Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tiết :18. Cảm thụ: “ sông núi nước Nam” & “phò giá về kinh” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.68 KB, 4 trang )

Tiết :18. Cảm thụ: “ sông núi nước Nam” & “phò giá về kinh”
Bài tập 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? Vì sao em
chọn đáp án đó?
a. Là hồi kèn xung trận.
b. Là khúc ca khải hoàn.
c. Là áng thiên cổ hùng văn.
d. Là bản Tuyên Ngôn độc lập.
* Gợi ý: Bài thơ từng được xem là bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên được viết
bằng thơ ở nước ta. Bài thơ là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền dân tộc Việt
Nam & tỏ rõ một thái độ kiên quyết đánh tan mọi kẻ thù bạo ngược dám xâm lăng
bờ cõi.
Liên hệ: - Bình Ngô Đại Cáo. ( Nguyễn Trãi).
- Tuyên Ngôn Độc Lập. ( HCM )
Bài tập 2: Nếu có bạn thắc mắc “Nam nhân cư” hay “Nam Đế cư”. Em sẽ giải
thích thế nào cho bạn?
* Gợi ý: - Nam Đế: Vua nước Nam.
- Nam nhân: Người nước Nam.
Dùng chữ Đế tỏ rõ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa. Nước Trung Hoa
gọi Vua là Đế thì ở nước ta cũng vậy->Khẳng định nước Nam có chủ (Đế: đại diện
cho nước), có độc lập, có chủ quyền.
Bài tập 3: Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : “Sông Núi Nước Nam” là gì?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. LTK chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Quang Trung đại phá quân Thanh.
D. Trần quang Khải chống quân Nguyên ở bến Chương Dương.
Bài tập 4: Chủ đề của bài thơ “Sông Núi Nước Nam” là gì?
A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
B. Nêu cao ý chí tự lực tự cường của dân tộc, niềm tự hào về độc lập & chủ
quyền lãnh thổ của đất nước.
C. Ca ngợi đất nước ta giàu đẹp.
D. Câu A & B đúng.


Bài tập 5:
Nêu cảm nhận của em về nội dung & nghệ thuật của bài “Sông núi nước
Nam” bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu).
* Gợi ý: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.Giọng thơ đanh
thép,căm giận hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước,
vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt.
Bài thơ là tiếng nói yêu nước & lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta. Nó biểu thị ý
chí & sức mạnh Việt Nam. “Nam quốc sơn hà” là khúc tráng ca chống xâm lăng
biểu lộ khí phách & ý chí tự lập tự cường của đất nước & con người Việt Nam. Nó
là bài ca của “Sông núi ngàn năm”.
Bài tập 6: Tác giả bài thơ “Phò giá về kinh” là?
A. Phạm Ngũ Lão,
B. Lí Thường Kiệt.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Quang Khải.
Bài tập 7: Chủ đề của bài thơ “Phò giá về kinh” là gì?
A. Khẳng định chủ quyền & lãnh thổ đất nước.
B. Thể hiện hào khí chiến thắng của quân dân ta.
C. Thể hiện khát vọng hòa bình thịnh trị của dân tộc ta.
D. Câu B & C đúng.
Bài tập 8: Cách đưa chiến thắng trong 2 câu đầu trong bài “Phò giá về
kinh”có gì đặc biệt.
A. Đảo kết cấu C-V của câu thơ.
B. Đảo trật tự thời gian của chiến thắng.
C. Nói tới những chiến thắng trong tương lai.
D. Nhắc tới những chiến thắng của các triều đại trước.
Bài tập 9: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả 2 bài thơ
“SNNN”, “PGVK”?
A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
B. Thể hiện lòng tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.

C. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm.
D. Thể hiện khát vọng hòa bình.
Bài tập 10: Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong “Thiên
Trường vãn vọng”.
* Gợi ý: Bài tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là bức tranh quê đậm nhạt, mờ
sáng rất đẹp & tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một
tâm hồn thanh cao yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể
hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi
cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua hành trình trên bảy trăm
năm, đọc nên nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói
đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê & còn chấp chới trong
hồn ta. Tình quê & hồn quê chan hòa dào dạt.

×