Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong pháp luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

PHAN VÂN GIANG

TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAN VÂN GIANG

TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRONG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TUYẾT MAI

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và
được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Tuyết Mai. Các số liệu, ví dụ
trong Luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ
hình thức nào.

Giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tuyết Mai

Tác giả

Phan Vân Giang


CỤM TỪ VIẾT TẮT

BLHS

BỘ LUẬT HÌNH SỰ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ...................................... 3
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn .......................................................... 4
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn ...................................................... 4
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn.................. 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................ 5
8. Kết cấu của luận văn............................................................................... 6
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI
PHÉP CHẤT MA TÚY ................................................................................ 7
1.1. Sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy ......7
1.1.1. Chất ma túy và tính chất nghiêm trọng của hành vi tàng trữ trái
phép chất ma túy..................................................................................... 7
1.1.2. Mức độ phổ biến của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy ...... 10
1.1.3. Khả năng chứng minh về mặt tố tụng đối với hành vi tàng trữ trái
phép chất ma túy ở Việt Nam ................................................................ 14
1.2. Hình sự hóa hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật quốc
tế và quy định của pháp luật hình sự một số nước khác ............................ 15
1.2.1. Hình sự hóa hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật
quốc tế ................................................................................................. 15
1.2.2. Quy định của pháp luật hình sự một số nước về hành vi tàng trữ
trái phép chất ma túy ............................................................................ 20
1.3. Khái quát chung lịch sử lập pháp của pháp luật hình sự Việt Nam về
tội tàng trữ trái phép chất ma túy và ý nghĩa của quy định này. ................ 25
1.3.1. Khái quát chung lịch sử lập pháp của pháp luật hình sự Việt Nam
về tội tàng trữ trái phép chất ma túy ..................................................... 25



1.3.2. Ý nghĩa của việc quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
trong pháp luật hình sự Việt Nam ......................................................... 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 34
CHƯƠNG 2. TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH ............................ 35
2.1. Dấu hiệu pháp lý của tội tàng trữ trái phép chất ma túy ..................... 35
2.1.1. Dấu hiệu về chất ma túy.............................................................. 35
2.1.2. Dấu hiệu về hành vi khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma
túy.......................................................................................................................36
2.1.3. Dấu hiệu lỗi ................................................................................ 38
2.1.4. Dấu hiệu về chủ thể của tội phạm ............................................... 39
2.2. Dấu hiệu định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự ......................... 41
2.2.1. Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 2 Điều 194) ......................... 41
2.2.2. Phạm tội nhiều lần (điểm b khoản 2 Điều 194) ........................... 42
2.2.3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (điểm c khoản 2 Điều 194)............ 44
2.2.4. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phạm tội (điểm d khoản
2 Điều 194)........................................................................................... 45
2.2.5. Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội (điểm e, khoản 2 Điều 194) .... 45
2.2.6. Tái phạm nguy hiểm (điểm p, khoản 2, Điều 194) ....................... 46
2.2.7. Các dấu hiệu định khung tăng nặng liên quan đến trọng lượng các
chất ma túy ........................................................................................... 47
2.3. Hình phạt ........................................................................................... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 57
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC TRONG QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH SỬA ĐỔI CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ NĂM 2015 ................................................................................. 58
3.1. Một số bất cập, vướng mắc trong quy định của BLHS 1999 về tội tàng

trữ trái phép chất ma túy và thực tiễn xét xử ............................................. 58


3.1.1. Về quy định tội danh ................................................................... 58
3.1.2. Về quy định chất ma túy .............................................................. 59
3.1.3. Về quy định dấu hiệu định khung tăng nặng TNHS và hình phạt. ...63
3.2. Những sửa đổi của BLHS 2015 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. 70
3.2.1. Về quy định tội danh ................................................................... 70
3.2.2. Về quy định chất ma túy .............................................................. 71
3.2.3. Về quy định dấu hiệu định khung tăng nặng TNHS và hình phạt....... 73
3.2.4. Đánh giá chung và kiến nghị hoàn thiện ..................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 82
KẾT LUẬN ................................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua mặc dù Nhà nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp chế
tài xử phạt nghiêm khắc nhưng tình hình các tội phạm về ma túy ở Việt Nam
vẫn không ngừng gia tăng đặc biệt là ở các tuyến, địa bàn trọng điểm như
tuyến biên giới giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, Trung Quốc; tuyến hàng
không và lan rộng ra nhiều nơi từ thành phố đến nông thôn, miền núi, hải đảo.
Tội phạm ma túy lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong kiểm soát, quản lý của các cơ
quan chức năng để hoạt động với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có
tính chất chuyên nghiệp, có tổ chức sử dụng các phương tiện liên lạc hiện đại,
công nghệ cao, thăm dò kiểm tra kỹ trước khi vận chuyển nhằm tìm cách đối
phó. Trong thời gian gần đây, tình hình các tội phạm về ma túy tại Việt Nam,
trong đó có tội tàng trữ trái phép (được quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự

năm 1999) ngày càng gia tăng về số vụ phạm tội, số người phạm tội cũng như
tính chất nguy hiểm. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ
năm 2011 đến năm 2015, trung bình mỗi năm Tòa án nhân dân các cấp trong
cả nước đã xét xử 68692 vụ phạm tội về ma túy với 86860 số người phạm tội.
Trong khi đó, số vụ phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy là 12365 vụ với
17372 người phạm tội, chiếm khoảng 18% các vụ phạm tội và 20% người
phạm tội đã qua xét xử trong tổng cơ cấu tình hình các tội phạm về ma túy,
chiếm một tỷ lệ rất cao1.
Tệ nạn ma túy ngày càng gia tăng và phức tạp hơn gây khó khăn thách
thức đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc
điều tra, truy tố, xét xử cũng như trong chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội
phạm, bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời
mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
1

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2011 đến năm 2015.


2
Các quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội
tàng trữ trái phép chất ma túy cho đến nay đã phát huy được hiệu quả trong
công tác đấu tranh phòng chống ma túy. Tuy nhiên, các quy định của luật
hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy còn bộc lộ nhiều khó
khăn, vướng mắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhất là hành vi tàng trữ thường là hành
vi cầu nối đan xen liên tiếp với các hành vi khác như mua bán và vận chuyển.
Từ đó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất trong việc nhận
thức về dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý và định tội danh đối với tội tàng trữ
trái phép chất ma túy.
Từ những lý do nêu trên, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần phải

hoàn thiện hơn nữa tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong BLHS Việt Nam.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong
pháp luật Hình sự Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là tội phạm có tính nguy hiểm cao,
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Về mặt lý luận, đã có một số
công trình liên quan tội phạm này được công bố như: Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, năm 2010; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2002; “Bình luận khoa
học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm, Tập IV- Các tội phạm về ma túy” của
Th.S Đinh Văn Quế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000; “Các tội
phạm về ma túy – Đặc điểm hình sự, dấu hiệu pháp lý, các biện pháp phát
hiện và điều tra” của Th.S Nguyễn Phong Hòa, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, năm 1998.
Ngoài ra, còn có các công trình khoa học khác cũng đã nghiên cứu đến
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy như: Luận án “Đấu tranh phòng chống các


3
tội phạm về ma túy ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Tuyết Mai, công bố năm
2007 – Luận án nghiên cứu chuyên sâu tình hình, nguyên nhân, điều kiện của
các tội phạm về ma túy qua đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm về ma túy ở Việt Nam; Luận án “Trách
nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong luật hình sự Việt Nam”
của TS. Phạm Minh Tuyên, công bố năm 2006 – Luận án nghiên cứu và đánh
giá về đặc điểm, tình hình các tội phạm về ma túy, phân tích một cách hệ
thống các chính sách hình sự đối với các tội phạm về ma túy, nguyên tắc xử
lý và các hình thức trách nhiệm hình sự đối với tội phạm về ma túy, nghiên

cứu cấu thành tội phạm ma túy và thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự về
ma túy, qua đó kiến nghị hoàn thiện các quy định trong luật hình sự…
Bên cạnh đó, một số bài viết có liên quan được đăng trên các báo, tạp
chí như: “Một số vấn đề liên quan đến hướng dẫn áp dụng điều 194 BLHS”
của tác giả Cao Thị Oanh (tạp chí luật học số 9/2012); “Hoàn thiện các quy
định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa các tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Việt Nam hiện
nay của tác giả Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (tạp chí Khoa học pháp lý số
6/2015)…
Các công trình nêu trên trong góc độ nào đó đã đề cập đến các dấu hiệu
của tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện và có hệ thống cơ sở hình thành, lịch sử phát triển
cũng như từng hành vi hay hình phạt được áp dụng đối với tội tàng trữ trái
phép chất ma túy.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành (Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009), các
văn bản hướng dẫn, các bản án xét xử trong thực tiễn và các phân tích liên
quan đến quy định sửa đổi của Bộ luật hình sự 2015 (có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2016) về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.


4
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu về tội tàng trữ
trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
(BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009), theo các văn bản hướng dẫn, từ
các bản án xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong thực tiễn và các
quy định sửa đổi bổ sung có liên quan trong BLHS năm 2015.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá nội dung các quy

định của pháp luật hình sự hiện hành và yêu cầu hoàn thiện Bộ luật hình sự
năm 1999.
Để đạt được mục tiêu trên, tác giải đánh giá qua các khía cạnh sau:
- Sự cần thiết của luật hình sự Việt Nam về hình sự hóa hành vi tàng trữ
trái phép chất ma túy cũng như tính hợp lý và tính tương thích với pháp luật
quốc tế.
- Đánh giá một số bất cập, vướng mắc trong quy định của BLHS năm
1999 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
- Đánh giá quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 với yêu cầu khắc
phục những bất cập của BLHS hiện hành và đảm bảo tính tương thích với
pháp luật quốc tế.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đặt ra và trả lời các câu hỏi:
- Có cần thiết phải hình sự hóa hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hay không?
- Quy định về dấu hiệu pháp lý trong quy định của BLHS Việt Nam hiện
hành có đảm bảo đủ căn cứ pháp lý để xử lý các hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy chưa và có đảm bảo phân định với các tội phạm khác hay chưa?
- Đường lối xử lý của tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam liệu đã đảm bảo được tính nghiêm khắc?
- Những sửa đổi của BLHS năm 2015 có khắc phục được những bất cập,
vướng mắc của quy định Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành không?


5
- Để đảm bảo triển khai áp dụng BLHS năm 2015 có hiệu quả cũng như
đấu tranh phòng ngừa tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì cần tập trung vào
những nội dung gì?
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về quyền công dân,

quyền con người cũng như đảm bảo pháp luật phải phù hợp với cuộc sống,
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và bảo đảm chính sách
nhân đạo. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng, tiếp thu, kế thừa các thành tựu
khoa học của chuyên ngành pháp lý, các nhà chuyên môn, nhà khoa học, các
luận điểm nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu, sách
chuyên khảo và các bài viết chuyên ngành pháp lý được đăng trên các tạp chí.
Luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, của tư tưởng Hồ
Chí Minh. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng trong luận văn
là phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp tiếp cận khác như:
Lịch sử, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch... đồng thời sử dụng các văn bản pháp
luật của Nhà nước như: Bộ luật Hình sự các năm 1985, 1999, Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 ngày 19-6-2009, Bộ luật hình
sự ban hành năm 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016, các Nghị
quyết, Chỉ thị, Nghị định, Thông tư... làm tài liệu nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình khoa học nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ tiếp cận một
cách toàn diện và tương đối đầy đủ các vấn đề nổi cộm về tội tàng trữ trái
phép chất ma túy. Kết quả nghiên cứu và đề xuất các kiến giải lập pháp của
luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước đồng thời nâng cao


6
hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội tàng trữ trái phép chất ma túy ở nước ta
hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo
luận văn gồm có 3 chương:

- Chương 1. Một số vấn đề chung về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
- Chương 2. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành.
- Chương 3. Một số bất cập trong quy định và vướng mắc trong thực
tiễn xét xử của Bộ luật hình sự 1999 về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và
những quy định sửa đổi của Bộ luật hình sự 2015.


7
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY
1.1.

Sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy
Trong từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội, việc tội phạm

hoá trong pháp luật hình sự, nhà làm luật cho ta thấy, nếu không quy định
trách nhiệm hình sự đối với loại hành vi nào đó (mà trong giai đoạn trước đây
chỉ bị coi là hành vi trái đạo đức) hoặc nếu chỉ tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý
của ngành luật tương ứng khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đối với loại
hành vi nào đó (mà trước đây chỉ bị coi là vi phạm pháp luật) thì sẽ không còn
đủ sức ngăn chặn đối với loại hành vi đó nữa; mặt khác, loại hành vi nào đó
mặc dù mới xuất hiện và trước đây chưa được quy định là vi phạm pháp luật
trong bất cứ ngành luật nào, nhưng do tính nguy hiểm cho xã hội cao và tính
phổ biến cao mà việc thực hiện loại hành vi đó bị lên án về mặt đạo đức và bị
dư luận xã hội phản ứng gay gắt nên vì vậy, loại hành vi đó phải bị tuyên bố
là tội phạm.
Theo từ điển Luật học, “tội phạm hóa” là hoạt động thuộc thẩm quyền
của cơ quan lập pháp. Cơ quan này có trách nhiệm xác định những hành vi bị

coi là có tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể và quy định hành vi đó trong luật
hình sự là tội phạm2. Sự cần thiết của tội phạm hóa hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy dựa trên các cơ sở quan trọng sau:
1.1.1. Chất ma túy và tính chất nghiêm trọng của hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy
Xuất phát từ lập trường và nghề nghiệp khác nhau, con người có sự giải
thích khác nhau về “chất ma túy”. Từ góc độ y học, ma túy là một loại dược
phẩm, là một trong những chất dùng để phòng bệnh, duy trì sức khỏe, chữa
2

Bộ tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Nxb. Từ điển tư pháp, Hà Nội.


8
bệnh và làm giảm đau. Nó có thể làm cho người bệnh khôi phục và bảo vệ
công năng sinh lý ở mức độ nhất định, có thể làm giảm mức độ trầm trọng
thêm của một số bệnh nào đó, có thể kéo dài sinh mệnh hoặc làm cho người ta
yên vui hoặc có thể có tác dụng trợ sản, tiết dục. Trong định nghĩa này ma túy
cũng là dược phẩm, vấn đề là phải sản xuất, quản lý hợp lý và sử dụng chính
đáng. Nếu sử dụng không chính đáng hoặc lạm dụng thì các chất được gọi là
“dược phẩm” đó sẽ mất đi hàm ý, mất đi tác dụng về mặt y học, dần dần
người ta coi là chất độc. Đứng trên quan điểm pháp luật mà xét, ma túy được
lý giải là một chất đặc biệt, có hại nghiêm trọng đến con người và xã hội,
thuộc chất bị cấm, là loại hàng hóa bị pháp luật quản lý nghiêm ngặt và khống
chế sử dụng. Ngày nay, ngoài các sản phẩm của các cây thuốc phiện, cây cần
sa, cây côca… còn có các chất khác được tổng hợp trong phòng thí nghiệm
cũng có tính chất gây nghiện. Để phục vụ cho nghiên cứu khoa học hoặc chữa
bệnh nhiều người đã cất giữ một ít chất ma túy để sử dụng hoặc để chế tạo ra
các hợp chất mới, nhưng vô tình những hành vi này đã vi phạm pháp luật.
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy có thể được thực hiện dưới nhiều

hình thức khác nhau một cách dễ dàng, khiến cho việc quản lý, kiểm soát các
hành vi này càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế, tính chất nguy hiểm của hành
vi này cũng tăng lên. Thông qua thực tiễn cho thấy, người phạm tội có thể
tàng trữ trái phép chất ma túy trên xe hay những phương tiện lưu động khác.
Ngược lại, có trường hợp chất ma tuý được cất giấu một nơi cố định như nhà
riêng, kho… Đây là những nơi cất giấu phổ biến, rải rác ở nhiều nơi nên rất
khó cho cơ quan có chức năng tìm kiếm và phát hiện ra những nơi tàng trữ
này. Theo đó, chỉ chậm một phút, thậm chí một giây, số lượng ma túy gây
nguy hiểm cho con người càng làm cho nhiều người nghiện thêm, gây thiệt
hại cho xã hội.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngoài những sản
phẩm có sẵn từ thiên nhiên như: thuốc phiện, coca, cần sa, ... người ta dựa vào
cấu trúc hóa học của những chất có sẵn trong tự nhiên để từ đó bán tổng hợp


9
nhằm thu được các chất có cấu trúc tương tự và cũng có được những tác dụng
dược lý tương tự. Mặt khác, khi nghiên cứu cấu trúc của những chất có sẵn
trong tự nhiên người ta đã tổng hợp được các chất có khung cơ bản giống các
chất có sẵn trong tự nhiên, có tác dụng tương tự nhưng khắc phục được các
nhược điểm có thể phục vụ trong y học. Kết quả đã thu được là hàng loạt các
hợp chất khác nhau, có tác dụng khác nhau được sử dụng vì mục đích y học.
Tuy nhiên, do có những tính chất làm thay đổi trạng thái, ý thức, tâm trạng…
của người sử dụng nên nó ngày càng bị lạm dụng ngoài mục đích y học và trở
thành các chất ma túy bị cấm hoặc khuyến cáo không nên sử dụng, bởi tác hại
rất lớn của các chất này đối với mọi lứa tuổi trong cộng đồng xã hội trên toàn
thế giới. Vậy mà vẫn nhiều người cho rằng sử dụng các hợp chất ma túy này
có thể chữa bệnh hoặc sử dụng ít thì không xảy ra vấn đề gì nên cất giữ một ít
trong nhà phòng khi cần. Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy này là hết sức
nguy hiểm.

Từ những phân tích trên có thể thấy, hành vi tàng trữ trái phép chất ma
túy bằng các hình thức khác nhau đã trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến tính
mạng, sức khỏe của con người, gây suy giảm sức khỏe của người nghiện ma
túy, ảnh hưởng đến sự suy giảm giống nòi. Không chỉ đe doạ đến sức khoẻ
của người sử dụng, tệ nạn này còn gây những hậu quả nghiêm trọng không
kém đối với xã hội. Thực tế là khi nghiện ma tuý, sức lao động của người
nghiện ma tuý bị giảm sút có khi còn mất hoàn toàn khả năng lao động. Trong
khi đó hơn 70% người nghiện ở độ tuổi lao động, những người trực tiếp tạo ra
của cải vật chất nuôi sống và duy trì xã hội. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn
đến sức lao động của cả nền kinh tế, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng đến
nguồn thu của đất nước. Cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế gia
đình khi người lao động trong gia đình họ mất đi một phần hoặc hoàn toàn
khả năng lao động. Khi nguồn thu của gia đình không được đảm bảo, nguy cơ
gia đình tan vỡ sẽ rất dễ xảy ra. Và cuối cùng chính xã hội lại phải tiếp nhận
những hậu quả sau đó…


10
Nghiện ma tuý, người nghiện không chỉ dừng lại ở việc huỷ hoại sức
khoẻ của chính bản thân, làm sa sút kinh tế của chính mình và của Nhà nước,
họ còn gây ra những thiệt hại nặng nề về mặt đạo đức, lối sống của cộng
đồng, tạo nên tình trạng bất ổn định xã hội. Do nhu cầu về ma tuý ngày càng
gia tăng, trong khi kinh tế gia đình ngày càng cạn kiệt, đến khi kinh tế gia
đình không thể đáp ứng nổi nhu cầu ma tuý nữa, người nghiện không còn
cách nào khác là phải ra xã hội để tìm. Vì lười lao động, họ chọn con đường
lừa đảo, trộm cắp, cướp giật, mại dâm… để có tiền dùng ma tuý, đồng nghĩa
với việc tạo ra những tệ nạn nguy hiểm không kém như tệ nạn mại dâm, trộm
cắp, cướp giật, cờ bạc, số đề… gây mất trật tự xã hội, làm tình hình tội phạm
gia tăng và càng thêm phức tạp.
Đồng thời với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin, sự giao

lưu văn hóa, hội nhập quốc tế, việc trao đổi, tàng trữ chất ma túy càng trở nên
dễ dàng hơn. Cùng với đó, một loạt các chất ma túy với tính chất nguy hiểm
cao hơn xuất hiện ngày càng nhiều như ma túy đá, ma túy tổng hợp khiến cho
mức độ nguy hiểm của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy càng lên ở mức
báo động, gây bức xúc dư luận và là câu hỏi khó cho các lực lượng chức
năng, các cơ quan có thẩm quyền để triệt phá các hành vi phạm tội này.
Với những tác động xấu của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nói
trên ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, chúng ta đã thấy được mức
độ nghiêm trọng của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là rất đáng kể. Vì
vậy, rất cần thiết phải có các quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề này,
nhằm ngăn chặn sự phát triển, đồng thời dần loại bỏ nó ra khỏi xã hội, tiến tới
xây dựng một xã hội trong sạch không có ma tuý.
1.1.2. Mức độ phổ biến của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy
Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, nhiều Bộ lạc trên thế giới đã
biết làm cho tinh thần sảng khoái và chống mệt mỏi bằng cách ăn hoặc hút
một số loại cây cỏ có chứa chất gây nghiện như cây thuốc phiện ở Châu Á,
cây Cô ca ở Nam Mỹ và cây Cần sa, cây Khát ở Châu Phi. Ban đầu, các loại


11
cây này được sử dụng trong các nghi lễ với mục đích ma thuật, vui thú và sau
đó là được sử dụng để chữa bệnh. Dần dần những người sử dụng bị lệ thuộc
vào các loại cây này, họ phải sử dụng nhiều lần trong ngày với số lượng tăng
lên, cho đến khi họ không thể rời bỏ được chúng. Chất gây nghiện của các
loại cây cỏ đã tạo cho họ ảo giác đê mê, tạo cảm giác hưng phấn bay bổng…
Năm 1880 Amep chứng minh cocain có tác dụng gây tê tại chỗ, cũng vào thời
gian này bác sỹ tâm thần người Do Thái là Dicmun Frơt dùng cocain để chữa
bệnh nghiện thuốc phiện và morphin, nhưng ít lâu sau người ta phát hiện ra
những tai họa của nó vì bản thân cocain cũng là chất gây nghiện mạnh.
Nhìn theo dòng lịch sử của Việt Nam, ma túy xâm nhập vào nước ta đã

khiến hàng trăm người bị nghiện, số lượng và các hành vi tàng trữ ma túy
ngày càng tăng lên. Theo đó, các loại cây có chất ma túy được du nhập vào
Việt Nam đầu tiên là cây thuốc phiện. Cây này được trồng nhiều ở các tỉnh
phía Bắc Việt Nam vào những năm 1600. Ban đầu cây thuốc phiện được coi
là một thứ hoa dược có thể chữa được một số loại bệnh như bệnh phong thấp,
đường ruột, giảm đau. Nhưng sau đó, người ta cũng thấy tác hại to lớn của
nó. Thời kỳ đầu xuất hiện những hương ước, quy chế ở các thôn bản về cấm
sử dụng thuốc phiện, cấm trồng và giữ trong nhà để sử dụng. Tuy nhiên hiệu
lực của nó còn rất hạn chế, tình trạng trồng cây thuốc phiện và nghiện hút vẫn
có chiều hướng lan tràn rất nhanh.
Đến thời thực dân Pháp xâm lược, Pháp đã hợp pháp hoá việc buôn
bán, sử dụng thuốc phiện ở nước ta coi đó là công cụ để cai trị nước ta cũng
như tìm kiếm lợi nhuận một cách đơn giản, hiệu quả nhất. Ngày 28/12/1861,
Tướng hải quân Pháp Bonnar đã ban hành văn bản gồm 84 điều quy định việc
mua bán, sử dụng thuốc phiện tại Nam Kỳ (thuộc địa Pháp). Vì thế, việc sử
dụng cất giữ các chất gây nghiện, thuốc phiện (Là một dạng của ma túy) ngày
càng diễn ra phổ biến và thường xuyên hơn) Đây là một giai đoạn mà sự lan
tràn tệ nạn ma tuý diễn ra công khai, trầm trọng, trong đó có cả các hành vi
cất giữ (hiện nay gọi là tàng trữ ma túy) để sử dụng đã để lại cho dân tộc ta
hậu quả nặng nề mà ngày nay chúng ta đang phải kiên quyết loại bỏ.


12
Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, ngày 25/3/1977, Hội đồng
Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/NĐ-CP về chống buôn lậu thuốc phiện;
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ cũng đã
ban hành các Thông tư hướng dẫn áp dụng pháp luật khi điều tra, truy tố, xét
xử tội phạm nói chung và tội phạm buôn lậu thuốc phiện nói riêng. Tuy nhiên,
các hành vi liên quan đến ma túy như tàng trữ càng xảy ra phổ biến hơn. Đến
năm 1980, tình hình tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng ma túy ở nước ta

có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tình trạng tàng trữ không chỉ có thuốc
phiện mà còn là các chất ma túy khác từ biên giới vào nước ta và từ nước ta đi
một số nước trên thế giới, do ảnh hưởng của các nước khu vực và các nước có
đường biên giới cùng với nước ta3.
Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đất nước ta phát triển về mọi
mặt, hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy càng trở nên phổ biến hơn. Việc
tàng trữ có thể dễ dàng để dưới các vật dụng như: thuốc lá, kẹo cao su,
kẹo…Địa điểm tàng trữ cũng có thể là va li, đồ dùng, nhà ở, cơ quan… Đặc
biệt, hiện nay khi số lượng người nghiện ma túy càng ngày càng gia tăng, thu
hút sự quan tâm của toàn xã hội thì điều này đồng nghĩa với những người tàng
trữ và có hành vi tàng trữ chất ma túy ngày càng gia tăng. Bởi lẽ, hành vi tàng
trữ trái phép chất ma túy để phân biệt với các hành vi mua bán, vận chuyển
trái phép chất ma túy là tàng trữ không phải vì mục đích mua bán các chất
cấm này mà chủ yếu là sử dụng. Nếu năm 1995 cả nước mới chỉ có khoảng 68
nghìn người nghiện ma túy, chủ yếu là nghiện thuốc phiện tập trung ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, thì đến năm 2005 số người nghiện là 12.800 người phân
bố tại tất cả 63 tỉnh, thành phố cả nước; đến năm 2015, tổng số người nghiện
3

Hoàng Anh (2015), “Chính sách hình sự đối với tội phạm ma túy qua các thời kỳ”, trên trang web .
Ngày truy cập 10/7/2016


13
ma túy tăng lên khoảng 204.400 người, trong đó 19% là người nghiện ma túy
tổng hợp4. Như vậy, với số lượng người nghiện ma túy càng tăng mạnh qua
các năm, thì cũng tồn tại một số lượng lớn những người tàng trữ ma túy dưới
các hình thức khác nhau để phục vụ nhu cầu của bản thân và được tích trữ, có
khả năng gián tiếp gây nghiện cho người khác, hủy hoại môi trường sống xã
hội, làm suy giảm giống nòi.

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà đây còn là tình trạng chung nhức nhối
của cả toàn cầu. Theo Cơ quan phòng chống Ma Tuý và Tội Phạm của Liên
hợp quốc – UNODC năm 2014, ước tính trên thế giới có 15,4 triệu người lệ
thuộc vào các chất dạng thuốc phiện và 17,2 triệu người lệ thuộc vào
amphetamines (theo Louisa Degenhardt, Harvey Whiteford & Wayne D. Hall,
2014). Nhóm nghiện chích ma túy với 12,7 triệu người trên thế giới có nguy
cơ cao lây nhiễm các bệnh qua đường máu như HIV (chiếm 13% số người
tiêm chích ma tuý) và viêm gan C (50%)5. Cũng trong năm đó, trên thế giới
có gần 250 triệu người từ 15 - 64 tuổi sử dụng ma túy. Tuy con số này không
tăng nếu xét theo tỷ lệ dân số thế giới nhưng số người nghiện ma túy đã lên
đến con số kỷ lục 29 triệu người so với 27 triệu người trong báo cáo trước đó
4 năm. Ngoài ra, có khoảng 12 triệu người tiêm chích ma túy, trong đó có gần
1,7 triệu người bị nhiễm HIV. Ma túy làm từ cây cần sa vẫn thuộc loại thuốc
gây nghiện phổ biến nhất thế giới với trên 180 triệu người sử dụng. Việc sử
dụng ma túy tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe của con
người. Mặc dù số ca tử vong liên quan đến ma túy trên toàn thế giới không
tăng, số ca tử vong vì ma túy trong năm 2014 là 207.000 người. Theo đó, trên
thế giới, cứ mỗi giờ trôi qua lại có 23 người chết vì ma túy6.
4

N.H (2007), “Số người nghiện ma túy tăng gấp 3 sau 20 năm” tại địa chỉ ngày
truy cập 10/7/2016.

5

“Tổng quan và số liệu thống kê” tại địa chỉ ngày truy cập 20/7/2016.

6

“Số người nghiện ma túy trên thế giới tăng kỷ lục” tại địa chỉ ngày truy cập 22/7/2016.



14
Chính vì tính nguy hiểm cho xã hội như vậy nên pháp luật hình sự thế
giới và Việt Nam cần phải đặt ra những chế tài thật nghiêm khắc đối với những
hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và hình sự hóa đối với hành vi này.
1.1.3. Khả năng chứng minh về mặt tố tụng đối với hành vi tàng trữ trái
phép chất ma túy ở Việt Nam
Chứng minh là việc sử dụng các chứng cứ để làm sáng tỏ bản chất
và các tình tiết của vụ án. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng
hợp tất cả những vấn đề cần phải được làm sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ
án, là cơ sở của trách nhiệm hình sự. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma
túy, vấn đề chứng minh về mặt tố tụng hoàn toàn có thể thực hiện được.
Đối với các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người đã thành niên cần
phải chứng minh các vấn đề sau: Thứ nhất, có hành vi phạm tội xảy ra hay
không; thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội.
Thứ hai, ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; do
cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; động cơ, mục đích
phạm tội. Thứ ba, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của bị can, bị cáo; những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.
Thứ tư, tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Đối với vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên ngoài
việc phải xác định những tình tiết bắt buộc chung đối với tất cả các
vụ án hình sự, cơ quan

tiến hành tố tụng còn phải làm rõ những

vấn đề sau đây: Thứ nhất, xác định tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tâm
thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
Thứ hai, điều kiện sinh sống và giáo dục. Thứ ba, có hay không có người

thành niên xúi giục. Thứ tư, nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Có thể nhận thấy, tất cả các yếu tố, yêu cầu, điều kiện này đều có khả
năng dễ dàng chứng minh được trong tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Theo
đó, khi cơ quan chức năng phát hiện ra người có hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy, với khả năng nghiệp vụ của mình, những người và cơ quan có


15
thẩm quyền có thể chứng minh được về hành vi phạm tội của người có hành
vi tàng trữ chất trái phép chất ma túy ngay cả khi người đó có các hành vi
phạm tội liên quan. Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp người phạm
tội cất giấu ma tuý trên phương tiện giao thông nhưng lại không có mục đích
vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, mặc dù trên thực tế phương tiện giao
thông đó di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì người phạm tội vẫn chỉ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý mà không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Đồng thời, các yếu tố khác về nhân thân, điều kiện môi trường sống và
giáo dục, cách thức thực hiện phạm tội cũng dễ dàng được các cơ quan chức
năng có liên quan xác định được. Đó sẽ là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình
sự của người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Thực tế đã cho thấy, tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi có tính
nguy hiểm cho xã hội. Do đó, BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã
hình sự hóa, quy định cụ thể hành vi này tại Điều 194. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng để xác định các hành vi nguy hiểm và mức độ phạm tội của việc
tàng trữ trái phép các chất ma túy, từ đó truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ đó,
dẫn đến ngăn chặn và loại trừ các hành vi nguy hiểm này ra khỏi xã hội, trả
lại môi trường sống an toàn, phát triển cho đất nước.
1.2.

Hình sự hóa hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật

quốc tế và quy định của pháp luật hình sự một số nước khác

1.2.1. Hình sự hóa hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật
quốc tế
Đối với người có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc là vì mục
đích cất giữ, cất giấu để sử dụng hoặc vì động cơ lợi nhuận (để sản xuất, mua
bán…) thì đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng đối với chính bản thân
người đó và cả toàn xã hội. Do đó, trên thế giới đã hình thành các tổ chức với
các quy định để làm cơ sở cho công cuộc đấu tranh chống tội phạm ma túy
trong đó có tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Nhận thức này được cụ thể hóa


16
trong ba công ước quốc tế về kiểm soát ma túy của Liên Hợp Quốc nhận được
sự ủng hộ của cả thế giới, là văn bản pháp lý cơ sở cho chính sách hình sự của
các quốc gia về các tội phạm ma túy, bao gồm: Công ước thống nhất về các
chất ma túy năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971, Công
ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần
năm 1988. Việc tất cả các nước tham gia Công ước kiểm soát ma tuý và việc
thực hiện trên phạm vi toàn cầu các điều khoản trong Công ước là những điều
kiện tiên quyết để kiểm soát ma tuý trên toàn thế giới có hiệu quả, kể cả việc
đạt được những mục tiêu trong các Công ước. Số quốc gia gia nhập các Công
ước kiểm soát ma tuý quốc tế đã tăng lên, cụ thể: Đến tháng 01/2004 có 180
nước tham gia Công ước thống nhất về ma tuý năm 1961; đến tháng 11/2004
có 175 nước tham gia Công ước về chất hướng thần năm 1971 và 170 nước
tham gia Công ước về chống buôn lậu ma tuý và chất hướng thần năm 19887.
Thứ nhất, Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961.
Công ước có hiệu lực từ năm 1964 là do tình hình buôn bán và sử dụng
các chất ma túy trong những năm 1960 đã trở nên phức tạp, đây là một trong
những mốc quan trọng nhất trong lịch sử đấu tranh chống ma túy quốc tế. Một

điểm rất quan trọng của Công ước là nghĩa vụ hình sự hóa hành vi phạm tội
theo yêu cầu của Công ước đối với các quốc gia thành viên, trong đó có hành
vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Điểm a khoản 1 Điều 36 của Công ước quy định: “1.a) Tùy theo hạn chế
do Hiến pháp đặt ra, các bên áp dụng các biện pháp để bảo đảm rằng việc
trồng trọt, sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, cất giữ, biếu tặng, chào
hàng, phân phối, mua, bán, giao hàng theo bất kỳ điều kiện nào: môi giới, gửi
hàng, quá cảnh, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy trái với các
quy định của Công ước này và bất kỳ hoạt động nào khác mà theo các bên có
7

“Hợp tác quốc tế phòng chống ma túy và tình hình phòng, chống tội phạm ma túy ở một số quốc gia” tại địa chỉ
ngày truy cập 20/7/2016


17
thể trái với quy định của Công ước này là những tội phạm bị trừng phạt thích
đáng; đặc biệt là xử phạt tù hoặc các hình phạt tước quyền tự do khác” và
Điều 37 của Công ước quy định: “Bất kỳ các chất ma túy, các chất liệu và
trang bị nào được dùng hoặc có ý định sử dụng để thực hiện bất kỳ những tội
danh nào quy định tại Điều 36 phải bị bắt giữ và tịch thu”8. Như vậy, với quy
định trên của Công ước, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ hình sự hóa hành
vi tàng trữ trái phép chất ma túy, người nào thực hiện hành vi mua bán trái
phép chất ma túy thì phải bị coi là tội phạm và bị truy cứu TNHS, các chất ma
túy được sử dụng để thực hiện hành vi tàng trữ trái phép thì bị bắt giữ và tịch
thu (Công ước liệt kê các chất ma túy bị kiểm soát trong 4 danh mục với mức
độ kiểm soát khác nhau căn cứ vào giá trị sử dụng của chúng trong y học và
mức độ gây nghiện).
Năm 1972, Liên hợp quốc cho ra đời Nghị định thư năm 1972 bổ sung
Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 đã hợp lý hóa và mở rộng

sự kiểm soát và giám sát những chức năng của Ban kiểm soát ma túy quốc tế
năm 1961, yêu cầu các quốc gia thành viên báo cáo về những hoạt động ma
túy bất hợp pháp trong biên giới của họ, trong đó có hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy.
Thứ hai, Công ước về các chất hướng thần năm 1971.
Công ước 1971 cũng liệt kê các chất hướng thần trong 4 danh mục với
mức độ kiểm soát khác nhau căn cứ vào thuộc tính gây nghiện của chúng, giá
trị sử dụng trong y học và mức độ ảnh hướng đến sức khỏe cộng đồng cũng
như các vấn đề xã hội liên quan9. Có thể nói Công ước 1971 “copy” rất nhiều
nội dung của Công ước 1961 nên về cơ bản, chế độ kiểm soát đối với chất ma
túy và chất hướng thần khá giống nhau.

8

Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961

9

Công ước thống nhất về các chất hướng thần năm 1971.


18
Công ước 1971 yêu cầu các quốc gia thành viên tội phạm hóa tất cả các
hoạt động liên quan đến ma túy không được coi là hợp pháp. Quy định này
không đi vào các hành vi cụ thể hay tội danh cụ thể mà “giao” cho các quốc
gia thành viên xác định các hành vi liên quan đến ma túy bị coi là tội phạm ở
quốc gia đó dựa trên những quy định chung của công ước về hoạt động hợp
pháp liên quan đến ma túy.
Thứ ba, Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và
các chất hướng thần năm 1988.

Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất
hướng thần năm 1988 yêu cầu các quốc gia thành viên kiểm soát các chất
thường được sử dụng trong việc sản xuất bất hợp pháp chất ma túy và chất
hướng thần hay thường gọi là tiền chất. Các tiền chất được liệt kê trong 2
danh mục căn cứ vào mức độ sử dụng trong ngành công nghiệp. Một trong
những quy định quan trọng nhất của Công ước là quy định một số tội phạm và
hình phạt tương ứng với những hành vi phạm tội cụ thể, trong đó có hành vi
tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại điểm iii khoản a Điều 3: “iii)
Tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma túy hoặc chất hướng thần nào với mục
đích thực hiện bất kỳ hoạt động nào quy định tại điểm (i) nói trên”. Trong đó
điểm (i) quy định: “Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân
phối, bán, trao đổi dưới bất kỳ hình thức nào như môi giới, gửi, quá cảnh,
vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu ma túy và các chất hướng thần trái với các
quy định của Công ước 1961, Công ước 1961 sửa đổi hoặc Công ước
1971”10. Như vậy, với quy định trên hành vi tàng trữ trái phép bất kỳ chất ma
túy hoặc chất hướng thần nào với mục đích sản xuất, điều chế, pha chế,…
dưới bất kỳ hình thức nào thì bị coi là hành vi phạm tội, người thực hiện hành
vi phạm tội phải chịu TNHS. Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các

10

Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988.


×