Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu tác động của mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.21 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIEN CUU TAC DONG CUA MUC DO PHAT TRIEN
VA UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN DEN TY LE
NO XAU CUA CAC NGAN HANG NIEM YET TREN THI
TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

Ngành: Tài chính — Ngân hàng

NGUYÊN THỊ KIM NGÂN

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIEN CUU TAC DONG CUA MUC DO PHAT TRIEN
VA UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN DEN TY LE
NO XAU CUA CAC NGAN HANG NIEM YET TREN THI
TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

Nganh: Tai chinh — Ngan hang

Mã số: 8340201
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Kim Ngân

Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Việt Dũng



Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Nghiên cứu tác động của mức độ phát
triển và ứng dụng công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng
niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam”

là cơng trình nghiên cứu cá

nhân của tơi trong thời gian qua. Mọi số liệu được sử dụng để phân tích trong luận
văn và kết quả nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan,

trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin sử
dụng trong cơng trình nghiên cứu này.

Hà Nội, tháng 7 năm 2022
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Ngân


il

LOI CAM ON
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương Hà

Nội, Khoa Tài chính - Ngân hàng đã giảng dạy và trang bị những kiến thức, kỹ

năng quý báu trong suốt những năm học qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS,
TS Nguyễn Việt Dũng, người đã trực tiếp hướng dẫn và hết sức tạo điều kiện giúp
đỡ tơi trong việc hồn thành luận văn này. Từ những ngày bắt đầu chọn đề tài, duyệt
đề tài đến những lần sửa nội dung, thầy đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và chỉ
bảo tận tình, tỉ mỉ giúp bài luận văn được hồn thiện tốt nhất.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ tác giả cịn hạn chế nên chắc chắn
luận văn này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những
nhận xét, góp ý của các Quý Thầy (Cô) cũng như từ các độc giả quan tâm để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2022
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Ngân


1H

MỤC LỤC
08908990. ..............

i

0/0/0055 .-..........................

iii

DANH MUC CAC TU VIET TẮTT.............................--225s ©<£Sz£sessevszerssezserssccse Vv

DANH MUC BANG BIEU Qscssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssesssssssscsssesssssssseessseesses vi
DANH MUC HINH VE, SO DO......cccsssssessssssssssesssessssssssssesssessssssessssssssesessseessessees vi

TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨUU ..............................------s<©+ss+ccvvssseersse vii
0908006071007. ...................
CHUONG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TAC DONG

CUA MUC

1

DO PHAT

TRIEN VA UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN DEN TY LE NO XAU

CUA CAC NGAN HANG iiccecscsssssssssssssssssssscsscscssscsccssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssss 16
1.1 Mức độ phát triển và ứng dụng cơng nghệ thơng tỉn...............................----« 16
1.2 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân liằng........................-2< ©ccs©ceeccseeceeecreecreecrreeccee 20
1.3 Tác động của mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thơng tin đến tỷ lệ
nợ xấu của các ngân hiàng...........................----2<©cs©cseecreeEreeerxeerreerreerrreerrrerrrerree 32

CHƯƠNG2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ

PHAT TRIEN VA UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN DEN TY LE NO

XÁU CỦA CÁC NGÂN HÀNG..............................---s-cvesseervsseetrrxestetrrsssrerrsssree 38

V8 ,6))708..,..18..10n................

38

bà...

40

nan nnnnnn....ÔÔỎ,.Ỏ

2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu........................----+222+2222+EEE227112711227112711211122112111211212
212.1 ye 40
2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu năm tTưỚC.........................--2-©22+22+2EE2EEE2EEE122122721222122711222.
222.2 4I
2.2.3 Mức độ phát triển và ứng dụng Công nghệ thơng tin.............................---- 4I

2.2.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng.......................2--2¿©2222++2EE+2EE22EE2222222212222
22 xe 42
2.2.5 Quy oi

0. 1 ắắ........

VI .W E00... ì 554...

42
43


IV


2.3 Mẫu và dữ liệu nghiêm €ứỨU..........................--2-©e<©e<€©+ee€©seeE+seerxeerreecreecrreecree 44

CHUONG 3:

THUC

CONG

THONG

NGHE

TRANG

MUC

DO PHAT

TIN, TY LE NO XAU

TRIEN VA UNG DUNG
CUA CAC

NIEM YET TREN THI TRUONG CHUNG KHOAN

NGAN

HANG

VIET NAM VA KET


10.9.4060): =..........,H,)H,H..,.

46

3.1 Thực trạng mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của các
ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam............................. 46
3.2 Tình hình tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng
khoán WIỆK ÍN(IIHH................................
..5- 5< < << <<
5 9...0...
ng
ng e 30
3.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam........................ 50
3.2.2 Thực trạng nợ xấu của các NHTM

tại Việt Nam........................ 7222222222252 54

3.3 Phân tích kết quả mơ hình nghiên cứn...........................---2----2-scs<©+seeccseccse 60

3.3.1 Thống kê mô tả. . . . .

22-22-2222 +EEE22EEEEEEE227112711271127112112111211.
1e. Xe 60

3.3.2 Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu..........................2© 2222z2222+2+zz+2zzz2 62
3.3.2.1 Phân tích sự tương quan giữa các biến ............................-----2-©sz+czz+czce2 62
3.3.2.2 So sánh giữa các mơ hình FEM và REM...........................--------+s+s+=5+ 64

3.3.2.3 Kiểm định các khuyết tật của mơ hình.......................... -2-©z+zzz+zz+czze+ 64

3.3.2.4 Kết quả mơ hình nghiên cứu.........................--2- 2+22+2+2E++2E+z+£zxz+zzzrrzrez 67

CHUONG 4:

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH................................- 71

4.1 KẾT ÏHUẬNH.......................222° ©s< e2 EEe4.2 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngan hang............ 72
4.3 Clic hm ý CHHÍHIÏ1 S(ẤCÌH..................................o-<<< << <<... Hư ng
74
4.4 Hạn chế của nghiÊH CU ..seccssscsssecsscsssessseesssesssessssssssessssesssessssssasessscssnsessseeess 78
4.5 Định hướng nghiên cứu fF0oH fWØHĐ ÏAÏ.................................-<
<< <=< ô=
TI LIU THAM KHO .................................22-2-2 â<â22E2#ÊEE2zE2zÊeszeezseressccze 80

):8nj an...

85


DANH MUC CAC TU VIET TAT
Từ viết tắt

Từ đây đủ

AI

Tri tué nhan tao (Artificial intelligence)


BCBS

Uy ban Basel vé giam sat Ngan hang (Basel Committee on
Banking supervision)

CNTT

Công nghệ thông tin

ICT Index

Chỉ sô mức độ phát triên vê Công nghệ thông tin

IMF

Quy Tién té Thé gidi (International Monetary Fund)

loT

Internet vạn vật (Internet of Things)

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTMVN


Ngân hàng Thương mại Việt Nam

TMCP

Thương mại Cơ phân

TCTD

Tơ chức Tín dụng

WB

Ngân hàng Thế giới


vi

DANH MUC BANG BIEU
Bảng 1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu......................... -2-©22+2Ez+2EE£+2EE22EEE+2Exrrrxerrrxee 14
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các biến trong bài nghiên cứu.........................----2- 2222222 44
Bảng 2.2: Danh sách các Ngân hàng trong mẫu nghiên cứu...............................--22 45
Bảng 3.1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình........................
2. 22©2+2Ezz+z+2+£zz+zzz2 60
Bang 3.2: Phân tích sự tương quan giữa các biến nghiên cứu..........................--2--- 62
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến.........................2-©-22-©2222EE222EE22222222E
222. xe 65

Bảng 3.4: Kết quả ước lượng mơ hình......................
2-2222 +EE£+2EE2EE£+EEE+2EEEtEEErrxrrrrree 68

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỊ
Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống chỉ tiêu của các NHTM.........................--2-©-2+2s2czz+czce+ 18
Hình 1.2: Ngun nhân dẫn đến nợ xấu của NHTM............................-2¿2222+2222z22222ze2 24

Hình 3.1: Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013"00 —...................................,Ơ 50
Hình 3.2: Tổng dư nợ cho vay và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các NHTM

giai

b0020620208Ẻ8.............................. 52
Hình 3.3: Tỷ lệ nợ xấu của tồn bộ hệ thống ngân hàng giai đoạn 2013-2020......... 54
Hình 3.4: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng năm 2020..........................2 zz+z+2+zz+zze2 56
Hình 4.1: Xu hướng ứng dụng CNTT trong ngành Ngân hàng...........................
------ 74


Vii

TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU
Đề tài “Nghiên cứu tác động của mức

độ phát triển và ứng dụng công

nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” nhằm đánh giá ảnh hưởng của mức độ phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở dữ liệu của 16 Ngân hàng TMCP niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2013-2020.

Nhằm nghiên cứu tác động của mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ

thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu
thập tài liệu, số liệu; phương pháp phân tích số liệu; phương pháp định tính và

phương pháp định lượng với mơ hình gồm các biến: tỷ lệ nợ xấu, mức độ phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin, tỷ lệ nợ xấu năm trước, quy mô ngân hàng, tốc độ
tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phát triển
và ứng dụng công nghệ thông tin, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng có
tác động ngược chiều và tương đối mạnh tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm
yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Bên cạnh đó, các yếu tố như: tỷ lệ nợ
xấu năm trước, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân

hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam và trên cơ sở kết quả mơ hình nghiên cứu, luận văn đã hệ thống được một

số hàm ý chính sách góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


LỜI MỞ ĐẦU
1. _ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế của một quốc gia sẽ không thê phát triển một cách bền vững được
nếu hệ thống tài chính của quốc gia đó hoạt động khơng ổn định và kém hiệu quả

(Badar và cộng sự, 2013). Hoạt động của các NHTM đóng vai trị quan trọng trong
việc duy trì sự ơn định của hệ thống tài chính, tuy nhiên hoạt động của ngành ngân
hàng vốn chứa đựng nhiều rủi ro. Một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá mức
độ rủi ro của ngân hàng là chỉ tiêu nợ xấu. Nợ xấu vẫn luôn là một vấn đề quan


trọng tạo ra áp lực lớn lên hệ thống ngân hàng, trực tiếp đe dọa và gây ra rủi ro cho
“sức khỏe” của nền kinh tế. Cụ thể, nợ xấu trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của

ngân hàng và hiệu quả hoạt động trong dài hạn. Mức nợ xấu càng cao càng cho thấy

sự tồn tại của các hạn chế tài chính và việc quản lý của các cơ quan quản lý, đồng
thời hạn chế hoạt động của các trung gian tài chính, và cuối cùng ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng đầu tư và kinh tế (Ahmed và cộng sự, 2006). Năm 2021, đại
dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến nguy hiểm và phức tạp với biến chủng Delta, đợt
bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống
kinh tế - xã hội, giãn cách xã hội, chuỗi cung ứng đứt gãy, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động... đã bào mòn sức chống chịu của

doanh nghiệp, người dân, tạo gánh nặng lớn lên hệ thống an sinh xã hội. Trong bối

cảnh đó, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021), nếu tính cả nợ được tái cơ cấu
và nợ tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng ước đạt 7,31%, con số cao nhất
trong 4 năm trở lại đây. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021

điểm % so với mức

là 1,9%, tăng hon 0,21

1,69% tính đến cuối năm 2020. Con số này nếu tính cả các

khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC)
nhưng chưa xử lý và nợ xấu tiềm ẩn thì lên tới 3,9%. Nợ xấu của các tổ chức tín
dụng, tức là nợ xấu của nền kinh tế, hiện có xu hướng tăng lên, đây cũng là điều dễ
hiểu do hậu quả của dịch COVID-19 trong hai năm qua. Ủy ban Giám sát Tài chính

Quốc gia vẫn đánh giá tỷ lệ nợ xấu chờ xử lý và nợ xấu tiềm ân trong tái cơ cau van
lớn. Vì vậy, vấn đề xử lý và hạn chế nợ xấu vẫn đang là hoạt động trọng tâm của

Ngân hàng Nhà nước cũng như toàn bộ các ngân hàng thương mại nói chung.


Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn đang là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất
cho các NHTM Việt Nam nên hầu hết các ngân hàng hiện nay đều tập trung nguồn lực

tương đối lớn để thực hiện và phát triển hoạt động tin dụng. Đặc biệt, mọi hoạt động
kinh doanh của NHTM

đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy

việc đầu tư và ứng dụng cơng nghệ thơng tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành
Ngân hàng để phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững. Để có thể nâng cao uy tín

của NHTM

cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng thì phát triển cơng nghệ là

điều tất yếu. Mỗi NHTM hoạt động kinh doanh đều lấy công nghệ thông tin làm
nịng cốt, trên cơ sở cơng nghệ hóa, hiện đại hóa tổng thể các nghiệp vụ và ứng

dụng quản trị. Xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã mang đến
những cơ hội mới cho các NHTM

nhưng cũng đặt ra những thách thức cần phải

vượt qua cho các nhà quản trị hiện nay. Do tính chất đặc thù của hoạt động kinh

doanh của mình, các NHTM

Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với rủi ro từ việc vỡ

nợ của những người đi vay. Điều này tạo ra vấn đề về nợ xấu — nguyên nhân chính
gây ra sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng (Guy và Lowe, 2011). Do vậy, việc
nghiên cứu tác động của mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đến tỷ
lệ nợ xấu của các ngân hàng là một việc rất cần thiết và trọng tâm để kiểm soát và
xử lý nợ xấu một cách hiệu quả.

Trong nước và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều
ngun nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng, bao gồm cả nguyên nhân

khách quan và nguyên nhân chủ quan. Sala và Saurian (2002) trong nghiên cứu về
các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM

ở châu Âu đã phát hiện sự thay

đổi trong tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được giải thích bởi các yếu tố như tăng trưởng
GDP, kích thước của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ vốn và sức mạnh
của thị trường. Theo nghiên cứu của Sinkey và Greenwalt (1991), việc tăng trưởng
nhanh quy mô cho vay là một trong những nguyên nhân gây ra tỷ lệ nợ xấu cao,

điều này là do việc chấp nhận những khoản vay kém chất lượng. Kết quả này cũng
đã được kiểm chứng lại nhờ nghiên cứu của Jimenez và Saurian (2006). Golden và

cộng sự (1993) cũng đã nghiên cứu và kết luận rằng thơng tin tín dụng có ảnh
hưởng đến việc ra quyết định cho vay của ngân hàng. Nghĩa là, nếu các ngân hàng



nắm được nhiều thông tin chất lượng hơn về khách hàng cho vay của mình đồng
nghĩa với việc giảm được rủi ro tín dụng, dẫn đến việc giảm tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh

đó, Fofack (2005) trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của hệ

thống ngân hàng của 16 quốc gia thuộc vùng cận Sahara từ năm 1993 — 2002, đã
chứng minh rằng ROE có tác động trái chiều đến nợ xấu.
Về nội dung nghiên cứu này ở Việt Nam,

Đỗ

Quỳnh

Anh

và Nguyễn

Đức

Hùng (2013) trong bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các
NHTM

Việt Nam

trong giai đoạn 2005 — 2011

đã chỉ ra rằng lạm phát và tăng

trưởng GDP có tác động đến nợ xấu, nợ xấu có ảnh hưởng đến nợ xấu năm tiếp theo


và quy mơ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Nguyễn

Thị Hồng

Vinh (2015) với bài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM Việt

Nam trong giai đoạn 2007 — 2014, cho kết quả cả yếu tố đặc thù và vĩ mô đều tác
động đến nợ xấu tại hệ thống NHTM

Việt Nam. Trong đó, khả năng sinh lời và tăng

trưởng kinh tế là những nhân tố chính tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ
nợ xấu trong q khứ, quy mơ ngân hàng, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng
chiều với tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng vốn chủ sở hữu và lạm

phát có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Nguyễn Duy Tùng và
Đặng Thị Bạch Vân (2015) sử dụng mơ hình dữ liệu bảng động và phương pháp hồi
quy GMM,

phân tích tác động của các yếu tố nội tại lên tỉ lệ nợ xấu tại các NHTM

Việt Nam trong giai đoạn 2004 — 2014. phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy nợ
xấu các NHTMVN

chịu tác động các yếu tố nội tại ngân hàng như chất lượng quản

trị và rủi ro đạo đức.

Nhìn chung, cũng đã có những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu


của các NHTM tại Việt Nam song yếu tố phát triển và ứng dụng công nghệ thông
tin vẫn chưa được đặc biệt quan tâm, chú trọng cũng như chưa có nghiên cứu tổng
hợp, đầy đủ và mang tính cập nhật số liệu hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ

nợ xấu của nước nhà. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tiễn và vai trị của
cơng nghệ thơng tin như vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của mức
độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Kết quả bài nghiên cứu này sẽ


cung cấp một cái nhìn tồn hiện hơn về tác động công nghệ thông tin cũng như các

chỉ số tài chính nội bộ, chỉ số kinh tế vĩ mơ tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ kết quả phân tích, tác giả sẽ đề xuất
một số giải pháp nhằm hạn chế, xử lý tình trạng nợ xấu và nâng cao chất lượng tín
dụng.

2.

Mục đích, câu hỏi và nhiệm vụ của nghiên cứu

a)

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận về tác động của mức độ phát triển và ứng

dụng công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng và dựa trên dữ liệu
thực tế, mục đích của đề tài là đánh giá tác động của mức độ phát triển và ứng dụng


công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần hạn chế

nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.
b) — Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:


Mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại các ngân hàng niêm yết

trên thị trường chứng khốn Việt Nam có tác động đến tỷ lệ nợ xấu hay khơng, nếu
có, tác động như thế nào?

— __ Thông qua nghiên cứu tác động của mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, các nhà quản lý có thể thực hiện các biện pháp như thế nào để giảm thiểu
tỷ lệ nợ xấu?

c) — Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, bài luận văn được viết với ba nhiệm vụ chính sau:

—_

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

— _

Kiểm định tác động của mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMVN.



— _

Đưa ra kết luận và một số hàm ý chính sách để hạn chế tỷ lệ nợ xấu của các

NHTM

3.

Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) _ Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mức độ ảnh hưởng của mức độ phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng
b) — Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung phạm vi thời gian từ năm 2013-2020 và phạm vi

không gian là các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ
thể là 16 Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm:

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Nam
Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng
TMCP

Quân đội, Ngân hàng TMCP


Bản Việt, Ngân hàng TMCP

Phương Đông,

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân
hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP

Sài Gòn -

Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Nghiên cứu cũng lựa chọn phạm vi thời gian từ năm 2013 đến năm 2020 bởi
dữ liệu khai thác trong mô hình nghiên cứu chỉ được cập nhật tới hết năm 2020,

chưa có số liệu thống kê năm 2021 chính thức của World Bank cũng như của Bộ

Thông tin và Truyền thông.
Đồng

thời, bên cạnh việc sử dụng biến mức độ phát triển và ứng dụng cơng

nghệ thơng tin để giải thích cho sự biến động của tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng,
bài nghiên cứu cũng đưa vào mơ hình nghiên cứu một vài các nhân tố có tác động
tới tỷ lệ nợ xấu đại diện cho các yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội sinh của Ngân hàng
như: tỷ lệ nợ xấu năm trước, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ
lạm phát.


4.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu

phân tích định tính (thơng qua phương pháp phân tích diễn giải, tơng hợp, đối chiếu
so sánh) và nghiên cứu phân tích định lượng (thơng qua kiểm định các mơ hình lựa
chọn để đánh giá tác động)
+

Kỹ thuật hồi quy bảng được sử dụng để phân tích tác động của các biến đặc

trưng bên trong ngân hàng đối với NPL. Tác giả sẽ lần lượt thực hiện các mơ hình
hồi quy mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM)
của các đơn vị chéo, từ đó chọn ra mơ hình phù hợp.
+

Kiểm định Hausman được thực hiện để lựa chọn giữa mơ hình FEM

và REM

với giả thuyết H0 là khơng có sự khác biệt giữa phương pháp FEM và REM (hay
khơng có sự tương quan giữa biến độc lập và yếu tố ngẫu nhiên ui vì tương quan là
nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM). Nếu giá trị Prob của kiểm

định Hausman nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì bác bỏ giả thiết H0 tức mơ hình FE phù
hợp, ngược lại thì mơ hình REM

+ _

sẽ được lựa chọn.

Trong trường hợp khi thực hiện hồi quy mơ hình, ở bước kiểm định phần dư


của mơ hình, nếu xảy ra hiện tượng tự tương quan phần dư hay phương sai sai số
thay đổi có khả năng làm sai lệch kết quả, nghiên cứu sẽ tiếp tục xử lý bằng cách sử
dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng qt khả thi (FÍGLS) dùng
để khắc phục hiện tượng phương sai sai số và tự tương quan (Gujarati, 2004 trang

641).
5.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

a) _ Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngồi
Berger (2003) trong bài nghiên cứu về tiến bộ công nghệ thông tin và tác động

của nó trong ngành ngân hàng dựa trên số liệu của các ngân hàng tại Mỹ trong giai
đoạn 1984 - 2001 nhận thấy các ngân hàng là những người sử dụng chuyên sâu cả
công nghệ CNTT và cơng nghệ tài chính, đồng thời có sẵn nhiều dữ liệu có thể hữu
ích cho sự hiểu biết chung về tác động của thay đôi công nghệ. Nghiên cứu cho thấy
có những cải thiện về chi phí, khả năng cho vay, chất lượng khoản vay và quản lý


khoản vay hiệu quả hơn do ứng dụng những tiến bộ trong cả cơng nghệ tài chính,
cơng nghệ thơng tin và trong cả công nghé “front-office” va “back-office”. Nghién
cứu cũng cho thấy năng suất tong thé tăng đáng kê nhờ chất lượng được cải thiện và
sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng tiến bộ, đổi
mới trong xử lý thông tin, viễn thông và các công nghệ liên quan được gọi chung là
“công nghệ thông tin” được ghi nhận là đã giúp cải thiện, thúc đây tăng trưởng
mạnh mẽ trong ngành ngân Hoa Kỳ.
Bofondi và Gobbi (2003) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại
các tơ chức tín dụng ở thị trường Ý, sử dụng cơ sở dữ liệu gồm 7.275 quan sát về

729 ngân hàng tại 95 thị trường địa phương của Ý, đã kết luận rằng lựa chọn bắt lợi
va bat lợi về thơng tin đóng một vai trị quan trọng trong việc giải thích tỷ lệ nợ xấu

của các ngân hàng và thông tin bất cân xứng giữa những ngân hàng và những người
đi vay có thể hoạt động như một rào cản nội sinh đối với việc quản lý tín dụng tại

các ngân hàng. Tác giả cũng đã xem xét đến vai trò của khoảng cách giữa người đi
vay và các ngân hàng. Trong các thị trường tín dụng, nơi việc ký hợp đồng khơng

hồn chỉnh phổ biến, sự gần gũi về mặt vật chất có khả năng làm giảm khoảng cách
thơng tin giữa người cho vay và người đi vay. Các ngân hàng cho vay tại các thị
trường mà họ có chi nhánh, nắm bắt rõ thơng tin của khách hàng có tỷ lệ nợ xấu

thấp hơn nhiều so với các ngân hàng cho vay từ xa. Tuy nhiên, khoảng cách mà các
ngân hàng cho vay đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua, tác giả cũng nhấn mạnh
về tác động của tiến bộ kỹ thuật công nghệ thông tin trong hoạt động trung gian tài
chính giúp cho việc kiểm sốt cho vay chặt chẽ hơn, giảm tỷ lệ nợ xấu phát sinh tại
các ngân hàng.
Jappelli và Pagano (2000) nghiên cứu tác động của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong thị trường tín dụng tại ngân hàng Châu Âu. Phương pháp nghiên cứu
định tính đã được sử dụng trên 16 nước Châu Âu. Các bảng câu hỏi đã được gửi đến

các Ngân hàng, các tơ chức tín dụng tư nhân, Ngân hàng trung ương và thu thập
thông tin từ các nguồn chính thức. Từ các đữ liệu khảo sát trong phân tích xuyên
quốc gia của Châu Âu đã thu thập được tác giả mô tả chỉ tiết về các đổi mới trong
hoạt động của tổ chức tín dụng ở các nước Châu Âu,

các đặc điểm chính của trung



tâm thơng tin tín dụng ở Châu Âu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc các ngân hàng có
hệ thống công nghệ thông tin phát triển giúp ngân hàng nắm bắt được nhiều hơn

thông tin của khách hàng dẫn đến kiểm soát khoản vay đễ dàng hơn, giảm rủi ro tín
dụng, giảm khả năng phát sinh nợ xấu. Ngồi ra việc thu thập thông tin khách hàng
dưới sự hỗ trợ của các công nghệ chịu tác động của luật bảo vệ quyền riêng tư của
Châu Âu ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng, loại thông tin được chia sẻ giữa người

cho vay và người đi vay cũng như giữa các người cho vay với nhau.
Salas and Saurina (2002) nghiên cứu các yếu tố quyết định các khoản vay có

vấn đề của các ngân hàng thương mại và tiết kiệm Tây Ban Nha trong giai đoạn
1985—1997, có tính đến cả các biến số kinh tế vĩ mô và cấp ngân hàng cá nhân.
Nghiên cứu chỉ ra những biến số giải thích cho việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng bao gồm
tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ nợ xấu năm trước, cơ cấu danh mục đầu tư, quy mô
ngân hàng, biên lãi ròng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, mức độ ứng dụng công nghệ thông
tin và sức mạnh thị trường. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của những biến số này có
sự khác biệt đáng kế giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm, điều này
khẳng định sự phù hợp của hình thức thể chế trong quản lý rủi ro tín dụng. Phát
hiện của tác giả nêu lên các vấn đề quan trọng về chính sách giám sát ngân hàng:
việc sử dụng các biến cấp ngân hàng làm chỉ số cảnh báo sớm, lợi thế của việc sáp

nhập ngân hàng từ các khu vực khác nhau, và vai trò của cạnh tranh ngân hàng và
quyền sở hữu trong việc xác định rủi ro tín dụng.
Richard, E. (2011) nghiên cứu lý do gây nên các khoản nợ xấu tại các ngân
hàng thương mại ở Tanzania và các chiến lược được áp dụng để xử lý nợ xấu. Một
bảng câu hỏi bán cấu trúc được thực hiện trực tiếp với 48 cán bộ ngân hàng từ 14

ngân hàng thương mại cung cấp các khoản vay doanh nghiệp và đã hoạt động ít


nhất 5 năm. Tất cả những người được hỏi đã làm việc với ngân hàng hơn năm năm;
tuy nhiên, phần lớn đã có hơn mười năm trong ngành ngân hàng. Tất cả những
người được hỏi cũng tham gia vào hoạt động cho vay từ 5 năm trở lên với 17% đã
tham gia vào hoạt động cho vay hơn 10 năm. Các phát hiện cho thấy yếu tố được

xếp hạng cao nhất gây ra các khoản nợ xấu là việc người đi vay phân bổ vốn cho
các doanh nghiệp khác với doanh nghiệp đã thỏa thuận (61%). Yếu tố quan trọng


thứ hai là quản lý danh mục cho vay yếu kém, đặc biệt là phân tích tín dụng yếu
kém ở giai đoạn đăng ký (32%), tiếp theo là sự thiếu liêm chính của người đi vay
(27%). Hệ thống kiểm tra và trao đổi thơng tin cũng góp phần làm giảm sự bất cân

xứng thơng tin từ đó làm giảm rủi ro tín dung. Dé sir dung đầy đủ thơng tin, nghiên
cứu khuyến nghị các ngân hàng phải đảm bảo dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống
chính xác và đầy đủ.
Ghosh, A. (2015) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến nợ xấu các ngân hàng
thương mại tại các bang của Hoa Kỳ. Tác giả sử dụng cả hiệu ứng cố định và ước
tính động GMM

để đánh giá tác động của các yếu tố đến các khoản nợ xấu đối với

tất cả các ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm trên 50 tiêu bang của Hoa Kỳ
và Quận Columbia trong giai đoạn 1984-2013. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy

vốn hóa lớn hơn, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu năm trước và quy mô ngân hàng
lớn làm tăng đáng kể tỷ lệ nợ xấu, trong khi hệ thống công nghệ thông tin phát triển

và lợi nhuận ngân hàng lớn làm giảm nợ xấu. Hơn nữa, GDP thực tế của tiêu bang
và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập cá nhân thực tế cao hơn, và những thay đổi trong chỉ


số giá nhà ở của tiêu bang làm giảm nợ xấu, trong khi lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp
của tiểu bang và nợ công của Hoa Kỳ làm tăng đáng kê nợ xấu. Các phát hiện cũng
cho thấy rằng các cuộc kiểm tra sức chịu đựng trong lĩnh vực ngân hàng (Stress
tests) thường làm cơ sở cho các kịch bản gia tăng nợ xấu, ngồi ra cần cần tính đến
tác động của các điều kiện kinh tế vi mô hoặc cấp nhà nước đối với nợ xấu, bên

cạnh chất lượng vốn và tín dụng của ngân hàng.
b)

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018) nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cơ phần Việt Nam. Bài
nghiên cứu này phân tích số liệu của 27 ngân hàng thương mại cổ phan (NHTMCP)

đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005- 2016 để kiểm định tác động của các yếu
tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP. Sử
dụng phương pháp hồi quy GMM

sai phân với ưu điểm có thể khắc phục hiện

tượng nội sinh, phương sai thay đôi và tự tương quan, bài nghiên cứu phát hiện thay
rằng, các đặc điểm ngân hàng có tác động đáng kê đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân


10

hàng trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể, ty lệ nợ xấu của ngân hàng ở năm trước càng
cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng. Đồng thời, các


ngân hàng càng có chi phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng càng cao, ứng dụng hệ
thống công nghệ thông tin càng phát triển, chỉ phí hoạt động càng cao, lợi nhuận
của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân
hàng. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy các biến số kinh tế vĩ mô như tốc
độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân

hàng. Điều này cho thấy rằng khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thì sẽ giúp các
ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu xuống
Nguyễn

Kim

Phước,

Phan Ngọc

Thùy Như, Ngô

Thành

Trung

(2017) đã

nghiên cứu tác động của các yếu tố nội bộ đến nợ xấu của ngân hàng thương mại,
mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố nội bộ tác động đến nợ xấu của ngân

hàng thương mại ở Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo


cáo tài chính hợp nhất và báo cáo thường niên của 22 ngân hàng thương mại hoạt
động trong giai đoạn từ 2006-2015. Riêng số thông tin tín dụng được thu thập từ Bộ
Thơng tin và Truyền thông kết hợp Hội tin học Việt Nam. Số quan sát tương ứng là
220. Bằng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng, hồi quy biến phụ thuộc là nợ xấu,
nghiên cứu đã tìm thấy 6 trong 7 yếu tố nội bộ có ảnh hưởng đến nợ xấu của các
ngân hàng. Trong đó các biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín
dụng, quy mơ ngân hàng và chỉ số ứng dụng công nghệ trong ngân hàng có tác động
trái chiều với tỷ lệ nợ xấu. Các biến lượng dự phịng rủi ro tín dụng và lãi suất tái

cấp vốn có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu phù hợp với

một số nghiên cứu trước và phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Biến số lượng nhân
viên bình quân/điểm giao dịch của từng ngân hàng chưa tìm thấy bằng chứng có tác
động đến tỷ lệ nợ xấu. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, các hàm ý chính sách
cho các nhà quản trị ngân hàng được đưa ra nhằm giảm thiểu nợ xấu, từ đó nâng
cao hiệu quả hoạt động,

đảm

bảo

sự lành mạnh

và an toàn cho

các

ngân

hàng


thương mại ở Việt Nam.

Nguyễn Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú (2016) trong nghiên cứu các yếu tố vĩ
mô và vi mô tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã sử dụng dữ


11

liệu bảng của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến
năm 2013. Thông qua cách tiếp cận REM và FEM trong mơ hình tĩnh, cùng với các
tiếp cận GMM

trong mơ hình động, nghiên cứu đã cho thấy được các yếu tố vĩ mô

như: tăng trưởng kinh tế tác động tích cực làm giảm nợ xấu, cịn nợ cơng chính phủ
thì tác động tiêu cực làm tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, các yếu tố vi mơ của các ngân

hàng cũng có tác động có ý nghĩa thống kê đến nợ xấu. Nợ xấu kỳ trước, tăng
trưởng tín dụng, ứng dụng cơng nghệ, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý tác
động tích cực làm giảm nợ xấu cịn qui mơ tín dụng thì tác động tiêu cực làm tăng
nợ xâu.

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của
hệ thống NHTMVN.

Nghiên cứu được thực hiện trên 22 NHTM

Việt Nam


trong

giai đoạn 2007-2014. Thơng qua ba mơ hình ước lượng dữ liệu bảng là hiệu ứng cố
định FE, phương pháp Mômen tổng quát GMM

dạng sai phân và GMM

dạng hệ

thống được sử dụng đề kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến nợ xấu NHTM Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả yếu tố đặc thù và vĩ mơ đều có tác động quan
trọng đến nợ xấu của hệ thống NHTM

Việt Nam. Trong đó, khả năng sinh lời, tăng

trưởng kinh tế và ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng là những yếu tố
chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTM

Việt Nam. Ngồi ra,

nợ xấu trong q khứ, quy mơ ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều
đến nợ xấu. Đặc biệt, phương pháp GMM

hệ thống cung cấp bằng chứng vốn chủ

sở hữu và lạm phát tác động có ý nghĩa đến tỉ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam

Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng của hệ thống NHTM


Việt Nam với dữ liệu nghiên cứu từ 26 NHTM

giai

đoạn 2009 — 2012. Dữ liệu bảng với phương pháp GMM được sử dụng để khắc
phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh
để đảm bảo các ước lượng thu được vững và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ nợ xấu ngân hàng trong quá khứ với độ trễ một năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng
trong quá khứ với độ trễ một năm có tác động tác động cùng chiều, và tý lệ tăng
trưởng GDP trong quá khứ với độ trễ một năm có tác động tác động ngược chiều

với tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết quả này có hàm ý là tốc độ tăng


12

trưởng GDP giảm, tín dụng tăng trưởng nhanh, kết hợp với những khoản cho vay
chất lượng thấp trước đó đã làm gia tăng rủi ro tín dụng của các NHTM.

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của
hệ thống NHTMVN.

Nghiên cứu được thực hiện trên 22 NHTM

Việt Nam

trong

giai đoạn 2007-2014. Thông qua ba mơ hình ước lượng dữ liệu bảng là hiệu ứng cố
định FE, phương pháp Mômen tổng quát GMM


dạng sai phân và GMM

dạng hệ

thống được sử dụng đề kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến nợ xấu NHTM Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả yếu tố đặc thù và vĩ mơ đều có tác động quan
trọng đến nợ xấu của hệ thống NHTM

Việt Nam. Trong đó, khả năng sinh lời, tăng

trưởng kinh tế và ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng là những yếu tố
chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTM

Việt Nam. Ngoài ra,

nợ xấu trong quá khứ, quy mơ ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều
đến nợ xấu. Đặc biệt, phương pháp GMM

hệ thống cung cấp bằng chứng vốn chủ

sở hữu và lạm phát tác động có ý nghĩa đến tỉ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam

Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) đã có bài nghiên cứu Phân tích
thực tiễn về những yếu tố quyết định nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Bài nghiên cứu tông hợp các lý thuyết, định nghĩa về nợ xấu cùng những luật
lệ thực tế đi kèm với nợ xấu tại các NHTM

trong nước và quốc tế, đồng thời phân


tích mức độ ảnh hưởng đến nợ xấu của các nhân tố vĩ mô và những đặc thù liên

quan đến hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Các kết quả kinh tế lượng với số liệu
lấy từ mười NHTM

của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2011 cho thấy các nhân tố

vĩ mô như lạm phát và tăng trưởng kinh tế thực sự có ảnh hưởng đến tý lệ nợ xấu
của các NHTM, và sự ảnh hưởng này mang tính tức thời. Những đặc thù của các
NHTM cũng được kiểm định trong mơ hình, trong đó tỷ lệ nợ xấu của năm trước và
mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng cùng chiều mạnh nhất lên tỷ lệ nợ xấu của

các ngân hàng này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy với mức ý nghĩa thống kê 1%,
quy mơ ngân hàng, chỉ phí trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, hệ thống cơng nghệ
thơng tin phát triển, chi phí hoạt động, lợi nhuận của ngân hàng có tác động ngược
chiều với tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu cũng đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giúp

giải quyết tình trạng nợ xấu tại các NHTM của Việt Nam hiện nay.


13

©)

Khoảng trống nghiên cứu
Khi phân tích tác động của mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng, một số biến số khác cũng được đưa vào mơ
hình nghiên cứu sự ảnh hưởng. Vì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng chịu ảnh hưởng
lớn từ nhiều yếu tố quyết định, nên dé có thể hiểu đầy đủ về những nhân tố tác động

tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng, bên yếu tố mức độ phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin, các tác giả cũng đưa thêm các biến độc lập khác giúp giải thích biến
động của tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng một cách đầy đủ và chính xác hơn. Qua
tổng quan tình hình nghiên cứu, bài nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu
trên đây như sau:


14

Bảng 1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu

.

Tên biên
Mức

độ

phát|

triển



ứng



Kết


hiệu

quả

ICT

-

Các nghiên cứu liên quan
Berger

(2003);

Brendon

dụng CNTT

Harper

Bofondi
(2011),

va

Gobbi

Jappelli




(2003);
Pagano

(2000); Richard (2011); Nguyễn Kim Phước và
cộng sự (2017)

Tỷ

lệ

nợ

xấu | PNPL

+

năm trước

Salas

va

Saurina

(2002);

LouzIs




cộng

sự

(2010); Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015); Võ Thị
Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)

Quy



ngân|

SIZE

+/- | Stern và Feldman

hàng

(2004); LouzIs và cộng sự

(2010); Nguyễn Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú

(2016)
Tốc

độ

trưởng


ting]

CRD

-

tín

Salas va Saurina (2002);

D6

Quynh

Anh

va

Nguyễn Đức Hùng (2013); Nguyễn Tuấn Kiệt

dụng

và Đinh Hùng Phú (2016)

Ty lé lam phat |

INF

+


|Ghosh,

A.

(2015);

Rajha

(2016);

Rehman

(2017); Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng
(2013); Nguyễn Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú

(2016)
Nguôn: Tác giả tự tông hợp
Các nghiên cứu thường có xu hướng phân tích các khoảng khơng gian, thời
gian nghiên cứu cụ thể: nền kinh tế cụ thể, đối với các ngành, các lĩnh vực cụ thé và
trong một giai đoạn cụ thể nào đó. Do đó, các nghiên cứu khác nhau về một số biến
số hoặc phép đo, như quốc gia hoặc giai đoạn nghiên cứu sẽ khơng thê đưa ra kết
quả hồn tồn tương đồng với các nghiên cứu khác, mà chỉ có thê đóng vai trò hỗ
trợ cho các nghiên cứu sau này.


15

Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu được đặt ra là chưa có nghiên cứu nào
phân tích mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của
các ngân hàng. Hơn nữa, dai dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng đáng kê tới

chất lượng tín dụng của các Ngân hàng tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào phân tích
các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong giai đoạn này.
Tóm lại, dựa trên bảng tổng hợp tổng quan tình hình các nghiên cứu trong và
ngồi nước và khoảng trống nghiên cứu đưa ra, dựa trên dữ liệu có sẵn cho phân
tích hàng năm trong giai đoạn quan sát cụ thể mà nghiên cứu này tập trung vào, để

phân tích tác động đầy đủ mà mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng, nghiên cứu này sẽ tập trung vào các biến sau: tỷ
lệ nợ xấu, mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, tỷ lệ nợ xấu năm

trước,quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lạm phát.

6.

Kết cấu đề tài
Bài nghiên cứu được chia thành 05 chương, cụ thể:

Chương I: Giới thiệu chung
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của
mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân
hàng
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu về tác động của mức độ phát triển và ứng dụng

công nghệ thông tin đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết trên thị trường
chứng khoán việt nam

Chương 5: Kết luận và kiến nghị



16

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ TÁC ĐỘNG CỦA MỨC ĐỘ PHÁT

TRIEN VA UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN DEN TỶ LE NO XAU

CUA CAC NGAN HANG
1.1 Mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

1.1.1 Khái niệm
Công nghệ thơng tin (CNTT) có thể được định nghĩa là các công nghệ cho

phép ghi, xử lý, truy xuất và truyền thông tin hoặc đữ liệu. Herselman và Hay
(2003), mô tả CNTT là công nghệ hỗ trợ giao tiếp và hợp tác của “con người và tổ
chức của họ” và “tạo ra và trao đơi kiến thức”. Ngồi ra, Yu (2010) coi công nghệ
thông tin là một loạt các công nghệ cho phép thu thập, trao đổi, truy xuất, xử lý,

phân tích và truyền tải thơng tin. Nói một cách dễ hiểu, cơng nghệ thơng tin có thé
được mơ tả như bất kỳ công cụ nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp, xử lý,

truyền tải thông tin và chia sẻ kiến thức thông qua các phương tiện điện tử.

Trong ngân hàng công nghệ thông tin là tổng thể các cơng nghệ, kỹ thuật liên
quan đến máy tính và phần mềm máy tín, thơng qua đó để chuyền đổi, lưu trữ, bảo
vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin liên quan đến các giao dịch, hoạt động của
hệ thống ngân hàng. Với hình thức thanh tốn bằng tiền mặt, mối quan hệ giữa ngân

hàng với công nghệ thông tin được thể hiện ở sự gắn kết giữa theo dõi các giao dịch

bằng tiền mặt của khách hàng và các trang thiết bị phục vụ thu tiền mặt từ phía ngân
hàng như: máy đếm tiền, máy phân loại tiền tự động, máy soi tiền giả,... Nếu khách
hàng sử dụng phương thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt thì cơng nghệ thơng
tin lại càng đóng vai trị quan trọng hơn. Việc theo dõi các giao dịch, truy xuất dữ
liệu người dùng, lưu trữ và thực hiện giao dịch trực tuyến của khách hàng... đòi hỏi

các Ngân hàng phải sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại mới có thể đáp
ứng được các yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng. Cơng nghệ thơng tin có
vai trị rất quan trọng trong cơng tác quản lý nợ xấu của ngân hàng, giúp cho công
tác quản lý nợ xấu diễn ra nhanh, chính xác, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả

cao. Bằng việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng, ngân hàng lưu trữ được cơ sở

dữ liệu lớn và nhất quán về khách hàng, từ đó việc truy cập, chiết xuất và quản lý
đữ liệu diễn ra nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chỉ phí. Bên cạnh đó, việc sử


×