Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.79 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP NHĨM 10
PHÂN TÍCH TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

ĐỀ TÀI 3:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NAM, TÁC ĐỘNG CỦA TNBQ THEO SỨC MUA TƯƠNG
ĐƯƠNG VÀ TUỔI THỌ BÌNH QUÂN TỚI SỐ NĂM ĐI HỌC BÌNH QN

Gvhd:

Bùi Quang Bình

Nhóm 10:
1

Phạm thị Thùy Trang

2
3

Đàm Thị Huyền Trang
Hồ Thị Thu Nga

Đà Nẵng, Ngày 8 tháng 10 năm 2023


BÀI TẬP 2:


Dựa trên số liệu về số năm đi học bình quân và thu nhập bình quân đầu người theo
sức mua tương đương và tuổi thọ bình quân của tỉnh Quảng Nam để phân tích:
1. Tình hình phát triển của dịch vụ giáo dục ở địa phương Tỉnh Quảng Nam ntn?
2. Tác động của TNBQ theo sức mua tương đương và tuổi thọ bình quân tới số năm
đi học bình quân Rút ra đánh giá về sự phát triển của địa phương.
Bài Làm:
1. Tình hình phát triển dịch vụ giáo dục ở địa phương Quảng Nam như thế nào.

Hình 1: biểu đồ tốc độ tăng của thu nhập bình quân và số năm đi học của tỉnh Quảng Nam
(2016-2020)

Nhận xét: Nhìn chung trong giai đoạn 2016-2020, 2 yếu tố thu nhập bình quân và số năm
đi học bình quân của Quảng Nam đều tăng. Mặc dù thu nhập bình quân có giảm nhẹ ở
năm 2020 do ảnh hưởng của dịch covid-19 và bão lũ lụt xảy ra nhưng số năm đi học bình
1


quân vẫn tăng mạnh. Nhưng khi dựa vào tốc độ tăng của 2 yếu tố thì giai đoạn 2016-2019
thu nhập bình quân tăng 597 USD tương ứng số năm đi học cũng tăng 0,3 năm. Đến năm
2020, ta thấy được mối quan hệ thuận chiều khi thu nhập giảm 216,6 USD thì số năm đi
học bình quân cũng giảm nhẹ từ 0,3 xuống 0,1 năm.

Hình 2: Tuổi thọ bình quân và số năm đi học tỉnh Quảng Nam (2016-2020)
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ tuổi thọ bình quân và số năm đi học tỉnh Quảng Nam trong
giai đoạn 2016-2020, ta thấy được cả 2 yếu tố này đều tăng dần qua từng năm. Có thể
thấy được mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố tuổi thọ và số năm đi học bình qn (giáo
dục), có nghĩa là khi tuổi thọ bình quân tăng lên kéo theo số năm đi học (giáo dục) cũng
tăng lên đáng kể. Tuổi thọ bình quân của Quảng Nam tăng dần qua các năm (Năm 2017
cao hơn 0,1 năm so với 2016, 2018 bằng 2017, 2019 cao hơn 0,1 năm so với 2018, 2020
cao hơn 0,1 năm so với 2019). Do tuổi thọ tăng lên qua các năm nên số năm đi học (giáo

dục) của Quảng Nam năm 2017 đã tăng 0,1 năm so với 2016, 2018 tăng 0,2 năm so với
2017, 2019 tăng 0,3 năm so với 2018, và 2020 tăng 0,2 năm so với 2019. Khi tuổi thọ
bình qn tăng có thể vấn đề chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt hơn giúp
việc học tập lâu hơn kéo dài số năm đi học.
2


a, Dựa vào thu nhập bình quân và số năm đi học bình quân để nhận xét về dịch vụ
giáo dục của Quảng Nam so với Quảng Ngãi

Nhận xét:
 Độ dốc: Dựa vào biểu đồ Scatter giữa thu nhập bình quân và số năm đi học bình
quân của tỉnh Quảng Nam so với Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, ta có thể thấy
Quảng Nam có độ dốc là 0,0004 lớn hơn so với độ dốc của Quảng Ngãi là 0,0001.
Độ dốc càng cao thì thể hiện mối quan hệ tác động giữa 2 yếu tố là thu nhập bình
quân và số năm đi học bình quân là càng lớn. Nghĩa là, khi thu nhập bình quân ở
Quảng Nam tăng lên 1 USD thì số năm đi học bình quân tăng lên 0,0004 năm,
trong khi Quảng Ngãi số năm đi học bình quân chỉ tăng lên 0,0001 năm (trong
3


điều kiện các yếu tố khác không thay đổi). Mặc dù, Quảng Nam có thu nhập bình
qn thấp hơn Quảng Ngãi nhưng số năm đi học bình quân lại cao hơn cho thấy
Quảng Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào trong dịch vụ giáo dục ở địa phương như:
chất lượng dạy và học, cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu giảng dạy - học tập,...


Hệ số R2: Dựa vào biểu đồ Scatter giữa thu nhập bình quân đầu người và số năm
đi học bình quân. Quảng Nam có R2 = 0,8332 cao hơn nhiều so với hệ số xác định
của Quảng Ngãi có R2 = 0,2824. Hệ số R2 =0,8332 của Quảng Nam cho thấy

được mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và số năm đi học bình qn
có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Nghĩa là, khi thu nhập bình quân tăng thì sẽ
làm cho số năm đi học bình quân cũng tăng kéo theo đó dịch vụ giáo dục cũng
được tăng lên. Cịn Cịn đối với Quảng Ngãi có hệ số R2 = 0,2824 thể hiện rằng
mối quan hệ giữa thu nhập bình quân và số năm đi học bình qn ít có sự tương
quan với nhau. Nghĩa là, ở Quảng Ngãi khi thu nhập bình quân tăng thì sẽ ít có tác
động đến số năm đi học bình qn và từ đó cũng sẽ có ít tác động đến dịch vụ giáo
dục ở địa phương.

b, Dựa vào tuổi thọ bình quân và số năm đi học để nhận xét về dịch vụ giáo dục của
Quảng Nam so với Quảng Ngãi

Nhận xét:
4


 Độ dốc: Dựa vào biểu đồ Scatter thể hiện giữa tuổi thọ bình quân và số năm đi
học của Quảng Nam so với Quảng Ngãi ở giai đoạn 2016-2020, có thể thấy được
khi tuổi thọ bình qn tăng lên thì số năm đi học cũng tăng qua từng năm. Ở
Quảng Nam có độ dốc là 2,8462 lớn hơn so với Quảng Ngãi là 2, độ dốc càng cao
thể hiện mối quan hệ tác động giữa 2 yếu tố tuổi thọ bình quân và số năm đi học
càng lớn. Khi Quảng Nam có tuổi thọ bình qn tăng lên 1 năm thì số năm đi học
trung bình của tỉnh tăng lên 2,8462 năm (trong điều kiện các yếu tố khác khơng
thay đổi). Cịn đối với Quảng Ngãi, khi tuổi thọ bình quân tăng lên 1 năm thì số
năm đi học của tỉnh trung bình tăng lên 2 năm (trong điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi).
 Hệ số xác định R2: dựa vào hệ số xác định R2 ta thấy được Quảng Nam có hệ số
là 0,9319 lớn hơn nhiều so với Quảng Ngãi (0,4651). Hệ số xác định R2 thể hiện
mối quan hệ của 2 yếu tố, Ở Quảng Nam có hệ số xác định R2 = 0,9319 cho thấy
được mối quan hệ giữa tuổi thọ bình quân và số năm đi học khá chặt chẽ. Điều này

thể hiện khi tuổi thọ bình quân của Quảng Nam tăng lên thì số năm đi học cũng
tăng lên đáng kể, cho thấy được Quảng Nam đã đầu tư, chi tiêu nhiều đến lĩnh vực
giáo dục, hỗ trợ giúp đỡ các em học sinh được đến trường ngày càng nhiều và kéo
dài hơn. Quảng Ngãi có hệ số xác định R2 = 0,4651 thấp hơn Quảng Nam thể hiện
mối quan hệ ít tương quan với nhau. Nghĩa là khi tuổi thọ bình qn tăng cũng
khơng có tác động nhiều đến số năm đi học bình quân, đến dịch vụ giáo dục của
địa phương.
Kết luận: Như vậy, dựa vào thu nhập bình quân đầu người theo sức mua ngang giá và
tuổi thọ bình quân của Quảng Nam là 1 trong những yếu tố tác động đến số năm đi học.
Số năm đi học là 1 trong những chỉ tiêu thuộc chỉ số giáo dục. Số năm đi học tăng thể
hiện cho số giáo dục tăng lên. Khi thu nhập bình quân tăng lên người dân Quảng Nam chi
tiêu, đầu tư nhiều hơn cho yếu tố giáo dục. Và ngược lại, khi đầu tư cho giáo dục thì giáo
dục tạo ra lực lượng lao động có hiểu biết, kiến thức để tạo ra năng suất cao hơn cho sản
xuất. Thu nhập và tuổi thọ cao hơn giúp cho người dân có tài chính và sức khỏe để đầu tư
5


vào giáo dục, giáo dục nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình về những vấn đề sức
khỏe và dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc con cái,...

2. Tác động của TNBQ theo sức mua tương đương và tuổi thọ bình quân
tới số năm đi học bình quân. Rút ra đánh giá về sự phát triển của địa
phương
Tác động của thu nhập bình quân theo sức mua tương đương và tuổi thọ bình quân lên số
năm đi học bình quân thường phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa kinh tế, giáo dục và
sức khỏe trong một khu vực cụ thể như tỉnh Quảng Nam:
-

Thu nhập và Giáo dục:
Khi thu nhập bình quân theo sức mua tương đương tăng thường tạo ra cơ hội tốt


hơn cho học tập. Từ đó mỗi gia đình có thu nhập cao hơn có khả năng trang bị cho con
cái với nhiều cơ hội giáo dục hơn. Điều này có thể dẫn đến việc tăng số năm đi học bình
quân trong tỉnh, đặc biệt ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.
-

Tuổi thọ và Giáo dục:
Tuổi thọ bình quân tăng thường đi kèm với cơ hội học tập lâu hơn và khả năng học

suốt đời. Điều này cho thấy, người dân có thể có thời gian lâu hơn để theo đuổi giáo dục
và phát triển kỹ năng mới. Từ đó, có thể ảnh hưởng tích cực đến số năm đi học bình qn
làm chúng tăng qua từng năm và có thể góp phần cải thiện chất lượng giáo dục trong tỉnh
Quảng Nam.
Đánh giá: Nhờ triển khai thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Quảng
Nam đã đạt được những kết quả quan trọng và cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra. Việc
thực hiện các nhiệm vụ đột phá gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mơ hình tăng
trưởng có nhiều chuyển biến tích cực. Quảng Nam cũng là một trong số ít tỉnh, thành của
khu vực cân đối được ngân sách và điều tiết về Trung ương.Công tác đào tạo nghề và giải
6


quyết việc làm được quan tâm thường xuyên. Nhiều cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề và người
lao động đi làm việc ở nước ngồi được ban hành. Mơi trường đầu tư được cải thiện, thu
hút đầu tư đạt khá. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2016 đến nay, Quảng
Nam nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có điểm số cao nhất cả nước. Từ đó có thể thấy
răng thu nhập bình qn tăng đời sống tình thần của người dân Quảng Nam được nâng
cao, chính quyền địa phương đã thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo để duy
trì bền vững các mục tiêu phát triển đối với đồng bào dân tộc thiểu số nhất là các xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới để các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa vẫn được cắp xách tới
trường học tập.

Các cơ sở giáo dục trên địa bàn các huyện miền núi đã thực hiện đảm bảo chương
trình, kế hoạch dạy học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT; ổn định chất lượng giáo dục toàn
diện; phát triển số lượng trường, lớp học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học, mở rộng quy mô
trường lớp dạy học môn Tiếng Anh, Tin học. Kỹ cương, nề nếp trong cơng tác quản lý và
dạy học được duy trì và chuyển biến tốt. Mơi trường giáo dục an tồn, thân thiện được cải
thiện. Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm.

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×