Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Cùng trao đổi kinh nghiệm về tự học potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.64 KB, 2 trang )

Cùng trao đổi kinh nghiệm về
tự học

Học đối phó và thi đối phó để lấy cho được mảnh bằng, thế thôi.
Đại học không có thư viện đúng nghĩa, sinh viên không đủ tiền
mua sách, không có chỗ ở đủ điều kiện để học Việc học với
sinh viên là: học, ghi, thi phải thuộc. Cả bốn góc của tứ giác:
thầy, chương trình, sinh viên, cơ sở-thiết bị đều có vấn đề.

Các thầy giáo phân tích thực trạng và báo động việc dạy học.
Hiện nay, việc dạy ở đại học bao gồm 2 phần: cung cấp kiến
thức và hướng dẫn cách học. Đó là chưa nói đến một nhiệm vụ
lớn của đại học: giúp sinh viên rèn luyện năng lực truyền thông,
khả năng – phương pháp lập luận và phân tích, tức rèn luyện khả
năng tư duy và sáng tạo. Nhưng thực tế dạy học chủ yếu vẫn chỉ
là cung cấp kiến thức (việc này dễ nhất, đơn giản nhất so với
nhiệm vụ kia).

Từ những ý kiến chân thành trên, phóng viên Tia Sáng tìm gặp
một số nhà giáo dục, nhà khoa học với câu hỏi: dù tình hình dạy
và học ở đại học đang ngổn ngang, người dạy và người học, nhất
là sinh viên cần phải làm gì để vượt lên, giành lấy những tiến bộ
rõ rệt cho chính bản thân mình?

Tiến sĩ Chu Hảo, thứ trưởng Bộ KHCNMT trả lời thẳng vào câu
hỏi về kinh nghiệm của riêng ông trong việc tự học: “Cần nói rõ
về tự học, người ta thường nghĩ rằng tự học là học riêng một
mình. Không, cách tự học tốt nhất là học với nhóm (team work).
Riêng tôi, tôi vẫn đọc mỗi ngày và không bao giờ mang công
việc từ cơ quan về nhà làm mà dành thời gian để chỉ xem và
đọc. Mỗi khi muốn hiểu sâu đề tài nào, tôi tự yêu cầu mình phải


viết một bài về vấn đề đó. Vậy là tôi phải tìm tài liệu đọc, hỏi
han, lắng nghe và phải đào sâu, nắm vững mới viết ra mạch lạc
được. Đó là chưa kể còn phải chuẩn bị các phụ lục tài liệu cho
những chỗ khúc mắc, phức tạp phòng khi cần trình bày có thể bị
chất vấn”.

Ý kiến những người thầy

Tiến sĩ nữ văn Lê Ngọc Trà, dạy Đại học Sư phạm tp. HCM,
một nghiên cứu sinh được bạn bè Liên Xô cũ ở đại học Tổng
hợp Lômônôxốp nể phục về trình độ cả về khoa học lẫn ngoại
ngữ, cũng là một người tự học xuất sắc, cho biết kinh nghiệp của
anh: Muốn học, muốn hiểu sâu một chủ đề nào, điều quan trọng
nhất là phải tự mình chạm tới nó trước, phải tự mình khơi mở
trước trong đầu, như gieo mầm cho việc tiếp thu, thẩm thấu của
mình. Khi người học đã tự tiếp nhận kiến thức thì vai trò người
thầy (hướng dẫn, tác động ) là không thể thiếu. Bản chất của tự
học là tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao
đổi với bạn bè theo cách hock với nhóm và được thầy khơi gợi,
hướng dẫn. Anh nói :”Tôi lưu ý tới một sơ đồ rất hay khi tham
dự một hội thảo về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Anh
quốc. Ở các nấc thang của hình tháp có ghi các mức độ tiếp thu
và nhớ được trong học tập:

×