Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học vấn đế của NHU cầu TRONG NHÂN CÁCH, ý NGHĨA của nó đối với HOẠT ĐỘNG của con NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.68 KB, 20 trang )

1
VẤN ĐỀ NHU CẦU TRONG NHÂN CÁCH
Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI
Trong những thập niên gần đây vấn đề nhu cầu đang được nhiều ngành
khoa học quan tâm nghiên cứu, bởi vai trò to lớn của nó đối với việc thúc đẩy
hoạt động của con người. Trước đây khi khoa học tâm lý học chưa phát triển
người ta cho rằng nhu cầu không liên quan đến động cơ hoạt động của con

người. Ngày nay khoa học đã khẳng định rằng, ngoài các chức năng định
hướng, nhu cầu còn được coi là nguồn năng lượng thúc đẩy các hoạt động
của con người. Trong tâm lý học nhu cầu được gọi là phạm trù xuất phát
để nghiên cứu các vấn đề về hoạt động của con người. Vì vậy, muốn
nghiên cứu động lực thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người,
chúng ta phải tìm hiểu vấn đề nhu cầu của họ.
Lịch sử phát triển của tâm lý học thế giới cho đến ngày nay là lịch
sử đấu tranh của các trường phái tâm lý học để giải quyết nhiều vấn đề về
con người trong đó có quan niệm về vấn đề nhu cầu. Thơng qua những
cuộc đấu tranh đó mà vấn đề nhu cầu nhu cầu ngày càng được phát triển
phong phú, đa dạng. Nhìn lại những quan niệm của các trường phái tâm lý
học về vấn đề nhu cầu chúng ta thấy:
Trước sự khủng hoảng của tâm lý học duy tâm nội quan, một
trường phái tâm lý học mới nằm trong tâm lý học khách quan ra đời, đó là
tâm lý học hành vi, đại biểu là J. Watson (1878 – 1958). Các nhà tâm lý học
hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả giảng giải trạng thái tâm lý ý
thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người. Theo các nhà hành vi thì
hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của
mơi. Nghĩa là khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể, thì cơ thể sẽ
tạo ra một phản ứng đáp lại. Vì vậy, mọi hành vi do cơ thể tạo ra đều do kích
thích tác động từ bên ngồi vào và có thể biểu đạt theo công thức S R ( S là



2
kích thích – R là phản ứng). Như vậy chủ nghĩa hành vi đã không xét đến yếu
tố tâm lý ẩn dấu đằng sau thúc đẩy những hoạt động của con người, khơng xét
đến tính tích cực, tính chủ thể của từng con người sống thực, tức là họ bỏ qua
yếu tố nhu cầu của từng con người cụ thể, đánh đồng cơ chế hoạt động của
con người với cơ chế hoạt động của máy móc.
Trong số các nhà hành vi học có William McDougall (1871 – 1938),
Ơng cho rằng: trong các loại hành vi của con người có một loại hành vi gọi là
hành vi hữu đích. Loại hành vi này khơng cần phải được khởi động bởi một
kích thích đã biết trước, mà nó được xuất phát từ nhu cầu bản năng trong cơ
thể, nó có thể được thay đổi khi gặp trở ngại để đạt được mục tiêu của con
người. Quan điểm này của William McDougall có sự tương đồng với quan
điểm của phân tâm học. Với cách lập luận như vậy các tác giả của chủ nghĩa
hành vi đã không lý giải được rất nhiều trường hợp xảy ra trong thực tiễn
cuộc sống và các hoạt động của con người trong xã hội. Chẳng hạn cùng một
kích thích như nhau nhưng phản ứng thu được ở mỗi người lại khác nhau
hoặc cùng một kích thích nhưng ở các hoàn cảnh khác nhau cũng cho các
phản ứng khác nhau. Để sửa chữa những sai lầm của J. Watson, E. Tolman
(1886 – 1959) là người khởi xướng chủ nghĩa hành vi mới đã nghiên cứu vấn
đề mà chủ nghĩa hành vi cổ điển bỏ qua, tức là nghiên cứu xem có cái gì xảy
ra giữa S và R. Họ lý giải rằng, ở khoảng giữa này có các yếu tố trung gian,
các yếu tố này can thiệp vào quá trình tạo ra phản ứng (R). Năm 1932, E.
Tolman đã đưa ra quan niệm: Ở con người và động vật đều có nhiều loại ham
thích cần được thoả mãn. Loại ham thích thứ nhất thúc đẩy những hành vi
nhằm thoả mãn những nhu cầu bản năng sinh vật của con người (ăn, ngủ, bảo
vệ…); cịn loại ham thích thứ hai là những kích thích sinh ra từ hồn cảnh xã
hội (như tính tị mị, tính bắt trước, lịng tự trọng…).


3

Năm 1951, Ông sửa đổi lại hệ thống các nhu cầu và phân chia chúng
thành ba loại: Loại thứ nhất là nhu cầu muốn thoả mãn sự đói khát, nhu cầu
tình dục, nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu tránh sự đau đớn…
Loại nhu cầu thứ hai có quan hệ với xã hội bao gồm tính bầy đàn (ở
động vật) hay tính cộng đồng (ở người), nhu cầu về sự phụ thuộc, tính thống
trị, tính phục tùng…
Loại thứ ba là những nhu cầu riêng chẳng hạn nhu cầu cho và nhận của
mỗi cá nhân
Như vậy, tuy đã đi sâu nghiên cứu và phân chia nhu cầu thành nhiều
loại khác nhau, nhưng E. Tolman vẫn thiên về quan điểm sinh vật, đề cao các
nhu cầu sinh vật bản năng, coi nhẹ vai trò của yếu tố xã hội đến sự phát triển
tâm lý con người và coi nhẹ nhu cầu xã hội của họ.
Khác với tâm lý học hành vi, phân tâm học mà đại biểu là S. Freud (1856 –
1939) thì cho rằng, trong cấu trúc nhân cách con người bao gồm có ba khối: là
“cái nó”, “cái tơi” và “cái siêu tôi” hoặc khối “vô thức”, “tiềm thức” và “ý thức”.
Tương ứng với ba khối đó là ba con người trong một con người (con người trung
tính, con người hiện thực và con người xã hội). Các khối này hoạt động theo
nguyên tắc: thoả mãn, kiểm duyệt và chèn ép. Xu hướng chung là khối dưới muốn
vươn lên thoả mãn những nhu cầu của mình, nhưng phải chịu sự kiểm duyệt, chèn
ép của khối trên. Các nhà phân tâm học nhấn mạnh các nhu cầu tự nhiên có nguồn
gốc xuất phát từ bản năng tính dục (libiđơ), coi đó là động lực chủ đạo thúc đẩy
con người hoạt động trong mọi lĩnh vực. Khi con người được thoả mãn các nhu
cầu này thì họ sẽ thăng hoa, sáng tạo và hoạt động đạt hiệu quả cao. Mọi nhu cầu
xã hội khác chẳng qua chỉ là sự biến thể của nhu cầu tự nhiên, chúng vẫn có
nguồn gốc từ nhu cầu tự nhiên, là bản năng tính dục. Theo thuyết này, mọi nhu
cầu của con người nhất là nhu cầu tính dục đều cần phải được thoả mãn bằng cách
này hay cách khác, chí ít là trong giấc mơ. Chỉ có như vậy con người mới lấy lại
được sự cân bằng cần thiết cho sự tồn tại của mình. Nếu nhu cầu tính dục khơng



4
được thoả mãn, sẽ là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh tâm thần ở con người,
cần phải điều trị theo các phương pháp của phân tâm học.
Kế tục tư tưởng của S. Freud, A. Adler (1870 – 1937) không coi bản
năng tính dục là động lực chính thúc đẩy mọi hoạt động của con người. Ông
cho rằng động lực cơ bản của hành vi con người quyết định mục đích cũng
như con đường của hoạt động là ý chí quyền lực, ý chí hùng mạnh. Như vậy,
ơng đã thay nhu cầu tính dục trong quan niệm của S. Freud bằng khái niệm ý
chí quyền lực. Nhưng về thực chất ông vẫn lý giải nguồn gốc của hành vi con
người được xuất phát từ một lực lượng bản năng, nhưng với một hình thức
khác. Như vậy, dù theo quan niệm sinh vật hố hay xã hội hố thì các quan
niệm cơ bản của phân tâm học về bản chất vẫn chỉ là một. Bởi vì, khi xét đến
vấn đề con người thì những người theo phân tâm học vẫn ln đứng trên quan
điểm sinh vật cực đoan, tuyệt đối hoá bản năng tính dục.
Kế thừa tư tưởng của các nhà tâm lý học đi trước, những năm đầu thế
kỷ XX, K. Lewin (1890 – 1947) một đại biểu của tâm lý học cấu trúc đã
quan tâm đến khái niệm “nhu cầu”. Ông cho rằng, từ hoạt động tâm lý
thực tế, con người khơng chỉ có nhu cầu giản đơn của cơ thể, mà cịn có
các nhu cầu xã hội nữa. Theo K. Lewin thì kể cả những ý đồ hay còn gọi
là dự định cũng là một dạng của nhu cầu. Những ý đồ xuất hiện gây ra
trạng thái căng thẳng, trạng thái này thúc đẩy con người hoạt động nhằm

thực hiện những ý đồ và làm dịu đi sự căng thẳng. K. Lewin còn
khẳng định, trạng thái căng thẳng có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động tâm
lý và nó là nhân tố dẫn đến sự thay đổi tính tích cực hoạt động của con
người. Mặt khác, ơng đưa ra khái niệm “trường tâm lý” và khái niệm
“không gian sống”. Trong đó, tâm lý và hành vi người được quyết định
bởi sự tác động tương hỗ giữa nhu cầu nội tại của chủ thể với môi trường
xung quanh. Khi nhu cầu của con người không được thoả mãn sẽ tạo ra
sự căng thẳng trong môi trường sống, và hành vi của con người sẽ được



5
quy định bởi nhu cầu nội tại của họ và tác dụng của môi trường xung
quanh. Theo K. Lewin, không phải lúc nào con người cũng ý thức được
không gian sống, nhưng điều quan trọng trong không gian sống là mục
đích con người tìm đến (mang tiêu trị dương), hoặc xa lánh nó (mang tiêu
trị âm). Những tiêu trị dương nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân,
giúp con người thoải mái hơn, những tiêu trị âm có thể dùng cho những
hoàn cảnh đặc biệt mà người ta khơng muốn. Ơng cho rằng, yếu tố quyết
định nhất đến hành vi con người vẫn là sức căng của trường lực nội tại,
tức là nhu cầu nội tại của cơ thể. Từ cách lập luận, lý giải trên, ông đưa ra
cơng thức: B = f(P.E)
Trong đó: B là hành vi
f là hàm số
P là nhân cách (có nhu cầu cá nhân)
E là hồn cảnh khách quan
Xét theo cơng thức này thì hành vi của con người sẽ tỉ lệ thuận với nhu
cầu của cá nhân. Nghĩa là tính tích cực hoạt động của cá nhân nào đó, phụ
thuộc vào nhu cầu của họ, nếu nhu cầu càng lớn thì họ càng tích cực hoạt động
và ngược lại. Vì vậy khi nghiên cứu hoạt động của con người không thể bỏ qua
việc phân tích nhu cầu của họ. Những quan niệm về “trường tâm lý” và “không
gian sống” của K. Lewin đã thể hiện một phương pháp mới đối với việc mơ tả,
giải thích hành vi hiện thực của nhân cách. Đồng thời ông đã khám phá ra mối
quan hệ giữa động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân với hoàn cảnh, nhu
cầu và nguyện vọng của con người. Tuy nhiên, nếu theo lý luận của ơng, thì
người ta không thể biết được cấu trúc không gian sống của một con người cụ
thể. Vì trên thực tế hồn cảnh sống của con người luôn thay đổi, không gian
sống của họ cũng khơng ổn định. Do đó, nếu chỉ dựa vào khơng gian sống thì
rất khó xác định được nhân cách và nhu cầu của con người.



6
Cũng trong giai đoạn này, Maslow (1908 - 1970) nhà tâm lý học
người Mỹ đã nghiên cứu các quan niệm về nhu cầu của các nhà tâm lý học
trước đó để đưa ra học thuyết nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu của con người
có sự phát triển từ thấp đến cao theo một chuỗi liên tiếp như một chiếc thang,
gồm 5 tầng bậc khác nhau.
Tầng 1: Là nhu cầu sinh lý bản năng của con người, là loại nhu cầu
nguyên thuỷ, lâu dài nhất, cơ bản nhất, sơ cấp nhất và cũng rộng rãi nhất của
con người như ăn, mặc, ở, đi lại…nhu cầu này nhằm duy trì sự tồn tại và phát
triển của mỗi cá nhân. Đây là nhu cầu bắt buộc không thể thiếu, khi nhu cầu
này chưa thoả mãn thì nó chưa tạo thành động lực thúc đẩy con người hoạt
động và chưa đòi hỏi những nhu cầu khác.
Tầng 2: Nhu cầu về an ninh, an toàn. Là mong muốn của con người
được sống và làm việc trong mơi trường khơng có sự nguy hiểm về tính mạng
và tài sản, có lợi cho sự phát triển lành mạnh của họ. Khi nhu cầu này được
thoả mãn con người sẽ yên tâm hoạt động.
Tầng 3: Là nhu cầu xã hội. Mỗi người dù sống trong môi trường, hoàn
cảnh xã hội nào họ cũng là một thành viên của một giai cấp, một dân tộc hay
một cộng đồng xã hội nhất định. Do đó họ ln xuất hiện nhu cầu được giao
tiếp với những người xung quanh, nhu cầu được người khác thừa nhận tin
tưởng và yêu thương. Đây là loại nhu cầu xuất hiện muộn hơn so với hai loại
nhu cầu trước, nhưng nó rất phong phú, tế nhị và phức tạp.
Tầng 4: Là nhu cầu được tơn trọng. Bởi vì con người ln ln sống
trong tập thể, trong xã hội nên họ có nhu cầu được người khác tôn trọng và
bản thân họ cũng xuất hiện lòng tự trọng. Họ cần người khác đánh giá đúng
về phẩm chất năng lực và những đóng góp của mình cho tập thể, cho xã hội.
Họ tự hào về những kinh nghiệm tốt, những giá trị và những thành quả mà
mình đã đạt được. Mặt khác nhu cầu này cịn được biểu hiện ở mong muốn có

một địa vị cao trong xã hội để mọi người biết đến.


7

Tầng 5: Là nhu cầu tự hoàn thiện. Đây là bước phát triển cao nhất của nhân
cách, là sự mong muốn đạt tới chỗ cao nhất mà con người có thể đạt tới. Nhu cầu
hoàn thiện là loại nhu cầu phức tạp nhất trong bảng hệ thống thang nhu cầu của
Maslow. Loại nhu cầu này nói lên sự mong muốn thể hiện toàn bộ tiềm lực của con
người, mong muốn cá nhân trưởng thành, có cơ hội cho sự phát triển và học hỏi.
Trong 5 bậc thang về nhu cầu thì 3 nhu cầu phía dưới được coi là nhu
cầu bậc thấp của con người, còn 2 loại nhu cầu phía trên là những nhu cầu
bậc cao. Nhu cầu ở bậc cao chỉ xuất hiện khi nhu cầu ở bậc thấp đã được thoả
mãn, trường hợp nhu cầu bậc thấp chưa được thoả mãn thì nhu cầu bậc cao
nếu có xuất hiện cũng không tạo thành động lực thúc đẩy hoạt động của con

người. Từ nghiên cứu học thuyết về nhu cầu trên đây có thể khẳng định
Maslow đã có những đóng góp mới rất có giá trị cho lý thuyết về nhu cầu
trong tâm lý học. Học thuyết của ông đã làm rõ các thang nhu cầu của con
người, tuy nhiên trong thực tế nhu cầu của con người rất đa dạng và phong
phú, khơng chỉ đơn giản bó gọn trong thang nhu cầu 5 bậc mà Ông đã đề ra.
Ngồi ra, hạn chế của Ơng là coi việc con người muốn thoả mãn nhu cầu bậc
cao hơn thì phải thoả mãn những nhu cầu bậc thấp trước. Nhưng thực tiễn đời
sống của con người không phải lúc nào cũng thoả mãn nhu cầu bậc thấp mới
xuất hiện nhu cầu bậc cao, nhiều khi có thể thoả mãn những nhu cầu bậc cao
mà không nhất thiết phải thoả mãn nhu cầu bậc thấp. Chính vì điểm hạn chế
này mà sau này Maslow đã khắc phục bằng cách cho rằng, trong hành vi của
con người không phải do một nhu cầu tác động, mà do rất nhiều nhu cầu tác
động. Nhưng ông lại không làm rõ được sự tác động tổng hợp của các nhu cầu
đó đến hành vi hoạt động của con người.

Kế thừa và khắc phục những hạn chế của Maslow, Clayton Alderfer
cho rằng cùng một lúc con người theo đuổi ba nhu cầu:


8

Nhu cầu tồn tại: là những đòi hỏi tối thiểu cần được thoả mãn cho sự tồn
tại của con người, như ăn, ở, mặc, đi lại, an toàn, việc làm…Nhu cầu này tương
ứng với tầng một và hai trong thang bậc về nhu cầu theo quan niệm của Maslow
Nhu cầu quan hệ: Là những đòi hỏi cho sự tương tác qua lại giữa các
cá nhân. Vì Ơng cho rằng mỗi người đều sống trong một cộng đồng, một xã
hội nhất định. Do đó họ có nhu cầu quan hệ giao tiếp với những người xung
quanh, muốn những người xung quanh tôn trọng và thừa nhận. Nhu cầu này
tương ứng với tầng ba và một phần tầng bốn theo quan niệm của Maslow về
nhu cầu.
Nhu cầu phát triển: Là đòi hỏi bên trong của mỗi người nhằm thoả mãn
cho sự phát triển cá nhân. Đây là nhu cầu cao nhất của con người, nhờ có nhu
cầu này mà con người có động lực hồn thiện nhân cách của chính mình. Nhu
cầu này tương ứng với một phần tầng bốn và tầng năm.
Theo Clayton Alderfer thì cùng một lúc con người đều mong muốn
thoả mãn cả ba loại nhu cầu trên, và họ tìm cách thoả mãn cả ba loại nhu cầu
đó. Khi một nhu cầu nào đó trong ba nhu cầu trên bị cản trở thì con người sẽ
dồn tồn bộ lỗ lực của mình vào thoả mãn các nhu cầu khác. Quan niệm của
Ơng về nhu cầu tuy có tiến bộ so với quan niệm của Maslow nhưng vẫn cịn
có những hạn chế nhất định.
Khác với quan niệm của các nhà tâm lý học phương Tây, các triết gia
phương Đông cổ đại quan niệm về vũ trụ theo thuyết “Ngũ hành”, họ cho
rằng thế giới là do năm loại vật chất cơ bản tạo thành là: kim, mộc, thuỷ, hoả,
thổ. Sự phát triển và biến hoá của các sự vật và hiện tượng (kể cả con người)
trong tự nhiên đều là kết quả của sự vận động và kết hợp của các yêú tố đó tạo

ra. Mỗi yếu tố mang một đặc trưng và tương ứng với nó là biểu hiện của một
loại nhu cầu nhất định nào đó. Chẳng hạn, “Kim” biểu hiện cho nhu cầu an
toàn; “Mộc” chỉ sự sinh trưởng, sự phát triển vươn lên, đây là biểu hiện của
nhu cầu phát triển; “Thổ” là yếu tố có đặc tính là dưỡng hố vạn vật. Nó


9

tượng trưng cho nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người; “Thủy” là
yếu tố có tính hàn, hướng xuống, là biểu hiện nhu cầu được thừa nhận, hịa
nhập; “Hoả” là muốn nói đến sự đốt nóng, sự hướng lên trên, đây là yếu tố
biểu thị cho nhu cầu thành đạt. Theo thuyết này, nhu cầu con người là hệ quả
của sự đan xen, phát triển, kết hợp của năm yếu tố cơ bản đã nói ở trên, sự
vận động kết hợp đó tuân theo nguyên lý “tương sinh”, “tương khắc” và “chế
- hoá”. Theo hệ thống nguyên lý này thì tương sinh lâu phải có “chế”, tương
khắc lâu thì phải có “hóa”. Mục đích của “chế – hoá” là lấy một loạt nhu cầu
này để khống chế một loạt nhu cầu khác nhằm mục đích đạt được sự cân
bằng.
Như vậy, rõ ràng là thuyết “Ngũ hành” mang nét độc đáo của triết học
và tâm lý học của người phương Đông. Theo thuyết này, một nhu cầu nào đó
của con người chưa được thoả mãn, thì vẫn có thể nảy sinh ra một nhu cầu
khác. Quan điểm này xét ở một góc độ nhất định nó gần giống với thuyết nhu
cầu của Clayton Alderfer và có sự tiến bộ hơn so với lý thuyết về thang nhu
cầu của Maslow.
Các nhà tâm lý học Mác xít đứng vững trên lập trường quan điểm của
triết học Mác xít khẳng định rằng: con người là một thực thể tự nhiên, đồng
thời là một thực thể xã hội; các phẩm chất tâm lý nói chung của con người
được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp của họ. Các
nhu cầu cần được thoả mãn của con người kể cả nhu cầu sinh vật như ăn, ở,
mặc, đi lại…cũng được hình thành thơng qua hoạt động và giao tiếp của họ.

Theo Đ. N. Uznadze (1966), người sáng lập ra lý thuyết tâm thế cho
rằng nhu cầu chính là nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con người. Như
vậy khái niệm nhu cầu có thể hiểu rất rộng, nó liên quan đến tất cả những gì
cần thiết đối với cơ thể sống. Ông cho rằng, khi chủ thể hướng vào mơi
trường bên ngồi nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu trước mắt, thì trong cơ thể
xuất hiện một tâm thế nhất định và thông qua tâm thế này sẽ hướng dẫn toàn


10

bộ các hành vi tiếp theo của cơ thể. Trong những trường hợp con người đang
thực hiện hành vi thoả mãn nhu cầu mà gặp trở ngại, tức là nhu cầu chưa
được thoả mãn một cách thoả đáng thì nhu cầu sẽ xuất hiện trong ý thức của
chủ thể và có nội dung đặc biệt. Khi đó chủ thể sẽ xuất hiện cảm xúc không
được thoả mãn, tức là cảm xúc thiếu hụt, lúc này con người ở trạng thái hưng
phấn và căng thẳng. Trong khi đó từ phía khách thể ở dạng nội dung đối
tượng đã được xác định vẫn đang tiếp tục kích thích con người hành động,
làm cho nhu cầu của họ không ngừng phát triển với cường độ lớn hơn. Khi đó
con người bắt đầu hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu đó của bản thân. Đ. N.
Uznadze đã phân chia nhu cầu của con người thành hai loại: nhu cầu phục vụ
và nhu cầu lao động. Nhu cầu phục vụ là sự đòi hỏi cấp bách của bản thân
cần được thoả mãn nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của cơ thể; còn nhu
cầu lao động là nhu cầu có mục đích, có ý thức rõ ràng, là nguồn gốc thúc đẩy
con người hoạt động nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau. Ơng cịn nhấn
mạnh ở con người có những nhu cầu khác khơng liên quan tới nhu cầu tồn tại,
Ơng gọi đó là những nhu cầu cấp cao như các nhu cầu về đạo đức, thẩm mỹ,
phát triển trí tuệ… Trong q trình sống và hoạt động, con người khơng chỉ
mong muốn thoả mãn nhu cầu phục vụ một cách trực tiếp mà còn mong muốn
thoả mãn những nhu cầu cấp cao nữa. Nhưng con người có thể thoả mãn được
những nhu cầu đó hay khơng cịn do điều kiện, hồn cảnh sống, đặc biệt là sự

giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Những yếu tố này làm cho sự lựa
chọn nhu cầu và xác định tâm thế hoạt động để thoả mãn nhu cầu của mỗi cá
nhân có sự khác nhau. Đối với người này thì nhu cầu này là cấp bách, nhưng
đối với người khác sẽ khơng hẳn là như vậy. Chính điều này đã góp phần tạo
nên tính phong phú, phức tạp, nhiều vẻ về quan niệm nhu cầu trong xã hội.
Cùng nằm trong trường phái tâm lý học Mác xít, A. N. Lêơnchiev
(1903 – 1979) một trong những nhà tâm lý học vĩ đại người Nga với cách tiếp
cận nhu cầu theo hướng: Hoạt động - nhu cầu - đối tượng, cho rằng: nhu cầu


11

thực sự bao giờ cũng là nhu cầu về một “cái gì đó”. Tức là nhu cầu ln ln
có tính đối tượng. Khi phân tích sự phát triển nhu cầu Ông phát hiện ra mối
liên hệ giữa nhu cầu và đối tượng đáp ứng, Ơng coi đây chính là bước chuyển
quan trọng nhất trong việc hình thành động cơ. Theo đó, khi chủ thể ở trạng
thái có nhu cầu nhưng chưa bắt gặp đối tượng có khả năng thoả mãn thì chưa
xuất hiện động cơ thúc đẩy. Khi nhu cầu bắt gặp đối tượng nó sẽ hình thành
động cơ thúc đẩy chủ thể hoạt động chiếm lĩnh đối tượng nhằm thoả mãn nhu
cầu của chủ thể. Tuy nhiên, nếu con người khơng hoạt động thì họ khơng thể
bắt gặp đối tượng và khi đó khơng thể xuất hiện nhu cầu. Như vậy nhu cầu
chỉ xuất hiện thông qua hoạt động. Ông còn cho rằng, cuộc sống là hệ thống
các hoạt động thay thế nhau. Khi xem xét các vấn đề liên quan đến con người
về mặt bản chất, thì lúc đó sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về nhu cầu. Con người
khác xa với động vật ở chỗ con người mang bản chất xã hội – lịch sử, chính
bản chất xã hội – lịch sử là yếu tố quy định bản chất nhu cầu của con người.
Ngoài ra trong tâm lý học Mác xít cũng xuất hiện quan niệm tiếp cận nhu cầu
theo hướng: “Nhu cầu - hoạt động - nhu cầu”. A. N. Lêônchiev cho rằng quan
niệm này xuất phát từ bản thân các nhu cầu hoặc các rung cảm do chúng gây
ra, chỉ các rung cảm ấy mới giải thích tại sao con người lại đặt ra cho mình

những mục đích và tạo ra được đối tượng mới. Cách xem xét này chỉ đúng khi
xem xét con người với tư cách là một thực thể tự nhiên, mà quên đi bản chất
xã hội của con người, hoặc chỉ đúng khi xem xét chính bản thân các nhu cầu
mà tách rời nó khỏi các điều kiện vật chất, cũng như tách rời khỏi những
phương thức thoả mãn và do đó cũng tách khỏi hoạt động diễn ra sự biến hố
nhu cầu. Thực tế cho thấy khơng có bất kỳ một nhu cầu nào của con người
được thoả mãn mà không thông qua hoạt động, ngay cả bản thân nhu cầu
cũng chính là sản phẩm của hoạt động. A. N. Lêơnchiev cho rằng, tư tưởng
này khơng khoa học, nó mang màu sắc duy tâm, coi mọi nhu cầu là cái sẵn có
ở con người, nếu theo quan niệm này thì sẽ khơng thể giải thích được về


12

nguồn gốc của nhu cầu một cách thực sự thuyết phục, nhất là các nhu cầu
mang tính chất người hay còn gọi là nhu cầu bậc cao.
X. L. Rubinstêin (1889 – 1960) là nhà tâm lý học Mác xít người Nga,
Ông đã nghiên cứu nhiều vấn đề khác nhau trong tâm lý học. trong đó có lý
thuyết về nhu cầu. Ông cho rằng con người có nhu cầu sinh vật và nhu cầu xã
hội, nhưng bản chất con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội – lịch sử,
do đó, khi xem xét vấn đề nhân cách, chúng ta cần xem xét đồng thời các vấn
đề cơ bản xung quanh các mối quan hệ của con người. Ông nhấn mạnh mối
quan hệ của con người với tự nhiên và coi đó là mối quan hệ nhu cầu. Nghĩa
là con người rất cần thiết về một “cái gì đó” nằm bên ngồi cơ thể của họ.
“Cái gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu có khả năng đem lại sự thoả mãn
cho con người. Ông cũng là người đầu tiên khám phá ra quá trình nảy sinh
nhu cầu. Theo Ơng trong q trình sống con người phải ln luôn hoạt động,
nhờ hoạt động mà những nhu cầu được hình thành và địi hỏi phải được thoả
mãn những nhu cầu đó. Từ đó, ơng cho rằng sự hình thành nhu cầu cụ thể bao
giờ cũng có sự tham gia của ý thức và phải trải qua các giai đoạn cơ bản sau

đây:
Giai đoạn ý hướng: đây là giai đoạn đầu tiên của nhu cầu. Chủ thể lúc này
ở trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó. Đây là giai đoạn chủ thể chưa ý thức đầy
đủ về đối tượng và khả năng thoả mãn. Nhưng những ý hướng về nhu cầu của con
người đã có sự khác xa so với ở động vật. Ý hướng có thể được xem như là bước
đầu tiên để xuất hiện nhu cầu khi chủ thể chưa ý thức được đối tượng có khả năng
thoả mãn hay khơng thoả mãn nhu cầu. Nói cách khác, lúc này bản thân chủ thể
đang sống trong sự thiếu thốn một cái gì đó và ý thức được điều đó, nhưng chưa
thể tìm ra đối tượng và phương thức thoả mãn chúng. Khi chủ thể ý thức rất rõ về
đối tượng thoả mãn nhu cầu thì chuyển sang giai đoạn thứ hai.
Giai đoạn ý muốn: đây là giai đoạn tiếp theo trong quá trình hình thành
nhu cầu, khi chủ thể đã có sự ý thức rõ ràng về đối tượng, mục đích hoạt


13

động, nhưng chưa tìm kiếm được phương thức, điều kiện để thoả mãn nhu
cầu. Lúc này, ý muốn có liên quan đến những hoạt động rộng lớn như: mơ
ước, ý tưởng, cảm xúc…Khi ý muốn xuất hiện sẽ hình thành tính tích cực bên
trong của chủ thể thúc đẩy quá trình tìm kiếm phương thức hành động để thoả
mãn nhu cầu. Khi con đường, phương tiện thoả mãn nhu cầu đã được xác
định, thì chuyển sang giai đoạn ý định.
Giai đoạn ý định: đây là giai đoạn cao của ý thức trong nhu cầu của
con người. Ở giai đoạn này chủ thể đã xác định được mục đích, phương tiện,
điều kiện hoạt động và được ý thức một cách đầy đủ. Chủ thể ở trạng thái sẵn
sàng hành động theo một phương thức xác định. Đồng thời, sẵn sàng đón
nhận kết quả hay hậu quả do những hành động của mình mang lại.
Từ phân tích q trình hình thành, nảy sinh nhu cầu X. L. Rubinstêin
đã khẳng định: nhu cầu như là nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con
người. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, nhu cầu của con người có mạnh

mẽ đến đâu chăng nữa thì nó sẽ khơng được thoả mãn, nếu khơng được thực
thi thông qua các dạng hoạt động khác nhau của con người.
Một số nhà tâm lý học Mác xít khác như P. V. Ximônov và các đồng
nghiệp của ông khi nghiên cứu về nhu cầu đã cho rằng: nhu cầu là cốt lõi của
nhân cách. Khi nghiên cứu vấn đề nguồn năng lượng của nhu cầu các Ông đã
nhấn mạnh khả năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể phụ thuộc vào sự chuẩn bị
hành động của cá nhân, phụ thuộc vào tâm thế của chủ thể. Nó được thể hiện
ở chỗ chủ thể đã được trang bị thông tin ở mức độ nhất định về khả năng thoả
mãn nhu cầu. Thông tin này chỉ rõ mối quan hệ giữa những thơng báo với
trạng thái của cơ thể, từ đó xác định một tâm thế sẵn sàng hành động. Tâm thế
này sẽ làm giảm tính khơng xác định của hồn cảnh, và làm tăng thêm năng
lượng của nhu cầu. Nguồn năng lượng của nhu cầu không chỉ phụ thuộc vào
mức độ đạt được đối tượng của nhu cầu, mà còn phụ thuộc vào sự thoả mãn
chúng. Năng lượng nhu cầu sẽ quy định phản ứng của cảm xúc thông qua kết


14

quả hoạt động hướng tới việc thoả mãn nhu cầu. Nếu như hồn cảnh cuối
cùng khơng thuận lợi cho việc thoả mãn nhu cầu, năng lượng của nhu cầu sẽ
giảm xuống do tác động của hồn cảnh khơng xác định đang lớn mạnh.
Nhưng theo P. V. Ximônôv, nếu nhu cầu cấp bách xuất hiện mà thiếu hụt
thông tin, sẽ dẫn đến cảm xúc âm tính. Điều này làm phát triển năng lượng
của nhu cầu, mặc dù kết quả hành vi không được thuận lợi. Trong trường hợp
ngược lại, cảm xúc dương tính sẽ làm giảm tập hợp hành động. Như vậy, sự
thay đổi tập hợp các cảm xúc của năng lượng nhu cầu được quy định bởi
thông tin về khả năng thoả mãn nhu cầu và phụ thuộc vào mức độ ý nghĩa của
nhu cầu.
Cùng bàn về nhu cầu A. G. Covaliov cho rằng, nhu cầu là sự đòi hỏi tất
yếu khách quan do con người cảm thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát

triển. Nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con người. Khi phân
tích làm rõ quan điểm của mình, Ơng lập luận rằng, ở giai đoạn mới xuất hiện
nhu cầu, chủ thể đang trong trạng thái thiếu thốn một cái gì đó cần phải tìm
tịi để thoả mãn. Đến khi nhu cầu bắt gặp đối tượng nó hướng dẫn hoạt động
và trở thành động cơ thôi thúc con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu.
Ơng cho rằng q trình hình thành và phát triển nhu cầu phải tuân theo năm
nguyên tắc chung:
Một là, nhu cầu chỉ có thể nảy sinh trong quá trình tiến hành một hoạt
động cụ thể nào đó.
Hai là, nhu cầu chỉ được phát triển khi mà phương tiện thoả mãn đa
dạng, phong phú.
Ba là, nhu cầu tinh thần được hình thành khi hoạt động thoả mãn “phù
hợp”, và nó xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu.
Bốn là, điều kiện quan trọng để phát triển các nhu cầu tinh thần là
chuyển từ hoạt động nhớ lại sang hoạt động sáng tạo.


15

Năm là, nhu cầu được củng cố khi chủ thể ý thức được ý nghĩa của nó
đối với bản thân và xã hội. Mặt khác sự giáo dục và dư luận tập thể cũng có
tác động to lớn đến việc củng cố, phát triển nhu cầu của mỗi cá nhân.
Từ phân tích trên đây cho thấy, trong tâm lý học nói chung và trong
tâm lý học hiện nay vẫn cịn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu.
Trong đó các học thuyết động cơ của các nhà tâm lý học phương Tây đều đưa
ra khái niệm nhu cầu và hiểu nó như là những kích thích bên trong, là động
lực của hành vi. Nghĩa là nhu cầu chính là các kích thích tạo nên tính tích cực
của cá thể có nguồn gốc từ cõi vơ thức, từ bản năng tính dục (quan niệm của
phân tâm học). Quan niệm của thuyết hành vi lại khơng xét đến tính tích cực,
tính chủ thể của từng con người sống thực, đồng nhất cơ chế hoạt động của

con người với cơ chế hoạt động của máy móc. Như vậy, các nhà tâm lý học
phương Tây đã coi nhẹ vai trò của mặt xã hội đối với tâm lý con người nói
chung và nhu cầu nói riêng, nên họ khơng lý giải được rất nhiều trường hợp
xảy ra trong thực tiễn cuộc sống và các hoạt động của con người trong xã hội.
Khác với quan niệm của các nhà tâm lý học phương Tây, các nhà tâm
lý học Mác xít dựa trên những nguyên tắc của lý thuyết hoạt động đã đưa ra
khái niệm nhu cầu trong đó bao hàm cả nhu cầu thiết yếu và nhu cầu không
thiết yếu. Các nhà tâm lý học Mác xít mà tiêu biểu là A. N. Lêơnchiev đã
nhấn mạnh rằng bản thân nhu cầu khơng có khả năng đưa hoạt động tới sự
định hướng nhất định. Cái kích thích duy nhất, định hướng thúc đẩy con
người hoạt động chính là mặt đối tượng có thể đáp ứng của nhu cầu.
Nghiên cứu kế thừa quan niệm của các nhà tâm lý học Mác xít về nhu
cầu, một số nhà tâm lý học Việt Nam như Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: Nhu
cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và
phát triển. Cũng quan niệm về nhu cầu Trần Hữu Luyến cho rằng: Nhu cầu là
trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy không được thoả mãn về một cái gì
đó và mong được đáp ứng.


16

Kế thừa các quan niệm của các nhà tâm lý học trong nước và nước ngoài
về nhu cầu, các nhà tâm lý học quân sự Việt nam cho rằng: “Nhu cầu là trạng
thái của chủ thể, phản ánh sự cần thiết về một cái gì đó cần được thỏa mãn; là
những đòi hỏi khách quan của con người trong cuộc sống và hoạt động”1. Nhu
cầu của con người rất phong phú, bao gồm: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh
thần. Nhu cầu vật chất là những đòi hỏi khách quan phải được thỏa mãn về
các phương tiện sinh hoạt vật chất của con người. Nhu cầu tinh thần là những
đòi hỏi khách quan về chính trị- đạo đức, về nhận thức, về thẩm mỹ; nhu cầu
lao động; nhu cầu giao tiếp; nhu cầu hoạt động xã hội... Nhu cầu nảy sinh từ

mối quan hệ giữa hoàn cảnh bên ngoài với điều kiện bên trong của con người.
Nó biểu hiện sự lệ thuộc của con người vào hoàn cảnh sống cụ thể chứ không
phải nảy sinh từ ý thức hay ý chí chủ quan của con người. Nhu cầu hình
thành, lúc đầu chỉ là trạng thái thiếu thốn một cái gì đó; nó kích thích con
người tìm hiểu, nhưng chưa có phương hướng nào rõ rệt. Sau đó, chủ thể bắt
gặp đối tượng có thể thỏa mãn, nó hành động quyết đoạt lấy; lúc đó nhu cầu
trở thành động cơ trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động theo một phương
hướng rõ rệt, nhằm đạt tới đối tượng. Các nhu cầu của con người vừa mang
tính khách quan vừa mang tính chủ quan, nó được hình thành trong q trình
sống, trong hệ thống các quan hệ xã hội, dưới tác động của hoàn cảnh và giáo
dục.. Nhu cầu của mỗi người được nảy sinh khác nhau tuỳ theo vị thế xã hội
và đặc điểm riêng của cá nhân. Do đó nội dung nhu cầu của mỗi người cũng
khác nhau. Nhưng nhu cầu của con người không phải cố định mà biến đổi
theo hồn cảnh sống. Q trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu lại làm nảy
sinh nhu cầu mới. vì thế nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa
dạng. Nhu cầu là hiện tượng khách quan, nhưng thoả mãn nó bằng cách nào
lại phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, vào công tác giáo dục. Do
vậy, giáo dục nhu cầu là một trong những nhiệm vụ trung tâm của quá trình
1

Viện khoa học xã hội nhân văn, Từ điển TLHQS,Hà Nội, 2005


17

hình thành và phát triển nhân cách.
Nghiên cứu về nhu cầu, các nhà tâm lý học và tâm lý học quân sự Việt
nam chỉ ra nhu cầu có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng, nghĩa là nhu cầu khơng tự
nhiên mà có, cũng khơng phải do mong muốn chủ quan của con người. Nhu

cầu chỉ xuất hiện khi trạng thái cơ thể thiếu thốn và chủ thể bắt gặp đối tượng.
Thứ hai, Nhu cầu nào cũng có một nội dung cụ thể, nghĩa là chủ thể
chỉ ở trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó cụ thể chứ khơng phải thiếu
thốn chung chung tất cả mọi thứ. Nội dung nhu cầu chính là nội dung đối
tượng hoạt động.
Thứ ba, nhu cầu bậc thấp thường có tính chu kỳ, cịn nhu cầu bậc cao có
thể lặp lại khi có điều kiện. Nhưng cả nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao
khi lặp lại đều đòi hỏi cao hơn lần xuất hiện thứ nhất.
Thứ tư, nhu cầu con người mang bản chất xã hội - lịch sử, nghĩa là nhu
cầu đó chỉ xuất hiện ở con người còn ở động vật khơng có những nhu cầu như
vậy; bản chất xã hội lịch sử của nhu cầu còn thể hiện ở chỗ nhu cầu của con
người phát triển ngày càng cao theo sự phát triển của xã hội loài người. Nhu
cầu của con người khơng dừng lại mà nó ln ln phát triển, các nhu cầu
sáng tạo của con người ít bị bão hồ.
Trong thực tế có những nhu cầu địi hỏi và cần thiết phải đáp ứng sẽ
nảy sinh và thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người và thể hiện rõ
nét bản chất xã hội của con người; sự phát triển biến đổi nhu cầu phụ thuộc
vào sự phát triển và biến đổi của xã hội và đặc biệt là của cá nhân. Điều
này thể hiện rất rõ ở từng lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu của họ về một lĩnh
vực nào đó cũng có sự khác nhau. Hoặc khi địa vị xã hội có sự thay đổi thì
nhu cầu của con người cũng có sự thay đổi.
Từ phân tích trên đây có thể khẳng định: nhu cầu của con người có
quan hệ rất chặt chẽ với tính tích cực hoạt động của họ. Nó có thể được coi


18

là nguyên nhân của tính tích cực hoạt động. Điều này được thể hiện rất rõ
trong thực tiễn cuộc sống và hoạt động của mỗi người trên nhiều lĩnh vực.
Khi nói về nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con người, Ph. Ăngghen

đã chỉ ra rằng: “…đáng lẽ người ta phải giải thích rằng hoạt động của mình
là do nhu cầu của mình quyết định thì người ta lại quen giải thích rằng hoạt
động của mình là do tư duy của mình quyết định”. Vậy tính tích cực hoạt
động là gì? Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn chúng ta nhận
thấy, tích cực là điều kiện cần thiết để hình thành những phẩm chất nhân
cách của con người. L.X.Vưgôtxki đã cho rằng, sự phong phú của cuộc
sống nội tâm phụ thuộc vào số lượng hoạt động, nghĩa là phụ thuộc vào
tính tích cực hoạt động của con người. Ngay cả trường phái hành vi chủ
nghĩa cũng coi hệ thống các hành vi chính là chỉ số về tính tích cực của
mỗi chủ thể trong hoạt động. Như vậy có thể khẳng định: tính tích cực bao
giờ cũng là tính tích cực của một hoạt động cụ thể nào đó. Tính tích cực
nằm trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện trong những hành động
cụ thể. Ở một mức độ nhất định, người ta có thể coi tính tích cực như là
một nhu cầu đối với hoạt động. Điều này có thể thấy tính tích cực hoạt
động của con người bao giờ cũng gắn liền với nhu cầu của họ. Kết luận này
thể hiện rõ quan niệm tiếp cận nhu cầu theo hướng: Hoạt động – Nhu cầu
– Hoạt động mà các nhà tâm lý học Mác xít đã đưa ra. Có thể nói nhu cầu
chính là thành tố tâm lý tạo nên nguồn gốc, động lực tính tích cực hoạt
động của con người. Nếu khơng có nhu cầu thì sẽ khơng thể có tính tích
cực hoạt động. Khi nói nhu cầu với tư cách là nguồn gốc, động lực tính tích
cực hoạt động của con người, thì khơng chỉ thuần t những nhu cầu về mặt
sinh học và bản năng (như ăn, uống, tính dục, tự vệ…) theo quan điểm của
phân tâm học, mà còn là các nhu cầu mang tính chất người như: nhu cầu lao
động, nhu cầu học tập, nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao
tiếp…Mặt khác nhu cầu của con người là những nhu cầu có ý thức. Vì thế,


19

tính tích cực hoạt động của họ bao giờ cũng bao hàm tính chủ động, tính sáng

tạo có ý thức của chủ thể, chứ không phải chỉ là những hành vi đáp lại theo
kiểu phản ứng đơn thuần do kích thích đem lại như quan điểm của trường
phái tâm lý học hành vi.
Tóm lại, qua nghiên cứu vấn đề nhu cầu trong tâm lý học và quan hệ
của nó đối với tính tích cực hoạt động của con người chúng ta cần rút ra một
số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: nhu cầu của con người luôn mang bản chất xã hội – lịch sử
sâu sắc. Sự hình thành và thoả mãn nhu cầu luôn vận động phát triển từ thấp
đến cao. Do đó, cần phải tổ chức tốt cơng tác giáo dục làm cho những giá trị
của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của
Đảng ta và các chuẩn mực đạo đức dân tộc ln giữ vị trí chủ đạo trong đời
sống tinh thần của xã hội. Mặt khác cần giáo dục hình thành nhu cầu cống
hiến, nhu cầu lao động, thẩm mỹ lành mạnh trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ
trong điều kiện có sự tác động của nền kinh tế thị trường. Đấu tranh với quan
niệm không chịu cống hiến chỉ đòi hỏi, hưởng thụ hoặc thoả mãn những nhu
cầu không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, của đất nước. Đặc
biệt, cần kiên quyết bài trừ lối sống bng thả, những địi hỏi thoả mãn nhu
cầu thấp hèn đang tồn tại trong đời sống xã hội.
Thứ hai, nhu cầu của con người luôn gắn liền với hoạt động, là kết quả
của sự tác qua lại giữa hoàn cảnh bên ngoài với điều kiện bên trong của con
người. Do đó, để hình thành nhu cầu tích cực, lành mạnh, cần phải chủ động
tổ chức đưa con người vào hoạt động thực tiễn, thơng qua đó làm nảy sinh
nhu cầu phù hợp với yêu cầu của xã hội. Cần phải tổ chức tốt việc giáo dục,
định hướng cho con người hướng tới những nhu cầu thiết thực, gắn với sự
hình thành phát triển nhân cách con người mới đáp ứng u cầu địi hỏi của
sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.


20


Thứ ba, Để phát huy tốt tính tích cực hoạt động của con người, cần
phải quan tâm giáo dục nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt cho con người
làm cơ sở cho việc hình thành những nhu cầu đúng đắn, phù hợp. Trong điều
kiện hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chưa thể đáp ứng
đầy đủ mọi nhu cầu, nguyên vọng chính đáng của nhân dân, cho nên cần thực
hiện tốt dân chủ để mọi công dân thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của
mình, đây là điều kiện để biến nhu cầu thành tích tích cực hoạt động của con
người. Mặt khác cần quan tâm thích đáng tới việc giải quyết vấn đề lợi ích.
Bởi lợi ích chính là cái khơng tách rời nhu cầu, chỉ có lợi ích mới có thể đáp
ứng sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể hoạt động. Vì lợi ích chính là yếu tố giữ
vai trò động lực thúc đẩy hoạt động. Tuy nhiên, khi giải quyết vấn đề lợi ích
cần phải kết hợp hài hồ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội,
khơng được tuyệt đối hố bất kỳ một lợi ích nào. Trong đó, lợi ích cá nhân là
động lực trực tiếp thúc đẩy con người hoạt động, nhưng khi lợi ích cá nhân
mâu thuẫn với lợi ích xã hội thì phải đặt lợi ích xã hội lên trên. Điều này đã
được Đảng ta khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi
ích và nguyện vọng chân chính của nhân dân”2.

ĐCSVN, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 1991,
tr.5.
2



×