội phạm mà khơng căn cứ vào mục
đích của việc thực hiện hành vi, vì vậy khơng phù hợp với quy định của Điều 250
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về cấu thành tội vận chuyển trái phép
chất ma túy đó là “Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm
Bản kết luận điều tra số: 86/KLĐT ngày 05/4/2018 về vụ án “vận chuyển trái phép chất ma túy”
của Cơ quan CSĐT Công an huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
4


11


mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy…” và Hướng dẫn
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT về việc xác định hành vi phạm tội vận chuyển
trái phép chất ma túy “vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất
hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào …mà
khơng nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác”.
Như vậy, trong các vụ án trên các đối tượng đã thực hiện hành vi vận chuyển
trái phép chất ma túy nhằm mục đích tàng trữ trái phép chất ma túy, đây chính là
hành vi khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy nên phải cấu thành tội
tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017). Tuy nhiên, từ các vụ án trên cho thấy quy định của Điều 250 BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT về tội vận chuyển trái phép chất ma túy chưa thật thuyết phục. Theo
chúng tôi, khi hành vi thực tế mà người phạm tội thực hiện là hành vi vận chuyển
trái phép chất ma túy thì nếu hành vi đó khơng nhằm mục đích mua bán hay sản
xuất chất ma túy khác thì cần xử lý về tội vận chuyển trái phép chất ma túy để phản
ánh đúng tính chất của hành vi. Việc nhà làm luật quy định dấu hiệu “mục đích tàng
trữ” để xác định hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy phạm vào tội tàng trữ trái
phép chất ma túy và ngược lại hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm mục đích
vận chuyển lại phạm vào tội vận chuyển trái phép chất ma túy tạo nên sự mâu thuẩn
nhất định trong chính sách xử lý.
Vụ án thứ tƣ:
Vào khoảng 21 giờ ngày 22 tháng 01 năm 2017, Quách Hồ N được một người
bạn chở đến khu vực công viên thuộc quận B, thành phố H để lấy đồ. Tại đây, N
nhận được cuộc gọi điện thoại của người đàn ông nhờ đưa ma túy cho một người
thanh niên và hứa sẽ cho ma túy sử dụng thì N đồng ý. Người đàn ơng chỉ chỗ cho
N biết nơi cất giấu 02 túi nylon miệng kéo dính chứa tinh thể màu trắng được bỏ
trong 01 gói thuốc lá hiệu Jet màu trắng để phía dưới ghế ngồi trong công viên. N
đến lấy bỏ vào túi quần rồi đón xe ơm về phịng trọ lấy một ít ma túy sử dụng, số
cịn lại vẫn để trong 02 túi nylon miệng kéo dính chứa tinh thể màu trắng cất lại vào
trong gói thuốc lá hiệu Jet màu trắng. Đến khoảng 10 giờ ngày 23 tháng 01 năm

2018 người đàn ơng gọi điện thoại cho N nói cầm hai túi nylon miệng kéo dính
chứa tinh thể màu trắng đến quán cà phê không tên tại phường A, thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương ngồi đợi có người đến lấy. N cất số ma túy trong túi quần đang mặc,
đón xe ơm đến qn cà phê khơng tên ngồi đợi. Đến khoảng 10 giờ 45 phút cùng


12

ngày, lực lượng Cơng an tỉnh Bình Dương kết hợp cùng Công an phường A kiểm
tra quán cà phê không tên, phát hiện N có 01 gói thuốc lá hiệu Jet màu trắng bên
trong có 02 túi nylon miệng kéo dính chứa 5,0218 gam Methamphetamine nên lập
biên bản bắt người phạm tội quả tang.
Cáo trạng số 101/QĐ-VKS ngày 04 tháng 4 năm 2018, VKSND thị xã Dĩ An
truy tố bị cáo Quách Hồ N về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nhận định: Hành vi tàng trữ 5,0218 gam
Methamphetamine của bị cáo Quách Hồ N đã đủ yếu tố cấu thành tội tàng trữ trái
phép chất ma túy theo quy định tại Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) nên đã tuyên bị cáo Quách Hồ N phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy,
xử phạt bị cáo Quách Hồ N 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù.5
Trong vụ án này, tác giả nhận thấy đối tượng có hai hành vi đó là tàng trữ trái
phép chất ma túy và vận chuyển trái phép chất ma túy, thể hiện rõ qua nội dung vụ
án trong bản án của TAND thị xã Dĩ An, đối tượng Quách Hồ N đã cất giữ chất ma
túy, sau đó đã vận chuyển chất ma túy đến một địa điểm khác để giao chất ma túy
lại cho người khác và khi đang ngồi đợi để giao chất ma túy thì bị bắt giữ, như vậy
ở đây đối tượng bị bắt khi đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong
trường hợp này Quách Hồ N đã vận chuyển đến được địa điểm đã hẹn để giao lại
chất ma túy cho người khác, chất ma túy trên không phải của Qch Hồ N và mục
đích của N cũng khơng phải là cất giữ chất ma túy mà chỉ giúp người khác vận
chuyển chất ma túy để được cho ma túy sử dụng, đây là hành vi khách quan của tội

vận chuyển trái phép chất ma túy.
Trong khi đó, các cơ quan tiến hành tố tụng lại nhận định và kết luận đối
tượng chỉ có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và cũng là hành vi khách quan
của tội tàng trữ trái phép chất ma túy nên cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma
túy, có nghĩa là các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ vào việc cất giữ trái phép
chất ma túy để xác định hành vi khách quan của tội phạm mà khơng căn cứ vào mục
đích của việc thực hiện hành vi, hồn tồn khơng phù hợp với quy định của Điều
249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về cấu thành tội tàng trữ trái
phép chất ma túy đó là “Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm
Bản án số: 108/2018/HSST ngày 10/5/2018 về vụ án “tàng trữ trái phép chất ma túy” của TAND
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, />truy cập ngày 21/7/2018.
5


13

mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy…” và Hướng dẫn
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT về việc xác định hành vi phạm tội tàng trữ trái
phép chất ma túy “Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp
chất ma túy ở bất cứ nơi nào …mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay
sản xuất trái phép chất ma túy”. Hơn nữa, trong vụ án này, cơ quan tiến hành tố
tụng khơng có chứng cứ để truy cứu người yêu cầu Quách Hồ N giao chất ma túy
nên hành vi của Quách Hồ N bị xét xử là tội phạm đơn lẻ. Trong trường hợp các cơ
quan tiến hành tố tụng có đủ chứng cứ để truy cứu TNHS đối với người đã nhờ
Quách Hồ N giao chất ma túy, thì mới truy cứu TNHS N với vai trò đồng phạm với
hành vi phạm tội của người đã nhờ Quách Hồ N giao chất ma túy.
Vụ án thứ năm:
Vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 24 tháng 01 năm 2018, tại hẻm 34/01 Hồ Tùng
Mậu, khu phố 6, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đội
CSĐT tội phạm về ma túy Công an huyện Châu Đức phát hiện, bắt quả tang Trần

Văn Ln đang điều khiển xe mơtơ có cất giữ trái phép chất ma túy, cơ quan Công
an thu giữ của Luân 03 gói nylon bên trong có chứa 0,5055 gam Methamphetamine.
Tại Cơ quan CSĐT, Luân khai nhận: Luân nghiện ma túy nên thường mua ma
túy của Nguyễn Văn Hậu ngụ thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu để sử dụng. Khoảng 19 giờ ngày 23 tháng 01 năm 2018, Luân điều khiển
xe máy đến nhà Hậu ở hẻm 34/01 Hồ Tùng Mậu, khu phố 6, thị trấn Ngãi Giao,
huyện Châu Đức mua ma túy rồi mang ra đập núi Nhang sử dụng. Khoảng 23 giờ
ngày 23 tháng 01 năm 2018, Hậu gọi điện nhờ Luân chở về nhà tại hẻm 34/01 Hồ
Tùng Mậu, khu phố 6, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Trên đường đi, Hậu nói
với Luân “cất giùm 03 bịch ma túy”, Luân đồng ý nên Hậu bỏ 03 bịch ma túy vào
túi áo khoác của Luân đang mặc trên người. Khi đến hẻm 34/01 Hồ Tùng Mậu, khu
phố 6, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Hậu thấy có lực lượng Cơng an kiểm
tra nên Hậu xuống xe chạy thốt, còn Luân bị bắt quả tang cất giữ số ma túy trên6.
VKSND huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết luận: Hành vi của bị
can Trần Văn Luân đã phạm vào tội tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã quyết
định truy tố ra trước TAND huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xét xử bị
can Trần Văn Luân về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cáo trạng số: 35/CT-VKS ngày 03/5/2018 về vụ án “tàng trữ trái phép chất ma túy” của VKSND
huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
6


14

Qua vụ án, tác giả nhận thấy đối tượng có một hành vi đó là vận chuyển trái
phép chất ma túy, thể hiện rõ qua nội dung vụ án trong bản cáo trạng của VKSND
huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đối tượng Trần Văn Luân đã cất giữ chất
ma túy cho đối tượng Nguyễn Văn Hậu để vận chuyển chất ma túy về nhà của Hậu.
Như vậy, đối tượng bị bắt khi đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Tác giả thấy rằng, chất ma túy trên không phải là của Luân và mục đích việc cất giữ
phép chất ma túy trong người ở trên là để vận chuyển trái phép chất ma túy, khơng
phải nhằm mục đích tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong trường hợp, Luân đã giúp
cho Hậu vận chuyển trái phép chất ma túy trên về nhà của Hậu, chất ma túy trên
khơng phải của Ln và mục đích của Luân cũng không phải là cất giữ chất ma túy
mà chỉ giúp người khác vận chuyển chất ma túy, đây là hành vi khách quan của tội
vận chuyển trái phép chất ma túy.
Như vậy, ở đây chỉ có một hành vi khách quan là vận chuyển trái phép chất
ma túy nên cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong khi đó, các cơ
quan tiến hành tố tụng lại nhận định và kết luận đối tượng có hành vi tàng trữ trái
phép chất ma túy và cũng là hành vi khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma
túy nên cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy, có nghĩa là các cơ quan tiến
hành tố tụng chỉ căn cứ vào việc cất giữ trái phép chất ma túy khi bắt giữ đối tượng
để xác định hành vi khách quan của tội phạm mà không căn cứ vào diễn biến của
việc thực hiện hành vi, mục đích của việc thực hiện hành vi, hồn tồn khơng phù
hợp với quy định của Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về
cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy đó là “Người nào tàng trữ trái phép chất
ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma
túy…” và Hướng dẫn Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT về việc xác định hành vi
phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy “Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ,
cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào …mà không nhằm mục đích
mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy”.
Qua năm vụ án trên có thể nhận thấy trong thực tiễn áp dụng pháp luật các cơ
quan tiến hành tố tụng cịn có những quan điểm khác nhau về việc xác định hành vi
phạm tội và hành vi khách quan cấu thành tội phạm, việc xác định hành vi khách
quan có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, đảm bảo cho quá trình điều tra, truy
tố, xét xử đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt khi mà tội tàng trữ trái phép chất
ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy là những tội danh độc lập trong



15

BLHS, trong đó tội vận chuyển trái phép chất ma túy có tính chất, mức độ nguy
hiểm cao hơn tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Hiện nay, với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế,
hiện thực hoá các tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25 tháng 5
năm 2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng hồn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" và Nghị quyết số 49–NQ/TW
ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020", thì cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy
định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nâng cao chất lượng công
tác điều tra, truy tố, xét xử, trong đó có các quy định về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy. Cũng như tiếp tục thực hiện Nghị quyết số: 96/2015/QH13 ngày 26 tháng 6
năm 2015 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo
đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó có
nội dung “… quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội về công tác
tư pháp, các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân … ”.
Thực tiễn các vụ án xảy ra trong việc định tội danh tàng trữ trái phép chất ma
túy và vận chuyển trái phép chất ma túy cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng có
hai luồng quan điểm khác nhau:
Một là, căn cứ vào dấu hiệu hành vi của đối tượng khi bị bắt giữ, mục đích của
hành vi để xác định hành vi khách quan cấu thành tội phạm, quan điểm này đúng
theo quy định của pháp luật.
Hai là, chỉ căn cứ vào hành vi của đối tượng khi bị bắt giữ, không căn cứ vào
mục đích của việc thực hiện hành vi để xác định hành vi khách quan cấu thành tội
phạm, quan điểm này không đúng theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy rằng, đây là hai tội phạm khác nhau, với tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi khác nhau, trong đó tội vận chuyển trái phép chất ma túy có
khung hình phạt cao nhất đến tử hình. Việc xác định hành vi khách quan không
đúng, định tội sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính nghiêm minh, công bằng của pháp

luật đối với người phạm tội mà trong đó có lỗi do nguyên nhân chủ quan của các cơ
quan tiến hành tố tụng và quy định có phần chưa hợp lý của BLHS và Thông tư liên
tịch số 17/2007/TTLT về việc xác định hành vi phạm tội tàng trữ trái phép chất ma
túy và vận chuyển trái phép chất ma túy.
Một vấn đề đặt ra là nếu căn cứ vào mục đích của việc thực hiện hành vi thì
việc xử lý người phạm tội có đúng pháp luật, có khách quan hay khơng như tàng trữ



×