MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………… TRANG 1
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về quan điểm Triết học Mác – Lênin về con người và bản
chất của con người………………………………………………………… TRANG 2
1. Con người là thực thể sinh vật- xã hội ……………………………………TRANG 2
2. Con người là chủ thể của lịch sử…………………………………………..TRANG 2
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN……………………………………………….. TRANG 5
1. Quan điểm của Đảng ta về phát triển con người toàn diện……………….. TRANG 5
2. Sự vận dụng ở nước ta hiện nay………………………………………….. TRANG 7
KẾT LUẬN………………………………………………………………… TRANG 9
1
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết – Tầm quan trọng
Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống
nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân
theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của xã hội.
Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng
mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống
nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích
thực của con người.
Thơng qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi
chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người. Vạch ra vai trò của
mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân
và xã hội là một cống hiến quan trọng của triết học mác - xit.
Với ý nghĩa đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, con người xã
hội, phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và sinh
sống.
2. Tên đề tài
Hãy phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất
của con người. Từ đó, trình bày quan điểm của Đảng ta về phát triển con người toàn
diện và liên hệ với nhận thức và thực tiễn của bản thân về vấn đề này.
3. Nhiệm vụ
Phân tích quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất của con
người.
Trình bày quan điểm của Đảng ta về phát triển con người toàn diện và liên hệ với
nhận thức và thực tiễn của bản thân về vấn đề này.
4. Nguồn tài liệu
Giáo trình Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên
ngành Triết học, Nxb Lý luận Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN
CHẤT CON NGƯỜI
1. Con người là thực thể sinh vật- xã hội
Kế thừa các quan điểm tiến bộ trong lịch sử Triết học, dựa trên những thành tựu
khoa học tự nhiên, trực tiếp là thuyết tiến hóa và thuyết tế bào, triết học Mác khẳng
định con người vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm
hoạt động của chính bản thân con người. Con người là thực thể thống nhấtgiữa các yếu
tố sinh vật và các yếu tố xã hội- là thực thể sinh vật- xã hội.
Là thực thể sinh vật, vì con người cho dù phát triển đến đâu cũng là một động vật.
Ph.Ăng ghen khẳng định: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra,
cũng đã quyết định việc con người khơng bao giờ hồn tồn thốt ly khỏi những đặc
tính vốn có của con vật”1.
Cũng như những động vật khác, con người là một bộ phận của tự nhiên, “Giới tự
nhiên ...là thân thể vô cơ của con người... đời sống thể xác và đời sống tinh thần của
con người gắn liền với giới tự nhiên”1, nhưng con người khác với động vật, vì con
người cịn là một thực thể xã hội.
Là thực thể xã hội vì các hoạt động xã hội, trước hết và quan trọng nhất là hoạt
động lao động sản xuất, đã làm cho con người trở thành con người với đúng nghĩa của
nó. “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thốt khỏi trạng thái thuần
túy là lồi vật”2.
Theo Mác xã hội suy cho cùng là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những
con người3. Con người tạo ra xã hội là thành viên của xã hội. Mọi biểu hiện sinh hoạt
của con người là biểu hiện và khẳng định của xã hội4.
Như vậy, con người không phải là một động vật thuần túy mà là một “động vật xã
hội”- một thực thể sinh vật -xã hội; con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã
hội”5. Thực thể sinh vật và thực thể xã hội ở con người khơng tách khỏi nhau, trong đó
thực thể sinh vật là tiền đề mà trên cái tiền đề đó thực tế xã hội tồn tại và phát triển.
2. Con người là chủ thể của lịch sử
Con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử với tư cách là sản phẩm q trình
C.Mác Ãngghen: Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 200, t.42, tr.: 1S5.
C.Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb.Chính tộ quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.673.
3
C.Mác và Ăngghen: Tọàn tâp, Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nơi, 1996, t.27, tr. 657.
4
C.Mác và Ăngghen: Tồn tập , Nxb.Chính. trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.42, tr. l71.
5
C.Mác và Ảngghen: Tồn tập, Nxb.Chính tri quốc gia, Hà Nôi, t.2, tr. 200
1
2
3
tiến hóa lâu dài của tự nhiên, mà con người còn là chủ thể của lich sử.
Lịch sử, hiểu theo nghĩa rộng, là những quá trình đan xen, nối tiếp nhau với tất cả
những bảo tồn và biến đổi diễn ra trong q trình ấy. Như vậy con ngưịi có lịch sử và
động vật cũng có lịch sử. Song lịch sử của con ngưòi và lịch sử của động vật khác hẳn
nhau. Lịch sử của động vật "chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần
dần của chúng cho đến trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do
chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lich sử ấy thì
điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược
lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con
người lại càng tự mình làm.ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu;...". Lịch
sử chẳng qua chỉ là hoạt động có ý thức của chính bản thân con người.
Hoạt động của con người làm ra lịch sử nên để có lịch sử trước hết phải có con
người. Tiền đề đầu tiên của lịch sử là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, vì
vậy, hành động lịch sử đầu tiên là hành động lao động sản xuất để con người tách khỏi
động vật. Con người tách khỏi động vật như thế nào thì họ bước vào lịch sử như thế
vậy.
Con người làm ra lịch sử, song không phải làm theo ý muốn tùy tiện của mình,
trong những điều kiện mình có quyền tự lựa chọn mà là trong những điều kiện có sẵn
do quá khứ để lại Với những điều kiện ấy, mỗi người, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục các
hoạt động cũ của thế hệ trước trong những hoàn cảnh mới; một mặt tiếp tục các hoạt
động mới của mình để biến đổi hoàn cảnh cũ. Xét mối quan hệ giữa các thế hệ và hồn
cảnh sống của con người thì "bản thân xã hội sản xuất ra con người như thế nào thì nó
cũng sản xuất rạ xã hội như thế".
Như vậy, trong q trình, phát triển của thế giới nói chung và q trình phát triển
của con người nói riêng, thì từ khi con người ra đời cho đến lúc nào con người cịn tồn
tại, con người vẫn ln vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử.
Trong khi khẳng định: "Con người là thực thể sinh vật - xã hội" và là chủ thể của
lịch sử, C.Mác đồng thời khẳng định: "Bản chất con ngưịỉ khơng phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người
là tổng hòa những quan hệ xã hội"
Quan điểm của C.Mác cho thấy:
Bản chất con ngưịi hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực. Đấy là
những con người cụ thể, sống trong những điều kiện cụ thể mà ở đó những mặt khác
nhau tạo nên bản chất của con người sẽ được bộc lộ ở những mức độ cụ thể.
Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành nên bản chất của con người.
Các quan hệ này không kết hợp với nhau theo phép cộng mà chúng tổng hòa, nghĩa là
4
chúng có vị trí, vai trị khác nhau nhưng chúng không tách rời nhau, mà tác động qua
lại lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau.
Có nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu về tổng hoà những mối quan hệ xã hội:
Nếu xét theo thời gian thì đó là những quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại và quan
hệ tương lai, trong đó suy cho đến cùng thì những quan hệ hiện tại giữ vai trò quyết
định.
Nếu xét theo các loại quan hệ thì đó là những quan hệ vật chất và những quan hệ
tinh thần, trong đó suy cho đến cùng thì những quan hệ vật chất giữ vai trị quyết định.
Nếu xét theo tính chất đó là những quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên, ngẫu
nhiên, ổn định., khơng ổn định, v.v. trong đó suy cho đến cùng thì những quan hệ trực
tiếp, tất nhiên, ổn định giữ vai trị quyết định.
Nếu cụ thể hóa các quan hệ (quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ kinh
tế, quan hệ chính trị, quan hệ tơn giáo, quan hệ đạo đức, v.v.) thì con người có bao
nhiêu quan hệ sẽ có bấy nhiêu quan hệ góp phần hình thành nên bản chất của con
người, trong đó suy cho đến cùng thì các quan hệ kinh tế hiện tại, trực tiếp, ổn định giữ
vai trò quyết định. Trong quan hệ kinh tế thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan
trọng hơn cả.
Khi các quan hệ xã hội thay đổi thì sớm hay muộn bản chất của con người cũng có
sự thạy đổi.
Như vậy, bản chất của con người không phải được sinh ra mà được sinh thành, nó
hình thành, và thay đổi theo sự hình thành và thay đổi của các quan hệ xã hội, trong đó
trựớc hết và quan trọng nhất là các quan hệ thuộc lĩnh vực kinh tế.
5
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN
1. Quan điểm của Đảng ta về phát triển con người tồn diện
Thơng qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến
đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội lồi người. Vạch ra vai trị
của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá
nhân và xã hội là một cống hiến quan trọng của triết học mác - xit.
Kế thừa và quán triệt tư tưởng lý luận của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
chú ý đến con người. Theo Người "chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng,
bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người".
Với ý nghĩa đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, con người
xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và
sinh sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba
chiều: Quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một
thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó con người được làm chủ
hay bị áp bức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không
thể tách rời.
Con người trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất
giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm sức
khoẻ, tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần...Người cho con người là
tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục
tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, nhân tố quyết định thành công của cách mạng.
Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý
thức, chủ thể của lịch sử.
Việc đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến
lược phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng ta, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường đang thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động,
6
tạo ra cơ sở vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Lợi ích cá
nhân ngày càng được chú ý, tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân.
Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn tới tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, dẫn đến phân
hóa giàu nghèo trong xã hội, chứa đựng những khả năng đối lập giữa cá nhân và xã
hội. Do đó, chúng ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò
nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta là một mục tiêu có ý
nghĩa quyết định để giải quyết tốt mối quan hệ cá nhân - xã hội: Xây dựng con người
Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc,
trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong cơng nghiệp,
có ý thức cộng đồng, tơn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hồ trong
gia đình, cộng đồng và xã hội.
Đặc biệt, quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng là phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy
khát vọng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) bổ
sung, làm sâu sắc, phong phú hơn quan điểm về nguồn lực con người: “Khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nhân tố con
người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của
sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh
quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh
thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân”.
Có thể khẳng định, Luận điểm của C.Mác về bản chất con người đến nay vẫn
còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, đó là những bài học hết sức quý báu trong việc
phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần
sớm hiện thực hóa mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
7
2.
Sự vận dụng ở nước ta hiện nay
Do nhận thức đựợc vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là
vấn đề con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Đảng ta đã và đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt đặc biệt là
lĩnh vực kinh tế, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con người: Cần đào tạo
con người một cách có chiều sâu lấy tư tưởng và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng,
cũng như trên thế giới ở nước ta chiến lược con ngƣời nó có một ý nghĩa hết sức quan
trọng và để phát triển đúng hướng chiến lược đó cần có một chính sách phát triển con
người, không để con người đi lệch tư tưởng.
Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới
một kỷ nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi tới
tương lai con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội thực tiễn cơ sở vận
dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư
của ban chấp hành Trung ương Đảng khố VII đề ra Nghị quyết và thơng qua Nghị
quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là "Động lực của sự
nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". Đó là "con
người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong
sáng về đạo đức". Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã
khẳng định "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người
Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước". Thực tiễn
đã chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hồ về mặt bản thể của mỗi cá nhân
là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hồ về đạo đức, trí tuệ,
thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội nhưng mục tiêu cơ bản
và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử xã
hội và lịch sử của chính mình.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa
8
Mác - Lênin vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc (1945),
thống nhất đất nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do con ngƣời việt Nam điều mà
bao nhiêu học thuyết trước Mác khơng thể áp dụng được, chính chủ nghĩa Mác - Lênin
đã làm thay đổi, trở thành hệ tư tưởng chính thống của tồn xã hội, thay đổi nhanh
chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách
mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức tồn diện. Bằng
hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm
nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những
lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chung, chun mơn cao ngày
nay chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hố khoa học cơng nghệ với trình độ lý
luận và quản lý tốt đồng đều trong cả nước.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học cơng nghệ đạt những thành
tựu vượt bậc, thì sự phát triển con người không chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng Mác
xít vì ngay khi chủ nghĩa Mác mà các trị của các tư tưởng các tôn giáo, các hệ tư tưởng
và văn hố bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập, nó
như một hệ tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hố bản địa, nhưng nó cũng
chịu sự chi phối tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới - cũ, v.v..
Các yếu tố tích cực đã thúc đẩy, cịn các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển con
người.
Do đó, Đảng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá nhiều
thành phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã hội, việc
mở rộng dân chủ đối thoại trong sinh hoạt Chính trị của đất nước, việc mở cửa và phát
triển giao lưu quốc tế về các mặt kinh tế, văn hố và chính trị, trên thế giới. Sự biến
đổi nhanh chóng của tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc cách
mạng khoa học và cơng nghệ… Điều đó địi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa
Mác một cách khoa học, hợp lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội
mới nếu muốn tồn tại và vươn lên một tầm cao mới.
9
KẾT LUẬN
Trong tất cả những nghiên cứu về bản chất con người cho đến thời điểm hiện tại
thì quan điểm triết học Mác-Lênin đã giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và đầy đủ
nhất trên quan điểm biên chứng duy vật. Theo ông, con người là thực thể sinh học-xã
hội; là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Song trong đời sống xã hội, khi xem xét con
người phải đặt nó trong tổng thể các quan hệ xã hội, bởi “ Trong tính hiện thực, bản chất
con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.”
Quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất con người mang lại ý nghĩa vô cùng to
lớn trên nhiều phương diện. Nghiên cứu về vấn đề này, con người sẽ tiến gần hơn một
bước trong việc khám phá về chính mình, từ đó ứng dụng vào đời sống ở những lĩnh
vực khác nhau như: chính trị, kinh tế, xã hội,….. Hiểu rõ hơn về bản chất của bản thân
và những mối quan hệ liên quan , con người sẽ biết tự điều chỉnh hành vi sao cho phù
hợp với những mối quan hệ đó, từ đó có động lực phát triển bản thân nói riêng cũng
như cộng đồng, xã hội nói chung bền vững đi lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Theo Giáo trình Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc
chuyên ngành Triết học, Nxb Lý luận Chính trị;
-
Theo Giáo trình Triết học Mác- Lênin, GS.TS. Phạm Văn Đức chủ biên;
-
Theo C.Mác và Ph.Angghen (1994), Toàn tập, t.20. Sdd;
-
Theo C.Mác và Ph.Angghen (1995). Tồn tập, t.3, Nxb. Chính trị QGHN;
-
Theo Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia;
-
Theo Những câu chuyện kể về Bác Hồ;
-
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực
tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), tr.78-79.