UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
án g
02
1
Th
8–2
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VÕ NGỌC THẠCH – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên)
TRẦN ĐÌNH VINH – NGUYỄN THỊ HIỂN (đồng Chủ biên)
VŨ ĐÌNH BẢY – NGUYỄN VĂN BÌNH – TĂNG KIM HUỆ – TRẦN THỊ PHƯƠNG LÝ
TRẦN XUÂN TIẾP – DƯƠNG THANH TÙNG – TRẦN THỊ THANH VÂN
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH
ĐỒNG NAI
Lớp 6
Lời nói đầu
Các em học sinh thân mến!
Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đơng Nam Bộ. Với vị trí địa lí và điều kiện tự
nhiên thuận lợi, tỉnh có nhiều ưu thế trong thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển
các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp. Đồng Nai cũng là nơi có lịch sử khai phá
lãnh thổ khá lâu đời với hơn 50 dân tộc cùng chung sống.
Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Đồng Nai tổ chức biên soạn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai lớp 6 nhằm
giúp các em tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá những vẻ đẹp của quê hương; những
vấn đề về kinh tế, văn hoá,… của địa phương Đồng Nai.
Tài liệu gồm các chủ đề gắn với các nội dung đặc trưng của địa phương, được
thiết kế qua các hoạt động: Khởi động, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng nhằm
tạo điều kiện giúp các em phát huy được tính tích cực trong q trình học tập,
đồng thời hỗ trợ các em phát triển năng lực tự học của bản thân.
Chúng tôi hi vọng rằng, với thiết kế hiện đại, nội dung cập nhật, hình ảnh
đẹp, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai lớp 6 không chỉ giúp tìm hiểu,
khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên hay các vấn đề về kinh tế, truyền thống
văn hoá của địa phương mà còn đồng hành với các em trên hành trình rèn
luyện ý thức, bồi đắp tình yêu quê hương, xứ sở qua những hành động cụ thể;
góp phần xây dựng quê hương Đồng Nai ngày càng giàu đẹp.
Chúc các em có những trải nghiệm thú vị, bổ ích cùng Tài liệu Giáo dục địa phương
tỉnh Đồng Nai lớp 6.
BAN BIÊN SOẠN
2
2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Những kiến thức, phẩm chất, năng lực, mà em cần đạt
được sau mỗi chủ đề.
Giúp các em vui vẻ, có hứng thú và dẫn dắt vào
chủ đề mới.
Giúp các em quan sát, tìm hiểu,... và trải nghiệm
những điều mới.
Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều vừa
khám phá.
Giúp các em vận dụng những nội dung đã học vào
thực tiễn.
3
MỤC LỤC
Lời nói đầu...........................................................................................................................................2
Hướng dẫn sử dụng tài liệu...........................................................................................................3
Mục lục..................................................................................................................................................4
CHỦ ĐỀ 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LÃNH THỞ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH ĐỒNG NAI .................................................................... 5
CHỦ ĐỀ 2: ĐỒNG NAI TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X ..................................... 15
CHỦ ĐỀ 3: THÔNG ĐIỆP TỪ TRUYỆN KỂ DÂN GIAN.......................................................... 25
CHỦ ĐỀ 4: KHÚC HÁT QUÊ HƯƠNG........................................................................................ 43
CHỦ ĐỀ 5: NÉT ĐẸP ĐỒNG NAI............................................................................................... 52
CHỦ ĐỀ 6: ẨM THỰC, CÂY TRÁI TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................. 61
Bảng tra cứu thuật ngữ................................................................................................................ 67
4
4
CHỦ ĐỀ 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LÃNH THỔ, điều kiện
tự nhiên VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
TỈNH ĐỒNG NAI
– Giới thiệu được một số đặc điểm về vị trí địa lí – lãnh thổ của tỉnh Đồng Nai.
– Trình bày được một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
tỉnh Đồng Nai; có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Em đang sống ở tỉnh/thành phố nào? Nơi em đang sống có những đặc điểm tự nhiên
nổi bật nào?
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – LÃNH THỔ CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
Dựa vào nội dung bài học và hình 1, em hãy:
– Cho biết tỉnh Đồng Nai tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào.
– Xác định toạ độ địa lí của tỉnh Đồng Nai trên bản đồ.
5
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
10650'
10700'
10710'
10720'
ai
gN
ồn
.Đ
Sg
11
30'
10730'
Điểm cực bắc
11
30'
lâm đồng
vườn Quốc Gia Cát Tiên
Bình Phước
H.tân Phú
11
20'
S g.
Đ ồn
gN
ai
11
20'
Tân Phú
hồ trị an
định Quán
h.vĩnh Cửu
11
10'
20
11
10'
chiến thắng
La Ngà
thủy điện
Trị An
h.định quán
.
Sg
trảng bom
15
KCN
Biên Hòa II
TP.biên hòa
Cảng
Đồng Nai
N
H. trảng bom
ga Dầu Giây
TP.long khánh
836
gia ray
N. Chứa Chan
h.xuân lộc
Điểm
cực
đông
Long Giao
56
h.Cẩm Mỹ
h.long thành
9
76
11
00'
769
long thành
ai
tp.
hồ chí minh
51
g
ồn
Sg. Đ
10
50'
dầu giây
1
763
766
76
7
Sân bay Biên Hòa
Điểm
cực tây
H. thống nhất
765
11
00'
Nai
Sg
.L
a
Vĩnh An
Đồn
g
bình
thuận
Ng
à
bình dương
10
50'
N. Mây Tào
708
764
hiệp phước
h.nhơn trạch
10
40'
Sg
.
319A
Lò
ng
Sg
.T
hị
Vả
i
10
40'
bà rịa - vũng tàu
Tà
u
Điểm cực nam
10650'
10700'
10710'
Tên tỉnh,
bình dương thành phố trực thuộc Trung ương
h.nhơn trạch
Tên huyện,
thành phố trực thuộc tỉnh
51
10720'
10730'
Ranh giới tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
Ranh giới huyện,
thành phố trực thuộc tỉnh
Quốc lộ
Cảng
Thuỷ điện
Sân bay
hiệp phước
Tên thị trấn
Tỉnh lộ
Khu công nghiệp
UBND tỉnh
Ga, đường sắt
Di tích lịch sư
UBND hun
S«ng, si, hå
Vên Qc gia
768
Tû lƯ 1: 600 000
6
0
6
12
18
24km
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: Trung tâm Kĩ thuật Tài ngun và Mơi trường Đồng Nai, trích từ Atlat Đồng Nai)
6
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên là
5 863,6 km2 (năm 2020).
Về toạ độ địa lí, tỉnh Đồng Nai có toạ độ địa lí:
– Từ 10°30' đến 11°34' vĩ Bắc.
– Từ 106°45' đến 107°35' kinh Đơng.
Về vị trí tiếp giáp, Đồng Nai tiếp giáp với các tỉnh:
– Phía đơng giáp tỉnh Bình Thuận.
– Phía tây bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía tây giáp tỉnh Bình Dương, phía tây nam giáp
Thành phố Hồ Chí Minh.
– Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Phía đơng bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
Đồng Nai là tỉnh có vị trí địa lí thuận lợi có nhiều tún đường quan trọng đi qua như
Q́c lợ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc – Nam; gần cảng Sài Gòn, sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất;... đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng
cũng như giao thương với cả nước. Đồng thời, nó cịn có vai trị gắn kết vùng Đông Nam Bộ
với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH ĐỒNG NAI
1. Địa hình
Dựa vào hình 2, hình 3 và thơng tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm địa hình của tỉnh
Đồng Nai.
a) Vùng trũng trên trầm tích đầm lầy biển (huyện Nhơn Trạch)
(Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai)
c) Bậc thềm sông La Ngà (huyện Định Quán)
(Nguồn: Xuân Tiếp)
b) Địa hình núi thấp (Núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc)
(Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai)
d) Đồi lượn sóng (huyện Xuân Lộc)
(Nguồn: Xuân Tiếp)
Hình 2. Một số dạng địa hình ở tỉnh Đồng Nai
7
Bản đồ độ cao tỉnh Đồng Nai
10650'
10700'
10710'
10720'
10730'
87
S. M
Bình Phước
112
ạt
bàu Sấu
310
238
159
94
da
72
1
162
213
282
89
ối
su
Bà
259
tân Phú
Vĩnh An
137
236
võ xu
282
Biển Lạc
160
113
408
11
10'
đức tài
157
113
763
3
71
h.định quán
H. thống nhất
76
2
251
g
Bun
ầm
S. T
Sg. Mây
76
7
.
Sg
31
20
bình
thuận
Ng
76
8
72
57
11
00'
139
à
248
73
71
3
747
Nai
229
174
54
Đồ
ng
hồ trị an
uyên hưng
105
78
H. Bẩy MÃ
668
bình dương
219
Đá
định Quán
11
10'
Đồn
gN
a
Ty
s
i
uố
o
Hà
h.vĩnh Cửu
52
182
11
20'
Sg
.L
a
58
ma đa gui
H. Đa Tôn
i
ai
H. Bà Hào
504
Sg.
MÃ
Đà
Bé
Gi
121
80,4
522
369
ai
S g.
108
408
H
uo
452
H.tân Phú
suố
i
74
1
sông
S.
lâm đồng
215
288
da
88
phước vĩnh
11
30'
276
rạ
ch
ch
R
rạ
232
155
Bé
Tro
o
Dang Mun Mung
àng
suối R
S. n
ước
336
Kh
Đa
tẻh
11
20'
284
Kin
165
300
đa
205
ng
s
368
à
ÃĐ
Múch
g
ôn
đak
131
H. Suối Giai
316
317
190
đắ
kL
ua
14
11
30'
Bé
317
Sà
su
ối
B
Đồng Xoài
suối Cam
488
da Tẻn
73
84
Đồng Nai
ăn
g
115
164
11
00'
B
Sg.
52
51
S.
31
9
76
13
nhà
10
bè
40'
769
74
7
73
115
191
N. Mây Tào
708
ay
56
ngÃi giao
S
S g.
10
40'
152
Sg
àu
phú mỹ
462
ùa
i Ch
suố
15
bà rịa - vũng tàu
118
ồn
i
suố
S
hi V ả
gT
Sốc
Sg.
T
.Đ
hà Bè
112
h.Cẩm Mỹ
10700'
10710'
10720'
10730'
THANG Tầng Độ CAO
(m)
0m
10
50'
Sg
B a Gioi
nh
309
S. Câu Vạc
ra
Sg.
Gia
Vi
764
h.nhơn trạch
10650'
222
26
319A
N
Sg.
suối Cả
Hiệp Phước
111
219
174
h.long thành
g.
L òn
g T
255
n
Mô
ưng
S. B
175
gia ray
h.xuân lộc
long thành
153
262
Long Giao
2
N. Chứa Chan
S. Gia Liêu
Ôn
gQ
uế
tp.
hồ chí minh
163
836
ung
ai
g N
10
50'
1
71
B
Lá
Sg.
ồn
Sg. Đ
389
H. trảng bom ga Dầu Giây
g
uôn
TP.biên hòa
38
Dầu
Giây
.R
dĩ an
Sg. Gia Nhận
ga Trảng Táo
765
15
lái thiêu
trảng bom
74
766
TP.long
khánh
32
25
50
100
200
300
400
500
600
800
Cao hơn 800m
Tỷ lệ 1: 600 000
6
0
6
12
18
24km
Hình 3. Bản đồ địa hình tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: Trung tâm Kĩ thuật Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, trích từ Atlat Đồng Nai)
8
Địa hình tỉnh Đồng Nai có một số dạng chính sau:
– Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính: Các bậc thềm sơng có độ cao từ 5 đến 10 m
hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m phân bố dọc theo các sông (sông Đồng Nai, sông
La Ngà...); địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển có độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m,
thường xuyên ngập triều phân bổ chủ yếu ở các địa phương Long Thành và Nhơn Trạch.
– Địa hình đồi lượn sóng: dạng địa hình này chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên; có độ cao
từ 20 đến 200 m; bề mặt địa hình phẳng và thoải, độ dốc trong khoảng từ 3° đến 35°; phân
bố ở các địa phương như Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, Thống Nhất.
– Địa hình núi thấp: trong tỉnh có nhiều núi sót rải rác và phần cuối của dãy Trường Sơn
có độ cao thay đổi từ 200 đến 800 m; dạng địa hình này chiếm khoảng 8% diện tích tự
nhiên của tỉnh, phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú
với tỉnh Lâm Đồng và một số núi ở huyện Định Quán, Xuân Lộc.
Địa hình tỉnh Đồng Nai tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển giao thông,
nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, phát triển các đô thị, các khu công nghiệp và các khu
dân cư,...
2. Đất
Dựa vào hình 4 và thơng tin bài học, em hãy nêu đặc điểm các nhóm đất của tỉnh Đồng Nai.
Đồng Nai có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 586,3 nghìn ha (năm 2020) với một số nhóm
đất chính như:
– Nhóm đất hình thành trên đá badan (đất đen, đất đỏ,...) phân bố chủ yếu ở các huyện
như: Tân Phú, Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất, Xn Lộc. Nhóm đất này thích hợp trồng
các loại cây cơng nghiệp.
– Nhóm đất hình thành trên phù sa cổ và đá phiến sét (đất xám, đất nâu xám, đất
loang lổ,…) phân bố chủ yếu ở các địa phương như: thành phố Biên Hoà, huyện Long Thành,
huyện Nhơn Trạch và huyện Xuân Lộc. Các loại đất này thích hợp trồng các loại cây ngắn
ngày (đậu nành, dâu,...), một số loại cây ăn trái, cây điều,…
– Nhóm đất phù sa, đất cát,... tập trung chủ yếu ở khu vực ven sông Đồng Nai, sơng La Ngà,
rất thích hợp trồng lúa nước, hoa màu, rau quả,...
Hình 4. Vườn cao su ở huyện Xuân Lộc
(Nguồn: Xuân Tiếp)
9
Hình 5. Bản đồ đất tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: Trung tâm Kĩ thuật Tài ngun và Mơi trường Đồng Nai, trích từ Atlat Đồng Nai)
10
3. Khí hậu
Dựa vào hình 6 và thơng tin trong bài, em hãy:
– Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng tại trạm Long Khánh của tỉnh Đồng Nai
năm 2019.
– Nêu các đặc điểm khí hậu của tỉnh Đồng Nai.
– Cho biết mùa khô kéo dài đã gây ra những khó khăn gì đối với hoạt động sản xuất và đời sống
của người dân.
Hình 6. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng tại trạm Long Khánh, năm 2019
(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai 2019, NXB Thống kê, 2020)
Tỉnh Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu của tỉnh có một số
đặc điểm sau:
– Do tỉnh Đồng Nai nằm ở vùng vĩ độ thấp nên lượng bức xạ mặt trời nhận được khá cao.
– Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
– Nhiệt độ khơng khí trung bình năm dao động trong khoảng từ 25,70C đến 26,70C;
mức chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng khơng cao.
– Lượng mưa của tỉnh Đồng Nai tương đối lớn trung bình trong khoảng từ 1 500 đến
2 400 mm/năm; các khu vực đón gió mùa Tây Nam như các huyện Tân Phú, Định Quán,
Vĩnh Cửu có lượng mưa lớn nhất (trên 2 500 mm/năm).
– Độ ẩm tương đối của khơng khí trung bình năm dao động trong khoảng từ 80% đến
82% và có sự thay đổi theo mùa, mùa khô độ ẩm tương đối của khơng khí thấp hơn mùa
mưa trong khoảng từ 10% đến 12%.
Nhìn chung, tỉnh Đồng Nai có khí hậu ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai,…
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng các loại cây công nghiệp như cao
su, cà phê, hồ tiêu, điều,… Tuy nhiên, trong mùa khô, thời tiết khơ nóng gay gắt kéo dài
dẫn đến tình trạng thiếu nước cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đang gặp nhiều
khó khăn do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.
11
4. Sơng, hờ
Dựa vào hình 7 và thơng tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm chính của sơng ngịi trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Mạng lưới sơng, suối của tỉnh Đồng Nai khá phát triển với một số sông chính như: sơng
Đồng Nai, sơng La Ngà, sơng Lá Bng,...Trong đó, sơng Đồng Nai là sơng lớn và giữ vai trị
quan trọng. Sơng bắt nguồn từ địa phận
tỉnh Lâm Đồng, đoạn chảy qua địa bàn
tỉnh là phần trung và hạ lưu dài khoảng
220 km. Chế độ nước sông trên địa bàn
tỉnh được phân ra hai mùa rõ rệt: một
mùa lũ và một mùa cạn.
Hệ thống sơng ngịi của tỉnh Đồng
Nai có vai trị rất quan trọng trong việc
cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt, nhất là trong mùa khô. Ngồi ra,
sơng ngịi cịn có giá trị để phát triển
Hình 7. Sơng Đồng Nai
(Nguồn: Hà Cơng Chính)
giao thơng đường sơng, xây dựng nhà
máy thuỷ điện,...
Tỉnh Đồng Nai có hệ thống hồ thuỷ lợi, hồ thuỷ điện, nguồn nước ngầm phong phú, góp
phần điều tiết nguồn nước, phục vụ sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là các tháng cuối mùa khô.
5. Sinh vật
Dựa vào bảng 1, hình 8 và thông tin trong bài, em hãy:
– Nhận xét về diện tích một số loại rừng của tỉnh Đồng Nai năm 2020.
– Nêu đặc điểm các loài sinh vật của tỉnh Đồng Nai.
Bảng 1. Bảng diện tích một số loại rừng của tỉnh Đồng Nai, năm 2020
Diện tích
(ha)
Loại rừng
Rừng tự nhiên
123 693,1
Rừng trồng
47 487,9
Tổng số
171 181,0
(Nguồn: Báo cáo số 911/BC-SNN ngày 12/3/2021 của Sở Nông nghiệp
và PTNT về báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2020)
Sinh vật của tỉnh Đồng Nai có sự đa dạng lồi và đa dạng về các loại hình cảnh quan.
Hiện nay, các khu vực có hệ động, thực vật phong phú nhất tỉnh được bảo tồn như: Khu
Bảo tồn thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên.
Sự đa dạng sinh học của sinh vật thể hiện ở thành phần loài. Thành phần loài thực vật
là đa dạng nhất trong các hệ sinh thái của tỉnh Đồng Nai với hơn 1 615 lồi thực vật bậc
cao (năm 2016). Cùng với đó là sự đa dạng về thành phần loài động vật, có hơn 1 521 lồi
động vật hoang dã; trong đó có 48 lồi đặc hữu, 95 lồi nguy cấp (năm 2016)1.
1 Nguồn: Báo cáo quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và
điều tra, đánh giá bổ sung, cập nhật hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2015, Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh
Đồng Nai (2017)
12
a) Thực vật
b) Động vật
Hình 8. Một số lồi động, thực vật trong Vườn quốc gia Cát Tiên
(Nguồn: Trung tâm xúc tiến du lịch Đồng Nai)
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có sự đa dạng loại hình về cảnh quan đặc trưng, cụ thể có:
– Rừng lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới: đây là kiểu rừng chính chiếm diện tích lớn
nhất trong tồn bộ diện tích rừng của tỉnh, kiểu rừng này phân bố tập trung chủ yếu ở
Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên.
– Rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới: kiểu rừng này phân bố xen kẽ trong các vùng của
rừng lá rộng thường xanh. Rừng có trữ lượng khá cao, phân tầng rõ và có nhiều loại cây
rụng lá về mùa khô phân bố nhiều ở các huyện Định Quán, Tân Phú.
– Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng: được hình thành từ rừng thường xanh và rừng
nửa rụng lá do tác động khai phá của con người, cháy rừng, chất độc hoá học, khai thác
quá mức nên cấu trúc bị thay đổi làm cho rừng bị vỡ tán, đất suy thối. Tre nứa là lồi chịu
đựng được yếu tố sinh thái ít tối ưu hơn, có ưu thế hơn trong q trình xâm lấn so với các
loài cây gỗ tiên phong ưa sáng của hệ sinh thái rừng nửa rụng lá.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn một số cảnh quan khác đặc trưng ở các địa phương như:
rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở Nhơn Trạch – Long Thành; cảnh quan hành lang sông
rạch phân bố dọc theo các hành lang sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông La Ngà, sông Ray,
sông Lá Bng, sơng Sồi Rạp,...
Em có biết?
Vườn quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu vực hiện nay còn bảo tồn được nhiều loại động, thực
vật quý hiếm và có độ che phủ rừng tự nhiên cao (khoảng 80%). Vườn có hệ sinh thái đa
dạng như rừng thường xanh ẩm, đồng cỏ và ngập nước,... Địa hình tự nhiên xen kẽ các
bàu, đầm, suối,... cộng với hơn 90 km sông Đồng Nai đã tạo nên cảnh quan đặc trưng
cho Vườn Cát Tiên với những ghềnh, thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước,...
Sự đa dạng về cảnh quan và chủng loại động, thực vật đã góp phần làm cho Vườn
quốc gia Cát Tiên trở thành khu du lịch sinh thái độc đáo. Vườn nổi bật với cảnh quan
thiên nhiên kì thú như: Bàu Chim, Bàu Sấu, Suối Tiên, Thác Trời, rừng phong lan, cây cổ
thụ trăm tuổi,... Các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, sinh viên, học sinh
và du khách bốn phương đã tìm thấy ở đây nhiều kiến thức, bài học lí thú cũng như
những cảm giác hiếm có, khó quên.
(Dẫn theo: Cục Di sản văn hoá)
13
6. Khống sản
Dựa vào thơng tin trong bài, em hãy kể tên một số loại tài ngun khống sản có ở
địa phương em.
Khoáng sản của tỉnh Đồng Nai tương đối phong phú về chủng loại và đa dạng về loại
hình, nguồn gốc. Trong số đó, vật liệu xây dựng có tiềm năng nhất.
Một số loại khống sản có thể kể đến như: than bùn (Tân Phú, Long Thành và Nhơn
Trạch), chì và kẽm (Xn Lộc, Biên Hồ), quặng nhơm (Tân Phú, Định Quán), vàng (Định Quán,
Vĩnh Cửu), cao lanh (Tân phú, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch),…
Các loại khống sản có trữ lượng lớn cung cấp nguồn ngun liệu cho sản xuất vật
liệu xây dựng như: đá xây dựng (có ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh), sét màu (Long Khánh,
Xuân Lộc), đá vôi (Tân Phú, Xuân Lộc), thạch anh (Xuân Lộc, Định Quán),…
1. Em hãy xác định trên hình 1 vị trí địa lí – lãnh thổ của tỉnh Đồng Nai.
2. Xác định tên và sự phân bố năm loại khoáng sản của tỉnh Đồng Nai mà em biết.
3. Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp tỉnh Đồng Nai.
1. Dựa vào hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí – lãnh thổ của huyện/thành phố nơi
em sống.
2. Em hãy sưu tầm hình ảnh, tư liệu và chia sẻ với các bạn về một loại tài nguyên thiên nhiên
của địa phương.
3. Em sẽ làm gì để bảo vệ và sử dụng hợp lí các nguồn tài ngun thiên nhiên của
q hương mình.
14
CHỦ ĐỀ 2
ĐỒNG NAI TỪ THỜI
NGUYÊN THUỶ ĐẾN THẾ KỈ X
Bài 1. VÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI THỜI NGUYÊN THUỶ
– Trình bày được những di chỉ khảo cổ học có dấu tích của người nguyên thuỷ trên
vùng đất Đồng Nai.
– Nêu được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Đồng Nai
thời tiền sử và sơ sử.
Quan sát hình 1, em hãy cho biết tên gọi và cơng dụng của di vật này.
Hình 1. Di vật khảo cổ học khai quật tại di chỉ Bình Đa, tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
15
1. Dấu tích thời thời tiền sử, sơ sử trên vùng đất Đồng Nai
– Em hãy nêu một số đặc điểm cư trú của người nguyên thuỷ trên vùng đất Đồng Nai.
– Trình bày những di tích khảo cổ thời tiền sử, sơ sử ở tỉnh Đồng Nai.
Đồng Nai là vùng đất có những điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình tương đối bằng
phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều sơng, suối,…) nên
từ rất sớm đã có con người đến sinh sống. Từ kết quả khai quật các di chỉ khảo cổ học ở
miền gò đồi đất đỏ badan và vùng rìa đồng bằng châu thổ miền hạ lưu, các nhà khoa học
đã phác hoạ được bức tranh xã hội nguyên thuỷ ở Đồng Nai từ thời sơ kì Đá cũ sang Đá
mới và tới thời đại kim khí.
Ở hai di chỉ Hàng Gịn và Dầu Giây (Đồng Nai) đã tìm thấy cơng cụ ghè đẽo hai
mặt giống rìu tay (niên đại ước định khoảng 70 – 60 vạn năm, thuộc thời sơ kì Đá cũ).
Đồng thời, nhiều di chỉ chỉ khảo cổ học ở Xuân Lộc – Long Khánh (Cẩm Tiêm, Núi Đất,
Suối Đá, Bình Lộc, Bình Xuân), Thống Nhất (Gia Tân, Dốc Mơ), Tân Phú (Phú Quý),… cũng
đã được khai quật và tìm thấy nhiều di vật có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm.
Hình 2.
Di vật bằng đá của người tiền sử ở Đồng Nai, được phát hiện
tại di chỉ xưởng Suối Linh, huyện Vĩnh Cửu
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
Khoảng hơn 4 000 năm trước, trên vùng đất Đông Nam Bộ đã xuất hiện một lớp cư dân mới.
Họ là chủ nhân của nền văn hoá Đồng Nai thuộc thời đại kim khí (đồng thau và sắt sớm),
sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di chỉ thời kì này như: Gị Me, Suối Linh,
Suối Chồn, Cái Lăng, Cái Vạn, Đồi Mít, Rạch Lá, Bình Xn, Phước Tân, Hưng Thịnh, Suối Đá,
Phú Hoà,… Đặc biệt, tại các di chỉ Bình Đa và Long Hưng, các nhà khảo cổ học tìm thấy số
lượng lớn các hiện vật bằng đá và đồ gốm.
16
Hình 3. Khai quật di chỉ khảo cổ tại Bình Đa (Biên Hồ)
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
Hình 4. Khai quật di chỉ khảo cổ tại Long Hưng (Biên Hoà)
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
Em có biết?
Việc phát hiện đàn đá tại Bình Đa
là một dấu mốc quan trọng trong
lịch sử nghiên cứu về loại nhạc cụ
độc đáo trên lãnh thổ Việt Nam. Đàn
đá Bình Đa có niên đại cách ngày nay
khoảng 3 000 – 2 700 năm. Đàn đá
Bình Đa là một sản phẩm văn hoá
tiêu biểu và độc đáo của cư dân cổ
trên vùng đất Đồng Nai, thể hiện
kĩ thuật chế tác đá đã đạt trình độ cao.
Hình 5. Đàn đá Bình Đa, được phát hiện tại di chỉ Bình Đa,
thành phố Biên Hoà
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
Tại Long Giao (nay thuộc xã Long Giao huyện Cẩm Mỹ) đã khai quật được bộ sưu tập
qua đồng (một loại vũ khí cổ làm bằng đồng), tượng thú. Bộ qua đồng phát hiện ở Long Giao
được xem là loại vũ khí có tính năng sử dụng, đồng thời cũng có thể là loại vũ khí biểu trưng
cho quyền uy, vị thế quan trọng của con người trong cộng đồng.
Những di chỉ khảo cổ học được khai quật đã chứng minh Đồng Nai là một trong những
trung tâm của buổi bình minh xã hội lồi người. Các di vật được tìm thấy đã góp phần
phục dựng được bức tranh về đời sống vật chất và tinh thần của lớp cư dân cổ đầu tiên
khai phá vùng đất Đồng Nai.
17
2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Đồng Nai thời nguyên thuỷ
– Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Đồng Nai thời
nguyên thuỷ.
– Em có nhận xét gì về đời sống của cư dân Đồng Nai thời nguyên thuỷ.
a. Đời sống vật chất
Nông nghiệp
Cư dân cổ Đồng Nai đã sáng tạo ra những công cụ lao động có hiệu quả cao hơn để
chinh phục tự nhiên. Bộ sưu tập hiện vật đa dạng được phát hiện như cuốc đá, dao đá, rìu
mài nhẵn,… và nhiều loại hình đồ gốm ở các di chỉ Cầu Sắt, Bình Đa, Gò Me,… cho thấy
cư dân cổ Đồng Nai phát triển nông nghiệp sớm.
Cư dân cổ Đồng Nai sinh sống ở vùng Cầu Sắt – Suối Linh đã bắt đầu trồng lúa (giống
lúa khô, trồng trên cạn) từ khoảng hơn 4 000 năm trước. Họ còn trồng được nhiều loại cây
ăn quả, cây lấy củ và chăn ni nhiều lồi động vật.
Hình 6. Cơng cụ lao động của cư dân thuộc văn hoá Đồng Nai,
được phát hiện tại di chỉ xưởng Suối Linh, huyện Vĩnh Cửu
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
Thủ công nghiệp
Nghề chế tác đá, cư dân Đồng Nai cổ
biết chế tác đá từ rất sớm, với các kĩ thuật
từ đơn giản như tách, đập, ghè, đẽo,…
đến nâng cao như mài và trau chuốt, sửa
chữa và cải biến, cưa và khoan,... Họ sử
dụng nguồn nguyên liệu đá đa dạng và
tại chỗ để chế tác ra nhiều loại công cụ
lao động, vật dụng, vũ khí, đồ trang sức,
nhạc cụ,…
Hình 7. Dao đá Bình Đa, được phát hiện tại di chỉ Bình Đa,
thành phố Biên Hoà
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
18
Nghề làm gốm, cư dân Đồng Nai cổ đã biết chế tác đồ gốm, các loại đồ dùng sinh hoạt
bằng gốm như nồi, bát, đĩa chân cao, bình, bếp lị,… được tìm thấy trong hầu hết các di
chỉ khảo cổ học. Họ còn chế tác được nhiều dụng cụ bằng gốm như bàn xoa, dọi se sợi,
chì lưới,…
Ngồi các chất liệu chủ yếu trên trong văn hố Đồng Nai cịn tìm thấy nhiều cơng cụ
và đồ trang sức làm bằng gỗ, xương, sừng, mai rùa,…
Hình 8. Nồi gốm cổ – di chỉ Bình Đa, Suối Chồn
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
Từ nửa sau thiên niên kỉ II TCN, dưới ảnh hưởng của các trung tâm đúc đồng theo
“phong cách Đông Sơn”, nghề chế tác kim loại đồng thau ở Đồng Nai đã hình thành và
phát triển, với nhiều sản phẩm như rìu, giáo, lao, mũi tên, lục lạc, lưỡi câu, lao có ngạnh,…
Sự cải tiến về cơng cụ lao động, đặc biệt là sự ra đời của các loại nông cụ bằng kim khí đã nâng
cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp và đời sống văn hoá – xã hội của cư dân cổ Đồng Nai.
b. Đời sống tinh thần
Đời sống tinh thần của cư dân Đồng Nai được biết đến qua những di vật như đàn đá,
thẻ đeo bằng đá cuội, tượng lớn, rùa bằng sa thạch,…
a. Mảnh vòng thuỷ tinh
b. Khuyên tai ba mấu
c. Hạt chuỗi và hoa tai
Hình 9.
Một số trang sức của cư dân Đồng Nai thời tiền sử, được phát hiện tại di chỉ Suối Chồn, thành phố Long Khánh
(Nguồn: Bảo tàng Đồng Nai)
19