Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tự chứng nhận xuất xứ kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.83 MB, 94 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỰ CHỨNG NHẬN XUÁT XỨ:
KINH NGHIEM QUOC TE VA BAI HOC CHO VIỆT NAM
Ngành: Luật kinh tế

PHAN THỊ THANH XUÂN

Hà Nội- 2022


BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỰ CHỨNG
NHẬN XUÁT XỨ:
KINH NGHIEM QUOC TE VA

BAI HOC CHO VIET NAM

Nganh: Luat kinh té
Mã số: 820100

Họ và tên học viên: Phan Thị Thanh Xuân
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Hà

Hà Nội- 2022



LOI CAM DOAN
Tôi xin cam kết luận văn với đề tài Tự chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm
quốc tế và bài học cho

Việt Nam

nghiên cứu khoa học độc lập. Các

được viết dưới đây vào năm 2022 là cơng trình
tài liệu, tư liệu được

sử dụng,

đồng

thời các

nguồn đã được tham khảo trong luận văn đều được dẫn nguồn rõ ràng. Tác giả tự
đưa ra kiến nghị dựa trên sự phân tích của chính mình và chưa được cơng bố trong

bất cứ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022

TÁC GIÁ

Phan Thị Thanh Xuân


ii


LOI CAM ON
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tồn thể thầy cơ giáo tại
khoa Luật, khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã giảng dạy
với sự nhiệt huyết

để truyền thụ kiến thức, tạo động

lực, khơi gợi sự khao khát

khám phá kiến thức, giúp đỡ cho tơi khi gặp khó khăn trong quá trình học tập tại
trường.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu để xây dựng luận văn cùa mình, tơi
cũng đặc biệt nhận được sự hướng dẫn vơ cùng nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả
của TS Nguyễn Ngọc Hà, giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương Hà

Nội. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bố mẹ tơi, chồng Và các con

tơi, cũng như tới bạn bè đồng môn tại Khoa Luật Kinh tế 4A đã đồng hành cùng tơi
trong q trình nghiên cứu. Sự động viên và tạo điều kiện của tất cả mọi người đã

giúp tơi hồn thành bài luận văn này.

TÁC GIÁ

Phan Thị Thanh Xuân


11


MỤC LỤC

009 v0 0.

...............

Tl

MUC LUC... .............................

Ill

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTT.............................--22-2 s2 ©s£szSs2szeszessze VI
DANH MỤC BẢNG BIÊU VÀ SƠ ĐỒ ..................................2-2TOM TAT NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN..............................-22< cccscccseccsscccse vn

D7980,06710007

`.

..............

1

1. Tính cấp thiết của đề tài........................----2s+22s2222212112271127112211121112111211121121
1e 1
2. Tình hình nghiên cứu. . . . . . . . . . . .-

-- + - 2525252 *232E2E22E2E2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEE

E221. eerree 2

2.1. Tình hình nghiên cứu về xuất xứ và quy tắc xuất xử..........................---------ecc2 3
2.2. Tình hình nghiên cứu vỀ tự chứng nhận XUẤT XỨ.................22 222222

Erece 5

2.3. Đánh giá về tinh hinh nghién clit .....ccccccccccesscessseessseessessseevsessseesseessseesseeess 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................-¿2 + 22222 ++>+++E+E+e£eEzzzxzezrzerzxrxre 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................--2-22©2+2E2£+EE++2EE++EEE22EE2Exzrrrxrrrree 8
5. Phương pháp nghiên CỨu..........................---- 5 225222 S2*2E2E2EE2E2E2E2EEEEEEE2E2E2E2 1E. rrrr 8
6. Kết cấu của luận văn. . . . . . . . . . . .

2. 2S T322 252115152515511211E5122EEEEeeerree 9

CHƯƠNG 1: GIOI THIEU TONG QUAN VE XUAT XU VÀ TU CHUNG
NHAN XUAT XU HANG HOA
1.1. Khái quat vé xudt xtr hang hOa oo eecseecsseesssessseesssessseesssesssesssvessseesseess 10
1.1.1 Khái niệm và phân loại xuất xt... cccccccccsecscessseessesssevsseesseesseesseessseeeseee 10
1.1.2. Khái niệm và phân loại quy tắc xuất Xử.........................----©--z+ccssccccscrerrrecre 12

1.1.3. Thủ tục về chứng nhận xuất Xứ........................-----©-++2©c+EzcSEEcEEEErrrrrrrrerrrrree l6
1.1.4. Vai trị của xuất xứ và quy tẮc Xuất XỨ......................--227s2cceScceccceerrrerrrree 18
1.2. Khái quát về tự chứng nhận XuẤt XỨ. . . . . . . .

5-2 2TEn2T 1112122 re

19


1.2.1. Khái niệm tự chứng nhận xuất Xử..........................---©--e+ccscScxscxerrrrrrrrerrrrree 19
1.2.2. Phân loại tự chứng nhận XUẤT XỨS................-52
5222 E22 522125 EEEerereereee 20
1.2.3. Nguôn luật điều chỉnh tự chứng nhận XUẤT XỨ..................252
2S 2E EErerereree 22


iv

1.2.3.1. Phéip luGt Quoc t6 .oe.cceccccccscessseessseesseesvssesseeesseessiessseessseesieessiesssesseeeess 22
1.2.3.2 Pháp luật QUOC Bid ...eecccccsseesseessssessseevsvevseeesseessieesseesssessieessieessesteeeese 22
1.2.4. Thủ tục tự chứng nhận XUẤT XỈ...................52 5255222212252 Etererrererree 23
1.2.5. Vai trò của tự chứng nhận XUGU XU .cecceccccccccscesvesessesessessestesessestesessessesessees 24

CHUONG 2: KINH NGHIEM QUOC TE VE TU’ CHUNG NHAN XUAT XU
111100000000... 0 TH nh

0000000000000...

H000 0 1000 0000000040010

101000 g0 27

2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản.............................
2 5222 22222232323 2222E2E2E 2122212122. cee 28

2.1.1. Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản........... 28
2.1.2. Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản ...

2.1.2.1. Cơ chế Nhà xuất khẩu được cấp phép..........................---©---+©ccecccccrecce

2.1.2.2. Cơ chế Doanh nghiệp tự chứng nhận XuẤT XỨ,.................--2-ccccccrrereee 33

Em... nan <....................

34

QL BA, UU Gib ................. 34
21.3.2. HGN CRE ooececccscsssssssssosseessssssssssssssnnnssessseesssesssnsnnnneesssssecesssssnnnnneeieet 35
2.2. Kinh nghiém ctta Chau Au ooo. ees ceccccssssssessseesssseesssseseseeessseesesseeseseeeseseeeseseeee 37
2.2.1. Các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của châu Âu............. 37
2.2.1.1. Các quy định của Liên mình châu Âu EU:.................................-----c--- 37
2.2.1.2 Hiệp định giữa EU và các HHỚC: ...........................
©5255 2.2.2. Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của châu Âu........................... 38

P82...

7n nnnn......................

43

2.2.3.1. UU Gib an. ................... 43
2.2.3.2. HAN CNE oocecccscsssssrsvsssnvessssssssssssssnnnsssssssesssssssnsnnnnesssesesessssssnnnnesiees 46
2.3. Kinh nghiém ctia Singapore... eeecececceceeecescseeeesesescseeeeeeseseeeeecseseeneeseaees 48
2.3.1 Các quy định điều chính về tự chứng nhận xuất xứ của Singapore.......... 48
2.3.2. Thực trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ của Singapore.................. 49

2.3.2.1. Lịch sử phát triển tự chứng nhận xuất xử.........................-------ccccccccce 49
2.3.2.2. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo AH/SC.........................-----+cccz+ccc- 51
2.3.2.3. Co ché tu chieng nhdn xudt xe theo RCEP o......ccccccesssesseessseesseeesseee 53

2.3.3. Đánh giá về việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Singapore 54

2.3.3.1. Uiu điểm. . . . . . . . . . . - s

55222222 reo

54


VN.

1, TINNỢgẠẶẲa.................. 54

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ
TAI VIET NAM VA BAI HOC DUA TREN KINH NGHIEM QUOC TE.......56
3.1. Thực trạng tự chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam.....................2 s+2s+2E+zEszExzrxcrrzex 56
3.1.1. Thuc tién dp dụng các quy định vỀ tự chứng nhận xuất xứ của Việt Nam ...56

3.1.2.1. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định ATIGA:
—.......................................... 57
3.1.2.2. Ap dung co’ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định

202

-NNNM.................................. 60

3.1.2.3. Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Liên Minh

Châu Ấ¡u:....................--------52222222ceccrrE..EEEEEEErrrrrrrriiirrei 61
3.1.2.4. Ap dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định RCEP:

—.......................................... 64
3.1.2. Các quy định điêu chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ của Việt Nam ........... 65

3.1.3. Khó khăn cịn tơn tại từ góc nhìn của các doanh nghiệp........................... 69
3.1.4. Khó khăn cịn tơn tại từ góc nhìn của quản lý nhà nước.......................... 70

3.2. Bài học đối với Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế.............................---- 71
3.2.1. Khuyến nghị về sửa đổi bồ sung quy định pháp luật:..............................-- 71
3.2.2.1. Khuyén nghi về nới lỏng các tiêu chí lựa chọn nhà xuất khẩu đủ điều
kiện tự chứng nhận XUẤT XỨ:. . . . . . . . . 2

222 22222212 2E rerrrrerereree 71

3.2.2.2. Khuyến nghị thắt chặt chế tài xử lý hành vi vi phạm vỀ tự chứng nhận
xuất xứ, hành vi gid mao NUGEXUP oeccccecccccccessessesessessesessessssessessesessestssessesteseeses 73

3.2.2.3. Khuyến nghị về bồ sung quy định kiểm soát thực hiện đúng tự chứng
MNGN XUGE XU coe cccccccceccccessesscssesessesscsessesessessssvesessestesessessesessestestesessestesesseseesess 76

3.2.2. Khuyến nghị về đào tạo phổ cập nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp: .... 16
3.2.3. Khuyến nghị đẩy nhanh tiễn độ triển khai hệ thống tự chứng nhận xuất
".——.......................................ÔỎ 78

1

000/00757 ..............H,H.H.A...ÔỎ

80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................-----ccccccccccccvvccrtree IX



vi

DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ (tiếng Việt)

ACFTA

Hiệp định Thương mại Tự do

Viết đầy đủ (tiếng Anh)
| ASEAN-China Free Trade

ASEAN-Trung Quốc

Area

Hiệp hội các quốc gia Đông

Association of Southeast

Nam Á

Asian Nations

Hiệp định thương mại Hàng


ASEAN Trade in Goods

héa ASEAN

Agreement

C/O

Giây chứng nhận xuất xứ

Certification of Origin

CPTPP

Hiệp định Đôi tác Toàn diện

ASEAN
ATIGA

| The Comprehensive and

và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Progressive Agreement for

Dương

Trans-Pacific Partnership

EC


Uy ban Chau Au

European Commission

EU

Lién minh Chau Au

European Union

EVFTA

Hiép dinh Thuong mai tu do

EU-Vietnam Free Trade

giữa Việt Nam và Liên minh

| Agreement

Châu Âu
FTA

Hiệp định thương mại tự do

GATT

Hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch


NAFTA

Free Trade Agreement

| General Agreement on Tariffs
and Trade

Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc | North American Free Trade

Mỹ

Agreement

Hiệp định Đôi tác Kinh tế

Regional Comprehensive

Tồn diện Khu vực

Economic Partnership

WCO

Tơ chức Hải quan thê giới

World Customs Organization

WTO


Tô chức Thương mại Thế giới | The World Trade Organization

RCEP


vii

DANH MUC BANG BIEU VA SO DO
So thứ tự

Tên

Vị trí

Tỷ lệ áp dụng các cơ chê chứng nhận trong các
Hình 1

hiệp định thương mại quốc tế từ năm 1994- năm | Chương 1
2019

Hình 2

Bang 1
Bảng 2

Bảng 3

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của Nhật Bản

Tơng hợp


SOP

các hiệp định có quy định cơ chế tự

ENN NS

DE

chứng nhận xuât xứ của Nhật Bản

Tổng

hợp

cu

Chau Au

chứng

.

từ tự chứng

.

minh xuất xứ của

So sánh tiêu chuân nhà xuât khâu đủ điều kiện tự

chứng nhận xuất xứ giữa Việt Nam và Nhật Bản

Chương 2

Chương2
Chuong 2

Chương 3


viii

TOM TAT NOI DUNG CUA LUAN VAN
Bài luận văn T7

chứng nhận xuất xứ: kinh nghiệm quốc té và bài học cho

Việt nam tập trung vào việc áp dụng pháp luật quy định về tự chứng nhận xuất xứ
tại một vài quốc gia trên thế giới, nêu lên điểm mạnh và điểm yếu, đúc rút những
kinh nghiệm nhằm đưa ra những bài học có tính ứng dụng cao cho Việt Nam
Về khái niệm,

luận văn đã nêu ra những

khái niệm

cơ bản về xuất xứ, tự

chứng nhận xuất xứ, phân loại tự chứng nhận xuất xứ, được ghi nhận tại các văn


bản quy phạm pháp luật trong và ngoài nước, cũng như trong các Hiệp định thương
mại quốc tế. Đồng thời, luận văn đã tập trung nêu lên đặc điểm của tự chứng nhận
xuât xứ.

Về kinh nghiệm của thế giới, luận văn đã phân tích các quy định liên quan đến
tự chứng nhận xuất xứ và thực trạng áp dụng các quy định này tại một số quốc gia
trên thế giới. Luận văn cũng đi vào phân tích các quy định trong một số hiệp định

thương mại tiêu biểu.
Liên quan đến pháp luật Việt Nam về tự chứng nhận xuất xứ và thực trạng áp
dụng các quy định này, luận văn chỉ ra những điểm đã làm được và còn hạn chế

trong việc áp dụng quy định. Luận văn đưa ra các kiến nghị áp dụng quy định pháp
luật liên quan đến: các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế, các cơ
quan quản lý nhà nước, luận văn đưa ra kiến nghị về việc rà soát và kiểm tra chứng
từ tự chứng nhận xuất xứ, nâng cao kiến thức, nhận thức về quy trình và thủ tục tự

chứng nhận xuất xứ. Luận văn cũng đưa ra một vài kiến nghị liên quan đến việc
hoàn thiện pháp luật

trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên

thế giới về hoàn thiện quy định liên quan tới tự chứng nhận xuất xứ, chế tài có thê
áp dụng khi phát hiện vi phạm về xuất xứ từ các doanh nghiệp áp dụng cơ chế này.


PHAN MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tai
Trong bối cảnh thế giới đang dần đi theo việc tự do hóa thương mại mạnh mẽ
thơng qua thực hiện nhiều chính sách thương mại liên quan về thuế nhập khẩu áp


dụng lên hàng hóa, một cơng cụ được coi là phổ biến và quan trọng thường được
nhắc tới chính là xuất xứ hàng hóa. Hàng hóa có xuất xứ đáp ứng được yêu cầu nhất
định thì sẽ được hưởng ưu đãi về thuế quan theo các quy định của Tổ chức Thương
mại Thế giới (World Trade Organization, viết tắt là WTO) hoặc của các hiệp định
thương mại tự do (Free Trade Agreement, viết tắt là FTA). Việc xác định xuất xứ

cần có quy định về các tiêu chí xuất xứ và quy trình chứng nhận xuất xứ. Do sự ưu
đãi đi theo xuất xứ hàng hóa mà việc xác định này đóng một vai trị rất quan trọng
đối với các quốc gia tham gia cam kết và cũng chiếm nội dung lớn trong các hiệp
định thương mại thế giới.
Một xu hướng đang nổi lên rõ ràng và mạnh mẽ trong thời gian gần đây đó là
áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Cơ chế này khác biệt so với cơ chế chứng
nhận xuất xứ “truyền thống” ở chỗ: thay vì lấy chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có
thấm quyền thi các chủ thê tham gia hoạt động như các doanh nghiệp tư nhân được
tự chứng nhận xuất xứ. Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, tác giả thấy rằng
cơ chế tự chứng nhận xuất xứ này tuy có lịch sử hình thành và đã được sử dụng phổ
biến trong một thời gian dài tại các nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ v.v.., nhưng
lại rất mới mẻ đối với một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Tại Việt Nam, tuy đã tham gia vào chương trình thí điểm về tự chứng nhận xuất xứ

của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations,

viết tắt là ASEAN) vào năm 2014 nhưng phải tới năm 2018 khi Việt Nam chính
thức kí kết Hiệp định Đối tác Tồn điện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (The
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, viết tắt là
CPTPP), tiép đó là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu

Au (EU-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt là EVFTA), và gần đây nhất là
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic

Partnership, viét tat la RCEP)

thì việc áp dụng co chế tự chứng nhận xuất xứ mới


thực sự trở thành một chủ đề nhận được sự quan tâm và chú ý đặc biệt từ các doanh

nghiệp cũng như các cơ quan quản lý của chính phủ nước ta. Như vậy, khi còn bỡ
ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi triển khai, Việt Nam đã bị đặt trong áp lực của việc
cần thiết phải áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ này theo lộ trình thời gian xóa
bỏ bảo lưu khơng phải là dài, như đã cam kết trong các hiệp định mà Việt Nam đã

gia nhập.
Một câu hỏi được đặt ra là Việt Nam

có thể áp dụng cơ chế tự chứng nhận

xuất xứ như thế nào để hiệu quả, tạo thuận lợi cho cả phía doanh nghiệp Việt Nam

tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, lẫn phía cơ quan quản lý nhà nước
nhằm nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới. Do Việt Nam còn trong
giai đoạn đầu bỡ ngỡ và ít kinh nghiệm liên quan đến vấn đề này, tác giả nhận thấy
rằng việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, trước hết là từ góc độ cơ sở lý
luận về xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ, sau đó đi sâu vào thực tiễn của các quốc

gia có lịch sử sử dụng và đang áp dụng thành công cơ chế này sẽ giúp thấy rõ được
trong quá trình triển khai thì các quốc gia đó đã làm được gì, gặp phải những vấn đề
khó khăn cũng như hạn chế gì, là vơ cùng cần thiết. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra
những bài học kinh nghiệm làm cơ sở đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp và
kiến nghị bổ sung quy định pháp luật tại Việt Nam sao cho phù hợp với thay đổi của

thời đại kinh tế mới. Như vậy, việc nghiên cứu này có ý nghĩa xét trên cả hai góc độ
là lý luận và thực tiễn, đồng thời cũng phù hợp với nội dung chương trình đảo tạo
chuyên ngành về Luật Kinh tế.
Vì những lý do đã nêu, tác gia da lua chon

“Tw chứng nhận xuất xứ: kinh

nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Luật kinh tế của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Xuất xứ hàng hóa cũng như các quy tắc xuất xứ là chủ đề phô biến đã được
nghiên cứu bởi một số cơng trình ở ngoài nước và trong nước, tuy nhiên việc nghiên
cứu liên quan đến cơ chế tự chứng nhận xuất xứ thì còn khiêm tốn do cơ chế này
được coi là mới mẻ so với cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống. Mặc dù chủ đề


về tự chứng nhận xuất xứ đã có nghiên cứu cả ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng
nghiên cứu về việc áp dụng tự chứng nhận xuất xứ sao cho thuận lợi, đặc biệt là
nghiên cứu để áp dụng Việt Nam trên cơ sở học hỏi từ kinh nghiệm của các nước
tiên tiễn khác thì hiện nay cịn chưa được đầy đủ.

2.1. Tình hình nghiên cứu về xuất xứ và quy tắc xuất xứ
Xuất xứ hàng hóa, quy tắc xuất xứ và áp dụng chúng trong các hiệp định
thương mại quốc tế đã được các quốc gia trên thế giới nghiên cứu trong một thời

gian dài. Các bài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: “Rules of Origin and the
Web

of East Asian Free Trade Agreements” của tác giả Manchin,


Pelckmans-Balaoing

nam

2007

dang

tai tap chi “World

Bank

M. and A.O.

Policy Research

Working Paper” d& cung c4p một cái nhìn tổng quan các quy tắc xuất xứ ưu đãi ở
Đơng Á và phân tích một số đặc điểm quan trọng của các quy tắc xuất xứ có trong
các hiệp định thuộc khu vực Đơng và Nam Á.

Tac gia Anne O. Krueger, “Free trade agreements as protectionist devices:
Rules of origin”, dang tai National bureau of economic research! néu 1én su quan
trọng liên quan đến quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do với lí do
liên quan tới mức thuế nhập khẩu tại các quốc gia. Từ đó, tác giả đưa ra luận điểm
rằng quy tắc xuất xứ đã mở rộng sự bảo hộ mà các quốc gia dành cho nhà sản xuất ở
các nước thành viên thuộc hiệp định thương mại.

Nhóm tác giả Colleen Carroll, Dylan Geraets và Arnoud R. Willems, với


bài

viét “Reconciling rules of origin and global value chains: The case for reform” dang
tai tap chi Leuven Centre for Global Governance Studies? da khang dinh rang quy
tắc xuất xứ cần được cải cách vì chúng đã trở nên phức tạp đến mức dẫn tới các
doanh nghiệp bỏ qua các ưu đãi thương mại trong hiệp định.

! Anne O. Krueger, “Free trade agreements as protectionist devices: Rules of origin”, National bureau of
economic research, Working Paper No. 4352, 1993, tr.6.
? Colleen Carroll, Dylan Geraets, Arnoud R. Willems, Reconciling rules of origin and global value chains:
The case for reform, Leuven Centre for Global Governance Studies, Working Paper No. 137, 2014, tr.10.


Tại Việt Nam, tác giả Lê Minh Tiến trong bài “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của
Khu vực thương mại tự do ASEAN” đăng tại Tạp chí Luật học năm 2011? đã đưa ra

cái nhìn cụ thể cũng như tổng quát về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong khối ASEAN.

Tác giả Hoàng Thị Ngọc Quỳnh, Trịnh Thị Thu Thảo trong bài viết “Bàn về
quy tắc xuất xứ hàng hóa và một số bài học cho Việt Nam”, đăng tại Tạp chí Cơng

Thương năm 2020 đã phân tích một số quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định

CPTPP, Hiệp định Đối tac kinh té Viét Nam-Nhat Ban (Vietnam Japan Economic
Partnership Agreement, viét tat la VJEPA) và pháp luật nội địa một số quốc gia như

Đức, Hoa kỳ để đưa ra bài học cho Việt Nam để lập ra quy tắc xuất xứ cho hàng
hóa nội địa?.

Tác giả Nguyễn Tuấn Vũ và Trần Thị Thuận Giang đã có bài viết “Quy tắc

xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, đăng trên Kỷ yếu hội
thảo “Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam:từ chiến lược tham

gia đến thách thức khi thực thi” năm 20185, do Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh
và Trường ĐH Ngoại Thương tô chức. Bài viết nhấn mạnh sự quan trọng của các
quy tắc xuất xứ trong các FTA, đặc biệt là trong CPTPP. Bài viết cũng tập trung
phân tích bản chất cũng như sự phức tạp của các quy tắc này và qua đó đưa ra một
số khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tác giả Trần Thị Thuận Giang và Ngô Nguyễn

Thảo Vy cũng đưa ra các

khuyến cáo và phân tích hướng đi cho ngành hàng Việt Nam liên quan tới quy tắc
xuất xứ khi tham gia vào nền kinh tế thương mại chung của thế giới tại bài viết
“Hiện tượng chệch hướng thương mại từ quy tắc xuất xứ ưu đãi chặt chẽ: Tương lai
của hàng dệt may ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”,

đăng tại Kỷ yếu

Hội thảo quốc tế Các thê chế pháp lý của Cộng đồng kinh tế ASEANS, trường Đại
học Luật TpHCM,

2017, tr.127.

3 Lê Minh tiến (201 1), tr.65-72
4 tham

khao

tai


/>
cho-viet-nam-72757.htm
5 Nguyễn Tuấn Vũ và Trần thị Thuận Giang, “Quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới”, Kỷ yếu hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của Việt Nam-từ chiến lược tham gia đến
thách thức khi thực thi” , 2018, tr.68-77.
5 Trần Thị Thuận Giang và Ngô Nguyễn Thảo Vy (2017), tr.127.


2.2. Tình hình nghiên cứu về tự chứng nhận xuất xứ
Về tự chứng nhận xuất xứ, hai tác giả nước ngoài là Edmund

W.Sim và

Stefano Inama, trong cuốn sách “Possible way ƒorward: Self— certjfication ”” năm
2015 đã viết về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Trong cuốn sách này, các tác giả đã
nghiên cứu việc các nước thuộc ASEAN

dành nhiều nguồn

lực cho việc xác nhận

mẫu form D-mẫu chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan thâm quyên. Tác giả đã nên lên
quan điểm về sự quan trọng của việc chuyên đổi sang cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.
Tác giả đã dựa trên giả định rằng nhà xuất khâu là người biết rõ nhất về sản phâm
như cách thức sản xuất, nguyên liệu đến từ đâu, v.v... để khẳng định rằng nhà xuất
khẩu ở vị thế tốt nhất trong việc xác định sự phù hợp các quy tắc xuất xứ đối với
hàng hóa của mình.
Liên quan đến vấn đề chuyển đổi từ cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống
là phát hành giấy chứng nhận bởi bên thứ ba sang cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, tác

giả người Nhật Bản là Kazuyoshi Torigoe đã có bài viết “F74 Origin Prợference
Claims: The Shift to Self-Certjfìcation ”Š, tạp chí Global Trade and Customs Journal,
số L1 bản số 6, năm 2016. Trong đó, tác giả nêu quan điểm rằng sự hạn chế của hệ

thống cấp giấy chứng nhận xuất xứ truyền thống nằm ở chỗ số lượng Hiệp định
thương mại tự đo (FTA) ngày càng tăng khiến cơ quan có thâm quyền khơng thế
đáp ứng được về khối lượng nghiệp vụ. Hệ thống tự chứng nhận xuất xứ được cho
rằng ít tốn kém về thời gian và kinh phí hơn, tuy vậy cần đạt được sự tuân thủ quy
tắc nhất định.

Nghiên cứu của tác giả Việt Nam đăng trên tạp chí nước ngồi, có thê kê đến
bai

viét

“self-certification

of origin

according

to

new

generation free

trade

agreements: myth or reality in Asean countries?””? (tam dich :Tu chimg nhận xuat

xứ theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: hoang đường hay thực tế ở các

7 Edmund W. Sim & Stefano Inama, Possible way forward: Self — certification, Cambridge University Press,

UK, 2015, tr.412.

8 Kazuyoshi Torigoe, FTA Origin Preference Claims: The Shift to Self-Certification, Global Trade and
Customs Journal, 2016, vol. 11, issue 6, tr. 259-266.
° Nguyen Thi Mo and Nguyen Ngoc Ha, “self-certification of origin according to new generation free trade
agreements: myth or reality in Asean countries?”, Revue de droit des affaires internationales Journal, 2020,

vol. 5+6, tr 871-887.


nước ASEAN?) của tác giả Nguyễn Thị Mơ và Nguyễn Ngọc Hà (2020), đăng trên

Tap chi Revue de droit des affaires internationales, số 5+6, tháng I1 năm 2020. Bài
viết đã phân tích lần lượt cơ chế tự chứng nhận xuất xứ theo 4 phân loại, đồng thời
hệ thống lại các cơ chế theo từng FTA, đặc biệt bài viết đi sâu vào việc phân tích cơ
chế này trong các Hiệp định thương mại lớn như ATIGA,

CPTPP,

EVFTA;

thực

trạng và các thách thức mà các nước ASEAN gặp phải khi áp dụng cơ chế tự xuất
xứ trong khuôn khổ các Hiệp định này. Tuy vậy, bài viết khẳng định về việc áp
dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của mười quốc gia ASEAN là cần thiết và quan

trọng trong việc thúc đây phát triển thương mại khu vực và tăng cường thuận lợi
hóa thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu.

Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Thùy Dương trong bài viết “Tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun
Thái Bình Dương (CPTPP)-Những

thách thức đối với Việt Nam trong việc thực

thi”, đăng trên Kỷ yếu hội thảo “Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của
Việt Nam:từ chiến lược tham gia đến thách thức khi thực thi”, do Trường ĐH Luật

TP.Hồ Chí Minh và Trường ĐH Ngoại Thương tổ chức, tháng 1/2018, đã phân tích
những quy định và yêu câu của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương (viết tắt là CPTPP) về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Dựa trên phân
tích đó, tác giả nêu lên những khó khăn đối với chính phủ và doanh nghiệp Việt
Nam trong việc đáp ứng những yêu cầu của Hiệp định này.
2.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới, tác giả thấy
được rằng đề tài về xuất xứ và chứng nhận xuất xứ “truyền thống” đã có khối lượng
nghiên cứu khá đồ sộ và phong phú về khía cạnh nội dung. Trong khi đó, đề tài về
tự chứng nhận xuất xứ mới có một vài nghiên cứu với 36 lượng khiêm tốn. Do cơ

chế tự chứng nhận xuất xứ còn mới mẻ và Việt Nam chưa áp dụng cơ chế này nhiều
trong thực tế, tác giả chưa thấy được nghiên cứu nảo của các tác giả nước ngoài về

đề tài này đối với Việt Nam.



Về mặt nội dung, các nghiên cứu liên quan tới tự chứng nhận xuất xứ chủ yếu
mới chỉ tập trung vào một vài các khía cạnh cụ thé về nội dung quy định trong một
vài hiệp định chính, hoặc là về ưu nhược điểm của cơ chế này khi áp dụng tại một

hoặc vài quốc gia đơn lẻ, v.v...Chưa kê đến, một số nghiên cứu sử dụng thông tin và
số liệu đã cũ so với sự biến đổi của thị trường thương mại thế giới cũng như sự thay

đơi chính sách trên thế giới và tại Việt Nam. Liên quan đến nghiên cứu về áp dụng
tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam, có thể thấy được rằng các nghiên cứu trên mới

chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng rẽ theo khn khơ từng hiệp định, chưa có bài
nghiên cứu tông hợp đầy đủ trên cơ sở so sánh và rút ra kinh nghiệm đề áp dụng tự
chứng nhận xuất xứ. Do vậy, tác giả mong muốn luận văn tốt nghiệp này sẽ góp
phần bù đắp khoảng trống nghiên cứu đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích là luận giải làm rõ cơ sở lý luận của cơ chế tự chứng

nhận xuất xứ hàng hóa, đồng thời nghiên cứu thực tế triển khai nhằm đánh giá và
chỉ ra những bất cập cũng như những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng
các quy định của pháp luật của một vài quốc gia trên thế giới. Từ đó, luận văn đưa
ra các đề xuất về giải pháp và kiến nghị cụ thể. Đóng góp của luận văn nằm ở việc
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi tham

gia vào thương mại quốc tế.
Đề đạt được mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Tổng hợp lý thuyết về xuất xứ hàng hóa, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và
các quy định điều chỉnh về tự chứng nhận xuất xứ.
- Phân tích kinh nghiệm của Nhật Bản, châu Âu và Singapore về triển khai tự
chứng nhận xuất xứ, từ đó, rút ra những bài học cho Việt Nam.

- Phân tích các yêu cầu về triển khai tự chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam theo

yêu cầu của một số FTA mà Việt Nam tham gia, thực trạng triển khai và đánh giá
những kết quả cũng như khó khăn mà Việt Nam gặp phải.
- Đề xuất một số giải pháp để áp dụng bài học quốc tế nhằm mục đích triển
khai hiệu quả tự chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thủ tục tự chứng nhận xuất xứ, kinh
nghiệm

triển khai tự chứng nhận xuất xứ của một số quốc gia trên thế giới và thực

trạng triển khai tự chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu một số FTA ở Việt Nam.
- Về nội đựng: Tự chứng nhận xuất xứ là nội dung thuộc phạm vi điểu chỉnh

của công pháp quốc tế. Công pháp quốc tế có các quy tắc và quy phạm pháp lý
được các quốc gia tự nguyện, bình đẳng thơng qua thương lượng để xây dựng và
cùng đồng thuận áp dụng. Trong khuôn khổ của luận van nay, tác giả chỉ nghiên
cứu việc áp dụng quy định về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong phạm vi Hiệp
định thương mại quốc tế. Những quan hệ phát sinh ngoài phạm vi và lĩnh vực này
sẽ không được luận văn nghiên cứu.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật Việt Nam, pháp luật của ba
nước: Nhật Bản, Châu Âu, Singapore và pháp luật quốc tế liên quan chính tới tự
chứng nhận xuất xứ, ngoài ra quy tắc xuất xứ và xuất xứ hàng hóa được nhắc tới
mang mục đích bé sung và tham chiếu.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu pháp luật thực định của pháp luật Việt
Nam, các quy định liên quan tới xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ tại các Hiệp định
thương mại quốc tế đang có hiệu lực mà Việt Nam


là thành viên, cụ thể là từ khi

Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cho tới thời điểm hiện tại.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã nêu ở trên, luận văn sẽ

sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống ví dụ như: hệ thống hóa, phân
tích, tổng hợp, đối chiếu vả so sánh. Cụ thể như sau:

- Phương pháp hệ thống hóa: sử dụng nhiều và trong tất cả ba chương trong
luận văn để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp hệ thống hóa được
dùng nhiều tại Chương

1 để đưa tới sự tổng quát và chỉ tiết cho các khái niệm cơ

bản về vấn đề liên quan. Phương pháp này cũng được dùng nhiều tại Chương 2 khi
nhắc tới kinh nghiệm của các quốc gia trên thê giới với mong muốn đưa ra cái nhìn


đầy đủ và có xuyên suốt đối với sự lựa chọn và áp dụng quy định về chứng nhận

xuất xứ tại các quốc gia khác nhau.
- Phương pháp phân tích: được sử dụng phô biến tại Chương 2 và Chương 3
dé hiểu rõ điểm mạnh cũng như điểm còn hạn chế đối với những cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ đang được áp dụng
- Phương pháp luận giải và phương pháp so sánh luật học: được sử dụng đặc
biệt tại Chương 3 để làm phân tích và làm rõ các quy định về tự chứng nhận xuất xứ
và tình trạng áp dụng những quy định tại các Hiệp định thương mại quốc tế liên

quan mà Việt Nam là thành viên, so sánh với các quốc gia khác trên thế giới.
- Phương pháp tổng hợp sẽ được sử dụng chủ yếu tại Chương 3 khi đề xuất và
luận giải cho các giải pháp nhằm đưa đến bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Bên cạnh phần lời mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, về

nội dung chính của luận văn, tác giả cấu trúc thành ba chương như sau:
- Chương I: Tổng quan xuất xứ và tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Chương 3: Thực trạng tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam và bài học dựa
trên kinh nghiệm quốc tế.


10

CHUONG 1: GIOI THIEU TONG QUAN VE XUAT XU VA TU CHUNG
NHAN XUAT XU HANG HOA
Để có thể có sự hiểu biết khái quát về việc áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất
xứ tại các quốc gia trén thé giới cũng như tại Việt Nam, trước tiên luận văn sẽ đưa
ra khái quát cơ bản về xuất xứ bao gồm: khái niệm, đặc điểm xuất xứ, quy tắc xuất

xứ, thủ tục chứng nhận xuất xứ; tiếp đến là khái quát về cơ chế tự chứng nhận xuất
xứ, song song với nó là xác định được tầm quan trọng của các cơ chế này trong hoạt
động thương mại quốc tế.
Vì vậy, trong Chương này, luận văn sẽ tập trung vào việc
nêu lên và phân tích làm rõ các hạng mục kể trên, hướng tới mục tiêu xây dựng cơ
sở lí luận vững chắc cho việc phân tích và đánh giá tại Chương 2 và Chương 3.

1.1. Khái quát về xuất xứ hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và phân loại xuất xứ

“Xuất xứ” (origins) hay “xuất xứ hàng hóa” (origins of goods), “nước xuất xứ
của hàng hóa”(country of origins of goods/products) là một khái niệm đã được sử
dụng một cách phô biến trong hoạt động thương mại quốc tế và rộng rãi trên toàn
thế giới trong một thời gian dài. Tuy vậy, cho tới hiện tại khơng có định nghĩa thống
nhất tồn cầu nào về xuất xứ hàng hóa. Dưới đây liệt kê ra một vài định nghĩa tiêu
biểu từ quy định của công ước quốc tế và một vài quốc gia như sau:
Khái niệm liên quan tới xuất xứ hàng hóa đã sớm được nêu lên trong “Công
ước quốc tế về hài hịa và đơn giản hóa thủ tục hải quan sửa đổi”, (Revised Kyoto
Convention, viết tắt là Công ước Kyoto sửa đổi) kí kết năm 1974, sửa đổi vào năm
2008 như sau: “ Nước xuất xứ của hàng hóa là nước mà hàng hóa được sản xuất
hoặc chế tạo, theo các tiêu chí được đặt ra cho mục đích áp dụng thuế quan, hạn chế

định lượng hoặc bất kỳ biện pháp nào khác liên quan đến thương mại”!0
Ở một số quốc gia lớn tiêu biểu như Hoa Kỳ, xuất xứ được nhắc tới trong phần

134.1(b), Phụ lục A, Tiêu đề 19 của “Bộ pháp điển pháp luật Liên bang” (Code of
!0 Khoản 2, Chương

1, Phụ lục K, Công ước Kyoto sửa đôi (Revised Kyoto Convention), tham khảo tại :

/>
tools/conventions/pf_revised_kyoto_conv/kyoto_new/spank.aspx , truy cập ngày 1/10/2022


11

Federal Regulations) như sau “Nước xuất xứ là nước sản xuất, chế tạo hoặc ni
trồng bắt cứ gì có ngn gốc nước ngồi được đưa vào nước Mỹ. Gia cơng hoặc
phân nguyên vật liệu thêm vào ở một nước khác phải tạo ra sự thay đổi đáng kể đối
với hàng hóa nước đó thì được coi là nước xuất xứ như định nghĩa ở phần này; tuy


nhiên, đối với hàng hóa của một nước thành viên NAFTA!!, quy tắc xuất xứ của
NAFTA sẽ xác định nước xuất xứ của hàng hóa ”!2. Theo định nghĩa của Ủy ban
Châu Âu (European Commission, viết tắt là EC), “xuất xứ” là “quốc tịch kinh tế”
của hàng hóa được mua bán trong thương mại; việc phân loại thuế quan, giá trị và

xuất xứ của hàng hóa là những yếu tố quyết định cho việc áp dụng các biện pháp
thuế quan. !3

Tại Việt Nam, xuất xứ đã được định nghĩa tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 08/03/2018 về “Quy định chỉ tiết Luật quản lý ngoại thương về
xuất xứ hàng hóa” (viết tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP): “Xuất xứ hàng hóa là
nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra tồn bộ hàng hóa hoặc nơi

thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp
có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thơ tham gia vào q trình sản xuất ra

hàng hóa đó”!“. Khoản 14, điều 3, Luật Thương mại 2005 cũng đưa ra định nghĩa
tương tự về xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, “xuất xứ hàng hóa” có thể hiểu là nơi hàng hóa đó được sản xuất, ni
trồng, chế biến hoặc chế tạo ra, hay nói cách khác thì nơi đó là “quốc tịch” của hàng
hóa đã được xác minh rõ ràng để tham 81a vào các hoạt động thương mại quốc tế.

Theo Tổ chức Hải quan thế giới (World Customes Organization, viết tắt là
WCO), hai tiêu chí cơ bản để xác định xuất xứ của hàng hóa là: (1) Tiêu chí “xuất
xứ thuần thúy” (wholly obtained) và (2) Tiêu chí “chuyền đổi cơ bản” (substaintial

'| NAFTA: North American Free Trade Agreement, Hiép dinh Mau dich Tu do Bac My

!2 Phần 134.1(b), Phụ lục A, Tiêu đề 19 của “Bộ pháp điển pháp luật Liên bang” (Code of Federal


Regulations),

tham

khao

tai

/>
title] 9-voll-part134.xml , truy cap ngay 10/1/2022
' European Commision, Origin of the Goods , tham khao tai />ree. , truy cap ngay 1/10/2022

'4 Khoan 1, điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP


12

transformation)!>. Déi với xuất xứ thuần thúy, hàng hóa này phải đáp ứng được một
trong những điều kiện là loại hàng hóa có xuất phát từ tự nhiên, động vật đã được
sinh ra và lớn lên từ một quốc gia nhất định, thực vật được thu hoạch từ một quốc

gia nhất định, khoáng sản được khai thác hoặc lẫy từ một quốc gia duy nhất, ví dụ
tiêu biểu về sản phâm có xuất xứ thuần thúy có thể kể đến như các loại hàng lâm
sản, thủy sản. Xuất xứ thuần thúy cũng bao gồm hàng hoá được sản xuất từ hàng
hố có xuất xứ thuần thúy, phế liệu và phế thải thu được từ hoạt động sản xuất, chế

biến hoặc tiêu dùng. Đối với xuất xứ chuyên đổi cơ bản, xuất xứ của hàng hóa được
đánh giá theo một trong những phương pháp sau: a) chuyển đổi mã hàng, b) hàm
lượng giá trị, c) thỏa mãn yêu cầu kĩ thuật (về quy trình sản xuất hay chế biến). Một

hàng hóa được coi như là đã chuyển đổi cơ bản theo chuyển đổi mã hàng (Change
in Tariff Classification, viét tat CTC) khi hàng hóa đó được phân loại theo chương
(tariff chapter) hoặc theo nhóm, tiêu nhóm (tariff heading/ subheading) khác với
phân loại của chính ngun liệu cấu thành nên hàng hóa đó. Ví dụ: hạt tiêu ngun
hạt có mã HS 0904.11.00,

sản phẩm hạt tiêu xay có mã HS 0904.12.00. Thứ hai,

hàm lượng giá trị của một hàng hóa khi lên đến một gia tri phan trăm nhất định thì

hàng hóa đó được coi là đã chuyển đổi cơ bản về xuất xứ, bao gồm hai cách tính là
đặt mức cho phép tối đa đối với ngun liệu khơng có xuất xứ theo quy định hoặc
mức cho phép tối thiêu về hàm lượng xuất xứ theo quy định. Cuối cùng, hàng hóa
được coi là đã chuyển đổi cơ bản khi đã trải qua quá trình sản xuất hay chế biến đã
tác động làm bản chất hàng hóa thay đổi.

1.1.2. Khái niệm và phân loại quy tắc xuất xứ
WTO đã đưa ra khái niệm về quy tắc xuất xứ như sau: “Quy tắc xuất xứ là bộ
tiêu chí cần thiết để xác định nguồn gốc quốc gia của một sản phâm” và “Có sự khác
biệt lớn trong sự quản lý của chính phủ liên quan đến quy tắc xuất xứ, một số chính

phủ áp dụng tiêu chí chuyên đổi phân loại thuế quan, một số khác thì áp dụng tiêu
chí tỷ lệ phần trăm theo giá trị, một số lại áp dụng tiêu chí về hoạt động sản xuất

l5

World

Customs


Organization,

Rules

of

Origin’

Handbook,

tham

khảo

/>
origin-handbook.pd£, truy cập ngày 10/1/2022, tr 9-10.

tại:


13

hoặc chế biến.”!5 Từ khái niệm đó, ta thấy được rằng mỗi quốc gia hay khu vực
kinh tế khác nhau sẽ có những quy tắc riêng nhất định trong việc xác định xuất xứ
hàng hóa. Những quy tắc này được gọi chung là “quy tắc xuất xứ” (Rules of Origin,

viết tắt là ROO). Các nước thành viên của WTO đã thống nhất lập ra “Hiệp định về
quy tắc xuất xứ” (Agreement on Rules of Origin)

để đảm bảo rằng “các quy tắc


xuất xứ rõ ràng và có thể dự đốn được, đồng thời việc áp dụng chúng tạo thuận lợi

cho dòng chảy thương mại quốc tế, đảm bảo rằng các quy tắc xuất xứ khơng vơ hiệu
hóa hoặc làm tổn hại đến quyền của các Thành viên”!

Hiệp định này nêu lên định

nghĩa cụ thể hơn về quy tắc xuất xứ như sau: “Quy tắc xuất xứ là những luật, quy
định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng đề xác định nước xuất
xứ của hàng hóa với điền kiện là quy tắc xuất xứ này không liên quan đến thỏa
thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan vượt

ra ngồi phạm vi áp dụng tại khoản 1 Điều 1 của GATT

1994”!8. Định nghĩa theo

Cơng ước Kyoto sửa đổi thì “Quy tắc xuất xứ là những điều khoản cụ thê, phát triển
từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế được
một quốc gia áp dụng đề xác định xuất xứ hàng hóa”,
Tùy theo nội dung được các bên tham gia đồng thuận, quy tắc xuất xứ được
quy định cụ thể theo từng hiệp định khác nhau. Thậm chí, trong cùng một hiệp định,

quy tắc này có thể khác nhau đối với từng loại hàng hóa riêng biệt. Ví dụ: Về quy
tắc xác định xuất xứ cho mặt hàng giày dép, trong “Hiệp định thương mại Hàng hóa

ASEAN” (ASEAN Trade in Goods Agreement, viét tat 14 ATIGA) khong quy dinh
về quy tắc xuất xứ riêng sử dụng cho loại hàng hóa này, và đồng thời hiệp định này
cũng là FTA duy nhất có quy định về “Cộng gộp bán phần”? trong các FTA mà


Việt Nam đang tham gia. ATIGA được nhận định là có quy tắc xuất xứ dễ dàng
'°WTO, Thông tin kỹ thuật về quy tắc xuất xứ, tham khảo tại

https:/avww.wto.org/english/tratop_e/roi_e/roi_info_e.htm, truy cập ngày 10/1/2022
! Phần mở đầu, Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Agreement on Rules of Origin), tham khảo tại
truy cap ngay 10/1/2022

'8 Khoản 1, Diéu 1, Hiệp định về quy tắc xuat xtr (Agreement on Rules of Origin), tldd

'9 Khoản 1, Chương 1, Phụ lục K, Cong ude Kyoto stra d6i (Revised Kyoto Convention), tham khảo tại:
/>
tools/conventions/pf_revised_kyoto_conv/kyoto_new/spank.aspx, truy cap ngay 10/1/2022
20 Cong gộp bán phần (Partial Cumulation): một trong các phương pháp tính tốn giá trị các phần nguyên liệu
đề xác định xuất xứ của thành phẩm cuối


14

nhất trong số các FTA?!. Cùng mặt hàng giày dép, Hiệp định Thương mại Tự do

ASEAN-Trung Quốc (ASEAN-China Free Trade Area, viết tắt là ACFTA) lại có
quy định chặt chẽ hơn nhiều, thể hiện qua quy tắc cụ thê áp dụng đối với mặt hàng

giày đép trong ACFTA2?. Đây cũng là một FTA không chấp nhận “quy tắc tỷ lệ tối
thiêu”? về xuất xứ, nghĩa là không cho phép ngoại lệ, dù chỉ một lượng rất nhỏ
không đáp ứng quy tắc xuất xứ có trong thành phẩm thì lơ hàng cũng đều bị từ chối.
Như vậy, chỉ so sánh tại một mặt hàng giầy đép ta cũng có thê thấy rằng quy tắc
xuất xứ được quy định tại hai Hiệp định là rất khác nhau.

1.1.2.1. Phân loại quy tắc xuất xứ

Từ góc độ của hải quan, quy tắc xuất xứ được chia thành hai loại: xuất xứ ưu
đãi và xuất xứ không ưu đãi. Theo nguyên tắc đối xử “tối huệ quốc” (Most Favored
Nation, MEN) của WTO, các thành viên được yêu cầu: khi dành sự đối xử thuận lợi

nhất về thuế quan cũng như quy định đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc xuất khẩu
của bất kỳ thành viên nào thì cũng phải dành sự đối xử như vậy cho các sản phâm

tương tự của tất cả các thành viên khác?! Hay nói cách khác, sự đối xử giữa hàng
hóa nhập khâu từ các quốc gia khác nhau phải đồng nhất khi nhập khâu vào một
nước. Theo đó, quy tắc xuất xứ không ưu đãi xác định nước xuất xứ của hàng hóa
với mục

đích áp dụng

đối xử MEN,

và thực hiện một

số biện pháp

chính

sách

thương mại của quốc gia thành viên đó như thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp,
cấm vận hoặc tự vệ thương mại, hạn ngạch thuế quan, v.v...Trong khi đó, quy tắc
xuất xứ ưu đãi được sử dụng để xác định xem hàng hóa có thỏa mãn tiêu chuẩn xuất
xứ từ một số thành viên nhất định, là những thành viên có áp dụng thỏa thuận đặc

biệt hay khơng. Nếu đủ điều kiện thì hàng hóa có xuất xứ ưu đãi sẽ được nhập khẩu

với mức thuế suất thấp hơn mức không ưu đãi, hoặc miễn thuế, tùy thuộc vào quy
?! Theo trung tâm WTO-VCCI, Cẩm nang về các hiệp định thương mại tự do (FTA) cho doanh nghiệp giày

dép, tr.96, tham khảo tại:

h TA%20cho%20dn%20g1ay%20dep.pdf

22 Phu luc 1 Thông tư số 36/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương: Thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiêm tra
xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cu thé mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương

mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
và nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa

?3 Tỷ lệ tối thiêu (De Minimis): tỷ lệ cho phép một lượng nhỏ ngun liệu khơng đáp ứng tiêu chí xuất xứ

được chấp nhận

? Điều I, GATT 1994


15

dinh. Quy dinh về xuất xứ ưu đãi là ngoại lệ của MEN, cho phép một thành viên có
thể dành ưu đãi cho các thành viên khác thuộc cùng một hiệp định thương mại tự
do. Do vậy, việc được hưởng mức thuế ưu đãi là một lợi thế lớn của việc ký kết các

hiệp định thương mại, nhưng điều này chỉ được áp dụng khi hàng hóa đó chứng
minh được “xuất xứ” thuộc về quốc gia là thành viên tham gia Hiệp định. Vì lí do
đó, việc xác định xuất xứ rất được chú ý và các quy tắc để xác định xuất xứ hàng
hóa được đàm phán một cách chặt chẽ để các bên có thể thiết lập các quy tắc có lợi


nhất cho quốc gia của mình, cũng như dễ dàng chứng minh hàng hóa của mình có
xuất xứ ưu đãi.

Tại Việt Nam, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, Điều 3, Khoản 2 quy định: “Quy
tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc
thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan”, và Khoản 3 “Quy tắc
xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy
định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương
mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ,
hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương
mại”. Từ những định nghĩa trên, có thê hiểu rằng quy tắc xuất xứ ưu đãi xác định
những sản phẩm nảo được hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan hoặc ưu đãi phi thuế quan,
thường nằm trong một thỏa thuận thương mại. Qua đó, hàng hóa được xác định là

có xuất xứ từ các nước thành viên và tuân thủ đúng các quy định về xuất xứ của
hiệp định thương mại sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi. Quy tắc xuất xứ khơng
ưu đãi xác định hàng hóa có nguồn gốc từ những nước có quan hệ thương mại thơng

thường, nghĩa là khơng có thỏa thuận nào về ưu đãi giữa hai bên, hoặc hàng hóa
khơng thỏa mãn các yêu cầu về quy tắc xuất xứ ưu đãi. Những hàng hóa này sẽ bị
áp mức thuế khơng ưu đãi, thường là khá cao so với mức thuế ưu đãi.
Quy tắc xuất xứ là nội dung quan trọng được nêu trong các hiệp định mà các
doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế rất cần phải quan tâm
tìm hiểu kỹ lưỡng. Ví dụ cụ thé hơn khi đi vào nội dung các FTA có thể tham khảo
quy tắc xuất xứ trong hiệp định ATIGA, chương 3 điều 26 về tiêu chí xuất xứ đã


×