LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chế định trách nhiệm hình sự là một trong những chế định cơ bản, quan trọng
của pháp luật hình sự và là cơ sở cho việc xây dựng các chế định khác trong Bộ luật
hình sự. Trong quá trình phát triển và trở thành chế định của Bộ luật hình sự, vấn đề
trách nhiệm hình sự của pháp nhân ln nhận được nhiều ý kiến góp ý, tranh luận khác
nhau của nhiều cơ quan, các nhà khoa học, các luật gia,.. trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới đã chấp nhận nguyên tắc TNHS
của pháp nhân và hiện nay chế định TNHS của pháp nhân đã được thiết lập và trở
thành nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật hình sự của nhiều nước. Tuy nhiên cơ sở lý
luận, cách thừa nhận và thiết lập nguyên tắc này ở mỗi quốc gia là khác nhau.
Việt Nam là một nước đang phát triển nên việc gia nhập vào các tổ chức, liên
minh, cộng đồng quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của đất nước ( các
công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, có nhiều pháp nhân mới
được thành lập,…). Hiện nay, Việt Nam đang trong q trình đẩy mạnh cơng cuộc hiện
đại hóa, cơng nghiệp hóa đất nước diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Trong đó lĩnh vực về pháp luật nói chung và PLHS nói riêng được đặc
biệt quan tâm trong tiến trình cải cách, là một trong những yêu cầu tất yếu cho việc
hoàn thiện Bộ máy Nhà nước, phục vụ tốt nhất trong công cuộc đổi mới đất nước.
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được thì nền kinh tế thị trường còn phát sinh nhiều mặt hạn
chế: Các loại hình tội phạm có tổ chức hoạt động tinh vi hơn; nhiều loại hình tội phạm
núp dưới bóng các pháp nhân để thực hiện hành vi phạm tội, bất chấp pháp luật, vi
phạm nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
cơng dân... Trong đó, có nhiều hành vi vi phạm pháp luật có tính chất và mức độ nguy
hiểm đáng kể cho xã hội do các pháp nhân thực hiện, gây ra nhiều thiệt hại lớn cho đất
nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an ninh xã hội của đất nước. Bộ luật hình
sự năm 1999 đã có những tác động tích cực trong cơng tác đấu tranh, phòng chống tội
phạm, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tích
cực trong cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực thi
có hiệu quả quyền con người, quyền cơng dân. Tuy nhiên, khi nhìn lại lịch sử hình
thành và phát triển của PLHS Việt Nam, ta thấy: PLHS Việt Nam hơn nữa thế kỷ qua
chỉ truy cứu TNHS của cá nhân dựa trên nguyên tắc lỗi và nguyên tắc chịu trách nhiệm
cá nhân mà không đề cập đến việc truy cứu TNHS của pháp nhân, gây ra nhiều khó
khăn trong cơng tác đấu tranh và phòng chống tội phạm. Đặc biệt là các tội phạm về
Trang 1
kinh tế và môi trường dẫn tới việc bỏ lọt tội phạm và làm gia tăng số lượng tội phạm,
gây ra nhiều bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến tính cơng bằng, nghiêm minh của
pháp luật. Trong khi đó, nếu xét dưới góc độ về mặt thực tiễn thì việc truy cứu TNHS
đối với pháp nhân là hoàn toàn có thể khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong
một số lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản
lý kinh tế. Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành và sửa đổi năm 2017 sẽ có hiệu
lực thi hành vào ngày 01/01/2018 đã kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, những mặt
hạn chế của BLHS năm 1999. Với BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017, lần đầu tiên
trong lịch sử hình thành và phát triển PLHS ở Việt Nam, các quy định về TNHS của
pháp nhân được ban hành, đánh dấu một bước tiến vượt bật trong nền lập pháp ở Việt
Nam.
BLHS năm 2015 ra đời, sửa đổi năm 2017 đã cơ bản thể chế hóa được những
quan điểm, chủ trương đổi mới của Đảng về xây dựng và hoàn thiện PLHS, cải cách tư
pháp và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013. BLHS năm 2015, sưa đổi
năm 2017 được đánh giá cao với rất nhiều điểm mới tiến bộ, một trong số những điểm
mới tiến độ ấy chính là những quy định về việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân.
Mặc dù được đánh giá khá cao nhưng khi đối chiếu vào thực tiễn thì BLHS năm 2015,
sửa đổi năm 2017 lại bộc lộ nhiều điểm hạn chế về các quy định đối với pháp nhân.
Bởi Việt Nam chưa từng có kinh nghiệm thực tiễn khi xử lý hình sự các hành vi vi
phạm của pháp nhân nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì lẽ đó mà việc
nghiên cứu các quy định về truy cứu TNHS của pháp nhân là thật sự cần thiết, góp
phần quan trọng trong việc đưa những quy định này đi vào thực tiễn cuộc sống xã hội
đạt hiệu quả tốt nhất.
Bản thân là người cơng tác trong ngành Tịa án nên tơi lựa chọn đề tài “ Truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân – Những vấn đề pháp lý đặt ra” làm đề
tài tiểu luận, với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về khoa học hình sự. Đặc biệt là
những quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong vụ án
hình sự. Quá trình nghiên cứu tài liệu và viết tiểu luận sẽ giúp tơi tích lũy được những
kiến thức cần thiết phục vụ cho cơng tác chun mơn, góp phần nâng cao chất lượng
hoạt động xét xử vụ án hình sự ở địa phương nói riêng cũng như đóng góp vào cơng
cuộc nghiên cứu khoa học luật hình sự nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định TNHS của pháp nhân là một chế định tuy cũ so với thế giới nhưng lại
là chế định mới ở Việt Nam. BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 được ban hành và
chưa có hiệu lực nên chưa có nhiều văn bản hướng dẫn liên quan đến vấn đề TNHS
Trang 2
của pháp nhân. Chính vì thế, BLTTHS năm 2015 cũng có chương riêng để quy định về
truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Đây là quy định hoàn toàn mới so với BLTTHS
năm 2003.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Về nhận thức: Phân tích các khái niệm, quan điểm,… tập trung nghiên cứu bản
chất, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do pháp nhân gây ra theo quy
định của BLHS. Từ đó xác định việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân là có cơ sở hay
không nhằm để người đọc hiểu rõ hơn về TNHS của pháp nhân.
Về mặt lý luận và thực tiễn: Truy cứu TNHS đối với pháp nhân là hồn tồn có
cơ sở thông qua việc giới thiệu sơ lược các mô hình TNHS của pháp nhân ở Việt Nam.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn về việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân: Về lý
luận, nghiên cứu hành vi phạm tội của pháp nhân giúp xác định cơ sở khoa học, tạo
điều kiện cho việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân phạm tội. Về thực tiễn, vấn đề
truy cứu TNHS đối với pháp nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cơng tác đấu
tranh, phịng chống tội phạm, xử lý nghiêm khắc các hành vi phạm tội của các pháp
nhân.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài và phương pháp nghiên cứu đề tài
Tiểu luận giới hạn nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, quy định của pháp
luật về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Cụ thể là pháp nhân thương mại được
quy định trong BLHS khi giải quyết vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân, những bất cập
của pháp luật phát sinh trên thực tiễn, từ đó đưa ra một số định hướng hoàn thiện các
quy định của pháp luật hình sự.
Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận là tổng hợp các phương pháp như duy
vật biện chứng, phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh.
5. Điểm mới của tiểu luận:
Tiểu luận tập trung phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về trách nhiệm
hình sự đối với pháp nhân trong vụ án hình sự một cách cập nhật nhất. Từ đó xác định
cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân theo quy định của BLTTHS
năm 2015. Tiểu luận đưa ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng xét xử vụ án hình sự trong bối cảnh hiện nay.
6. Kết cấu tiểu luận:
Giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu, nội dung tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận
thì tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương:
Trang 3
Chương 1: Khái quát chung về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Chương 2: Những quy định của pháp luật trong việc truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với pháp nhân.
Chương 3: Thực trạng và kiến nghị.
Trang 4
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
PHÁP NHÂN
1.1. Sự hình thành và phát triển của Bộ luật tố tụng hình sự ở Việt Nam quy
định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
1.1.1. Quy định của Bộ luật hình sự
Trước năm 1945
Nghiên cứu lịch sử PLHS ở Việt Nam cho thấy trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945, vấn đề TNHS của pháp nhân, tổ chức cũng đã được đề cập đến trong Bộ
Quốc triều hình luật, cụ thể tại Điều 62 Chương Tạp luật đã quy định:
“Những trang trại ven biển mà đón tiếp thuyền bn, ngầm dỡ hộ hàng hố lên
bờ, thì xử biếm 3 tư, phải phạt gấp 3 tang vật để sung công; lấy một phần thưởng cho
người tố giác. Người chủ trang trại ấy mất chức giám trang”.
Quy định trên đây cho thấy vấn đề TNHS ở đây hồn tồn khơng phải là dạng
trách nhiệm tập thể (tru di tam tộc hoặc cửu tộc) thường được áp dụng vào các thời kỳ
phong kiến và cũng không phải là dạng TNHS đối với hành vi của người khác theo
cách hiểu như ở các nước theo truyền thống Common Law, mà hiện nay một số nước
theo truyền thống này vẫn cịn áp dụng. Điều luật này đã có sự phân biệt TNHS của
“trang trại” với tư cách là một tổ chức và cá nhân người “chủ trang trại”.
Từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Trong giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985,Việt Nam chưa ban hành một
BLHS chính thức nào mà những quy định về PLHS được quy định xen kẽ trong các
văn bản pháp luật khác nhau. Cụ thể:
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền của chế độ cũ ở miền Nam
Việt Nam cũng đã ban hành một số các văn bản PLHS quy định về TNHS của pháp
nhân như: Điều 33 Dụ số 10 ngày 23/6/1950 và Điều 26 Dụ số 33 ngày 16/11/1952
quy định: Trường hợp hội bn, hiệp hội, nghiệp đồn hoạt động trái với những điều
khoản quy định về cách tổ chức và điều hành hội, thì các giám đốc hay quản trị viên
đều có thể bị truy tố, bị phạt bạc hay phạt giam, cịn các tổ chức trên có thể bị toà án
giải tán. Đặc biệt là trong BLHS ngày 20/12/1972 của chính quyền Sài Gịn cũ với các
Điều 8, 69 và 71 cũng đã chính thức quy định TNHS của pháp nhân với tư cách là
nguyên tắc chung trong luật hình sự cùng với TNHS của cá nhân.
Trang 5
Điều 8 quy định: “Luật hình chi phối mọi cá nhân và pháp nhân cư trú trên
lãnh thổ Việt Nam và mọi sự kiện xảy ra trên lãnh thổ này, kể cả không phận và hải
phận”.
Điều 69 quy định: “Cá nhân và pháp nhân đều có thể bị trách nhiệm hình sự”.
Điều 71 quy định: “Pháp nhân có thể bị xử phạt giải tán, phạt vạ và tịch thu tài
sản”.
Dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Điều 13 Sắc lệnh số 282/SL ngày
14/12/1956 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký kèm theo Luật về chế độ báo chí được Quốc
hội thông qua bởi Luật số 100/SL/L002 ngày 20/5/1957 quy định:
“Báo chí nào vi phạm Điều 8, sẽ bị trừng phạt: tịch thu ấn phẩm, đình bản vĩnh
viễn và bị truy tố trước toà án, sẽ bị phạt tiền từ mười vạn đồng (100.000 đồng) đến
năm mươi vạn đồng (500.000 đồng), hoặc người có trách nhiệm bị phạt tù từ một
tháng đến một năm, hoặc cả hai hình phạt đó. Báo chí nào vi phạm Điều 9 hoặc Điều
12 sẽ bị trừng phạt: tuỳ theo lỗi nặng, nhẹ mà bị cảnh cáo, tịch thu ấn phẩm, đình chỉ
tạm thời, đình chỉ vĩnh viễn, hoặc bị truy tố trước tồ án, có thể bị phạt tiền từ mười
vạn đồng (100.000 đồng) đến một triệu đồng (1.000.000 đồng), hoặc người chịu trách
nhiệm bị phạt tù từ một tháng đến hai năm, hoặc cả hai hình phạt đó. Nếu xét đương
sự phạm vào những luật lệ khác, Toà án sẽ chiếu theo những luật lệ ấy mà trừng phạt
thêm”.
Điều 14 quy định tiếp:
“Trong mọi trường hợp vi phạm, chủ bút chịu trách nhiệm chính; người quản
lý và người viết bài cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về phần của mình. Nếu in
những báo chí chưa có giấy phép thì chủ nhà in cũng bị liên đới chịu trách nhiệm”.
Tuy nhiên, sau đó các văn bản PLHS cũng như các hướng dẫn của Toà án nhân
dân tối cao đều chỉ nghiêng về TNHS của cá nhân, không đề cập đến TNHS của pháp
nhân, tổ chức, đơn vị.
Từ năm 1985 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành
Từ năm 1985 đến trước khi BLHS năm 1999 được ban hành, các nhà làm luật
cũng đã từng đề cập đến vấn đề về việc cần thiết quy định TNHS đối với pháp nhân.
Tuy nhiên, quy định về TNHS của pháp nhân lại không được chấp nhận khi
BLHS năm 1999 được thơng qua, vì các nhà làm luật chưa thống nhất được nên hay
không nên quy định TNHS của pháp nhân trong PLHS Việt Nam.
Vào năm 2009, sau khi tổng kết thực tiễn 10 năm áp dụng BLHS năm 1999 và
tiến tới sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1999. Một lần nữa, vấn đề về
Trang 6
TNHS đối với pháp nhân được đề cập lại khi thực tiễn đời sống xã hội cho thấy vấn đề
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt
là lĩnh vực về môi trường và quản lý kinh tế ,… còn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi
các nhà làm luật quan tâm đến vấn đề này hơn. Tuy nhiên lại một lần nữa, vấn đề về
TNHS đối với pháp nhân vẫn không được chấp nhận và quy định tại BLHS năm 1999,
sửa đổi bổ sung năm 2009. Tóm lại quy định về TNHS đối với pháp nhân trong giai
đoạn này đã được đề cập nhưng vẫn chưa được thừa nhận.
Từ khi Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành cho đến nay
Nhằm kế thừa và phát huy hơn nữa vai trò của hai BLHS cũ, BLHS năm 2015
được xem là một công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong cơng tác đấu tranh phịng
chống tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ
các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội
chủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm
trật tự, an tồn xã hội, tạo mơi trường xã hội và mơi trường sinh thái an tồn và lành
mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.
Có thể thấy rằng, trãi qua một thời gian dài, trách nhiệm pháp lý của pháp nhân
đã được thiết lập trong nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Dân sự, kinh tế và
hành chính… BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015 đã quy định TNHS của pháp
nhân, cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013, đánh dấu một sự
thay đổi quan trọng trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Bên cạnh xem
con người là chủ thể của tội phạm còn ghi nhận chủ thể mới của luật hình sự là pháp
nhân.
1.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Lần đầu tiên BLTTHS năm 2015 quy định bị can, bị cáo là người hoặc pháp
nhân. Cụ thể: Khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2015 quy định: “Bị can là người hoặc
pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực
hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật
này”.
Khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định: “Bị cáo là người hoặc pháp
nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp
nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy
định của Bộ luật này”.
Trang 7
BLTTHS năm 2015 cũng đồng thời quy định quyền, nghĩa vụ tham gia tố
tụng trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự đối với
pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Điểm bổ sung lớn nhất được quy định trong BLTTHS năm 2015 so với
BLTTHS năm 2003 là các nhà lập pháp đã xây dựng một chương riêng là Chương
XXIX – Thủ tục tố tụng truy cứu TNHS pháp nhân, từ Điều 431 đến Điều 446. Cụ thể:
Điều 431 BLTTHS năm 2015 quy định phạm vi áp dụng BLTTHS đối với pháp
nhân: “Thủ tục tố tụng đối với pháp nhân bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị
khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành theo quy định của
Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy
định của Chương này”.
Như vậy, với tư cách là chủ thể của pháp luật tố tụng hình sự, pháp nhân thơng
qua người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ tham gia đầy đủ vào các giai
đoạn tố tụng hình sự được quy định tại Điều 434 BLTTHS: “Mọi hoạt động tố tụng
của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp
luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử hoặc khơng thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác
làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân
thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thơng báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng.
Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân khơng có người đại
diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố
tụng”.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia vào trong tố tụng hình sự
được BLTTHS năm 2015 quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể tại Điều 435. Nói
cách khác pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng có đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ tố tụng như người bị buộc tội. Các quyền và nghĩa vụ tố tụng này được thực
hiện thông qua người đại diện.
Điều 432 và Điều 433 BLTTHS năm 2015 quy định việc khởi tố vụ án, khởi tố
bị can đối với pháp nhân, trên cơ sở các quy định về khởi tố vụ án, khởi tố bị can áp
Trang 8
dụng đối với cá nhân, con người phạm tội cụ thể. Tại các Điều 436 đến Điều 439
BLTTHS năm 2015 quy định một số biện pháp cưỡng chế áp dụng với pháp nhân
phạm tội nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được diễn
ra bình thường như: Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của
pháp nhân; Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án” (Điều 436 BLTTHS
năm 2015).
Một trong những vấn đề được xem xét khi quy định pháp nhân là chủ thể của
pháp luật tố tụng hình sự chính là việc chứng minh những nội dung quan trọng để định
tội danh đối với pháp nhân, đó là các yếu tố hành vi phạm tội, yếu tố lỗi, hậu quả và
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi – hậu quả, cũng giống như đối với chủ thể phạm
tội là cá nhân con người cụ thể.
Điều 441 BLTTHS năm 2015 quy định: “1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay
khơng, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách
nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự; Lỗi của pháp nhân,
lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi
phạm tội của pháp nhân gây ra; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình
sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt; Nguyên nhân và điều kiện phạm
tội”. Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 còn quy định tại Điều 444 về thẩm quyền xét xử
của Tịa án, theo đó, Tịa án có thẩm quyền xét xử với pháp nhân được quy định là Tòa
án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều
nơi khác nhau thì Tịa án có thẩm quyền xét xử là Tịa án nơi pháp nhân đó có trụ sở
chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.
Theo các chuyên gia, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại là một
vấn đề mới được đặt ra. Do vậy việc xác định các tội danh mà pháp nhân thương mại
thực hiện cần thận trọng, có các bước đi phù hợp, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức
độ nguy hiểm và phổ biến của những vi phạm xảy ra trong thực tiễn để quy định trong
BLHS nhằm xử lý hành vi phạm tội. Việc pháp nhân phạm tội không loại trừ TNHS
của cá nhân. Do vậy trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cần làm rõ các tình tiết,
hành vi phạm tội của cá nhân hoặc pháp nhân (nếu có), trường hợp pháp nhân ra quyết
định hoặc chỉ đạo cá nhân thực hiện hành vi phạm tội thì cần xử lý hình sự cả cá nhân
và pháp nhân về tội mà họ đã thực hiện. Như vậy việc xử lý tội phạm mới triệt để, toàn
diện, tránh bỏ lọt tội phạm là cá nhân, pháp nhân phạm tội.
1.2 Khái niệm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
Trang 9
1.2.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề lý luận phức tạp, là một thuật
ngữ pháp lý được sử dụng đối với người có hành vi vi phạm PLHS. Hiện nay, giữa các
nhà luật học vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về vấn đề này.
Tuy nhiên, có thể hiểu chung nhất về khái niệm TNHS như sau: TNHS là một dạng
của TNPL và là hậu quả bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc
áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do PLHS quy định đối với
người phạm tội. “Trách nhiệm” ở đây không dùng để chỉ nghĩa vụ mà cơng dân phải có
với Nhà nước và xã hội mà nó được dùng để chỉ hậu quả pháp lý bất lợi mà một người
phải gánh chịu trước Nhà nước và xã hội vì họ đã thực hiện những hành vi mà PLHS
cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà PLHS bắt buộc phải thực hiện, gây ra
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ.
Việc truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội phải được
tiến hành với sự tuân thủ các trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định:
“Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật
này…” ( Điều 7 BLTTHS năm 2015 ); “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho
đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án
kết tội của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật” ( Điều 13 BLTTHS năm 2015 ).
Ngoài ra cơ sở pháp lý của TNHS cịn được thể hiện thơng qua quy định: “Chỉ
pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của BLHS năm
2015 mới phải chịu TNHS” ( Khoản 2, Điều 2, BLHS năm 2015) trong trường hợp áp
dụng đối với pháp nhân là chủ thể của tội phạm.
1.2.2. Khái niệm truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự là áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự qua các
giai đoạn từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đến điều tra, truy tố và xét xử để buộc người
đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm phải chịu
trách nhiệm về hành vi ấy, tức là phải chịu hình phạt. Người có khả năng nhận thức
được hành vi của mình, có khả năng điều khiển được hành vi đó là người có năng lực
trách nhiệm hình sự và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu người đó thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.
1.2.3. Khái niệm về pháp nhân trong hình sự của Việt Nam
Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi, đặc
biệt là mức độ vi phạm của pháp nhân ngày càng gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội,
cho nên vấn đề TNHS của pháp nhân được đặt ra ở nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu đấu
Trang 10
tranh, xử lý tội phạm trong tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của
đất nước. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, BLHS năm 2015 ghi
nhận TNHS của pháp nhân bên cạnh nguyên tắc TNHS của cá nhân. Quy định cụ thể
loại pháp nhân phải chịu TNHS theo PLHS Việt Nam đó là PNTM.
Do đó, việc xác định TNHS của pháp nhân chính là xác định TNHS của pháp
nhân thương mại.
Pháp nhân được chia thành hai loại: Pháp nhân thương mại và Pháp nhân phi
thương mại. Tuy nhiên không phải mọi pháp nhân đều là chủ thể chịu TNHS mà chỉ có
những PNTM nào phạm phải một tội đã được quy định tại Điều 76 của BLHS năm
2015 mới phải chịu TNHS. Do đó pháp nhân được xem là chủ thể chịu TNHS chính là
PNTM.
Như vậy, các pháp nhân phi thương mại không phải là chủ thể chịu TNHS cho
dù các pháp nhân này thực hiện các hành vi phạm tội quy định tại Điều 76 của BLHS
năm 2015.
Các pháp nhân phi thương mại chính là các pháp nhân khơng có mục tiêu chính
là tìm kiếm lợi nhuận.
Ví dụ: Các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã
hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện,
doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác1…
Trong khi đó, PNTM được hiểu theo quy định tại Điều 75 Bộ Luật Dân Sự năm
2015 là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho
các thành viên. PNTM bao gồm: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác 2. Như vậy,
mọi doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế hoạt động vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận
đều là PNTM.
Ví dụ: Cơng ty cổ phần, công ty hợp doanh,…..
1.3 Năng lực pháp luật tố tụng hình sự và năng lực hành vi hình sự đối với
pháp nhân
Để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong xử lý về hình sự địi hỏi phải quy định
TNHS đối với mọi loại hình tổ chức phạm tội, dù đó là tổ chức có tư cách pháp nhân
hay khơng có tư cách pháp nhân. Kết quả nghiên cứu TNHS của pháp nhân trong luật
hình sự các nước trên thế giới cho thấy, cách quy định này được thể hiện trong luật
hình sự của nhiều nước như Vương quốc Bỉ, Hà Lan và một số nước theo truyền thống
1
2
Khoản 2, Điều 76 BLHS năm 2015.
Khoản 2, Điều 75 BLHS năm 2015.
Trang 11
Common Law. Tuy nhiên, phạm vi chủ thể chịu TNHS theo quan niệm trên là quá
rộng và tính khả thi chưa cao trong việc truy cứu TNHS trong điều kiện của nước ta
hiện nay. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể ở nước ta, BLHS năm 2015, sửa
đổi năm 2017 chỉ quy định truy cứu TNHS đối với các tổ chức, đơn vị có tư cách pháp
nhân và chỉ áp dụng đối với pháp nhân kinh tế. Tại khoản 2, Điều 2, BLHS năm 2015,
sửa đổi năm 2017 quy định: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã
được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Việc
đòi hỏi tư cách pháp nhân đối với thực thể trên là cần thiết vì khi có tư cách pháp nhân
thì thực thể này mới có sự tồn tại của chính nó với việc hưởng thụ các quyền và gánh
vác các nghĩa vụ pháp lý nhất định cũng như phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội
của chính mình. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay hành vi vi phạm pháp luật của các
pháp nhân kinh tế là có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao nhất so với các pháp nhân,
tổ chức khác. Do đó, việc truy cứu TNHS đối với PNTM là cần thiết, giải quyết được
vấn đề cấp thiết cho xã hội.
Theo định nghĩa PNTM được quy định trong BLDS 2015 là pháp nhân hoạt
động vì mục đích sinh lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Tuy nhiên,
theo quan điểm tội phạm trong khoa học pháp lý hình sự thì có thể xác định chủ thể
PNTM mà BLHS ghi nhận không cần phải thỏa mãn điều kiện chia lợi nhuận cho các
thành viên, chỉ cần xác định pháp nhân này có tham gia vào hoạt động kinh tế và hành
vi phạm tội xuất phát từ động cơ là muốn đem lại lợi ích cho pháp nhân hay khơng?
Như vậy, kể cả pháp nhân tư hoạt động khơng có mục đích vì lợi nhuận và pháp nhân
cơng đều khơng phải là chủ thể của tội phạm, BLHS chỉ ghi nhận một thực thể duy
nhất là PNTM, đó là doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Pháp nhân thương mại là chủ thể mới của luật hình sự, do đó vấn đề xác định
TNHS của chủ thể này chưa có tiền lệ, vì vậy cịn phụ thuộc vào sự hướng dẫn cụ thể
của các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, theo phân loại PNTM được quy định trong
Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể xác định PNTM phải chịu TNHS do hành vi phạm
tội của mình gây ra bao gồm: PNTM là doanh nghiệp và những tổ chức khác hoạt
động thương mại khác theo quy định pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, tại Điều 434 của BLTTHS thì mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị
truy cứu trách nhiệm hình sự được thơng qua người đại diện theo pháp luật của pháp
nhân.
Một PNTM được coi là có năng lực TNHS phải thỏa mãn các yếu tố sau: tư
cách pháp nhân, khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và khả năng gánh
chịu hậu quả pháp lý hình sự.Việc được thành lập hợp pháp là điều kiện tiên quyết.
Trang 12
Đối với một doanh nghiệp, tổ chức kinh tế muốn hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ
Việt Nam thì phải thành lập hợp pháp. Bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
được thành lập theo luật Việt Nam3 hoặc theo luật nước ngoài4.
Muốn truy cứu TNHS đối với pháp nhân thì điều kiện về tư cách pháp nhân là
bắt buộc. Bởi vì một PNTM trước hết phải là một pháp nhân mới có khả năng gánh
chịu về hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân gây ra. Mặt khác, một tổ
chức không được công nhận là hợp pháp hoặc khơng có tư cách pháp nhân thì tổ chức
kinh tế đó khơng phải là PNTM.
Là chủ thể của tội phạm. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc PNTM thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an
tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền,
lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa mà theo quy định của BLHS phải bị xử lý hình sự 5. Như vậy, PNTM là
chủ thể của tội phạm;
Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nào đã tham gia vào hoạt động kinh tế thì
khơng thể khơng có được khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Đây là
yếu tố đã được hình thành vốn có của mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó,
cũng cần thỏa mãn về điều kiện là có khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý hình sự do
BLHS quy định “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại
Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Đây là khác biệt giữa
PNTM và pháp nhân khác. Mặc dù tất cả các pháp nhân đều có khả năng nhận thức,
khả năng điều khiển hành vi và khả năng gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi vi
phạm nhưng chỉ có PNTM mới có khả năng gánh chịu hậu qủa pháp lý hình sự bởi vì
BLHS quy định PNTM là chủ thể của tội phạm.
Ngồi ra, để xác định hành vi của PNTM có CTTP hay khơng? cần phải xác
định hành vi đó có thỏa mãn bốn yếu tố của cấu thành tội phạm đó là khách thể, khách
quan, chủ quan và chủ thể. Trong đó, chủ thể là phải là một PNTM và có năng lực chịu
TNHS. Một PNTM mặc dù có thực hiện hành vi phạm tội nhưng khơng có năng lực
TNHS thì khơng bị truy cứu TNHS. Vì vậy, PNTM được xem là một chủ thể đặc biệt
trong CTTP khi xem xét TNHS.
CHƯƠNG 2
3
Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Điều 74 Bộ Luật Dân Sự năm 2015.
5
Điều 8 BLHS năm 2015.
4
Trang 13
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC TRUY CỨU TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
2.1. Điều kiện và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
2.1.1. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân
BLHS năm 2015 ra đời là một bước tiến vượt bậc trong nền lập pháp ở Việt
Nam. Lần đầu tiên vấn đề TNHS đối với pháp nhân được chấp nhận một cách chính
thức trong PLHS Việt Nam, mở ra một bước ngoặc lớn, góp phần quan trọng trong
việc hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Cùng với cá nhân, pháp nhân là chủ thể
của PLHS nên nó cũng có nguyên tắc xử lý hình sự riêng. BLHS năm 2015 quy định
cụ thể các nguyên tắc xử lý tại Điều 3 và quy định cụ thể nguyên tắc xử lý PNTM
phạm tội tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật này. Cụ thể có 4 nguyên tắc xử lý pháp nhân
phạm tội6:
Thứ nhất, mọi hành vi phạm tội do PNTM thực hiện phải được phát hiện kịp
thời, xử lý nhanh chống, công minh theo đúng pháp luật.
Thứ hai, mọi PNTM phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt
hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
Thứ ba, nghiêm trị PNTM phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên
nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ tư, khoan hồng đối với PNTM tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố
tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại
gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Nhìn chung, các nguyên tắc xử lý PNTM phạm tội cũng tương tự như các
nguyên tắc xử lý đối với cá nhân phạm tội. Các nguyên tắc xử lý PNTM phạm tội thể
hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời thể hiện sự mềm dẻo trong việc xử lý
đối với từng loại pháp nhân phạm tội.
2.1.2. Những điều kiện có thể quy kết trách nhiệm hình sự cho pháp nhân
Pháp nhân thực hiện hành vi trái với quy định của BLHS năm 2015 thì bị xem
là tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi của mình. Tuy nhiên, Pháp nhân chỉ chịu
TNHS khi thỏa mãn tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 75 của BLHS năm
2015. Lần đầu tiên, BLHS xây dựng một Điều khoản quy định điều kiện chịu TNHS
của pháp nhân, và đây được xem là cơ sở cho việc truy cứu TNHS trong những trường
hợp cụ thể, đảm bảo tính hợp lý, tính đồng bộ và tính khả thi.
6
Khoản 2, Điều 3 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Trang 14
Trong q trình soạn thảo BLHS năm 2015 vẫn cịn tồn tại hai ý kiến: Có hoặc
khơng nên quy định TNHS đối với pháp nhân không loại trừ TNHS đối với cá nhân.
Nhưng cuối cùng các nhà làm luật đã thống nhất và quy định tại khoản 2 Điều 75
BLHS năm 2015 như sau: “Việc pháp nhân thương mại chịu TNHS không loại trừ
TNHS của cá nhân”.
2.1.3. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Tại Điều 76 BLHS năm 2015 quy định cụ thể 31 tội danh mà các pháp nhân
phải chịu TNHS khi vi phạm, trong đó có 22/31 tội danh thuộc các tội phạm xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế (được quy định tại chương XVIII) và 9/31 tội danh thuộc
các tội phạm về môi trường ( được quy định tại chương XIX).
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp của pháp nhân
Với tư cách là chủ thể của pháp luật tố tụng hình sự, pháp nhân thơng qua người
đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng
hình sự được quy định tại Điều 434 BLTTHS năm 2015. Nói cách khác, pháp nhân bị
truy cứu trách nhiệm hình sự cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng như người
bị buộc tội. Các quyền và nghĩa vụ tố tụng của pháp nhân được thực hiện thông qua
người đại diện được quy định tại Điều 435 BLTTHS năm 2015, cụ thể như sau:
Về quyền: a)Được thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm; b)Được
biết lý do pháp nhân mà mình đại diện bị khởi tố; c)Được thơng báo, được giải thích
về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này; d)Được nhận quyết định khởi tố bị can
đối với pháp nhân; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp
nhân; quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân, quyết định
phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân,
quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra, quyết
định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản
án, quyết định của tòa án và quyết định tố tụng khác theo quy định của bộ luật này;
đ)Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại pháp
nhân mà mình đại diện hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân mà mình đại diện có tội;
e)Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; g)Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người
dịch thuật theo quy định của Bộ luật này; h)Tự bào chữa, nhờ người bào chữa cho
pháp nhân; i)Được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan
đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa cho
pháp nhân kể từ khi kết thúc điều tra khi có u cầu; k)Tham gia phiên tịa, đề nghin
chủ tọa phiên tịa hỏi hoặc tự mình hỏi những người tham gia phiên tòa nếu được chủ
Trang 15
tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; l)Phát biểu ý kiến sau cùng trước khi nghị án;
m)Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên
tòa; n)Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; o)Khiếu nại quyết định, hành vi tố
tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Về nghĩa vụ: a)Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng. Trường hợp vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan
thì có thể bị dẫn giải; b)Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng.
2.2. Các hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội
Theo quy định của BLHS năm 2015 thì các hình phạt được áp dụng đối với
PNTM phạm tội được chia làm 2 loại: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình
phạt chính là hình phạt được áp dụng độc lập, mỗi tội phạm chỉ có thể tun một hình
phạt chính trong khi đó hình phạt bổ sung không thể tuyên độc lập mà phải áp dụng
kèm với hình phạt chính nhưng chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định. Việc quy
định hình phạt bổ sung bên cạnh hình phạt chính là một trong những yếu tố tạo ra khả
năng pháp lý cho việc cá thể hóa hình phạt, với khả năng hỗ trợ hình phạt chính, hình
phạt bổ sung giúp Tịa án có nhiều khả năng áp dụng triệt để những biện pháp cưỡng
chế một cách tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng hình phạt. Trong hệ thống các hình phạt áp dụng
đối với PNTM phạm tội thì hình phạt chính gồm có: phạt tiền; đình chỉ hoạt động có
thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn 7. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh,
cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi
khơng áp dụng là hình phạt chính 8. Như vậy, BLHS năm 2015 khơng quy định hình
phạt chính là cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân,
tử hình đối với PNTM phạm tội. Khơng quy định là hình phạt bổ sung cấm đi khỏi nơi
cư trú, quản chế, tước một phần quyền công dân, tịch thu tài sản, trục xuất đối với
PNTM khi phạm tội.
Về nguyên tắc áp dụng hình phạt: Đối với mỗi tội phạm, PNTM phạm tội chỉ bị
áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung9.
2.2.1 Hình phạt chính
2.2.1.1. Phạt tiền
7
Khoản 1, Điều 33 BLHS năm 2015.
Khoản 2, Điều 33 BLHS năm 2015.
9
Khoản 3, Điều 33 BLHS năm 2015.
8
Trang 16
Theo quy định của PLHS Việt Nam thì Phạt tiền được áp dụng là hình phạt
chính trong hai trường hợp10:
Thứ nhất, phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định.
Thứ hai, phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi
trường, trật tự công cộng, và một số tội phạm khác do BLHS quy định.
Theo quy định trên thì trong trường hợp PNTM phạm tội thì điều kiện áp dụng
hình phạt tiền đối với PNTM với tư cách là hình phạt chính khi PNTM đó phạm 33 tội
danh được quy định tại Điều 76 của BLHS năm 2015 với tính chất và mức độ phạm tội
rất nghiêm trọng. Vì PNTM chỉ có thể bị truy cứu TNHS với 33 tội danh thuộc các
nhóm tội về kinh tế và mơi trường nên đáp ứng được điều kiện tại điểm b, khoản 1
Điều 35 của BLHS năm 2015. Chính vì lẽ đó, mà khi các PNTM phạm tội ít nghiêm
trọng, nghiêm trọng thì khơng thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính được.
2.2.1.2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn
“ Đình chỉ hoạt động có thời hạn ” là một trong ba hình phạt chính được áp
dụng đối với PNTM phạm tội. Xét từ nhiều góc độ thì hình phạt này khơng nhằm tước
bỏ quyền về tài sản đối với PNTM phạm tội như hình phạt tiền và được xem là hình
phạt nặng hơn so với hình phạt tiền nhưng lại nhẹ hơn với hình phạt “Đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn”.
Khoản 1 Điều 78 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
“Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương
mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe con người, mơi trường hoặc an ninh, trật tự, an tồn xã hội
và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế”.
Theo đó, PNTM vẫn có thể hoạt động ở những lĩnh vực khác khơng bị đình chỉ.
Bởi trên thực tế thì PNTM có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, khi áp dụng
hình phạt thì Tịa án sẽ tiến hành đình chỉ một số hoạt động của PNTM ở một hoặc
một số lĩnh vực nhất định mà PNTM đã và đang hoạt động, còn một số lĩnh vực khác
thì PNTM vẫn hoạt động bình thường.
Khoản 2 Điều 78 BLHS năm 2015 quy định: “Thời hạn đình chỉ hoạt động là
từ 6 tháng đến 3 năm”.
Trong tổng số 33 tội danh mà PNTM phải chịu TNHS được quy định cụ thể 33
Điều trong BLHS năm 2015 thì có tới 22/33 Điều luật có quy định hình phạt “Đình chỉ
10
Khoản 1, Điều 35 BLHS năm 2015.
Trang 17
hoạt động có thời hạn” với tổng số 24/84 điểm quy định đó là hình phạt chính áp dụng
đối với PNTM phạm tội11.Trong tổng số 24 điểm đó thì có tới 20 điểm quy định thời
hạn đình chỉ hoạt động của PNTM là từ 6 tháng đến 3 năm theo như quy định tại
khoản 2 Điều 78 BLHS năm 201512, một điểm quy định thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm
(điểm b, khoản 5 Điều 239) và 3 điểm quy định thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm 13. Điều
đó cho thấy sự nghiêm khắc trong quy định của pháp luật đối với PNTM phạm tội khi
phần lớn các quy định về thời hạn áp dụng của hình phạt đình chỉ hoạt động có thời
hạn đối với PNTM phạm tội ở mức tối đa.
Ngoài ra, ở một số Điều luật quy định về hình phạt đình chỉ hoạt động có thời
hạn đối với PNTM phạm tội cịn được quy định song song với hình phạt chính khác là
hình phạt tiền.Chính vì thế khi tiến hành giải quyết vụ án Tòa án sẽ cân nhắc, lưạ chọn
dựa trên các căn cứ khác nhau về hành vi phạm tội cũng như khả năng tài chính của
PNTM, chứ khơng tự tiện áp dụng một hình phạt bắt buộc nào đó.
2.2.1.3. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
“Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn” là một trong ba hình phạt chính áp dụng đối với
PNTM phạm tội. Đây là hình phạt khai tử PNTM trong một hoặc một số lĩnh vực hoạt
động của PNTM do những hành vi phạm tội có tính nguy hiểm cao, là hình phạt
nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt áp dụng đối với PNTM phạm tội.Trong
tổng số 33 tội quy định TNHS của PNTM thì có đến 19 tội ghi nhận hình phạt này và
được quy định một cách độc lập khơng có các hình phạt khác đi cùng14.
“Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn” là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương
mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt
hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố
mơi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã hội và khơng có
khả năng khắc phục hậu quả gây ra15. Một PNTM được thành lập có thể có nhiều mục
đích khác nhau, hoạt động kinh doanh trong một hoặc nhiều lĩnh vực nhưng nếu
PNTM được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn tồn bộ
hoạt động, chấp dứt tư cách pháp nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 79 BLHS năm
2015.
Theo quy định tại Điều 436 BLTTHS thì trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử
thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
11
Các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 200, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 239, 242, 243, 244, 245,
246.
12
Các Điều 217, 225, 2218.
13
Các Điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 200, 227, 232, 234, 235, 239, 242, 243, 244, 245, 2518.
14
Các Điều 188,189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 200, 203, 211, 234, 235, 237, 238, 239, 243, 244, 245
15
Khoản 1, Điều 79 BLHS năm 2015.
Trang 18
Viện kiểm sát, Tịa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân như:
Kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp
nhân, buộc nộp một khoản tiền để đảm bảo thi hành án.
2.2.2. Hình phạt bổ sung
2.2.2.1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
Trong tổng số 33 Điều luật quy định thì có tới 32 Điều luật quy định hình phạt
bổ sung “Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định”, chỉ có một
trường hợp ngoại lệ duy nhất là khơng áp dụng hình phạt này đó là Điều 216 quy định
về “Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp”.
Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ
01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật 16. Như vậy, thời gian thấp
nhất của PNTM phạm tội khi áp dụng hình phạt bổ sung này là 01 năm và thời gian
cao nhất là 03 năm.Ngoài ra, Tịa án có thể tun một thời hạn khác nhưng phải trong
khoản từ 01 năm đến 03 năm.
2.2.2.2.Cấm huy động vốn
Một PNTM muốn tồn tại và phát triển thì phải có nguồn vốn ổn định,PNTM
khơng thể kinh doanh, hoạt động khi thiếu vốn.Bởi vốn là điều kiện tiên quyết để
PNTM duy trì và mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, cho nên “Cấm huy
động vốn” là hình phạt bổ sung cần thiết, quan trọng đối với PNTM nhằm hổ trợ cho
hình phạt chính.Trong BLHS năm 2015 thì hình phạt này được ghi nhận 26/31 Điều
luật quy định TNHS của PNTM phạm tội17.
2.2.2.3. Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính)
Phạt tiền có thể được áp dụng là hình phạt bổ sung nếu như hình phạt chính
khơng phải là phạt tiền. Nghĩa là, pháp nhân thương mại phạm tội bị áp dụng hình phạt
chính là đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì có thể áp
dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền. Về mức tiền phạt bổ sung tối thiểu vẫn khơng thấp
hơn 50.000.000 đồng.
2.3.3. Xóa án tích
Xóa án tích là một chế định hình sự trong PLHS Việt Nam, xuất phát từ nguyên
tắc nhân đạo, mong muốn người phạm tội sau khi đã chấp hành xong hình phạt có thể
quay lại cuộc sống mới tốt hơn, trở thành người có ích cho xã hội, khơng có ý định
phạm tội mới. Bất kể người phạm tội (cá nhân, PNTM ) phạm tội vì nguyên nhân gì,
16
17
Khoản 3, Điều 80 BLHS năm 2015.
Các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 1919, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 217, 225, 2219, 227,
232, 234, 242, 243, 244, 245, 219.
Trang 19
sau khi đã bị lên án về hành vi của mình nếu biết ăn năn và hối hận về hành vi sai trái
của mình, muốn làm lại từ đầu và sống tốt hơn thì sẽ được coi như chưa từng phạm tội.
Điều này giúp họ xóa đi mặc cảm tội lỗi mà họ đã từng gây ra cho người khác và xã
hội, bởi nếu họ vẫn cịn mặc cảm thì rất khó sống tốt khi quay lại cuộc sống mới và
biết đâu lại tiếp tục đưa họ vào con đường phạm pháp. Đây được xem là quy định
nhằm hỗ trợ cho việc đem lại mục đích của hình phạt được quy định tại Điều 31 BLHS
năm 2015.
Theo quy định tại Điều 446 BLTTHS thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày
nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều
kiện quy định tại Điều 89 của BLHS thì Chánh án Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm
vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích.
Theo quy định tại Điều 89 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì một
PNTM sẽ được xóa án tích, coi như chưa từng phạm tội, chưa từng bị kết án khi
“Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02
năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác
của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không
thực hiện hành vi phạm tội mới”. Như vậy, pháp nhân thương maị phạm tội chỉ được
xóa án tích trong trường hợp đương nhiên xóa án tích. Về cách tính thời gian xóa án
tích tương tự như cách tính thời gian xóa án tích đối với tội phạm là cá nhân và được
quy định cụ thể tại Điều 73 BLHS năm 2015 18. Thời hạn tính là kể từ khi chấp hành
xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi
hết thời hiệu thi hành bản án. Mặc dù, Điều luật không quy định nếu chưa hết thời hạn
xóa án tích mà pháp nhân thương mại phạm tội mới thì thời điểm tính thời gian xóa án
tích là khi nào. Tuy nhiên, có thể hiểu theo nội dung của Điều 70 thì nếu trong thời hạn
này mà PNTM phạm tội mới thì thời hạn xóa án tích của tội cũ sẽ được tính từ khi
chấp hành xong hình phạt chính của tội mới. Theo Điều 89 BLHS 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017 thì PNTM đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể
từ khi chấp hành xong hinh phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản
18
Điều 73 BLHS năm 2015 quy định: Cách tính thời hạn để xóa án tích
1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tun.
2. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có
hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc
thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.
3. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích,
có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tịa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của
Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.
4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Trang 20
án hoặc kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà PNTM không thực hiện hành vi
phạm tội mới.
Có thể hiểu theo nội dung của Điều 69 BLHS năm 2015 thì PNTM bị kết án do
lỗi vơ ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và phạm tội được miễn
hình phạt thì coi như khơng có án tích. Điều này là hợp lý, bởi lẽ cá nhân phạm tội
được miễn hình phạt thì được coi là khơng có án tích, do pháp nhân thương tội phạm
tội được miễn hình phạt khơng có lý do gì mà bị xem là có án tích.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 21
3.1. Thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với pháp nhân
Theo khoản 1 Điều 433 BLTTHS thì khi có đủ căn cứ xác định pháp nhân đã
thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân. Trong khi đó:
BLHS được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế
định từ BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 cũng như những bài học, kinh nghiệm
được đúc kết từ thực tiễn trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong nhiều thập
kỷ qua. BLHS là kết quả của quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đáp ứng kịp
thời sứ mệnh điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực hình sự trong thời kỳ
đổi mới đất nước, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.
Trách nhiệm hình sự của PNTM là một chế định mới được ghi nhận trong
BLHS. Từ khi ghi nhận chế định này thì nhiều quy định khác của BLHS được điều
chỉnh lại cho phù hợp với nó. Ví dụ như quy định về Tội phạm ( Điều 8 ), nguyên tắc
xử lý ( Điều 3 ),...
Mặc dù BLHS là bước tiến bộ vượt bật trong nền lập pháp ở Việt Nam nhưng
BLHS vẫn còn đó nhiều thiếu sót, bất cập trong các quy định, đặc biệt là các quy định
về TNHS của PNTM. Trong quá trình nghiên cứu, người viết xét thấy các quy định về
TNHS của pháp nhân thương mại còn chưa rõ ràng, cụ thể, còn tạo ra nhiều cách hiểu
khác nhau dẫn đến khả năng áp dụng luật vào thực tiễn khơng đúng với mục đích xây
dựng ban đầu. Từ đó, người viết xin nêu ra một số điểm bất cập trong BLHS về vấn đề
TNHS của PNTM đề trao đổi và từ đó đề xuất biện pháp, hướng xử lý phù hợp để khi
áp dụng vào thực tiễn dễ dàng đạt hiệu quả. Cụ thể như sau:
3.1.1. Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
BLHS năm 2015 quy định PNTM chỉ phải chịu TNHS về các tội được liệt kê tại
Điều 7619, theo đó PNTM phải chịu TNHS về hai nhóm tội, đó là nhóm tội về xâm
19
Điều 76, BLHS năm 2015 quy định: Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây:
1. Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng
giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phịng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, bn bán hàng giả là
thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196
(tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khốn); Điều 210 (tội sử dụng thơng tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị
trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh);
Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp);
Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các
Trang 22
phạm trật tự quản lý kinh tế và nhóm tội phạm về mơi trường. Nhưng theo người viết
thì các PNTM không chỉ phạm phải những tội được liệt kê tại Điều 76 của BLHS năm
2015 mà cịn có thể phạm phải một số tội khác nữa. Từ thực tiễn cuộc sống cho thấy,
các nhóm tội phạm khác như: Nhóm các tội phạm xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự
cơng cộng ( Tội tài trợ khủng bố hay tội rửa tiền,…), nhóm các tội phạm về chức
vụ( tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ), tội phạm mua bán người,… hồn tồn có thể được
thực hiện bởi các PNTM. Chính vì thế nên đây được xem là một thiếu sót lớn của
BLHS năm 2015 thể hiện sự thiếu tương thích với u cầu của các cơng ước Quốc tế
về phịng chống tội phạm mà Việt Nam là thành viên như: Cơng ước chống tội phạm
có tổ chức xun quốc gia, Công ước chống tham nhũng, Công ước tài trợ khủng bố
và 40 kiến nghị của cơ quan đặc nhiệm tài chính ( FATF ) về phịng chống rửa tiền,…
Đã có nhiều ý kiến tranh luận khi đề cập đến vấn đề này.Theo một kết quả khảo sát do
Viện Khoa học pháp lý ( Bộ Tư pháp ) công bố năm 2015, ý kiến đánh giá của các đối
tượng làm khá rõ quan điểm về vấn đề này: “Trong tổng số 1.886 người được hỏi thì
đa số các ý kiến (955/1886 người được hỏi) đồng ý với quan điểm pháp nhân cần
được quy định là chủ thể của mọi tội phạm mà pháp nhân có thể thực hiện (chiếm
50,4%), 701/1886 người được hỏi (chiếm 37,2% ) ý kiến cho rằng pháp nhân chỉ nên
quy định là chủ thể của một số tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định và 12.4% và
233/1886 số người được hỏi khơng có ý kiến về phạm vi loại tội phạm mà pháp nhân
phải chịu trách nhiệm hình sự20”.
3.1.2. Về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Điều 75 BLHS năm 2015 đưa ra 4 điều kiện có thể truy cứu TNHS đối với
PNTM, đó là: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh PNTM (a), hành vi phạm
tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PNTM (b), hành vi
phạm tội được thực hiện vì lợi ích của PNTM (c), chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS
(d). Theo đó, 4 điều kiện phải độc lập với nhau tuy nhiên xét trên thực tế điều kiện (c)
và điều kiện (a) có thể độc lập với nhau vì có hành vi được thực hiện nhân danh pháp
nhân nhưng có thể khơng phải vì lợi ích của pháp nhân, cũng như có hành vi được
thực hiện vì lợi ích của pháp nhân nhưng khơng phải là nhân danh pháp nhân. Điều
quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động
vật hoang dã);
2. Điều 235 (tội gây ô nhiễm môi trường); Điều 237 (tội vi phạm phịng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi
trường); Điều 238 (tội vi phạm quy định về bảo vệ an tồn cơng trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai;
vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông); Điều 239 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam); Điều 242 (tội hủy
hoại nguồn lợi thủy sản); Điều 243 (tội hủy hoại rừng); Điều 244 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động
vật nguy cấp, quý, hiếm); Điều 245 (tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên); Điều 246 (tội
nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại).
20
Viện Khoa học pháp lý ( Bộ Tư pháp ), Dự án điều tra cơ bản “ Thực trạng thi hành BLHS năm 1999 nhằm sửa
đổi toàn diện BLHS năm 1999 trong thời gian tới, Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Hiển, Hà Nội, 2015, tr.377.
Trang 23
kiện (b) và điều kiện (c) cũng có thể độc lập với nhau, vì hành vi được thực hiện vì lợi
ích của pháp nhân có thể khơng có sự chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân,
cũng như hành vi được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp
nhân có thể khơng vì lợi ích của pháp nhân. Tuy nhiên, điều kiện (b) lại khơng thể độc
lập với điều kiện (a), vì hành vi đã được coi là nhân danh pháp nhân thì khơng thể có
trường hợp khơng có sự chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân. Ngược lại,
hành vi đã được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân thì
khơng thể có trường hợp khơng nhân danh pháp nhân. Ở đây có sự quy định chưa rõ
ràng giữa các điều kiện để PNTM có thể phải chịu TNHS các hành vi đó. Mặt khác,
quy định về điều kiện chịu TNHS đối với PNTM có thể gây khó khăn trong q trình
chứng minh đầy đủ các điều kiện để PNTM có thể chịu TNHS được quy định cụ thể ở
Điều 75, BLHS năm 2015. Bởi khi phân tích kỷ quy định này người viết cho rằng nó
khơng chính xác, khơng phù hợp với lý luận về hành vi phạm tội của PNTM mà người
viết đã tìm hiểu và tổng kết từ thực tiễn lập pháp của một số quốc gia có nền lập pháp
tiên tiến trên thế giới.
3.1.3. Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Trong quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS áp dụng đối với PNTM phạm
tội, TTGN “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn 21” tạo sự
quan tâm từ nhiều ngườivà đã có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau khi đề cập đến tình
tiết giảm nhẹ này. Điều mà mọi người quan tâm nhất ở đây chính là tính khả thi khi áp
dụng tình tiết giảm nhẹ này vào thực tiễnvà khi nào thì Tịa án sẽ áp dụng trong q
trình xét xử.
Ví dụ: Hành vi phạm tội của Công ty Vedan đã làm dậy sống dư luận xã hội
trước đây và gần đây nhất là hành vi phạm tội của công ty Mimosa dẫn tới hậu quả cá
chết hàng loạt ở miền Trung ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nền kinh tế đất
nước cũng như đời sống của các ngư dân, gây thiệt hại không chỉ ở một phạm vi nhỏ
mà cịn lan rộng ravới quy mơ lớn,ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh
thái, sinh hoạt và sức khỏe của con người.
Vậy hậu quả của những hành vi phạm tội của PNTM trong lĩnh vực mơi trường,
những thiệt hại đó có được xem là những thiệt hại lớn khơng?
3.1.4. Về hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân như đình chỉ hoạt vĩnh
viễn - buộc pháp nhân phải giải thể sẽ ảnh hưởng đến người không liên quan đến việc
thực hiện tội phạm, nhiều người lao động sẽ mất việc làm, ảnh hưởng đến an sinh xã
21
Điểm c, Khoản 1, Điều 84, BLHS năm 2015.
Trang 24
hội, trật tự xã hội, sự phát triển của nền kinh tế. Và câu hỏi được đặt ra vào lúc này
chính là quyền lợi của người lao động, của chủ nợ, của các đối tác đang có hợp đồng
hợp tác kinh doanh với pháp nhân phạm tội sẽ được giải quyết như thế nào? Bất cập
này sẽ tạo một khó khăn lớn trong quá trình thực hiện quy định này. Như vậy, so với
chế tài hành chính thì chế tài hình sự nghiêm khắc hơn ở chỗ là quy định biện pháp xử
lý là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, nghĩa là pháp nhân thương mại này phải giải thể,
chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, hạn chế hình phạt này đã làm ảnh hưởng đến quyền,
lợi ích của cá nhân, tổ chức khác không liên quan việc phạm tội của pháp nhân thương
mại đó.
3.1.5. Về vấn đề đồng phạm
Theo BLHS năm 2015 thì việc truy cứu TNHS của PNTM khơng loại trừ TNHS
của cá nhân22. Có nghĩa là cả cá nhân và pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về
cùng một tội phạm, trong cùng một vụ án. Khoản 1, Điều 17 BLHS năm 2015 lại quy
định “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm” và Khoản 3 Điều luật quy định “Những người là đồng phạm bao gồm người tổ
chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức”. Điều luật cho thấy chỉ xem
xét đồng phạm đối với cá nhân phạm tội và không đề cập đến vấn đề xử lý đồng phạm
đối với PNTM. Tuy nhiên, khi xét dưới góc độ về mặt thực tiễn thì trường hợp hai
hoặc nhiều PNTM cùng thực một tội phạm hoặc trường hợp giữa cá nhân và pháp
nhân thương mại cùng phạm tội là điều hồn tồn có thể xảy ra. Trong những trường
hợp này đều có sự sắp xếp chặt chẽ về mặt tổ chức, cũng như sự phân công về người
thực hành, người tổ chức, người giúp sức.
Ví dụ: Doanh nghiệp A chủ động sản xuất hàng giả là thuốc thú y và giao hàng
cho doanh nghiêp B để bán ra thị trường, lợi nhuận sẽ chia cho các bên. Trong trường
hợp này cả A và B đều là người phạm tội về tội buôn bán, sản xuất hàng giả là thuốc
thú y (Điều 195). Tuy nhiên, xét về tính chất của tội phạm thì doanh nghiệp A là người
phạm tội, bởi doanh đã chủ động sản xuất hàng giả, còn doanh nghiệp B là đồng phạm
với vai trò là người thực hành.
3.1.6. Về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người được pháp nhân
thương mại ủy quyền thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra
Nhìn từ góc độ áp dụng pháp luật, để truy cứu TNHS của pháp nhân thương
mại, cần chứng minh hành vi phạm tội, lỗi của người lãnh đạo, chỉ huy tổ chức và các
điều kiện khác của TNHS (như vai trò lãnh đạo, chỉ huy của cá nhân trong tổ chức,
nhân danh, thay mặt tổ chức, vì lợi ích của tổ chức…). Nếu người lãnh đạo, người đại
22
Khoản 2, Điều 9, BLHS năm 2015
Trang 25