Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Biện Pháp Ứng Dụng Sơ Đồ Tư Duy Vào Dạy Học Môn Tin Học-Thuý.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.22 KB, 5 trang )

BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC MÔN TIN HỌC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành giáo dục đã và đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng lấy người học làm trung tâm. Bản chất của dạy học lấy người học làm
trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.
Trong thực tế, học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức
một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Các em chỉ học bài nào biết
bài đó, nội dung của các bài học chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy nên
chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Trong công việc giảng dạy
của mỗi giáo viên cần phải có những đổi mới. Với phương pháp dạy học có vận
dụng sơ đồ tư duy, tơi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong
cơng tác dạy và học của giáo viên và học sinh. Bước đầu khơi gợi trong học sinh
hứng thú với môn học, đồng thời mang đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới
về bộ môn Tin học. Sử dụng Sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề
khó khăn và nâng cao hiệu quả học tập.
Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức một cách lôgic
mà lại phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh, trong q trình giảng
dạy của mình, tơi thường hướng dẫn học sinh ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa và
chuyển cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài bằng sơ đồ tư duy.
Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy, tơi nhận
thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập
của học sinh. Giúp học sinh rút ngắn thời gian học, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu,
dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng thời phát triển tư duy cho các
em. Vì vậy, tơi đã đưa phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy vào áp dụng cho
các tiết học lí thuyết trong mơn Tin học. Sau khi áp dụng, bản thân đã đúc rút nên
đề tài: “Biện pháp ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học mơn Tin học" như một
đóng góp nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học cũng như nâng cao chất
lượng giờ dạy Tin học.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học
1.1 Cơ sở lý luận


Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số
kiến thức ban đầu về công nghệ thơng tin như: các bộ phận của máy tính, một số
thuật ngữ máy tính thường dùng, các từ Tiếng Anh chuyên ngành Tin học, rèn một
số kĩ năng sử dụng máy tính...
Trong q trình giảng dạy, giáo viên ln phải đặt ra cái đích, đó là giúp học
sinh nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo
thái độ và động cơ học tập đúng đắn để HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh
những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các
1


vấn đề nảy sinh.
Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách
ghi kiến thức vào bộ não, mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy
móc, thuộc nhưng khơng nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện
nổi bật” trong sách, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan
với nhau. Việc ghi nhớ của các em gần như tái hiện lại nguyên văn trong SGK làm
cho việc học tập trở nên nhàm chán, máy móc, thụ động, khơng sáng tạo, khả năng
phân tích, so sánh, tư duy vận dụng cịn hạn chế.
Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, để khắc sâu kiến thức trong bộ não
một cách lôgic mà lại phát huy được khả năng tiềm ẩn trong bộ não của học sinh,
trong q trình giảng dạy của mình, tơi thường hướng dẫn học sinh ghi nhớ bài học
dưới dạng từ khóa và chuyển cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài
bằng bản đồ tư duy của Tony Buzan. Một trong những phương pháp dạy học mới
và hiện đại nhất đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu
và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp
dạy học này rất có hiệu quả trong cơng tác giảng dạy và học tập của học sinh.
Phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp học sinh rút ngắn thời gian học,
giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn, đồng
thời phát triển tư duy cho các em.

1.2 Cơ sở thực tiễn
Qua q trình giảng dạy của tơi tại trường cho thấy hiện nay học sinh học
môn Tin học các em rất thờ ơ với môn Tin học, mặc dù hiện nay mơn Tin học đã là
mơn học chính thức của các em. Việc học lý thuyết của các em trở nên thụ động
các em về nhà không ôn lại lý thuyết nên trong các giờ thực hành kết quả thường
rất thấp do các em không biết cách ghi nhớ được các bước thực hiện. Nhiều em
còn chưa khắc sâu được nội dung bài học dẫn đến trong giờ thực hành các em thao
tác chậm và phải phụ thuộc vào SGK rất nhiều.
Đầu năm học tôi đã khảo sát học sinh qua việc củng cố bài học và kiểm tra
bài cũ về khả năng ghi nhớ lý thuyết những ý chính trong bài qua các tiết học lý
thuyết kết quả thu được:
Năm học

2022 - 2023

Khối Lớp

SL học
sinh

HT

HTT

SL

%

SL


%

3

205

143

69,76

62

30,24

4

209

148

70,81

61

29,19

5

204


133

65,20

71

34,80

2 Các giải pháp thực hiện
Cách xây dựng sơ đồ tư duy
2


- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Phải dùng hình ảnh để học

sinh dễ liên tưởng, dễ nhớ và vẽ một vòng tròn xung quanh nó. Tạo cho trung tâm
một hình ảnh rõ ràng miêu tả được nội dung tổng quát của toàn bộ sơ đồ tư duy.
- Khi bắt đầu đi từ những ý chính của chủ đề mà mình đã lựa chọn (hoặc

những sự kiện hay thông tin quan trọng mà liên quan đến chủ đề) hãy vẽ những
đường xuất phát từ vòng tròn chứa tiêu đề và đặt tên những đường thẳng phù hợp
với ý chính đã chọn.
- Mỗi ý quan trọng vẽ một đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và

nối với một ý phụ.
- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì đường cong thu hút

được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều các đường thẳng buồn tẻ.
- Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó.
- Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.

- Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết

nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc).
- Ln sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
 Giải pháp 1: Dạy cho học sinh đọc và hiểu một sơ đồ tư duy đơn giản

Bởi vì thực tế cho thấy rằng rất nhiều học sinh cũng chưa biết sơ đồ tư duy là
cái gì, cấu trúc ra sao và vẽ như thế nào, vì thế đầu tiên tơi cho học sinh làm quen
và giới thiệu về sơ đồ tư duy cho học sinh. Tôi cũng đã giới thiệu cho học sinh về
nguồn gốc, ý nghĩa hay tác dụng của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập môn
Tin học.
 Giải pháp 2: Cho học sinh điền vào một mẫu sơ đồ tư duy có sẵn

Ví dụ
Khi dạy bài “Người bạn mới của em” lớp 3, về các bộ phận quan trọng nhất
của một máy tính để bàn tơi cho học sinh quan sát rồi điền vào sơ đồ tư duy.
 Giải pháp 3: Dùng sơ đồ tư duy để kiểm tra kiến thức cũ

Sử dụng sơ đồ tư duy giúp giáo viên kiểm tra được học sinh đã nhớ bài và
hiểu bài như thế nào. Tuy nhiên tùy đối tượng học sinh mà Giáo viên có thể đưa ra
một số sơ đồ tư duy sau đó yêu cầu học sinh diễn giải, thuyết trình về nội
dung của sơ đồ tư duy theo cách hiểu riêng của mình hoặc là yêu cầu vẽ sơ đồ tư
duy. Với việc thực hiện bước này sẽ giúp học sinh bước đầu làm quen và hiểu về
sơ đồ tư duy.
 Giải pháp 4: Dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới

Giáo viên đưa ra một từ khóa để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học
sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các
tự liên quan đến từ khố đó và hồn thiện sơ đồ tư duy. Qua đó học sinh sẽ nắm
3



được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
 Giải pháp 5: Dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học

và hệ thống kiến thức sau mỗi chương.
Sau mỗi bài học, giáo viên khuyến khích, hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ
thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học hay tóm tắt lại bài học
bằng cách vẽ sơ đồ tư duy. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rồi
kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần
một cách nhanh chóng, dễ dàng.
 Giải pháp 6: Dùng sơ đồ tư duy để giới thiệu một chương trình, hay

một phần mềm bằng cách giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi để tìm
cụm từ trung tâm chính là tên chương trinh hay phần mềm mà giáo viên
hướng tới.
Ví dụ:
Khi dạy bài “Những gì em đã biết” trong chương “Em tập vẽ” lớp 4, để học
sinh gợi nhớ về một phần mềm mà các em đã học ở lớp 3, giáo viên sử dụng sơ đồ
tư duy thiết kế như là một trò chơi, sau khi học sinh trả lời được các câu hỏi ở
nhánh chính. Học sinh sẽ đốn được tên của phần mềm.
 Giải pháp 7: Giáo viên giúp học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ

học tập, phát triển tư duy lơgic.
- Học sinh có thể tự sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ việc tự học ở nhà: Tìm

hiểu trước bài mới, củng cố, ơn tập kiến thức bằng cách vẽ bản đồ tư duy trên giấy,
bìa,… hoặc để tư duy một vấn đề mới qua đó phát triển khả năng tư duy lơgic,
củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép.
- Các bản đồ tư duy thường được tôi sử dụng ở dạng thiếu thơng tin, u cầu


học sinh điền các thơng tin cịn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các
nhánh thơng tin với từ khóa trung tâm. Hoặc tơi cho học sinh tự điền vào một bản
đồ có sẵn.
3. Kết quả thực hiện
Sau một thời gian ứng dụng sơ đồ tư duy trong đổi mới phương pháp dạy học
môn Tin học ở ba khối lớp 3, 4 và 5 cho tất cả các đối tượng học sinh ở trường
bước đầu có những kết quả khả quan.
Cuối năm học 2022 - 2023 tôi sẽ tiến hành khảo sát tiếp.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
- Bản đồ tư duy một cơng cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với

bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ
đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,…
4


hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy.
- Việc vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học tin học ở trường tiểu học sẽ dần

dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có
cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với
các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem
phim minh họa… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
2. Ý nghĩa của đề tài
Qua thực nghiệm dạy học ở môn Tin học cho thấy, sử dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và
huy động được các em tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm
độc đáo “kiến thức với hội họa” là niềm vui sáng tạo của học sinh và cũng là niềm

vui của chính thầy cơ giáo khi chứng kiến thành quả lao động của học trị của
mình. Cách học này cịn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không
chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức, khả năng hội họa, sự vận dụng kiến thức
được học qua sách vở vào cuộc sống.
3. Những kiến nghị, đề xuất.
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra khả năng ghi nhớ bài học và hiệu quả của

việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, để đi sâu đi sát hơn việc học của học
sinh.
- Phụ huynh học sinh cần kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị bài, học bài của học

sinh ở nhà. Tạo điểu kiện và khuyến khích học sinh tích cực trong việc vẽ sơ
đồ tư duy trong học tập.

5



×