Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của ngân hàng công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.82 MB, 100 trang )


Bộ GIÁO DỤC ĐẢO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ Nưức VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NG UYỄN TUẤN DŨNG

HOÀN THIỆN C ơ CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA
NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG
VIỆT NAM

LtlệN VfiN THflC sĩ KINH TÊ

HỌC VIỆN NGÂN HÁNG

TRUNG TÂM TH èNG Tfc!. THUVIỆN

T H Ư V IỆ N
Số \\^ L Ẩ L Ũ 3 ./.Q ủ ..

Hà Nôi - 2006


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ Nước VIỆT NAM


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

NG UYỄN TUẤN DŨNG

HOÀN THIỆN C ơ CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA
NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG
VIỆT NAM

Chun ngành : Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số : 60.31.12

Ulậìi VÃN TH0C Sỉ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học : PGS, TS. LÊ HỒNG NGA

HÀ NƠI - 2006


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi . Các số liệu đã nêu trong luận văn có nguồn
gốc rõ ràng, kết quả của luân văn là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác .

TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(ký và ghi rõ họ tên)


Nguyễn Tuấn Dũng


MUC LUC
TRANG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ c ơ CHẾ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
CHỦ YẾU CỦA NHTM

3

3

1.1.1. Tài chính Ngân hàng thương mại

3

1.1.2. Đặc điểm tài chính Ngân hàng thương mại

4

1.1.3. Vai trị tài chính trong hoạt động kinh doanh NH

7

1.1.4. Những nguồn lực tài chính của ngân hàng thương mại

7


1.2. C ơ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHTM

8

1.2.1. Khái niệm cơ chế quản lý tài chính của NH thương mại

8

1.2.2. Sự cần thiết của cơ chế quản lý tài chính NHTM

8

1.2.3. Mục tiêu cơ chế quản lý tài chính NHTM

10

1.2.4. Nội dung của cơ chế quản lý tài chính NH thương mại

12

1.2.4.1. Quản lý nguồn vốn

12

1.2.4.2. Quản lý tài sản có

15

1.2.4.3. Quản lý thu nhập, chi phí,lợi nhuận của NH


18

1.2.4.4. Phân tích tài chính, giám sát tài chính

21

1.2.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính
ngân hàng

21

1.2.5. Hiệu quả cơ chế quản lý tài chính NHTM

24

1.2.5.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính
NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế

24

1.2.5.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cơ chế quản lý tài
chính của NHTM

26

1.2.6. Điều kiện thực hiện cơ chế quản lý tài chính của NHTM
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG c ơ CHẾ QLTC CỦA NHCT
VIỆT NAM.
2. 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.


26

27

27

2.1.1 Quy mô, tổ chức, mạng lưới hoạt động của NHCT VN

27

2.1.2. Kết quả hoạt động chủ yếu của NHCTVN

30


2.1.2.1.

Về hoạt đ ng huy động vốn

31

2.1.2.2.

Về hoạt lộng cho vay và đầu tư

31

2.1.2.3. Về hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ


32

2.1.2.4. Kết quả kinh doanh

32

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA c ơ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
NHCTVN

33

2.2.1. Về mơ hình tổ chức quản lý tài chính của NHCTVN

33

2.2.2. Hệ thống văn bản về cơ chế quản lý tài chính NHCTVN

33

2.2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước về cơ chế quản
lý tài chính của NHTM Việt Nam
22.2.2. Hệ thống văn bản về cơ chế quản lý tài chính NHCTVN
2.2.3. Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của NHCTVN

33
34

39

2.2.3.1 Về quản lý nguồn vốn


39

2.2.3.2. Về quản lý tài sản
2.2.3.3. Về quản lý thu nhập, chi phí, lợi nhuận, trích lập dự
phịng, xử lý nợ tồn đọng

42

2.2.3.4. Tinh hình phân tích tài chính, kiểm sốt tài chính

52

2.2.3.5

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của
NHCT Việt Nam

48

33

2.2.4. Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế quản lý tài chính của
NHCTVN
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN c ơ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦANGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM

54

70


3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHCTVN TRONG
THỊI GIAN TĨI

70

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA
NHCTVN

71

3.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý tài chính

71

3.2.2. Nhóm các giải pháp về quản lý nguồn vốn

72

3.2.2.1. Đẩy mạnh huy động vốn

72

3.2.2.2. Tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi

72

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

73


3.2.2.4. Xác định cơ cấu vốn tối ưu cho ngân hàng

73


3.2.2.5. Tăng vốn chủ sở hữu

74

3.2.3. Nhóm giải pháp về quản lý tài sản

74

3.2.3.1. Tăng tài sản có rủi ro thấp..

74

3.2.3.2. Tiếp tục đổi mới cơ cấu cho vay và đầu tư

77

3.2.3.3. Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực quản lý, điều
hành cơng tác tín dụng

78

3.2.4. Các giải pháp khác

82


3.2.4.1 Phối hợp các cơ chế một cách đồng bộ

82

3.2.4.2. Phân phối lợi nhuận

83

3.2.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

83

3.2.4.4. Xây dựng một hệ thống thơng tin hồn chỉnh

83

3.2.4.5. Hồn thiện cơng tác hạch tốn kế tốn, trích lập dự
phịng

84

3.2.4.6. Nâng cao trình độ cán bộ

84

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHNN VÀ CHÍNH PHỦ

84


3.3.1. Đề nghị Chính phủ và NHNN sớm có chính sách cấp bổ
sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính cho NHCT

84

3.3.2. Có quy định cụ thể những loại nợ vay được hạch toán dự
thu, những loại nợ vay phải hạch toán thu nhập trên cơ sở
thực thu

85

3.3.3. Nhà nước và các cơ quan hữu quan xây dựng, ban hành các
cơ chế, chính sách đồng bộ

85

3.3.4. Nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa và có chính sách hỗ trợ
xử lý nợ tồn đọng củacác D N N N

85

KẾT LUÂN:

86

TÀI LIÊU THAM KHẢO

87



DANH MUC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCTT

- Cơ chế thị trường

DN

- Doanh nghiệp

DNV&N

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNNN

- Doanh nghiệp nhà nước

DNSX

- Doanh nghiệp sản xuất

GDP

- Tổng sản phẩm quốc nội

HĐQT

- Hội đồng quản trị


NH

- Ngân hàng

NHCT

- Ngân hàng Công thương

NHNN

- Ngân hàng Nhà nước

NHTM

- Ngân hàng thương mại

NHTW

- Ngân hàng trung ương

NQH

- Nợ quá hạn

NSNN

- Ngân sách Nhà nước

KTTT


- Kinh tế thị trường

QLTC.NHTM

- Quản lý tài chính ngân hàng thương mại

ROA

- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

RR

- Rủi ro

SXKD

- Sản xuất kinh doanh

TC

- Tài chính

TCT

- Tổng cơng ty


TCTD

-T ổ chức tín dụng

TDH

- Trung dài hạn


TSC

- Tài sản có

TSN

- Tài sản nợ

TSCĐ

- Tài sản cố định

TSBĐ

- Tài sản bảo đảm

TCNHTM

- Tài chính ngân hàng thương mại

TCNH


- Tài chính ngân hàng

TCDN

- Tài chính doanh nghiệp

VCSH

- Vốn chủ sở hữu

VĐL

- Vốn điều lệ

VHĐ

- Vốn huy động

VTC

- Vốn tự có

VPĐ

- Vốn pháp định


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


TÊN CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Đinh nghĩa chỉ tiêu tài chính chủ yếu của NHTM

24

Bảng 1

Bảng tổng kết tài sản

30

Bảng 2

Cơ cấu nguồn vốn và sư tăng trưởng nguồn vốn

39

Bảng 3

Cơ cấu nguồn vốn huy đông theo kỳ hạn

40

Bảng 4


Cơ cấu tài sản và sư tăng trưởng tài sản

43

Bảng 5

Tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng so với tổng tiền
gửi khách hàng

44

Bảng 6

Tinh hình tăng trưởng tín dung

45

Bảng 7

Tinh hình tăng trưởng dư nợ và cơ cấu dư nợ theo
thời han

47

Bảng 8

Báo cáo thu nhập, chi phí của NHCT giai đoạn
2000-2004 theo khoản muc

49


1 Bảng 9

Phân tích thu nhập lãi và chi phí lãi theo từng
khoản muc

51

1 Bảng 10

Mơt

chỉ tiêu dánh giá hiêu quả quản lý tài chính

54

Bảng so sánh nguồn vốn TDH và dư nợ cho vay
TDH

56

Bảng 11

số


DANH MỤC CÁC s ơ Đ ổ - BlỂU Đ ổ

TÊN CÁC S ơ ĐỔ - BIỂU ĐỔ


TRANG

Sơ đồ 1.1

Những hoat đông kinh doanh chủ yếu của NHTM

3

Sơ đồ 1.2

Sư vân đơng của luồng tài chính trong NHTM

4

Sơ đồ 1

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của
Tru sở chính

28

Sơ đồ 2

Hệ thống màng lưới tổ chức của NHCT

29

Biểu đồ

Cơ cấu tiền gửi năm 2004


39

Biểu đồ

Cơ cấu cho vay / tài sản

42

Biểu đồ

Tiền gửi khách hàng và dư nợ cho vay khách hàng

43

Cơ cấu cho vay theo thời hạn

46

Biểu đồ

Tổng nợ xấu / dư nợ

47

Biểu đồ

Lợi nhuận dòng

50


Biểu đồ

Tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ TDH

55

Vốn chủ sở hữu - tổng nguồn vốn

56

TN-CP và lợi nhuận

67

Biểu đồ

1 Biểu đồ
Biểu đồ


1

MỞ Đâu
1. Tinh cấp thiết của đế tài :

Sự phát triển, lớn mạnh và thành công của một ngân hàng có đóng góp
rất lớn ở khả năng quản lý tài chính của ngân hàng .
Quản lý tài chính là quá trình điều hành hệ thống của các nhà quản lý
vào hoạt động tài chính ngân hàng thơng qua những cơ chế, chính sách,

biện pháp nhằm phối hợp sử dụng các nguồn lực trong ngân hàng để đạt
được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị hay mục tiêu tăng
trưởng ngân hàng . Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt quản lý tài chính, các ngân
hàng thương mại mới cân đối vặn có hiệu quả - đủ vốn để duy trì hoạt động
và phát triển - đồng thời sử dụng vốn kinh doanh an toàn, hiệu quả, hạn chế
rủi ro ở mức hợp lý .
Là một NHTM, Ngân hàng Công thương Việt Nam đặc biệt quan tâm
tới việc quản lý tài chính của ngân hàng . Thời gian qua (2000 - 2004) các
chương trình tái cơ cấu tài chính của ngân hàng đã tập trung tháo gỡ giải
quyết những vấn đề xử lý các khoản nợ xấu, tăng vốn điều lệ, làm “sạch”
bảng cân đối kế toán, từng bước lành mạnh hố tài chính ngân hàng . Mặt
khác, năng lực quản lý tài chính của Ngân hàng Cơng thương cịn hạn c h ế :
Cơ chế quản lý có nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, ít có khả
năng cạnh tranh, hệ thống thơng tin quản lý tài chính chưa hồn chỉnh, phân
tích ngân hàng chưa được thực hiện toàn diện . Để nâng cao khả năng cạnh
tranh, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng và đặc biệt chuẩn bị cho
Ngân hàng Công thương tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế,
Ngân hàng Cơng thương phải có cơ chế tài chính, có khả năng quản lý sử
dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả . Xuất phát từ những vấn đề của thực
tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài : “Hồn thiện cơ chế quản lý tài chính của
Ngán hàng Công thương Việt N am ” làm luận văn Thạc sĩ của mình .
3. Mục đích nghiên cứu :

- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về cơ chế quản lý tài chính của Ngân
hàng Thương mại, luận văn đã phân tích, đánh giá cơ chế quản lý tài chính
của Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay, đề xuất một số giải pháp
cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Ngân hàng Cơng
thương Việt Nam đến năm 2010 .



2

3 . Đối tượng, phạm vi nghiên cúư s

Cơ chế quản lý tài chính của tồn hệ thống Ngân hàng Công thương
Việt Nam từ năm 2000 - 2004 với các nội dung cơ bản : quản lý nguôn vốn
và tài sản ; quản lý thu nhập, chi phí, lợi nhuận ; quản lý thanh khoản ; phân
tích tài chính ; kiểm sốt tài chính . Luận văn chủ yếu chỉ nghiên cứu cơ
chế quản lý tài chính của Ngân hàng ở khía cạnh các nguồn lực tài chính để
kinh doanh, mà khơng đề cập đến các nguồn lực tài chính của bản thân
Ngân hàng với tư cách là một doanh nghiệp .
4. Phương pháp nghiên cứu :

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử ; thống kê, phân tích, hệ thống, so sánh... ; kết hợp phương pháp
diễn giải với phương pháp phân tích và tổng hợp .
5. Kết cấu của luận văn :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được kêt câu thanh
3 chương:
Chương 1 i Lý luận chung về cơ chế quản lý tài chính của ngân hàng
thương mại
Chương 2 : Thực trạng hoạt động của cơ chế quản lý tài chính của Ngân
hàng Cơng thương Việt Nam .
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Ngân hàng
Cơng thương Việt Nam .


3


CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỂ c ơ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA NGÂN HÀNG THirơNG mại
1.1- Ngân hàng thương mại và các hoạt động tài chính chủ yếu của
NHTM
1.1.1. Tài chính của ngân hàng thương mại
NHTM là một tổ chức tài chính trung gian, được thực hiện tồn bộ các
hoạt động Ngân hàng . Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận
tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả ; và sử dụng số tiền đó đế
cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và cung ứng các dịch vụ thanh toán
. Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh quyền sử dụng hàng
hoá tiền tệ . NHTM không trực tiếp tham gia SXKD và lưu thơng hàng hố
như các doanh nghiệp thơng thường mà nó thực hiện các chức năng : trung
gian tín dụng, trung gian thanh toán và cung ứng dịch vụ cho khách hàng .
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NH là Huy động vốn, cho vay, đầu tư
và cung cấp dịch vụ cho khách hàng .

S ơ đ ồ 1.1 :

Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM


4

Hoạt động kinh doanh : đi vay (mua quyền sử dụng vốn) và cho vay
(bán quyền sử dụng vốn) của NHTM để tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch
lãi suất, đã làm xuất hiện các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi NH, tạo
thành sự vận động của các luồng tài chính trong NHTM .


Sơ đồ 1.2 : Sự vận động của luồng tài chính trong NHTM
Chính sự vận động của các luồng tiền tộ trong NH đã làm nảy sinh các
mối quan hệ kinh tế trong kinh doanh, gắn liền với việc tạo lập, phân phối
và sử dụng các quỹ tiền tệ của NH . Các quan hệ kinh tê đó là :
- Quan hệ giữa NHTM với Nhà nước, thể hiện thông qua việc Nhà
nước cấp vốn cho các NHTM NN để hoạt động, và NHTM thực hiện các
nehĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp các khoản thế, lệ phí...
- Quan hệ giữa NHTM với các chủ thể kinh tế khác, như quan hệ về
thanh toán trong việc vay hoặc cho vay, đầu tư vốn, mua hoặc bán tài sản...
- Quan hệ trong nội bộ NH, như thanh tốn tiền lương, tiền cơng, tiền
thưởng, tiền phạt đối với nhân viên, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế
và việc hình thành các quỹ của NH...
Các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị đã được nảy sinh trong quá
trình phân phối nhằm tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của NH để phục
vụ cho kinh doanh chính là các quan hệ tài chính của NH .
Từ đó có thể hiểu TC NHTM là sự vận động của các luồng tài chính
gắn liền với q trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ, phát
sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của NH nhằm mục tiêu tối đa
hố lợi nhuận Ngân hàng .
1.1.2. Đặc điểm tài chính ngân hàng thươỉig mại
Đặc điểm kinh doanh của NHTM đã quyết định đến đặc điểm của TC
NHTM như sau


5

M ột là, tài chính của NH có tính nhạy cảm cao và phụ thuộc vào môi
trường kinh doanh .
Yếu tố đầu vào và đầu ra của hoạt động kinh doanh NH đều là tiền .
Do đó dịng tiền phát sinh từ các nghiệp vụ tài chính thuần tuý : Vay hoặc

cho vay trong NHTM là những dòng tiền vận động độc lập, khơng có đối
trọng với dịng hàng hố dịch vụ . Sự vận động này rất nhạy cảm, phụ thuộc
vào khách hàng ở cả hai đầu của quá trình kinh doanh NH . Khách hàng có
gửi tiền vào NH thì NH mới huy động được vốn (đầu vào tài chính) và mới
có nguồn vốn để cho vay . Nếu khách hàng muốn vay vốn của NH thì NH
mới có thể cho vay (đầu ra tài chính), luồng tiền vận động liên tục, NHTM
mới có thể tồn tại với chức năng trung gian tài chính của mình .
H ai là, TC NH phụ thuộc vào khả năng tạo tiền của NHTM .
Xuất phát từ chức năng tạo tiền là chức năng riêng có của NHTM mà
NHTM có khả năng làm tăng lượng tiền (cho vay không bằng tiền mặt)
hoặc có thể làm giảm lượng tiền (thu nợ khơng bằng tiền mặt), nhằm cung
cấp phương tiện thanh toán cho nền kinh tế đồng thời tạo ra nguồn vốn
quan trọng nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình . NHTM tạo
tiền bằng cách tạo ra bút tệ (tiền ghi sổ), khả năng tạo tiền này chỉ có thể
thực hiện được nếu vốn mà NHTM huy động được dưới hình thức tiền gửi
đã cho vay được và số tiền vay đó phải luân chuyển trong hệ thống NH .
Việc tạo tiền được phát sinh sau khi NHTM cho vay bằng chuyển khoản
trong cùng một hệ thống NHTM . Đơn vị vay vốn được ghi nợ tài khoản
cho vay, đơn vị cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ cho đơn vị vay được ghi có
vào tài khoản tiền gửi tại một NH . Như vậy, trong trường hợp cho vay như
trên khơng có nguồn vốn NHTM vẫn có thể cho vay được . Đó là bản chất
của việc tạo tiền ghi sổ của NHTM . Các bút tệ thực sự thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế trên cơ sở nguồn vốn tiền gửi mới do hệ thống NH tạo ra .
Ba là, TC NHTM có kết cấu vốn đặc thù
Để có vốn hoạt động, các DN SXKD sử dụng vốn tự có là chính, vì
vậy, tỷ trọng vốn tự có tối thiểu phải đạt 30% trong tổng nguồn vốn kinh
doanh của DN . Ngược lại, do đặc điểm phương thức kinh doanh của NH là
“đi vay để cho vay”, NH chủ yếu kinh doanh bằng nguồn vốn huy động từ
các thành phần kinh tế . Vì vậy, vốn huy động là phần vốn lớn nhất, chiếm
tỷ trọng từ 70% - 90% tổng vốn kinh doanh của NH . Vốn tự có của NH chỉ



6

chiếm tỷ trọng rất nhỏ (<10%) . Như vậy về phương diện vốn hoạt động,
NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác, do đó NH khơng có
quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dung với những điêu kiện rang buọc nhat
định .
Bốn là, TC NHTM gắn liền với TC của khách hàng .
Khách hàng là đối tượng chính trong hoạt động kinh doanh của
NHTM. Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính tốt thì đó là điều kiện để NH
huy động được nhiều, đồng thời việc cho vay đầu tư sẽ có hiệu quả . Khách
hàng quan trọng nhất của NHTM hiện nay là các DN . Thông qua chưc
năng huy động vốn và phân phối vốn của mình, TC NHTM đã điều tiết vốn,
chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, tạo điêu kiện cho cac DN tien hanh
SXKD bình thường khơng bị gián đoạn . Do đó NHTM thực sự là cứu cánh
tháo gỡ cho TCDN những khó khăn về vốn thừa hoặc thiếu tạm thời trong
. Ngược lại, DN lại được coi là chỗ dựa, là động lực để TC NHTM tồn
tại và phát triển, bởi DN là một đối tượng vay lớn nhất (80%-90%) của
NHTM . Chính vì vậy, tư cách, năng lực hoạt động và sức mạnh TC của DN
sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực và sức mạnh TCNH, nếu DN đầu tư bị
thua lỗ, tài sản nợ tài chính gia tăng, thì các khoản tín dụng khơng thê thu
hồi được và kéo theo tình trạng tài chính của NH không lành mạnh .

sx

Năm là, TC NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro lớn .
Trong nền K i l l , RR luôn là nồi ám anh, rinh rạp hoạt đọng kinh
doanh của các DN và trên hết là hoạt động của các NHTM . Xuất phát từ
phương thức kinh doanh “Đi vay để cho vay”, NHTM tiên hành cac hoạt

động kinh doanh chủ yếu bằng nguồn VHĐ của khách hàng . Điêu này
đồnơ nghĩa với việc TC NHTM có thể sẽ phải gánh chịu những RR rât lơn
từ cả hai phía : người cho NH vay và người đi vay của NH . Nếu huy động
đươc vốn mà không phân phối (cho vay) được sẽ gây nên tinh trạng ư đọng
vốn chi phí kinh doanh cao vì NH vẫn phải trả lãi cho người gửi tiên, dịng
tiền khơng vận động được, không tạo ra lợi nhuận cho NH, thậm chi co the
lỗ . Nếu cho vay mà không thu hồi được nợ thì khơng những VTC vủa NH
bị mất mà NH cịn có nguy cơ khơng hồn trả được số tiền đã huy động
của khách dẫn đến mất khả năng thanh toán . Chỉ cân một luc nao đo ngươi
gửi đến rút tiền mà NH không đủ tiền để chi trả thì niêm tin cua cơng chung
vào NH sẽ sụp đổ, cơn hoảng loạn sẽ bột phát và NH có thể bị vỡ nợ do
nhiều người ký thác địi rút tiền cùng một lúc . Như vậy nếu khách hàng gập


7

rủi ro TC thì lập tức TCNH sẽ phải gánh chịu . Điều quan trọng là rủi ro TC
NHTM có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, có nguy cơ lan truyền
làm suy giảm đến cả hệ thống NH, đẩy nền kinh tê vào suy th o á i.
1.1.3. Vai trị tài chính trong hoạt động kinh doanh ngàn hàng
Tài chính ln giữ một vai trị quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
NH . Trong CCTT, TCNH trở nên quan trọng hơn thông qua các chức năng
phân phối và giám đốc cụ thể :
- Thực hiện chức năng phân phối, TCNH đảm bảo huy động đủ vốn và
phân phối vốn hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh NH với chi
phí vốn thấp, đạt hiệu quả cao .
- Thơng qua chức năng giám đốc, TCNH có vai trị quan trọng trong
việc kiểm sốt, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh NH ; Phai hiẹn
kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinh doanh để đưa ra quyết định
điều chỉnh thích hợp .

Như vậy, có thể khẳng định TC là điều kiện quan trọng của hoạt động
kinh doanh NH, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của NH trong
thị trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay .
1.1.4. Những nguồn lực tài chính của ngân hàng thương mại
Nguồn lực tài chính của NHTM hết sức đa dạng, phong phú, bao gồm
các bộ phận cơ bản sau :
- Nguồn vốn chủ sở hữu {xơn tư có) là ngn vơn thuộc sơ hưu cua
chủ NH . Nó được hình thành do các chủ sở hữu góp vốn hoặc hình thành từ
kết quả kinh doanh . VCSH bao gồm những khoản sau : VPĐ, các quỹ dự
trữ lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh chưa sử dụng . Cac khoan nợ
được coi như vốn . Mặc dù chỉ chiếm dưới 10% tổng nguồn vốn kinh doanh
của NHTM, nhưng VCSH lại có một vị trí hết sức quan trọng, bởi nó cho
thấy thực lực, quy mô của một NH, VCSH được coi như một tài sản dam
bảo lòng tin với khách hàng để thu hút các nguồn vốn khác . Nó sẽ duy trì
khả năng thanh tốn trong trường hợp NH gặp thua lỗ . VCSH là điều kiện
pháp lý, là yếu tố TC quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối
với khách hàng, quyết định đến quy mô huy động vôn, quy mô TSC, nang
lưc và vi thế của NHTM .


8

- Vốn huy động : Đây là nguồn vốn chủ yếu, thường xuyên của
NHTM và chiếm tỷ trọng lớn (70-80%) tài sản Nợ . Được huy động từ các
DN và các tầng lớp dân cư qua các hình thức : tiền gửi khơng kỳ hạn, tiên
gửi có kỳ hạn .
- Vốn đi vay : NHTM có thể vay của NHTW, hoặc các NHTM khác,
vay ở thị trường tiền tệ, các tổ chức ngoài nước . Vốn đi vay chiếm một tỷ
trọng nhỏ trong kết cấu nguồn vốn nhưng nó rất cần thiết, bổ sung vốn đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh của NH . Tuy nhiên, vốn đi vay chịu lãi suất

cao nên khi sử dụng nguồn vốn này nhà quản lý TC phải cân nhắc, tính tốn
kỹ lư ỡ ng.
1.2 - Cơ chê quản lý tài chính của ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về cơ ch ế quản lý tài chính của Ngân hàng thương mại
QLTC là sự điều hành của các nhà quản lý đối với các hoạt động TC
của NH . Nó được thực hiện thơng qua một cơ chế quản lý tài chính NH .
Cơ chế quản lý tài chính NH được hiểu là một tổng thể các phương pháp,
các hình thức và cơng cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính
của NH trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất
định .
QLTC NH được hình thành để phân tích và xử lý các mối quan hệ TC
trong NH, hình thành những cơng cụ quản lý TC và đưa ra những quyết
định TC đúng đắn và có hiệu quả . Nhìn một cách tổng quát thì các dữ liệu
về TSC của một NH cho thấy cách sử dụng vốn mà NH đó đã thu hút được .
TSN và giá trị ròng biểu thị các nguồn vốn cụ thể của NH . Chính vì vậy,
nội dung chủ yếu của cơ chê QLTC NHTM bao gồm : cơ chế quản lý TSC;
cơ chế quản lý TSN và vốn ; cơ chế quản lý thu nhập, chi phí, lợi nhuận,
phân tích tài chính và cơ chế kiểm sốt tài chính của NH .
1.2.2. Sự cần thiết của cơ chê quản lý tài chính ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Xuất phát từ đặc điểm riêng có của TCNH địi hỏi phải
QLTC
- Sư vân đông của các luồng TC trong NH phụ thuộc lớn vào khách
hàng, đòi hỏi Ngân hàng phải QLTC để có thể đưa ra các quyết định TC
đúng đắn . Các quyết định huy động vốn, phân phối vốn trong tùng thời kỳ


9

phải hết sức nhạy bén, linh hoạt, thực hiện nguyên tắc kinh doanh của
NHTM là :

+/ Các dịch vụ TC được cung cấp trước hết phải đảm bảo lợi ích cho
khách hàng trong đó có lợi ích của mình .
+/ Phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo an tồn trong hoạt động
kinh doanh . Có như vậy khách hàng mới yên tâm gửi tiền vào NH và mong
muốn được hưởng những dịch vụ do NH cung cấp .
- TCNH tạo ra nguồn vốn quan trọng cho kinh doanh NH từ những
khoản tiền gửi thông qua hoạt động cho vay và đầu tư . Tuy nhiên, việc vận
hành khả năng tạo bút tệ không thoả đáng sẽ gây nên những thảm hoạ lớn
có thể đưa NH đến sự phá sản . Đó là trường hợp bút tệ được tạo ra ở mức
độ cao mà khách hàng lại đến rút tiền gửi (bằng tiền mặt) hoặc yêu cầu
thanh toán ra ngồi hệ thống NH thì NH sẽ khơng đủ khả năng thanh tốn .
Điều này cho thấy cần phải có một cơ chế quản lý thích hợp đối với việc tạo
tiền, vai trị của QLTC là vơ cùng cần thiết.
- Sự khác biệt về kết cấu vốn giữa NHTM với các DNSX cũng là một
lý do cần QLTC . NH kinh doanh chủ yếu bằng nguồn VHĐ của khách
hàng, bằng nguồn vốn đi vay, sự phụ thuộc vào khả năng gặp RR trong kinh
doanh là rất lớn, vì vậy việc sử dụng vốn phải đạt hiệu quả cao . Các quyết
định huy động vốn phải được tính tốn, cân nhắc để đảm bảo chi phí trả lãi
thấp nhất, vốn phải đầu tư vào những nơi an toàn, đạt lợi nhuận cao n h ấ t.
- DN là khách hàng rất quan trọng, tiền vay của DN chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng dư nợ cho vay của NHTM . Nếu khơng có một chính sách
khách hàng hợp lý NH sẽ mất một thị phần rất lớn . Mặt khác, năng lực TC
của DN là sự hiện thân của vốn tín dụng được bảo tồn và sinh lợi, nó cần
được coi là yếu tố hàng đầu để quyết định quan hệ tín dụng giữa NH với
DN . Do đó, QLTC phải phân tích, đánh giá khả năng TC của DN một cách
chính xác, từ đó có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn khách
hàng, trong những quyết định tín dụng .
- TCNH luôn luôn tiềm ẩn những RR . Mức độ RR càng lớn thì tổn
thất TC càng cao, khơng những đối với bản thân NH mà cịn ảnh hưởng lớn
tới khách hàng . Một trong những loại hình RR lớn nhất mà NH thường

xuyên phải đối mặt là RR lãi suất . Trong CCTT, sự cạnh tranh về lãi suất
giữa các NHTM sẽ diễn ra trên thị trường buộc các NHTM phải tiết kiệm


10

để hạ thấp mức lãi s u ấ t. Nếu quản lý tốt lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay
có thể làm thay đổi cả về quy mơ lẫn chủng loại nguồn tiền mà NH có thể
thu hút . Chính vì vậy QL TCNH là cần thiết để đưa ra các biện pháp đối
phó với những thay đổi trong lãi suất thị trường, nhằm kiểm soát và bảo vệ
thu từ lãi, chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, giá trị tài sản và giá trị
ròng của NH .
1.2.2.2. Xuất phát từ vai trò của TC trong hoạt động kinh doanh NH.
Chức năng phân phối và giám đốc là chức năng vốn có khách quan của
phạm trù TC và có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh
NHTM . Tuy nhiên, các chức năng này chỉ phát huy tác dụng tốt nếu như
NH có một cơ chế tổ chức TC thích hợp, xây dựng những nội dung của
công tác TC và đề ra những hình thức, phương pháp thực hiện . Do đó vấn
đề QL TCNH phải được đặc biệt coi trọng .
1.2.23. Xuất phát từ tính chất xã hội hố cao của TCNH trong nên
kinh tế.
- NHTM là một trung gian TC, do đó sản phẩm của NH là các dịch vụ
mà NH cung cấp mang tính chất xã hội hố rất cao, ảnh hưởng của nó đối
với nền kinh tế vơ cùng rộng lớn, bởi NH là nơi tích trữ tiết kiệm hàng đầu
của cơng chúng . Việc thất thốt các khoản vốn này trong trường hợp NH
phá sản sẽ là một thảm hoạ cho nhiều cá nhân và gia đình . Chính vì vậy,
các quyết định TC của NHTM phải nằm trong khung pháp lý do Nhà nước
ban hành, chịu sự chi phối nghiêm ngặt của cơ quan quản lý Nhà nước, phải
thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ do Nhà nước xây dựng để bảo vệ
lợi ích của tồn xã hội . QLTC là vơ cùng cần thiết để lựa chọn, đưa ra

những quyết định TC đúng đắn và tổ chức thực hiện chúng trong khuôn khổ
của pháp lu ậ t.
Có thể thấy, QL TCNH là một tất yếu không thể thiếu được đối với các
NHTM . Nó giúp cho TCNH có thể phát huy tốt chức năng phân phối và
chức năng giám đốc để thực hiện được mục tiêu kinh doanh của NHTM .
1.2.3. Mục tiêu cơ ch ế quản lý tài chính ngàn hàng thương mại
Mục tiêu của cơ chế QLTC NHTM là phải đạt hiệu quả cao trong sử
dụng vốn kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận và mục tiêu tăng trưởng .
Điều đó có nghĩa là QLTC trong NH phải hướng tới các mục tiêu cụ thể
sau:


11

M ột là, phải đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh NH với chi phí hợp lý .
Các NHTM muốn tiến hành kinh doanh thì trước hết phải có đủ vốn
hay đủ tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động và phát triển . Quy mô vốn sẽ
quyết định quy mơ hoạt động tín dụng, quyết định năng lực thanh toán,
năng lực cạnh tranh của NHTM . Với phương thức kinh doanh : “đi vay để
cho vay”, QLTC phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động
kinh doanh . Lựa chọn được hình thức huy động vốn phong phú để có thể
tập trung kịp thời vốn, đủ thoả mãn nhu cầu kinh doanh hiệu quả .
H ai là, phải sử dụng vốn kinh doanh của NH hợp lý, hiệu quả và an
toàn .
- Sử dụng vốn có hiệu quả tức là đồng vốn kinh doanh NH phải tạo ra
lợi nhuận cao, đòi hỏi NH phải tăng thu, giảm chi phí, bởi lợi nhuận NH
chính là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi p h í. Do
đó :
+/ QLTC phải giảm thấp chi phí huy động vốn của NH, nhất là giảm
thấp các chi phí khơng dưới dạng lãi như chi phí tiền lương, nhà cửa và thiết

bị..., vì chi phí trả lãi lệ thuộc chủ yêú vào loại, cơ cấu và lãi suất thị trường
của từng loại nguồn .
+/ QLTC phải có biện pháp tăng doanh số cho vay, bởi nếu huy động
được nhiều vốn với chi phí thấp mà khơng cho vay được thì vốn khơng ln
chuyển được . Vốn ứ đọng không tạo ra doanh thu trong khi NH vẫn phải
chi trả lãi tiền gửi làm cho tổng chi phí tăng lên, lợi nhuận NH giảm .
+/ Phải phịng ngừa và hạn chế khả năng xuất hiện các khoản NQH,
NQH sẽ gây ra tình trạng mất vốn, mất khả năng thanh tốn của NHTM, có
thể dẫn đến sự sụp đổ của bản thân NH và đe doạ sự tồn tại của nhiều
NHTM khác . Theo quy định quốc tế, tỷ lệ NQH không được vượt quá 5%
tổng dư nợ cho vay . Vượt quá giới hạn này, NQH có thể đẩy NHTM vào
tình trạng khó khăn tài chính và có nguy cơ phá sản . Do đó, địi hỏi trong
ngắn hạn và trung hạn, phải đạt mục tiêu giảm tỷ lệ NQH thơng qua các
giải pháp tài chính .
- A n toàn vốn là vốn NH được bảo toàn và ngày càng tăng trưởng .
Vốn được coi là tấm đệm chống đỡ những RR, đảm bảo an toàn hoạt động
kinh doanh . Vốn lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho NH trên thị trường, tạo điều
kiện cho NH mở rộng quy mô và phát triển . Theo quy định quốc tế, tỷ lệ


12

VTC của các NHTM không được dưới 8% TSC sinh lời . Nếu tỷ lệ này
không đảm bảo chuẩn mực quốc tế, NHTM sẽ không đủ khả năng mở rộng
hoạt động, thậm chí cịn đứng trước nguy cơ phá sản . Vì vậy, buộc QLTC
NH phải đặt vấn đề an toàn vốn là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh tiền
tệ - tín dụng . NHTM phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa RR để
hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với NH .
1.2.4. Nội dung cơ ch ế quản lý tài chính ngân hàng thương mại
Sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của ngân hàng

được thực hiện thông qua cơ chế quản lý tài chính, bao gồm các nội dung
cơ bản : quản lý nguồn vốn; quản lý tài sản; quản lý thanh khoản; quản lý
doanh thu, chi phí, lợi nhuận; phân tích tài chính (các chỉ tiêu phân tích tài
chính, các yếu tố ảnh hưởng), kiểm sốt tài chính.
-

Về quản lý tài chính

-

Về tổ chức thực hiện

-

Về chính sách chế độ

-

Về các phương pháp, cơng cụ

Cơ chế quản lý tài chính ngân hàng phải cân nhắc giữa rủi ro và sinh
lợi, thường xuyên phân tích tài chính để thấy được thực trạng tài chính của
ngân hàng, từ đó có cơ sở để đưa ra những đề xuất và đưa ra những quyết
định quản lý kịp thời và đúng .
1.2.4.1. Quản lý nguồn vốn :
Nguồn vốn là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động của ngân
hàng. Do vậy, quản lý nguồn vốn của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng
trong quản lý tài chính ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2
nguồn chính là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ, trong đó vốn chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng nhỏ, các khoản nợ là nguồn chủ yếu, là tài nguyên chính của

ngân hàng.
Do nguồn vốn huy động chiếm đa số trong tổng nguồn vốn của ngân
hàng nên chất lượng của nguồn vốn này ảnh hưởng tới chất lượng, số lượng
các khoản cho vay và đầu tư, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của ngân
hàng. Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải đưa ra và thực hiện các biện pháp


13

để gia tăng quy mô, thay đổi cơ cấu của nguồn vốn một cách có hiệu quả
nhất.
Mục tiêu của quản lý nguồn vốn huy động:
-

Tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô cho vay và
đầu tư;

-

Đa dạng hố các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn vốn có chi phí
thấp hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng ;

-

Duy trì tính ổn định của nguồn tiền;

-

Tìm kiếm các cơng cụ nợ mới nhằm phát triển thị trường nợ của ngân
hàng.


Phần lớn các khoản nợ của ngân hàng liên quan đến chi phí trả lãi, là
bộ phận chi phí lớn nhất của ngân hàng, do đó ảnh hưởng quyết định đến
kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chi phí trả lãi phụ thuộc vào quy mô, cơ
cấu các nguồn phải trả lãi, lãi suất huy động của mỗi nguồn. Mặt khác, tính
ổn định của các khoản nọ quyết định thời hạn các khoản cho vay và đầu tư
và mức độ an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Quản lý các khoản nợ là
quản lý quy mô, cơ cấu và lãi suất của các khoản nợ; quản lý tính ổn
định của các khoản nợ.
Gia tăng các khoản tiền gửi và đi vay là một chỉ tiêu phản ánh chất
lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô
hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ
cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu của tài sản và quyết định chi phí của
ngân hàng.
Quản lý quy mô và cơ câu nguồn vốn bao gồm các nội dung cụ thể như
sau:
-

Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn vốn, tốc độ
quay vịng của mỗi nguồn;

-

Phân tích kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi, các yếu tố
sẽ bị tác động do sự thay đổi trên;

-

Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù họp với yêu cầu sử dụng;


-

Tổng hợp mối quan hệ giữa số lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố
ảnh hưởng và những đặc tính của thị trường nguồn của ngân hàng.


14

Các nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi quy mô và kết cấu của
nguồn tiền thường xuyên thay đổi và cần phải được nghiên cứu để nhà quản
lý có cơ sở đưa ra các quyết định phù hợp khi muốn thay đổi quy mô, kết
cấu của nguồn vốn. Nhà quản lý cần phải phân loại khách hàng gắn với quy
mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn. Các khách hàng hoặc nhóm khách
hàng có tiền gửi lớn cần được đặc biệt chú ý, các nhóm khách hàng truyền
thống, các nhóm khách hàng nhạy cảm với những thay đổi của công nghệ,
lãi suất và chất lượng dịch vụ kèm theo cần phải được nghiên cứu cụ thể.
Đồng thời phải xem xét thị phần nguồn tiền của các ngân hàng khác trên
cùng địa bàn và khả năng cạnh tranh của họ.
Kế hoạch nguồn vốn phải được xây dựng cho từng giai đoạn, bao gồm
kế hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và
đầu tư hoặc nhu cầu chi trả, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn hoặc tìm kiếm
nguồn mới. Kế hoạch về nguồn vốn phải được đặt trong kế hoạch sử dụng
vốn và lợi nhuận, bao gồm kế hoạch về lãi suất, các hình thức huy động,...
Để có thể duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh
lợi của ngân hàng thì phải xác định được mức lãi suất trả cho các nguồn
tiền khác nhau. Quản lý lãi suất huy động là một bộ phận trong quản lý chi
phí của ngân hàng. Lãi suất càng cao thì có thể huy động được càng nhiều
vốn và có thể sử dụng để cho vay và đầu tư được nhiều hơn, tuy nhiên lãi
suất cao làm tăng chi phí của ngân hàng. Việc quản lý lãi suất phải nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất và đa dạng hố các hình thức trả lãi.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất, ngân hàng có thể
đưa ra nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau tuỳ theo tính chất của từng
loại nguồn.
Quản lý nguồn vốn còn liên quan đến quản lý kỳ hạn của nguồn sao
cho phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của
nguồn. Nhiệm vụ của quản lý kỳ hạn là phải xem xét kỳ hạn danh nghĩa, kỳ
hạn thực tế của nguồn, các nhân tố ảnh hưởng đến các loại kỳ hạn này, xem
xét khả năng chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.
Đối với nhiều ngân hàng, việc phân tích tính thanh khoản của nguồn
vốn trỏ' thành trọng tâm quản lý nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn
vốn cịn được đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời
gian nhanh nhất. Nhiều ngân hàng do thực hiện chuyển hoán kỳ hạn của


×