Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 104 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU
THEO CHƯƠNG TRÌNH LỰA CHỌN NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện

:

Chu Thị Hải Yến

Lớp

:

K22TCD

Khoá học

:

2019 - 2023

Mã sinh viên

:



22A4010229

Giảng viên hướng dẫn

:

Th.S Trần Anh Tuấn

Hà Nội, tháng 05 năm 2023

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17014129601631000000


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan bài Khóa luận với đề tài “Ảnh hưởng của hoạt động phát
hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn người lao động đến hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam” là nghiên cứu độc lập với sự hướng
dẫn của Th.S Trần Anh Tuấn, và không sao chép nghiên cứu của tác giả khác. Các
thông tin, tài liệu tham khảo đã được tác giả trích dẫn đầy đủ và đúng theo quy định;
các số liệu sử dụng trong bài được thu thập từ nguồn thông tin đáng tin cậy. Tác giả
xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này nếu bài nghiên cứu có sai phạm.

Sinh viên thực hiện

Chu Thị Hải Yến

i



LỜI CẢM ƠN

Triết gia G.Santayana từng nói: “Những ai khơng nhớ tới quá khứ chắc chắn sẽ
lặp lại nó”. Quả thực, những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình làm bài Khóa
luận tốt nghiệp sẽ là một phần trong chiếc ba-lơ mà em ln mang theo trên hành
trình khám phá của mình. Và để có thể tự có cho mình những bài học trên, em cũng
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS.Trần Anh Tuấn,
giảng viên khoa Tài chính và cũng là người hướng dẫn em hồn thành bài Khóa luận
của mình. Thầy ln tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo em, cho em nhiều những góp ý, lời
khuyên và bài học. Mong thầy ngày càng khỏe mạnh và thành công trong sự nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đang giảng dạy và làm việc tại Học
viện Ngân hàng, đặc biệt là các thầy cơ giáo bên khoa Tài chính. Cảm ơn các thầy cô
về những kiến thức học thuật và cả kỹ năng thực tế, những bài học quý giá mà em
được nhận trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị Phòng Khách hàng cá nhân (KHCN)
tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong, chi nhánh Thanh Xuân đã tạo điều kiện cho em
được thực tập tại đơn vị mình. Đặc biệt cảm ơn chị Hiền đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng
dẫn cho em biết các nghiệp vụ và quan tâm đến em rất nhiều. Cảm ơn anh Nhật
(Trưởng nhóm Phịng KHCN) đã cho phép em dành thời gian tập trung hồn thiện
Khóa luận, và em cũng đã nhận được từ anh nhiều lời khuyên bổ ích.
Con xin gửi tới bố mẹ và các anh chị em trong gia đình lịng biết ơn, vì tất cả
những gì mọi người đã dành cho con.
Cảm ơn Nhi và Ngọc Trân đã giúp chị tiếp cận được bài luận văn Thạc sỹ của
Phạm Thị Khánh Ly. Cảm ơn hai đứa đã giúp chị có thêm tài liệu để tham khảo trong
nguồn tài liệu tiếng Việt hạn hẹp, cảm ơn vì những lời chúc tốt đẹp dành cho chị nữa.
Cảm ơn Phương Anh vì những lần hỏi thăm, động viên và giúp tơi mỗi lúc khó khăn.
Mặc dù bản thân vẫn cịn nhiều thiếu sót, trong q trình nghiên cứu gặp khơng
ít những vấn đề khiến bản thân lung lay với quyết định đã chọn, thật may nhờ có mọi
ii



người và cả những dòng chữ dưới đây đã giúp tơi đi tiếp con đường của mình:
“Nếu bạn khơng bỏ cuộc giữa chừng thì bạn nhất định sẽ khơng đi lạc lối. Kể
cả khi điểm đến không như mong đợi thì hãy tiếp tục tìm con đường khác. Cứ làm
vậy rồi bạn sẽ đến nơi, sẽ không thất bại.
Nếu bạn cứ mãi lo lắng về nó, cứ nghĩ về nó. Hãy cứ chọn một con đường và
bước tới, chắc chắn nó sẽ kết nối với nơi mà bạn cần đến.”
Bài Khóa luận của em khó tránh khỏi việc mắc những sai sót. Kính mong thầy
cơ có thể cho em xin sự góp ý, đánh giá giúp em hồn thiện bài Khóa luận cũng như
bổ sung thêm kiến thức cho bản thân mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... x
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3

5.

Kết cấu bài nghiên cứu .............................................................................. 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................... 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động phát hành cổ phiếu theo Chương
trình lựa chọn người lao động (ESOP) ................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm của ESOP ............................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm của ESOP ................................................................................. 6
1.1.3. Các hình thức tương tự ESOP ................................................................ 7
1.1.4. Các quy định Nhà nước về hoạt động phát hành cổ phiếu ESOP tại
Việt Nam ............................................................................................................. 9
1.1.5. Động cơ của ESOP ................................................................................. 14
1.1.6. Ưu điểm và nhược điểm của ESOP ...................................................... 16

iv


1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.............. 17
1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .............................. 17

1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ............ 19
1.3. Tổng quan nghiên cứu.................................................................................. 21
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ....................................................... 21
1.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ....................................................... 23
1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................... 25
CHƯƠNG 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 26
2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu định tính ...................................................... 27
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................. 27
2.3. Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................ 30
2.4. Mô hình nghiên cứu...................................................................................... 33
2.5. Giả thuyết nghiên cứu và mơ tả các biến số ............................................... 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 37
3.1. Thực trạng về hoạt động phát hành ESOP tại thị trường chứng khoán
Việt Nam ............................................................................................................... 37
3.2. Kết quả mơ hình nghiên cứu ....................................................................... 45
3.2.1. Thống kê mơ tả dữ liệu .......................................................................... 45
3.2.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình .................... 47
3.2.3. Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng............ 48
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................. 60
4.1. Kết luận ......................................................................................................... 60

v


4.2. Các hàm ý chính sách ................................................................................... 62
4.2.1. Kiến nghị đối với ban quản lý thị trường chứng khoán..................... 62
4.2.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ..................................................... 64
4.2.3. Kiến nghị đối với cổ đông và nhà đầu tư ............................................. 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 1
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

CTCP

Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

ESOP

Phát hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn người lao động

FEM


Mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model)

GDCK

Giao dịch chứng khốn

GLS

Mơ hình khắc phục khuyết tật (Generalized Least Squares)

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

LNST

Lợi nhuận sau thuế

PSSSTĐ

Phương sai sai số thay đổi


REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Asset)

ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

ROS

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (Return on Sale)

TTCK

Thị trường chứng khoán

vii


TTQ

Tự tương quan

UBCKNN

Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước


UPCOM

Thị trường của những công ty chưa niêm yết (Unlisted Public
Company Market)

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1. Doanh nghiệp phát hành ESOP theo ngành

32

Bảng 2.2. Mơ tả các biến số trong mơ hình nghiên cứu

37

Bảng 3.1. Phân loại doanh nghiệp phát hành ESOP theo ngành

40

Bảng 3.2. Số lượt doanh nghiệp phát hành ESOP hàng năm

41


Bảng 3.3. Thống kê mô tả dữ liệu

46

Bảng 3.4. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình

47

Bảng 3.5. Tóm tắt kết quả kiểm định mơ hình FEM và REM đối với

48

biến ROA
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định mơ hình FEM đối với biến ROA

49

Bảng 3.7. Kết quả kiểm định khuyết tật của mơ hình FEM đối với biến

50

ROA
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định mơ hình GLS đối với biến ROA

50

Bảng 3.9. Tóm tắt kết quả kiểm định mơ hình FEM và REM đối với

51


biến ROE
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định mơ hình FEM đối với biến ROE

52

Bảng 3.11. Kết quả kiểm định khuyết tật của mơ hình FEM đối với biến

53

ROE
Bảng 3.12. Kết quả kiểm định mơ hình GLS đối với biến ROE

53

Bảng 3.13. Tóm tắt kết quả kiểm định mơ hình FEM và REM đối với

54

biến ROS
Bảng 3.14. Kết quả kiểm định mơ hình REM đối với biến ROS

55

Bảng 3.15. Kết quả kiểm định khuyết tật của mơ hình REM đối với biến

56

ROS
Bảng 3.16. Kết quả kiểm định mơ hình GLS đối với biến ROS


56

Bảng 3.17. Tổng hợp các kết quả kiểm định

57

Danh sách các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE thực hiện phát hành

PL1

ESOP giai đoạn 2013 – 2022.
Thống kê mô tả dữ liệu

PL2
ix


Ma trận hệ số tương quan

PL3

Kết quả kiểm định đối với biến ROA

PL4

Kết quả kiểm định đối với biến ROE

PL5

Kết quả kiểm định đối với biến ROS


PL6

DANH MỤC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1.1. Chu kỳ của một phương án phát hành ESOP

7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1. Số lượt phát hành ESOP trên ba sàn Giao dịch Chứng

40

khoán giai đoạn 2013 - 2022

x


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, thuật ngữ “ESOP” có lẽ khơng cịn xa lạ với những người
quan tâm đến lĩnh vực tài chính tại Việt Nam. ESOP (Employee Stock Ownership

Plan) là hoạt động phát hành cổ phiếu ưu đãi của doanh nghiệp theo chương trình lựa
chọn người lao động. Trên thế giới, các nước phát triển đã đề xuất và sử dụng ESOP
từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Có nhiều nghiên cứu và bằng chứng chỉ ra rằng
hoạt động phát hành ESOP có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp (DN) và cả
với người lao động. ESOP giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài làm việc lâu dài cho
mình, giúp tạo ra sự gắn bó giữa nhân viên và doanh nghiệp, tạo động lực cho người
lao động tăng năng suất làm việc, thúc đẩy tinh thần tự nguyện đóng góp vào sự phát
triển của DN. Đồng thời ESOP cũng là một phương pháp giúp doanh nghiệp “làm
đẹp” các báo cáo tài chính của mình, do khơng cần ghi nhận khoản mục chi phí lương
thưởng cho nhân viên. Ngồi ra, người lao động nhận ESOP sẽ được hưởng lợi ích
về thuế.
Với những hiệu quả đã được kiểm chứng từ các nghiên cứu của nhiều nước
trên thế giới, các DN tại Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện hoạt động phát hành cổ
phiếu theo Chương trình lựa chọn người lao động. Thời gian qua, thị trường trong
nước đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp áp dụng Chương trình cổ phiếu ESOP.
Các DN niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) dù có quy mơ lớn hay nhỏ
đều phát hành ESOP với mục đích tưởng thưởng cho những người lao động có đóng
góp lớn cho doanh nghiệp, tạo ra cam kết gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp,
tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù hoạt động phát hành cổ phiếu
ESOP được nhiều doanh nghiệp sử dụng và áp dụng trong thời gian dài, nhưng vẫn
chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động phát hành cổ phiếu
theo Chương trình lựa chọn người lao động lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Và trong cộng đồng các nhà đầu tư đã đưa ra những quan điểm trái
ngược nhau về hoạt động phát hành ESOP, có người ủng hộ vì những lợi ích nêu phía
trên, có người phản đối vì cho rằng phát hành cổ phiếu ESOP sẽ tạo ra tác động tiêu
1


cực đối với lợi ích của các cổ đơng. Đồng thời, Việt Nam hiện là một nước đang phát
triển có thể chế và mơi trường pháp lý riêng, khơng hồn tồn giống với các nước

phát triển, cho nên có thể có sự khác biệt về những ảnh hưởng của hoạt động phát
hành ESOP, và khơng cho thấy tín hiệu tích cực như nghiên cứu của các nước phát
triển.
Xuất phát từ những ý tưởng trên, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt
động phát hành cổ phiếu cho người lao động lên hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp niêm yết tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài khóa luận tập trung nghiên cứu hướng tới các mục tiêu sau:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động phát hành cổ phiếu theo Chương trình

lựa chọn người lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
-

Nghiên cứu thực trạng phát hành ESOP cho người lao động của các doanh

nghiệp tại Việt Nam, xây dựng mơ hình xác định ảnh hưởng của hoạt động phát hành
ESOP đối với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
-

Trên mô hình, tác giả tiến hành phân tích tác động của hoạt động phát hành

ESOP cho người lao động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
-

Đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của Chương

trình phát hành ESOP cho người lao động.
Như vậy, tác giả trước hết cần phải trả lời được các câu hỏi sau:

-

Thực trạng của chính sách phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động?

-

Ảnh hưởng của việc phát hành ESOP đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp?
-

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

-

Các doanh nghiệp muốn tối ưu hiệu quả của chương trình phát hành cổ phiếu

ESOP cho người lao động thì cần lưu ý gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài khóa luận thực hiện nghiên cứu trên đối tượng là các tác động của hoạt
động phát hành ESOP cho người lao động đối với hiệu quả hoạt động của các doanh
2


nghiệp tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Bài khóa luận tập trung phân tích những thay đổi trong
hiệu quả kinh doanh của các DN niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố
Hồ Chí Minh (HOSE) có thực hiện Chương trình ESOP trong giai đoạn 2013 - 2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự kết hợp của các phương pháp

định tính và định lượng.
Về định tính, tác giả sử dụng phương pháp thống kê cùng với phương pháp so
sánh và tổng hợp thông qua việc thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan cả trong
và ngồi nước, từ đó hiểu được tác động của việc thực hiện Chương trình ESOP lên
hiệu quả kinh doanh của các DN tại các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, tác giả dùng
thêm phương pháp phân tích, có kết hợp linh hoạt với ba phương pháp trên trong việc
xem xét, đánh giá các DN niêm yết có thực hiện ESOP, do đó làm rõ được thực trạng
phát hành cổ phiếu ESOP và lợi nhuận của các doanh nghiệp đó trong thời gian qua.
Về định lượng, tác giả dùng phương pháp hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng đối
với các chỉ tiêu tài chính thu thập được từ Báo cáo thường niên của các DN niêm yết
trên HOSE. Sau đó đưa mẫu nghiên cứu thu được này vào chạy dữ liệu trên phần
mềm Stata thông qua mơ hình hồi quy dữ liệu bảng đa biến, sau đó đưa ra kết luận về
ảnh hưởng của hoạt động phát hành ESOP đối với các chỉ tiêu tài chính của DN.
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu có kết cấu gồm bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và các hàm ý chính sách

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động phát hành cổ phiếu theo Chương trình
lựa chọn người lao động (ESOP)

3


1.1.1. Khái niệm của ESOP
ESOP là một thuật ngữ tài chính, viết tắt của cụm từ Employee Stock
Ownership Plan, tạm dịch là Chương trình người lao động sở hữu cổ phần. Đây là

một loại kế hoạch phúc lợi cho người lao động, khuyến khích người lao động có
quyền sở hữu cổ phiếu, hay quyền làm chủ tại chính doanh nghiệp mình đang làm
việc.
Tại Việt Nam, áp dụng theo Thơng tư số 162/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính,
Ủy ban Chứng khốn Nhà nước (UBCKNN) và các doanh nghiệp niêm yết, ESOP
thường được gọi là “Phát hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn người lao
động”. Các doanh nghiệp tại Việt Nam không lập và trích quỹ để mua cổ phiếu quỹ
khi thực hiện ESOP, mà sử dụng hình thức phát hành thêm với giá ưu đãi thấp hơn
thị giá cho người lao động. Đây là cách thức các doanh nghiệp sử dụng để trao quyền
sở hữu cho người lao động theo những tiêu chí nhất định.
Theo khái niệm của Viện Wealth Preservation (Mỹ) thì Chương trình người
lao động sở hữu cổ phần được công nhận là phúc lợi mà chủ sở hữu doanh nghiệp
trao cho người lao động theo Luật Bảo đảm thu nhập về hưu người lao động ERISA
(Employee Retirement Income Security Act, 1974), Đạo luật giảm thuế (Tax
Reduction Act, 1975) và các luật sau này. Theo đó, chủ sở hữu sẽ góp tiền mặt hoặc
các tài sản khác (thường là cổ phiếu của doanh nghiệp) cho một quỹ kế hoạch phúc
lợi (ESOP trust), quỹ này sẽ phân bổ cho những người lao động được tham gia chương
trình ESOP, tức là những người lao động này có thể có quyền sở hữu trong doanh
nghiệp mà không cần đầu tư bằng tiền của mình.
Cũng giống như Mỹ, Anh cũng là một trong những nước đi đầu trên thế giới
về chương trình ESOP, tuy nhiên về thuật ngữ sử dụng có một chút khác biệt
(Employee Share Ownership Scheme). Về nguyên tắc, quyền sở hữu cổ phiếu ESOS
sẽ mang lại cho nhân viên những quyền lợi mà họ mong đợi: quyền được chia sẻ lợi
nhuận của doanh nghiệp, quyền được tiếp cận các thông tin về quy trình vận hành
hoạt động cũng như các thơng tin tài chính của doanh nghiệp và quyền tham gia quản
lý doanh nghiệp (Rousseau và Shperling, 2003). Các chương trình sở hữu cổ phần
4


được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980, cho tới hiện tại thì các chương trình đang

tồn tại dưới bốn hình thức sở hữu cổ phần sau:
+

Thưởng cổ phần (Share Incentive Plan - SIP)

+

Chương trình tiết kiệm từ thu nhập (Save as you earn - SAYE)

+

Quyền chọn cổ phần công ty (Company Share Option Plan - CSOP)

+

Khen thưởng quản lý doanh nghiệp (Enterprise Management Incentive
- EMI)

Chương trình sở hữu cổ phiếu cho người lao động được Chính phủ Nhật Bản
khuyến khích thực hiện từ năm 1967. Do vậy, Nhật Bản là một quốc gia có tỷ lệ
doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ESOP khá lớn. Ở đây chỉ tồn tại một hình thức sở
hữu cổ phần cho nhân viên là ủy thác ESOS (hay còn gọi là mochikabukai) và sẽ
khơng có ưu đãi về thuế cho các chương trình này.
Theo tác giả, ESOP là một chương trình phát hành cổ phiếu với giá ưu đãi cho
người lao động, trao cho họ quyền sở hữu doanh nghiệp dưới dạng cổ phiếu. Các bên
tham gia chương trình ESOP đều được hưởng quyền lợi tùy theo mục đích của từng
cá nhân, tổ chức. Các chủ sở hữu thường sử dụng ESOP như một chiến lược tài chính
nhằm hài hịa lợi ích của người lao động với cổ đơng góp vốn. Bằng cách phát hành
cổ phiếu ESOP, doanh nghiệp vừa có thêm một phương thức trao thưởng cho những
người xứng đáng có đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, vừa có thêm vốn

để mở rộng đầu tư kinh doanh sản xuất, thu hút nhân tài, kích thích nhân viên cống
hiến nhiều hơn trong cơng việc,... Cịn người lao động khi tham gia chương trình cũng
nhận được lợi ích về thuế so với phương thức nhận tiền mặt đối với khoản thưởng
mình của mình.
Ở Việt Nam, cổ phiếu ESOP ở có sự khác biệt với thơng lệ quốc tế. Như đã
trình bày ở trên, các nước phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thường sử
dụng phương pháp phát hành ESOP là doanh nghiệp sẽ thành lập một quỹ kế hoạch
phúc lợi, nguồn hình thành nên quỹ đến từ cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc tiền (tiền
dùng để mua lại cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường theo thị giá). Quỹ ESOP này
sẽ phân bổ cổ phiếu cho người lao động đạt đủ điều kiện được nhận. Từ góc độ của
5


cổ đơng thì điều này sẽ khơng gây ra hiện tượng pha lỗng cổ phiếu do doanh nghiệp
khơng thực hiện các đợt phát hành mới. Mặt khác còn tạo ra lượng cầu trên thị trường
khi doanh nghiệp mua vào cổ phiếu đang lưu hành, sự khan hiếm cổ phiếu có thể ảnh
hưởng tích cực tới giá cổ phiếu trên thị trường. Từ góc độ của doanh nghiệp thì những
khoản đóng góp hình thành nên quỹ ESOP này sẽ được khấu trừ thuế ở một mức độ
nhất định, do vậy có thể tiết kiệm được chi phí thuế. Hiện tại các doanh nghiệp tại
Việt Nam chưa áp dụng phương pháp phát hành ESOP thông qua quỹ kế hoạch phúc
lợi như đề cập phía trên. Việc phát hành cổ phiếu ESOP về bản chất tương tự như
phát hành cổ phiếu cho cổ đông thông thường, tức là doanh nghiệp sẽ nhận được tiền
từ hoạt động chào bán cổ phiếu ESOP và nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên một
khoản tương ứng bằng số lượng cổ phiếu nhân với giá phát hành, mặc dù giá phát
hành cổ phiếu ESOP thường thấp hơn giá phát hành cổ phiếu thông thường.
1.1.2. Đặc điểm của ESOP
Phát hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn người lao động thường có
những đặc điểm sau:
-


Giá thực hiện ESOP là giá đã chiết khấu (giá thấp hơn giá trị thị trường tại thời

điểm phát hành). Việc bán cổ phiếu với giá ưu đãi như một hình thức thưởng cho
những người lao động đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
-

Bên cạnh việc được mua cổ phiếu giá ưu đãi thì cũng có một số điều kiện ràng

buộc về thời gian chuyển nhượng (lock-up period). Người lao động được nhận cổ
phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát
hành, thông thường là từ 01 đến 03 năm. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ giảm giá
trị của gói thưởng do việc giới hạn chuyển nhượng sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn cho
người lao động khi giá cổ phiếu trên thị trường có những diễn biến bất ngờ. Trường
hợp người lao động đang nắm giữ cổ phiếu ESOP nghỉ việc mà chưa hết thời hạn
nắm giữ thì doanh nghiệp cam kết mua lại cổ phiếu với giá định trước, thường bằng
giá vốn bán ra ban đầu.
Thông thường một phương án phát hành ESOP sẽ có chu kỳ (ESOP cycle)
như sau:
Hình 1.1. Chu kỳ của một phương án phát hành ESOP

6

Bán (sale the
shares)


Trao quyền
(grant – receive
the right)


Hưởng quyền
(vesing – earns the
right)

Thực hiện quyền
(excercise the
right)

Ngày trao
quyền

Được trao quyền

Công ty
Ngày thực
hiện quyền

Được thực hiện quyền

Ngày hưởng
quyền

Được hưởng quyền

Bán

Bán cổ phiếu

Nguồn: KPMG Việt Nam
Chu kỳ ESOP thường sẽ giống nhau đối với các công ty, tuy nhiên các điều

kiện hưởng quyền, thời gian hưởng quyền, hay một số điều kiện khác sẽ được điều
chỉnh tùy vào mục tiêu và kế hoạch của công ty khi phát hành loại cổ phiếu này. Mục
đích cơ bản của ESOP được biết đến như là một phương thức thưởng cho nhân viên
bằng cổ phiếu thay vì là thưởng bằng tiền. Vì cổ phiếu ESOP có kèm theo các điều
kiện chuyển nhượng về thời gian nên chỉ những nhân viên làm việc hết khoảng thời
gian quy định mới được hưởng khoản thưởng này, nên đây cũng được xem là một
chính sách tốt để giữ chân nhân sự chủ chốt của công ty. Đồng thời, công cụ này đã
gắn kết được lợi ích của nhân viên với kết quả hoạt động của doanh nghiệp khi nhân
viên được xem là cổ đông của cơng ty, do đó nhân viên sẽ có động lực đóng góp
nhiều hơn cho sự phát triển của cơng ty.
1.1.3. Các hình thức tương tự ESOP
Bên cạnh hình thức ESOP cịn có những chương trình ưu đãi cổ phiếu khác
cùng mục đích trao cơ hội cho người lao động sở hữu cổ phần thông qua các ưu đãi
về giá hay điều kiện thanh toán, như là: Cổ phiếu thưởng - Bonus Stock, Quyền chọn
mua cổ phần - Stock Option, Chương trình cổ phiếu ảo - Phantom Stock Plan.
1.1.3.1. Cổ phiếu thưởng - Bonus Stock.

7


Để ghi nhận các đóng góp của nhân viên, doanh nghiệp sẽ dùng cổ phiếu để
thưởng cho người lao động thay vì thưởng bằng tiền. Nguồn cổ phiếu để thưởng có
thể lấy từ cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp. Tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu
giảm xuống do chia sẻ tỷ lệ sở hữu với những người lao động được nhận cổ phiếu
thưởng.
Đây là hình thức khuyến khích người lao động ít rủi ro hơn về phía người nhận
cổ phiếu vì trong trường hợp này người lao động không phải bỏ tiền ra để mua cổ
phiếu giá ưu đãi mà nhận cổ phiếu dưới dạng thưởng.
1.1.3.2. Quyền chọn mua cổ phần - Stock Option
Theo cách tiếp cận truyền thống, quyền chọn được phân loại như sau:

-

Quyền chọn mua (Call option): là hợp đồng quyền chọn cho phép người nắm

giữ có quyền mua cổ phiếu (tài sản) vào một thời điểm nhất định trong tương lai với
mức giá được xác định trước.
-

Quyền chọn bán (Put option): là hợp đồng quyền chọn, cho phép người nắm

giữ có quyền bán cổ phiếu (tài sản) vào một thời điểm nhất định trong tương lai theo
mức giá được xác định trước.
Xét theo thời gian thực hiện, quyền chọn được phân loại như sau:
-

Quyền chọn kiểu Mỹ (American options): là loại quyền chọn cho phép người

nắm giữ có thể thực hiện quyền tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn của hợp đồng
quyền chọn.
-

Quyền chọn kiểu Châu Âu (European options): là loại quyền chọn mà người

nắm giữ chỉ có thể thực hiện quyền vào ngày đáo hạn hợp đồng.
-

Quyền chọn kiểu Châu Á (Asian options): là quyền chọn phụ thuộc vào giá

trung bình của cổ phiếu (tài sản) đạt đến một tỉ lệ nhất định trong thời hạn của hợp
đồng.

-

Quyền chọn nhìn lại (Lookback options): là kiểu quyền chọn mà lãi lỗ phụ

thuộc phần nào vào giá lớn nhất hay nhỏ nhất của cổ phiếu (tài sản) trong thời hạn

8


của hợp đồng quyền chọn.
-

Quyền chọn có giới hạn (Barrier option): việc lựa chọn thực hiện quyền phụ

thuộc vào giá cổ phiếu đã đạt hay vượt qua mức giá xác định trước theo hợp đồng
quyền chọn.
1.1.3.3. Chương trình cổ phiếu ảo - Phantom Stock Plan
Chương trình cổ phiếu ảo (Phantom stock) hay cổ phiếu bóng (Shadow stock)
là kế hoạch phúc lợi của người lao động, mang lại cho họ những lợi ích của một
quyền sở hữu cổ phiếu trong khi không thực sự nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào của cơng
ty. Thay vì nhận được cổ phiếu thực, cơng ty cam kết trả tiền thưởng cho người lao
động dựa trên giá trị cổ phiếu của công ty hoặc tăng giá trị đó theo thời gian.
Đây là một cách để cung cấp các chương trình thưởng, đãi ngộ liên quan đến
hoạt động của giá cổ phiếu mà khơng có sự ảnh hưởng đến các thủ tục hành chính về
quản lý cổ phiếu hoặc sự pha loãng do việc thực hiện các quyền chọn cổ phiếu.
1.1.4. Các quy định Nhà nước về hoạt động phát hành cổ phiếu ESOP tại Việt
Nam
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp muốn thực hiện phát hành cổ phiếu ESOP
cho người lao động thì phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật sau:



Luật Chứng khốn 2019



Nghị định 155/2020/NĐ-CP



Thơng tư 118/2020/TT-BTC

1.1.4.1. Quy định về điều kiện phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động
Căn cứ theo điều 64 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020
của Chính phủ quy định về điều kiện phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động
của một công ty đại chúng như sau:
“Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao
động trong công ty phải đảm bảo các điều kiện sau:
(1) Có phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao

9



×