Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực Phẩm Làm Thuốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.43 KB, 7 trang )

Thực Phẩm Làm Thuốc

Một số loại thực phẩm có thể giúp bạn chữa
được những chứng bệnh thông thường, hiệu
quả không hề thua kém việc uống thuốc hay sử
dụng các loại thuốc thoa.

Dưới đây là những phương thuốc dân gian từ thực phẩm đã được lưu truyền
và chứng minh hiệu quả theo nhiều năm:

1. Mật ong

Trong mật ong có chứa một hợp chất rất quen thuộc là hydro peroxyt, được
coi là một loại thuốc đắp điều trị vết thương. Hiệu quả của hợp chất này cao
đến mức người ta đã dùng chúng để chữa trị cho những người lính trong
chiến tranh ở Iraq, chỉ cần thoa một lớp mật ong mỏng lên các vết thương
hoặc vết đạn bắn. Chúng có tính axít nên sẽ ngăn ngừa và tiêu diệt được vi
khuẩn ở vết thương. Hơn nữa, mật ong có chứa chất giữ độ ẩm khiến vi
khuẩn không thể trú ngụ ở vết thương được. Một kết quả nghiên cứu năm
2007 còn cho thấy loại mật ong đen không pha loãng được coi là thuốc để trị
bệnh ho và đau họng.

2. Trà đen



Chất tannin trong trà đen có tác dụng kháng khuẩn và làm se bề mặt da, làm
khô da. Đó cũng là lý do giải thích vì sao người ta thường dùng các túi trà để
giảm sưng cho vùng da quanh mắt. Tuy nhiên, nên lưu ý là trà xanh không
có nhiều chất tannin bằng trà đen.


3. Mướp đắng (khổ qua)



Loại quả này rất được người châu Á ưa chuộng vì chúng có khả năng trị
bệnh tiểu đường. Mướp đắng có khả năng làm giảm lượng glucose trong
máu, sự kháng cự insulin và chứng huyết áp cao. Bạn có thể ăn sống, nhưng
chúng sẽ hơi đắng; hoặc chế biến thành nhiều món như nấu canh hay xào với
trứng.

4. Ớt sừng



Những loại kem thoa giảm đau thường có chứa chất chiết xuất từ loại ớt này.
Bạn cũng có thể tự chế tạo loại kem giảm đau cho mình từ loại gia vị này.
Rất đơn giản, chỉ cần lấy một ít bột ớt sừng trộn lẫn với kem vitamin E hay
dầu dừa, dùng hỗn hợp này để thoa lên các vùng khớp như mắt cá hoặc gối.
Chất capsaicin trong ớt sẽ hạn chế việc sản xuất các hợp chất gây đau trong
cơ thể. Cần chú ý là không nên giụi tay vào mắt sau khi đã chạm tay vào ớt.

5. Dầu ôliu



Dầu ôliu có chứa axít oleic, giúp tạo ra một lớp màng bao phủ để bảo vệ và
làm dịu môi. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu gần đây còn cho thấy chiết
xuất tinh chất từ dầu ôliu còn có tác dụng bảo vệ da rất lớn từ việc chống
khô da đến việc ngăn ngừa ung thư da.


6. Bột yến mạch



Chất avenanthramide trong bột yến mạch là chất chống viêm nhiễm tự nhiên
và được dùng để chữa trị chứng ngứa, khô da. Bạn có thể cho bột yến mạch
vào trong nước tắm (nước ấm) hoặc sử dụng lotion có chứa chiết xuất từ yến
mạch để thoa lên da.

7. Gừng



Gừng được xem là phương thuốc thông dụng để trị buồn nôn hiệu quả mà
không gây tác dụng phụ, rất thích hợp cho những phụ nữ đang mang thai.
Tuy nhiên, dùng quá nhiều gừng sẽ khiến bạn nổi mụn vì đây là loại củ có
tính nhiệt, nóng. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần xắt vài
lát gừng tươi cho vào uống cùng trà (còn được gọi là trà gừng) hoặc cũng có
thể nhai sống.

8. Sữa không kem

Sữa không kem nếu được để lạnh sẽ giúp dưỡng ẩm cho da và giảm đau
trong các trường hợp da bị bỏng nắng. Trong sữa thường hình thành các
màng collagen, nên khi dùng sữa thoa lên chỗ bị bỏng nắng, vết thương sẽ
dịu đi và mau lành hơn.

9.Chuối




Phần thịt bên trong của quả chuối chứa kali và những hợp chất giúp thay đổi
sự cân bằng miễn dịch ở da, làm giảm mụn cóc. Đây là phương thuốc dân
gian đã được dùng từ xa xưa. Chỉ cần chà xát phần thịt chuối lên khu vực da
bị mụn cóc, để yên trong khoảng thời gian ngắn rồi rửa sạch.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×