Tải bản đầy đủ (.pdf) (284 trang)

Tác động tỷ giá thực đến cán cân thương mại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.09 MB, 284 trang )

hực
**li BQ■*— GUO __
ĩ VÀ ĐÀO TẠO
Tlnr viện-Học viện Ngân Hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÌỆT NAM

I

LA.000118
U
I
fỉ

BÀNG THỊ HUYÈN ANH

TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ THỰC ĐẾN

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HÔI NHẬP KINH TẾ QUỐC TỄ

i

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẺ

IU
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
trung Tâm thống tin thưviẹn

332.45
DAA


2012__________

LA.00118

n

/'

l-í/À NỘI - 20! 2



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận án là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc

rõ ràng.
Hà nội, ngày

tháng 6 năm 2012

Nghiên cứu sinh

Đặng thị Huyền Anh


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT

1.


AUD-.ĐôlaÚc

2.

AFTA: Khu vực mậu dịch tụ do

3.

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

4.

APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Duong

5.

BAHT: đồng Bạt Thái

6.

BP: Cán cân thanh tốn quốc tế

7.

CCTM: Cán cân thuơng mại

8.

CSTK: Chính sách tài khóa


9.

CSTT: Chính sách tiền tệ

10. CNY: đồng Nhân dân tệ Trung Quốc
11. CPE Chỉ số giá tiêu dùng
12. CIF: Giá giao hàng gồm giá thành cộng bảo hiểm và cước phí vận chuyển
13. EUR: đồng EURO
14. FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

15. FOB: Giao hàng lên tàu
16. GSO: Tổng cục thống kê
17. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
18. GBP: Bảng Anh
19. JPY: Yên Nhật

20. KTQT: Kinh tế quốc tế
21. NEER: Tỷ giá danh nghĩa trung bình/ tỷ giá danh nghĩa đa biên

22. NHTW: Ngân hàng Trung ưong

23. NHNN: Ngân hàng Nhà nước


24. NHTM: Ngân hàng thương mại
25. PNRT: Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn
26. RER: Tỷ giá thực song phương
27. REER: Tỷ giá thực trung bình/ tỷ giá thực đa biên


28. RMB: đồng Nhân dân tệ Trung Quốc
29. TTNTLNH: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
30. USD: Đô la Mỹ
31. VND: Việt Nam đồng
32. WTO: Tổ chức Thương mại thế giới

33. XNK: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1.

Biểu 1.1

Diễn biến tỷ giá CNY/ƯSD của Trung Quốc

47

2.

Biểu 1.2

Cán cân thương mại Trung Quốc giai đoạn 1990 - 1995

49

3.

Biểu 1.3


4.

Biểu 1.4

5.

Biểu 1.5

Diễn biến tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của Thái Lan

56

6.

Biểu 1.6

Diễn biến cán cân thương mại của Thái Lan

63

7.

Biểu 2.1

Diễn biến tỷ giá thực giai đoạn 1992-1998

83

8.


Biểu 2.2

Diễn biến tỷ giá đồng tiền một số nước giai đoạn 1996-1998

85

9.

Biểu 2.3

Mức biến động giá trị của đồng VND so với đồng tiền một số nước

85

10.

Biểu 2.4

11. Biểu 2.5

12. Biểu 2.6

13. Biểu 2.7

Diễn biến NEER và REER của đồng Nhân dân tệ giai đoạn

1994-2011
Diễn biến cán cân thương mại của Trung Quốc giai đoạn 1995


-2011

Tốc độ tăng TPTT, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP

giai đoạn 1992-1999

Diễn biến tỷ giá thực và hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn
1992-1998

Diễn biễn Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1992-1998
Diễn biến tỷ giá thực và hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn

1992-1998 (năm gốc 1992)

53

54

89

93

94

94


14. Biểu 2.8

Diễn biến nợ nuớc ngoài ngắn hạn/dự trữ ngoại hối của Việt

Nam giai đoạn 1994-1998

97

15. Biểu 2.9

Chỉ sổ tỷ giá thực giai đoạn 1999-2005

99

16. Biểu 2.10

Biến động tỷ giá danh nghĩa giai đoạn 1999-2005

101

17. Biểu 2.11

Một số chỉ tiêu kinh tế- tiền tệ năm 1999- 2000

102

18. Biểu 2.12

Diễn biến lạm phát giai đoạn 2001-2005

103

Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 1996-2004


104

Kinh ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1999-2006

107

19.

Biểu 2.13

20. Biểu 2.14

21. Biểu 2.15

22. Biểu 2.16

23. Biểu 2.17

Diễn biến tỷ giá thực và cán cân thương mại Việt Nam giai

đoạn 1992-2006
Chỉ sổ tỷ giá thực và XK/NK Việt Nam giai đoạn 1999-2006

Tỷ trọng vốn đầu tư /GDP của các khu vực kinh tể giai đoạn
2006-2011

108

108


117

24. Biểu 2.18

Chỉ sổ tỷ giá thực giai đoạn 2006 - 2011

119

25. Biểu 2.19

Diễn biến tỷ giá danh nghĩa giai đoạn 2006-2011

120

26. Biểu 2.20

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ trong năm 2011

125

27. Biểu 2.21

28. Biểu 2.22

Diễn biển tỷ giá VND/ƯSD chính thức và phi chính thức năm
2011

Diễn biến lạm phát Việt Nam giai đoạn 2006-2011

127


128


29.

Biểu 2.23

Một số chỉ tiêu tiền tệ giai đoạn 2006-2011

130

30.

Biểu 2.24

Diễn biến lạm phát 9 tháng đầu năm 2011

138

31.

Biểu 2.25

Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2011

138

32. Biểu 2.26


Diễn biến tỷ giá thực và hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn
2006-2011

141

33.

Biểu 2.27

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo nhóm (trung bình) hiện nay

140

34.

Biểu 2.28

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo nhóm (trung bình) hiện nay

140

35. Biểu 2.29

Diễn biến REER và Cán cân thương mại Việt Nam

36. Hình 1.1

Lạm phát cầu kéo

17


Lạm phát chi phí đẩy

18

Hiệu ứng tuyến J

29

Lý thuyết bộ ba bất khả thi

39

Đồ thị Swan

41

37.

Hình 1.2.

38. Hình 1.3.
39.

Hình 1.4.

40. Hình 1.5

41. Hình 2.1


42.

Hình 2.2

Diễn biến giá trị xuất khẩu thực tế và giá trị xuất khẩu dự báo

theo mô hình
Diễn biến giá trị nhập khẩu thực tể và giá trị nhập khẩu dự báo

theo mơ hình

144

145


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VẺ TỶ GIÁ THựC, CÁN CÂN THƯƠNG MẠI,
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THựC ĐÉN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRONG

ĐIÈU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ................................................................... 9
1.1. TỶ GIÁ HĨI ĐỐI THỰC............................................................................................. 9

1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực..... 9
1.1.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực................................................ 13


1.2. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THựC LÊN CÁN
CÂN THƯƠNG MẠI............................................................................................................. 20

1.2.1. Cán cân thanh toán quốc tế............................................................................ 20
1.2.2. Cán cân thương mại......................................................................................... 21

1.2.3. Tác động của tỷ giá thực lên cán cân thương mại.................................22
1.3. HỘI NHẬP KINH TÉ QUÓC TÉ VÀ HIỆU Lực TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ

THựC TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TÉ
.......................................................................................................................................... 33
1.3.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tới nền kinh tế quốc dân..... 33

1.3.2. Hiệu lực tác động của tỷ giá thực tói cán cân thương mại trong điều kiện Hội

nhập Kinh tế quốc tế............................................................................................................ 46
1.4. KINH NGHIỆM QUÓC TÉ TRONG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ THựC NHẰM CẢI
THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI..................................................................................... 48

1.4.1. Kinh nghiệm Trung Quốc.............................................................................. 48
1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan............................................................................. 58
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..........................

66

TÓM TẮT CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 71
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THựC ĐÉN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM TRONG ĐIÈU KIỆN HỘI NHẬP KINH TÉ QC TÉ........................ 73

2.1. TIÉN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TÉ QC TÉ CỦA VIỆT NAM................... 73

2.1.1. Tổng quan tình hình ký kết các hiệp định thương mại, đầu tư song

phương và đa phưo’ng........................................

73


2

2.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tình hình kinh tế - xã
hội của Việt Nam.............................................................................................................. 77
2.2. DIỄN BIẾN TỶ GIÁ THựC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ THựC TỚI CÁN

CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIÈU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ

QUÓC TẾ...................................................................................................................................81
2.2.1. Xác định mức độ ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế tói hiệu quả tác động

của tỷ giá thực tói cán cân thương mại Việt nam giai đoạn hiện nay............................ 81

2.2.2. Diễn biến tỷ giá thực song phương và tác động của tỷ giá thực song phương tới
cán cân thương mại Việt Nam............................................................................................. 82

2.2.3. Xác định hệ số co giãn của xuất khẩu và nhập khẩu đối với tỷ giá
hối đoái - kiêm chứng điều kiện Marshall - Lerner tại Việt Nam.......... 144

2.2.4. Tác động của tỷ giá thực đa biên tới cán cân thương mại............. 150
2.2.5. Đánh giá chung tác động của tỷ giá thực song phương và đa

phương tới cán cân thương mại Việt Nam.......................................................... 156

TÓM TẤT CHƯƠNG 2........................................................................................................... 163

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU Lực TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ
THựC GÓP PHẦN CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUÓC TÉ..................................................................164
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VÈ VẤN ĐÈ

HỘI NHẬP KINH TẾ QÚÓC TẾ VÀ PHÁT TRIẺN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP

KHẨU 164

3.1.1. Chủ trương, quan điểm của Đảng về Hội nhập kinh tế quốc tế... 164
3.1.2. Chủ trương quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển hoạt

động xuất nhập khẩu trong thời gian tới............................................................. 169

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU Lực TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THựC GÓP

PHẢN CẢI THIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM.................................. 174
3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực tác động của tỷ giá thực tới cán

cân thương mại Việt Nam.......................................................................................... 174

3.2.2. Giải pháp nhằm điều chỉnh tỷ giá thực góp phần cải thiện cán cân
thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế........................ 188
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...........................................................................................................225

KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 227

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 238



3

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIÉT CỦA ĐÈ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng toàn cầu, tuy nhiên đối với

từng quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế
không chỉ tác động tích cực mà cịn có những tác động tiêu cực đến sự phát triển
trong mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu.

Nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với vấn đề gia tăng thâm hụt cán cân
thương mại sau khi tiến hành dỡ bỏ các rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản
xuất trong nước.

về mặt lý thuyết, cán cân thương mại thâm hụt liên tục gây lãng phí
nguồn ngoại tệ trong nước ảnh hưởng xấu tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, cán cân thương mại thâm hụt quá lớn sẽ dẫn đến hoặc là cán cân vốn

phải thặng dư một lượng tương ứng để bù đắp, điều này có thể làm gia tăng nợ
nước ngoài quá mức đổi với một quốc gia; hoặc là Chính phủ sẽ phải tiến hành

các biện pháp can thiệp gắt gao trên thị trường ngoại hối, gây khó khăn và ảnh

hưởng tới hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mơ khác. Chính vì vậy, cải
thiện cán cân thương mại là một vấn đề nên được quan tâm đúng mức tùy theo

điều kiện và mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đe khuyến khích tăng

xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại, mỗi quốc gia nên tiến

hành nhiều biện pháp, trong đó, yếu tố cốt lõi nhất là cần phát triển sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa dịch vụ, từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế xét trên phương diện chất lượng. Tuy

nhiên, sức cạnh tranh thương mại quốc tế còn được thể hiện qua phương diện giá
cả, và tỷ giá thực - tương quan giá cả hàng hóa giữa các quốc gia khi quy về

cùng một đồng tiền - là một trong những yếu tổ quyết định vấn đề này. Một

chính sách tỷ giá thực họp lý có thể đem lại những lợi thế cạnh tranh trên
phương diện giá cả đổi với hàng hóa trong nước so với hàng hóa nước ngồi, từ
đó góp phần cải thiện cán cân thương mại. Do đó, nhiều quan điểm cho rằng tỷ

giá thực được coi như một biện pháp bảo hộ không phạm luật chơi chung của


4

q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, nghiên cứu biến động
của tỷ giá thực và xem xét tác động của tỷ giá thực tới cán cân thưong mại là
một vấn đề cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.

về mặt thực tiễn, trong hơn 20 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tể,
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã phát huy vai trị quan trọng đơi với

nền kinh tế, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu

của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững, giá trị gia tăng

của hàng hóa xuất khẩu cịn thấp. Kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu

khiến cán cân thương mại thâm hụt, ảnh hưởng xấu tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Trước đây, để bảo hộ sản xuất, hạn chế nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam đã sử

dụng một số biện pháp như thuế quan, hạn ngạch và trợ giá... Hiện nay, cùng quá

trình hội nhập kinh tể, Việt Nam đã, đang và sẽ phải tiếp tục từ bỏ dần những
biện pháp bảo hộ này, từng bước xố bỏ hồn tồn các rào cản thuế quan và hạn
ngạch nhằm hịa nhập vào các thị trường chung tự do...Vậy thì biện pháp nào

giúp Việt Nam chống đỡ với những luồng hàng hóa dịch vụ chất lượng cao, mẫu

mã đa dạng đạt chuẩn quốc tế ồ ạt tràn vào thị trường trong nước, bóp chết nền

sản xuất non trẻ, làm gia tăng thâm hụt thương mại và cạn kiệt dự trữ ngoại hối?
Câu trả lời là cần phải làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế, tăng sức

mạnh thị trường của hàng hóa và dịch vụ trong nước. Để đạt mục tiêu này, một
giải pháp mang tính tất yểu và bền vững là cần cải thiện và nâng cao năng lực

sản xuất trong nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên
phương diện chất lượng. Tuy nhiên, như đã đề cập, sức cạnh tranh thương mại
quốc tế không chỉ được biểu hiện thông qua chất lượng hàng hố của các quốc

gia mà cịn được biểu hiện thơng qua tỷ giá thực. Một chính sách tỷ giá thực

được xây dựng hợp lý là rất cần thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay,
có thể làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế, giúp Việt Nam dành được ưu


thế trong trao đổi buôn bán ngoại thương. Vậy, diễn biến tỷ giá thực của đông
VND thời gian qua ra sao, hiệu lực tác động của tỷ giá thực tới cán cân thương

mại Việt Nam hiện nay như thế nào? và vì sao cán cân thương mại Việt Nam vân


5

liên tục thâm hụt lớn trong suốt thời gian qua, mặc dù mục tiêu cải thiện cán cân
thương mại luôn là một trong những mục tiêu được Đảng và Nhà nước rât quan

tâm? Đó là những câu hỏi lớn cần được làm rõ.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá thực đến cán cân
thương mại Việt Nam là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết xét trên cả phương

diện lý luận và thực tiễn.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Tác động tỷ giá thực đến cán cân
thưong mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kỉnh tế quốc tê” làm luận án

tiến sỹ kinh tế.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thanh tốn qc tê là một vân đê được

nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Chính vì vậy có khá nhiều các cơng trình nghiên
cứu khoa học và luận văn, luận án đi vào nghiên cứu và phân tích mối quan hệ

giữa tỷ giá hối đối và chính sách điều hành tỷ giá hối đối đối với cán cân thanh
tốn. Cụ thể đã có một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau


+ EƯ -Vietnam Mutrap III (dự án hỗ trợ thương mại đa biên), Phân tích
thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán cân thanh toán của
WTO; tháng 10/2009. Nội dung chủ yếu đi vào phân tích, nhận định và đánh giá
về tình hình thâm hụt thương mại kéo dài nhiều năm của Việt Nam cũng như khả

năng áp dụng điều khoản về cán cân thanh tốn trong khn khổ WT0 đê giải

quyết tình trạng này

+ Chính sách tỷ giá VND nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt Nam
trong điều kiện khủng hoảng tài chính tồn cầu, PGS,TS Nguyễn Văn Tiến, tháng
7/2009. Nghiên cứu tập trung phân tích về giải pháp điều hành chính sách tỷ giá
nhằm cải thiện cán cân thương mại giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu

2007-2009.
+ Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế - lý luận

và thực tiễn tại Việt Nam/ Nguyễn Thị Hiền, Luận án TSKT 2011; Vận dụng mơ
hình phân tích chính sách tỷ giá ở Việt Nam/ Dương Thị Thanh Mai, Luận án


6

TSKT2002; Tỷ giá hối đối: chính sách và tác động của nó đối với ngoại thương

qua thực tiễn phát triển kinh tế của một số nước/ Nguyễn Thị Thư Luận án
TSKT, 2001; Các cơng trình này đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động
của chính sách tỷ giá hối đoái danh nghĩa đên hoạt động xuât nhập khâu của Việt

Nam tính đến thời điểm đầu những năm 2000.

+ Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả chính sách

tiền tệ ở Việt Nam/ Lê Thị Tuấn Nghĩa, Luận án TSKT 2004. Cơng trình này
tập trung nghiên cứu và đưa ra những phân tích sâu sắc về chính sách tỷ giá và

cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong tiến trình đổi dưới giác độ là một

phần của Chính sách tiền tệ.
Như vậy, có thể thấy tỷ giá hối đối là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ có tâm
tác động khá rộng, và có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Cán cân
thương mại cũng là một yếu tố được rất nhiều nghiên cứu quan tâm. Và đã có rât
nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của tỷ giá và chính sách điều hành tỷ giá

danh nghĩa tới cán cân thương mại với hàm ý răng chính sách tỷ giá có thê tác
động tới năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa trong nước trên
phương diện giá cả.

Tuy nhiên, bên cạnh chính sách tỷ giá, diễn biến lạm phát cũng là một yếu

tố tác động tới tương quan giá cả hàng hóa giữa các quốc gia. Như vậy, đánh giá
tác động của tỷ giá thực tới cán cân thương mại Việt Nam có thể là một cách tiếp

cận khác sát hơn nhằm tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương
mại kéo dài ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục
thâm hụt cán cân thương mại, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

mạnh mẽ như hiện nay. Vì vậy, nội dung của luận án đảm bảo được tính khơng
trùng lắp và độc lập trong nghiên cứu.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Luận án đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tác động của tỷ

giá thực đến hoạt động xuất, nhập khẩu.


7

- Vận dụng kết quả nghiên cứu về mặt lý luận, kết hợp với thực trạng và điều
kiện phát triển kinh tế Việt Nam nhằm phân tích ảnh hưởng của tỷ giá thực đến cán

cân thương mại trong thời gian qua, và khả năng ảnh hưởng của tỷ giá thực trong
thời gian tới khi tiến trình hội nhập diễn ra ngày càng sâu và rộng.

- Đồ ra những giải pháp mang tính định hướng trong việc điều hành tỷ giá

thực nhằm cải thiện cán cân thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.
4. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu

về phạm vi nghiên cứu, luận án đi vào nghiên cứu tác động của tỷ giá thực
song phương (VND/USD) và tỷ giá thực đa phương giữa đồng VND vói đồng tiền
của một số đối tác thương mại chính đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt
Nam từ năm 1992 đến nay, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh
mẽ hiện nay.

về đối tượng nghiên cứu, trọng tâm nghiên cứu của luận án chủ yếu đi vào các
vấn đề kinh tế vĩ mô như: diễn biến tỷ giá hối đoái của đồng VND, diễn biến lạm
phát trong nước và thế giới, diễn biến hoạt động ngoại thương, tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của nó tới mơi trường vĩ mô cũng như hoạt động xuất

nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua. Các vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tài

chính quốc tế, Lý thuyết tài chính, Lý thuyết tiền tệ, Kinh tế vĩ mô và Kinh tế quôc tê.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận án

sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, trừu tượng hóa để phân tích,
đánh giá và rút ra các kết luận nghiên cứu. Luận án tiến hành tổng hợp và xử

lý các số liệu thống kê đã được công bố, kết họp với phương pháp phân tích

bảng biểu và đồ thị, sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS trong

kinh tế lượng nhằm đưa ra các phân tích, nhận xét và đánh giá tác động của tỷ
giá thực đến Cán cân thương mại Việt Nam thời gian qua. Dữ liệu sử dụng
được tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy như Reuters, World bank, Tông


8

cục thống kê, một số trang web cơ sở dữ liệu như tradingeconomics.com,
business-in-asia.com...

6. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, về mặt lý luận, bên cạnh những khái niệm, nguyên lý truyền thống về

tác động của tỷ giá thực tới cán cân thương mại, luận án nghiên cứu thêm vấn đề

ứng dụng lý thuyết bộ ba bất khả thi trong phân tích tác động của hội nhập KTQT tới
điều hành chính sách tiền tệ của NHTW. Bên cạnh đó, sau khi nghiên cứu tác động


của tỷ giá thực tới cán cân thương mại của Thái Lan sau khủng hoảng tài chính tiền tệ
1997- 1998, và Trung Quốc, luận án rút ra một sô bài học kinh nghiệm khá tổng họp.
Thứ hai, về phương diện thực tiễn, luận án tập trung khai thác mảng tác động

của tỷ giá thực tới cán cân thương mại Việt Nam thời gian qua. Như vậy, bên cạnh
việc phân tích về diễn biến tỷ giá hổi đối và chính sách điều hành tỷ giá, luận án sẽ
đồng thời nghiên cứu cả diễn biến lạm phát và chính sách kiểm soát lạm phát của

NHNN Việt Nam trong từng giai đoạn với những dấu mốc quan trọng trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế và những đặc điểm trong chính sách điều tiết kinh tế vĩ mơ.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích, tác giả tập trung vào hai nhóm

giải pháp: nhóm giải pháp nhăm nâng cao hiệu lực tác động của tỷ giá thực, và nhóm
giải pháp tác động vào tỷ giá thực nhằm cải thiện CCTM, nhóm này lại bao gồm: các
giải pháp tác động và tỷ giá danh nghĩa và các giải pháp tác động vào lạm phát.

7. KÉT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án gồm 3 chương:

Chương 1. Lỷ luận chung về tỷ giá thực, cán cân thương mại, và tác động
của tỷ giá thực đến cán cân thương mại trong điều kiện hội nhập kỉnh tế quốc tế

Chương 2. Tác động của tỷ giá thực đến cán cân thương mại của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu lực tác động của tỷ giá thực nhằm cải

thiện cán cân thương mại việt Nam



9

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VÈ TỶ GIÁ THựC, CÁN CÂN THƯƠNG MẠI, VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ THựC ĐÉN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TÉ QUỐC TÉ
1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC

1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực

1.1.1.1.

Tỷ giá danh nghĩa

Tỷ giá hối đối danh nghĩa (nói một cách ngắn gọn là “tỷ giá danh
nghĩa” hay “tỷ giá hối đoái”) là một thuật ngữ về kinh tế đối ngoại xuất hiện

từ khi nền kinh tế thế giới có sự phân chia thành các khu vực tiền tệ và các

quốc gia đều có đồng tiền riêng của mình. Xuất phát từ yêu cầu trao đổi mậu
dịch, các nước phải hoán đổi tiền tệ với nhau, và ra đời thuật ngữ “tỷ giá hối
đoái”. Vậy, tỷ giả hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu hiện thông

qua đồng tiền khác.{\9}

Có hai cách biểu diễn (niêm yết) tỷ giá hối đoái:
Thứ nhất, yết tỷ giá trực tiếp: Biểu thị số đơn vị ngoại tệ trên 1 đơn vị
nội tệ (tức là giá của đồng nội tệ). Lúc này, nội tệ đóng vai trị là đồng tiền yết


giá, có số đơn vị bằng 1; Ngoại tệ là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi
Ví dụ: Tại Anh: Tỷ giá USD/GBP = 2

Những quốc gia sử dụng phương pháp yết tỷ trực tiếp này gồm: Anh,

Ireland, New Zealand, úc và các nước đồng tiền chung EURO.

Thứ hai, yết tỷ giá gián tiếp: Biểu thị số đơn vị nội tệ trên một đơn vị
ngoại tệ. Lúc này, ngoại tệ đóng vai trị là đồng tiền yết giá, có số đơn vị bằng
1; nội tệ là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi.
Ví dụ: Tại Việt Nam: Tỷ giá VND/USD = 20.892

Hầu hết các quốc gia đều sử dụng phương pháp yết tỷ giá này. Nước

Mỹ áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp đối với các ngoại tệ như GBP,


10

AƯD, NZD, IEP, EUR và SDR; còn với các ngoại tệ cịn lại thì áp dụng
phương pháp yết tỷ giá gián tiếp.
Như vậy, tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi số lượng tuyệt đổi

giữa hai đồng tiền, hay nói cách khác là giá cả của một đồng tiền được biểu thị
thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hố

và dịch vụ giữa chúng. Khi nói đến đồng tiền lên giá hay giảm giá, hàm ý đây là
sự lên giá hay giảm giá danh nghĩa, gắn với sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa.

Ngoài ra, thuật ngữ “tỷ giá danh nghĩa trung bình” được sử dụng nhằm


phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại

(hay một rổ các đồng tiền đặc trung). Tỷ giá danh nghĩa trung bình được tính
theo cơng thức sau:

NEER = ỵ Wị. NERi
Trong đó:
NEER: Tỷ giá trung bình

NERji Tỷ giá danh nghĩa giữa đồng nội tệ với đồng tiền của nước i
được chọn vào rổ tiền tệ

Wi : Tỷ trọng thương mại của quốc gia với nước i - được xác định

trên cơ sở tỷ trọng thương mại giữa quốc gia với các nước bạn hàng.
1.1.1.2.

Tỷ giả hối đoái thực (Real exchange rate - RER)

a. Tỷ giá thực song phương
Tỷ giá danh nghĩa chỉ phản ánh tỷ lệ trao đổi đơn thuần giữa các đồng
tiền. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại, người ta không thực sự quan tâm đến

tỷ giá danh nghĩa, bởi sức cạnh tranh thương mại quốc tế không chỉ chịu ảnh

hưởng bởi sự thay đổi tỷ giá danh nghĩa mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi những
thay đổi trong giá cả hàng hố của các nước. Chính vì vậy, xuất hiện khái niệm

“tỷ giá thực”

Tỷ giá hối đoái thực (nói ngắn gọn là “tỷ giá thực”) là chỉ tiêu
phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, được xác định


11

bằng tỷ giá danh nghĩa đã điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước
và ử nước ngoài.[24]

-

Tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh (tại một thời điểm) được xác định theo cơng

thức sau:
Er = E.p*/ p

Trong đó:
Er:Tỷ giá thực song phương

p*: Mức giá cả ở nước ngồi (tính bằng ngoại tệ)
P: Mức giá cả trong nước (tính bằng nội tệ)
Như vậy, EP* biểu diễn mức giá cả của rổ hàng hố nước ngồi quy về

nội tệ, và tỷ số EP*/P thể hiện sự so sánh giá cả hàng hoá hai nước khi quy về
cùng một đồng tiền. Từ đó, có thể thấy tỷ giá thực là thước đo đầy đủ sức cạnh
tranh của hàng hoá trong nước so với hàng hố nước ngồi xét trên phương diện

giá cả, và là chỉ số cần được quan tâm khi xem xét khả năng xuất khấu hàng hoá

của các nước.

Trong trao đổi thương mại quốc tế, tỷ giá thực có ý nghĩa như sau:
+ Nếu Er >1, tức E.P*>P: Nội tệ được xem là định giá thực thấp, nghĩa là

giá hàng hóa nước ngồi khi quy về nội tệ sẽ đắt hơn giá hàng hóa trong nước.

Đồng tiền định giá thực thấp sẽ tạo nên vị thế cạnh tranh thương mại tốt hơn so
với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được nhiều hơn, cịn nhập khấu thì ít hơn.
+ Nếu Er <1, tức E.P*
giá hàng hóa nước ngồi khi quy về nội tệ sẽ rẻ hơn giá hàng hóa trong nước.

Đồng tiền định giá thực cao sẽ tạo nên vị thế cạnh tranh thương mại kém hơn so
với nước bạn hàng, nghĩa là xuất khẩu được ít hơn, cịn nhập khẩu thì nhiều hơn.
+ Nếu Er =1, tức E.P*=P: Hai đồng tiền được xem là ngang giá sức mua

(PPP - the purchasing power parity)
-

Tỷ giá thực ở trạng thái động là chỉ số phản ánh sự tăng giảm của tỷ giá thực.

Chỉ số tỷ giá thực được tính như sau:
ert= et. CPIt7CPIt


12

Trong đó:

ert: Chỉ số tỷ giá thực
et: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa, phản ánh sự thay đổi của tỷ giá danh

nghĩa; et = Et/E0

CPIt*: Chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0;
CPI*t = P*t/Po

CPIt: Chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0;
et = Et/Eo

Chỉ số tỷ giá thực có ý nghĩa như sau:

+ Khi chỉ số tỷ giá thực tăng, nghĩa là đồng VND giảm giá thực.

Điều này sẽ làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một quốc gia.
+ Khi chỉ sổ tỷ giá thực giảm, nghĩa là đồng nội tệ tăng giá thực. Điều này

sẽ làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế của một quốc gia.

+ Chỉ số tỷ giá thực khơng đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh
thương mại quốc tế.

b. Tỷ giá thực đa phương
Tỷ giá thực đa phương hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực (real effective

exchange rate - REER) là chỉ tiêu nhằm xác định tương quan sức mua giữa một
đồng tiền với tất cả các đồng tiền còn lại.
Tỷ giá thực đa phương là tỷ giá danh nghĩa trung bình được điều chỉnh

bởi tương quan giá cả các nước.
Tỷ giá thực trung bình được tính theo cơng thức sau:
REERi = NEERi X CPIiW/CPIi


Trong đó
REERị: Tỷ giá thực đa phương

NEERị: Tỷ giá danh nghĩa trung bình

CPIjW; Chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ

CPIj: Chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia có đồng nội tệ tính tỷ giá thực


13

Tỷ giá thực đa phương có ý nghĩa tương tự như tỷ giá thực song phương.
Tuy nhiên, REER là chỉ tiêu mang tính tổng hợp hơn, do nó đo lường vị thế cạnh
tranh thương mại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng.

1.1.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá thực

Theo khái niệm, tỷ giá thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi yếu

tố lạm phát, do đó có thể chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá thực
gồm tỷ giá danh nghĩa, lạm phát trong nước, và lạm phát của nước ngồi.

1.1.2.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giả danh nghĩa
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ giá danh nghĩa tăng sẽ làm
tỷ giá thực tăng và ngược lại. Điều này hàm ý rằng, nếu giá cả không thay đổi


trong ngắn hạn, phá giá nội tệ có thể cải thiện được sức cạnh tranh thương mại
quốc tế xét về phương diện giá cả, ít nhất là trong ngắn hạn. Đó là do khi phá giá

tiền tệ sẽ làm giá nội tệ giảm, tỷ giá danh nghĩa tăng, từ đó làm tỷ giá thực tăng
và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước trên phương diện giá cả, từ
đó có thể kích thích tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, góp phần cải thiện cán cân
thương mại.

Mức tỷ giá danh nghĩa cân bằng được xác định bởi sự cân bằng giữa cung

và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, khi có một yếu tố nào đó tác động làm

thay đổi cung cầu ngoại tệ, sẽ dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Cụ thê là:
a. Sự thay đổi của mồi trường đầu tư và các chính sách thu hút đâu tư,

vay nợ, viện trợ.
Khi một quốc gia tiếp nhận được các khoản đầu tư, cho vay hoặc viện trợ

từ nước ngoài, cung ngoại tệ sẽ tăng, từ đó tỷ giá giảm, nội tệ tăng giá. Ngược

lại, nếu các luồng vốn đầu tư ở trong nước chảy ra nước ngoài, hoặc khi phải trả
nợ nước ngoài, sẽ khiến cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng, từ đó khiến tỷ giá

tăng, nội tệ giảm giá. Biến động của các luồng đẩu tư, vay nợ và viện trợ lại phụ
thuộc rất lớn vào mơi trường đầu tư và chính sách thu hút đâu tư của các qc
gia. Khi một quốc gia có những biện pháp nhăm tạo lập một môi trường đâu tư


14


thơng thống, khuyến khích đầu tư nước ngồi, sẽ giúp cho nền kinh tế tiếp nhận

được các luồng vốn từ nước ngoài chảy vào, khiến cung ngoại tệ tăng, từ đó làm
cho tỷ giá giảm, ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng giá, và ngược lại.

Ngoài ra, một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến các luồng đầu

tư ra vào một quốc gia là yếu tố lãi suất. Một nền kinh tế càng có xu hướng tự do
hóa tài khoản vốn thì tác động của tương quan lãi suất trong nước và nước ngoài

đến tỷ giá càng rõ rệt. Khi lãi suất trong nước cao hơn mặt bằng lãi suất nước

ngoài, các luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào trong nước sẽ có xu hướng gia
tăng, từ đó tăng cung ngoại tệ, tỷ giá giảm, nội tệ tăng giá và ngoại tệ giảm giá.
b. Sự thay đổi trong hoạt động xuất nhập khẩu

Xuất khẩu tạo nên nguồn cung ngoại tệ, còn nhập khẩu tạo nên cầu
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Chính vì vậy, khi có một biến động nào đó
nhưng ngồi ngun nhân tỷ giá tác động tới xuất nhập khẩu, lúc này tỷ giá sẽ

thay đổi. Cân lưu ý rằng, biến động ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu ở

đây phải ngoài nguyên nhân tỷ giá, bởi thực tế, tỷ giá cũng là một yếu tố tác

động tới xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu còn chịu ảnh hưởng của

nhiều yếu tố khác, đặc biệt là tình hình kinh tế trong nước và thế giới: Xuất
khẩu là một yếu tố phục thuộc vào thu nhập của nước ngồi, cịn nhập khấu

thì phụ thuộc vào thu nhập trong nước. Chính vì vậy, những biến động của

kinh tế trong nước và nước ngồi có thể ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu. Ví dụ,
khi nền kinh tế thế giới suy thối, có thể khiến xuất khẩu trong nước giảm, từ

đó giảm cung ngoại tệ, tỷ giá tăng và nội tệ giảm giá. Ngồi ra, có thể kể đến

các vấn đề liên quan đến vụ mùa, dịch bệnh, thời tiết, đây cũng là một yếu tố
ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu, đặc biệt là những quôc gia có tỷ trọng xt

nhập khẩu các mặt hàng nơng sản lớn.

c. Tác động của chính sách thương mại và du lịch quốc tế
Trong chính sách thương mại, thuế quan và hạn ngạch cũng đóng một
vai trị quan trọng tác động đến việc tăng giảm tỷ giá hối đoái. Thực hiện bảo
hộ sản xuất trong nước bằng cách tăng thuế hàng nhập khẩu hoặc hạn chê


15

khối lượng nhập khẩu khiến nhu cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối giảm,
từ đó khiến tỷ giá giảm và nội tệ lên giá. Bên cạnh đó, một chính sách chú
trọng đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã, khuếch trương hình ảnh của hàng

hóa trong nước có thể khuyến khích xuất khẩu, từ đó tăng cung ngoại tệ và tỷ
giá giảm. Ngồi ra, các chính sách phát triển du lịch nhằm tăng cường lượng
khách du lịch nước ngoài tới thăm quan cũng là một yếu tố làm tăng cung và
giảm giá ngoại tệ.

d. Chính sách quản lý ngoại hối và hành vi can thiệp củaNHTWvào tỷ giá

Với chức năng là cơ quản quản lý, điều tiết thị trường tiền tệ và hoạt động

của các ngân hàng thương mại, NHTW có các cơng cụ trong tay để can thiệp vào

thị trường tiền tệ nói chung và tỷ giá hối đối nói riêng. Các quyết định điều
chỉnh tỷ giá của đều ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

và dẫn đến sự thay đổi của tỷ giá hối đối. Các cơng cụ quản lý và can thiệp vào

tỷ giá của NHTW bao gồm:

* Nhóm cơng cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá:
- Hoạt động mua - bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hoi: NHTW có thê
thực hiện biện pháp mua bán ngoại tệ nhằm điều chỉnh cung - cầu trên thị

trường ngoại hối, từ đó điều chỉnh tỷ giá hối đối. Cụ thể là, khi NHTW tiến

hành mua ngoại tệ sẽ làm tăng cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó
làm tăng giá ngoại tệ, giảm giá nội tệ. Ngược lại, khi NHTW bán ngoại tệ trên
thị trường ngoại hối sẽ làm ngoại tệ giảm giá, nội tệ tăng giá. Để thực hiện hành

vi can thiệp này, đòi hỏi NHTW phải có một nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.

Bên cạnh, các hành vi can thiệp trực tiếp qua mua - bán ngoại tệ này đồng thời
lại làm thay đổi lượng tiền cơ sở và từ đó thay đổi mức cung tiền, do đó có thể
tác động tới lạm phát theo những xu hướng khơng mong muốn, chính vì vậy, đi
kèm với hành vi mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, NHTW thường phải

sử dụng kết họp thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung

hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thơng do chính sách can thiệp mua
bán ngoại tệ gây ra.



16

- Biện pháp kết hối: Là việc Chính phủ quy định đối với các tác nhân
có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời hạn nhât

định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được
áp dụng trong những thời kỳ khan hiểm ngoại tệ giao dịch trên thị trường

ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp này nhằm tăng cung ngoại tệ tức
thời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và

giảm áp lực tăng giá đồng nội tệ.
- Quy định hạn chế đổi tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục

đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn

chế thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đêu nhăm mục đích
giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ôn định. Tuy
nhiên, với xu thế mở cửa kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính,

các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng trở nên khơng phù hợp. Chính vì
vậy, xu thế trên thế giới ngày càng hạn chế can thiệp hành chính và chuyển

mạnh sang sử dụng các công cụ thị trường, đặc biệt là những cơng cụ có tác
động gián tiếp đến tỷ giá.

* Nhóm cơng cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá


- Lãi suất tái chiết khẩu’. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi
NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu, sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường, từ

đó hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chảy vào, khiến cung ngoại tệ tăng, đông

ngoại tệ giảm giá và nội tệ lên giá. Ngược lại, lãi suất tái chiết khấu giảm có
thể làm giảm giá nội tệ. Trong thực tế điều tiết tỷ giá, đây là một công cụ điêu
hành gián tiếp khá được ưa chuộng do tính hiệu quả đạt được là tương đối cao.

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đổi với vốn huy động bằng ngoại tệ’. Trong thời
kỳ khan hiếm ngoại tệ trên thị trường ngoại hổi, NHTW có thể điều chỉnh giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ, từ đó làm giảm lãi

suất ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn do mức

sinh lời (lãi suất) giảm, khiến người sở hữu ngoại tệ có xu hướng bán ngoại tệ,
mua nội tệ, từ đó làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, đồng ngoại


17

tệ giảm giá, nội tệ lên giá. Ngược lại, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy

động bằng ngoại tệ, có thể khiến ngoại tệ lên giá, nội tệ giảm giá.

- Quy định mức lãi suất trần và sàn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ-. Việc

quy định lãi suất trần và sàn này sẽ tác động đến khả năng sinh lời của việc
nắm giữ ngoại tệ so với nắm giữ nội tệ, do đó sẽ ảnh hưởng đên hành vi mua
bán ngoại tệ của người nắm giữ, từ đó ảnh hưởng tới cung câu ngoại tệ và tỷ


giá hối đoái.
- Quy định về trạng thái ngoại tệ đổi với các NHTM-. Việc quy định này
ngoài mục đích chính là phịng ngừa rủi ro tỷ giá, cịn có tác dụng hạn chê đâu

cơ ngoại tệ, giảm áp lực lên tỷ giá khi trên thị trường xuất hiện sự mất cân đối
giữa cung và cầu ngoại tệ.
e. Tác động khác

- Năng suất lao động'. Nếu năng suất lao động của một nước tăng, giá cả
hàng hóa của nước đó sẽ được hạ tương đối với với hàng ngoại nhập, từ đó khiến

sức cạnh tranh của hàng hóa có xu hướng tăng, góp phân khun khích xt
khẩu, tăng cung và giảm giá ngoại tệ.
- Cán cân vốn: Ngoài yếu tổ lãi st, cịn nhiêu nhân tơ khác anh hưởng

đến các luồng vốn di chuyển ra vào giữa một quốc gia với phần còn lại của thế
giới như vấn đề chính trị, vị thế của quốc gia trên trường quốc tể, đặc thù trong
mối quan hệ riêng giữa hai quốc gia... Và bất cứ một sự thay đôi nào trong

luồng vốn di chuyển giữa một quốc gia với các quốc gia khác như vay và trả nợ,

đầu tư trực tiếp, gián tiếp, vay nợ viện trợ, chuyển giao một chiều... đều ảnh
hưởng đến cung cầu ngoại tệ, từ đó ảnh hưởng đến việc tăng giảm của tỷ giá.

- Yếu tố tâm lý-. Đây cũng là một yếu tố khá nguy hiểm ảnh hưởng đến tỷ
giá hối đối, bởi Chính phủ rất khó dự đốn và lường trước được yếu tổ này. Đôi

khi chỉ là một tin đồn thất thiệt, hay một dự đoán sai lệch về tỷ giá của một nhóm


người kinh doanh ngoại hối, có thể tạo ra một làn sóng rút tiên (ngoại tệ) ơ ạt,
hoảng loạn khỏi các ngân hàng thương mại trong nước để chuyển ra nước ngoại,

hoặc gây ra tâm lý đầu cơ, găm giữ chờ ngoại tệ tăng giá kiếm lời... Tât cả
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN^THƯ VIỆN

THƯ VIỆN
. I

tẠ

Ả Âữ


×