Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xử lý sai phạm kiểm toán: Nặng cá nhân, nhẹ tổ chức pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.17 KB, 3 trang )

Xử lý sai phạm kiểm toán: Nặng cá
nhân, nhẹ tổ chức
Lần đầu tiên, UBCK xử phạt hành chính 3 kiểm toán viên
(KTV) vì có sai phạm trong quá trình kiểm toán. Nhưng với
NĐT và thị trường, như vậy là chưa đủ, bởi với đặc thù của
hoạt động kiểm toán, không thể bỏ qua trách nhiệm của
công ty kiểm toán (CTKT).
Sau vụ nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm Viễn Đông
(DVD) cùng các đồng phạm bị phạt tù do thao túng giá chứng
khoán, cổ đông, NĐT vẫn chưa hết bàng hoàng do giá trị của
khoản đầu tư vào cổ phiếu DVD đương nhiên bị mất trắng.
Khi đối mặt với sự thật không muốn tin này, NĐT vẫn "để
bụng" trách nhiệm của đơn vị kiểm toán cho DVD, bởi kết quả
kiểm toán là một trong những cơ sở quan trọng để họ đưa ra
quyết định đầu tư. Vụ án đã có hồi kết, nhưng đến nay cơ quan
quản lý vẫn nợ NĐT và thị trường câu trả lời cho nghi vấn, sai
phạm của DVD có trách nhiệm của KTV và CTKT không, nếu
có thì mức độ đến đâu, trách nhiệm của hộ với cổ đông và NĐT
thế nào?
Đặt trong bối cảnh như vậy để thấy việc ngày 04/01, lần đầu tiên
UBCK ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối
với 3 KTV của Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội,
Công ty TNHH BDO Việt Nam và Công ty Kiểm toán Mỹ AA
là bước tiến đáng ghi nhận. Điều này mở ra hy vọng sẽ góp phần
giải tỏ những bức bối lâu nay của NĐT và thị trường về những
"nghi án" liên quan đến chất lượng kiểm toán tại các DN niêm
yết, CTCK, nhất là sau vụ DVD.
Tuy nhiên, việc phạt nặng các nhân KTV có phải là lựa chọn ổn
thỏa nhằm phòng ngừa và khắc phục những bất ổn phát sinh
trong quá trình kiểm toán tổ chức phát hành, DN niêm yết,
CTCK, khi đặc thù của hoạt động kiểm toán mang tính tập thể


cao?
Một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán nhìn nhận, phạt cá
nhân KTV là bước tiến, nhưng không nên dừng lại ở đó. Lý do
là bởi khi tiến hành một cuộc kiểm toán, ngoài KTV trực tiếp
thực hiện, còn có bộ phận soát xét chất lượng, thực hiện đánh
giá rủi ro, đại diện ban giám đốc CTKT ký báo cáo kiểm toán ,
nên cần xử lý trách nhiệm liên đới của CTKT. Có thêm biện
pháp này mới tăng tính răn đe, góp phần nâng cao chất lượng
kiểm toán, giảm thiểu rủi ro cho cổ đông, NĐT.
"Nếu chỉ xử phạt cá nhân KTV, thì cùng lắm CTKT cho các
KTV đó nghỉ việc là ổn, mà không ảnh hưởng đến hoạt động
kiểm toán của công ty. Tiếp diễn tình trạng này là không ổn, vì
gây rủi ro cho cổ đông, NĐT, mà trường hợp DVD là điển hình.
Ngoài xử lý KTV, cần quy trách nhiệm cụ thể đối với CTKT
theo hướng vi phạm đến mức độ nào thì bị phạt ra sao; trong
một khoảng thời gian bao lâu mà có nhiều KTV bị xử lý vi
phạm hành chính, thì trách nhiệm của CTKT đến đâu?", vị
chuyên gia trên nói.
Theo ông Bùi Văn Mai, Tổng Thư ký Hội kiểm toán viên hành
nghề Việt nam, về hình thức, 3 KTV trong vụ DVD bị xử phạt,
nhưng nội bộ các CTKT sẽ phải làm rõ trách nhiệm của KTV,
cũng như các bộ phận liên quan. Điều này không quá phức tạp,
bởi trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán, ý kiến của
KTV được thể hiện cụ thể trong hồ sơ kiểm toán. Thậm chí,
KTV có những ý kiến khác với bộ phận soát xét, ban giám đốc,
mà nếu kết quả kiểm toán đưa ra theo ý kiến đó có thể không
dẫn tới lỗi bị xử phạt, thì trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về
KTV. Khi đó, về hình thức, KTV bị xử phạt, nhưng có thể
CTKT phải bỏ tiền ra nộp phạt. Tuy nhiên, đó là việc nội bộ
CTKT. Về lâu dài, cần có quy định rõ ràng về xử lý trách nhiệm

của CTKT, bởi đặc thù của hoạt động hành nghề kiểm toán là
một sản phẩm kiểm toán luôn có tính tập thể cao.

×