Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Bảo tồn và phát triển khu phố pháp quận ba đình – hà nội ( nghiên cứu điển hình khu tam giác điện biên phủ trần phú – tôn thất thiệp )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.34 MB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm theo học lớp cao học chuyên ngành kiến trúc, khoa Sau đại học,
trường Đại học Xây Dựng, dưới sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo, tôi đã thu
nhận được nhiều kiến thức bổ ích. Đó là hành trang giúp tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp cao học và cũng là hành trang cho sự nghiệp sau này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS.KTS Dỗn Minh Khơi đã
hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm và khoa học trong suốt q trình học tập cũng
như trong thời gian tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin cảm ơn Bộ môn Kiến trúc Dân dụng, Khoa Đào tạo sau Đại học
và Ban giám hiệu trường Đại học Xây Dựng đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hồn
thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp. Tơi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã đóng góp những ý kiến nhận xét để tơi thực hiện tốt luận văn này.
Hà Nội ngày 01 tháng 01 năm 2012
Học viên

Phạm Sĩ Dũng

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
A - PHẦN MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài ( Lí do lựa chọn đề tài )
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc luận văn nghiên cứu
B – PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC


KHU PHỐ PHÁP Ở HÀ NỘI .............................................................................. 14
1.1

Khái quát kiến trúc Pháp tại Việt Nam ......................................................... 14

1.2

Những nét đặc trưng của khu phố Pháp tại Hà Nội ...................................... 15
1.2.1. Những đặc điểm cơ bản của quy hoạch đô thị Hà Nội thời kỳ Pháp
thuộc .............................................................................................................. 15
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của kiến trúc Pháp tại Hà Nội thời kỳ Pháp
thuộc .............................................................................................................. 23

1.3.

Tổng quan về sự biến đổi hình thái đơ thị trong quy hoạch của khu phố Pháp
quận Hoàn Kiếm và Ba Đình ........................................................................ 29
1.3.1. Quận Hồn Kiếm ................................................................................ 29
1.3.2. Quận Ba Đình ..................................................................................... 32
1.3.3. Thực trạng bảo tồn và phát triển khu phố Pháp tại Hà Nội ................ 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG I .............................................................................. 38
2


CHƯƠNG II. HỆ THỐNG GIÁ TRỊ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU PHỐ PHÁP QUẬN BA ĐÌNH – HÀ NỘI ...... 40
2.1

Khái niệm bảo tồn – bảo tồn và phát triển .................................................... 40


2.2

Cơ sở pháp lý................................................................................................. 42

2.3

Cơ sở điều kiện tự nhiên – khí hậu ............................................................... 43

2.4

Cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội và tác động thị trường BĐS ....................... 45

2.5

Cơ sở về lịch sử - văn hóa ............................................................................. 49

2.6

Cơ sở bảo tồn................................................................................................. 51

2.7

Hình thái và giá trị khu phố Pháp quận Ba Đình – Hà Nội .......................... 53
2.7.1. Phân tích hình thái không gian khu phố Pháp ........................................ 53
2.7.2. Giá trị của khu phố Pháp quận Ba Đình ................................................. 66

2.8

Đánh giá di sản các lô phố trong khu phố Pháp quận Ba Đình ................... 68


2.9

Nghiên cứu thí điểm khu tam giác Điện Biên Phủ - Trần Phú – Tôn Thất
Thiệp ........................................................................................................... 71
2.9.1.Những biến đổi hình thái khu tam giác Điện Biên Phủ - Trần Phú – Tôn
Thất Thiệp qua các giai đoạn ............................................................... 71
2.9.2. Phân loại những cơng trình có trong khu vực ( Những kiến trúc cần bảo
tồn, xây chen, xây mới ) ........................................................................ 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG II ....................................................................................... 81
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CHO VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU
PHỐ PHÁP QUẬN BA ĐÌNH – HÀ NỘI ........................................................... 83
( Nghiên cứu cho trường hợp điển hình khu tam giác Điện Biên Phủ - Trần Phú –
Tôn Thất Thiệp )
3.1. Quan điểm - nguyên tắc bảo tồn và phát triển khu phố Pháp quận Ba Đình ... 83
3.1.1. Quan điểm bảo tồn................................................................................. 83
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng quy chế bảo tồn và phát triển ............................. 84
3


3.1.3. Đề xuất các giải pháp chung cho việc bảo tồn và phát triển khu phố
Pháp quận Ba Đình .......................................................................................... 86
3.2. Đề xuất một số giải pháp về bảo tồn và phát triển khu tam giác thí điểm Điện
Biên Phủ - Trần Phú – Tôn Thất Thiệp ........................................................... 89
3.2.1. Phương thức bảo tồn .............................................................................. 89
a. Phương thức quản lý phát triển kinh tế ....................................................... 89
b. Phương thức tổ chức giao thơng ................................................................. 89
c. Phương thức bảo tồn các cơng trình kiến trúc có giá trị ............................. 90
d. Phương thức bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan ................................ 91
3.2.2. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 93

a. Cải tạo mặt đứng – chỉnh trang đô thị ......................................................... 93
b. Điều chỉnh tầng cao – dỡ bỏ cơng trình tạm bợ - tạo những không gian ở
mới ở lớp trong khu đất ............................................................................ 102
c. Tạo lõi không gian xanh trong khu đất ..................................................... 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG III .................................................................................... 113
C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 114
D – PHỤ LỤC ...................................................................................................... 116
E- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 118

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG I
Hình 1 : Bản đồ HN 1885
Hình 2 :Bản đồ HN 1890
Hình 3: Bản đồ HN 1902
Hình 4: Bản đồ HN 1911
Hình 5 :Bản đồ HN 1920
Hình 6 : Bản đồ HN 1936
Hình 7. Bảo tàng quân đội – phong cánh tiền thực dân
Hình 8. Khách sạn Metropole – Phong cách tân cổ điển
Hình 9 .Bộ tư pháp – phong cách địa phương Pháp
Hình 10. Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Phong cách Art Deco
Hình 11. Nhà hàng Thủy Tạ - Phong cách kiến trúc Pháp Hoa
Hình 12. Nhà thờ lớn Hà Nội – phong cách kiến trúc Neo Gothic
Hình 13.: Sự biến đổi hình thái khu phố Pháp quận Ba Đình
Hình 14.: Sự biến đổi hình thái khu phố Pháp quận Ba Đình
Hình 15.:Bản đồ giai đoạn hình thành các tuyến đường khu phố Pháp quận Ba Đình
CHƯƠNG II

Hình 16. Phủ Chủ Tịch
Hình 17. Trụ sở Công an phường Điện Biên – 16 Điện Biên Phủ Hình 18. Biệt thự số 5 Trần Phú
Hình 19. Bộ Ngoại Giao
Hình 20. Biệt thự Schneiderc
Hình 21. Sở Tài ngun mơi trường Hà Nội
Hình 22. Phạm vi khu vực nghiên cứu – khu phố Pháp quận Ba Đình
Hình 23. Phạm vi nghiên cứu khu A
Hình 24. Trụ sở Ban đối ngoại Trung ương Đảng
Hình 25. Biệt thự phong cách miền Nam nước Pháp
Hình 26. Cơng viên Bách Thảo
Hình 27. Phạm vi nghiên cứu khu B
Hình 28. Đoan Mơn
Hình 29. Một cơng trình kiến trúc Pháp trên nền đất trước kia là Điện Kính Thiên
5


Hình 30. Một góc Hậu Lâu
Hình 31. Phạm vi nghiên cứu khu C
Hình 32. Phạm vi nghiên cứu khu D-E-F
Hình 33. Phố Phan Đình Phùng – đoạn cắt qua Nguyễn Biểu – Đặng Dung – Cửa
Bắc
Hình 34. Phố Trần Phú – đoạn cắt qua Chu Văn An – Khúc Hạo – Hồng Diệu
Hình 35. Phố Trần Phú – đoạn cắt qua Hùng Vương – Chu Văn An
Hình 36. Phố Quán Thánh – đoạn cắt qua Đặng Dung - Nguyễn Biểu
Hình 37. Khu vực di sản ( khu A, B, C
Hình 38. Khu dân sự ( khu D, E, F )
Hình 39. Những cơng trình loại 1, 2
Hình 40. Kho di sản lớn thuộc sở hữu tư nhân đang thiếu sự quan tâm và các giải
pháp nhằm làm sống lại một phần lịch sử
Hình 41. Hình thái đất

Hình 42. Hình thái lơ, thửa
Hình 43. Hình thái cơng trình
Hình 44. Vị trí các cơng trình trong khn viên đất
Hình 45. Biệt thự số 5 Trần Phú
Hình 46. Biệt thự số 7 Tơn Thất Thiệp
Hình 47. Biệt thự số 24 Điện Biên Phủ
Hình 48. Biệt thự số 14 Điện Biên Phủ
Hình 49. Biệt thự số 6 Tơn Thất Thiệp
Hình 50. Biệt thự số 10 Điện Biên Phủ
Hình 51. Biệt thự số 26 Điện Biên Phủ
Hình 52. Biệt thự số 16 Điện Biên Phủ
Hình 53. Biệt thự số 6 Tơn Thất Thiệp
Hình 54. Biệt thự số 10a Tơn Thất Thiệp
Hình 55. Sự pha tạp của các kiểu kiến trúc mới, kiến trúc nhái
Hình 56. Những kiến trúc tạm bợ - xây chen
CHƯƠNG III
Hình 57. Hiện trạng giao thơng
Hình 58 . Những khu vực dự kiến đề xuất cần có sự thay đổi
Hình 59. Phương án cải tạo những cơng trình mặt phố
Hình 60. Hệ thống cửa và màu sơn đặc trưng của những công trình Pháp
6


Hình 61. Sự xuống cấp ít nhiều của những biệt thự Pháp trong khu phố
Hình 62. Bảo vệ các dãy tường rào
Hình 63. Tỷ lệ cây che phủ nằm trong mức độ cho phép
Hình 64. Cây và cáp điện che phủ phần lớn mặt tiền cơng trình
Hình 65. Thùng rác – bãi đỗ xe – biển hiệu – bạt che – cột điện – tất cả những yếu
tố này không được sắp xếp và quy định hợp lý đang tạo nên một hình ảnh
lộn xộn trên các tuyến phố, làm mất mỹ quan đơ thị

Hình 66.Những cơng trình xuống cấp đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh
khu phố
Hình 67. Bản đồ định vị những cơng trình thuộc diện giải tỏa
Hình 68. Phân tích đặc rỗng
Hình 69. Phương án điều chỉnh tầng cao các cơng trình mặt phố
Hình 70. Vị trí các cơng trình đề xuất xây mới
Hình 71. Vị trí lõi khơng gian đề xuất cải tạo
Hình 72. Khu A – Những cơng trình trong diện giải tỏa
Hình 73. Vị trí và mặt bằng cơng trình đề xuất xây mới
Hình 74. Hình thức và tầng cao cơng trình đề xuất xây mới
Hình 75. Hình ảnh minh họa về hình thức những cơng trình xây mới nằm phía sau
cơng trình di sản
Hình 76. Khu B – Những cơng trình trong diện giải tỏa
Hình 77. Vị trí đề xuất cho cơng trình xây mới khu B

7


A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài ( Lý do nghiên cứu ):
Khơng nằm ngồi guồng quay của sự phát triển KT-XH và q trình đơ thị
hóa mạnh mẽ nhưng Hà Nội, thủ đơ văn hiến có lịch sử hàng ngàn năm, trung tâm
chính trị và tơn giáo của cả nước vẫn mang trong mình nhiều dấu ấn đậm nét của
thời gian.
Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến Hồ Hồn Kiếm. trái tim của thu đơ, đến phố cổ
Hà Nội 36 phố phường với những mái ngói chen chúc, những con đường nhỏ,
những góc phố tĩnh lặng nằm trong sự sầm uất của một đô thị phát triển từ xa xưa,
đến những ngôi chùa mang những nét riêng của Hà Nội,…Tất cả những yếu tố ấy
kết hợp đã tạo nên một Hà Nội riêng biệt và giàu bản sắc.
Trong cái bản sắc ấy, không thể không nhắc tới sự hiện diện và đóng góp của

Khu phố Pháp. Bắt đầu được lên kế hoạch xây dựng từ năm 1883, các kiến trúc sư
người Pháp đã tiến hành xây dựng các cơng trình mới thích ứng với điều kiện khí
hậu địa phương và tạo ra thêm những con đường, tuyến phố mới,…là sự kết hợp
của yếu tố truyền thống, điều kiện khí hậu, phong tục tập qn Á Đơng, cảnh quan
tự nhiên… tất cả tạo nên một phong cách được gọi là kiến trúc thuộc địa. Khu vực
đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng gồm ba khu: nhượng địa, thành cũ và
nam hồ Hoàn Kiếm.
Khu nhượng địa mang hình chữ nhật được giới hạn bởi các con phố Bạch
Đằng, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tơng và Nguyễn Huy Tự hiện
nay. Những cơng trình kiến trúc ở đây có mái lợp ngói đá đen, hành lang xung
quanh, nhà cuốn hình cung. Khu thành cũ gồm các phố Phan Đình Phùng, Hùng
Vương, Hồng Diệu, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Chu Văn An, Trần Phú.
Những con đường ở đây rộng, dài và được trồng nhiều cây xanh. Các biệt thự mang
kiến trúc miền Bắc nước Pháp với trang trí cầu kỳ, tỷ mỉ. Khu nam hồ Hoàn Kiếm
8


cũng là một hình chữ nhật với hai cạnh dài là phố Tràng Thi – Tràng Tiền và phố
Trần Hưng Đạo, hai cạnh ngang là phố Phan Bội Châu và phố Phan Chu Trinh.
Khu vực này được xây dựng đồng thời với khu thành cũ song quy trình quy hoạch
có chậm hơn do phải giải tỏa nhiều làng xóm.
Tuy nhiên đến nay, trong tiến trình của sự phát triển, khu phố Pháp đang trở
thành một khu vực lý tưởng để đầu tư, khai thác hiệu quả kinh tế do có vị trí và
giao thơng thuận lợi vì vậy đã tạo nên nhiều thay đổi so với chức năng ban đầu của
khu phố. Nhiều biệt thự đã bị cải tạo, sửa chữa, cơi nới làm biến dạng, những cơng
trình đặc trưng trong khu phố cũng bị dỡ bỏ và thay thế bằng những cơng trình kiến
trúc hiện đại, phá hỏng cấu trúc và không gian đô thị.
Để bảo tồn giá trị lịch sử của khu phố Pháp, những năm qua Sở Quy hoạch
kiến trúc Hà Nội với sự giúp đỡ của vùng Ile De France (Pháp) đã triển khai và tiến
hành dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu bảo tồn và phát triển khu phố Pháp phía

nam quận Hồn Kiếm, mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu tuy nhiên nghiên
cứu mới chỉ dừng ở mức thí điểm trong một khu vực cụ thể của quận Hoàn Kiếm.
Và theo nhiều chuyên gia, khu phố Pháp cần được nghiên cứu, nhìn nhận một cách
kỹ lưỡng, rõ ràng hơn nữa trong bối cảnh có nhiều yêu cầu, tác động mới.
Xuất phát từ thực trạng hiện nay và những nhu cầu cấp thiết của việc nhìn nhận
một cách tổng quan hơn về khu phố Pháp đề phù hợp với quy hoạch chung xây
dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, việc mở rộng nghiên cứu bảo tồn và phát triển khu phố Pháp quận Ba
Đình là vơ cùng cần thiết đối với sự phát triển chung của thu đô, đặc biệt trong bối
cảnh chưa có nghiên cứu nào về khu phố Pháp quận Ba Đình được đưa ra. Đề tài
nghiên cứu sẽ đề xuất và đưa ra những quy chế và chính sách bảo tồn nhằm mục
đích tái hiện lại những không gian đô thị đặc trưng của khu phố Pháp, gìn giữ một
tài sản kiến trúc, văn hóa và lịch sử vô cùng quan trọng của Hà Nội đồng thời vẫn
bảo đảm tính hiệu quả kinh tế cho người dân và những nhà đầu tư.
9


2. Mục tiêu nghiên cứu :
Đưa ra quy chế bảo tồn, phát triển và mơ hình tổ chức khu phố Pháp quận Ba
Đình với mục đích:
Rà sốt, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ kiến trúc Pháp có giá trị tại trung
tâm thành phố Hà Nội.
Giữ gìn, tơn tạo những cơng trình gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa, những
cơng trình kiến trúc mang phong cách đặc trưng của không gian kiến trúc đô thị Hà
Nội.
Bảo tồn những cơng trình kiến trúc và khơng gian có giá trị nằm trong khu
phố Pháp kết hợp đảm bảo sự phát triển kinh tế chung và quyền lợi của nhiều phía.
Bảo tồn và đề xuất hướng phát triển không gian khu phố Pháp trong tổng thể
quy hoạch quận Ba Đình và tồn thành phố Hà Nội. Nâng cao vai trò và trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước có liên quan đến việc quản lý,

sử dụng quỹ kiến trúc Pháp tại Hà Nội.

3. Nội dung nghiên cứu :
Nghiên cứu tổng quan về kiến trúc Pháp tại Việt Nam, các xu hướng kiến trúc
và các giai đoạn phát triển
Phân tích thực trạng bảo tồn và phát triển các khu phố Pháp ở Hà Nội từ đó đưa
ra được những bài học kinh nghiệm về cách bảo tồn và phát triển khu phố Pháp
quận Ba Đình
Xây dựng các cơ sở khoa học về việc bảo tồn và phát triển khu phố Pháp quận
Ba Đình
Đề xuất mơ hình thí điểm ở khu tam giác Điện Biên Phủ - Trần Phú – Tôn Thất
Thiệp dựa trên những cơ sở đã phân tích và nghiên cứu
Đưa ra quy chế chung cho việc bảo tồn và phát triển khu phố Pháp quận Ba
Đình
10


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu :
1. Quy hoạch đô thị
Quy hoạch tổng thể khu vực
Quy hoạch không gian di sản
Quy hoạch ô phố
2. Cảnh quan
Cảnh quan đường phố
Cảnh quan không gian mở (quảng trường, cây xanh, cơng viên, mặt nước).
3. Kiến trúc
Cơng trình cơng cộng kiến trúc Pháp
Cơng trình đặc thù kiến trúc Pháp
Biệt thự Pháp có giá trị

Nhà phố Pháp có giá trị
Các cơng trình đặc thù khác.
Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu phố Pháp quận Ba Đình được giới hạn
bởi các con phố :
Phía Bắc : Đặng Dung, Quán Thánh, Trấn Vũ
Phía Nam : Nguyễn Thái Học
Phía Đơng : Phùng Hưng
Phía Tây : Hồng Hoa Thám, Ngọc Hà

5. Phương pháp nghiên cứu :
Xác định phạm vi ranh giới khu vực nghiên cứu
Thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, đưa ra tiêu chí
đánh giá và tiến hành khảo sát hiện trạng khu vực.
11


Dựa trên kết quả khảo sát, Tổng kết, đánh giá di sản kiến trúc Pháp của Hà Nội
trên địa bàn quận Ba Đình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng cùng các mối liên hệ
với các khu vực liền kề.
Đề xuất các nguyên tắc cơ bản về liên kết quy hoạch, tổ chức không gian cảnh
quan của khu di sản kiến trúc Pháp quận Ba Đình với các khu vực xung quanh, đặc
biệt là mối liên hệ với khu 36 phố phường phía Đơng và khu phố Pháp quận Hồn
Kiếm phía Đơng Nam.
Đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác di sản phù hợp (về quy mô quản lý,
quy hoạch, cảnh quan, kiến trúc và khai thác sử dụng). Xác lập mơ hình thiết kế đơ
thị tại một (một số) khu vực thí điểm.

6. Cấu trúc luận văn nghiên cứu :
A- Phần mở đầu

B- Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1 : Tổng quan về việc bảo tồn và phát triển các khu phố Pháp ở Hà Nội
Chương 2 : Hệ thống giá trị và cơ sở khoa học nhằm bảo tồn và phát triển khu phố
Pháp quận Ba Đình
Chương 3 : Đề xuất cho việc bảo tồn và phát triển khu phố Pháp quận Ba Đình
C- Kết luận – Kiến nghị
D- Danh mục tài liệu tham khảo
E- Phụ lục

12


B- PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU
PHỐ PHÁP Ở HÀ NỘI
1.1. Khái quát kiến trúc Pháp tại Việt Nam
Trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã mang vào nước ta nhiều loại phong
cách kiến trúc. Các cơng trình cổ điển, hiện đại và dân gian Phương Tây dã tạo cho
một số đô thị Việt Nam có bộ mặt đa dạng. Người Pháp cũng đã mang khoa học đô
thị vào Việt Nam. Kiến trúc do người Pháp để lại là một di sản quý trong quỹ kiến
trúc của chúng ta. Di sản kiến trúc – quy hoạch đô thị là một bộ phần không thể
tách rời, một tài nguyên quý báu về những giá trị vật thể và phi vật thể của những
thành phố có lịch sử phát triển lâu đời. Khi người Pháp có mặt ở Việt Nam, cùng
với các hoạt động kiến thiết thành phố ở quy mô lớn, cấu trúc đô thị Hà Nội đã có
những thay đổi mang tính đột biến. Du nhập phương thức quy hoạch đô thị kiểu
Phương Tây, kết hợp chính sách đơ hộ khai thác thuộc địa của tư bản thực dân, các
chức năng mới dần dần hình thành, từ chính trị-hành chính đến kinh tế ( thương
mại, dịch vụ, cơng nghiệp ), từ văn hóa đến tôn giáo, tất cả đều được xác định rõ về
khơng gian và có tính đến những tác động qua lại giữa chúng. Các trung tâm này đã

trở thành những yếu tố tạo thị chi phối tới sự phát triển của một thành phố thuộc
địa.
Hà Nội có thể coi là đơ thị duy nhất ở châu Á có được một tổng thể kiến trúcquy hoạch kiểu Pháp thời kỳ thuộc địa tương đối hoàn chỉnh, đây cũng là một trong
những nét độc đáo của thủ đơ, góp phần tạo ra bản sắc riêng cho thành phố đã có
lịch sử phát triển hơn 1000 năm.
13


1.2.

Những nét đặc trưng của khu phố Pháp tại Hà Nội

1.2.1. Những đặc điểm cơ bản của quy hoạch đô thị Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc
a. Thời kỳ khai thác thuộc địa lần 1 (1888-1920)
 Giai đoạn từ 1888-1900
Hoạt động xây dựng của người Pháp còn phân bố lẻ tẻ: phá bỏ dần những ranh
giới hiện hữu trong thành phố, quy hoạch dự kiến các tuyến đường ở phía Nam hồ
Hồn Kiếm, hồn thiện trung tâm phía Đơng hồ Hồn Kiếm và xây dựng rải rác các
cơng trình cơng cộng. Kể từ năm 1890, ranh giới khu nhượng địa đã mở rộng, với
chu vi 15km ôm trọn gần hết thành phố., không gian Hà Nội mở rộng về phái
Đông, tiến sát bờ sơng Hồng. Hệ thống làng xóm dần dần bị đầy lùi xa hơn về phía
Tây, Nam và Bắc. Dựa trên hệ thống đường dự kiến này, một đại lộ quan trọng đã
được xây dựng – đại lộ Gambetta ( phố Trần Hưng Đạo ngày nay ), đánh dấu quá
trình xây dựng khu nhà ở của người Pháp ở phía Nam thành phố.
Từ năm 1886 – 1893, người Pháp tập trung hoàn thiện xây dựng khu trung
tâm hành chính-chính trị của thành phố Hà Nội ở phần đất phía Đơng hồ Hồn
Kiếm. Khu trung tâm hành chính thành phố Hà Nội được giới hạn bởi các phố
Francis Garnier ( Đinh Tiên Hoàng ), Paul Bert ( Tràng Tiền ) và Henri Riviere (
Ngô Quyền ). Đây là khu vực xây dựng tập trung bao gồm các cơ quan hành chính,
chính trị đầu não của bộ máy chính quyền thực dân ở Hà Nội. ( Hình 2 )

Sự hiện diện đầu tiên của kiến trúc Pháp ở Hà Nội là từ năm 1803, khi vua
Nguyễn Gia Long cho xây lại thành Hà Nội theo kiểu Vauban dưới sự chỉ đạo của
4 kỹ sư công binh Pháp. Tuy nhiên phải đến khi thành lập khu Nhượng địa năm
1875 ở ven sông Hồng (kéo dài từ phố Phạm Ngũ Lão tới Quân y Viện 108 và bệnh
viện Hữu Nghị ngày nay) thì những cơng trình phong cách kiến trúc Pháp mới thực
sự có dấu ấn tại Hà Nội. Trải qua gần một thế kỷ (cuối thế kỷ 19 tới nửa đầu thế kỷ
20), kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc với sự phong phú về phong cách đã để lại cho Hà
Nội một di sản kiến trúc quý giá.
14


 Giai đoạn 1900-1920
Những lý luận của quy hoạch thành phố phương Tây hiện đại đã được người
Pháp áp dụng trong giai đoạn này. Ba khu vực chính trong quy hoạch thành phố
giai đoạn Tiền thực dân vẫn được xác định trên bản đồ năm 1902. Tuy nhiên mức
độ tác động cũng như những biến đổi ở mỗi khu vực là khơng giống nhau. (Hình 3)
Sau giai đoạn phá bỏ những cơng trình cổ của người Việt để thay thế bằng các
cơng trình cơng cộng của Pháp, là thời ký phá bỏ những cơng trình của Pháp trước
đó lấy đất cho quy hoạch đơ thị. Nơi đây đã có chức năng mới là trung tâm hành
chính – chính trị của Đông Dương và một phần đất dành xây dựng khu nhà ở của
người Pháp, quy hoạch theo lối phương Tây hiện đại. Những khu phố kiểu ô cờ
được quy hoạch với đường phố có vỉa hè trồng cây, đươc trang bị hạ tầng kỹ thuật
và dọc theo các tuyến phố là những ngơi nhà có phong cách kiến trúc Pháp được du
nhập từ chính quốc. Quy luật bố cục đối xứng được tn thủ trong q trình xây
dựng các cơng trình hành chính quan trọng ở những vị trí có khả năng tạo điểm
nhấn đô thị, các điểm mốc về mặt địa lý của thành phố.
Khu nhượng địa cũ, sau khi những dãy tường bao đã hoàn toàn biến mất và mục
đích sử dụng cho qn sự cũng khơng cịn quan trọng nữa, địa điểm này vẫn là một
nơi đặc biệt so với không gian xung quanh, bởi chúng tiếp tục mang tính biểu
tượng cao và hồn tồn khơng bị sát nhập vào thành phố.

Khu 36 phố phường mặc dù vẫn hiển diện như một mảng đô thị hữu cơ trong
thành phố, nhưng ý đồ xây dựng thành phố kiểu Pháp dường như đã làm giảm vài
trò của khu vực một cách có chủ định và cũng ít được đề cạp đến với tư cách của
một cấu trúc đô thị đầy đủ.
Giai đoạn này, người Pháp đã tiến hành chỉnh trang khu 36 phố phường và
những can thiệp chỉnh trang giao thông của người Pháp đã làm thay đổi bộ mặt
không gian đường phố của Hà Nội xưa. Phố rộng liên hoàn tạo thành một mạng
lưới liên tục, thuận tiện cho các hoạt động giao thông. Phường thủ công buôn bán
xưa mất đi tính khép kín vốn có của nó trong cấu trúc không gian xã hội – kinh tế,
15


bắt đầu hòa nhập vào cấu trúc chung của khu phố và thành phố, tiếp nhận những
ảnh hưởng từ bên ngồi về khơng gian kiến trúc và kinh tế xã hội.
Tuy nhiên ở cấp độ cơng trình, sự can thiệp về xây dựng của người Pháp vẫn ở
mức độ hạn chế. Hà Nội 36 phố phường nhìn tồn cảnh vẫn mang nét truyền thống
quen thuộc với những lớp mái nhỏ nhấp nhô, nối nhau một cách tự nhiên, vẫn là
nơi tập trung dân cư đông đúc nhất, các hoạt động sản xuất thủ công và thương
nghiệp mạnh nhất ở Hà Nội.
Mạng lưới giao thông trong thành phố được quy hoạch khá hoàn chỉnh theo
phương pháp mới đã định hướng phát triển mở rộng của Hà Nội theo từng giai
đoạn và tạo nên một dạng kiến trúc đơ thị mới. Đó là hệ thống đường phố được quy
hoạch theo dạng ô cờ, mặt đường rộng trải nhựa, hai bên là hè rộng có trồng cây
bóng mát dành cho người đi bộ. Các hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị như cấp thoạt
nước, điện, thông tin,… cũng được thiết kế và xây dựng.
Đáng chú ý, trên bản đồ năm 1902, có sự xuất hiện hệ thống đường sắt kết nối
thành phố với các vùng lân cận. Tuyến đường sắt Bắc-Nam đi qua ga Hàng Cỏ đã
tạo điều kiện cho thành phố có xu hướng phát triển về phía Nam.
Vào năm 1904, theo báo cáo của đốc lý Hà Nội Doumerque thì tổng diện tích
thành phố là 950 hécta, trong đó khu vực nhà ở chiếm 528 hécta, khu quân sự 76

hécta, khu hành chính gần 37 hécta, đường phố 114 hécta. Như vậy trong khoảng
thời gian từ 1888 đến 1918, người Pháp đã có điều kiện áp dụng những nguyên tắc
quy hoạch phương Tây hiện đại trong xây dựng Hà Nội: hình thành các khu vực
chức năng, mạng lưới đường phố được thiết kế rộng rãi, với các điểm nhấn là cơng
trình cơng cộng, tạo nên bộ mặt mới của thành phố. Hình thái đơ thị kể từ đây song
song tồn tại hai cấu trúc khác biệt nhưng có ảnh hưởng lẫn nhau: kiểu đô thị truyền
thống (khu 36 phố phường) và cấu trúc hiện đại (khu phố Pháp). ( Hình 4 ) Mặc dù
quy hoạch cịn mang tính cục bộ, khá tách biệt, nhưng việc thiết lập hệ thống
đường bộ và đường sắt tương đối hoàn chỉnh trong giai đoạn này đã mở ra cho
thành phố những điều kiện phát triển và mở rộng trong tương lai.
16


Hình 1 : Bản đồ HN 1885

Hình 2 :Bản đồ HN 1890

17


Hình 3: Bản đồ HN 1902

Hình 4: Bản đồ HN 1911

18


b.Thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ 2 ( 1920 – 1945 )
Giai đoạn từ năm 1920 đến năm 1945, người Pháp thực hiện chủ trương đẩy
mạnh đầu tư và khai thác thuộc địa nhằm khôi phụ nền kinh tế và củng cố địa vị

Pháp trên thế giới sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ Nhất vào cuối năm
1918. Hà Nội, một thành phố thuộc địa giữ vai trị chiến lược quan trọng ở Đơng
Dương đã trở thành mục tiêu số một với chức năng thành phố là trung tâm hành
chính, chính trị và dịch vụ đã được xác định rõ ràng.
Hoạt động kinh tế và xây dựng thành phố với tốc độ và quy mô gấp nhiều lần
thời kỳ trước đã thúc đẩy quá trình đơ thị hóa ở Hà Nội. Các dịng nhập cư vào đô
thị đã làm cho dân số đô thị tăng lên nhanh chóng, từ 7 vạn dân vào năm 1918 tăng
lên tới 13 vạn vào năm 1928 và 30 vạn vào năm 1942. Tn theo quy luật đơ thị
hóa chung, vùng khơng gian trống, làng xóm đơ thị và vùng ngoại vi đã bắt dầu
chịu sức ép về dân cư và đối mặt với các vấn đề xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Trong bối cảnh ấy việc xây dựng và mở rộng đô thị Hà Nội đặt ra những yêu
cầu mới trong quy hoạch và quản lý. Năm 1921, Sở Kiến trúc và Quy hoạch đô thị
trung ương đã được thành lập ở Hà Nội để kiểm sốt q trình phát triển thành phố,
cũng như thực thi các nguyên tắc và quy định trong luật của chính quốc áp dụng tại
các thuộc địa
So với thời ký trước, quy hoạch thành phố đã mang tính tổng thể và hồn
chỉnh hơn, có sự liên kết giữa các không gian chức năng trong thành phố, tại mỗi
khu vực, quy hoạch chi tiết đã được chú trọng nhằm hồn chỉnh cấu trúc khơng
gian chung. Cụ thể, việc triển khai xây dựng không dừng lại ở các điểm cơng trình
phân tán mà mở rộng hồn chỉnh cho toàn khu vực, như khu trung tâm, khu ở dành
riêng cho người Pháp, khu ở cho người Việt. Khu phố Pháp trên vị trí Hồng thành
xưa, xung quanh dinh Toàn quyền đã được thiết kế chi tiết với hệ thống đường phố
kẻ ô cùng những trục bố cục chính chạy theo đường vắt chéo cắt ngang hệ thống
đường phố kẻ ơ bình thường. Các trục chính giao nhau tạo nên một hệ thống các
quảng trường lớn được bố cục dưới các dạng hình học có trục đối xứng. ( Hình 5 )
19


Bên cạnh đó, các ý tưởng mở rộng khơng gian thành phố ra vùng ngoại vi và
các làng xóm nơng nghiệp cũng đã được tính đến trong quy hoạch. Từ năm 1930,

giai đoạn quy hoạch mở rộng thành phố về phía Nam trên cơ sở nối tiếp các đường
phố từ khu phố Pháp xuống phía Nam, tạo thành hệ thống đường phố dạng ô cờ
không đồng đều, với các ô phố có quy mơ nhỏ. ( Hình 6 ) Đây là khu vực được
quy hoạch, xây dựng chủ yếu cho người Việt thuộc tầng lớp tư sản mới trỗi dậy
nhờ các hoạt động kinh doanh buôn bán và tầng lớp tiểu tư sản trung lưu do Pháp
đào tạo để làm việc cho bộ máy hành chính của Pháp.
Lùi ra xa ngoại ô Hà Nội là nơi tập trung các khu ở của tầng lớp lao động làm
thuê người Việt. Họ có nguồn gốc từ nơng thơn, vùng q nghèo tập trung tại đây
để tìm kiếm việc làm, với đủ loại nghề tự do. Những người lao động cùng gia đình
họ đang sống tập trung tại các khu ngoại ô không được đầu tư hạ tầng, thiếu tiện
nghi tối thiểu, trong các ngôi nhà tạm tự dựng lên với đủ loại vật liệu kiếm được.
Các khu ở ngoại ô đã tạo nên một cảnh quan đô thị nghèo nàn, tương phản hồn
tồn với khu phố trung tâm giàu có và đầy đủ tiện nghi của người Pháp.
Khu 36 phố phường ở thời kỳ này biến đổi chủ yếu tập trung ở hình thái kiến
trúc từng ngơi nhà và bộ mặt đường phố. Từ những năm 1920, ở nhiều khu vực
trong khu 36 phố phường, người ta bắt đầu tiến hành cải tạo hoặc xây dựng mới
trên nền nhà cũ. Ngôi nhà mới, cao hai ba tầng, mang phong cách kiến trúc ít nhiều
chịu ảnh hưởng của Pháp. Bộ mặt kiến trúc xưa vốn thuần nhất, nay đã bắt đầu có
những thay đổi, tuy nhiên còn hạnh chế và chưa mất đi dáng vẻ cũ.
Như vậy giai đoạn 1920 – 1945 Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc
về quy mô dân số và đất đai ( năm 1942 diện tích cả nội ngoại thành Hà Nội là
130km2 với số dân là 30 vạn người ). Về quy hoạch , đơ thị được nhìn nhận trong
một tổng thể chung có sự gắn kết về không gian: khu phố cổ, khu nhà ở, trung tâm
kinh tế, thương mại, trung tâm hành chính. Ngay cả vùng nơng thơn ngoại vi cũng
đã đóng vai trị quan trọng khơng kém các khu vực đơ thị khác trong cấu trúc thành
phố.
20


Hình 5 :Bản đồ HN 1920


Hình 6 : Bản đồ HN 1936

21


1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của kiến trúc Pháp tại Hà Nội thời kỳ Pháp
thuộc
a. Phong cách kiến trúc Tiền thực dân
Là đại diện cho kiến trúc Pháp thuộc thời kỳ sơ khởi, những cơng trình với
phong cách Tiền thực dân tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm
và trên trục đường nối khu nhượng địa với Hoàng Thành cũ (nay tuyến phố Tràng
Tiền - Tràng Thi - Điện Biên Phủ)
Các cơng trình kiến trúc phong cách Tiền thực dân thường có mặt bằng hình
chữ nhật đơn giản có hành lang rộng chạy xung quanh. Nhà thường có hai tầng, sàn
tầng hai dùng dầm đỡ thép hình cuốn gạch ở trên. Mái dốc lợp ngói hoặc tơn.
Tường chắn mái xây gạch dùng để trang trí mặt tiền có một vài hình thức tranh trí
đơn giản như hàng con tiện hoặc đắp xi măng hình hoa lá. Hành lanh quanh nhà
được tạo ra hình thức cuốn vịm hình cung hoặc bán cầu có khố vịm.
Nhìn chung thì đây là phong cách mag tính cơng năng duy lý, ít chú trọng về mặt
thẩm mỹ nên khơng có nhiều giá trị về mặt kiến trúc.
Đặc điểm nhận dạng: Nhà 1-3 tầng, mặt bằng hình chữ nhật, mái dốc lợp ngói hoặc
tơn, có hành lang bao quanh tạo ra hình thức cuốn vịm liên tục. ( Hình 7 )
2. Phong cách kiến trúc Tân Cổ điển
Bố cục cân đối, sử dụng nhiều thức cổ điển, mái dốc lợp ngói tây hoặc ngói
đá, nhiều hình thức trang trí phong phú sử dụng các thức, chi tiết Cổ điển La Mã,
Phục hưng, Baroque.
Sau khi cơ bản chinh phục được toàn bộ lãnh thổ Đông Dương, để biểu đạt
cho sự uy nghi của chính quyền mới thì khơng gì bằng việc sử dụng các hình thức
kiến trúc Cổ điển. Tuy nhiên phong cách kiến trúc Tân-Cổ điển ở Hà Nội thời kỳ

này khơng cịn là Tân-Cổ điển Pháp thuần t nữa mà mang nhiều màu sắc của chủ
nghĩa Triết chung. Mặc dù vẫn sử dụng bố cục đối xứng nghiêm ngặt, các cấu trúc
hình học và tỷ lệ vẫn được tuân thủ, các thức cổ điển vẫn mang tính áp đảo, song ở
nhiều cơng trình các chi tiết của kiến trúc Phục hưng, Baroque cũng được sử dụng.
22


Phong cách kiến trúc Tân-Cổ điển là phong cách kiến trúc áp đảo đối với các cơng
trình cơng cộng lớn ở Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc và cũng là phong cách mang dấu
ấn mạnh mẽ nhất của kiến trúc thời kỳ này. Ảnh hưởng của nó thật đáng buồn, là
cịn đến tận những cơng trình kiến trúc cơng cộng mới xây dựng cuối thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI ở Hà Nội. ( Hình 8 )
3. Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
Nhà 2-3 tầng, mái dốc lợp ngói, có hệ con sơn đỡ mái bằng gỗ mảnh hình
tam giác được tiện khắc cơng phu, hoạ tiết trang trí không nhiều nhưng khá tinh tế.
Phong cách kiến trúc địa phương Pháp được hình thành cùng với sự xuất
hiện của một lượng khá lớn người Pháp tới Hà Nội làm việc và sinh sống từ sau
năm 1900. Do vậy cũng bắt đầu từ thời gian này, một loạt biệt thự, trường học cho
người Pháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc địa phương Pháp.
Tuy nhiên kiến trúc phong cách địa phương Pháp xây dựng ở Hà Nội khơng
giống hồn tồn ở chính quốc mà đã mang nhiều tính cơng năng, thực dụng và dỡ
bỏ nhiều những hình thức trang trí ngun gốc. Những cơng trình phong cách này ở
Hà Nội nhìn chung mang đậm tính hồi cố, dun dáng, mang nhiều nét kiến trúc
các địa phương miền Bắc nước Pháp và vùng Paris, tuy nhiên đã có những biến đổi
nhất định để phù hợp với công năng mới và khí hậu nhiệt đới Việt Nam. ( Hình 9 )
4. Phong cách kiến trúc Art Deco
Hình khối giản dị mang tính hiện đại, đại đa số là mái bằng, sử dụng với liều
lượng vừa phải các hoạ tiết trang trí trên mặt đứng.
Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc
biệt mạnh mẽ vào những năm 1930, gắn liền với những hoạt động xây dựng mang

tính tư nhân với những kiến trúc sư và phong cách thiết kế cách tân, hiện đại, giản
dị và thực dụng, phù hợp với xu hướng kiến trúc đang phát triển ở Tây Âu và Bắc
Mỹ thời bấy giờ. Những cơng trình xây dựng theo xu hướng này thường sử dụng
những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết
hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị Đây
23


cũng là hình loại kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải biên nhằm tới sự hài
hồ với khí hậu và cảnh quan Hà Nội. ( Hình 10 )
5. Phong cách kiến trúc Đông Dương
Bố cục mặt bằng hình khồi đăng đối kiểu Châu Âu kinh điển. Sử dụng nhiều
thức cột, mái và các chi tiết kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Khmer, hệ thống cửa
lấy ánh sáng và thơng gió tự nhiên được chú trọng.
Phong cách kiến trúc Đông Dương được tạo ra nhằm phù hợp hơn với khí
hậu, thẩm mỹ, truyền thống văn hóa và cảnh quan của Hà Nội, thay thế những
phong cách kiến trúc không phù hợp trước đây như Tân Cổ điển,…quá trình này
được bắt đầu từ thập kỷ 1920 ở Hà Nội.
Kiến trúc theo phong cách Đông Dương là những công trình có cấu trúc mặt
bằng, hình khối hồn tồn theo kiểu Pháp thịnh hành lúc bấy giờ, nhưng đã có sự
tìm tịi, biến đổi về mặt khơng gian và cấu tạo kiến trúc nhằm tạo ra những cơng
trình có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, cảnh quan cũng như truyền
thống văn hoá bản địa. Các kiến trúc sư theo phong cách này thường sử dụng
những hình thức và chi tiết kiến trúc truyền thống Việt Nam, Khmer trong việc tạo
nên các bộ mái, ô văng che cửa, cùng các hoạ tiết trang trí khác. Nhìn chung đây là
phong cách thành công nhất trong việc tạo ra những cơng trình kiến trúc đẹp, hiện
đại, phù hợp với khí hậu, cảnh quan và văn hoá truyền thống bản địa thời kỳ Pháp
thuộc.
6. Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa
Nhà chính 2 tầng, mái dốc lợp ngói ống hoặc ngói tráng men, trang trí cầu

kỳ, sử dụng nhiều thức và chi tiết kiến trúc cổ điển Trung Hoa.
Kiến trúc phong cách Pháp-Hoa có lẽ cũng xuất phát từ ý tưởng muốn xây
dựng những cơng trình đáp ứng được cơng năng hiện đại nhưng vẫn mang màu sắc
kiến trúc Á Đông. Tuy nhiên, khác với các kiến trúc theo phong cách Đông Dương,
sử dụng đa phần cách thức kiến trúc, các yếu tố trang trí Việt Nam và Khmer, các
24


tác giả của các cơng trình Pháp-Hoa lại hầu như sử dụng cách thức và yếu tố trang
trí cổ điển Trung Hoa.
Kiến trúc phong cách Pháp-Hoa ở Hà nội thể hiện chủ yếu trong các dinh thự và
biệt thự. Các ngơi nhà theo phong cách này thường chỉ có 2 tầng với cách bố trí
tổng mặt bằng theo kiểu nhà chính - nhà phụ, đặc biệt ở các dinh thự thường có
vườn trước rất lớn có bố trí non bộ. Mái dốc lợp ngói ống, ngói tráng men, bốn góc
uốn cong và được trang trí khá cầu kỳ, con sơn đỡ mái dạng trồng đấu nhiếu lớp. Ở
một số công trình có hệ thống cột trịn với các tai cột ngang. Phần trang trí được
chú trọng nhiều với các yếu tố trang trí kiểu Trung Hoa cổ. Ở các cơng trình theo
phong cách Pháp - Hoa ít thấy những giải pháp lấy ánh sáng hay thơng gió tự nhiên
phù hợp với khí hậu Hà Nội. ( Hình 11 )
7. Phong cách kiến trúc Neo-Gothic
Mặt đứng ba nhịp với ba cửa vào, phần trung tâm thấp hơn có cửa sổ “hoa
hồng”, hai tháp cao ở hai bên. Bố trí nhiều cửa sổ cuốn nhọn kiểu Gothic, kính
màu được sử dụng rộng rãi.
Năm 1883, nhà thờ Saint Joseph còn gọi là Nhà thờ lớn được tiến hành xây
dựng trên nền đất cũ của chùa Báo Thiên và được hoàn thành năm 1888. Cùng với
sự xâm nhập của đạo Thiên Chúa, rất nhiều nhà thờ lớn nhỏ cũng đựơc xây dựng ở
các xứ đạo nội, ngoại thành Hà Nội trong thời gian sau đó.
Đặc điểm của kiến trúc nhà thờ ở Hà Nội đa phần là mơ phỏng hình thức kiến trúc
Gothic Pháp nhưng được giản lược rất nhiều. Đó là cách tổ chức mặt bằng hình chữ
thập, mặt đứng ba nhịp, nhịp giữa là lối vào chính, phía trên có cửa sổ “hoa hồng”,

hai bên là các lối vào phụ phía trên là tháp chuông. Tuy nhiên, khác với các nhà thờ
Gothic Pháp sử dụng rất nhiều yếu tố trang trí, kiến trúc nhà thờ Hà Nội chỉ tổ chức
nhiều cửa sổ hình cuốn nhọn kiểu Gothic mà hầu như khơng thêm vào các yếu tố
trang trí nên trơng khá khơ khan. Nhìn chung thì phong cách Neo - Gothic ở Hà
Nội gắn liền với kiến trúc nhà thờ Công giáo, giá trị về mặt thẩm mỹ chưa cao song
lại mang nhiều giá trị về mặt lịch sử và cảnh quan. ( Hình 12 )
25


×