TRIẾT LÝ VÀ CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
I. Giới thiệu chung
1. Triết lý đầu tư là gì?
Triết lý đầu tư là một nhận thức sâu sắc, nhất quán về cách thức thị trường hoạt động (và đơi khi nó
khơng hoạt động), và niềm tin về những sai lầm được tạo ra trên cơ sở các thói quen của các nhà
đầu tư trên thị trường. Như vậy, triết lý đầu tư của một nhà đầu tư nào đó là thể hiện một tập hợp
các niềm tin chính yếu của anh ta về hành vi của các nhà đầu tư khác trên thị trường, và cách thức
mà thị trường đó hoạt động.
Tại sao chúng ta lại phải quan tâm đến giả định về sự sai lầm của các nhà đầu tư? Điều này là do hầu
hết các chiến lược đầu tư đều được đưa ra nhằm khai thác những sai lầm mà một số hay đa số các
nhà đầu tư mắc phải trong việc định giá cổ phiếu. Đây là những sai lầm được cho rằng bắt nguồn từ
các giả định cơ bản về thói quen của con người. Ví dụ: cái xu hướng sáng suốt hay không sáng suốt
khi đi theo đám đơng của lồi người sẽ ảnh hưởng tới qn tính giá cổ phiếu, những cổ phiếu tăng
mạnh thời gian gần đây sẽ có xu hướng tiếp tục tăng trong ngắn hạn và ngược lại.
Cũng giống như vậy, quan điểm về thị trường hiệu quả hay không hiệu quả là yếu tố quyết định đến
sự thành công hay không của một triết lý đầu tư. Trong khi tất cả các triết lý đầu tư chủ động đều
được xây dựng dựa trên giả định rằng thị trường là không hiệu quả, chúng lại khác nhau ở nhận định
về phần nào của thị trường là không hiệu quả và khoảng thời gian mà sự khơng hiệu quả đó diễn ra.
Một số triết lý đầu tư lại cho rằng thị trường là đúng trong hầu hết thời gian, chúng chỉ phản ứng
quá đà khi một thông tin đủ lớn và mới về một công ty nào đó xuất hiện: giá cp tăng quá mạnh với
tin tốt và giảm quá đà với tin xấu...
2. Tại sao chúng ta lại cần một triết lý đầu tư?
Hầu hết các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư tổ chức và các chuyên gia tư vấn đầu tư chun nghiệp,
khơng có một triết lý đầu tư cụ thể nào. Họ sử dụng các chiến lược đầu tư có vẻ có hiệu quả (với các
nhà đầu tư khác) và từ bỏ chúng khi chúng khơng cịn hiệu quả. Hậu quả của việc khơng có một triết
lý đầu tư cụ thể nào là nhà đầu tư sẽ chuyển từ chiến lược đầu tư này sang chiến lược đầu tư khác
dựa trên các cảm nhận về hiệu quả của chúng trong quá khứ hoặc từ việc quảng bá từ những người
khác.
Có 3 hậu quả tiêu cực đối với danh mục đầu tư từ việc khơng có một triết lý đầu tư cụ thể:
2.1 Việc thiếu một hệ thống niềm tin cụ thể khiến nhà đầu tư dễ làm mồi cho những người lừa đảo
rao bán các công thức kiếm tiền kỳ diệu.
2.2 Do việc nhanh chóng thay đổi từ chiến lược đầu tư này sang chiến lược đầu tư khác, cùng với đó
là sự thay đổi, cơ cấu lại danh mục đầu tư, kết quả là chi phí giao dịch và thuế phát sinh sẽ bào mòn
hiệu quả đầu tư.
2.3 Một chiến lược đầu tư phù hợp với một nhà đầu tư này có thể sẽ khơng phù hợp với một nhà
đầu tư khác do sự khác biệt về mục tiêu, khả năng chịu đựng rủi ro và các đặc điểm về tính cách.
Với những niềm tin mạnh mẽ, vững chắc về cách thức thị trường hoạt động cũng như về thói quen
hành xử của các nhà đầu tư khác trên thị trường, nhà đầu tư sẽ kiểm soát tốt hơn số phận của mình.
Khơng chỉ ở việc từ chối sử dụng các chiến lược không phù hợp với các niềm tin đó, mà cịn ở việc
nhà đầu tư có thể cá nhân hóa các chiến lược đầu tư cụ thể cho phù hợp với nhu cầu của mình. Hơn
nữa, nhà đầu tư cịn có thể thấy rõ được sự giống và khác nhau giữa các chiến lược đầu tư.
Sau khi đã xác định được một triết lý đầu tư cụ thể, nhà đầu tư có thể phát triển các chiến lược đầu
tư phù hợp với triết lý đầu tư đó. Ví dụ: nhà đầu tư tin rằng thị trường thường phản ứng quá thái với
thông tin sẽ thực hiện chiến lược mua cổ phiếu khi doanh nghiệp thơng báo một tin rất tiêu cực
ngồi mong đợi về lợi nhuận (kết quả thấp hơn nhiều mức lợi nhuận thị trường dự báo trước đó), và
bán cổ phiếu khi có thơng tin tích cực vượt mong đợi của thị trường. Một nhà đầu tư khác với niềm
tin rằng thị trường chung thường mắc sai lầm, có thể theo dõi các chỉ báo kỹ thuật như lượng tiền
mặt mà quỹ đầu tư nắm giữ, mức độ bán khống của 1 cổ phiếu nào đó... để xác định thời điểm thị
trường quá mua hay quá bán và thực hiện một vị thế ngược chiều. Một nhà đầu tư khác, người tin
rằng thị trường thường sai khi thiếu thông tin sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những cổ phiếu có ít hay
khơng có chun viên phân tích nào phụ trách hay không được sở hữu bởi các tổ chức đầu tư.
Cũng cần lưu ý, một triết lý đầu tư có thể phù hợp cho nhiều chiến lược đầu tư. Một niềm tin cho
rằng các nhà đầu tư thường dự đoán quá mức tiềm năng tăng trưởng và đánh giá quá thấp giá trị
của các tài sản hiện có của một DN có thể sử dụng một loạt các chiến lược đầu tư từ thụ động như
mua các cổ phiếu có chỉ số P/E thấp đến chủ động hơn như mua các công ty bị định giá quá thấp so
với tài sản của chúng để tiếp quản rồi thực hiện thanh lý tài sản...vv.
3. Quy trình xây dựng một danh mục đầu tư
3.1 Bước 1: hiểu khách hàng, là hiểu nhu cầu, mong muốn, mức thuế và đặc biệt là mức độ chấp
nhận rủi ro của khách hàng.
3.2 Bước 2: xây dựng danh mục đầu tư
a. Lựa chọn một cấu trúc tài sản phù hợp (asset allocation): cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thực (bất
động sản, hàng hóa...), tiền mặt.
b. Xây dựng một danh mục chứng khoán cụ thể với mỗi loại tài sản ở bước a (asset selection).
c. Thực hiện danh mục (execution). Ở bước này nhà đầu tư phải hết sức cân nhắc đến chi phí đầu tư
cho phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện việc giao dịch nhanh hay chậm.
3.3 Đánh giá kết quả danh mục đầu tư.
4. Phân loại triết lý đầu tư
4.1 Đoán thời điểm thị trường (Market Timing) và Lựa chọn tài sản: đây là những loại triết lý đầu tư
phổ biến nhất, chúng dựa trên việc dự đốn tình hình thị trường chung hoặc tìm kiếm các tài sản
đơn lẻ đang bị thị trường định giá sai.
Trong mỗi triết lý này lại bao gồm rất nhiều các nhánh được phân biệt với nhau bởi các quan điểm
khác nhau về thị trường. Với triết lý market timing, trong khi chúng ta thường chỉ nghĩ về nó khi nói
về thị trường cổ phiếu, trên thực tế nó bao phủ trên rất nhiều thị trường: tiền tệ, hàng hóa, trái
phiếu, bất động sản... Mức độ đa dạng còn lớn hơn nữa với triết lý Lựa chọn tài sản, nó bao gồm từ
trường phái phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản đến trường phái đầu tư dựa trên thông tin.
4.2 Triết lý đầu tư chủ động (activist) và Triết lý đầu tư thụ động: ở mức độ tổng quán, triết lý đầu tư
có thể được chia thành triết lý đầu tư chủ động và triết lý đầu tư thụ động. Chú ý Activist Investing
(đầu tư chủ động) khác hoàn toàn với Active Investing (đầu tư năng động)
Với chiến lược đầu tư thụ động, nhà đầu tư đầu tư vào CP hay một cơng ty nào đó rồi đợi cho khoản
đầu tư đem lại thành quả. Nếu chiến lược này thành cơng thì là do nó bắt nguồn từ việc thị trường
nhận ra và điều chỉnh lại việc định giá sai trước đó của nó. Nhà quản lý danh mục mua cổ phiếu của 1
DN có PE thấp và lợi nhuận hàng năm ổn định là đi theo chiến lược thụ động. Trong chiến lược chủ
động, nhà đầu tư đầu tư vào một DN rồi sau đó cố gắng để thay đổi cách thức DN đó hoạt động để
tạo ra nhiều giá trị hơn. Các quỹ venture là nhà đầu tư loại này. Các nhà đầu tư chủ động này cũng
khác rất nhiều so với loại nhà đầu tư năng động (active investor), những người cố gắng đánh bại thị
trường bằng việc lựa chọn CP để đầu tư. Như vậy nhà đầu tư năng động có thể sử dụng các chiến
lược thụ động hay các chiến lược chủ động.
4.3 Thời gian đầu tư (Time Horizon)
Các triết lý đầu tư khác nhau sẽ yêu cầu thời gian đầu tư khác nhau. Một triết lý dựa trên giả định là
thị trường phản ứng quá đà với thông tin mới sẽ tạo ra các chiến lược đầu tư ngắn hạn. Khi đó nhà
đầu tư có thể mua cổ phiếu ngay sau khi một thơng báo rất tiêu cực về lợi nhuận xuất hiện, nắm giữ
trong khoảng thời gian vài tuần rồi bán (hy vọng với giá cao hơn khi mua vì thị trường sẽ điều chỉnh
lại phản ứng quá đà trước đó). Ngược lại, triết lý mua cổ phiếu của những công ty bị lãng quên
(những CP không được theo dõi bởi các chuyên viên phân tích hoặc khơng được đầu tư bởi các tổ
chức đầu tư chuyên nghiệp) có thể sẽ cần một khoảng thời gian nắm giữ dài hơn nhiều.
Yếu tố xác định khoảng thời gian đầu tư cần thiết của một triết lý đầu tư là sự điều chỉnh tự nhiên
diễn ra đối với một nhà đầu tư để có thể đạt được thành quả từ một chiến lược đầu tư thành công.
Các nhà đầu tư giá trị mua cổ phiếu của các DN mà họ tin rằng đang thấp hơn giá trị có thể phải đợi
nhiều năm để sự sửa sai của thị trường xảy ra, kể cả trong trường hợp họ đúng. Trong khi đó, các
nhà đầu tư mua bán cổ phiếu ngay trước hay sau khi có báo cáo lợi nhuận của DN, vì họ tin rằng thị
trường khơng phản ứng chính xác với các báo cáo đó, có thể sẽ chỉ nắm giữ cổ phiếu trong vài ngày.
Thậm trí với các nhà đầu tư nhìn thấy những tài sản giống nhau (hay gần giống nhau) đang được
định giá khác nhau ở hai thị trường có thể thực hiện mua ở nơi rẻ và bán ở nơi đắt hơn và ghi nhận
lợi nhuận chênh lệch giá chỉ trong vài phút.
4.4 Sự tồn tại cùng lúc của các chiến lược đầu tư trái ngược nhau
Một trong những điểm đặc biệt của triết lý đầu tư là sự cùng tồn tại của các triết lý đầu tư dựa trên
các quan điểm trái ngược nhau về thị trường. Ví dụ: Các market timer thực hiện giao dịch trên cơ sở
quán tính giá (khi cho rằng các nhà đầu tư trên thị trường phản ứng rất chậm với thông tin mới) và
những market timers theo chiến lược đi ngược đám đông (dựa trên niềm tin thị trường thường phản
ứng quá đà, phản ứng vội vàng, với thông tin mới). Hay trong số các nhà đầu tư lựa chọn chứng
khoán bằng các yếu tố nền tảng, có thể có các nhà đầu tư giá trị mua các CP giá trị vì họ tin rằng thị
trường thường định giá quá cao yếu tố tăng trưởng của DN, và cũng có các nhà đầu tư tăng trưởng
mua các CP tăng trưởng dựa trên niềm tin ngược hẳn lại: thị trường thường đánh giá quá thấp yếu
tố tăng trưởng của DN.
Sự cùng tồn tại của các triết lý đầu tư trái ngược nhau trên thị trường còn là do sự khác nhau về thời
gian đầu tư, quan điểm về rủi ro và tình trạng thuế của mỗi nhà đầu tư.
5. Các bước để xây dựng một triết lý đầu tư
5.1 Bước 1: Tìm hiểu các nền tảng cơ bản về rủi ro và định giá đầu tư
- Cách đo lường rủi ro của một khoản đầu tư và mối quan hệ của nó với lợi nhuận kỳ vọng
- Cách định giá một tài sản: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, doanh nghiệp
- Chi phí giao dịch bao gồm những gì, sự đánh đổi giữa tốc độ giao dịch và chi phí giao dịch
5.2 Phát triển một quan điểm về cách thị trường hoạt động và nơi mà nó khơng thể hoạt động
5.3 Tìm kiếm một triết lý đầu tư phù hợp nhất với nhà đầu tư: Khi nhà đầu tư đã hiểu rõ các nền
tảng về đầu tư, thiết lập được một quan điểm nhất định về thói quen và cách phản ứng của con
người nói chung trên thị trường, và đã thực hiện đánh giá hiệu quả của từng triết lý đầu tư khác
nhau, là đã sẵn sàng cho việc lựa chọn được cho mình một triết lý đầu tư phù hợp nhất. Mỗi triết lý
đầu tư đều có những tiềm năng thành công nhất định, nhưng cái điều kiện ban đầu cho sự thành
cơng có thể rất khác nhau. Chúng có thể phụ thuộc vào:
- Mức độ chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư: một số chiến lược có mức độ rủi ro hơn các chiến lược
khác. Ví dụ: đầu tư mạo hiểm và đầu tư vào các DN tư nhân (PE) chắc chắn rủi ro hơn việc đầu tư
vào các cổ phiếu giá trị của các DN niêm yết lớn hoạt động ổn định. Tất nhiên lợi nhuận kỳ vọng sẽ
lớn hơn với nhóm DN thứ nhất nhưng các nhà đầu tư ngại rủi ro thì nên tránh sử dụng các chiến
lược này, nên tập trung vào chiến lược sau. Lựa chọn một chiến lược đầu tư rủi ro hơn mức chịu
đựng rủi ro của mình, nhà đầu tư đã tự đưa mình vào một vị thế nguy hiểm cho sức khỏe và danh
mục đầu tư của mình.
- Quy mơ danh mục của nhà đầu tư: một số chiến lược đầu tư yêu cầu phải có một quy mơ đầu tư
lớn để có thể thành cơng, trong khi những chiến lược khác thì chỉ có tác dụng với một quy mơ đầu tư
nhỏ. Ví dụ: sẽ rất khó khăn để trở thành một nhà đầu tư giá trị chủ động (value activist investing)
nếu nhà đầu tư chỉ có tổng số tiền đàu tư là $100K, vì với số tiền này sẽ có rất ít cơng ty chịu sự chi
phối của nhà đầu tư. Ngược lại, với quy mơ đầu tư $100M thì cũng sẽ rất khó khăn để áp dụng một
chiến lược đầu tư yêu cầu đầu tư vào các công ty nhỏ bị lẵng quên bởi thị trường vì với quy mơ đầu
tư lớn như vậy nhà đầu tư sẽ dễ dàng trở thành một cổ đông chi phối của DN và việc mua/bán CP sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến giá CP giao dịch trên thị trường.
- Thời gian đầu tư: Một số chiến lược đầu tư chỉ phát huy hiệu quả dự đoán trong dài hạn, số khác lại
cần thời gian ngắn hơn. Một nhà đầu tư dùng chính số tiền của mình để đầu tư thì thời gian đầu tư
sẽ được xác định bởi các đặc điểm về tính cách (một số người kiên nhẫn hơn người khác) và nhu cầu
về tiền mặt của họ (nhu cầu về tiền mặt càng nhiều thì thời gian đầu tư càng phải ngắn). Với các nhà
quản lý quỹ hay những chuyên viên tư vấn đầu tư chuyên nghiệp thì nhu cầu về tiền mặt và thời gian
đầu tư của khách hàng sẽ quyết định tới việc lựa chọn triết lý và chiến lược đầu tư của họ.
- Vị thế thuế: do khoản thuế phải nộp chiếm một phần rất lớn trong số thu nhập tiềm năng nên thuế
cũng là một yếu tố quyết định đến việc lựa chọn chiến lược đầu tư, thậm trí là tới cả triết lý đầu tư
của một nhà đầu tư. Đôi khi kết quả trước thuế của một chiến lược đầu tư là rất tốt nhưng lại trở
thành rất kém sau khi tính thuế.
Như vậy một triết lý đầu tư phù hợp là một triết lý phản ánh được những điểm mạnh và yếu của cá
nhân nhà đầu tư. Nó có thể phù hợp với nhà đầu tư này nhưng lại không phù hợp với nhà đầu tư kia,
và khơng có một triết lý đầu tư nào phù hợp với tất cả mọi người.
II. Giới thiệu chung về rủi ro, chỉ số tài chính và định giá đầu tư
III. Chi phí giao dịch, thuế
IV. Thị trường hiệu quả, Tài chính hành vi với Triết lý đầu tư
1. Tại sao thị trường hiệu quả hay không lại là vấn đề
Câu hỏi thị trường có hiệu quả hay khơng, và nếu khơng thì sự không hiệu quả của thị trường nằm ở
đâu, là trọng tâm trong quá trình lựa chọn triết lý đầu tư. Nếu thị trường là hiệu quả thì giá thị
trường là ước tính tốt nhất về giá trị của một tài sản nào đó, và q trình định giá trở thành một quá
trình biện minh cho giá thị trường. Là một nhà đầu tư, khi đó bạn khơng nên cố gắng lựa chọn các cổ
phiếu dưới hay trên giá trị hoặc cố gắng đốn thị trường. Thay vào đó bạn nên đầu tư vào một loạt
các cổ phiếu và không nên giao dịch thường xun.
Nếu thị trường khơng hiệu quả thì giá thị trường có thể sai, và việc lựa chọn triết lý đầu tư của bạn
sẽ