Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Thực trạng và một số Giải pháp kỹ thuật sản xuất dưa hấu trên địa bàn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.54 KB, 2 trang )

Thực trạng và một số Giải pháp kỹ thuật sản
xuất dưa hấu trên địa bàn

Thời gian qua ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã tạo ra những chuyển biến
tích cực trong sản xuất nông nghiệp, nhiều loại cây trồng được
thay thế cho diện tích sản xuất lúa trước đây không hiệu quả
hoặc hiệu quả thấp, một số vùng đời sống của nông dân ngày
càng được nâng cao, trong đó có sản xuất cây dưa hấu là một ví
dụ.
Dưa hấu là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với
nhiều loại đất, dễ luân canh với cây lúa nước, giá trị kinh tế cao,
có giá trị xuất khẩu lớn nên diện tích ngày càng được mở rộng,
đặc biệt là các địa phương như Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành
Tuy nhiên, trong sản xuất việc áp dụng các biện pháp thâm canh
chưa hợp lý, chưa chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì
vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu theo hướng an toàn
và có hiẹu quả, chúng tôi nhận định tình hình sản xuất thời qua
qua và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật cần lưu ý để cùng tham
khảo. Thực trạng sản xuất dưa hiện nay ở một số địa phương tại
Quảng Nam: Qua khảo sát và tìm hiều thực tế một số địa
phương ở Phú Ninh, Tam Kỳ như: Tam Phước, Tam Lộc, Tam
Vinh, Tam Thành, Tam Thăng chúng tôi nhận thấy, đa số
nông dân trồng dưa hấu hiện nay đều làm theo tập quán; chưa áp
dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; còn
quá lạm dụng phân bón và thuốc BVTV; có không ít hộ nông
dân cứ định kỳ 3-5 ngày phun thuốc một lần, mỗi lần phun hỗn
hợp 4-5 loại thuốc cả sâu lẫn bệnh trong khi chưa xác định được
đối tượng gây hại thậm chí trước khi thu hoạch 1-3 ngày còn
tiếp tục bón phân, phun thuốc. Việc đầu tư phân bón quá nhiều,
nhất là phân Urea và NPK, kết hợp với tưới nước không hợp lý


là một trong những nguyên nhân làm cho các loại sâu bệnh
hại phát triển, vì vậy hầu hết các vùng trồng dưa hiện nay đều sử
dụng nhiều thuốc BVTV để phòng trừ . Ngoài ra do sử dụng
phân bón quá nhiều nên dưa sinh trưởng dinh dưỡng rất mạnh,
chồi vượt (nông dân gọi là chèo) phát triển liên tục, để giúp quả
phát triển tốt người nông dân tốn rất nhiều công sức trong việc
cắt chèo Sở dĩ có những bất cập trên là do dưa hấu là cây có giá
trị kinh tế cao hiện nay, nên nông dân tập trung đầu tư công sức
lớn, xem dưa hấu là cây “con cưng”, từ khi gieo đến thu hoạch
người nông dân thường xuyên túc trực trên ruộng dưa. Việc
“chiều chuộng” quá mức, làm cho chúng mất đi khả năng thích
ứng với điều kiện ngoại cảnh, tính chống chịu kém, áp lực sâu
bệnh hại càng tăng. Xuất phát từ những thực trạng trên năm
2003 Chi cục BVTV đã nghiên cứu và vận dụng đưa chương
trình IPM vào để huấn luyện cho nông dân các vùng trồng dưa,
từ đó đến nay Chi cục đã mở được 09 lớp IPM trên cây dưa hấu
ở nhiều địa phương khác nhau, trong đó tại Phú Ninh mở 05 lớp.
Hầu hết ruộng ứng dụng IPM tại các lớp trên đều cho năng suất
bằng hoặc cao hơn ruộng làm theo tập quán của nông dân, do đó
nông dân tham gia chương trình đều áp dụng tốt vào sản xuất.
Sau đây là số liệu so sánh mức độ đầu tư ruộng ứng dụng IPM
và ruộng làm theo tập quán của nông dân (Tổng hợp từ 05 lớp
IPM mở tại Phú Ninh) So sánh mức độ đầu tư giữa ruộng nông
dân và ruộng áp dụng IPM Chi phí đầu tư Ruộng áp dụng IPM
Ruộng sản xuất của nông dân 1. Phân bón: (Kg/ha) Phân chuồng

×