Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

VĂN MIÊU TẢ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.79 KB, 3 trang )

VĂN MIÊU TẢ

1. Khái niệm:
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc
điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những
cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực
quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.
2. Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
- Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện
được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
- Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm
thanh.
- Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên
tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu
của sự vật.
3. Phương pháp tả cảnh
- Xác định đối tượng miêu tả.
- Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
4. Phương pháp tả người
- Xác định được đối tượng cần tả ( tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).
- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.

VĂN BIỂU CẢM

1. Khái niệm:
Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của
con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình: bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ


tình, cao dao trữ tình, tuỳ bút,…
2. Đặc điểm của văn biểu cảm:
- Tính cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân
văn ( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường
độc ác,…). Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu
cảm mới có giá trị.
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng
các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
- Mỗi bài văn biểu cảm chỉ tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt
tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghiã ẩn dụ, tượng trưng ( là
một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng,
hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
3. Cách lập ý:
- Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người
viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai,
tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm, vừa thể
hiện cảm xúc.
- Nhưng dù cách gì thì tình cảm cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có
trong kinh nghiệm. Được như thế, bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×