Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Hội thảo khoa học cấp trường TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 219 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP: QUY ĐỊNH QUỐC
TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

HÀ NỘI, NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2023


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CẤP TRƯỜNG
“TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP: QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM”
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2023
- Chủ trì: Lãnh đạo Trường/Trưởng Ban tổ chức Hội thảo
- Thư ký: ThS. Nguyễn Mai Linh
Thời gian

Nội dung

Thực hiện

7h45 – 8h05

Đăng ký đại biểu

Ban tổ chức



8h05 – 8h10

Giới thiệu đại biểu

Ban tổ chức

8h10 – 8h15

Phát biểu khai mạc Hội thảo

Lãnh đạo Trường/Trưởng Ban tổ chức

Phiên I

8h15 – 8h30

PGS.TS. Vũ Công Giao
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Quyền Con người và Quyền Công dân,
Tổng quan quy định quốc tế về trách
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc
nhiệm xã hội của doanh nghiệp
gia Hà Nội;
và ThS.NCS. Nguyễn Mạnh Tuân
Trường Đại học Hải Dương

8h30 – 8h45

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của

doanh nghiệp theo các FTA thế hệ
mới và những vấn đề pháp lý đặt ra
cho Việt Nam

ThS. Phạm Thanh Hằng
Phó trưởng Bộ mơn Pháp luật thương
mại hàng hố và dịch vụ quốc tế, Khoa
Pháp luật thương mại quốc tế, Trường
Đại học Luật Hà Nội

8h45 – 9h00

Trách nhiệm phòng, chống tham
nhũng của doanh nghiệp dưới góc ThS.NCS. Nguyễn Hà Thanh
độ pháp luật hình sự - Kinh nghiệm Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Ban Nội
quốc tế và khuyến nghị cho Việt chính Trung ương
Nam

9h00 – 9h15

PGS.TS. Nguyễn Bá Bình
Bộ ngun tắc hướng dẫn về kinh Trưởng Khoa Pháp luật thương mại
doanh và quyền con người của Liên quốc tế;
Hợp quốc và một số lưu ý cho Việt và ThS. Trần Thu Hiền
Nam
Khoa Pháp luật thương mại quốc tế,
Trường Đại học Luật Hà Nội
1



Thời gian

Nội dung

Thực hiện

9h15 – 9h45

Thảo luận

9h45 – 10h00

Nghỉ giải lao
Phiên II

10h00 – 10h15

Bộ nguyên tắc của OECD dành cho
các công ty đa quốc gia về kinh PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
doanh có trách nhiệm và những lưu Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại
ý đối với Việt Nam

10h15 – 10h30

học Ngoại Thương

Trách nhiệm bảo vệ quyền con TS. Nguyễn Thị Anh Thơ
người của doanh nghiệp theo các Phó trưởng Khoa Pháp luật thương
BIT và những vấn đề pháp lý đặt ra mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà
cho Việt Nam


Nội

10h30 – 10h45

PGS.TS. Bành Quốc Tuấn
Pháp luật về trách nhiệm xã hội của
Giám đốc Viện đào tạo sau đại học,
doanh nghiệp - Kinh nghiệm một số
Trường Đại học Thủ Dầu Một;
quốc gia và khuyến nghị cho Việt
và ThS.Nguyễn Hoàng Anh
Nam
Trường Đại học Thủ Dầu Một

10h45 – 11h00

TS. Trần Anh Tuấn
Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm Trưởng phòng Pháp luật thương mại,
xã hội của doanh nghiệp
tài chính và tổng hợp, Vụ Pháp luật
quốc tế, Bộ Tư pháp

11h00 – 11h30
11h30 – 11h45

Thảo luận
Lãnh đạo Trường/ Trưởng Ban tổ chức

Phát biểu kết thúc Hội thảo


TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC
PGS.TS. Nguyễn Bá Bình
Trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế

2


MỤC LỤC BÀI VIẾT HỘI THẢO
STT

CHUYÊN ĐỀ
Tổng quan quy định quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.

2.

TRANG
6

PGS.TS. Vũ Công Giao
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền Con người và Quyền Công dân,
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
ThS.NCS. Nguyễn Mạnh Tuân
Trường Đại học Hải Dương
Bộ nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyền con người của Liên Hợp
quốc và một số lưu ý cho Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Bá Bình
Trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế,

Trường Đại học Luật Hà Nội

21

ThS. Trần Thu Hiền
Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
Bộ Nguyên tắc của OECD dành cho các cơng ty đa quốc gia về kinh doanh
3.

4.

39

có trách nhiệm và những lưu ý đối với Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
Phó trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương
Trách nhiệm tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp theo các FTA
thế hệ mới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hải

61

Phó Viện trưởng Viện Quyền Con người,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

5.

6.

Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp theo các BIT và

những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Anh Thơ
Phó trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế,
Trường Đại học Luật Hà Nội

71

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo các FTA thế hệ mới
và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
ThS. Phạm Thanh Hằng

90

Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

3


Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo các BIT và những
7.

106

vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
ThS. Trần Phương Anh
Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
Quy định của UN và ILO về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với

8.


121

nhóm lao động yếu thế và những lưu ý đối với Việt Nam
ThS. Đỗ Thu Hương
Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

9.

10.

Trách nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn lao động trong doanh nghiệp theo các
BIT và những vấn đề pháp lý đối với Việt Nam

134

ThS.NCS. Lê Đình Quyết
Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội
Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của doanh nghiệp dưới góc độ
pháp luật hình sự - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

145

ThS.NCS. Nguyễn Hà Thanh
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Ban Nội chính Trung ương

11.

Trách nhiệm phịng, chống tham nhũng của doanh nghiệp theo các BIT và
những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
TS. Trần Thị Hồng Nhung


157

Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Xu hướng nội luật hóa và ban hành các quy định về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới: một số gợi mở cho Việt
Nam
12.

TS. Đào Gia Phúc
Viện trưởng Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh,
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
ThS. Nguyễn Phương Quỳnh Chi
Nghiên cứu viên Viện Pháp luật Quốc tế và So sánh,
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

4

167


Pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Kinh nghiệm một số

182

quốc gia và khuyến nghị cho Việt Nam
PGS.TS. Bành Quốc Tuấn
Giám đốc Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một

13.


ThS. Nguyễn Hoàng Anh
Trường Đại học Thủ Dầu Một
Trách nhiệm của công ty đa quốc gia trong việc đảm bảo việc làm bền
vững cho người lao động: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt
14.

191

Nam
TS. Lê Quỳnh Mai
ThS. Trần Thị Việt Hà
Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân
Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

15.

TS. Trần Anh Tuấn
Trưởng phịng Pháp luật thương mại, tài chính và tổng hợp,
Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp

5

208


TỔNG QUAN QUY ĐỊNH QUỐC TẾ VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP
PGS.TS. Vũ Cơng Giao*
ThS.NCS. Nguyễn Mạnh Tn**

Tóm tắt: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện đã trở thành những tiêu
chuẩn tồn cầu, vì vậy, việc nghiên cứu những quy định quốc tế về vấn đề này là rất
cần thiết để có thể thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam. Bài viết
nhận diện nội hàm, khái qt hố và sơ bộ phân tích so sánh những tiêu chuẩn quốc tế
cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, bài viết liên hệ và gợi
mở phương hướng thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong
thời gian tới.
Từ khoá: Doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, hướng dẫn quốc tế.
Dẫn nhập: Khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate
Social Responsibility - CSR) được đề xướng từ thế kỷ XIX và tiếp tục được thảo luận
bởi nhiều học giả cho đến ngày nay. Có nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Ví dụ,
Keith Davis (1973) cho rằng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự quan tâm và
phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu
cầu pháp lý, kinh tế, cơng nghệ”.1 Trong khi đó, Archie Carroll (1999) cho rằng,
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức
và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất
định. Theo đó, nó bao gồm trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.”2 Matten
và Moon (2004) thì định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái
niệm bao trùm, bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp
làm từ thiện, cơng dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm mơi trường”.3
Dù vậy, nhìn từ góc độ khái quát quát nhất, có thể hiểu CSR là một nguyên tắc
kinh doanh mà các doanh nghiệp tự nguyện chấp nhận, theo đó hoạt động của các
doanh nghiệp khơng chỉ nhằm mục tiêu tạo lợi nhuận mà cịn góp phần thúc đẩy các
lợi ích chung cho xã hội, mơi trường, và cộng đồng nơi mà doanh nghiệp đang kinh
doanh. Như vậy, CSR không chỉ là việc doanh nghiệp tiến hành các hoạt động từ thiện,
* Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
** Trường Đại học Hải Dương.
1
Davis, K. (1973) The Case for and against Business Assumption of Social Responsibilities. Academy of

Management Journal, 16, 312-323.
2
Carroll, A. B. (1999). Corporate Social Responsibility: Evolution of a Definitional Construct. Business &
Society, 38(3), 268–295.
3
Moon, J., & Matten, D. (2004). Corporate Social Responsibility Education Europe. Journal of Business Ethics,
54, 323-337.

6


mà nó bao gồm một loạt các hành động và cam kết để đảm bảo rằng hoạt động kinh
doanh của họ có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường.
Trên thế giới hiện nay, CSR đã trở thành một phần khơng thể thiếu để xây dựng
hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp, thu hút nhân tài, tạo lòng tin từ khách hàng và
cộng đồng, đồng thời đóng vai trị quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển
bền vững của xã hội và môi trường tự nhiên4.
Để cung cấp một góc nhìn tổng quan về các quy định quốc tế về trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp, bài viết này khái quát hoá và bước đầu so sánh các quy định cơ
bản của bốn văn kiện nêu trên. Trên cơ sở đó, bài viết liên hệ và gợi mở phương hướng
thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới
1. Khái quát nguồn quy định quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
Mặc dù khái niệm CSR chỉ mang tính khuyến khích, song đã được ghi nhận
trong nhiều văn kiện quốc tế, trong đó tiêu biểu là: (i) Hướng dẫn của OECD dành cho
Doanh nghiệp Đa quốc gia (OECD Guidelines for Multinational Enterprises); (ii)
Hướng dẫn ISO 26000 về Trách nhiệm xã hội (ISO 26000 Guidance on Social
Responsibility), (iii) Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc (UN Global Compact UNGC) và (iv) Các Nguyên tắc hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhân
quyền (UN Guiding Principles on Business and Human Rights - UNGP).
Những văn kiện nêu trên đề cập đến những khía cạnh quan trọng nhất của CSR,

bao gồm: (i) Trách nhiệm Xã hội: Doanh nghiệp cam kết thực hiện các hoạt động xã
hội có lợi, như hỗ trợ cộng đồng, giáo dục, y tế, và các chương trình xã hội khác; (ii)
Bảo vệ Mơi trường: Doanh nghiệp cam kết thực hiện các biện pháp để giảm tác động
của hoạt động kinh doanh lên môi trường, bao gồm tiết kiệm năng lượng, quản lý chất
thải, và hỗ trợ cho các giải pháp bền vững; (iii) Đạo đức Kinh doanh: Doanh nghiệp
cam kết hành xử có đạo đức trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, tránh
tham nhũng và hành xử minh bạch, trung thực; (iv) Quản lý Chuỗi cung ứng: Doanh
nghiệp đảm bảo rằng tất cả các đối tác và nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội
và môi trường; (v) Chất lượng cuộc sống của Nhân viên: Doanh nghiệp cam kết tạo ra
môi trường làm việc lành mạnh, công bằng và đảm bảo nhân viên được trả lương công
bằng; (vi) Phát triển Kinh tế Bền vững: Doanh nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế bền
vững bằng cách hỗ trợ các hoạt động kinh doanh tạo việc làm và phát triển kinh tế ổn
định; (vii) Minh bạch và Báo cáo: Doanh nghiệp cam kết báo cáo và công bố các hoạt
động một cách minh bạch để giúp cổ đông và người tiêu dùng đánh giá về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp.
4

Emmanuel Akanpaadgi (2023), Corporate Social Responsibility and Business Practices, Journal of Human
Resource and Sustainability Studies, Vol.11 No.1, March 14, 2023.

7


Các văn kiện nêu trên đều thuộc dạng “luật mềm” – tức là khơng có tính ràng
buộc về mặt pháp lý như các điều ước quốc tế, song có giá trị xã hội rất lớn, vì thế
ngày càng được các doanh nghiệp tuân thủ.
Dựa trên khái niệm CSR, gần đây các tổ chức quốc tế đã cổ vũ cho một khái
niệm mới, có tính ràng buộc cao hơn, đó là khái niệm “thực hành kinh doanh có trách
nhiệm” (Responsible Business Practices -RBP). Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD), RBP có nghĩa là “đóng góp tích cực cho sự tiến bộ về kinh tế, môi

trường và xã hội của các quốc gia mà doanh nghiệp đang hoạt động, phòng tránh và
giải quyết những tác động tiêu cực của các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trong
chuỗi cung ứng”5. Từ một góc nhìn khác, khái niệm RBP được hiểu là “Việc thực
hành các hoạt động kinh doanh trên cơ sở tuân thủ pháp luật và thực hiện các biện
pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải
quyết các nguy cơ tiềm ẩn bằng việc phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp
khắc phục thích hợp khi xảy ra vi phạm các tiêu chuẩn liên quan6.
Như vậy, về bản chất khái niệm “thực hành kinh doanh có trách nhiệm” đồng
nhất với khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, vì vậy, đơi khi hai khái
niệm này được dùng lẫn cho nhau.7 Khác biệt chủ yếu giữa hai khái niệm này đó là,
nếu như CSR được hiểu là mang tính khuyến khích thì RBP được hiểu là mang tính
bắt buộc.8
Trong thời gian qua, Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác như Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD) đã tích cực
tham gia vào việc thúc đẩy xây dựng một văn kiện có tính ràng buộc pháp lý về RBP
nhưng chưa thành cơng9. Chính vì vậy, bốn Hướng dẫn quốc tế tiêu biểu về CSR đề
cập ở trên vẫn là nền tảng cho những nỗ lực của các tổ chức quốc tế trong việc thúc
đẩy RBP. Những nguyên tắc và tiêu chuẩn trong các bản Hướng dẫn đó hiện đang
được xem là nội dung nền tảng của RBP.
Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một cơng cụ pháp lý quốc tế nào có tính ràng
buộc các quốc gia về RBP, song ngày càng có nhiều ý kiến nhất trí về sự cần thiết phải
có một điều ước quốc tế về vấn đề này. Động lực gần đây nhất cho việc xây dựng một
5

OECD,
Responsible
Business
Conduct
and
the

sustainable
development
goals,
truy cập ngày 5/9/2023
6
UNGP. Nguyên tắc 11, Nguyên tắc nền tảng A.
7
Cambridge TECHNICALS LEVEL 3, BUSINESS. Unit 17: Responsible business practices,
truy cập ngày 5/9/2023. Cũng xem
Annmarie Ryan, Lisa O'Malley, Michele o'dwyer (2010), Responsible Business Practice: Re-Framing CSR for
Effective SME Engagement, European J. International Management, Vol. X, No. Y, XXXX
8
UNDP Việt Nam, Tham vấn Chương trình hành động quốc gia về thực hành kinh doanh có trách nhiệm,
13/12/2022,
truy cập ngày 5/9/2023
9
Xem thêm Surya Deva, ‘The UN Guiding Principles on Business and Human Rights and Its Predecessors:
Progress at a Snail’s Pace?’ in Ilias Bantekas and Michael Ashley Stein (eds.), Cambridge Companion to
Business and Human Rights Law (Cambridge: Cambridge University Press, 2021) 145-173.

8


điều ước quốc tế như vậy là việc Ủy ban Châu Âu công bố dự thảo Chỉ thị về sự cẩn
trọng (due deligence) của doanh nghiệp về phát triển bền vững vào tháng 2 năm 202210
. Chỉ thị này được xây dựng dựa trên các đạo luật về sự cẩn trọng về quyền con người
(HRDD) tại một số quốc gia châu Âu (Pháp, Đức, Na-Uy, Hà Lan và Thụy Sỹ)11.
Dù chưa có một điều ước quốc tế riêng, nhưng trong thực tế, vấn đề RBP đã
được lồng ghép vào nội dung của nhiều hiệp định song phương và khu vực về đầu tư và
thương mại quốc tế, trong đó bao gồm các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

(FTA). Liên Hợp Quốc (LHQ) xem RBP là một nội dung quan trọng trong hoạt động
của mình trên tồn thế giới, vì thế đã nỗ lực thúc đẩy việc thực hiện các Nguyên tắc
hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và quyền con người (UNGP) thông qua việc hỗ trợ
các quốc gia xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia (NAP). Dựa trên sự hỗ trợ của
Liên hợp quốc, nhiều nước đã xây dựng NAP nhằm tạo lập công cụ chính sách để
thúc đẩy việc thực hiện RBP12. Tính từ khi UNGP được thơng qua đến 2021, đã có
khoảng 30 quốc gia đã xây dựng NAP, 21 quốc gia cũng đang trong quá trình xây
dựng và 10 quốc gia khác đã dự kiến xây dựng13. Tại châu Á, các nước như Thái Lan,
Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có NAP, trong khi Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và
Mông Cổ đang trong q trình xây dựng Kế hoạch này.14 Ngồi ra cịn một số nước đã
lồng ghép vấn đề RBP vào một số chương trình hành động khác, ví dụ như Trung
Quốc.
2. Nội dung các văn kiện quốc tế cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
2.1. Hướng dẫn của OECD dành cho Doanh nghiệp Đa quốc gia15
Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho Doanh
nghiệp Đa quốc gia là một tài liệu quan trọng nhằm hỗ trợ các công ty đa quốc gia
trong việc thực hiện CSR trong quá trình kinh doanh trên thế giới. Tài liệu này giúp
các doanh nghiệp đa quốc gia và các doanh nghiệp nói chung hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng của việc thực hiện CSR trong hoạt động kinh doanh quốc tế, cũng như cách thực
thực hiện CSR một cách hiệu quả. Dưới đây là một số điểm chính trong Hướng dẫn
này16:
10

Xem truy cập ngày 5/9/2023.
developmentson-mhrdd/, truy cập ngày 5/9/2023.
12
Nguyễn, M., Bensemann, J. và Kelly, S., ‘Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam: Khung khái
niệm’, Tạp chí Quốc tế về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, (2018), 0180032-5. truy cập ngày 5/9/2023.
13

và truy cập ngày 5/9/2023.
14
và truy cập ngày 5/9/2023.
15
Xem các tài liệu liên quan tại truy cập ngày 5/9/2023.
16
OECD (2021), Xây dựng chuỗi giá trị tồn cầu có khả năng phục hồi và bền vững hơn thơng qua hành
vi kinh doanh có trách nhiệm, truy cập ngày 5/9/2023.
11

9


- Chấp nhận trách nhiệm xã hội: Hướng dẫn của OECD khuyến khích các
doanh nghiệp đa quốc gia chấp nhận trách nhiệm xã hội và trách nhiệm về nhân quyền
trong tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, bao gồm cả ở cấp độ quốc tế, và
đối với tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng.
- Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia: Hướng dẫn yêu cầu các doanh nghiệp
đa quốc gia tuân thủ tất cả những quy định của pháp luật quốc tế và quy định của pháp
luật các quốc gia liên quan đến kinh doanh của họ, bao gồm các quy tắc và tiêu chuẩn
về môi trường, nhân quyền, lao động và chống tham nhũng.
- Tuân thủ đạo đức kinh doanh: Hướng dẫn khuyến nghị rằng các doanh nghiệp
đa quốc gia nên tuân thủ các nguyên tắc và giá trị đạo đức trong các hành vi và quyết
định kinh doanh của họ. Điều này có thể bao gồm việc phát triển các Chỉ tiêu Xã hội
và Môi trường (ESG) cụ thể.
- Trách nhiệm trong Chuỗi Cung ứng: Hướng dẫn khuyến nghị rằng các doanh
nghiệp đa quốc gia cần thúc đẩy việc tuân thủ các nguyên tắc CSR trong chuỗi cung
ứng của mình và cần hỗ trợ các nhà cung cấp và đối tác trong việc cải thiện hiệu suất
xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh của họ.
- Minh bạch và Báo cáo: Hướng dẫn khuyến nghị rằng các doanh nghiệp đa

quốc gia nên báo cáo về các hoạt động CSR của mình một cách minh bạch và đầy đủ
để cho phép cổ đông và các bên liên quan đánh giá hiệu suất xã hội của họ.
Như vậy, có thể thấy Hướng dẫn của OECD cung cấp một cơ sở quan trọng để
các doanh nghiệp đa quốc gia thực hiện CSR một cách có trách nhiệm và bền vững.
Nó cũng giúp tạo ra mơi trường kinh doanh quốc tế tích cực và đóng góp vào sự phát
triển bền vững của xã hội và môi trường trên thế giới.
2.2. Hướng dẫn ISO 26000 về Trách nhiệm xã hội17
Hướng dẫn ISO 26000 là một tài liệu quan trọng về CSR, được xây dựng bởi
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Tài liệu này cung cấp ý kiến tư vấn và khung
khổ nội dung cho các doanh nghiệp và tổ chức trong việc thực hiện và tích hợp CSR
vào hoạt động kinh doanh của họ.
Tài liệu bao gồm các định nghĩa, quy định về nền tảng, nguyên tắc và bảy chủ
đề cốt lõi về CSR đó là: quản trị tổ chức, nhân quyền, thực hành lao động, môi trường,
điều hành công bằng, quyền của người tiêu dùng và phát triển cộng đồng18. Để cụ thể
hố chủ đề cốt lõi có 37 tiêu chí liên quan.
Dưới đây là các nội dung chính trong Hướng dẫn ISO 2600019:
17

ISO 26000 Guidance on Social Responsibility, truy
cập ngày 5/9/2023.
18
ISO
26000,
Social
responsibility:7
core
subjects,
truy cập ngày 5/9/2023.
19
ISO

26000,
Social
responsibility
Discovering
ISO
26000,
truy cập ngày 5/9/2023.

10


- Phạm vi và Nguyên tắc: ISO 26000 xác định phạm vi của CSR và đề xuất một
loạt các nguyên tắc để hướng dẫn các doanh nghiệp và tổ chức tuân thủ CSR. Các
nguyên tắc này bao gồm trách nhiệm, khả năng đối với tác động xã hội, đạo đức, trong
sạch, tuân thủ luật pháp, minh bạch, và tạo giá trị cho xã hội và môi trường.
- Các bên liên quan: ISO 26000 nhấn mạnh sự quan tâm đối với các bên liên
quan, bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cộng đồng, và mơi trường tự nhiên.
Nó khuyến khích doanh nghiệp tương tác với các bên liên quan để đáp ứng nhu cầu và
kỳ vọng của họ.
- Chuỗi cung ứng: ISO 26000 thúc đẩy việc quản lý trách nhiệm xã hội trong
chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp và đối tác của họ
cũng tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội và môi trường.
- Báo cáo và Minh bạch: ISO 26000 khuyến khích việc báo cáo các hoạt động
CSR nhằm tạo sự minh bạch trong việc đánh giá hiệu suất xã hội của doanh nghiệp.
- Công cụ hỗ trợ: ISO 26000 không nêu ra các yêu cầu bắt buộc, thay vào đó
nêu những nguyên tắc cơ bản để các doanh nghiệp và tổ chức có thể tn thủ. Văn
kiện cũng cung cấp các cơng cụ hỗ trợ, ví dụ như lời khuyên, để giúp tổ chức thực hiện
CSR một cách hiệu quả và linh hoạt.
Có thể thấy nhiều nội dung nêu trên của Hướng dẫn ISO 26000 tương đồng với
nội dung Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); vì vậy, đây

cũng là một tài liệu quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện CSR
một cách có trách nhiệm và bền vững, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội
và môi trường tự nhiên.
2.3. Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc20
Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc là một sáng kiến chính sách tồn cầu
dành cho doanh nghiệp. Hiệp ước do Liên Hợp Quốc chủ trương xây dựng, nhằm thúc
đẩy các hoạt động của doanh nghiệp mà đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêu
phát triển bền vững để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Văn kiện này bao gồm mười
nguyên tắc chung cho hoạt động của doanh nghiệp gắn với CSR. Các nguyên tắc này
được xây dựng dựa trên các công ước quốc tế được thừa nhận rộng rãi trong bốn lĩnh
vực: nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng. Các doanh nghiệp có từ
10 nhân viên trở lên có thể tham gia Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc và được
chấp nhận vào cơ sở dữ liệu của Hiệp ước. Khi tham gia, doanh nghiệp phải cam kết
biến mười nguyên tắc của Hiệp ước thành một phần trong các hoạt động kinh doanh
của mình và báo cáo hàng năm về tiến độ thực hiện Hiệp ước cho Liên hợp quốc.21

20

truy cập ngày 5/9/2023.
United Nations, The UN Global Compact: Finding Solutions to Global Challenges, truy cập ngày 5/9/2023.
21

11


Thơng thường, các doanh nghiệp tham gia Hiệp ước vì nó có vai trị quan trọng
trong việc phát triển và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng, nhân viên và đối
tượng hữu quan khác. Bên cạnh đó, khi tham gia Hiệp ước, các doanh nghiệp có thể có
lợi thế trong việc tiếp cận các thị trường mới, thu hút và giữ chân các đối tác kinh
doanh, phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới; làm tăng sự hài lòng và năng suất lao

động của nhân viên.
10 nguyên tắc của Hiệp ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc bao gồm:22
Nguyên tắc 1: Hỗ trợ và tôn trọng bảo vệ các quyền con người mà đã được
cộng đồng quốc tế công nhận
Nguyên tắc 2: Đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh khơng dính líu đến việc
vi phạm nhân quyền
Nguyên tắc 3: Tán thành quyền tự do lập hội và thực sự công nhận quyền
thương lượng tập thể của người lao động
Nguyên tắc 4: Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc
Nguyên tắc 5: Loại bỏ việc sử dụng lao động trẻ em
Nguyên tắc 6: Loại bỏ sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng và việc làm
Nguyên tắc 7: Áp dụng phương pháp phòng ngừa đối với các thách thức từ mơi
trường
Ngun tắc 8: Thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với mơi trường
Ngun tắc 9: Khuyến khích phát triển và phổ biến các công nghệ thân thiện
với môi trường
Nguyên tắc 10: Chống tham nhũng dưới mọi hình thức, bao gồm đòi hối lộ và
đưa hối lộ.
2.4. Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhân
quyền23
Các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên hợp quốc về Kinh doanh và Nhân quyền
phản ánh quan điểm của Liên hợp quốc về cách thức mà các chính phủ và doanh
nghiệp cần hành động trong vấn đề nhân quyền, trong đó bao gồm các quyền trong
lĩnh vực lao động. Tài liệu này được cơng bố vào năm 2011 và nhanh chóng được
chấp nhận rộng rãi như là một bước tiến quan trọng trong việc xác định và thúc đẩy
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với quyền con người.
Các Nguyên tắc Hướng dẫn này được hình thành trên cơ sở thừa nhận: a) Nghĩa
vụ của các quốc gia về việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền và tự do cơ bản của
con người; b) Vai trò của các doanh nghiệp, với tư cách là một bộ phận đặc biệt của xã
22


United Nations Global Compact, The Ten Principles of the UN Global Compact,
truy cập ngày 5/9/2023.
23
truy cập
ngày 5/9/2023.

12


hội, thực hiện các chức năng đặc thù, được yêu cầu phải tuân thủ tất cả quy định pháp
luật hiện hành và tôn trọng quyền con người; c) Sự cần thiết bảo đảm sự tương xứng
giữa quyền và nghĩa vụ, cũng như có các biện pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả khi
có vi phạm quyền.
Văn kiện được áp dụng cho tất cả quốc gia và doanh nghiệp, bao gồm doanh
nghiệp xuyên quốc gia và các loại hình khác, bất kể quy mô, lĩnh vực, địa điểm, chủ sở
hữu và cơ cấu quản trị. Về hình thức, văn kiện là một tổng thể hoàn chỉnh các nguyên
tắc mà cần được xem xét, riêng biệt hoặc cùng với nhau, trong một mục tiêu chung
nhằm nâng cao các tiêu chuẩn và thực hành liên quan đến kinh doanh và quyền con
người, đặc biệt là với các cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng, từ đó góp phần vào q
trình tồn cầu hoá một cách bền vững.
Dưới đây là những nội dung chính của các Nguyên tắc Hướng dẫn của Liên
hợp quốc về Kinh doanh và Nhân quyền24:
- Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có nghĩa vụ tơn trọng quyền con người.
Ngun tắc này xác định rằng khơng chỉ chính phủ, mà cả doanh nghiệp cũng phải
đảm bảo rằng họ không vi phạm quyền con người trong quá trình kinh doanh của
mình.
- Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Mặc dù doanh
nghiệp có trách nhiệm tôn trọng nhân quyền, Nhà nước vẫn phải đảm bảo rằng doanh
nghiệp tuân thủ các quy tắc và luật pháp về nhân quyền.

- Doanh nghiệp nên thực hiện tiêu chuẩn kinh doanh và nhân quyền. Các doanh
nghiệp nên xác định, ngăn chặn và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với quyền con
người mà họ có thể gây ra thơng qua hoạt động kinh doanh của họ.
- Cần tạo ra cơ chế bồi thường cho những người bị ảnh hưởng. Khi có vi phạm
quyền con người do hoạt động kinh doanh của họ gây ra, doanh nghiệp nên đảm bảo
có cơ chế bồi thường cho những người bị ảnh hưởng.
- Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm. Doanh nghiệp nên cơng khai thơng
tin về tình hình thực hiện các tiêu chuẩn kinh doanh và nhân quyền của họ và phải chịu
trách nhiệm về những hậu quả của các vi phạm.
3. So sánh nội dung cơ bản của bốn Hướng dẫn quốc tế25
Mục đích của cả bốn Hướng dẫn nêu trên là thiết lập một nền tảng quốc tế
chung cho việc ứng xử kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp. Các Hướng
24

OHCHR, Guiding Principles on Business and Human Rights: Implementing the United Nations 'Protect,
Respect
and
Remedy'
Framework,
truy cập
ngày 5/9/2023.
25
Mục này tham khảo từ: A comparison of 4 international guidelines for CSR (OECD Guidelines for
Multinational Enterprises ISO 26000 Guidance on Social Responsibility, UN Global Compact, UN Guiding
Principles on Business and Human Rights) Prepared by Marie Gradert and Peter Engel, Danish Standards for
Danish Business Authority, January 2015. ISBN nr 978-87-90774-62-2

13



dẫn đó tuy có những nội dung giống nhưng đồng thời có cách tiếp cận và những nội
dung đặc thù, bổ sung cho nhau. Nội dung của các Hướng dẫn bao gồm rất nhiều vấn
đề lớn và vấn đề phụ, với cách diễn đạt cũng như cách sử dụng các từ và thuật ngữ cụ
thể khác nhau đáng kể. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng
các nguyên tắc phù hợp nhất với hoạt động của mình.
Một số nội dung xuất hiện trong cả bốn Hướng dẫn, ví dụ như việc đánh giá chi
tiết. Về cơ bản, đây là một quy trình mà qua đó các điều kiện của doanh nghiệp trong
một hoặc nhiều lĩnh vực được phân tích để xác định rủi ro, chi phí và lợi ích. Trong cả
bốn Hướng dẫn quốc tế về CSR đã nêu trên, đánh giá chi tiết cũng là một phương pháp
để doanh nghiệp xác định cách thức giải quyết những thách thức trong việc thực hiện
CSR. Phương pháp này bao gồm việc xác định các tác động bất lợi thực sự và có thể
xảy ra đối với xã hội, môi trường và kinh tế, ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động
đó, khắc phục những thiệt hại đã gây ra và công khai thông tin về quá trình đó thực
hiện CSR.
Từ góc độ nội dung, cả bốn Hớng dẫn đều đề cập những chủ đề sau, tuy cách
thức và mức độ đề cập không đồng nhất như nhau, đó là: Quyền con người; Người lao
động; Mơi trường; Các vấn đề kinh tế và kinh doanh; Vấn đề người tiêu dùng; Phát
triển cộng đồng.
Về vấn đề quyền con người: Cả bốn Hướng dẫn đều dựa trên Tuyên ngôn Toàn
cầu về Nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc để đề cập đến việc tôn trọng quyền
con người. Bốn Hướng dẫn đều đề cập đến cam kết của Nhà nước và doanh nghiệp
trong việc bảo vệ quyền con người. Ngoài ra, bốn Hướng dẫn đều quy định, hoạt động
của doanh nghiệp phải dựa trên quy trình thẩm định, đánh giá những tác động bất lợi
trên thực tế đối với nhân quyền và việc phòng ngừa, giảm thiểu những tác động bất lợi
về nhân quyền, các biện pháp khắc phục cũng như việc cơng khai thơng tin về q
trình đó.
Người lao động: Điểm chung của bốn Hướng dẫn là đều dựa trên Tuyên bố của
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về các Nguyên tắc và Quyền Cơ bản tại nơi làm việc
năm 1998. Điều này có nghĩa là các Hướng dẫn đều hướng đến việc giải quyết các vấn
đề liên quan đến quan hệ việc làm, quyền của người lao động, bao gồm quyền tham

gia cơng đồn và thương lượng tập thể; vấn đề xóa bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt
buộc, xóa bỏ lao động trẻ em và xoá bỏ sự phân biệt đối xử liên quan đến việc làm và
nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 còn giải quyết các vấn đề về
giới hạn giờ làm việc hàng tuần, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, tiền lương, việc
làm của lực lượng lao động địa phương, việc cung cấp dịch vụ giáo dục và phát triển
kỹ năng, cơ chế xử lý các vấn đề phát sinh giữa người sử dụng lao động và tổ chức của
14


người lao động. Trong khi đó, Hướng dẫn UNGP cung cấp gợi ý cho doanh nghiệp
thiết lập quy trình thẩm định về bảo vệ quyền của người lao động, bao gồm việc xác
định các tác động bất lợi tiềm ẩn và thực tế đối với nhân quyền, giải pháp phòng ngừa,
giảm thiểu các tác động đó và việc khắc phục, đền bù cho nạn nhân bị vi phạm quyền
(ví dụ như bồi thường).
Môi trường: Điểm chung trong các Hướng dẫn của OECD, ISO 26000 và
UNGC là chúng đều được xây dựng dựa trên Tuyên bố Rio của Liên hợp quốc về Môi
trường và Phát triển. Hơn nữa, cả Hướng dẫn ISO 26000 và OECD đều đề cập đến
quản lý môi trường và bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (về quản lý môi trường và các công cụ
liên quan) như một khuôn khổ tổng thể để giải quyết các vấn đề môi trường một cách
có hệ thống. Điểm chung khác trong Hướng dẫn của OECD, ISO 26000 và UNGC là
chúng đều đề cập đến cách tiếp cận thận trọng đối với các thách thức về môi trường,
và khuyến nghị các doanh nghiệp nên thực hiện những sáng kiến nhằm thúc đẩy các
hoạt động và trách nhiệm thân thiện với môi trường, bao gồm việc phát triển và phổ
biến các công nghệ thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, nội dung Hướng dẫn ISO 26000 chi tiết hơn UNGC và OECD xét
về quy định cách thức doanh nghiệp có thể đóng góp vào việc này, ví dụ như bằng
cách tích cực sử dụng phần lớn sản phẩm từ các nhà cung cấp áp dụng cơng nghệ và
quy trình thân thiện với mơi trường và bền vững. Cả Hướng dẫn của OECD và ISO
26000 đều tập trung vào cách tiếp cận có hệ thống đối với môi trường nhằm tôn trọng

và thúc đẩy trách nhiệm với môi trường cũng như quản lý rủi ro môi trường. Điều này
có thể liên quan đến việc xác định, đo lường, ghi chép, báo cáo, đánh giá và xử lý các
vấn đề mơi trường. Theo đó, một doanh nghiệp nên tìm cách cải thiện liên tục kết quả
và hoạt động mơi trường của mình và tốt nhất là trong tồn bộ chuỗi giá trị của mình.
Hướng dẫn OECD và ISO 26000 cũng đều đề cập đến vấn đề giáo dục và đào tạo nhân
viên về môi trường cũng như duy trì các kế hoạch dự phịng để ngăn ngừa, giảm thiểu,
kiểm soát thiệt hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường, đồng thời báo cáo
với các cơ quan có thẩm quyền. Hướng dẫn ISO 26000 cung cấp ý kiến tư vấn cho các
doanh nghiệp về cách họ nên làm để ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững,
giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ và phục hồi mơi trường. Riêng
Hướng dẫn UNGP thì khơng có quy định cụ thể về cách thức giải quyết các vấn đề
môi trường.
Các vấn đề kinh tế và kinh doanh: Chủ đề này bao gồm một số vấn đề khác
nhau trong các lĩnh vực kinh tế và kinh doanh. Liên quan đến chủ đề này, các Hướng
dẫn của OECD, ISO 26000 và UNGC đều đề cập đến vấn đề chống tham nhũng, bao
gồm cuộc chiến chống đòi và nhận hối lộ. Cả ba Hướng dẫn đều tham khảo Công ước

15


của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) năm 2005 cho việc xây dựng các
tiêu chuẩn về vấn đề này.
Tuy nhiên, Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 đề cập đến vấn đề chống tham
nhũng rộng rãi hơn UNGC, cụ thể là đề cập đến hành vi đạo đức, đánh giá rủi ro, tuân
thủ luật pháp và các quy định, các biện pháp phịng ngừa, các khoản bơi trơn, đào tạo
và nâng cao nhận thức cho nhân viên về việc loại bỏ hối lộ, cung cấp kiểm soát và
giám sát liên tục của nhân viên và tiền lương của họ; trách nhiệm liêm chính trong
chính trị, tuân thủ pháp luật về thuế, minh bạch thông tin, quản trị tổ chức để thực hiện
CSR, sự tham gia và cam kết của các đối tác kinh doanh đối với các quy tắc của CSR.
Vấn đề người tiêu dùng: Cả Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 đều dựa trên

các Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về Bảo vệ Người tiêu dùng năm 1999 cũng như
Khuyến nghị của OECD về Giải quyết và Khắc phục Tranh chấp Người tiêu dùng năm
2007, trong đó đề cập đến hoạt động tiếp thị có trách nhiệm, bảo vệ sức khỏe và sự an
toàn của người tiêu dùng, giải quyết khiếu nại và tranh chấp cũng như bảo đảm quyền
riêng tư và bảo vệ dữ liệu của người tiêu dùng. ISO 26000 chi tiết hơn Hướng dẫn của
OECD khi đề cập đến cả những cách thức giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan
đến người tiêu dùng.
Một điểm tương đồng khác nữa là cả Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 đều
tập trung vào những người tiêu dùng dễ bị tổn thương và thiệt thòi. Tuy nhiên, Hướng
dẫn của OECD chỉ tính đến người tiêu dùng trong thương mại điện tử, trong khi ISO
26000 quy định rằng doanh nghiệp nên tính đến các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là
khi xem xét thiết kế sản phẩm và dịch vụ có khả năng ứng dụng phổ biến. Ngồi ra,
ISO 26000 cịn đề cập đến tiêu dùng bền vững, nghĩa là tiêu dùng sản phẩm và tài
nguyên ở mức độ phù hợp với sự phát triển bền vững. ISO 26000 cũng đề cập đến việc
tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, bao gồm các dịch vụ tiện ích như điện, ga, nước, dịch vụ
xử lý nước thải, thốt nước thải và viễn thơng. Cuối cùng nhưng không kém phần quan
trọng, ISO 26000 đề cập đến vấn đề giáo dục và nâng cao nhận thức, bao gồm các
sáng kiến về giáo dục và thông tin cho người tiêu dùng để cung cấp cho họ đầy đủ
thông tin về quyền và trách nhiệm của họ để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt.
Trong ISO 26000, vấn đề phúc lợi động vật cũng được đề cập, nằm trong các vấn đề
về môi trường và người tiêu dùng. Hướng dẫn UNGP và UNGC không đề cập trực tiếp
đến các vấn đề của người tiêu dùng.
Phát triển cộng đồng: Cả Hướng dẫn của OECD và ISO 26000 đều đề cập đến
chủ đề này. ISO 26000 có một nội dung cụ thể về vấn đề tham gia và phát triển cộng
đồng, trong đó đề cập đến việc làm thế nào để các doanh nghiệp thể hiện cam kết một
cách chủ động và tham gia vào cộng đồng, qua đó đóng góp cho sự phát triển. Cả hai
Hướng dẫn đều bao gồm các vấn đề phụ về tạo việc làm và phát triển kỹ năng trong
16



cộng đồng. Trong khi ISO 26000 có những hướng dẫn đặc biệt về vấn đề này, Hướng
dẫn của OECD kết hợp vấn đề khoa học và công nghệ, bao gồm cả đóng góp của
doanh nghiệp, vào việc phát triển năng lực đổi mới trong cộng đồng trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ. ISO 26000 cũng bao gồm một vấn đề tương ứng về phát triển
và tiếp cận công nghệ trong sự kết nối với các vấn đề như tạo ra của cải và thu nhập,
bảo vệ sức khỏe và đầu tư vào cộng đồng. Chủ đề phát triển cộng đồng khơng có trong
UNGC và UNGP.
Kết luận
Các tiêu chuẩn trong bốn Hướng dẫn quốc tế về CSR chỉ mang tính chất tự
nguyện, tuy nhiên, chúng phản ánh những kỳ vọng chung của cộng đồng quốc tế đối
với hoạt động kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp trên phạm vi tồn cầu.
Ngày nay, trong nền kinh tế tồn cầu hố, ý thức của nhân loại về các nguy cơ đối với
môi trường sống và về các vấn đề xã hội trong hoạt động kinh doanh ngày càng cao thì
yêu cầu về CSR cũng ngày càng tăng lên.26 Những tiêu chuẩn quốc tế về CSR hiện
mang giá trị về mặt luân lý và xã hội, là nguồn cảm hứng và cơ sở để thiết lập một
khuôn khổ tổng thể về kinh doanh có trách nhiệm xã hội đối với tất cả các loại hình
doanh nghiệp, khơng phân biệt ngành và vị trí địa lý. Hiện tại, tất cả các doanh nghiệp
đa quốc gia đều đã tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn về CSR trong các Hướng dẫn
quốc tế đã nêu, và ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia tự
nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đó. Chứng chỉ tuân thủ một số Hướng dẫn đã trở thành
một tài liệu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt
là trong thương mại quốc tế.
Đi xa hơn trong vấn đề này, Liên Hợp Quốc (LHQ) đã coi thực hành kinh
doanh có trách nhiệm (một bước tiến trong việc thể chế hoá CSR) là một vấn đề quan
trọng trong hoạt động của mình trên toàn thế giới. Thể hiện cụ thể là Liên hợp quốc
đang hỗ trợ các quốc gia thực hiện một trong bốn Hướng dẫn quốc tế vể CSR đã đề cập
ở trên, cụ thể là UNGP, thông qua việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về việc
thực hiện UNGP. Kế hoạch hành động quốc gia được Liên hợp quốc xem là một chính
sách chiến lược để tăng cường thực hành kinh doanh có trách nhiệm ở các quốc gia phù
hợp với UNGP.22

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tuy không phải là một thực tế mới, nhưng
là một thuật ngữ, phạm trù tương đối mới ở Việt Nam. Ở Việt Nam, việc thực hiện
CSR từ trước đến nay thường được xem là hành động của doanh nghiệp góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội, vì thế chủ yếu nhằm mục đích từ thiện và nhân đạo. Trong khi
Phạm Xuân Thành, Trần Việt Hùng …, Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường, Tạp chí Tài chính online: truy cập ngày
5/9/2023
26

17


đó, như đã phân tích trong bài viết này, CSR theo quan điểm chung của cộng đồng
quốc tế hiện nay được hiểu là cách thức mà một doanh nghiệp đạt được sự cân bằng
hoặc kết hợp những yêu cầu về kinh tế, môi trường và xã hội, đồng thời đáp ứng
những kỳ vọng của các cổ đông và các bên đối tác, trong đó có kỳ vọng về sự liêm
chính trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, theo cách hiểu hiện đại, CSR không
dừng lại ở các vấn đề từ thiện, nhân đạo, mà bao gồm tất cả những cách thức mà doanh
nghiệp tương tác với cổ đông, người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và với cộng đồng nói chung.27 Như vậy,
quan niệm về CSR theo nghĩa hiện đại rộng hơn nhiều so với cách hiểu truyền thống ở
Việt Nam.
Do CSR hiện đã trở thành những tiêu chuẩn toàn cầu, việc thúc đẩy CSR là rất
cần thiết và cấp bách để Việt Nam có thể hội nhập quốc tế thành công và trở thành
nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 như mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định. Để thúc đẩy CSR, đầu tiên cần tăng cường phổ biến, giáo dục về vấn
đề này trong các doanh nghiệp và trong xã hội, bởi lẽ đây vẫn còn là vấn đề tương đối
mới ở Việt Nam. Tiếp theo đó, cần tìm cách mở rộng và thể chế hố tiêu chuẩn trong
các Hướng dẫn quốc tế về CSR, trước mắt là vào các bộ quy tắc đạo đức, các bộ tiêu
chuẩn sản phẩm, dịch vụ…của hệ thống các doanh nghiệp, sau đó là vào một số văn

bản pháp quy của Nhà nước điều chỉnh một số hoạt động kinh doanh. Bằng cách đó,
dần dần có thể xây dựng thói quen và văn hố “thực hành kinh doanh có trách nhiệm”
(RBP) mà đang được Liên hợp quốc cổ vũ và đang trở thành một trong các quan tâm hàng
đầu cả ở tầm quốc tế, khu vực cũng như ở nhiều quốc gia./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C., Ferrell, O. (January 2016). Business ethics : ethical decision making and cases.
Fraedrich, John., Ferrell, Linda. (Eleventh ed.). Boston, MA. ISBN 9781305500846.
OCLC 937450119.
2. Carroll, A. B. (1999). Corporate Social Responsibility: Evolution of a Definitional
Construct. Business & Society, 38(3), 268–295.
3. Davis, K. (1973) The Case for and against Business Assumption of Social
Responsibilities. Academy of Management Journal, 16, 312-323.

27

Hoàng Ngọc Hải, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí
Tài chính online: truy cập ngày 5/9/2023.

18


4. Emmanuel Akanpaadgi (2023), Corporate Social Responsibility and Business
Practices, Journal of Human Resource and Sustainability Studies, Vol.11 No.1,
March 14, 2023.
5. Hà Hồng Hà, Xây dựng môi trường kinh doanh liêm chính thơng qua hành động tập
thể, Báo Nhân dân điện tử: />6. Hoàng Ngọc Hải, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, Tạp chí Tài chính online: (ngày đăng: 05/8/2019, truy cập lần cuối: 22/7/2021).
7. ISO 26000, Guidance on Social Responsibility, />8. ISO
26000,

Social
responsibility
Discovering
ISO
/>
26000,

9. ISO
26000,
Social
responsibility:
7
core
subjects,
/>10. Klaus
Schwab,
The
Global
Competitiveness
Report
2017–2018,
/>11. Marie Gradert and Peter Engel, ISO 26000, Guidance on Social Responsibility, UN
Global Compact, UN Guiding Principles on Business and Human Rights, Danish
Standards for Danish Business Authority, January 2015. ISBN nr 978-87-90774-62-2
12. Moon, J., & Matten, D. (2004). Corporate Social Responsibility Education Europe.
Journal of Business Ethics, 54, 323-337.
13. Moriarty, Jeffrey, "Business Ethics", The Stanford Encyclopedia of
Philosophy (Summer 2021 Edition), Edward N. Zalta (ed.), URL =
< />14. Nguyễn Đình Tài, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các vấn đề đặt ra hôm nay
và giải pháp,

/>15. Nguyễn Thị Yến, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy định tại Luật
Doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Cơng Thương (bản online):
/>16. OECD, A Comparison of 4 International Guidelines for CSR (OECD Guidelines for
Multinational Enterprises.

19


17. OHCHR, Guiding Principles on Business and Human Rights: Implementing the
United

Nations

'Protect,

Respect

and

Remedy'

Framework,

/>sinesshr_en.pdf
18. Phạm Xuân Thành, Trần Việt Hùng …, Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Tài chính online:
/>19. Trần Trọng Tồn, Vai trị của đạo đức kinh doanh trong phát triển doanh nghiệp”
thực trạng và giải pháp”, />20. United Nations Global Compact, The Ten Principles of the UN Global Compact,
/>21. United Nations, The UN Global Compact: Finding Solutions to Global Challenges,
/>22. VCCI, Sáng kiến Xây dựng tính Nhất quán và Minh bạch trong Quan hệ kinh doanh

tại
Việt
Nam
(ITBI),
Link
tải
bản
pdf:
/>23. />24. />25. />sinesshr_en.pdf

20


BỘ NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN VỀ KINH DOANH VÀ QUYỀN CON
NGƯỜI CỦA LIÊN HỢP QUỐC VÀ MỘT SỐ LƯU Ý CHO VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Bá Bình*
ThS. Trần Thu Hiền**
Tóm tắt: Bộ nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyền con người của Liên
hợp quốc (Bộ nguyên tắc hướng dẫn) ra đời năm 2011 nhằm thúc đẩy việc thực hành
kinh doanh có trách nhiệm đối với quyền con người trên tồn cầu. Nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam, đã hưởng ứng tích cực các khuyến nghị này của Liên hợp quốc.
Bài viết này bắt đầu bằng việc làm rõ bối cảnh ra đời của Bộ nguyên tắc hướng dẫn.
Ở phần tiếp theo, bài viết phân tích các nội dung cơ bản của Bộ nguyên tắc hướng
dẫn. Phần cuối của bài viết là một số lưu ý cho Việt Nam trong việc thúc đẩy thực
hành kinh doanh có trách nhiệm đối với quyền con người.
Từ khóa: Quyền con người, Bộ nguyên tắc hướng dẫn, Doanh nghiệp, Việt
Nam.
1. Sự ra đời của Bộ nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyền con
người của Liên hợp quốc
Từ đầu những năm 2000, Liên hợp quốc đã có nhiều nỗ lực nhằm xác định

trách nhiệm đối với quyền con người của các doanh nghiệp đa quốc gia và các doanh
nghiệp khác khi thực hiện các hoạt động kinh doanh28. Bản dự thảo “Các tiêu chuẩn
của Liên hợp quốc về trách nhiệm về quyền con người của các doanh nghiệp đa quốc
gia và các doanh nghiệp khác” (“Draft Norms on the Responsibility of Transnational
Corporations and Other Business Enterprises with Regard to Human Rights”) đã được
đưa ra vào năm 200329, nhưng không được thông qua vì bị cho là thiếu tính linh hoạt
trong tiếp cận vấn đề trách nhiệm đối với quyền con người của doanh nghiệp. Mặc dù
dự thảo này bị từ chối, nhưng nhiều quốc gia ở các khu vực khác nhau trên thế giới tin
rằng vấn đề kinh doanh và quyền con người cần được quan tâm hơn nữa. Cùng với đó,
việc đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý và kiện tụng cũng khiến bản thân các doanh
nghiệp thấy cần có sự minh thị đối với trách nhiệm về quyền con người liên quan tới
hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế, năm 2005, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc đã đề ra một nhiệm vụ đối với vấn đề kinh doanh và quyền con người. Nhiệm vụ

* Trưởng khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
** Giảng viên Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
28
Neglia, M. (2016), The UNGPs - five years on: From consensus to divergence in public regulation on business
and
human
rights, Netherlands
Quarterly
of
Human
Rights, 34(4),
289-317.
Xem:
file:///C:/Users/Tran%20Thu%20Hien/Downloads/34NethQHumRts289.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
29
truy cập

ngày 31/8/2023.

21


này được đảm nhiệm bởi Giáo sư Ruggie30 - “Đại diện đặc biệt của Tổng Thư kí Liên
hợp quốc” (“UN Special Representative of the Secretary General”) về lĩnh vực quyền
con người và các doanh nghiệp đa quốc gia.31
Năm 2008, Giáo sư Ruggie đề xuất Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc một
Khung chính sách để xử lý các thách thức về quyền con người liên quan tới kinh
doanh. Khung chính sách này có tên gọi là “Khn khổ Bảo vệ, Tôn trọng và Khắc
phục” (“Protect, Respect and Remedy Framework”)32. Khuôn khổ Bảo vệ, Tôn trọng
và Khắc phục bao gồm 3 trụ cột: i) Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ để chống lại sự vi
phạm quyền con người của bên thứ ba, bao gồm doanh nghiệp; ii) Doanh nghiệp có
trách nhiệm tơn trọng quyền con người; iii) Nạn nhân có khả năng tiếp cận nhiều hơn
các biện pháp khắc phụ hiệu quả - cả tư pháp lẫn phi tư pháp. Khuôn khổ này đã được
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hoan nghênh. Đây là dấu mốc đầu tiên một cơ
quan liên chính phủ của Liên hợp quốc đã có quan điểm chính sách mang tính thực
chất về quyền con người liên quan tới kinh doanh.33 Để vận hành Khuôn khổ trên,
tháng 3 năm 2011, Giáo sư Ruggie tiếp tục đệ trình Bộ nguyên tắc hướng dẫn về kinh
doanh và quyền con người (“Guiding Principles on Business and Human Rights” UNGPs) lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và được Hội đồng nhất trí thơng qua
vào ngày 16/6/2011.
Bộ ngun tắc hướng dẫn, cũng như Khuôn khổ Bảo vệ, Tôn trọng và Khắc
phục, là sản phẩm được chủ trì thực hiện bởi Giáo sư Ruggie sau 6 năm nghiên cứu,
tham vấn rộng rãi - với 47 cuộc tham vấn quốc tế được tổ chức ở tất cả các khu vực
trên tồn cầu cùng với một chương trình nghiên cứu cơng phu và các xuất bản phẩm.
Quá trình nghiên cứu, tham vấn này có sự tham gia của các chính phủ, các viện nghiên
cứu quyền con người quốc gia, các tổ chức xã hội, các tổ chức đại diện người lao
động, giới học giả, chuyên gia pháp lý cũng như các doanh nghiệp và hiệp hội doanh
nghiệp. Bộ nguyên tắc hướng dẫn không chỉ được thông qua “trên giấy” bởi Hội đồng

Nhân quyền Liên hợp quốc mà thực sự đã được áp dụng tích cực bởi nhiều tổ chức
khác nhau và nhận được sự đồng thuận quốc tế.34 Bộ nguyên tắc hướng dẫn, cùng với

Giáo sư John G. Ruggie (1944-2021) là Giáo sư nổi tiếng về quyền con người và quan hệ quốc tế ở Đại học
Harvard.
31
John Ruggie, ‘Global Governance and “New Governance Theory”: Lessons from Business and Human
Rights’
(2014)
20
Global
Governance
5.
Xem:
file:///C:/Users/Tran%20Thu%20Hien/Downloads/20GlobalGovernance5.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
32
Olivier De Schutter, ‘The Challenge of Imposing Human Rights Norms on Corporate Actors’ in Olivier De
Schutter, Transnational Corporations and Human Rights (2006).
33
truy cập ngày 31/8/2023.
34
truy cập ngày 31/8/2023.
30

22


Khuôn khổ về Bảo vệ, Tôn trọng và Khắc phục, được coi là sự phát triển đáng kể nhất
trong hơn 30 năm xác lập các tiêu chuẩn quốc tế về hành xử của doanh nghiệp.35
UNGPs được xây dựng nhằm làm rõ trách nhiệm của Nhà nước và doanh

nghiệp trong việc bảo vệ và tôn trọng quyền con người trong bối cảnh hoạt động kinh
doanh và đảm bảo việc tiếp cận các biện pháp khắc phục hiệu quả cho các cá nhân và
nhóm người bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh doanh. UNGPs không tạo ra nghĩa
vụ pháp luật quốc tế mới cho các quốc gia và doanh nghiệp đối với việc bảo vệ và tôn
trọng quyền con người trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nội dung của UNGPs
mô tả kỹ lưỡng các hàm ý về chuẩn mực và thực tiễn hiện hành đối với quốc gia và
doanh nghiệp, đồng thời chứa đựng các quy định khác nhau trong luật quốc tế và luật
quốc gia.36 UNGPs bao gồm 31 nguyên tắc thực thi Khuôn khổ Bảo vệ, Tôn trọng và
Khắc phục, được xây dựng trên cơ sở 03 trụ cột: (i) Nghĩa vụ của quốc gia trong việc
bảo vệ quyền con người khỏi sự lạm dụng bởi các chủ thể, bao gồm doanh nghiệp,
thơng qua xây dựng chính sách, pháp luật và xét xử (10 nguyên tắc, từ 1 - 10); (ii)
Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tôn trọng quyền con người xuyên suốt hoạt
động kinh doanh của mình, theo đó doanh nghiệp cần hành xử cẩn trọng để tránh gây
ra hoặc góp phần gây ra các tác động tiêu cực thông qua các hoạt động kinh doanh của
họ và xử lý khi các ảnh hưởng tiêu cực đó xảy ra (14 nguyên tắc, từ 11 đến 24); (iii)
Các nạn nhân cần được đảm bảo tiếp cận các biện pháp khắc phục trong trường hợp
quyền con người bị lạm dụng, bao gồm biện pháp tư pháp và phi tư pháp (7 nguyên
tắc, từ 25 đến 31). Đối với mỗi trụ cột, các nguyên tắc của UNGPs đều được chia làm
hai nhóm: nhóm nguyên tắc nền tảng và nhóm nguyên tắc vận hành. Bộ nguyên tắc
hướng dẫn cũng đưa ra các bình luận kèm theo mỗi nguyên tắc để làm rõ hơn nội dung
những nguyên tắc này.
2. Nội dung cơ bản của Bộ nguyên tắc hướng dẫn về kinh doanh và quyền
con người của Liên hợp quốc
2.1. Nghĩa vụ bảo vệ quyền con người của Nhà nước
Theo UNGPs, yêu cầu đầu tiên trong việc thúc đẩy thực hành kinh doanh có
trách nhiệm đối với quyền con người trên phạm vi tồn cầu chính là trách nhiệm của
các chính phủ. Cụ thể là 10 Nguyên tắc đầu tiên trong UNGPs được đề ra nhằm thiết

Dấu mốc đầu tiên là các năm 1976 và 1977 với việc thông qua 2 văn kiện quốc tế quan trọng về trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp: i) Hướng dẫn của OECD đối với các doanh nghiệp đa quốc gia (The OECD Guidelines

for Multinational Enterprises); ii) Tuyên bố ba bên của Tổ chức Lao động quốc tế về các nguyên tắc liên quan
tới doanh nghiệp đa quốc gia và chính sách xã hội (The International Labour Organisation’s Tripartite
Declaration of Principles concerning Multinational Enterprises and Social Policy).
36
Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights, “The Corporate Responsibility to respect
Human
Rights

an
Interpretative
Guide”,
November
2011,
tr.1.
Xem:
truy cập ngày
31/8/2023.
35

23


lập các chuẩn mực mà các quốc gia có thể thực hiện để chống lại hành vi xâm phạm
của doanh nghiệp thơng qua xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật và xét xử37.
Theo các nguyên tắc nền tảng 1 và 2 thì Nhà nước cần xây dựng chính sách,
pháp luật và thông qua hoạt động xét xử để thực hiện các biện pháp hợp lý nhằm ngăn
ngừa, xử lý và khắc phục các hành vi xâm phạm quyền con người của bên thứ ba, bao
gồm doanh nghiệp. Trong đó cần quy định rõ các u cầu về tơn trọng quyền con
người mà tất cả doanh nghiệp có trụ sở trên lãnh thổ và/hoặc thuộc thẩm quyền của
mình phải đáp ứng trong suốt quá trình hoạt động. Phần các nguyên tắc nền tảng của

UNGPs được xây dựng trên cơ sở thừa nhận rằng nghĩa vụ của Nhà nước liên quan
đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm đối với quyền con người biểu hiện khác
nhau ở từng quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển với ít kinh nghiệm và
nguồn lực tài chính hạn chế38. Nắm vững điều đó thì nhóm các ngun tắc nền tảng
thuộc trụ cột đầu tiên - Nguyên tắc 1 và 2 sẽ được nhìn nhận và triển khai đúng với
tinh thần của nhà soạn thảo UNGPs hơn39. Thêm vào đó, mặc dù Nguyên tắc 1 có đề
cập nghĩa vụ thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục vi phạm, nhưng các biện pháp
này sẽ được để cập cụ thể ở trụ cột thứ 3, các nguyên tắc vận hành ở trụ cột này chỉ tập
trung vào biện pháp ngăn ngừa.
Các nguyên tắc từ 3 đến 10 đưa ra các nghĩa vụ vận hành cụ thể mà Nhà nước
nên thực hiện trên cơ sở 2 nguyên tắc nền tảng 1 và 2, và được nhóm thành 4 lĩnh vực:
i) Các chức năng mang tính chính sách và quy định chung của quốc gia (Nguyên tắc
3); ii) Mối quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp (Nguyên tắc 4-6); iii) Hỗ trợ
doanh nghiệp tôn trọng quyền con người trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột;
iv) Đảm bảo thống nhất chính sách (Nguyên tắc 8-10).
Đối với việc thực hiện các chức năng mang tính chính sách và quy định chung
của quốc gia, Nguyên tắc 3 yêu cầu các quốc gia nên:
(a)
Thực thi các luật có mục tiêu hoặc có hệ quả là buộc doanh nghiệp tôn
trọng quyền con người; định kỳ đánh giá tính phù hợp của các luật đó và xử lý các
“khoảng trống pháp lý”;

37

Lagoutte, S. (2014), The State Duty to Protect Against Business-Related Human Rights Abuses, Unpacking
Pillar 1 and 3 of the UN Guiding Principles on Human Rights and Business. Unpacking Pillar, 1. Xem:
file:///C:/Users/Tran%20Thu%20Hien/Downloads/SSRN-id2496355.pdf, truy cập ngày 20/8/2023.
38
Backer, L. (2015), Moving forward the UN guiding principles for business and human rights: between
enterprise social norm, state domestic legal orders, and the treaty law that might bind them all, Fordham

International Law Journal, 38(2), 457-542. Xem: truy cập ngày
20/8/2023.
39
The Danish Government, Danish National Action Plan - implementation of the UN Guiding Principles on
Business
and
Human
Rights,
2014,
tr.11.
Xem:
/>.pdf, truy cập ngày 31/8/2023.

24


×