Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiết 13,14,1 :Củng cố tính thống nhất về chủ đề của văn bản potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.42 KB, 4 trang )

Tiết 13,14,1 :
Củng cố tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A/ Mục tiêu:
-Giúp HS nắm vững hơn tính thống nhất về chủ đề của văn bản thông qua việc
trả lời câu hỏi củng cố và làm bài tập.
-Rèn kỹ năng vận dụng.

B/ Nội dung:
I/Kiến thức cơ bản:
1.Cho HS nhắc lại khái niệm chủ đề.
( là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt)
2.Tính thống nhất về chủ đề thể hiện ở:
- Nội dung:
- Cấu trúc hình thức:
3 Bố cục văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề, thường
gồm 3 phần; phần thân bài thường dùng một số cách :theo trình tự thời gian,
không gian, logic khách quan của đối tượng, theo suy luận của người viết…)
II/ Luyện tập:
Bài1:
Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn miêu tả quang cảnh Hội
khỏe phù Đổng ở trường:
a.Cổng trường tươi lên vì cờ, khẩu hiệu
b.Sân trường chật chội hơn, đông vui hơn vì toàn thể thầy trò và khách mời
bên cạnh những băng rôn, bóng bay.
c. Lễ đài được trang trí rực rỡ
d. Bầu trời trong xanh, nắng vàng hoe
e. Lớp 7A đang tranh luận về giải nhất bóng bàn
g. Hấp dẫn nhất là phần đỗng diễn thể dục nhịp điêu, võ thuật
h. Phần thi đấu căng thẳng ở mỗi góc sân trường
Theo em, các ý trên có thống nhất về chủ đề không? ý nào sẽ làm bài
viết xa đề, lạc đề?


(* ý e sẽ làm bài viết lạc đề)

Bài 2:
Trong đoạn văn sau đây, nếu được rút bỏ một câu thì em sẽ bỏ câu nào? Vì
sao?
“(1) Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế.(2) Những bộ
tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh một thứ màu đen rất Việt
Nam.(3)Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những
chất liệu gợi nhắc tha thiết đến đồng quê đất nước: than của rơm nếp, than của
cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.(4) Cái màu trắng điệp cũng là một
sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.( 5) Màu trắng
ấy càng ngắm càng ưa nhìn.(6) Những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn
ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ đẹp thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sức
sống cho dáng người trong tranh.”
( Theo Nguyễn Tuân)
( *Trong đoạn văn này, các câu đều hướng tới chủ đề “ kĩ thuật tranh làng Hồ”
nhưng nếu cần thì có thể bỏ câu 2- nói tới đề tài của tranh trong khi các câu
khác tập trung nói về chất liệu làm nên màu đen, trắng của tranh)
Bài 3:
Nếu được viết thêm một câu cho đoạn văn sau đây, em sẽ viết như thế
nào?
“ Nhiều tuyến đường bộ như quốc lộ số 1, 3, 5, 6 đã đi qua Hà Nội tạo nên
mối liên hệ chặt chẽ giữa Hà Nội và các địa phương khác. Hội tụ về Hà Nội
còn có các tuyến đường sắt quan trọng: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái
Nguyên, Hà Nội – Hải Phòng. Mạng lưới đường sông của Hà Nội chủ yếu là
sông Hồng. Với cảng Hà Nội, thành phố có thể trao đổi hàng hóa với sân bay
quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm, tạo thành chiếc cầu nối giữa nước ta với thế
giới.’’

(* Các câu trong đoạn đều hướng tới mục tiêu khẳng định vị trí thuận lợi cho

giao thông của thành phố Hà Nội. Vì thế có thể viết thêm 1 câu đặt ở đầu đoạn
hoặc cuối đoạn, chẳng hạn: “Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả
nước.”)

Bài 4.Viết đoạn văn theo chủ đề :
+Môi trường
+dân số
+ học tập



×