Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

báo váo thực tập tại trung tâm thông tin di động khu vực iii thành phố đà nẵng (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 43 trang )

SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Lời đầu tiên cho phép em được gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Ban Lãnh Đạo
Trung tâm thông tin di động Khu vực III – Đà Nẵng và Lãnh đạo Đài điều hành Khu
vực III đã tạo những điều kiện thực tập tốt nhất trong thời gian thực tập vừa qua. Em
cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng Điều hành trong
suốt quá trình thực tập.
Trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được qua những năm học tập chuyên ngành Điện
Tử – Viễn Thông tại trường Đại học Quy Nhơn và gần một tháng thực tập tại phòng
Điều hành Công ty Thông Tin Di Động VMS Trung tâm III, em đã hoàn thành bản báo
cáo thực tập tốt nghiệp này. Để hoàn thành bản báo cáo này em xin chân thành cảm ơn
cô giáo Đặng Thị Từ Mỹ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập tốt
nghiệp.
Trong quá trình thực tập cũng như nội dung bài báo cáo thực tập này không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được những ý kiến chỉ bảo, đóng góp của Ban Lãnh Đạo
Trung tâm, Đài điều hành và các anh chị trong Đài để bổ sung những kiến thức thiếu sót
và làm cho báo cáo thực tập của em hoàn thiện hơn.
Trong bài báo cáo này, đầu tiên em sẽ trình bày sơ lược về Trung tâm Thông tin Di động
của Mobifone. Tiếp sau đó, em sẽ trình bày nội dung thực tập tại Công ty, bao gồm: phần
GSM và phần 3G.
Đà nẵng ngày 24, tháng 2, năm 2012 Người thực hiện
Phan Thị Kiêm Hiếu
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Các Từ Viết Tắt
MSC/VLR Mobile services Switching Center/Visitor Location Register
GMSC Gateway MSC
HLR Home Location Register


ILR Interworking Location Register
AUC AUthentication Center
EIR Equipment Identity Register
DTI Data Transmission Interface
TRC TRanscoder Controller
BSC Base Station Controller
BTS Base Transceiver Station
OMC Operation and Maintenance Center
NMC Network Management Center
MC Message Center
SSP Service Switching Point
SCP Service Control Point
SDP Service Data Point
SOG Service Order Gateway
BGW Billing GateWay
WCDMA Wideband Code Division Multiple Access
TDMA Time Division Multiple Access
ADPCM Adaptive Differential Pulse Code Modulation
AMR Adaptive Multi Rate
ACELP Algebraic Code Excited Linear Predictive
SP Spreading Factor
HS-DSCH High Speed Downlink Shared Channel
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

HSDPA High Speed Downlink Packet Access
DSCH Downlink Shared Channel
TTI Transmission Time Interval
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1

Các Từ Viết Tắt 2
Phần 1: SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG 5
I. Lịch sử phát triển 5
Phần 2: BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP 15
15
Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM 15
I. Kiến trúc hệ thống GSM 15
Mạng GSM của Mobifone sử dụng các thiết bị của hãng Ericsson nên trong bài báo cáo này
khi trình bày đến các hệ thống của mạng GSM tức là trình bày các hệ thống của mạng GSM của
hãng Ericsson 15
Hệ thống GSM được chia thành hai hệ thống cơ bản: Switching System (SS) và Base Station
System (BSS). Ngoài ra, còn có thêm các thành phần khác là Operation and Support System
(OSS) và các thành phần thêm vào: Message Center (MC), Mobile Intelligent Network (MIN) và
Post Processing System (Service Order Gate (SOG) và Billing Gateway(BGW)). 15
15
Hình 2.1.1: Mẫu hệ thống mạng GSM của Ericsson 15
Chức năng và hoạt động của các thành phần của hệ thống sẽ được trình bày rõ ở các phần sau.
16
II. Hệ thống chuyển mạch (Switching System) 16
Phần này mô tả cấu trúc, chức năng cơ bản của hệ thống chuyển mạch , cũng như của từng
node chuyển mạch 16
1. Giới thiệu 16
2. Chức năng của các thành phần 16
III. Hệ thống trạm gốc (Base Station System (BSS)) 19
1.Giới thiệu 19
2. Chức năng của các thành phần: 19
IV. Các trường hợp thủ tục thông tin 19
1.MS trong trạng thái rỗi 20
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


2.MS trong trạng thái tích cực 21
3.Thực hiện cuộc gọi từ MS : 22
4.Kết nối cuộc gọi đến MS: 23
5.Sự chuyển vùng trong GSM 24
6.Dịch vụ tin nhắn SMS 25
27
Chương 2: TỔNG QUAN 3G 27
I. Giới thiệu về WCDMA 27
1. Giới thiệu mạng 3G 27
2. Tổng quan về mạng WCDMA 28
a. Sơ đồ khối mạng WCDMA 30
b. Chức năng từng khối 30
Các mạng ngoài 35
II. Giới thiệu về HSDPA 35
1. TTI ngắn (Short TTI (2ms)) 37
2. Truyền dẫn trên kênh chia sẻ (Shared channel transmission) 37
3. Điều chế mức cao hơn (Higher-Order Modulation) 38
4. Thích ứng kênh nhanh (fast link adaptation ) 38
5. Lập lịch nhanh (Fast channel scheduling) 40
6. HARQ nhanh (Fast Hybrid Automatic Repeat Request ) 41
7. Phân phối công suất động (Dynamic power allocation) 41
KẾT LUẬN 42
43
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Phần 1: SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG
I. Lịch sử phát triển
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập

đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04
năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động
GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông
tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng,
phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động
1993: Thành lập công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh Văn Phước
1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực I và II
1995: Công ty Thông tin di động ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn
Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) thành lập Trung tâm Thông tin di động khu vực III
2005: Công ty Thông tin di động thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập
đoàn Kinnevik/Comvik. Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và
Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hóa Công ty Thông tin di động.
Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay cho ông Đinh Văn
Phước (về nghỉ hưu)
2006: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực IV
2008: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực V. Kỷ niệm 15 năm thành lập
Công ty Thông tin di động, thành lập Trung tâm Dịch vụ Giá tri gia tăng
Tính đến tháng 04/2008, MobiFone đang chiếm lĩnh vị trí số 1 về thị phần thuê bao di
động tại Viêt Nam.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2009: Nhận giải Mạng di động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông
trao tặng; VMS - MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 3G; Thành lập Trung tâm Tính
cước và Thanh khoản.
7/2010: Chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
12/2010: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực VI.
Hình 1: Tăng trưởng thuê bao qua các năm 1993-2010
Hình 2: Biểu đồ phân chia thị phần (tính đến quý I/2009)
MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

(2005-2008) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di
động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2009, MobiFone vinh dự nhận giải thưởng Mạng di
động xuất sắc nhất năm 2008 do Bộ thông tin và Truyền thông Việt nam trao tặng.
II . Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Công ty Thông tin di động có 14 Phòng, Ban chức năng và 8 đơn vị trực thuộc khác
bao gồm 6 Trung tâm Thông tin di động tại 5 khu vực, Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng
(VAS), Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Xí nghiệp thiết kế.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 3: Cơ cấu tổ chức của công ty Thông tin di động
- Văn phòng Công ty Thông tin di động: Tòa nhà MobiFone - Khu VP1, Phường Yên
Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm
kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc
đến Hà Tĩnh):
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu
trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao
Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc:

Địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam
Bộ:
Địa chỉ: Số 06, đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách
nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố
phía Bắc:
Địa chỉ: Số 8 lô 28 đường Lê Hồng Phong, Thành phố Hải Phòng.
- Trung tâm Thông tin di động khu vực VI có trụ sở chính tại TP.Biên Hòa tỉnh Đồng
Nai, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động tại 09 tỉnh thuộc
khu vực miền Nam:
Địa chỉ: 22/8, KP3, đường Nguyễn Ái Quốc, P. Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
- Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở chính
tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch
vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ SMS, dịch vụ trên nền
SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc gia, quốc tế).
- Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21/01/1997 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tư
vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Trung tâm Tính cước và Thanh khoản được thành lập ngày 10/08/2009 có trụ sở
chính tại Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống Tính
cước và quản lý khách hàng tập trung, hệ thống Đối soát cước tập trung, hệ thống IN và
các hệ thống thanh toán điện tử đảm bảo phục vụ yêu cầu SXKD; Đối soát và thanh
khoản cước với các mạng trong nước, Quốc tế; Nghiên cứu, phát triển hệ thống Tính
cước và Quản lý khách hàng, hệ thống Đối soát cước, hệ thống IN, các hệ thống thanh
toán điện tử phục vụ SXKD của Công ty thông tin di động.

III. Cam kết với khách hàng
Mong muốn khách hàng luôn thoải mái và hài lòng khi sử dụng dịch vụ MobiFone, mỗi
thành viên của MobiFone cam kết:
Mỗi khi gặp khách hàng, chúng ta sẽ:
- Đón tiếp mỗi khách hành với lời chào, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt thân thiện. Nếu có
thể, gọi tên khách hàng;
- Lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng;
- Cố gắng tìm hiểu và dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng hơn những
mong đợi của khách hàng;
- Cung cấp thông tin đúng về tất cả các dịch vụ, sản phẩm của MobiFone và trả lời
nhanh chóng, chính xác các câu hỏi của khách hàng;
- Khi khách hàng có yêu cầu hoặc gặp khó khăn về sử dụng dịch vụ, chúng ta phải
có trách nhiệm trước khách hàng và giải quyết hoàn chỉnh các yêu cầu đó cho đến khi
khách hàng hài lòng;
- Giữ lời hứa và trung thực;
- Đích thân xin lỗi khách hàng khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ của chúng
ta, cho dù chúng ta có lỗi hay không;
- Cảm ơn khách hàng và khuyến khích khách hàng đóng góp ý kiến về việc cung cấp
dịch vụ MobiFone.
IV. Thành tựu của MobiFone
1. Các giải thưởng năm 2011
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Danh hiệu "Anh Hùng Lao Động" do Nhà nước trao tặng nhằm ghi nhận những
đóng góp của MobiFone vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong suốt 18 năm
hình thành và phát triển.
- Giải thưởng “Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất” dành cho sản phẩm
CNTT - TT do tạp chí Thế giới Vi tính tổ chức ngày 12/07/2011.
2. Các giải thưởng năm 2010

- Giải thưởng "Doanh Nghiệp Viễn Thông Di Động Có Chất Lượng Dịch Vụ Tốt
Nhất" năm 2010 do Bộ thông tin và Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải VICTA 2010.
- Danh hiệu “Mạng Di Động Được Ưa Chuộng Nhất Năm 2010” do độc giả báo
VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn.
- Danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất” do độc
giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn.
- “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2010” dành cho lĩnh vực Mạng điện thoại
di động do tạp chí PC World bình chọn.
3. Các giải thưởng năm 2009
- “Sản phẩm CNTT – TT ưa chuộng nhất 2009” do tạp chí PC World bình chọn –
Thông báo tháng 6/2009
- Chứng nhận “TIN & DÙNG” do người tiêu dùng bình chọn qua Thời báo kinh tế
Việt nam tổ chức năm 2009
- Danh hiệu Mạng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 2009 do độc giả
báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn
- Danh hiệu Mạng điện thoại di động chăm sóc khách hàng tốt nhất 2009 do độc
giả báo VietnamNet và tạp chí EchipMobile bình chọn
- Giải thưởng Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất do Bộ TT-TT
trao tặng trong hệ thống giải thưởng VietNam ICT Awards 2009
4. Các giải thưởng năm 2008
- Danh hiệu “Doanh nghiệp ICT xuất sắc nhất năm 2008” do độc giả Tạp chí PC
World bình chọn
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Danh hiệu “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chất lượng nhất năm 2008” do độc
giả Báo Sài gòn thiếp thị bình chọn
- Danh hiệu “Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2008”, “Mạng di động
chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2008” do báo điện tử VietnamNet và tạp chí
EchipMobile tổ chức bình chọn

- Danh hiệu “Doanh nghiệp di động xuất sắc nhất” do Bộ Thông tin Truyền thông
trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICT Awards 2008
- Danh hiệu “Doanh nghiệp di động chăm sóc khách hàng tốt nhất” năm 2008 do
Bộ Thông tin Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICT Awards 2008.
5. Các giải thưởng năm 2007
- Giải thưởng “Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2007” do độc giả E -
Chip Mobile – VietNam Mobile Awards bình chọn
- Xếp hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ chức UNDP
bình chọn năm 2007.
- Top 10 “Thương hiệu mạnh” năm 2006-2007 do Thời báo kinh tế Việt nam bình
chọn
6. Các giải thưởng năm 2006
- Giải thưởng “Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2006”, “Mạng điện
thoại chăm sóc khách hàng tốt nhất năm 2006” do độc giả E - Chip Mobile bình chọn
trong Hệ thống giải VietNam Mobile Awards
- Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2006” do VCCI tổ chức bình chọn.
- Xếp hạng 1 trong 10 “Top 10 Thương hiệu mạnh và có tiềm năng của nền kinh
tế Việt nam” năm 2006 do báo Le Courierr du Vietnam bình chọn và giới thiệu trong
Hội nghị thượng đỉnh APEC 2006
7. Các giải thưởng năm 2005
- Giải thưởng “Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất năm 2005” do độc
giả E - Chip Mobile bình chọn.
- Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2005” do Thời báo Kinh tế bình chọn
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

V. Sản phẩm và dịch vụ của MobiFone:
1. Các sản phẩm của MoibiFone
- Dành cho thuê bao trả sau: MobiGold, Mbusiness, Mfreinds, Mhome
- Dành cho thuê bao trả trước: MobiCard, Mobi4U, Mobi365, MobiQ, MobiZone

- Chuyển đổi giữa các thuê bao
- SIM: Sim 32K, SuperSim 64K, SuperSim 128K
2. Các dịch vụ giá trị gia tăng:
- HDSD dịch vụ bằng hình ảnh
- Dịch vụ BlackBerry
- Dịch vụ âm nhạc: Funring, Media call
- Dịch vụ game - ứng dụng: mGame, mSpace
- Dịch vụ thông tin – giải trí: Liveinfo, Voice SMS, MobiFune live
- Dịch vụ tiện ích: call me, MCA, MMS, Fone Backup
- Dịch vụ chuyển vùng quốc tế
- Dịch vụ Email: FastMail, BizMail
- Dịch vụ thể thao: Mscore, Livescore
- Dịch vụ thanh toán: ứng tiền, Fast Pay
- Dịch vụ quốc tế: Global Saving
3. Các dịch vụ 3G: Video Call, Mobile Internet, Fast Connect, Mobile TV, Wap
Portal
VI. Các Logo của Mobifone:
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP















SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Phần 2: BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP

Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG GSM
I. Kiến trúc hệ thống GSM
Mạng GSM của Mobifone sử dụng các thiết bị của hãng Ericsson nên trong bài báo
cáo này khi trình bày đến các hệ thống của mạng GSM tức là trình bày các hệ thống của
mạng GSM của hãng Ericsson.
Hệ thống GSM được chia thành hai hệ thống cơ bản: Switching System (SS) và Base
Station System (BSS). Ngoài ra, còn có thêm các thành phần khác là Operation and
Support System (OSS) và các thành phần thêm vào: Message Center (MC), Mobile
Intelligent Network (MIN) và Post Processing System (Service Order Gate (SOG) và
Billing Gateway(BGW)).
Hình 2.1.1: Mẫu hệ thống mạng GSM của Ericsson
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chức năng và hoạt động của các thành phần của hệ thống sẽ được trình bày rõ ở các
phần sau.
II. Hệ thống chuyển mạch (Switching System)
Phần này mô tả cấu trúc, chức năng cơ bản của hệ thống chuyển mạch , cũng như của
từng node chuyển mạch.
1. Giới thiệu
Hệ thống chuyển mạch (Switching System ) bao gồm các thành phần sau:
Hình 2.1.2: Switching System

2. Chức năng của các thành phần
a. MSC/VLR
Trong hệ thống GSM của hãng Ericsson, MSC và VLR được tích hợp vào chung một
node AXE-based. Lý do thực hiện điều đó là vì sự trao đổi một lượng thông tin lớn giữa
hai node, đặc biệt là trong quá trình thiết lập cuộc gọi. Do đó, lợi ích đem lại là giảm tải
tín hiệu trên mạng.
 MSC
* Chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi.
* Tính cước phí.
* Cung cấp dịch vụ.
* Giao tiếp với các HLR vì trong quá trình thiết lập cuộc gọi đến MS, HLR yêu cầu
các thông tin định tuyến từ MSC.
* Giao tiếp với VLR : liên kết với mỗi MSC là một VLR vì các thông tin của thuê
bao, ðặc biệt là trong các quá trình thiết lập và giải phóng cuộc gọi.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

* Giao tiếp với các MSC khác: hai MSC giao tiếp với nhau trong suốt quá trình
thiết lặp cuộc gọi hay chuyển giao giữa các cell thuộc các MSC khác nhau.
* Điều khiển các BSC kết nối với nó : MSC giao tiếp với BSC trong suốt quá trình
thiết lập cuộc gọi hay chuyển giao giữa hai BSC.
* Truy cập dịch vụ Internet trực tiếp thông qua Access Server.
* Cung cấp các dịch vụ ISDN Primary Rate Access cho các thuê bao.
 LR
Là nơi lưu trữ thông tin thuê bao của các MS tạm thời.
b. GMSC
Chức năng của gateway cho phép MSC hỏi HLR để định tuyến cuộc gọi đến di động.
c. HLR
* Quản lý dữ liệu thuê bao.
* Giao tiếp với các MSC: khi thiết lập cuộc gọi đến một MS, HLR liên hệ với MSC

để định tuyến thông tin.
* Giao tiếp với các GMSC: trong quá trình thiết lập cuộc gọi đến một MS, GMSC
yêu cầu thông tin vị trí của MS từ HLR.
* Giao tiếp với các AUC: trước khi bất kì một hoạt động nào liên quan đến việc
thay đổi hoặc sử dụng các thông tin thuê bao diễn ra, HLR phải phục hồi các thông số
chứng thực mới từ AUC.
* Giao tiếp với các VLR/ILV: khi một MS di chuyển sang một vùng phục vụ của
MSC mới, VLR của vùng này yêu cầu thông tin về MS từ HLR của thuê bao. HLR sẽ
cung cấp bản sao của các chi tiết của thuê bao, cập nhật thông tin vị trí của MS của nó và
ra lệnh cho VLR cũ xóa thông tin mà nó có. Vì ILR hoạt động như một VLR đối với
thuê bao AMPS nên HLR giao tiếp với nó theo cách tương tự.
d. ILR
Cung cấp khả năng roaming giữa hệ thống viễn thông, mà các hệ thống này tuân theo các
chuẩn khác nhau.
e. AUC và EIR
 AUC: Cung cấp thông tin mà sau này được sử dụng bởi MSC/VLR để thực hiện
quá trình chứng thực thuê bao và thiết lập mã hóa các quá trình trên đường truyền vô
tuyến giữa mạng và các MS.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

 EIR: nhận dạng thiết bị để đảm bảo thiết bị cuối MS là có giá trị.
f. DTI
Thực hiện chức năng xử lý dữ liệu như sau:
* Lưu lượng dữ liệu đến/ từ PSTN: để kết nối đến PSTN, một modem được lựa
chọn bởi DTI để biểu diễn tốc độ cần thiết và chuyển đổi format.
* Lưu lượng dữ liệu đến/ từ ISDN: toàn bộ dữ liệu liệu giao tiếp đến ISDN là sẵn
sàng, vì MSC/DTI có khả năng truyền tín hiệu và kết nối thông tin dịch vụ cơ bản giữa
ISDN và mạng GSM.
* Lưu lượng dữ liệu đến/ từ PDN: DTI xử lý lưu lượng dữ liệu đến và từ Public

Data Networks (PDNs), như Packet Switched PDN (PSPDN) và Circuit Swiched PDN
(CSPDN).
* Lưu lượng dữ liệu giứa các thuê bao di động: Lưu lượng dữ liệu bên trong PLMN
được chuyển đến DTI để điều khiển sự điều chỉnh tốc độ trên đường truyền vô tuyến.
* HSCSD: phiên bản của High Speed Circuit Swiched Data (HSCSD) cho phép kết
nối 2, 3, 4 time slots trên một kênh truyền vô tuyến. DTI điều khiển tốc độ chuyển đổi
đến PSTN hay ISDN cho thích hợp.
g. MC
MC được thêm vào mạng GSM để cung cấp cấp một hay nhiều dịch vụ tin nhắn sau:
* Voice mail
* Fax mail
* Short Message Service (SMS) text message
* SMS Cell Broadcast (SMSCB) text message
Khi các dịch vụ này trở nên phổ biến, nó có thể tạo nên thu nhập đáng kể cho nhà điều
hành mạng.
h. SSP, SCP và SDP
MIN được thêm vào mạng GSM cơ bản để cung cấp các dịch vụ giá trị bổ sung, như
Freephone và Personal Number cho các thuê bao.
MIN bao gồm :
* SSP: hoạt động như một giao tiếp giữa chức năng điều khiển cuộc gọi của mạng
di động và chức năng điều khiển khiển dịch vụ của SCP.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

* SCP: chứa các dịch vụ thông tin của một dịch vụ MIN hay các dịch vụ.
* SDP: quản lý dữ liệu liệu được sử dụng bởi dịch vụ MIN.
III. Hệ thống trạm gốc (Base Station System (BSS))
1. Giới thiệu
BSS đảm nhận trách nhiệm toàn bộ chức năng liên quan đến phần vô tuyến trong hệ
thống, như:

* Thông tin vô tuyến với các thuê bao di động.
* Chuyển giao các cuộc gọi đang thực hiện giữa các cell.
* Quản lý tài nguyên mạng vô tuyến và dữ liệu liệu cấu hình cell.
BSS được chia làm ba thành phần:
* BSC
* TRC
* RBS
2. Chức năng của các thành phần:
a. BSC: là nút trung tâm trong một BSS và phối hợp các hoạt động của các TRC và
RBS.
b. TRiC: cung cấp cấp khả năng điều chỉnh tốc độ cho BSS, vì tốc độ được dùng để
truyền qua phần giao tiếp với môi trường và tốc độ được dùng trong MSC/VLR là
khác nhau, lần lượt là 33.8kbits/s và 64kbits/s.
c. RBS: hoạt động như giao tiếp giữa giữa các MS và mạng.
IV. Các trường hợp thủ tục thông tin
Trong phần này, em sẽ trình bày tổng quan về các trường hợp thủ tục thông tin trong
mạng GSM. Phần đầu tiên, tôi trình bày thủ tục kết nối của thuê bao MS. Trong mạng
GSM ở các trạng thái khác nhau của MS : trạng thái rỗi và trạng thái tích cực. Sau đó,
tìm hiểu các quá trình chuyển vùng trong GSM. Cuối cùng, tôi giới thiệu quá trình gởi
tin nhắn SMS giữa các thuê bao trong mạng GSM.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.1.3: BSS của hệ thống GSM của hãng Ericsson
1. MS trong trạng thái rỗi
Hình 2.1.4 biểu diễn tất cả các trường hợp traffic có thể xảy ra khi MS ở trong idle mode
• Quá trình gắn IMSI vào mạng
Khi một MS được bật lên thì quá trình gắn IMSI được thực hiện, VLR cập nhật trạng
thái của MS là rỗi và cập nhật vị trí của MS .
• Di chuyển trong mạng

Khi thuê bao di động di chuyển đến các vị trí khác nhau thì quá trình cập nhật vị trí cũng
diễn ra khác nhau.
 Di chuyển giữa các cell trong cùng LA: thông tin vị trí LA của các MS được chứa
trong các VLR. Khi các MS di chuyển vị trí giữa các cell trong cùng LA thì thông tin này
không cần thay đổi.
 Di chuyển khác LA nhưng cùng MSC/VLR: vị trí mới sẽ được cập nhật.
 Di chuyển khác LA và khác MSC/VLR: vị trí mới và trạng thái của thuê bao sẽ
được cập nhật. Các thông tin của thuê bao sẽ được lưu vào VLR mới và được xóa ở các
VLR cũ.
Ngoài ra, vị trí của MS còn được cập nhật theo chu kỳ. Nếu MS bỏ qua quá trình đăng kí
này thì mạng sẽ hiểu rằng MS đã rời khỏi mạng hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.1.4 : Các trường hợp traffic khi MS ở trong trạng thái rỗi.
• Quá trình rời mạng
 Gỡ bỏ IMSI: khi MS tắt nguồn thì mạng thực hiện quá trình gỡ bỏ IMSI.
 Ngầm ý gỡ bỏ IMSI: do chất lượng liên kết vô tuyến yếu nên hệ thống không giải mã
được những thông tin gỡ bỏ IMSI của MS, thì hệ thống vẫn hiểu MS sẽ còn được gắn
trong mạng. Nhưng nhờ quá trình đăng ký theo chu kì thì hệ thống sẽ sớm xác định MS
đã rời mạng.
2. MS trong trạng thái tích cực
MS trong chế độ hoạt động có nghĩa là khi có cuộc gọi hay quá trình thiết lập cuộc gọi
diễn ra. Các trường hợp của MS trong chế độ hoạt động được biểu diễn như trong hình
2.1.5.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.1.5: các trường hợp của MS trong trạng thái tích cực.
3. Thực hiện cuộc gọi từ MS :

Phần sau mô tả quá trình thực hiện khi một thuê bao di động muốn thực hiện cuộc gọi
đến một thuê bao trong mạng PSTN (hình 2.1.6).
1. MS yêu cầu kênh báo hiệu.
2. BSC/TRC chỉ định một kênh báo hiệu.
3. MS gởi yêu cầu thiết lập cuộc gọi đến MSC/VLR.
4. MSC/VLR chỉ thị BSC/TRC dành một kênh rỗi. RBS và MS được kết nối trong
kênh này
5. MSC/VLR gởi số điên thoại của B đến một tổng đài trong mạng PSTN để thiết
lập cuộ gọi đến thuê bao.
6. Nếu thuê bao B trả lời thì kết nối được thiết lập.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP



Hình 2.1.6: Thiết lập cuộc gọi của MS đến PSTN
4. Kết nối cuộc gọi đến MS:
Điểm khác biệt chính giữa việc thực hiện cuộc gọi đến MS và việc kết nối cuộc gọi đến
MS là trong quá trình gọi đến MS, vị trí của MS không được xác định. Do đó, vị trí của
MS phải được xác định trước khi kết nối được thành lập.
Hình 2.1.7 mô tả quá trình thiết lập cuộc gọi từ một thuê bao thuộc mạng PSTN đến một
thuê bao di động.
1. Mạng PSTN dựa vào số điện thoại của MS xác định đây là cuộc gọi đến thuê bao
di động và sau đó thành lập một kết nối đến GMSC.
2. MSC/VLR đang phục vụ MS đó.
3. HLR yêu cầu GMSC tìm HLR mà MS đăng ký.
4. HLR xác định một MSRN từ MSC/VLR.
5. HLR yêu cầu GMSC tìm HLR mà MS đăng ký.
6. HLR yêu cầu GMSC tìm HLR mà MS đăng ký.
7. HLR xác định một MSRN từ MSC/VLR.

8. MSC/VLR gởi lại một MSRN đến GMSC thông qua HRL.
9. GMSC phân tích MSRN và định tuyến cuộc gọi đến MSC/VLR.
10. MSC/VLR biết thông tin LA mà MS đang định vị. Một thông báo sẽ được gởi đến
BSC đang điều khiển LA đó.
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

11. BSC gởi thông báo đến các RBS trong LA đó.
12. Khi MS nhận được thông báo đó, nó sẽ phúc đáp lại.
Hình 2.1.7 : Thiết lập cuộc gọi đến MS từ PSTN.
13. BSC cung cấp một kênh tín hiệu.
14. Kênh tín hiệu này được dùng để thiết lập cuộc gọi. MSC/VLR chỉ định BSC/TRC
dành một kênh rỗi. RBS và MS được kết nối trong kênh này.
15. Thxuê bao di động đổ chuông. Nếu thuê bao này nhấc máy thì kết nối được thành
lập.
5. Sự chuyển vùng trong GSM
Trong trạng thái tích cực, MS được đo tín hiệu liên tục, kiểm tra độ mạnh, yếu của tín
hiệu. Các báo cáo này được gởi về BSC và BSC sẽ đưa ra quyết định có thực hiện chyển
vùng hay không và chuyển đến cell nào.
Các loại chuyển vùng được bao gồm như sau:
a. Chuyển vùng giữa các cell được điều khiển cùng BSC: MS sẽ sử dụng một kênh
mới do RBS mới cung cấp và kênh cũ ở RBS cũ sẽ được giải phóng dưới sự chỉ thị của
BSC. Trong quá trình này, MSC/VLR không liên quan gì.
Chuyển vùng giữa các cell được điều khiển khác BSC, nhưng cùng MSC/VLR: trong
quá trình này, MSC/VLR có liên quan đến việc kết nối giữa hai
SVTH : Phan Thị Kiêm Hiếu Trang 25
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

b. BSC. MS sẽ chịu sự quản lý của BSC mới và các thông tin của nó ở BSC cũ sẽ được
giải phóng dưới sự chỉ thị của MSC/VLR.

c. Chuyển vùng giữa các cell được điều khiển bởi các MSC/VLR khác nhau: các cell
được quản lý bởi các MSC/VLR khác nhau cũng có nghĩa là chịu sự quản lý của các
BSC khác nhau. MS sẽ chịu sự quản lý của BSC mới và MSC/VLR mới. Nhưng các
thông tin chính ở MSC/VLR cũ sẽ không bị xóa cho đến khi cuộc gọi được hoàn thành.
Bởi vì nó chứa các thông tin của thuê bao cũng như chi tiết cuộc gọi, như cước phí…
Sau khi cuộc gọi được giải phóng, nó sẽ cập nhật thông tin vị trí mới và các thông tin của
nó ở MSC/VLR được xóa bỏ.
6. Dịch vụ tin nhắn SMS
Bên cạnh thực hiện các cuộc gọi giữa các thuê bao, GSM còn cho phép gởi các tin nhắn (
Short Message Service (SMS)) giữa các thuê bao. SMS được thực hiện nhờ SMS-C, nó
đóng vai trò chứa và nhận các tin nhắn.
SMS bao gồm hai dịch vụ cơ bản:
• Mobile terminated SMS: từ một SMS-C đến MS
• Mobile originated SMS: từ MS đến SMS-C
Hai dịch vụ trên được mô tả chi tiết như sau:
a. Mobile originated SMS: truyền từ MS đến SMS-C
Hình 2.1.8: Thuê bao gởi tin nhắn
b. MS thiết lập kết nối đến mạng, như trong quá trình thực hiện một cuộc gọi bình
thường. Bước này không được thực hiện nếu MS ở trong chế độ tích cực, vì kết
nối đã được thiết lập sẵn.

×