Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học PHẢN ỨNG cảm xúc từ góc NHÌN của tâm lý học XUYÊN văn hóa ý NGHĨA rút RA TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.61 KB, 12 trang )

PHẢN ỨNG CẢM XÚC TỪ GÓC NHÌN CỦA TÂM LÝ HỌC
XUYÊN VĂN HÓA. Ý NGHĨA RÚT RA TRONG HOẠT ĐỘNG
GIAO TIẾP
Trong cuộc sống hàng ngày, yếu tố cảm xúc đóng vai trò quan trọng,
nó chi phối gần như tất cả các hành động của con người,là trung tâm trong
việc hiểu rõ những trải nghiệm trong cuộc sống, đồng thời cung cấp nhiều
sắc thái và ý nghĩa cho giao tiếp giữa con người với con người. Vì vậy, có
những khi hành động theo cảm xúc sẽ giúp ta gặt hái thành công nhưng
cũng có khi nó lại là trở ngại trong công việc.Như vậy, các biểu lộ của phản
ứng cảm xúc ở con người có giống nhau?sự biểu hiện cảm xúc ở các nền
văn hóa khác nhau sẽ như thế nào? Trong bài thu hoạch này xin được trình
bày một số nghiên cứu cơ bản vềphản ứng cảm xúc trong tâm lý học
xuyên văn hóa và ý nghĩa rút ra trong hoạt động giao tiếp.
1. Vấn đề cảm xúc, phản ứng cảm xúc trong Tâm lý học xuyên văn
hóa.
Cảm xúc cung cấp ý nghĩa và màu sắc trong cuộc sống bằng cách báo
cho chúng ta biết về những tác nhân tích cực hay tiêu cực tác động đến
trạng thái tinh thần của bản thân. Từ cảm xúc, cho chúng ta biết về chất
lượng các mối quan hệ của mình với những người xung quanh.Tuy nhiên,
cuộc sống luôn luôn tồn tại những buồn khổ hay bi kịch và những cảm xúc
tương ứng đặt ra cho con người một khuôn khổ để thấu hiểu và trải nghiệm
nó.

1


Cảm xúc thường mang tính tạm thời mà có thể thay đổi bất ngờ bởi nó
là một cái nền phản ứng sinh lý – thần kinh, điều đó đã chuẩn bị cho con
người phản ứng với các tác nhân có thể tốt hoặc xấu. Cảm xúc của con
người bao gồm một tập hợp các phản ứng biểu cảm trên nét mặt, thay đổi
trong ngữ điệu giọng nói, sử dụng điệu bộ và những phản ứng sinh lý như


tim đập nhanh hơn, thở gấp hơn. Cảm xúc còn có các khía cạnh nhận thức
khi ta nghĩ về những ý nghĩa của những điều ta cảm nhận.
Cùng với các chức năng tâm lý khác, cảm xúc cũng đã tiến hóa bởi nó
có chức năng đối với sự sống còn và giúp con người phản ứng, nhận biết
được những điều tốt đẹp hay những đe dọa đối với cuộc sống của họ.Tuy
nhiên, thực tế là con người còn có những tiến hóa về mặt ngôn ngữ nên đã
làm cho cảm xúc của con người trở nên phức tạp hơn khác biệt với động
vật. Ngoài ra, vì con người còn có khả năng tự đánh giá về bản thân thể
hiện qua các quá trình tư duy nên con người có thể suy ngẫm về hành vi
của mình. Những cảm xúc phổ biến thường xuất hiện trong đời sống con
người như: xấu hổ, tội lỗi, buồn chán, gét bỏ… chính là kết quả của quá
trình con người suy ngẫm về bản thân.
Như vậy, bất cứ mô hình cảm xúc nào cũng bao gồm tác nhân kích
thích xảy ra trước đó có tính chất kiểm duyệt các phản ứng, những cảm xúc
tạo ra hành vi thể hiện được phản ánh bởi những thay đổi trong giọng nói
hoặc nét mặt. Do con người có năng lực đánh giá và tư duy về cảm xúc của
mình và vì vậy có thể quy gán nguyên nhân của cảm xúc là do chính mình
hoặc do người khác gây ra.

2


Cách tiếp cận của Tâm lý học xuyên văn hóa chỉ ra rằng các thành tố
của cảm xúc không biến thiên theo các nền văn hóa và vì vậy chúng được
dựa trên sự di truyền gen phổ biến với tất cả loài người. Tuy nhiên, hành vi
của con người lại rất mềm dẻo và văn hóa có thể thay đổi cả những trải
nghiệm cảm xúc chủ quan lẫn những gì được cho là hành vi biểu hiện phù
hợp. Sự phức hợp hành vi con người làm cho cách diễn đạt về cảm xúc trở
nên phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều, nhưng những cảm xúc lại có thể
quan sát được qua các biểu hiện đặc thù về mặt văn hóa. Như vậy, tính biến

thiên và tính đặc thù văn hóa trong hành vi thể hiện cảm xúc là hai mặt
không tách rời nhau.
Cảm xúc có kết nối chặt chẽ với những phản ứng sinh lý cụ thể trong
hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh tự chủ.Ekman, Levenson&Friesen
phát hiện ra rằng các cảm xúc cơ bản tạo ra những tín hiệu dễ nhận thấy và
riêng biệt trong hệ thần kinh tự chủ.Các nhà nghiên cứu khác cũng phát
hiện thấy những phản ứng có liên quan đến cảm xúc cụ thể trong hệ thần
kinh trung ương.
Các nhà nghiên cứu sinh học và khoa học thần kinh trước đây đã cố
gắng định vị tâm điểm của cảm xúc trong cấu trúc bộ não như việc tìm
kiếm những con đường cảm xúc, các cảm giác chủ quan như tức giận, buồn
bã hay hạnh phúc trong các vị trí não bộ. Từ đó, các nghiên cứu chứng
minh rằng mối quan hệ giữa cảm xúc và quá trình sinh học.
Từ những nghiên cứu trên, tựu trung lại các nhà khoa học đi đến kết
luận rằng: những cảm xúc cơ bản như: tức giận, chán ghét, buồn bã, hạnh
phúc và ngạc nhiên đã được cài đặt trong não người. Những cảm xúc cơ
3


bản này được cho là đã tiến hóa như một phần của di truyền gen và có
những đặc tính chung nhất định.
Để chứng minh rằng cảm xúc của con người mang tính phổ quát trong
các nền văn hóa. Darwin lập luận rằng con người trên khắp thế giới đều sử
dụng những biểu hiện nét mặt như nhau để truyền tải các cảm xúc của
mình. Bởi theo thuyết Darwin, biểu hiện nét mặt là một phần di truyền sinh
học của con người, mang tính thích nghi bằng cách truyền tải các thông tin
quan trọng về mặt cảm xúc. Các nghiên cứu ban đầu của Ekman và Izard
đã đi tiên phong trong phương pháp nghiên cứu về tính phổ quát của năng
lực nhận biết những biểu hiện nét mặt trong cảm xúc của con người.
Ekman đã đúc kết một loạt các bức ảnh có các biểu hiện nét mặt được cho

là biểu hiện những cảm xúc cơ bản nói chung có thể nhận biết trong tất cả
các nền văn hóa.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại phê phán các nghiên cứu về
nhận biết cảm xúc qua nét mặt dựa trên nền tảng gen di truyền.
Birdwhistell lập luận rằng các biểu hiện cảm xúc là do tập quen, do học
được trong quá trình xã hội hóa. Sau này Russell ghi nhận ý tưởng cho
rằng bản thân tính phổ quát dựa trên nền tảng về gen để lý giải các biểu
hiện nét mặt là chưa thỏa đáng và khẳng định nó không thể tách rời hoàn
toàn khỏi các hiệu ứng tác động từ văn hóa. Có nghĩa ông ủng hộ xu hướng
của Birdwhistell và đưa thêm vào yếu tố ngôn ngữ.Ông phê phán mô hình
của Ekman là ở chỗ những nghiên cứu sử dụng các bức ảnh cho chúng ta
biết rất ít về biểu hiện nét mặt diễn ra một cách tự nhiên trong các mối

4


quan hệ xã hội và nó không tính đến các bối cảnh xã hội của những cảm
xúc.
Các quan điểm trên đã không đồng thuận với nhau về nguồn cuội của
phản ứng cảm xúc trên nét mặt là do di truyền hay do quá trình học tập.
Với nghiên cứu của Matsumoto và Willingham về biểu hiện tự phát trên
nét mặt của các vận động viên bị mù bẩm sinh và những vận động viên
bình thường: Nghiên cứu thứ nhất là ông đã chụp lại biểu hiện tự phát trên
nét mặt trong lễ trao giải của 84 vận động viên có thị giác bình thường,đạt
huy chương vàng, bạc, đồng hoặc ở vị trí thứ 5 trong cuộc thi võ Judo, thế
vận hội Olympic ở Athen, Hy Lạp năm 2004 từ 35 quốc giakết quả cho
thấy không có sự khác biệt đáng kể nào trong các biểu lộ cảm xúc trên nét
mặt giữa các nền văn hóa có mặt trong hội thi. Nghiên cứu thứ hai
Matsumoto và Willingham đã kiểm tra biểu hiện nét mặt của các vận động
viên bị mù bẩm sinh và không bẩm sinh.Họ đi đến từ 23 nền văn hóa tham

dự Para Olympic ở Athen năm 2004.Các vận động viên này cũng được ghi
hình như các vận động viên có thị giác bình thường như trong nghiên cứu
thứ nhất.Qua nghiên cứu Matsumoto và Willingham, đã không tìm thấy sự
khác biệt trong biểu hiện cảm xúc trên nét mặt giữa hai nhóm mù bẩm sinh
và mù không bẩm sinh.Từ hai nghiên cứu này. Matsumoto và Willingham
đã đi đến một câu trả lời dứt khoát cho nguồn gốc của biểu hiện cảm xúc
trên nét mặt rằng: Các phản ứng cảm xúc trên nét mặt được mã hóa về mặt
di truyền, không phải do tập quen xã hội và mang tính phổ quát trong tất
cả các nền văn hóa.Sinh học là yếu tốt quyết định.

5


Như vậy có thể thấy rằng, phản ứng cảm xúc của con người có liên
quan đến nhiều thành tố khác nhau.Đó là các yếu tố thuộc về bẩm sinh và
các yếu tố thuộc về văn hóa.Từ những di sản chung mang tính chất tiến
hóa, việc con người có những cảm xúc tương đồng trong các nền văn hóa
là điều không khó hiểu. Nhưng đồng thời, văn hóa cũng tạo ra sự thay đổi
ở một số khía cạnh của cảm xúc, đặc biệt là những thành tố bị tác động của
nhận thức.
Kitayama, Shinobu và Markus đã lý giải việc văn hóa hình thành nên
đời sống cảm xúc ở chỗ các tác giả cho rằng nguồn gốc tạo nên cảm xúc
một phần là do hệ tư tưởng trong xã hội.Chính hệ tư tưởng đã quy định
nguyên tắc luật pháp, chuẩn mực xã hội và được thực thi bởi hệ thống giáo
dục.Văn hóa cũng tác động đến những hành động cụ thể liên quan đến cảm
xúc của con người.Đây là cách tiếp cận để hiểu cảm xúc bằng cách xem xét
bối cảnh cộng đồng được thể hiện trong hệ thống kinh tế, chính trị, xã
hội.Văn hóa cũng có tác động lâu dài đến những biểu hiện cảm xúc.Gần
như tất cả các xã hội đều khuyến khích việc thể hiện các cảm xúc tích cực
vốn xác định bản sắc văn hóa của xã hội. Tuy nhiên, con người là các cá

nhân, cho dù tồn tại trong xã hội mang tính a dua, trong các nền văn hóa
cộng đồng thì tính cá nhân vẫn nổi lên và tác động đến những biểu hiện
cảm xúc.
Không thể phủ nhận những nền tảng sinh học của cảm xúc ở mọi nền
văn hóa.Tuy nhiên, văn hóa ở một mức độ rất lớn quyết định cách thức trải
nghiệm cảm xúc thông qua quá trình đánh giá vốn phụ thuộc vào văn hóa
và thông qua các quy tắc biểu lộ cảm xúc trong các tình huống xã hội.
6


Từ những trình bày trên cho thấy rằng văn hóa hay di truyền hoặc tính
cá nhân, ngôn ngữ đều tác động đến những biểu hiện cảm xúc ở con người
ở tất cả các nền văn hóa. Nhưng điều chúng ta nên phân biệt và nhận thấy
đó là, vai trò tác động của các yếu tố ít hay nhiều, đậm hay nhạt trong mỗi
nền văn hóa.Vì vậy, các lý thuyết sinh học và văn hóa không phải là không
tương hợp vì chúng thể hiện các khía cạnh khác nhau của cùng một hiện
tượng (cảm xúc).Trong đó khác biệt ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng vì
không phải tất cả các xã hội đều có cùng tên gọi cho cùng một cảm xúc.
Như đã đề cập ở trước đó, cảm xúc của con người đều chịu ảnh hưởng
của hai yếu tố văn hóa và sinh học, hai yếu tố này không thể tách rời nhau
và được ví như hai mặt của một đồng xu.Vậy yếu tố văn hóa tác động như
thế nào tới phản ứng cảm xúc?Phải khẳng định rằng văn hóa có một hiệu
ứng chi phối đặc biệt đối với việc biểu lộ cảm xúc. Ví dụ không để “mất
thể diện”, đời thường hay gọi là “mất mặt” là một yếu tố văn hóa quyết
định sự biểu lộ cảm xúc trong các xã hội châu Á và xét ở mức độ nhỏ hơn
là trong tất cả các nền văn hóa khác. Nói đến “mất thể diện” là nói đến sự
lo lắng bị đánh giá tiêu cực vì vi phạm các giá trị văn hóa hoặc là kỳ vọng
xã hội. Các nền văn hóa đều có các chuẩn mực cụ thể chi phối sự biểu lộ
cảm xúc trên nét mặt.Một số nền văn hóa đòi hỏi các thành viên phải tỏ ra
bình thản, không được bộ lộ cảm xúc thật. Các thành viên phải điều chỉnh

biểu hiện nét mặt cho phù hợp với tình huống hay văn cảnh xã hội.
Ekman và Friesen đưa ra một số cách thức mà theo đó các quy tắc biểu
lộ về mặt văn hóa có thể tác động làm thay đổi những biểu hiện của cảm
xúc. Các thành viên trong một nền văn hóa có thể được khuyến khích để
7


biểu lộ nhiều hơn hoặc ít hơn cảm xúc họ cảm nhận thực sự.Những người
trong một nhóm văn hóa cũng có thể điều chỉnh cảm xúc đến mức không
có biểu lộ nào trên nét mặt. Đôi khi, các thành viên của một nền văn hóa có
thể mong muốn che giấu các cảm giác của mình vì một số lý do và biểu lộ
cảm xúc rất khác nhau như thể khoác cho mình một chiếc mặt nạ.
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp bị cấp trên phê bình vì mắc lỗi hay
làm sai, nhưng nhân viên lại chỉ cười. Tuy nhiên trong một nền văn hóa các
thành viên trong một số trường hợp họ được khuyến khích biểu lộ cảm xúc
giả, nhưng lại phù hợp về mặt xã hội. Có thể kết luận rằng: các nhóm văn
hóa khác nhau đều trải nghiệm những cảm xúc giống nhau nhưng sự khác
biệt trong biểu lộ cảm xúc giữa các nền văn hóa là do sự phù hợp về mặt xã
hội.
Phản ứng biểu lộ cảm xúc cũng thể hiện khá rõ sự khác biệt trong văn
hóa theo xu hướng cá nhân so với văn hóa theo xu hướng cộng đồng. Điều
này có thể nhận thấy trong những hành vi giao tiếp như việc giữ thể diện
cho người khác rất quan trọng trong các nền văn hóa cộng đồng và việc đó
đạt được bằng cách kìm nén hay ngăn cản các phản ứng tiêu cực. Như vậy,
các chiều cạnh văn hóa của tính cá nhân hoặc tính cộng đồng tác động tới
tri giác về mặt cảm xúc, do đó có thể làm kìm nén hoặc làm tăng cường độ
biểu lộ cảm xúc.Các nền văn hóa cộng đồng khác với các nền văn hóa cá
nhân ở chỗ nó khuyến khích các thành viên biểu lộ nhiều cảm xúc tích cực
hơn và kiềm chế các biểu hiện cảm xúc tiêu cực trong nhóm nội.Song đối
với thành viên nhóm ngoại lại khuyến khích biểu lộ nhiều cảm xúc tiêu cực

hơn bởi theo cách lý giải của các nhà nghiên cứu tâm lý học xuyên văn
8


hóa, các xã hội này có nhu cầu củng cố các mối quan hệ nhóm nội bằng
cách phân định rõ ràng giữa các thành viên nhóm nội và nhóm ngoại.Điều
này có ý nghĩa cho thấy xu hướng mong muốn duy trì sự hài hòa trong
nhóm nội hay rộng hơn nữa là duy trì sự hài hòa trong văn hóa của dân tộc
của khu vực. Ngược lại, trong các nền văn hóa cá nhân, con người biểu lộ
nhiều cảm xúc tiêu cực hơn và cũng ít biểu lộ cảm xúc tích cực hơn với các
thành viên trong nhóm nội vì theo đó sự hài ít được coi trọng hơn so với
nền văn hóa cộng động.
Các thành viên của nền văn hóa cá nhân nghĩ rằng thể hiện cảm xúc
tiêu cực là phù hợp, có lẽ ở đó người ta thích sự thẳng thắn và thích cái tôi
của mình được thể hiện. Điều này cho chúng ta thấy tất cả loài người đều
cùng sở hữu một khuôn mẫu cảm xúc cơ bản cố hữu như nhau, nhưng việc
thể hiện thế nào lại phụ thuộc vào quá trình xã hội hóa trong các quy tắc
biểu lộ do văn hóa quy định.
Một khác biệt quan trọng giữa văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng
là quan niệm về cái tôi và các mối quan hệ. Trong thế giới phương Tây,
cảm xúc được cho là những trải nghiệm mang tính chủ quan, liên quan đến
cái Tôi, cho biết thông tin quan trọng về trạng thái của cái tôi và mục tiêu
mà cái Tôi đã xác định. Trong nền văn hóa khác, trọng tâm lại là ý nghĩa
của cảm xúc trong mối quan hệ giữa người với nhau. Trong các nền văn
hóa cộng đồng, cảm xúc được lý giải theo các mối quan hệ có ý nghĩa với
người khác trong gia đình, cơ quan hơn là được xác định trong các phản
ứng chủ quan cá nhân giống như trong các xã hội theo xu hướng cá nhân.

9



Khác biệt văn hóa này nói lên rằng quan niệm cảm xúc không phải là bất
biến mà được kiến tạo bởi cá nhân trong quá trình xã hội hóa.
Chúng ta đã tìm hiểu sự khác biệt xuyên văn hóa trong những biểu
hiện cảm xúc của cá nhân. Vậy trong đánh giá biểu lộ cảm xúc người khác
có sự khác biệt xuyên văn hóa.Các nghiên cứu của Ekman, Matsumoto và
Hofstede đã chứng minh các nền văn hóa cá nhân có khả năng nhận biết,
đánh giá cảm xúc người khác tốt hơn các nền văn hóa cộng đồng. Trong
một góc độ nhỏ hơn thì con người nhận biết tốt hơn cảm xúc của các thành
viên trong cùng một nền văn hóa so với các thành viên thuộc các nền văn
hóa khác.
Văn hóa cũng ảnh hưởng tới nhu cầu về không gian cá nhân và điệu bộ
biểu hiện cảm xúc.Các nền văn hóa như ở các nước Latin, Nam Âu, châu
Á, người ta đòi hỏi ít không gian cá nhân hơn khi biểu lộ cảm xúc trong
giao tiếp, do đó biểu lộ cảm xúc chủ yếu được sử dụng qua điệu bộ.Ngược
lại, trong một số nền văn hóa thì họ cần không gian cá nhân nhiều hơn khi
biểu lộ cảm xúc.
2. Ý nghĩa của vấn đề trong hoạt động giao tiếp
Cảm xúc tác động đến ngôn ngữ con người sử dụng, đến sự lựa chọn
từ ngữ và các câu, đến tư duy, tình cảm và hành vi. Như vậy có thể thấy
rằng cảm xúc tác động rất lớn đến hoạt động giao tiếp của con người khi
sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ cơ thể.
Vai trò hướng đạo của cảm xúc thể hiện như cảm xúc là yếu tố bên
trong của hoạt động giao tiếp, là tâm thế theo suốt quá trình giao tiếp và chi
phối các hành vi giao tiếp. Chúng ta sẽ không bao giờ thật sự cởi mở, nhiệt
10


tình nói chuyện với người bạn ta không thích. Thái độ, hành vi lời nói cử chỉ
của bản thân hoàn toàn khác nhau khi bạn giao tiếp với một người mình

thích và một người mình ác cảm. Trong cuộc sống ta có thể nhận thấy có
khi, một người kể một câu chuyện vô cùng hấp dẫn những không làm cho
mình cười, song mình lại cười rất nhiều với một người kể một câu chuyện
thiếu hấp dẫn.
Cảm xúc tích cực đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố giúp
chúng ta cảm thấy hứng thú không chỉ trong giao tiếp mà còn trong công
việc.Trong các mối quan hệ, việc làm chủ cảm xúc của mình như thế nào
sẽ quyết định không chỉ số lượng mà còn quyết định chất lượng các mối
quan hệ đó.Việc thấu hiểu cảm xúc người khác và kiềm chế cảm xúc bản
thân trong giao tiếp sẽ giúp chúng ta làm được nhiều hơn việc nói chuyện
một cách hời hợt với những người ta quan quan tâm.Trong giao tiếp, cảm
xúc không chỉ tác động đến bản thân mà còn tác động đến đối tượng giao
tiếp và kết quả giao tiếp.Nếu cảm xúc bản thân tích cực, vui vẻ thì cũng sẽ
làm cho đối tượng giao tiếp có được những cảm xúc tương tự và kết quả
đạt được trong giao tiếp sẽ có lợi.Ngược lại, nếu ta không kìm chế được
cảm xúc của chính mình thì trước hết sẽ hại đến sức khỏe của bản thân. Ví
dụ như khi ta nóng giận quá mức sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, buồn
phiền quá sẽ ảnh hưởng đến dạ dạy… và tiếp theo sẽ không tạo được mối
quan hệ tốt (cảm xúc tích cực từ phía đối tượng giao tiếp) và kết quả giao
tiếp chắc chắn sẽ bất lợi.
Như vậy, dù giao tiếp với ai, giao tiếp trong nền văn hóa nào thì việc
kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp là cần thiết không chỉ cho bản thân mà
11


còn cho đối tượng giao tiếp. Vì vậy muốn kiềm chế cảm xúc hoặc nâng cao
khả năng nhận thức cảm xúc của bản thân và người khác chúng ta cần phải
có thời gian để sống chậm hơn, để suy nghĩ kỹ hơn về những cảm xúc của
bản thân, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của những cảm xúc đó đồng thời
xem xét biểu hiện của nó trong cuộc sống. Cùng một cảm xúc nhưng mỗi

người biểu hiện một cách khác nhau nên nếu ta có thể hiểu biết được bao
nhiêu biểu hiện cảm xúc thì khả năng đồng cảm với đối tượng giao tiếp nói
riêng và với những người xung quanh ta càng cao bấy nhiêu.Đồng thời.nên
đánh giá bản thân, sau đó xem xét những ảnh hưởng do mình gây ra với
mọi người như thế nào, rồi rút kinh nghiệm cho bản thân. Mỗi chúng ta hãy
cố gắng mở rộng các mối quan hệ của mình, hãy tiếp xúc với nhiều người
để mở ra nhiều cơ hội hiểu biết lẫn nhau.Các cảm xúc của bản thân sẽ trở
nên phong phú hơn, từ đó việc thấu hiểu cảm xúc của người khác sẽ dễ
dàng hơn khi giao tiếp.Hãy rèn luyện cho mình khả năng lắng nghe trong
giao tiếp, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu người khác và nhận ra những
khiếm khuyết của mình.
Khả năng lắng nghe trong giao tiếp là điều quan trọng để hiểu cảm xúc
người khác và tăng khả năng đồng cảm. Vì vậy, trong giao tiếp hãy nên
kiên nhẫn; nghe có suy nghĩ và nghe chọn lọc.Trước khi phán xét hay biểu
lộ một cảm xúc nào đó hãy đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ
hành động của bản thân về trường hợp đó, cố gắng phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến cảm xúc để có một phản ứng cảm xúc phù hợp.

12



×