Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO HỌC CHƯƠNG I “CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ ” MÔN HÓA HỌC LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS MINH THẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 43 trang )

Mục lục
Trang
I. Tóm tắt 2
II. Giới thiệu 3
III. Phương pháp 5
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả 9
V. Kết luận – khuyến nghị 11
• Tài liệu tham khảo 12
• Phụ lục 13
- Giáo án mẫu 13
- Đề và đáp án kiểm tra sau tác động 24
- Bảng điểm lớp thực nghiệm 31
- Bảng điểm lớp đối chứng 32
- Kế hoạch nghiên cứu KHSPƯD 33
- Hình ảnh minh họa 34
- Mô tả dữ liệu 40
- So sánh dữ liệu 41
1
ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO HỌC
CHƯƠNG I “CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ ” -
MÔN HÓA HỌC LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS MINH THẠNH
I. TÓM TẮT:
Hóa học là môn học mà kiến thức là một chuỗi gắn kết liên quan với nhau,
kiến thức bài học trước liên quan đến bài học sau, chương trước gắn kết với chương
sau, vì vậy mà người giáo viên nếu không có phương pháp giảng dạy phù hợp thì
học sinh không tiếp thu được kiến thức dẫn đến việc hiểu và nhớ về kiến thức Hóa
học rất hạn chế thậm chí có em chỉ học đối phó, học vẹt cho xong chứ không hiểu
sâu về những quy luật, không giải thích được những hiện tượng trong hóa học cũng
như trong đời sống hàng ngày do đó việc học tập trở nên nhàm chán, máy móc, thụ
động, không sáng tạo, khả năng phân tích, so sánh, tư duy vận dụng còn hạn chế.
Trong dạy học, việc sử dụng sơ đồ tư duy huy động tối đa tiềm năng của bộ


não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ đổi mới hiệu quả phương pháp dạy học.
Một trong các hình thức dạy học hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay là dạy học có ứng dụng sơ đồ tư duy vào từng bài học, đây là phương pháp
dạy học tuy không phải là mới nhưng nó làm cho học sinh phát huy được tính tích
cực học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy logic, quan trọng nhất
là giúp học sinh nắm vững chắc kiến thức đã học. Ngoài ra học sinh thường xuyên
tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục
màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc
tích
Qua nhiều năm giảng dạy môn Hóa học tôi nhận thấy học sinh học và tiếp thu
kiến thức Hóa học còn nhiều hạn chế dẫn đến việc học môn Hóa học đạt kết quả
không cao, học trước quên sau, các em không nắm vững kiến thức về lí thuyết nên
gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết những bài tập định tính và định lượng
về Hóa học.
Là giáo viên giảng dạy Hóa học trong nhiều năm qua, tôi luôn trăn trở về vấn
đề này và luôn tìm mọi biện pháp để giúp các em học tốt môn Hóa học hơn, đặc biệt
2
là giúp các em dễ hiểu bài, có khả năng nhớ và vận dụng kiến thức đã học để viết
phương trình Hóa học và làm được các dạng bài tập Hóa học.
Qua một thời gian nghiên cứu, với phương pháp giảng dạy có ứng dụng sơ đồ
tư duy vào từng bài học nhằm giúp học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu hơn và đặc biệt
quan trọng là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ
năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp
cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải
quyết phù hợp các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm ngẫu nhiên nhưng có sự tương
đương về trình độ của hai lớp 9 ở trường THCS Minh Thạnh. Lớp 9a2 là nhóm thực
nghiệm và lớp 9a3 là nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp
thay thế khi dạy từ bài 1 đến bài 13 (Hóa học 9, nội dung thuộc chương 1: Các loại
hợp chất vô cơ).

Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học
sinh : Nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng.
Điểm bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.5;
điểm bài kiểm tra tương tự của lớp đối chứng là 6.68. Kết quả kiểm chứng T-Test
cho thấy p <0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học Hóa học làm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh
lớp 9 ở trường THCS Minh Thạnh.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Qua khảo sát trước tác động khi dạy bằng phương pháp cơ bản như thuyết
trình, đàm thoại, nêu vấn đề…, Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo
viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng chưa ghi
nhớ sâu sắc, do đó việc nhớ tính chất Hóa học và vận dụng làm bài tập đạt hiệu quả
chưa cao. Bên cạnh đó lớp học thường bao gồm những học sinh có khả năng học
tập khác nhau, giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh cùng một lúc, nếu các em
không được giáo viên quan tâm, chú ý thì các em thường từ bỏ nhiệm vụ, không cố
3
gắng giải quyết vấn đề, không làm bài tập , Học sinh tỏ ra chán nản mệt mỏi, thiếu
tập trung, sao nhãng việc học, thậm chí có em ngủ gật trong lớp. Do đó các em
thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và thi học kì, cuối cùng là mất đi
hứng thú với môn Hóa học.
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi tiến hành lồng ghép việc dạy học theo phương
pháp truyền thống và dạy học theo phương pháp đổi mới đặc biệt là có ứng dụng sơ
đồ tư duy trong từng bài học và xem đó như là biện pháp tác động chính để học sinh
nắm vững kiến thức về Hóa học.
* Một số đề tài gần đây đã được nghiên cứu thành công như:
- Sử dụng sơ đồ tư duy để giúp học sinh lớp 9 trường THCS Bình An nắm
vững kiến thức về tính chất hóa học của chất (Tác giả: Nguyễn Thị Nữ)
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Hóa học ở trường THCS (Tác giả:

Phạm Văn Dũng)
2. Giải pháp thay thế:
Sử dụng sơ đồ tư duy để hình thành kiến thức mới, kết hợp củng cố kiến
thức sau mỗi bài học cho học sinh khi dạy chương I “Các loại hợp chất vô cơ” môn
Hóa học lớp 9.
Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra bài cũ với nhiều hình thức như
yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ tư duy hoặc yêu cầu học sinh điền phần còn thiếu vào
sơ đồ tư duy nội dung của bài học đã qua.
Sử dụng sơ đồ tư duy để dạy bài mới bằng cách khi dạy đến phần nào giáo
viên tóm tắt ý chính của phần đó qua sơ đồ tư duy cho đến khi kết thúc bài học là đã
hình thành cho học sinh một sơ đồ tư duy trọn vẹn của một bài học, giáo viên cũng
có thể yêu cầu học sinh soạn bài ở nhà trước bằng sơ đồ tư duy đến khi vào tiết học
lần lượt các em lên bảng vẽ từng nội dung chính khi giáo viên dạy đến các phần đó.
Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bằng cách giáo viên yêu cầu học
sinh nêu lại các ý chính qua sơ đồ tư duy hoạc yêu cầu học sinh vẽ lại sơ đồ tư duy
toàn bộ nội dung đã học vào tập nhằm giúp các em tóm tắt bài học một cách logic,
có hệ thống từ đó các em dễ hiểu bài và nhớ bài tốt hơn.
4
3.Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức khi dạy các bài thuộc
chương I “Các loại hợp chất vô cơ” có làm tăng kết quả học tập môn hóa học cho
học sinh lớp 9 không ?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức khi dạy các bài thuộc
chương I “Các loại hợp chất vô cơ” có làm tăng kết quả học tập môn Hóa học cho
học sinh lớp 9 trường THCS Minh Thạnh.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi thực hiện nghiên cứu trên hai nhóm học sinh thuộc hai lớp 9 ở trường
THCS Minh Thạnh.

Hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có giới tính, thành phần dân tộc cụ
thể như sau:
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của 2 nhóm học sinh thuộc 2 lớp 9 ở
Trường THCS Minh Thạnh.
LỚP Số học sinh các nhóm Dân tôc
Tồng số Nam Nữ Kinh Khơ me
9A2 20 7 13 19 1
9A3 20 13 7 20 0
- Về ý thức học tập, đa số các em ở hai nhóm này đều tích cực, chủ động
trong học tập.
- Về thành tích học tập môn Hóa học 8 của năm học trước, hai nhóm tương
đương nhau về điểm trung bình của môn học.Cụ thể như sau:
NHÓM 1 NHÓM 2
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM
5
TBM TBM
1 LÊ HỮU PHƯỚC 9.5 1 LÊ ĐỨC THI 9.3
2 BÙI THỊ THƯƠNG 9.4 2 PHẠM TIẾN PHÚC 9.2
3 NGUYỄN SƠN HÀ 8.8 3 LÊ HUỲNH TRÂM 8.9
4 PHẠM T HỒNG PHƯỢNG 8.7 4 HỒ T. PHƯƠNG TRINH 8.9
5 ĐỖ THỊ LINH PHƯƠNG 8.4 5
NGUYỄN T THANH THÚY
8.3
6 TỪ THỊ MINH HIẾU 9.1 6 LÊ NHỰT NAM 8.3
7 NGUYỄN PHI LONG 8.2 7 TRẦN MINH THUẬN 8.3
8 NGÔ THỊ TRÚC HOÀI 8.4 8 HUỲNH MINH NHO 8.2
9 DANH T NGỌC LINH 7.3 9 VÕ THỊ XUÂN THỦY 7.8
10 VŨ T. TUYẾT NHUNG 70 10 LÊ THANH VÂN 7.7
11 PHẠM T. KIM PHỤNG 7.2 11 TRẦN THỊ MAI VÂN 7.3
12 NGUYỄN THANH TIỀN 7.4 12 TRẦN PHÚ TRIỆU 7.1

13 NGUYỄN HỮU LỢI 6.5 13
NGUYỄN THÀNH TRUNG
7.1
14 THÁI THỊ BÍCH NGỌC 6.6 14 ĐỖ ĐÌNH VĂN 7.1
15 HỒ MINH TIÊN 6.3 15 PHẠM BÁ VƯƠNG 6.6
16 NGUYỄN T YẾN NHI 6.3 16 ĐẠNG MINH TUẤN 6.5
17 BÙI MINH ĐỨC 6.3 17 HỒ THỊ HOA 6.5
18 NGUYỄN T. NHẬT NHI 5.9 18 TRẦN MẠNH KHIÊM 5.3
19 VŨ T. THÙY LINH 5.6 19 NGUYỄN NGỌC THIỆN 5.5
20 NGUYỄN THỊ THIÊN LÝ 5.3 20
NGUYỄN MINH TRUNG
5.0
Nhìn chung hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng nhau về học lực của bộ môn.
2. Thiết kế
Chọn hai nhóm thuộc hai lớp: lớp 9a2 là nhóm thực nghiệm và lớp 9a3 là
nhóm đối chứng. Tôi dùng điểm trung bình cả năm môn Hóa học 8 năm học 2012-
2013 làm căn cứ để đánh giá mức độ tương đương trước khi nghiên cứu. Kết quả
kiểm tra cho thấy điểm trung bình môn của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi
dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung
bình môn của 2 nhóm trước khi tác động.
Bảng 2: Kết quả kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 7.45 7.3
P= 0.371
6
P=0.371 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình môn của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Tôi lựa chọn thiết kế 4: kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên

(được mô tả ở bảng 2):
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Tác động Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm Dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy 03
Đối chứng Dạy học không có sử dụng sơ đồ tư duy 04
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu
- Tôi tiến hành dạy lớp đối chứng theo phương pháp truyền thống, thiết kế
không sử dụng sơ đồ tư duy trong từng bài học.
- Lớp thực nghiệm tôi vừa dạy theo phương pháp truyền thống, vừa kết hợp
cho các em sử dụng sơ đồ tư duy để học hoặc học theo nhóm.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian dạy thực nghiệm vẫn tuân theo phân phối chương trình và theo thời
khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể bắt đầu từ 23/8 đến
18/10/2013 ( khoảng 2 tháng).
Bảng 4: Thời gian dạy thực nghiệm
Tuần Ngày dạy Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
1 23/8/2013 2 Tính chất hóa học của oxit, khái quát về sự phân
loại oxit
2 28,30/8/201
3
3,4 Một số oxit quan trọng
3 3/9/2013 5 Tính chất hóa học của axit
3 4/9/2013 6 Một số axit quan trọng
4 13/9/2013 8 Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit
6 25/9/2013 11 Tính chất hóa học của bazơ
6 27/9/2013 12 Một số bazơ quan trọng

7
7 4/10/2013 14 Tính chất hóa học của muối
8 9/10/2013 15 Một số muối quan trọng
9 16/10/2013 17 Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
9 18/10/2013 18 Luyện tập chương 1: các loại hợp chất vô cơ
4. Đo lường
Bài kiểm tra sau tác động là bài là bài kiểm tra 1 tiết sau khi học xong
chương “các loại hợp chất vô cơ” được giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, tổ
chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường xét duyệt.
Bài kiểm tra sau tác động được chia làm 2 đề với mức độ kiến thức tương
đương nhau, có 12 câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn và 3 câu hỏi tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài trên, tôi tiến hành kiểm tra một tiết (nội
dung kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục). Bài kiểm tra được tiến hành kiểm tra
tập trung, sau khi kiểm tra xong bài kiểm tra nộp về nhà trường để cắt phách. Sau
đó bài kiểm tra được tiến hành chấm chéo theo đáp án đã xây dựng và do ban giám
hiệu nhà trường phân công giáo viên dạy Hóa khối khác chấm.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm trung bình 6.68 7.5
Độ lệch chuẩn 1.48 1.39
Giá trị p của T-Test 0.04776
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD) 0.52
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p =
0.04776, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực

8
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết
quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.52
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.52
cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy đến kết quả học
tập của nhóm thực nghiệm là trung bình.
Giả thuyết của đề tài nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa
kiến thức khi dạy các bài thuộc chương 1 “Các loại hợp chất vô cơ” làm tăng kết
quả học tập môn hóa học cho học sinh lớp 9 trường THCS Minh Thạnh đã được
kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình sau tác động của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng.
2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung
bình = 7.5, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình
= 6.68. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.78; Điều đó cho thấy điểm trung
bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được
tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
9
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.52. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động mang lại là trung bình.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai
nhóm là p = 0.04776 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình
của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm
thực nghiệm.
* Ưu điểm:
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học có những ưu điểm sau :
- Lôgic, mạch lạc.
- Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ.

- Nhìn thấy “bức tranh tổng thể mà lại chi tiết”.
- Dễ dạy, dễ học.
- Kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh.
- Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
- Giúp hệ thống hóa kiến thức, ôn tập kiến thức.
- Giúp ghi nhớ nhanh , nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.
- Giúp phân tích, so sánh, tổng hợp nắm được tính chất Hoá học của từng loại
hợp chất. So sánh được tính chất Hoá học khác nhau của các chất trong cùng loại
hợp chất
* Hạn chế:
Với việc sử dụng sơ đồ tư duy để học sinh học tập và học theo nhóm là một
biện pháp rất tốt, nhưng điểm hạn chế ở phương pháp này là mất thời gian để vẽ,
viết, tô màu khi thảo luận nhóm đôi khi các em thảo luận còn làm ồn, ảnh hưởng
đến các lớp học xung quanh. Do đó đòi hỏi người giáo viên phải biết cách điều
khiển các em học tập tích cực để đạt hiệu quả cao và phải biết thiết kế kế hoạch bài
học hợp lí, phù hợp với nội dung bài học.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
10
Việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học các bài thuộc chương I “Các loại
hợp chất vô cơ” môn Hóa học lớp 9 trường THCS Minh Thạnh đã góp phần nâng
cao kết quả học tập cho học sinh.
2. Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm về cơ sở vật chất như trang bị bàn,
ghế đầy đủ cho học sinh để các em học tập đạt hiệu quả.
Đối với giáo viên cần không ngừng tự học tập và rèn luyện để nâng cao tay
nghề, ngày càng có nhiều phương pháp giảng dạy mới phù hợp với yêu cầu đổi mới
của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý về tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học

sư phạm ứng dụng trong trường trung học cơ sở.
2. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường (Phan Trọng Ngọ).
3. Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả (Trịnh Văn Biều)
4. Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên THCS (Bộ giáo dục)
11
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
A. GIÁO ÁN MẪU
Tuần 1, tiết:2
Ngày dạy: 23/8/2013
CHƯƠNG I : CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Bài 1: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức
Biết được:
12
- Tính chất hoá học của oxit:
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính va
oxit trung tính.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit và lưu huỳnh đioxit.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO
2
.
- Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của
một số oxit.

- Phân biệt được một số oxit cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1.GV:
- Dụng cụ : Cốc thủy tinh, ống nghiệm,thiết bị điều chế P
2
O
5
- Hóa chất: CuO , CO
2
, P
2
O
5
, H
2
O , CaCO
3
, P đỏ
2. HS : CaO, Kiến thức đã học ở lớp 8
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.æn ®Þnh líp:
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1:Tính chất hóa học của oxit
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
? Em hãy nhớ lại TN khi cho CaO tác
dụng với nước ( Hiện tượng và kết

luận)
? Hãy viết PTHH
GV: Cho một ít CuO t/d với H
2
O em
hãy quan sát và nhận xét hiện tượng?
GV: Chỉ một số oxit Na
2
O ; BaO … t/d
được với H
2
O ( oxit tương ứng với
bazơ tan)
? Hãy viết PTHH một số oxit t/d với
nước
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm
- Cho một ít CuO vào ống
nghiệm
? Hãy quan sát trạng thái màu sắc của
CuO
1. Oxit bazơ có những tính chất hóa học
nào?
a. Tác dụng với nước:
CaO + H
2
O

Ca(OH)
2
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành

dd kiềm
b. Tác dụng với axit:
CuO

+ 2HCl

CuCl
2
+ H
2
O
13
- Cho tiếp 1-2 ml dd HCl vào ống
nghiệm, lắc nhẹ
? Quan sát hiện tượng ?
? Nêu nhận xét ? Viết PTHH?
? GV một số oxit khác như CaO, Fe
2
O
3
cũng xảy ra phản ứng tương tự
GV: Mô tả lại thí nghiệm CaO; BaO;
tác dụng với CO
2
tạo thành muối
? Hãy viết PTHH
GV: Một số oxit bazơ tác dụng oxit
axit tạo thành muối. Đó là oxit bazơ
tương ứng bazơ tan.
GV: làm lại thí nghiệm P

2
O
5
tác dụng
với nước
? Quan sát hiện tượng ? Viết PTHH?
GV: Một số oxit khác SO
2
; SO
3
… tác
dụng với nước cũng thu được axit
tương ứng.
GV: kết luận :
GV: Điều chế trước Ca(OH)
2
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm
Cho vào ống nghiệm khoảng 10 -15 ml
Ca(OH)
2
trong suốt, dùng ống hút thổi
khí CO
2
vào.
? Quan sát hiện tượng ? Viết PTHH?
GV: Một số oxit khác SO
2;
SO
3
, P

2
O
5
…cũng có phản ứng tương tự
? Hãy viết các PTHH minh họa?
GV: Từ tính chất của oxit bazơ em có
kết luận gì?
? Hãy viết các PTHH minh họa?
GV: Khái quát lại tính chất của oxit
axit và oxit bazơ
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và
nước
c. Tác dụng với oxit axit :
CaO

+ CO
2
CaCO
3

BaO

+ SO
2
BaSO
3
Một số bazơ ( tương ứng với bazơ tan ) tác
dụng với axit tạo thành muối
2. Oxit axit có những tính chất nào?
a. Tác dụng với nước:

P
2
O
5
+ 3H
2
O 2 H
3
PO
4

Một số oxit axit tác dụng với nước tạo thành
axit ( Trừ SiO
2
)
b. Tác dụng với bazơ:
CO
2
+ Ca(OH)
2
CaCO
3
+H
2
O
Oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối
và nước
c. Tác dụng với oxit bazơ:
SO
2

+ BaO

BaSO
3
Hoạt động 2: Khái quát về sự phân loại axit:
GV: Yêu cầu HS đọc SGK
? Vậy căn cứ vào đâu để người ta phân
loại oxit?
Lấy VD về một số oxit axit , một số oxit
- Oxit axit
- Oxit bazơ
- Oxit lưỡng tính
-Oxit trung tính
14
bazơ
GV: Lấy VD về oxit lưỡng tính
ZnO+HCl ZnCl
2
+ H
2
O
* CO, NO là oxit không tạo muối ( oxit
trung tính) không có tính chất của oxit
axit cũng không có tính chất của oxit
bazơ
4.Củng cố:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ
* Bài tập 2:
Hòa tan vừa hết 20gam hỗn hợp 2oxit CuO và Fe
2

O
3
bằng 200ml dung dịch
HCl có nồng độ 3,5M.
a/ Viết các PTHH
b/ Tính thành phần % về khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp
mCuO = 0,05 x 80 = 4(gam)
mFe
2
O
3
= 0,1x160= 16(gam)
%CuO = 4:20 = 20%
%Fe
2
O
3
= 100% - 20%
= 80%
5. Hướng dẫn về nhà :Về nhà làm BT số 1,2,4,5,6. Xem trước bài mới: Một
số oxit quan trọng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần 3, tiết:5
Ngày dạy: 3/9/2013
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức

Biết được:
15
- Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và
kim loại.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất Hoá học của axit nói
chung.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit HCℓ,
H
2
SO
4
loãng.
- Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của axit.
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCℓ, H
2
SO
4
trong phản ứng.
Thái độ: Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ:
1.GV: - Hóa chất: dd HCl, dd H
2
SO
4
; quì tím; Zn; Al, Fe, hóa chất để điều
chế Cu(OH)
2
; CuO
- Dụng cụ: ống nghiệm cỡ nhỏ, đũa thủy tinh,ống hút, kẹp.

2.HS: Đọc trước bài mới
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. æn ®Þnh líp:
2. Kiểm tra bài cũ: Viết PTHH thực hiện dãy biến hóa:
P P
2
O
5
H
3
PO
4
Ca
3
(PO
4
)
2
Đáp án
2P + 5O
2
 2P
2
O
5
P
2
O
5
+ 3H

2
O  2H
3
PO
4
2H
3
PO
4
+ 3CaO  Ca
3
(PO
4
)
2
+ 3H
2
O
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Tính chất hóa học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
Nhỏ một giọt dd HCl lên giấy quì
? Quan sát hiện tượng và nêu nhận xét
GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Cho một ít kim loại Al (Zn)
vào đáy ống nghiệm. Thêm vào
ống nghiệm 1- 2ml dd HCl
? Quan sát hiện tượng và nhận xét?
? Viết PTHH?

GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Cho vào đáy ống nghiệm một ít
Cu(OH)
2
. Thêm vào ống
nghiệm 1- 2ml dd H
2
SO
4
? Quan sát hiện tượng và nhận xét?
? Viết PTHH? Hãy viết PTHH khác ?
I.TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị:
DD axit làm quì tím chuyển thành màu đỏ
(nhận biết dd axit)
2. Axit tác dụng với kim loại:
Zn

+ 2HCl

ZnCl
2
+ H
2
DD axit tác dụng với nhiều kim loại tạo thành
muối và giải phóng H
2
.
3. Tác dụng với bazơ:
H

2
SO
4
+ Cu(OH)
2
CuSO
4
+ 2H
2
O
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
. Đây là phản ứng trung hòa
16
GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm
1. Cho một ít CuO vào đáy ống
nghiệm.Thêm vào ống nghiệm 1-
2ml dd H
2
SO
4
? Quan sát hiện tượng và nhận xét?
? Viết PTHH?
4. Axit tác dụng với oxit bazơ:
H
2
SO
4
+ CuO CuSO
4
+ H

2
O
Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và
nước
- Ngoài ra axit còn tác dụng với muối
(sẽ học ở bài sau)
Hoạt động 2: Axit mạnh và axit yếu:
GV : thông báo về sự phân loại axit II. AXIT MẠNH VÀ AXIT YẾU
- Axit mạnh: HCl, H
2
SO
4
, HNO
3
- Axit yếu: H
2
S, H
2
CO
3
4. Củng cố:
- Học sinh đọc phần em có biết
- Yêu cầu HS thảo luận và tổng kết bài học bằng sơ đồ.
- Dùng sơ đồ hoàn chỉnh để tổng kết bài
-Bài tập 2: Viết PTPƯ khi cho d
2
HCl lần lượt tác dụng với :
a/ Magie
b/Sắt (III) hidroxit
c/ Kẽm Oxit

d/ Nhôm Oxit
Đáp án
a/ 2HCl +Mg MgCl
2
+ H
2
b/3HCl+Fe(OH)
3
FeCl
3
+3H
2
O
c/2HCl+ZnO ZnCl
2
+H
2
O
d/6HCl+Al
2
O
3
2AlCl
3
+3H
2
O
5.Hướng dẫn về nhà : Làm bài tập 1,3,4. Xem trước bái mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
17

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần 6, tiết:11
Ngày dạy: 25/9/2013
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I. MỤC TIÊU:
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiến thức
- Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với
axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với
dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước(bị nhiệt phân
huỷ).
Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không
tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng
của bazơ không tan.
- Viết các PTHH minh họa tính chất của bazơ
- Vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học của bazơ để giải
thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất .
-Vận dụng những tính chất của Bazơ để làm các bài tập định tính và định
lượng .
Thái độ
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1.GV: - Hóa chất: dd Ca(OH)
2
; dd NaOH; dd HCl; dd H
2
SO

4
; CuSO
4
;
phenolftalein; quì tím.
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm; đũa thủy tinh, ống hút.
2.HS: Đọc trước bài mới và soạn trước phần tính chất hóa học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.æn ®Þnh líp
2.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Tác dụng của bazơ với chất chỉ thị màu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Nhỏ 1 giọt NaOH lên mẩu quì tím.
Quan sát hiện tượng
- Nhỏ 1 giọt phenolfalein không màu
1. Tác dụng của bazơ với chất chỉ thị màu
Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành
xanh, phenolftalein không màu thành đỏ
18
vào ống nghiệm có sẵn NaOH. Quan
sát hiện tượng
HS các nhóm báo cáo
GV: dựa vào tính chất này có thể phân
biệt dd kiềm với các dd khác
GV: Gợi ý bài tập
Gọi HS trình bày
BT: Có 3 lọ không nhãn mỗi lọ đựng các dd
sau: H

2
SO
4
; Ba(OH)
2
; HCl. Em hãy trình bày
cách phân biệt 3 lọ trên mà chỉ dùng quì tím
Hoạt động 2: Tác dụng của dd bazơ với oxit axit:
? Nhắc lại những tính chất hóa học của
Bazơ?
? Viết các PTHH minh họa?
2. Tác dụng của dd bazơ với oxit axit
- DD bazơ kiềm tác dụng với oxit axit tạo
thành muối và nước
SO
2
+ NaOH

Na
2
SO
3
+ H
2
O
P
2
O
5
+ 3Ba(OH)

2
Ba
3
(PO
4
)
2
+ 3H
2
O
Hoạt động 3: Tác dụng của dd bazơ với axit:
? Nhắc lại tính chất hóa học của axit
GV: Giới thiệu bao gồm cả bazơ tan và
bazơ không tan
? Phản ứng giữa bazơ và axit là phản ứng
gì?
? lấy VD minh họa
GV: Yêu cầu HS lấy VD cả bazơ tan và
bazơ không tan
3. Tác dụng của dd bazơ với axit
Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và
nước
Fe(OH)
2
+ 2HCl

FeCl
2
+ 2H
2

O
Ca(OH)
2
+ 2HNO
3
Ca(NO
3
)
2
+ 2H
2
O
Hoạt động 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm đun
nóng Cu(OH)
2
trên ngọn lửa đèn cồn
- GV: Tạo sẵn Cu(OH)
2
bằng cách cho
CuSO
4
tác dụng với NaOH
? Đốt Cu(OH)
2
trên ngọn lửa đèn cồn .
Quan sát hiện tượng
GV: kết luận
? Viết PTHH
GV: Giới thiệu T/c bazơ tác dụng với

muối sẽ học ở bài sau
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành
oxit và nước
Cu(OH)
2

t
CuO

+ H
2
O
4.Củng cố: - Yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
19
- Yêu cầu HS làm bài tập (trong phiếu học tập)
Trong các chất sau: Cu(OH)
2
; MgO ; Fe(OH)
3
; NaOH ; Ba(OH)
2

a. Gọi tên và phân loại các chất
b. Các chất trên chất nào tác dụng được với dd H
2
SO
4
; khí CO
2

, chất nào bị
nhiệt phân hủy. Viết PTHH
5.Hướng dẫn về nhà :
- Bài tập về nhà : 1, 2, 3, 4, 5 /25 (SGK)
- Học kĩ tính chất chung của bazơ và xem bài mới “ Natrihidroxit”. Vẽ trước sơ đồ
tư duy về tính chất của Natrihidroxit .
-Hướng dẫn bài 4 : Lập kế hoạch nhận biết NaCl, Ba(OH)
2
, NaOH , Na
2
SO
4
+ quỳ
tím sẽ phân được 2 nhóm : Nhóm I :Ba(OH)
2
, NaOH Nhóm II : NaCl, Na
2
SO
4
Lần lượt cho từng chất nhóm I tác dụng với từng chất của nhóm II => có kết tủa:
Ba(OH)
2
; không kết tủa :NaOH và tương tự cho từng chất của nhóm II tác dụng với
từng chất của nhóm I : có kết tủa là Na
2
SO
4
, không kết tủa là NaCl
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tuần 7, tiết:14
Ngày dạy: 4/10/2013
BÀI 9 : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hoá học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung
dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện
được.
Kĩ năng
20
- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết
luận về tính chất hoá học của muối.
- Nhận biết được một số muối cụ thể và một số phân bón hoá học thông
dụng.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
Thái độ
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1.GV:
- Hóa chất: KClO
3
; dd H
2
SO
4
; dd NaOH ; NaCl; AgNO

3
; CuSO
4
; Na
2
CO
3
;
BaCl
2
; các kim loại : Cu ; Fe
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm ; kẹp gỗ, ống hút.
2.HS: Đọc trước bài mới.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1.æn ®Þnh líp
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của Ca(OH)
2
. Viết PTHH minh họa.
Đáp án
a. DD Ca(OH)
2
làm quì tím chuyển màu xanh , phenolftalein không màu
thành màu đỏ
b. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Ca(OH)
2
+2HNO
3
Ca(NO

3
)
2
+ 2H
2
O
c.Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước:
Ca(OH)
2
+SO
3
CaSO
4
+ H
2
O
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Tính chất hóa học của muối:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Cho cả lớp quan sát màu của dd
AgNO
3
; và dd CuSO
4
* Nhóm 1 +2: Ngâm 1 đoạn dây đồng
vào dd AgNO
3
* Nhóm 3 + 4: Ngâm 1 đoạn dây sắt
vào dd CuSO

4
? Quan sát hiện tượng nêu nhận xét
Đại diện các nhóm báo cáo
? Hãy viết PTHH
GV: Nhận xét và kết luận
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo
nhóm
II.Tính chất hóa học của muối
1. Muối tác dụng với kim loại:
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại
tạo thành muối và kim loại mới
Cu

+ AgNO
3
Cu(NO
3
)
2
+ Ag
Fe

+ CuSO
4
FeSO
4
+ Cu
2. Muối tác dụng với axit:
H
2

SO
4
+ BaCl
2
BaSO
4
+ 2HCl
21
- Nhỏ 1-2 ml dd H
2
SO
4
vào ống
nghiệm có sẵn 1ml dd BaCl
2

Quan sát nêu hiện tượng
Đại diện các nhóm báo cáo
? Viết PTHH
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo
nhóm
- Nhỏ 1-2 ml dd AgNO
3
vào ống
nghiệm có sẵn 1ml dd NaCl
Quan sát nêu hiện tượng
Đại diện các nhóm báo cáo
? Viết PTHH
GV: Hướng dẫn làm thí nghiệm theo
nhóm

- Nhỏ 1-2 ml dd NaOHvào ống
nghiệm có sẵn 1ml dd CuSO
4
Quan sát nêu hiện tượng
Đại diện các nhóm báo cáo
? Viết PTHH
GV: Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt
độ cao KClO
3
, CaCO
3
, KMnO
4
? Hãy viết PTHH
Muối có thể tác dụng với axit sản phẩm là muối
mới và axit mới
3. Muối tác dụng với muối:
AgNO
3
+NaCl

AgCl

+NaNO
3
- Nhiều muối tác dụng được với nhau tạo
thành 2 muối mới
4. Muối tác dụng với bazơ:
CuSO
4

+ NaOH

Cu(OH)
2
+ Na
2
SO
4
- Nhiều dd muối tác dụng với dd bazơ
sinh ra muối mới và bazơ mới
5. Phản ứng phân hủy muối:
2KClO
3
t
2KClO
2
+ O
2
CaCO
3
t
CaO

+ CO
2
Hoạt động 2: Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
? Hãy nêu nhận xét về các phản ứng hóa
học của muối?
? Các phản ứng trên là phản ứng trao đổi
vậy phản ứng trao đổi là gì?

II.Phản ứng trao đổi trong dung dịch
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học,
trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng
trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo
của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
* Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi:
- Để phản ứng xảy ra sản phẩm tạo thành có
chất kết tủa hoặc bay hơi
4. Củng cố:
* GV Yêu cầu HS làm bài tập (trong phiếu học tập )
a/Viết PTHH thực hiện chuyển đổi hóa học sau :
.Zn ZnSO
4
ZnCl
2
Zn(NO
3
)
2
Zn(OH)
2
ZnO
b/ Phân loại các PƯ
- Thảo luận nhóm và làm bài tập
a/ Các PTPƯ :
1) Zn + H
2
SO
4
ZnSO

4
+ H
2
2) ZnSO
4
+ BaCl
2
ZnCl
2
+ BaSO
4

3) ZnCl
2
+ 2AgNO
3
Zn(NO
3
)
2
+ 2AgCl↓
22
4) Zn (NO
3
)
2
+2KOH Zn(OH)
2
↓ + 2 KNO
3

5) Zn(OH)
2
ZnO + H
2
O
- PƯ 1 thuộc loại PƯ thế
- PƯ 2, 3, 4 thuộc loại PƯ trao đổi
- PƯ 5 thuộc loại PƯ phân hủy
*GV yêu cầu HS dùng sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học trên bảng.
* GV hướng dẫn sử dụng bảng tính tan để lựa chọn chất tham gia phản ứng
5.Hướng dẫn về nhà :
Làm bài 1, 2, 3, 4, /tr 33 . GV hướng dẫn bài 5 / tr.33. Không làm bài 6/tr.33
Xem bài “Một số muối quan trọng”. Chỉ nghiên cứu muối Natriclorua trong
tự nhiên có ở đâu? Cách khai thác? ứng dụng nó để làm gì ?
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
B. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
MA TRẬN
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TN T
L
TN TL T
N
TL
Bazơ Biết tính
chất hóa
học và

Dựa vào pH
nhận biết
được môt
23
t
0
ứng dụng
của bazơ
trường của
dung dịch
- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ %
4C

10%
1C
0,25đ
2,5%
5C
1,25đ
12,5
%
Muối Biết tính
chất hóa
học của
muối và
điều kiện
xảy ra PƯ
trao đổi

trong
dung dịch
Nhận biết
được muối
dựa vào tính
chất hóa
học
- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ %
5C
1,25đ
12,5%
1C
0,25 đ
2,5%
6C
1,5đ
15%
Phân bón
hoá học
Biết phân
biệt phân
bón đơn,
phân bón
kép.
- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ %
1C

0,25đ
2,5%
1C
0,25đ
2,5%
Tổng hợp
các nội dung
trên
-Viết được các
PTHH thực hiện
chuỗi biến đổi
dựa vào tính
chất hoá học
- Nhận biết
được muối và
bazơ dựa vào
tính chất hoá
học
Giải toán
theo
phương
trình hóa
học (tính
khối
lượng
chất và C
% của
dung dịch
- Số câu
- Số điểm

- Tỉ lệ
2C

40%
1C

30%
3C

70%
-Tông số câu
-Tổng số
điểm
- Tỉ lệ %
10C
2,5đ
25%
4C
4,5đ
45%
1C

30%
15C
10đ
100%
24
ĐỀ KIỂM TRA HÓA 9 (đề 1)
I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Khoanh tròn vào một trong các chữ cái a,b,c,d để chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Nhỏ giọt dung dịch Ba(OH)
2
lên mẩu giấy quỳ tím, màu giấy quỳ tím sẽ đổi
thành màu gì?
a. Đỏ b. Xanh c. Không màu d. Tím
Câu 2. Dung dịch có pH = 3 là dung dịch có tính:
a. Axit b. Bazơ c. Trung tính d. Lưỡng
tính
Câu 3. Dung dịch KOH tác dụng với dãy chất nào sau đây ?
a. H
2
SO
4
, CuCl
2
, SO
2
b. CuCl
2
, HCl, Cu
c. NaCl, CuO, Al d. MgCl
2
, Fe
2
O
3
, HCl
Câu 4. Sản phẩm của phản ứng phân huỷ Fe(OH)
3
bởi nhiệt là :

a. FeO và H
2
O b. FeO và H
2
c. Fe
2
O
3
và H
2
d. Fe
2
O
3
và H
2
O
Câu 5. Cho dung dịch AgNO
3
tác dụng với dung dịch axit HCl một trong những sản
phẩm của phản ứng là:
a. H
2
O b. AgCl c. NaOH d. H
2
Câu 6. Cho dung dịch BaCl
2
tác dụng với dung dịch Na
2
SO

4
có hiện tượng :
a. Xuất hiện chất kết tủa màu trắng b. Không có hiện tượng gì.
c. Xuất hiện chất kết tủa màu xanh. d. Có kết tủa màu đỏ
Câu 7. Cặp chất có phản ứng với nhau là
a. NaOH và NaCl . b. H
2
SO
4
và BaCl
2
c. NaCl và Mg(NO
3
)
2
. d. NaCl và Cu(NO
3
)
2
.
Câu 8. Dãy chất nào là phân bón kép ?
a. KNO
3
, NH
4
NO
3
b. NH
4
Cl, CO(NH

2
)
2

c. KNO
3
, (NH
4
)
2
HPO
4
d. NH
4
Cl, KNO
3
Câu 9. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch là :
a. Không cần điều kiện b. Chất tham gia phản
ứng không tan.
c. Sản phẩm phải có chất không tan hoặc chất khí. d. Sản phẩm phải tan.
Câu 10. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt 2 dung dịch: AgNO
3

Ca(NO
3
)
2
?
a. NaNO
3

b. NaCl c. KNO
3
d. H
2

Câu 11. Kim loại Sắt phản ứng được với dung dịch muối nào sau đây ?
a. Al(NO
3
)
3
. b. CuCl
2
. c. MgCl
2
. d. NaCl
Câu 12. Để làm vật liệu trong xây dựng, khử độc các chất thải công nghiệp, diệt
trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật. Người ta có thể dùng chất nào sau
đây ?
a. Ca(OH)
2
b. NaOH c. CuSO
4
d.
KNO
3
II/ TỰ LUẬN: (7đ)
25

×