Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận tâm lý học lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.97 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC LAO ĐỘNG
Tên đề tài:
Phân tích động cơ làm việc của người lao
động ở các lứa tuổi khác nhau. Từ đó đề xuất
các biện pháp tạo động lực cho người lao
động phù hợp với lứa tuổi đó.
Giảng viên hướng dẫn: TS Hồng Thế Hải.
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thanh Thúy.
Lớp:22CTL.

Đà Nẵng, tháng…năm…

1


MỤC LỤC

2
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


LỜI MỞ ĐẦU

Đứng trước nền kinh tế thị trường luôn biến động với nhiều cơ hội cũng như thách thức
như hiện nay, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để biến những mối quan hệ giữa con người


với con người tạo thành nguồn lực là vũ khí đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng cũng
như có sự linh hoạt cũng như có sự linh hoạt nhất định để duy trì và phát triển hoạt động
của một doanh nghiệp. Tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực không phải là
vấn đề đơn giản, nên người lãnh đạo cần phải biết cách quản trị nguồn nhân lực thì mới
có thể phát huy hết khả năng và năng lực của người nhân viên. Trong đó, điều cần làm
nhất là khuyến khích, động viên nhân viên và có sự điều chỉnh quan tâm đến các nhóm
lao động có lứa tuổi khác nhau thì họ có thể dồn cả tâm sức vào công việc để đạt được
những kết quả tốt nhất.
Với sự cạnh tranh khắc nghiệt trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn
phát triển và tồn tại bền vững thì cần quan tâm đến các khâu sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm. Song để có thể có được sự bền vững ấy cần địi hỏi phải có những người lao động
giỏi và hăng say trong làm việc vì doanh nghiệp.Năng lực làm việc phụ thuộc vào những
kinh nghiệm, kỹ năng được huấn luyện và cải thiện năng lực làm việc thường diễn ra
chậm sau một quãng thời gian.Tuy nhiên, động lực lại khơng như vậy, nó cần thường
xuyên duy trì, điều này cần người lãnh đạo hiểu thấu đáo và ứng dụng đúng cách phù hợp
với các lứa tuổi khác nhau để đưa phương pháp tạo động lực tốt nhất.-Đó là lý do em
chọn đề tài này.
Có thể bài vẫn cịn nhiều bất cập và thơng tin có thể chưa đầy đủ nhưng em sẽ cố hết
sức đem bài làm của mình hồn thành tốt nhất có thể.
Kính mong thầy đọc và góp ý cho bài làm.Em xin chân thành cảm ơn!

3
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG TỪNG LỨA TUỔI

1.1 Khái niệm về động lực, tạo động lực:
-

Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm
việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

-

Định nghĩa chung nhất của động lực lao động sự khao khát và tự nguyện của
mỗi cá nhân nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu
của cá nhân và mục tiêu của tổ chức.

-

Tạo động lực lao động là việc vận dụng các chính sách, biện pháp, cách thức
quản lí tác động tới người lao động, tác động tới môi trường làm việc và các
mối quan hệ xung quanh nhằm làm cho người lao động có động lực làm việc,
hài lịng hơn với cơng việc.

1.2 Đặc điểm tâm lý cơ bản trong từng lứa tuổi:
1.2.1 Về sức khỏe thể chất:
1.2.1.1 Lao động trẻ:
-

Lao động trẻ thì đây là giai đoạn tuổi trẻ khỏe về cả thể chất và tinh thần. Bởi
học vừa ra trường có thể chưa vứng bận tới gia đình nhiều nhất. Nơi làm việc
có thể cho họ tham gia các hoạt động thi đấu thể thao, hay cho cơ hội đi công
tác nhằm trao dồi kinh nghiệm.

-


Nên để duy trì sức khỏe cho người lao động ở độ tuổi này cần cho họ nhiều
đãi ngộ về thể chất như việc ngủ, nghỉ cho lao động(ngủ trưa,nghỉ giữa các
giờ làm có thể dùng âm nhạc cho họ thư giản hay giải quyết nhu cầu cá
nhân), chế độ thức ăn dinh dưỡng, lịch làm việc phù hợp với từng công
việc(về việc tăng ca, giảm ca,...). Và đương nhiên cũng có đãi ngộ về khám
sức khỏe hằng năm cho họ.

1.2.1.2 Lao động trung niên:
4
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


- Đây là độ tuổi lao động về mặc sức khỏe thể chất có thể khơng cịn được như
lao động trẻ nữa nhưng họ vẫn có trong mình kinh nghiệm. Vì thế ta cần phải
cho họ một sức khỏe tốt đặt biệt là đối với tinh thần cần đãi ngộ về sức khỏe
như:
+ Đối với phụ nữ ở độ tuổi này họ đã có gia đình của riêng mình: cần
có chế độ thai sản hợp lý, giờ nghỉ trưa của họ có thể dài hơn hoặc cho họ
một khoảng thời gian để họ có thể về với con nhỏ( cả trong trường hợp có
người trơng non hộ), giờ giấc làm việc cần điều chỉnh hợp lý hạn chế tăng ca,
khám sức khỏe định kì.
+ Đối với đàn ơng cần: cũng cần có các được khám sức khỏe định kì,
thời gian nghỉ hay có phân cơng ngày nghỉ hợp lý để hồi phục sức khỏe.
1.2.1.3 Lao động cao tuổi:
- Đây là độ tuổi cần có đãi ngộ sức khỏe nhiều nhất, nên có các sự quan tâm
cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho họ.
1.2.2 Về nhu cầu, nguyện vọng, đời sống:
1.2.2.1 Lao động trẻ:

- Độ tuổi này vừa mới ra trường cần có nhiều kinh nghiệm, có thể họ đưa
ra các thực nghiệm cần được sự đóng góp và khuyết khích. Đưa cho họ
những dự án hay công tác cần tạo cho họ các điều kiện thăng chức, nâng
lương,...
1.2.2.2 Lao động trung niên:
- Lao động trung niên nằm ở độ tuổi hầu hết họ điều có gia đình nên điều
thiết yếu để đáp ứng được nhu cầu cho họ là vấn đề lương thưởng phù
hợp, cả cơ hội thăng chức. Đó là điều mà các nhà lãnh đạo cần quan tâm
bởi nó là việc giúp họ có thể bớt lo lắng và chăm lo tốt cho gia đình
mình. Từ đó sẽ khơng bị việc cá nhân họ mà ảnh hưởng đến công việc,
thoải mái tinh thần giúp việc sáng tạo và đưa ra ý tưởng có thể đạt hiểu
quả tốt nhất ( bởi đây là độ tuổi đã có kinh nghiệm làm việc nên sai sót
sẽ ít xảy ra nếu xảy ra họ sẽ biết được chắc hơn trong việc đưa ra hướng
giải quyết).
1.2.2.3 Lao động cao tuổi:
- Đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng về mặc sức khỏe có phần
khơng tốt nhất trong ba độ tuổi lao động. Nhà lãnh đạo có thể sắp xếp
cho họ các việc trong hỗ trợ cho những lao động trẻ để phần nào giúp họ
có được kinh nghiệm khi học tập, làm việc chung với người ở độ tuổi
5
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


này. Thơng qua điều đó có thể việc chỉ dẫn, làm việc chung họ sẽ hiểu và
cũng như ‘trẻ hóa’ ra khi dần tiếp xúc với công nghệ số, cách sống của
người trẻ hơn-kéo gần khoảng cách thế hệ.
1.3 Động cơ thúc đẩy:
- Động cơ thúc đẩy là thuật ngữ chung áp dụng cho toàn bộ các xu hướng, mơ
ước, nhu cầu, nguyện vọng và những thôi thức tương tự. Chúng ta có thể xem

xét động cơ thức đẩy như là một phản ứng nối tiếp: bắt đầu từ sự cảm thấy có
nhu cầu dẫn đến những mong muốn và các mục tiêu cần tìm đưa tới trạng thái
căng thẳng thôi thúc và tiếp dẫn đến hành động để đạt được mục tiêu và cuối
cùng thỏa mãn được điều mong muốn.[3]
- Nhu cầu về lương và các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu
thi đua, thưởng các chuyến tham quan,du lịch, thưởng sáng kiến...
- Mong muốn làm việc trong môi trường điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo
cơng việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng đối với nhân viên.
- Người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội
để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí,...
- Người lao động cần được tôn trọng về các giá trị của con người. Người lao
động cần được cung cấp thơng tin phản hồi, đề bạt vào những vị trí công việc
mới cao hơn.
- Mong muốn những cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời,
người lao động cần được khuyến khích tham gia vào q trình cải tiến trong
doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự phát triển nghề
nghiệp.[4]
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC PHÙ HỢP VỚI TỪNG
LỨA TUỔI.
3.1 Lao động trẻ:
* Tạo cơ hội cho họ thể hiện bản thân:
-Cần tạo ra môi trường làm việc mở cửa cho họ thể hiện quan điểm
và ý tưởng của mình.Để thực hiện ta có thể thơng qua các buổi họp
thảo luận hoặc phiên họp nhóm. Chúng ta có thể khuyến khích họ
tham gia bằng cách hỏi ý kiến của họ về các vấn đề hoặc dự án đang
triển khai.Đảm bảo rằng họ có khơng gian để chia sẻ quan điểm và
đóng góp ý kiến, và đảm bảo rằng những ý kiến này được lắng nghe
và đánh giá cao.
6
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy

MSV:3200222082


* Tạo cơ hội học hỏi:
Để tạo động lực cho người lao động trẻ, ta cần cung cấp cơ hội học
hỏi và phát triển trong môi trường công việc.Chúng ta có thể tổ chức
các buổi hội thảo, lớp học hoặc khóa đào tạo về các kỹ năng mới,
kiến thức chuyên môn hoặc phát triển cá nhân. Điều này giúp họ
không chỉ nâng cao kiến thức mà còn phát triển khả năng làm việc và
thăng tiến trong sự nghiệp.
* Khuyến khích sự tương tác xã hội:
Thực hiện thông qua việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội
nội bộ hoặc diễn đàn trực tuyến cho nhân viên. Tạo ra các nhóm thảo
luận hoặc diễn đàn thảo luận về vấn đề công việc, chia sẻ kiến thức
và kinh nghiệm, giúp nhau giải quyết các thách thức.
- Khuyến khích tư duy sáng tạo, tạo môi trường làm việc linh hoạt, định
rõ mục tiêu công việc.[5]
3.2 Lao động trung tuổi:
Người lao động ở độ tuổi này thường đối mặt với nhiều áp lực từ cả gia đình
và nghề nghiệp nên ta có thể đánh vào tâm lý này của họ.Từ việc đó đưa ra các
biện pháp như :
 Phát triển cơ hội nghề nghiệp: Cung cấp cơ hội thăng tiến và phát triển
nghề để họ có thể cảm thấy họ đạng có tiến bộ trong sự nghiệp của
mình.
 Tạo mơi trường làm việc linh hoạt: Cho phép làm việc từ xa hoặc có
chế độ làm việc linh hoạt giúp họ cân bằng giữa cơng việc và cuộc
sống gia đình.Cung cấp các chương trình làm việc nghỉ trưa hoặc giảm
giờ làm việc cho người có trách nhiệm gia đình.
 Chăm sóc gia đình và tạo sự cân bằng:Hỗ trợ các chương trình hỗ trợ
gia đình, chẳng hạn như chăm sóc trẻ em hoặc hỗ trợ giáo dục.Đảm

bảo rằng chính sách cơng ty hỗ trợ sự cân bằng giữa cơng việc và cuộc
sống gia đình....

3.3 Lao động cao tuổi:
7
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


Ở độ tuổi này vấn đề sức khỏe cần được chú trọng như: Cung cấp các
chương trình hỗ trợ sức khỏe và phúc lợi, hỗ trợ chương trình thể dục và giảm
căng thẳng để duy trì sức khỏe tăng cường năng suất.
Ngồi ra người lao động tuổi này đã có cho mình nhiều kinh nghiệm ta có
thể tạo cho họ cơ hội lãnh đạo và Mentorship để có thể chia sẻ đc kiến thức và
kinh nghiệm của họ với thế hệ trẻ.Tạo cơ hội lãnh đạo cho họ thể hiện sự lãnh
đạo thông qua các dự án và nhiệm vụ đặc biệt.
Và trên hết ta cần có sự tơn trọng và đánh giá cao đóng góp của họ vào tổ
chức.
3.4. Các biện pháp tạo động lực khác:














Khen ngợi nhân viên về hiệu quả làm việc tốt, dù họ chỉ mới làm được
một nửa.
Nếu cấp dưới trở nên buồn chán với cơng việc hiện tại, hãy giúp họ
tìm ra các lối đi mới, hướng đến một sự thỏa mãn cao hơn. Nếu có thể,
hãy cân nhắc việc thăng chức họ dựa trên những cấp bậc thành tựu đã
đạt được.
Nói rõ những mong đợi của bạn về các kết quả công việc.
Đảm bảo rằng công việc thường nhật của nhân viên gắn liền với nhiều
nhiệm vụ khác nhau.
Làm cho mọi nhân viên thấy được tác động công việc của từng người
đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp hoặc phần việc của những
người xung quanh.
Cho nhân viên một cảm giác rằng phận sự của họ ý nghĩa ra sao.
Luôn luôn đưa ra ý kiến phản hồi và nhận xét cho nhân viên, cả tích
cực lẫn tiêu cực.
Cho phép một cấp độ tự quản vừa phải đối với nhân viên dựa trên
những thành tựu họ đạt được.
Gia tăng cả chiều rộng lẫn chiều sâu đối với công việc mà người nhân
viên đang làm.
Mang đến cho mọi nhân viên các cơ hội thành công ngang nhau[6]

8
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


KẾT LUẬN


Trong q trình nghiên cứu và phân tích động cơ làm việc của người lao động ở các lứa
tuổi khác nhau, chúng ta đã nhận thức được sự đa dạng và phức tạp của yếu tố tác động
đến sự hiệu quả lao động. Từ việc tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm tâm lý, và các biện
pháp tạo động lực làm việc mà từ đó cho thấy việc mỗi nhóm tuổi phải đối mặt khá là
khác nhau,
Ở nhóm tuổi trẻ, chúng ta nhận thấy rằng sự năng động, mong muốn chứng tỏ bản thân,
và khao khát học hỏi đóng vai trị quan trọng trong việc tạo động lực. Cơng ty có thể tận
dụng những cơ hội đào tạo, thăng tiến nhanh chóng, và mơi trường làm việc tích cực để
kích thích sự ham học và sự sáng tạo của họ.
Ngược lại, ở nhóm tuổi trung niên, sự ổn định nghề nghiệp và mối quan tâm về an sinh xã
hội thường trở thành ưu tiên hàng đầu. Do đó, các biện pháp tạo động lực nên tập trung
vào cơ hội phát triển sự chuyên sâu trong lĩnh vực nghề nghiệp, cũng như chính sách
phúc lợi như bảo hiểm và lịch làm việc linh hoạt để đáp ứng nhu cầu cá nhân và gia đình.
Ở nhóm tuổi già, chúng ta thấy xuất hiện nhu cầu về sự công bằng, đánh giá cơng lao
cơng bằng và có ý nghĩa. Các chính sách thưởng thức cơng bằng, chương trình nghỉ hưu
linh hoạt, và khả năng chia sẻ kinh nghiệm có thể là những biện pháp tạo động lực hiệu
quả.
Để tạo động lực hiệu quả cho người lao động ở mọi lứa tuổi, doanh nghiệp cần hiểu rõ
đặc điểm và động lực cơ bản của từng nhóm. Kế hoạch tạo động lực linh hoạt và cá nhân
hóa có thể giúp tối ưu hóa sức lao động và tăng cường sự hài lòng và cam kết từ phía
người lao động. Đồng thời, việc xây dựng mơi trường làm việc tích cực và hỗ trợ cũng
đóng vai trị quan trọng trong q trình này, tạo nên một cộng đồng lao động mạnh mẽ và
bền vững.

9
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


10

Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC LAO
ĐỘNG
Tên đề tài:
Phân tích vấn đề vệ sinh mơi trường trong
lao động.

Giảng viên hướng dẫn: TS Hoàng Thế Hải.
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Thanh Thúy.
Lớp:22CTL.

Đà Nẵng, tháng…năm…

11
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


MỤC LỤC

12
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy

MSV:3200222082


LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh ngày càng gia tăng của cuộc sống công nghiệp, vấn đề vệ sinh môi trường
trong lao động trở thành một điểm đen đầy thách thức đối với sự phát triển bền vững.
Hiện nay, người ta thường may chú ý đến an toàn lao động, mà thường bỏ qua các vấn đề
về vệ sinh môi trường. Môi trường làm việc sạch không chỉ tốt giúp cho sức khỏe được
tăng cường mà còn giảm nguy cơ tai nạn và nâng cao được chất lượng làm việc.
Cùng với sự gia tăng sản xuất công nghiệp, nên việc ô nhiễm mơi trường ln trở thành
đề tài nổi bật.Các hóa chất, khói, bụi, tiếng ồn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, từ các
bệnh đường hô hấp đến tác động lâu dài với hệ thần kinh.Như với môi trường làm việc
hiện nay của nước ta việc bảo hộ cho người lao động khi làm ở môi trường độc hại còn
chưa chuyên nghiệp.
Để đưa ra các cách giải quyết thì ta cần sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cộng đồng, các
chính sách và tiêu chuẩn nghiêm túc, cịn cần sự nhận thức từ cộng đồng để có thể đóng
vai trị quyết định trong việc xây dựng mơi trường làm việc lành mạnh, bền vững.
Và đó là lý do em chọn đề tài này với hy vọng một phần nào đó tới cái nhìn về vấn đề vệ
sinh mơi trường trong lao động qua các khái niệm, các yếu tố, và những ảnh hưởng để
đưa ra hướng giải quyết cho việc xây dựng mơi trường làm việc tích cực và bền vững
trong hiện nay.
Trân trọng!

13
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG TRONG LAO ĐỘNG.
1.1 Khái niệm:
Vệ sinh lao động là các biện pháp đảm bảo môi trường làm việc, bảo vệ tính
mạng, sức khoẻ cho người lao động và giữ vệ sinh môi trường chung.[7]
1.2 Các loại yếu tố:
Các yếu tố vệ sinh môi trường lao động bao gồm yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ
ẩm, tốc độ gió), vật lý (bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, rung, phóng xạ, điện từ
trường), bụi, hóa học, vi sinh vật gây bệnh, tâm sinh lý lao động và éc-gô-nô-mi,
và các yếu tố khác trong môi trường lao động.[8]
1.3 Yếu tố ảnh hưởng:
1.3.1 Sức khỏe của người lao động:
 Bệnh nghề nghiệp: môi trường làm việc ô nhiễm sẽ gây nên các
bệnh có vấn đề về hơ hấp đến các bệnh liên quan đến tiếp xúc hóa
chất độc hại.
 Bệnh tâm thần: môi trường làm việc không lành mạnh, đặc biệt là
nơi có áp lực cơng việc lớn, khơng gian làm việc tệ, góp phần vào
sự xuất hiện các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, lo âu,...
1.3.2 Hiệu suất lao động:
 Tăng cường năng suất: nơi làm việc khơng sạch sẽ, an tồn thường
đi kèm với năng suất giảm vì thiếu tập trung dễ xảy ra rủi ro về an
toàn lao động.
1.3.3 Chất lượng cuộc sống:
 Ảnh hưởng đến đời sống gia đình: làm việc lâu dần trong môi
trường độc hại sức khỏe người lao động sẽ ngày càng kém dẫn đến
cuộc sống gia đình có nhiều bấp bênh hơn.
 Chất lượng môi trường xã hội: không chỉ người lao động làm việc
trong môi trường không lành mạnh bị ảnh hưởng mà cịn những
người bên ngồi hay sống gần khu vực làm việc ấy cũng chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng.

1.3.4 Tăng chi phí cho hệ thống y tế:
Môi trường lao động ô nhiễm sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe cần điều
trị làm cho chi phí y tế tăng để trị cho các bệnh nghề nghiệp và các vấn
đề sức khỏe liên quan.

14
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082


CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG .
2.1 Biện pháp cải thiện:
- Phân loại và xử lý rác thải:
+ Thiết lập hệ thống phân loại rõ ràng cho chất thải giảm tránh rủi ro ô
nhiễm
+Áp dụng tái chế và xử lý chất thải an toàn
-

-

-

-

Cung cấp thiết bị bảo hộ:
Đảm bảo thiết bị bảo bộ đầy đủ, phù hợp cho từng người lao động tùy
theo công việc của họ.Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị bảo
hộ.
Tổ chức các khóa huấn luyện an tồn với mỗi cá nhân phù hợp với môi
trường làm việc của họ và đưa ra vài giải pháp phòng ngừa nhằm đảm

bảo an toàn lao động.
Thường xuyên làm sạch khu vực làm việc để ngăn sự phát tán bụi và
đảm bảo khơng khí sạch cho người lao động ( lọc khơng khí).
Đưa ra các quy định để đảm bảo vệ sinh mơi trường làm việc.Phát triển
và xây dựng chính sách vệ sinh, an tồn lao động.Từ đó, có thể đánh
giá hiệu suất thực hiện chính sách.
Tạo mơi trường làm việc tích cực và hỗ trợ nhân viên trong quá trình
duy trì lối sống lành mạnh – thúc đẩy tinh thần khỏe mạnh.
Tạo điều kiện cho nhân viên để họ có thể đưa ra đề xuất các giải pháp
cải thiện về vệ sinh mơi trường lao động. Và cần có sự tơn trọng ý kiến
đóng góp của nhân viên.

2.2 Áp dụng:
Ngành cơng nghiệp hóa chất đã dần đảm bảo được trang thiết bị, có sự kiểm tra
và bảo dưởng đồ bảo hộ cho cá nhân phù hợp với môi trường lao động. Hiện nay,
việc thắt chặt vấn đề nước thải được thải ra của các nhà máy đã dần được tăng lên
làm giảm đi được chất hóa học thải ra mơi trường dù chưa được hiệu quả lắm. Việc
giáo dục càng được nâng cao đã phần nào giúp cho việc đưa ra các cách làm tốt cho
mơi trường hơn. Từ đó tổ chức, đưa ra các khóa huấn luyện nâng cao nhận thức bên
cạnh đó ta khơng chỉ học hỏi trong nước mà cịn ra nước ngồi để đưa ra giải pháp
phù hợp với từng công việc trong ngành. Đi dần với tiến bộ khoa học kĩ thuật đã áp
dụng công nghệ xanh trong quy trình sản xuất nhằm giảm lượng chất thải và tiêu
thụ năng lương bên ngoài.Sử dụng hiệu quả và đã có các quy trình đảm bảo sạch sẽ
giảm tác động xấu đến môi trường.

15
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082



NỘI DUNG
16
Họ và tên: Nguyễn Thanh Thúy
MSV:3200222082



×