Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TIỂU LUẬN CAO học tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và thực tiễn xét xử tội phạm này)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.42 KB, 24 trang )

1

MỤC LỤC
Trang

Stt
Nội dung
1
Phần I: Giới thiệu chuyên đề.

2

2

3

Phần II: Nội dung.
2.1. Quá trình thu thập, thời gian thu thập và phương pháp thu thập
2.2. Nguồn thu thập và các thông tin thu thập được
2.3. Thực trạng tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý tại thành phố
Việt Trì - tỉnh Phú Thọ

3

Phần III: Kết quả xử lý thông tin và những nguyên nhân làm

13

phát sinh tội tàng trữ trái phép chất ma tuý
3.1. Kết quả xử lý thông tin
3.2. Những nguyên nhân làm phát sinh tội tàng trữ trái phép chất


ma tuý tại thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ
4

Phần IV: Nhận xét và kiến nghị.

17

4.1. Các giải pháp để phòng chống tội tàng trữ trái phép chất ma
tuý
4.2. Nhận xét và kiến nghị
4.3. Kết luận
5

Tài liệu tham khảo

23

PHẦN I


2

GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
Tình hình tội phạm nước ta trong những năm gần đây diễn biến rất phức
tạp và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Số lượng các tội phạm lúc tăng lúc
giảm nhưng đều có đặc điểm chung là: Đều là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội làm ảnh hưởng đến an ninh trât tự xã hội , các hành vi phạm tội ngày càng
tinh vi sảo quyệt hơn thể hiện ý thức coi thường pháp luật. Vì vậy các loại tội
phạm đều phải được xử lý nghiêm minh bằng pháp luật để bảo vệ pháp chế xã
hội chủ nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội. Là một sinh viên của trường Đại học

Luật về địa phương thực tập em đã chọn đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma
tuý và thực tiễn xét xử tội phạm này” để viết chuyên đề. Tại địa phương em
thực tập loại tội này chiếm số lượng lớn và xảy ra trên hầu hết các địa bàn của
thành phố. Theo em đây là một loại tội phạm rất phổ biến hiện nay và đang là
vấn đề nhức nhối trong xã hội cần được quan tâm và có biện pháp mạnh để xử lý
vì sự y yên bình của toàn xã hội
Chuyên đề gồm 4 phần trong đó nêu rõ quá trình tìm hiểu thu thập thông
tin, thời gian thu thập, phương pháp thu thập và thực trạng của tội tàng trữ trái
phép chất ma tuý xảy ra trên địa bàn thành phố và thực tiễn xét xử tội phạm này
tại Toà án nhân dân thành phố Việt Trì.
Là một sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, do kiến thức còn nhiều
hạn chế, việc nghiên cứu thu thập thông tin còn nhiều giới hạn nhất định cho nên
đề tài trên có thể còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các
thầy, cô giáo về đề tài này.

PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ


3

Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý được quy định tại điều 194 bộ luật hình
sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xét tính chất, mức độ, hậu
quả do hành vi pham tội gây ra chúng ta thấy rằng: Đại đa số ngưòi phạm tội
này đều là người nghiện ma tuý, không có công ăn việc làm hoặc không có khả
năng lao động. Những người này thường đễ phạm các loại tội khác như trộm cắp
tài sản, cướp giật, chiếm đoạt tài sản thậm chí còn giết người cướp của để thoả
mãn nhu cầu sử dụng ma tuý. Chính vì vậy loai tội phạm tàng trữ trái phép chất
ma tuý đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự công cộng tại
thành phố và làm cho quần chúng nhân dân hoang mang, phá hoại hạnh phúc
của nhiều gia đình và ảnh hưởng đến tương lai một bộ phận không nhỏ thế hệ

trẻ.
Việt Trì là một trong những thành phố công nghiệp đầu tiên của miền bắc
Việt Nam thuộc tỉnh Phú Thọ có diện tích đất là: 11.098,83 ha và dân số là:
176.349 người. Thành phố Việt Trì cách Hà Nội 75 km về hương tây bắc, phía
đông giáp huyện Lập Thạch, huyện Vĩnh Tường ( Tỉnh Vĩnh Phúc ); Tây giáp thị
trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn, xã Tiên Kiên, xã Thạch Sơn, huyện Lâm
Thao; Nam giáp xã Cao Xá, xã Sơn Vi huyện Lâm Thao ( Cùng Phú Thọ ) và
huyện Ba Vì, Hà Nội; Bắc giáp xã Phù Ninh, xã An Đạo, xã Tử Đà, xã Vĩnh
Phú, huyện Phù Ninh . Thành phố Việt Trì có 23 phường xã trực thuộc. Trong
nhưng năm gần đây tình hình kinh tế văn hoá, xã hội của huyện có nhiều chuyển
biến rõ rệt: Nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày
càng được nâng cao. Với đặc điểm là thành phố trung tâm của tỉnh Phú Thọ, có
tiềm năng phát triển công, nông thương nghiệp và dịch vụ. Trên địa bàn thành
phố có những lĩnh vực công nghiệp phát triển như : hoá chất, giấy thực phẩm,
rượu bia .v.v. Chính vì vậy Việt Trì trở thành trung tâm kinh tế của cả tỉnh Phú
Thọ và đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, dòng người
từ các huyện trực thuộc tỉnh Phú Thọ đổ về đây ngày càng nhiều… Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn một số người lao động lười lao động, một số thanh thiếu niên
hư hỏng không chịu làm ăn, học tâp ổn định cuộc sống, thích ăn chơi đua đòi và
nghiện ma tuý hoặc hám lời mà có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý. Đặc


4

điểm, bản chất của tình hình tội phạm: Các đối tượng thực hiện hành vi tàng trữ
trái phép chất ma tuý xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau như gia đình
không bình thường (như mồ côi, bố mẹ bỏ nhau…) hoặc những gia đình căn bản
nhưng thiếu sự quan tâm giáo dục của cha mẹ, thầy cô. Bản thân các đối tượng
cũng là những đối tượng ham chơi đua đòi, lười học tập lao động, thiếu bản lĩnh
hoặc bất chấp pháp luật để làm giàu bất chính. Các đối tượng tàng trữ trái phép

chất ma tuý thường là các đối tượng nghiên ma tuý hoặc liên quan đến ma tuý.
Hầu hết các vụ tàng trữ trái phép chất ma tuý bị bắt đều bị đưa ra xét xử nghiêm
minh trước pháp luật.
2.1. QUÁ TRÌNH THU THẬP, THỜI GIAN THU THẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP

a. Quá trình thu thập và thời gian thu thập
Toà án nhân dân Thành phố Việt Trì - Phú Thọ là địa điểm em thực tập và
nghiên cứu đề tài này nên ngay trong thời gian đầu thực tập tại đây em đã tìm
hiểu thu thập các số liệu, thông tin về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa
bàn thành phố Việt Trì. Từ tháng 2 cho đến giữa tháng 4 năm 2009 là thời gian
em đọc và nghiên cứu hồ sơ về tàng trữ trái phép chất ma tuý của những năm
trước, cùng lúc đó em cũng được dự khán một số phiên toà xét xử loại tội phạm
này. Nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ của toà án nhân dân thành phố
Việt Trì em đã được tiếp cận các hồ sơ, các bản án, các sổ tổng kết kết quả hàng
quí hàng năm của toà thành phố. Vì vậy em có nhiều thông tin và có thể hiểu rõ
thêm được chuyên đề mà em đang nghiên cứu. Tất cả các số liệu, thông tin mà
em thu thập được đều được các cơ quan chức năng thống kê đầy đủ và đã tạo
điều kiện để cho em hoàn thành tốt đề tài của mình.
b. Phương pháp thu thập
Các vụ tàng trữ trái phép chất ma tuý thường xảy ra ở những nơi an ninh
kém, vắng vẻ, những nơi tập trung nhiều người nghiện ma tuý. Trong các năm
2006, 2007, 2008 số vụ tàng trữ trái phép chất ma tuý xảy ra trên địa bàn thành
phố cùng với số lượng bị cáo, độ tuổi, giới tính, án phạt của tội này đã được
thống kê đầy đủ trong sổ thụ lý, sổ kết quả sơ thẩm các vụ án hình sự, báo cáo


5

thống kê hàng năm , trong các bản án quyết định của toà án nhân nhân thành phố
và các tài liệu khác. Để có được những thông tin, những ví dụ thực tế và những

con số thống kê cụ thể về loại tội này nhằm phục vụ cho việc hoàn thành tốt đề
tài trên, em đã sử dụng các phương pháp sau để thu thập tư liệu như: Phương
pháp phân tích, phương phấp thống kê, phương pháp liệt kê và phương pháp
tổng hợp.
II.2. NGUỒN THU THẬP VÀ CÁC THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC

a. Nguồn thu thập
Nguồn thu thập tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này đó là
những văn bản, tài liệu liên quan đến tội trộm cắp tài sản. Cụ thể là các văn bản
tài liệu sau.
1. Báo cáo kết quả công tác của toà án nhân dân nhân thành phố Việt Trì năm
2006, 2007, 2008
2. Sổ thụ lý vụ án hình sự năm 2006, 2007, 2008
3. Sổ kết quả án hình sự sơ thẩm năm 2006, 2007, 2008
4. Bộ luật hình sự của nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Bộ Luật tố tụng hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Báo cáo công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án (thời điểm 1/1/2006 đến
31/12/2008)
b. Các thông tin thu thập được
Theo báo cáo công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án thời điểm từ
1/1/2006 đến 31/12/2008 thì : án hình sự có :
Cũ còn lại

:

15vụ / 39 bị cáo

Mới thụ lí

:


902 vụ / 1445 bị cáo

Tổng số

:

917 vụ / 1484 bị cáo

Đã giải quyết :

892 vụ / 1448 bị cáo

Còn lại

:

Đạt tỉ lệ giảiquyết vụ

25 vụ / 36 bị cáo
: 97%

Đạt tỉ lệ giải quyết bị cáo: 97%
Trong đó :

Xét xử : 885 vụ / 1405 bị cáo


6


Trả hồ sơ cho VKS: 04 vụ / 40 bị cáo
Đình chỉ xét xử: 03 vụ / 03 bị cáo
Riêng án về tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý thì trong thời gian từ 1/1/2006
đến 31/12/2008 có 283 vụ với 332 bị cáo, chiếm 30,8 % trong tổng số vụ án
hình sự và chiếm 22,3 % trong tổng số lượng bị cáo.
Cụ Thể án tàng trữ trái phép chất ma tuý tại thành phố Việt Trì :
Năm 2006 : Tổng cộng có 90 với 103 bị cáo trong đó số vụ cũ còn lại 9 vụ với
12 bị cáo, mới thụ lý 81 vụ với 91 bị cáo, đã xét xử 86 vụ với 99 bị cáo. Còn lai
sang năm sau là 4 vụ với 4 bị cáo. Trong đó: Cải tạo không giam giữ : 1 bị cáo,
dưới 3 năm tù : 61 bị cáo ; tù từ 3 – 7 năm : 37 bị cáo. Độ tuổi từ 18 – 30 có 43
bị cáo, từ 16 – 18 có 1bị cáo. Tái phạm nguy hiểm có 35 bị cáo. Có 6 bị cáo là
nữ. Đảng viên có 2 bị cáo.
Năm 2007 : Tổng cộng có 81 vụ với 94 bị cáo, số vụ còn lại từ năm trước là 4
vụ với 4 bị cáo. Mới thụ lí 77 vụ với 82 bị cáo, đã xét xử 79 vụ 89 bị cáo. còn lại
sang năm sau là 2 vụ với 5 bị cáo. Trong đó : Cải tạo không giam giữ : 1 bị cáo;
dưói 3 năm tù : 58 bị cáo; Tù từ 3 – 7 năm : 28 bị cáo ; Tù từ 7 năm đến 15
năm : 2 bị cáo; Độ tuổi từ 16 – 18 có 2 bị cáo; Độ tuổi từ 18 – 30 có 30 bị cáo;
Tái phạm nguy hiểm : 34 bị cáo. Có 4 bị cáo là nữ. Đảng viên có 1 bị cáo.
Năm 2008: Tổng cộng có 118 vụ với 141 bị cáo, số vụ còn lại của năm trước
còn lại 2 vụ với 5 bị cáo, mới thụ lý 116 vụ với 136 bị cáo, đã xử 112 vụ với
125 bị cáo, còn lại sang năm sau 6 vụ với 11 bị cáo. Mức hình phạt: án treo 0 bị
cáo, tù dưới 3 năm có 74 bị cáo, từ 3 năm đến 7 năm có 41 bị cáo; Từ 7 năm đến
15 năm có 10 bị cáo. Độ tuổi: có 60 bị cáo ở độ tuổi đủ 18-30, có 5 bị cáo ở độ
tuổi từ 16 -18. Tái phạm nguy hiểm có 57 bị cáo. Có 8 bị cáo là nữ. Đảng viên
có 1 bị cáo.


7

Dưới đây là một ví dụ điển hình về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý

mà Toà án nhân dân thành phố Việt Trì đã xét xử :
Ngày 12 tháng 01 năm 2009, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Việt
Trì xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 297 / 2008/ HSST ngày 03 tháng 12
năm 2008 đối với bị cáo: Nguyễn Mạnh Tiến, Sinh ngày 06 tháng 05 năm 1975
Nơi ĐKNKTT : tổ 45- phố Tiên phú – phường Tiên Cát- TP Việt Trì - tỉnh Phú
Thọ, Vợ: Nguyễn Thị Thu Hà – sinh năm 1975 – đã ly hôn. Có 02 tiền án :
+ Bản án HSST số 14 ngày 18/3/1997 của TAND TP Việt trì áp dụng
khoản 1 điều 151 BLHS năm 1985 xử phạt 36 tháng tù giam về tội “cướp tài
sản của công dân” thời hạn tù tính từ ngày 29/11/1996
+ Bản án HSST số 40 ngày 13/6/2001 TAND TP Việt trì áp dụng khoản 1
điều 194, khoản 1 điều 48 BLHS xử phạt 42 tháng tù giam về tội “mua bán trái
phép chất ma tuý” thời hạn tù tính từ ngày 15/2/2001. Ra trại ngày 15/2/2004.
Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam từ ngày 09 / 9 /2008
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Việt Trì
truy tố về hành vi phạm tội như sau :
Hồi 11h ngày 09/9/2008 tổ công tác điều tra công an phường Tiên cát
đang làm nhiệm vụ tại tổ 15 – phố Đoàn kết – phường Tiên cát - TP Việt trì thì
được quần chúng nhân dân cung cấp: tại ven đường sắt tại tổ 15 – phố Đoàn kết
có một số đối tượng đang mua bán trái phép chất ma tuý. Tổ công tác đã triển
khai đến địa điểm nói trên và đã bắt giữ một nam thanh niên đi xe máy màu nâu
nhãn hiệu DAM SAN, BKS 19K1 – 5987. Thu giữ tại tay phải người thanh niên
một gói giấy mặt ngoài màu vàng, mặt trong màu trắng bên trong có chứa chất
bột, cục màu trắng. Người thanh niên tự khai tên là Nguyễn Mạnh Tiến, trú tại:
tổ 45 – phố Tiên Phú – phường Tiên Cát – TP Việt Trì và gói giấy mặt ngoài
màu vàng mặt trong màu trắng bên trong có chất bột cục màu trắng là Hêrôin
vừa mua về mục đích để sử dụng. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản thu giữ
01 xe máy BKS 19K1 – 5987, 01 đăng ký xe môtô 19K1 -5987 mang tên Bùi
Kim Tiến, 01 chứng minh thư nhân dân mang tên Nguyễn Mạnh Tiến và niêm
phong số chất bột cục màu trắng thu giữ của Tiến.



8

Tại bản kết luận giám định số 518 ngày 12/9/2008 phòng kỹ thuật hình sự
công an tỉnh Phú Thọ kết luận: mẫu vật gửi đến giám định ở dạng chất bột, cục
màu trắng trong gói giấy mặt ngoài màu vàng, mặt trong màu trắng có trọng
lượng 0.14gam là chế phẩm Hêrôin và hoàn trả lại 0.09gam mẫu vật sau khi
giám định.
Tại cơ quan điều tra Nguyễn Mạnh Tiến khai nhận: bản thân là người
nghiện ma tuý nên khoảng 10h30 ngày 09/9/2008 Nguyễn Mạnh Tiến đi xe máy
BKS 19K1 – 5987 từ nhà đến nhà Phạm Tuấn Hưng ở tổ 44 – khu 5 – phường
Nông trang với mục đích mua ma tuý để sử dụng. Đến nơi thấy Hưng đang đứng
ở cổng, Tiến bảo Hưng bán cho một gói ma tuý với giá 100.000đ, Hưng đồng ý.
Tiến đưa tiền cho Hưng, Hưng cầm tiền rồi lấy ở khe bờ tường rào một gói ma
tuý được gói trong mảnh giấy mặt ngoài màu vàng, mặt trong màu trắng đưa cho
Tiến, Tiến cầm ở tay rồi đi xe máy về. Khi Tiến về đến đường sắt thuộc tổ 15 –
phố Đoàn kết – phường Tiên cát thì bị tổ công tác của công an phường Tiên cát
bắt giữ như đã nêu trên.
Ngoài ra Tiến còn khai mua ma tuý của Phạm Tuấn Hưng 02 lần trước đó
vào các ngày 06/9 và 07/9/2008 mỗi lần 100.000đ. Song căn cứ vào các lời khai
của Hưng tại cơ quan điều tra cũng như khi đối chất với Tiến thì Hưng không
thừa nhận đã bán ma tuý cho Tiến như Tiến đã khai. Mặt khác khi khám xét nơi
ở của Hưng cũng không phát hiện thấy ma tuý nên cơ quan điều tra công an TP
Việt trì không đủ cơ sở làm rõ hành vi bán trái phép chất ma tuý của Hưng.
Qua xác minh bị cáo có tài sản riêng là 01 chiếc xe máy màu nâu nhãn hiệu
DAM SAN BKS 19K1 – 5987 do Tiến chuyển đổi tài sản bằng hình thức trao
tay (không có giấy tờ chuyển nhượng). Chiếc xe này cơ quan điều tra tiến hành
tra cứu tại phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Phú Thọ thì không nằm trong
hệ thống xe tang vật của các vụ án.
Tại bản cáo trạng số 317 /KSĐT - TA ngày 3 tháng 12 năm 2008 của VKS

nhân dân thành phố Việt Trì truy tố bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến ra trước TAND
thành phố Việt Trì để xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo quy
định tại điểm p khoản 2 điều 194 BLHS


9

Hành vi pham tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội , trong công tác đấu
tranh phòng chống ma tuý hiện nay, không phải là của riêng một quốc gia nào,
mà là nhiệm vụ chung của toàn cộng đồng, toàn thế giới bởi ma tuý đang là vấn
đề bức xúc của toàn xã hội , ma tuý đã phá hoại trật tự cuộc sống xã hội, trật tự
cuộc sống gia đình, nó đã gây ra cảnh tan nhà nát cửa của nhiều gia đình và là
nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm khác . Đặc biệt nó là nguyên nhân chủ
yếu làm lây lan căn bệnh thế kỷ HIV, AIDS. Bản thân bị cáo là người nghiện ma
tuý, đã được cơ quan pháp luật giáo dục cải tạo nhiều lần nhưng bị cáo không
lấy đó làm bài học mà lại tiếp tục lao vào con đường phạm tội. Vì vậy cần phải
xử phạt bị cáo với mức án phạt tù thật nghiêm khắc để nhằm giáo dục riêng và
phòng ngừa chung, buộc bị cáo phải cách ly khỏi đời sống xã hội một thời gian
nhất định để rèn luyện cải tạo bị cáo trở thành người công dân có ích cho gia
đình và xã hội. Nên toà án nhân dân thành phố Việt Trì đã tuyên bố bị cáo
Nguyễn Mạnh Tiến phạm tội “ Tàng trữ trái phép chất ma tuý”.Áp dụng điểm p
khoản 2, khoản 5 điều 194, điểm p khoản 1 điều 46 BLHS, xử phạt bị cáo
Nguyễn Mạnh Tiến 07 ( Bẩy ) năm tù. Về hình phạt bổ sung : Tịch thu xung
công quỹ nhà nước chiếc xe mô tô nhãn hiệu DAM SAN, mầu sơn nâu, biển
kiểm soát 19K – 5087 cùng đăng ký xe mang tiên Bùi Kim Tiến như biên bản
giao nhận vật chứng ngày 05/12/2008 tại thi hành án dân sự thành phố Việt Trì.
2.3.THỰC TRẠNG TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

a. Số lượng vụ tàng trữ trái phép các chất ma tuý trong những năm qua

luôn cao và chiếm tỉ lệ lớn trong án sơ thẩm hình sự:
Từ năm 2006 đến 2008 số vụ tàng trữ trái phép chất ma tuý mà toà án thụ
lý luôn rất lớn
Năm
Thụ lý(vụ )
Bị cáo

2006
90
103

2007
81
94

2008
118
141


10

Theo thống kê của toà án tại số thụ lí sơ thẩm các vụ án hình sự thì: Năm
2006 toà án thụ lí 90 vụ tàng trữ trái phép chất ma tuý với 103 bị cáo và đến năm
2007 số vụ và số bị cáo tuy giảm nhưng không đáng kể: tàng trữ trái phép chất
ma tuý là 81, số bị cáo là 94, số lượng bị cáo vẫn rất lớn. Nếu từ năm 2006 2007 giảm 9 vụ thì năm 2008 số vụ thụ lí tăng 37 vụ và số bị cáo cũng tăng là
47 bị cáo. Như vậy ta thấy từ năm 2008 số vụtàng trữ trái phép chất ma tuý mà
toà án thụ lí tăng mạnh, số bị cáo cũng tăng nhiều. Ta có thể thấy tình hình tội
phạm tàng trữ trái phép chất ma tuý có xu hướng tăng mạnh vào năm 2008 cùng
với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố. Đại đa số người phạm

tội tàng trữ trái phép chất ma tuý đều là người nghiện ma tuý. Thực tế xét xử của
toà án nhân dân thành phố Việt Trì là rất lớn nhưng cũng chưa thể nói lên số liệu
thực sự của lượng người phạm tội này. Đây quả là vấn đề nhức nhối của thành
phố riêng và toàn xã hội nói chung, cần phải có nhiều biện pháp giáo dục, cải
tao, các hình phạt nghiêm khắc để giảm thiểu loại tội phạm này.
b. Tính chất mức độ và hình phạt dành cho tội tàng trữ trái phép chất ma
tuý :
Theo thống kê tại số thụ lí sơ thẩm các vụ án hình sự cho thấy hình phạt
mà toà án nhân dân thành phố Việt Trì đưa ra đối với các bị cáo; số bị cáo tái
phạm, tái phạm nguy hiểm lớn, hình phạt nghiêm khắc, cá biệt có những đảng
viên cũng phạm tội này :
Năm
Mức hình phạt
Cải tạo không giam giữ
Tù dưới 3 năm
Tù 3 đến 7 năm
Tái phạm nguy hiểm
Đảng viên

2006

2007

2008

1 (bị cáo)
61
37
35
2


1
60
28
34
1

0
74
41
57
1

Trong 3 năm 2006, 2007, 2008 chỉ có 2 bị hinh phạt cải tạo không giam
giữ, 185 bị cáo chịu mức phạt tù từ 3 năm trở xuống, 106 bị cáo bị phạt tù từ 3


11

năm đến 7 năm, trong đó có 126 bị cáo tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Có 4
đảng viên phạm tội này. Từ số bị cáo được hưởng hình phạt là cải tạo không
giam giữ là 2 bị cáo ta có thể thấy pháp luật rất nghiêm khắc với loai tội phạm
nay. Phần lớn các bị cáo bị xử phạt dưới 3 năm tù, 185 bị cáo, hầu hết các bị cáo
tàng trữ trái phép chất ma tuý để xử dụng nên khối lượng ít. Các bị cáo bị phạt
tù từ 3 đến 7 năm thường là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, các bị cáo đã
phạm tội mà chưa được xoá án tích. Trong số các bị cáo phạm tội tàng trữ trái
phép chất ma tuý thì có 126 bị cáo tài phạm tái phạm nguy hiểm, điều này cho
thấy số bị cáo này là đối tượng tái phạm cao, lười lao động cả tạo, các bị cáo
thường nghiện ma tuý nên càng dễ phạm tội trở lại. Một số bị cáo là đảng viên
cho thấy vấn đề xuống cấp đạo đức trong hàng ngũ của đang tuy không nhiều

nhưng cũng đáng lưu tâm để có biện pháp hạn chế và dần loại bỏ để đội ngũ của
Đảng vững manh. Cần phải có các biện pháp và hình phạt nghiêm khắc nhất để
trừng phạt, để răn đe loại tội phạm này.
Số bị cáo được thể hiện ở trên có nhân thân, nghề nghiệp khác nhau, có
hình phạt khác nhau nhưng tưu chung lại họ đều phạm vào tội phạm mà cả xã
hội đang lên án gay gắt và mong muốn loại bỏ hoàn toàn những tội phạm về ma
tuy. Với loại tội phạm này hình phạt thật nghiêm khắc là tất yếu. Có như vậy
mới góp phần tích cực vào việc phòng chống tội tàng trữ trái phép chất ma tuý
xảy ra trên địa bàn thành phố.
c. Phần lớn các bị cáo đều trong độ tuổi lao động, (từ 18 – 31 tuổi)
Tại số thụ lí sơ thẩm các vụ án hình sự trong các năm 2006, 2007, 2008 thì độ
tuổi của các bị cáo được thống kê như sau:
Năm
Độ tuổi
Chưa vị TN
Đủ 18 – 30 tuổi
16 – 18 tuổi

2004

2005

2006

0
43
1

0
30

1

0
60
0


12

Số bị cáo ở độ tuổi lao động 18 – 30 tuổi năm 2006 là 43 bị cáo, năm
2007 là 30 bị cáo, nam 2008 là 60 bị cáo. Như vậy số lượng lớn các bị cáo trong
độ tuổi lao động, nhưng lại lười lao động không chịu làm ăn kiếm sống ổn định
gia đình mà lại đua đòi ăn chơi, nghiên ma tuý. Các bị cáo không có việc làm ổn
định,không có thu nhập, vì thường nghiện ma tuý nên rất dễ phạm các loại tội
phạm khác như trộm cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…
Ngoài các hình phạt nghiêm khắc dành cho các bị cáo để răn đe, giáo dục thì
cũng nên có các biện pháp giúp người nghiện, người phạm tội đã chấp hành
xong hình phạt tái hoà nhập cộng đồng, không bị kì thị để làm người có ích.
d. Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý xảy ra tại hầu hết các phường xã trực
thuộc thành phố Việt Trì
Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý xảy ra trên địa bàn rộng, tại hầu hết
phường, xã của thành phố Việt Trì đặc biệt là các điểm nóng về ma tuý như
phường Dữu Lâu, Thanh Miếu, Bến Gót Vân Phú, Minh Phương … Lượng
người nghiện ma tuý là rất lớn mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều biện
pháp như kiểm điểm trứơc tổ dân phố, đưa đi cải tạo cai nghiên nhưng vì không
dứt bỏ được ma tuý mà họ vẫn lao theo con đường nghiên ngập dẫn đến phạm
tội tàng trữ trái phép chất ma tuý .
Trên đây là toàn bộ thực trạng của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và
thực tiễn xét xử loại tội phạm này của Toà án nhân dân thành phố Việt Trì trong
các năm 2006, 2007, 2008. Qua phân tích số liệu ta thấy tình hình phạm tàng trữ

trái phép chất ma tuý thật sự nghiêm trọng, lượng người phạm tội lớn, tái phạm,
táI phạm nguy hiểm còn nhiều. Yêu cầu đặt ra với các cơ quan chức năng của
thành phố Việt Trì cần phải có các biện pháp đồng bộ để đấu tranh hiệu quả với
các loại tội phạm về ma tuý nói chung và tội tàng trữ trái phép chất ma tuý nói
riêng.


13

PHẦN III
KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM
PHÁT SINH TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ
3.1:KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN
Công tác giải quyết các vụ án hình sự tại Toà án nhân dân thành phố Việt
Trì trong 3 năm 2006, 2007, 2008 đạt kết quả cao, đạt tỉ lệ giải quyết vụ 97%;
Đạt tỉ lệ giải quyết bị cáo 97%. Trong tình hình chung của việc xét xử án hình sự
thì án về ma tuý luôn được coi là trọng điểm giải quyết của toà án nhân dân
thành phố Việt Trì. Trong án ma tuý thì tội tàng trữ trái phép chất ma tuý thường
là phạm tội quả tang, các bị cáo bị truy tố đúng người, đúng tội, trong 3 năm
không có 1 vụ tàng trữ trái phép chất ma tuý nào mà toà án thành phố phải trả lại
hồ sơ cho viện kiểm sát. Vì sự phức tạp của tội phạm ma tuý cộng số lượng các
vụ án tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là rất lớn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng
với nhân lực của toà án có hạn, điều kiện vật chất thì tồi tàn, công sở của tòa án
đang xuống cấp nghiêm trọng nên toà án nhân dân thành phố Việt Trì không thể
xét xử 100% số vụ đã thụ lí, năm 2006 tỉ lệ giải quyết vụ là 95,5%; năm 2007 tỉ
lệ giải quyết vụ là 97,5%, năm 2008 tỉ lệ giải quyết số vụ là 95%. Dù không giải
quyết hết 100% số vụ án tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, nhưng cũng có thể
xem đây là cả 1 sự cố gắng lớn của tập thể cán bộ toà án thành phố.
Về hình phạt, khung hình phạt thấp nhất của tội tàng trữ trái phép chất ma
tuý được qui định tại khoản 1 điều 194 BLHS 1999, theo đó “ người nào tàng trữ

vận chuyển, mua bán trái phép hoạc chiếm đoạt chất ma tuý thì bị phạt tù từ 2


14

đến 7 năm” . Trong vòng 3 năm số bị cáo bị tuyên phạt tù dưới 3 năm là phổ
biến nhất. Năm 2006 mức án này được áp dụng đối với 61/ 99 bị cáo, đạt tỉ lệ
61,6 %; năm 2007 mức án này tăng lên gần 4%, với 58 / 89 bị cáo, đạt tỉ lệ
65,1%; Đến năm 2008, mức án dưới 3 năm tù giảm mạnh dù số vụ, số bị cáo
tăng nhiều so với năm 2007, 74 / 125 bị cáo, đạt tỉ lệ 59,2%. Đây chủ yếu là các
đối tượng nghiện ma tuý, tàng trữ ma tuý với khối lượng it để sử dụng.
Với khung hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm của tội tàng trữ trái phép chất
ma tuý thì trong 3 năm 2006,2007,2008 , số bị cáo chịu mức phạt tù này theo
từng năm: 2006 là 37 bị cáo, năm 2007 ;là 28 bị cáo, năm 2008 là 41 bị cáo. Tỉ
lệ trung bình là 34,98%. Trong 3 năm 2006, 2007,2008 chỉ có 12 bị cáo bị chịu
mức hình phạt là 7 – 15 năm tù, năm 2006 không có bị cáo nào phạm tội tàng
trữ trái phép chất ma tuý mà bị xử phạt trong khung hình phạt này, sang đến năm
2007 có 2 / 89 bị cáo bị xử phạt trong khung 7 – 15 năm, tỉ lệ 2,2% và đến năm
2008 lượng bị cáo bị xử phạt trong khung này tăng vọt có đến 10/125 bị cáo. Ta
có thể nhận thấy năm 2008 là năm tăng cả vè số lượng bị cáo lẫn mức độ
nghiêm trọng của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý qua số lượng bị cáo bị xét xử
lẫn khung hình phạt áp dụng cho các bị cáo. Các bị cáo này thường tàng trữ số
lượng lớn, mức độ nghiêm trong hoặc tái phạm nguy hiểm…
Qua 3 năm 2006, 2007, 2008 Toà án nhân dân thành phố Việt Trì đã xét
xử 892 vụ án hình sự, với 1448 bị cáo, thì có 52 bị cáo kháng nghị, kháng cáo,
tỉ lệ 3,6 %. Trong đó án về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý chỉ có 5 bị cáo
kháng cáo, kháng nghị, chiếm 1,6% án tàng trữ trái phép chất ma tuý, tỉ lệ rất
thấp. Trong đó y án 4 vụ và 1 vụ rút kháng cáo kháng nghi. Không có vụ án nào
phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, không có vụ án nào bị đình chỉ xét xử. Không
có bị cáo nào bị xét xử oan và phải bồi thường theo nghị quyết số 388 về bồi

thường cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây
ra.
Một điều đáng báo động của loai tội phạm này là thành phần, độ tuổi của
người phạm tội, người đang trong độ tuổi lao đông là 18 – 30 chiếm phần trăm
cao. Năm 2006, có 43/99 bị cáo có độ tuổi từ 18 – 30, chiếm 43,4 % số bị cáo.


15

Name 2007, có 30/89 bị cáo có độ tuổi từ 18 – 30, chiếm 33,7 % tổng số bị cáo.
Năm 2008 có 60 bị cáo có độ tuổi từ 18 – 30, chiếm 48 % tổng số bị cáo. Ta có
thể thấy năm 2008 số lượng bị cáo trong độ tuổi 18 – 30 đã tăng gấp đôi. Điêu
này hết sức nguy hại cho các gia đình và xã hội, vì độ tuổi này đang là độ tuổi
xung sức nhất của mỗi công dân, độ tuổi này có thể đóng góp nhiều cho gia
đình, cho xã hội. Khi phạm tội các bị cáo không chỉ làm mất tương lai của bản
thân mà còn làm tan nát gia đình của chính ho, làm gánh nặng cho xã hội, kéo
theo các tệ nạn khác như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gieo
rắc căn bệnh thế kỉ HIV/ AIDS . Cùng với đó là thành phần của loại tội phạm
này cũng rất phức tạp, ta có thể thấy người phạm tội có cả đảng viên ( 4 bị cáo ),
có cả các bị cáo là nữ….
3.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP

CHẤT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ.
Mọi hành vi phạm tội đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể.Nguyên
nhân của việc hình thành, phát sinh tội tàng trữ trái phép chất ma tuý không
ngoài nhưng nguyên nhân của tình hình tội phạm nói chung. Đó là các nguyên
nhân thuọc về các vấn đề kinh tế, văn hoá, giáo dục, đạo đức, pháp chế, trình độ
đân trí…của nước ta trong những năm qua và hiện nay. Qua những vụ án đã xảy
ra trên địa bàn thành phố Việt Trì có thể kết luận hành vi phạm tội tàng trữ trái
phép chất ma tuý hầu như xuất phát từ các nguyên nhân sau:

a.Nguyên nhân chủ quan.
- Nguyên nhân chủ yếu nhất là tự do bản thân các bị cáo không chịu làm
ăn, tu dưỡng rèn luyện đạo đức thích ăn chơi đua đòi, lười lao động, có thói
quen sống buông thả . Đại đa số các bị cáo phạm tội tàng trữ trái phép chất ma
tuý đều có điều kiện để lao động, có sức khoẻ để kiếm sống nhưng vì thiếu bản
lĩnh, đua đòi nên nghiên ma tuý, bất chấp sự nghiêm minh của pháp luật đối với
án về ma tuý họ vẫn phạm tội.


16

- Do trình độ nhận thức của các bị cáo còn hạn chế. Đa số các bị cáo đều
có trình độ văn hoá thấp, thập chí có bị cáo còn chưa học hết phổ cập và đều cố
nhận thức kém, không có ý thức pháp luật và chưa nhận thức đầ đủ được về
hành vi phạm tội của mình là gây nguy hiểm cho xã hội, làm ảnh hưởng tới tình
hình an ninh xã hội và trật tự công cộng.
b.Nguyên nhân khách quan.
- Một nguyên nhân nữa làm dẫn đến hành vi phạm tội tàng trữ trái phép
chất ma tuý trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng phần nào do lỗi của gia đình,
nhà trường và địa phương. Nếu bản thân bố mẹ có trách nhiệm hơn vói con cái,
quan tâm,giáo dục, chăm lo cho cuộc sống của họ và không buông lỏng sự quản
lý, nuông chiều thì có lẽ sẽ không xảy ra hậu quả đáng tiếc như vậy. Đây là nỗi
đau cho các bậc làm cha, làm mẹ đối với những đứa con phạm tội của mình.
- Bên cạnh đó về phía nhà trường và các thầy cô giáo cũng còn chưa sâu
xát để uấn nắn, kịp thời xử lý những khuyết điểm, sai phạm của học sinh, để cho
những khuyết điểm sai phạm đó cứ tồn tại trong bản thân những học sinh đó để
rồi dần dần phát triển lên thành những hành vi phạm tội nghiêm trọng cho xã
hội.
- Viêc tuyên truyền giáo dục về tác hại của ma tuý chưa được quan tâm
triệt để, tình hình buôn bán ma tuy vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Ma tuý len lỏi

vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, hầu như trong mỗi gia đình đều có người
liên quan đến loại tội phạm này. Ma tuý xuất hiên cả ở trường học, cả ở cơ quan
nhà nước. Việc ngăn chặn từ xa loại tội phạm này còn tỏ ra thiếu hiệu quả
- Đối với công tác giáo dục, tuyên truyền ý thức pháp luật cho công dân,
học sinh cũng chưa được quan tâm và mở rộng ở địa phương và trong nhà
trường.
- Hầu như ở địa bàn thành phố Việt Trì có rất ít những địa điểm, cơ sở tổ
chức những buổi giáo dục tuyên truyền pháp luật để trang bị kiến thức pháp luật
cho công dân. bên cạnh đó nhà trường tuy cũng có những giờ lên lớp dạy cho
học sinh môn học giáo dục công dân nhưng nhưng những bài học về vấn đề tội


17

phạm và việc phòng chống tội phạm vẫn còn chhưa được đề cập đến nhiều.
chính vì vậy mà ý thức pháp luật của học sinh còn rất han chế, họ không nhận
thức được hành vi trộm cắp tài sản của mình là nguy hiểm cho xã hội, làm mất
an ninh xã hội và trật tự công cộng.
- Vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ giỏi, có chuyên môn, có kiến thức pháp
luật tại địa phương và các cơ sở để tuyên truyền kiến thức pháp luật cho công
dân. Phần nào cũng do công tác đào tạo cán bộ quản lý chưa được quan tâm
nhiều.

PHẦN IV
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1:CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG CHỐNG TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA
TUÝ

Từ việc phân tích các số liệu, tài liệu mà em đã thu thập được; từ việc tìm
hiểu nguyên nhân làm phát sinh tội tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn

thành phố Việt Trì em nghĩ cần phải có các giải pháp hữu hiệu để phòng chống
loại tội phạm này. Sau đây là một số giải pháp mà em đưa vào chuyên đề để
phần nào góp phần vào việc hạn chế sự gia tăng của tình hình phạm tội:
a. Các giải pháp chung
Các giải pháp chung để phòng chống tội trộm tàng trữ trái phép chất ma
tuý trên địa bàn thành phố Việt Trì, đó là các giải pháp tác động đến nguyên
nhân dẫn đến loại tội phạm này. Đó là các giải pháp mà Đảng, nhà nước, chính
quyền, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội và mọi công dân đều phải tiến
hành nhằm khắc phục tận gốc các nhân tố làm phát sinh loại tội phạm này và
trong bước đẩy lùi nó ra khỏi đời sống xã hội. Các giải pháp bao gồm:


18

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, vận đông trong nhân dân vè
tác hại của ma tuý, từng bước loại bỏ dần ma tuý ra khỏi đời sống xã họi. Tích
cực vận đông người nghiện đi cai nghiện, khuyến khích xét nghiệm HIV để điều
trị cho người nghiện HIV, không kì thị với họ, để họ tái hoà nhâp cộng đồng,
góp ích cho xã hội.
- Cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tác hại của ma tuý trong
các trường học các cấp, từ bậc tiểu học trở lên, để các học sinh, sinh viên ý thức
được tác hại của ma tuý, tránh xa ma tuý.
- Cần đẩy mạnh phong trào giúp đỡ và cảm hoá người lầm lỗi, tạo điều
kiện thuận lợi cho người nghiện tái hoà nhâp cộng đồng, trình bày tâm tư
nguyện vọng và mong muốn sửa chữa. Pháp luật không chỉ xử lí nghiêm minh
những kẻ phạm tội mà còn giáo dục cải tạo họ trở thành người công dân có ích
cho xã hội;
- Đối với những kẻ tàng trữ trái phép chất ma tuý là học sinh, người chưa
thành niên thì nhà trường và gia đình cần quan tâm giáo dục hơn nữa. Không
được buông lỏng sự quản lí với những đối tượng này, phải uốn nắn và xử lí kịp

thời những khuyết điểm và sai phạm của họ.
b. Các giải pháp riêng
Đây là các giải pháp phòng chống tội tàng trữ trái phép chất ma tuýcó tác
động trực tiếp đến tội phạm. Các giải pháp này có mục đích phòng ngừa, ngăn
chặn những yếu tố có khả năng phạm tội, hoặc nếu tội phạm này đã xảy ra thì
kịp thời phát hiện, điều tra nhanh chóng, xử lí nghiêm minh và giác dục cải tạo
họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Các giải pháp riêng phòng chống tội
trộm cắp tài sản tại huyện Hiệp Hoà đó là:
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa xã hội nhằm hạn chế tối đa loại
tội phạm này xảy ra:
+ Giáo dục cá biệt những đối tượng nghi vấn tại địa phương để tự họ nhận
thức đúng đắn mà tự giác từ bỏ ý định phạm tội.


19

+ bên cạnh đó phải tiến hành đồng bộ các biện pháp của các cơ quan lao
đông, giáo dục, đoàn thanh niên, … nhằm từng bước giải quyết tình trạng thanh
niên thất nghiệp, trình độ văn hoá nhận thức kém. Cần tạo công ăn việc làm hay
giải quyết việc làm tại chỗ cho những người thất nghiệp, tạo điều kiện để cho họ
có thu nhập qua đó sẽ hạn chế được tình trạng tàng trữ trái phép chất ma tuýxảy
ra.
- Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan công an
và các cơ quan bảo vệ pháp luật, Điều này đóng vai trò quan trọng trong phòng
chống tội phạm nói chung và phòng chống tàng trữ trái phép chất ma tuýsản nói
riêng; đó là:
+ Tập trung rà soát kĩ các đối tượng đã có tiền án tiền sự về tàng trữ trái
phép chất ma tuý. Qua đó theo dõi nắm chắc tình hình hoạt động, phương thức,
thủ đoạn, đặc điểm thủ phạm của các vụ án về ma tuý xảy ra trên địa bàn.
+ Tăng cường công tác tuần tra và kiểm soát tại các địa điểm nóng về ma

tuý, nhanh chóng triệt phá các đường dây buôn bán ma tuý, các địa điểm bán ma
tuý cho các người nghiên….
+ Tăng cường công tác truy tố xét xử các vụ tàng trữ trái phép chất ma
tuý, đẩy mạnh các hình thức xét xử lưu động, xét xử điểm các vụ án điển hình để
răn đe phòng ngừa tội phạm xảy ra và động viên khích lệ nhân dân tham gia vào
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý
4. 2. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

a. Một số nhận xét về hoạt động của Toà án
* Ưu điểm
- Trong những năm gần đây, hoạt động xét xử của Toà án nhân dân thành
phố Việt Trì có nhiều chuyển biến rõ rệt. Với sự lỗ lực trong công tác của đội
ngũ cán bộ Toà án mà việc giải quyết các vụ án hình sự nói chung và các vụ án
về tàng trữ trái phép chất ma tuý nói riêng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Số vụ tồn đọng và số vụ hoàn lại hồ sơ cho Viện kiểm sát vẫn còn nhưng không
đáng kể. Không có bị cáo nào bị xét xử oan sai.


20

- Toà án đã tham gia và tiến hành đưa một số vụ án điểm ra xét xử lưu
động có sự tham gia của các khối ban ngành liên quan và đài phát thanh truyền
hình. Qua phiên toà lưu động được đông đảo nhân dân tham dự , kết quả xét xử
có tính chất giáo dục, thuyết phục được quần chúng đồng tình ủng hộ, có tác
dụng tốt trong việc tuyên truyền giáo dụa pháp luật trong nhân dân.
- Toà án đã phối hợp với Viện kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan thi hành
án trong việc thực hiện tốt chức năng của mình, thường xuyên trao đổi rút kinh
nghiệm, tìm ra những thiếu xót qua mỗi phiên toà xét xử , boá cáo và đề xuất kịp
thời với cấp trên và các ban ngành có liên quan để cùng tìm ra những biện pháp
phòng chống tội tàng trữ trái phép chất ma tuý hữu hiệu.

- Cùng với việc nâng cao chuyên môn, nâng cao chất lượng xét xử , Toà
án xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhận
thức pháp luật của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cùng nhân dân
đấu tranh và phòng ngưa tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.
* Hạn chế
- Số vụ án đưa ra xét xử lưu động còn ít, nên dẫn đến việc tuyên truyêng
giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như bức xúc của người dân
về loại tội phạm này.
- Mức án mà Toà án tuyên phạt với các bị cáo phạm tội tàng trữ trái phép
chất ma tuý tuy thường là nghiêm minh đúng người đúng tội nhưng hiện tượng
táI phạp, tái phạm nguy hiểm còn nhiều chứng tỏ các bản án dường như chưa
mang đủ tính răn đe cho loại tội phạm này.
- Vẫn còn những vụ án tồn đọng sang năm sau.
Như vậy ta thấy bên cạnh những kết quả mà Toà án đã đạt được thì vẫn
còn một số hạn chế. Vì vậy không chỉ Toà án mà các cơ quan ban ngành khác
và toàn thể nhân dân phải cùng phối hợp với nhau để khắc phục những hạn chế
khuyết điểm, đem lại sự công bằng trong nhân dân và cho xã hội.
b. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiêu quả hoạt động của Tòa án trông việc
phòng chống tội tàng trữ trái phép chất ma tuý:


21

- Phải nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Toà án. Việc đào
tạo thêm thẩm phán, nâng cao chuyên môn của các thư kí cũng là một việc càn
phải làm ngay trong nội bộ của các Toà án. Có như vậy chất lượng xét xử mới
được nâng cao và việc giải quyết các vụ án mới được nhanh chóng và kịp thời.
- Nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án trước khi đưa ra xét xử, đảm bảo xử lý đúng
người đúng tội. Thẩm phán, thư kí, đại diện Viện kiểm sát và hội thẩm nhân dân
phải có những buổi thảo luận và nghiên cứu hồ sơ trước khi vụ án được đưa ra

xét xử. Ngoài viêc xét xử đúng người đúng tội còn phải giúp các bị cáo hiểu ra
hanh vi phạm tội của mình, giúp các bị cáo biết ăn năn hối cảI, quyết tâm lam lai
cuộc đời. Có như vậy mới bật lên được ý nghĩa trọn vẹn của môt phiên toà.
- Tòa án nhân dân phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an, Viện
kiểm sát và các cơ quan chuyên ngành khác. Lập pháp, hành pháp và tư pháp
phải luôn phối hợp chặt chẽ với nhau, có như vậy mới hạn chế được nhiều thiếu
xót trong việc xét xử và định tội danh.
- Thường xuyên tổng kết thực tiễn xét xử tội phạm tàng trữ trái phép chất
ma tuý xảy ra trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua số lượng vụ án về
ma tuý ngày càng gia tăng rõ rệt, tính chất mức độ phạm tội ngày càng nguy
hiểm. Vì vạy Toà án phải thường xuyên tổng kết thực tiễn xét xử, đưa ra những
hạn chế và thiếu xót để đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả. Có như vậy
số lượng tàng trữ trái phép chất ma tuý mới có thể giảm.
- Trang bị cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng xét xử: cơ sở vật chất cũng
góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả xét xử, nếu cơ sở vật chất mà
thiếu sẽ gây khó khăn cho việc xét xử như hội trường không lớn; bàn ghế, loa
đài, âm thanh không đủ sẽ tạo cảm giác không nghiêm trang cho một phiên toà
xét xử, không răn đe được bị cáo và gây ảnh hưởng đến nhận thức của nhân dân.
- Phải thường xuyên có những hoạt động tuyên truyền pháp luật như: Mở
nhiều phiên toà xét xử lưu động, thông báo công khai lịch xét xử của các phiên
toà, có nhiều biện pháp tuyên truyền pháp luật đến các địa phương... Như vậy sẽ
làm hạn chế tội tàng trữ trái phép chất ma tuý gia tăng và góp phần nâng cao
nhận thức của toàn thể nhân dân.


22

- Cần nâng cao hơn nữa đời sống vật chất cho cán bộ toà án đặc biệt là các
thư ký toà các thẩm phán, khối lượng công việc là rất lớn mà thu nhập của họ lại
quá thấp. Hiệu qua công viêc chưa cao là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra từ đó

còn dễ dẫn đến các tiêu cực trong xét xử.
4.3. KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại toà án nhân dân thành phố Việt Trì em nhận
thấy tình hình tội phạm ma tuý luôn chiếm số lượng lớn trong án hình sự sơ
thẩm, đặc biệt là loại tội phạm tàng trữ trái phép chất ma tuý. Tội phạm về ma
tuý đã và đang là vấn đề nhức nhối, đe dọa đến sự an toàn của xã hội, phá hoại
hạnh phúc của các gia đình và làm băng hoại đạo đức của thế hệ trẻ. Hậuquả của
ma tuý như một loại dịch bệnh lây lan, âm ỉ nhưng tàn phá rất năng nề, kéo dài
và chưa thể xoá bỏ hoàn toàn trong thời gian ngắn tới. Muốn đấu tranh hiệu quả
loại tội phạm tàng trữ trái phép chất ma tuý cần phải có những hình phạt thật
nghiêm khắc của pháp luật, cùng sự phối hợp thật tốt giữa các cơ quan bảo vệ
pháp luật : công an, viện kiểm sát toà án và cùng toàn thể nhân dân đấu tranh
không khoan nhượng với loại tội phạm này. Trong đó Toà án không chỉ thực
hiện chức năng xét xử, là khâu quyết định các bị cáo phải trả giá cho hành vi
phạm tội của mình mà còn đóng vai trò răn đe giáo dục những người phạm tội
cùng nhân dân đấu tranh tội phạm ma tuý hiệu quả. Và muốn như vậy toà án
phải thực hiện tốt chức năng và quyền hạn của mình, xét xử đúng người đúng
tội, qua các phiên toà có thể giáo dục đạo đức cho người phạm tội, bằng hình
phạt để các bị cáo có sự ăn năn hối cải và còn có cơ hội tái hoà nhập công đồng.
Trên đây em đã trình bày thực trạng tội tàng trữ trái phép chất ma tuý và
thực tiễn xét xử tội phạm này tại thành phố Việt Trì. Qua bài viết của mình em hi
vọng góp môt phần nhỏ để nói lên thực trạng của loại tội phạm về ma tuý, thực
tiễn xét xử loại tội phạm tàng trữ trái phép chất ma tuý tại thành phố. Cũng như
đóng góp một phần vào công cuộc phòng chống các loại tội phạm về ma tuý.
Mong các thầy giáo, cô giáo nhận xét và góp ý kiến cho em.


23


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản án số 01 / 2009 / HSST ngày 12 / 1 /2009 xét xử sơ thẩm thẩm vụ án
hình sự số 297 / 2008/ HSST ngày 3 / 12 / 2008
2. Báo cáo kết quả công tác của Toà án nhân dân thành phố Việt Trì năm
2006, 2007 , 2008
3. Bộ luật hình sự nuớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
4. Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5. Sổ thụ lý vụ án hình sự năm 2006 2007 2008
6. Sổ kết quả vụ án hình sự sơ thẩm 2006, 2007, 2008
7. Một số tạp chí có liên quan.


24



×