Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị bằng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.88 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CỦA
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2021 - 2023

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ VÂN ANH
THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC CỦA
NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN
NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA


KHÓA 2021 - 2023

Chủ tịch Hội đồng

Người hướng dẫn khoa học

TS. Phạm Thị Thu Hường

ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành bản tiểu luận tốt nghiệp cử
nhân y khoa này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ q báu từ các Thầy
cô, các anh chị em và cácbạn đồng nghiệp, với lịng kính trọng và biết ơn sâu
sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tới:
ThS. Nguyễn Thị Thu Hương - Giảng viên Khoa Điều dưỡng-Hộ sinh,
người đã giúp tôi phát triển ý tưởng, định hướng nghiên cứu ngay từ những
ngày đầu làm tiểu luận và đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất để tơi
hồn thành tiểu luận này.
Các Quý Thầy, Cô trong Khoa Điều dưỡng - hộ sinh, Trường Đại học Y
Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong
suốt thời gian học tập, rèn luyện tại nhà trường và đã đóng góp nhiều ý kiến quý
báu cho tơi trong suốt q trình thực hiện tiểu luận này.
Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo đại học, trường Đại học Y Hà
Nội, Đảng ủy-Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và toàn thể cán bộ Bệnh
viện Nội tiết trung ương đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hồn
thành tiểu luận.

Cuối cùng, tơi xin xin dành trọn tình u thương và lịng biết ơn sâu sắc
sâu sắc tới cha mẹ, chồng, con anh chị em và bạn bè đồng nghiệp đã luôn giúp
đỡ, động viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện giúp tơi trong suốt thời gian
học tập.
Tơi xin ghi nhận những tình cảm q báu và cơng lao to lớn đó.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh

năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phịng Quản lý đào tạo đại học, Trường Đại học Y Hà Nội
- Hội đồng chấm tiểu luận tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tơi thực hiện. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu chưa được cơng bố trong cơng trình, tài liệu nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2023

Sinh viên


Nguyễn Thị Vân Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT:

Bảo hiểm y tế

ĐTĐ

Đái tháo đường

NB:

Người bệnh

MAQ:

Medication Adherence Questionaire
(thang đo tuân thủ dùng thuốc Morisky)

TB:

Trung bình

THPT:

Trung học phổ thơng


THCS:

Trung học cơ sở
World Health Organization

WHO:

(Tổ chức y tế thế giới)


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Chẩn đoán đái tháo đường ...................................................................... 3
1.2. Điều trị đái tháo đường type 2 ............................................................... 3
1.3. Tuân thủ điều trị thuốc ........................................................................... 4
1.4. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh đái tháo đường trên
Thế giới và tại Việt Nam .............................................................................. 6
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 8
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 8
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 8
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 8
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 8
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................ 8
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu .......................................................... 9

2.5. Thời điểm thu thập số liệu ................................................................... 13
2.6. Sai số và biện pháp khắc phục ............................................................. 14
2.7. Xử lý số liệu ......................................................................................... 14
2.8. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 15
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 16
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 16


3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học .............................................................. 16
3.1.2. Đặc điểm bệnh đái tháo đường type 2 của người bệnh................ 18
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị bằng thuốc của người bệnh đái tháo đường
type 2 điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương
năm 2023..................................................................................................... 20
3.2.1. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị ở người bệnh đánh giá theo thang
MAQ – 8 .................................................................................................. 20
3.2.2. Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 tuân thủ điều trị thuốc .. 22
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 23
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 23
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học .............................................................. 23
4.1.2. Đặc điểm bệnh đái tháo đường type 2 của người bệnh................ 25
4.2. Thực trạng tuân thủ điều trị bằng thuốc của người bệnh đái tháo đường
type 2 điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương
năm 2023..................................................................................................... 26
4.2.1. Tỉ lệ tuân thủ điều trị bằng thuốc ở NB. ...................................... 26
4.2.2. Đặc điểm tuân thủ điều trị bằng thuốc ở người bệnh đánh giá theo
thang MAQ – 8. ....................................................................................... 28
KẾT LUẬN .................................................................................................... 30
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Các biến số về đặc điểm nhân khẩu học của NB ............................. 9
Bảng 2. 2. Đặc điểm bệnh đái tháo đường type 2 của NB .............................. 10
Bảng 2. 3. Thực trạng tuân thủ điều trị bằng thuốc của NB đái tháo đường type
2 điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương
năm 2023 ........................................................................................... 11

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh ....................................... 16
Bảng 3.2. Thuốc điều trị.................................................................................. 18
Bảng 3.3. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị ở người bệnh đánh giá theo thang
MAQ – 8 ........................................................................................ 21


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố thời gian mắc bệnh của người bệnh..................... 18
Biểu đồ 3.2. Bệnh kèm theo ........................................................................... 19
Biểu đồ 3.3. Biến chứng của đái tháo đường type 2 ....................................... 19
Biểu đồ 3.4. Tiền sử gia đình ......................................................................... 20
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 tuân thủ điều trị thuốc 22


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một bệnh khơng lây nhiễm phổ biến
trên tồn cầu, chiếm 90 - 95% các trường hợp ĐTĐ [1]. Hậu quả của ĐTĐ type
2 là làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, biến chứng của nó
cịn gây tăng gánh nặng kinh tế cho bản thân người bệnh (NB), cho gia đình,

cho xã hội và cho cả ngành y tế. Đây là một trong những vấn đề y tế toàn cầu
cấp bách của thế kỷ 21, là gánh nặng tài chính cho chăm sóc y tế cản trở quá
trình đạt mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp và
trung bình (TB) [2].
Mục tiêu vàng điều trị cho NB ĐTĐ là phải kiểm sốt, duy trì nồng độ
glucose máu ở mức bình thường, trong đó có việc hạn chế tăng glucose máu sau
ăn, kiểm sốt nồng độ glucose máu lúc đói, HbA1c và Insulin [3]. Nhiều nghiên
cứu đã chứng minh tuân thủ điều trị thuốc tỷ lệ nghịch với chi phí chăm sóc sức
khỏe, chi phí nhập viện. Một đánh giá có hệ thống về tuân thủ dùng thuốc ở NB
ĐTĐ type 2 tại Malaysia năm 2023 cho thấy tỷ lệ tuân thủ thuốc của NB là
34,2% [4]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tuân thủ điều trị thuốc của NB theo
khuyến cáo của thầy thuốc vẫn đang là vấn đề thách thức trong điều trị ĐTĐ
type 2 [3],[5]. Cần thiết phải thực hiện thêm các nghiên cứu sâu về tuân thủ
dùng thuốc của NB để cung cấp bằng chứng cho các can thiệp nhằm nâng cao
hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho NB ĐTĐ type 2 [6].
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là Bệnh viện Trung ương tuyến cuối, là
cơ sở đầu ngành trong lĩnh vực nội tiết - chuyển hóa của cả nước. Hiện nay,
Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết trung ương đang khám và điều trị ngoại
trú cho khoảng 500 NB ĐTĐ type 2 mỗi ngày. Tuy nhiên tỷ lệ NB bị biến
chứng vẫn còn cao [7], [8]. Vậy NB ĐTĐ type 2 được quản lý tại Bệnh viện đã
tuân thủ dùng thuốc như thế nào? Từ tình hình trên chúng tơi tiến hành nghiên


2

cứu đề tài “Thực trạng tuân thủ điều trị bằng thuốc của người bệnh đái tháo
đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung
ương” với mục tiêu:
Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị bằng thuốc của NB ĐTĐ type 2 điều
trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2023



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chẩn đoán đái tháo đường
* Chẩn đốn xác định ĐTĐ khi có một trong những tiêu chuẩn dưới đây
của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ ADA 2020[9].
+ Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7mmol/l. Đói được định nghĩa là
khơng nạp calo ít nhất 8 giờ.
+ Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose
≥ 11,1 mmol/l. Nghiệm pháp được thực hiện theo hướng dẫn của
Tổ chức y tế thế giới (WHO), sử dụng một lượng glucose tương
đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước.
+ HbA1C ≥ 6,5%. Xét nghiệm phải được thực hiện ở phịng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ NB có các triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết, đường
huyết bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.
* Chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn của WHO và vận dụng phù hợp
với điều kiện Việt Nam [10]
+ Tuổi khởi phát > 30 tuổi
+ Triệu chứng lâm sàng kinh điển kín đáo
+ Glucose máu tăng vừa phải, đi đơi với rối loạn lipid máu
+ Thường có cơ địa béo, khơng có biến chứng nhiễm toan.
1.2. Điều trị đái tháo đường type 2
1.2.1. Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2
NB có thể sử dụng các thuốc sau: Các thuốc kích thích insulin nhóm
sulfonylureas, nhóm kích thích tiết insulin khơng phải là sulfonylureas:
meglitinide, thuốc làm tăng tác dụng insulin (nhóm thiazolidinediones, nhóm



4

bignuanide), các thuốc ảnh hưởng đến hấp thu glucosơ, nhóm thuốc incretin,
điều trị bằng thuốc tiêm insulin [9].
1.2.2. Điều trị bằng chế độ ăn
Để có chế độ ăn thích hợp cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc và
NB. Một chế độ ăn hợp lý phải đáp ứng được các yêu cầu sau: đủ năng lượng
cho hoạt động bình thường, tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường,
đủ vi chất, chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucoso máu [1].
1.2.3. Điều trị bằng chế độ hoạt động thể lực
Nguyên tắc của hoạt động thể lực: phải coi hoạt động thể lực là một biện
pháp điều trị, hoạt động thể lực phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe
của cá nhân [11].
1.2.4. Theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh định kỳ
Theo dõi định kỳ về sinh hóa để điều trị các chỉ số glucoso, lipid, đông
máu cho NB ĐTĐ. NB cũng nên làm xét nghiệm đánh giá hệ thống hormon đối
lập 1 năm/lần. Các thăm khám định kỳ khác như khám bàn chân, đáy mắt, thăm
dò đánh giá chức nặng hệ tim mạch, chụp X quang tim phổi, khám sàng lọc lao,
đo chỉ số cơ thể… nên làm 3-6 tháng/lần [11].
1.3. Tuân thủ điều trị thuốc
1.3.1. Khái niệm tuân thủ điều trị
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm tuân thủ
điều trị là tuân thủ sử dụng thuốc. Theo ủy ban quốc gia Hoa Kỳ, tuân thủ điều
trị thuốc là việc thực hiện đúng loại thuốc, liều lượng và thời gian uống theo
đơn bác sỹ, đây cũng là khái niệm tuân thủ được sử dụng xuyên suốt nghiên
cứu [11].



5

1.3.2. Thang đo tuân thủ điều trị
a. Phương pháp đo lường trực tiếp
Các phương pháp đo lường trực tiếp bao gồm: quan sát trực tiếp, định
lượng trực tiếp nồng độ thuốc/chất chuyển hóa trong máu, nước tiểu, định lượng
dấu hiệu sinh học trong máu. Mặc dù các phương pháp này được coi là có độ
chính xác cao, khách quan nhưng tốn kém, gây áp lực, lo lắng cho NB và khó
thực hiện trên một số lượng NB trong một thời gian dài [12].
b. Phương pháp đo lường gián tiếp
Các phương pháp gián tiếp thường được sử dụng nhiều hơn do đơn giản,
dễ thực hiện, ít tốn kém. Trong các thang đo gián tiếp, việc lựa chọn bộ câu hỏi
tự khai báo có độ tin cậy sẽ giúp cho việc thực hiện nghiên cứu khả thi và đạt
được mục tiêu. Bộ câu hỏi đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc đánh giá thiếu sót
trong việc sử dụng thuốc của NB dựa trên việc quên, bất cẩn hoặc ảnh hưởng
của tác dụng không mong muốn. Ưu điểm của bộ câu hỏi này là đơn giản, dễ
chấm điểm, dễ đánh giá trên quần thể lớn. Hạn chế của bộ câu hỏi này là chưa
đánh giá được niềm tin của NB vào thuốc điều trị hay lối sống của NB. Bộ câu
hỏi tuân thủ điều trị MAQ thường được biết đến nhiều nhất là thang điểm
Morisky - Medication Adherence Questionaire (MAQ) gồm phiên bản 4 câu
hỏi (MAQ -4) và phiên bản 8 câu hỏi (MAQ-8) [2].
Thang MAQ-4 được xem là thang đánh giá nhanh nhất, đơn giản nhất,
dùng được cho nhiều bệnh. Thang MAQ-4 bao gồm 4 câu hỏi với cơ sở là việc
thất bại trong tuân thủ sử dụng thuốc liên quan các yếu tố: quên, ít quan tâm,
dừng dùng thuốc khi cảm thấy tốt hơn hoặc bắt đầu dùng thuốc khi cảm thấy tệ
đi. Thông thường, với các câu hỏi NB thường trả lời theo thói quen là “có”, để
làm hài lịng bác sỹ. Vì vậy, việc đảo ngược các câu hỏi trong thang MAQ-4 sẽ
cho thấy NB gặp thiếu sót trong dùng thuốc. Tổng hợp những câu trả lời “Có”
sẽ là thước đo của sự không tuân thủ.



6

Bộ câu hỏi phỏng vấn của Morisky (MAQ- medication adherence
questionaire – Morisky 8) là một bộ câu hỏi được áp dụng rộng rãi nhất trong
các nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc các bệnh mạn tính, đặc biệt là ĐTĐ.
Năm 2008 thang MAQ -8 được phát triển từ thang MAQ-4 ra đời cũng đánh
giá mức độ tuân thủ dựa trên sự quên thuốc của NB và ảnh hưởng của tác dụng
phụ giống như thang MAQ-4 với 7 câu hỏi đầu là phản hồi có/khơng, trong khi
câu cuối cùng là phản hồi thang đo likert 5 mức độ, nhưng đã được bổ sung
thêm 4 câu hỏi liên quan đến nguyên nhân, thái độ, hành vi tuân thủ sử dụng
thuốc. Bộ câu hỏi này có độ nhạy là 0,81 và độ tin cậy cronback α là 0,61. Bộ
này được khuyến nghị sử dụng rộng rãi trong đánh giá tuân thủ điều trị ĐTĐ
trên thế giới. Tại Thái Lan, Rapin Polsook kiểm định cho biết độ tin cậy là 0,9,
khuyến nghị phù hợp sử dụng tại Đông Nam Á [13].
Một số thang đo tuân thủ điều trị khác như thang đo BMQ (Brief Medication
Questionair), MARS (Medication Adherence Rating Scale) nhưng thường được sử
dụng trong nghiên cứu các bệnh lý trầm cảm, rối loạn tâm thần [5].
Vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi Morisky 8
(MAQ-8) để đo lường tuân thủ điều trị.
1.4. Thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh đái tháo đường trên
Thế giới và tại Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Năm 2014, tại phòng khám ĐTĐ của Bệnh viện tỉnh Mutare, Zimbabwe
trên 208 NB cho thấy có 38,9% NB khơng tn thủ điều trị thuốc [14].
Năm 2015, Waleed M Sweileh và cộng sự về tuân thủ điều trị thuốc trên
405 NB ĐTĐ type 2 tại Palestine, cho thấy có 42,7% NB khơng tn thủ điều
trị thuốc [15].
Năm 2015, Sontakle và cộng sự đánh giá sự tuân thủ ở NB ĐTĐ type 2
cho thấy 70% NB khơng tn thủ lịch trình dùng thuốc, 58,66% NB không



7

dùng đủ tất cả các loại thuốc, 34% không dùng đúng liều lượng quy định của
thuốc, 30% tự ý dùng thêm thuốc khi khơng có chỉ định của bác sỹ, 50,6%
không nhớ dùng thuốc [16].
1.4.2. Tại Việt Nam
Bệnh ĐTĐ type 2 từ khi bắt đầu bệnh cho đến khi các triệu chứng phát
triển, nhiều NB khơng được chẩn đốn và điều trị. Việc phát hiện sớm, chẩn
đoán và tuân thủ điều trị mang lại hiệu quả về chi phí, có thể cứu sống, ngăn
ngừa hoặc trì hỗn đáng kể các biến chứng liên quan đến bệnh. Những năm gần
đây đã có một số nghiên cứu tại một số bệnh viện nhằm đánh giá mức độ tuân
thủ điều trị thuốc. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu còn chưa nhiều.
Năm 2016, nghiên cứu của Đỗ Văn Doanh tại Bệnh viện Quảng Ninh có
69,2% NB tuân thủ dùng thuốc [17].
Năm 2017, Đỗ Hồng Thanh đánh giá tuân thủ dùng thuốc của NB ĐTĐ,
kết quả nghiên cứu cho thấy 91,1% NB tuân thủ dùng thuốc và 8,9% NB không
tuân thủ, 12,9% NB quên thuốc, tỷ lệ NB quên thuốc uống và thuốc tiêm như
nhau [18].
Năm 2017, Lê Thị Nhật Lệ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trên 257
NB ĐTĐ type 2, 70,8% NB tuân thủ dùng thuốc [19].
Năm 2021, Phạm Hoàng Anh tại Bệnh viện Nội tiết trung ương, 87,7%
NB tuân thủ điều trị thuốc, 98,6% NB tuân thủ dinh dưỡng và 51,4% NB tuân
thủ hoạt động thể lực [20].
Năm 2021, Nguyễn Thị Phương Thùy về tuân thủ điều trị trong hỗ trợ
tuân thủ điều trị ở NB ĐTĐ cao tuổi, 32,7% NB tuân thủ tốt, 44,5% NB tuân
thủ điều trị và 22,8% NB tuân thủ kém. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều
trị là tuổi > 70 tuổi, thời gian mắc bệnh ≥5 năm, bệnh lý mắc kèm theo, HbA1c
≥ 7,5%, trình độ học vấn THPT trở lên [21].



8

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
NB được chẩn đoán ĐTĐ type 2 đang được quản lý tại Bệnh viện Nội
tiết trung ương
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
-

NB trên 18 tuổi có khả năng trả lời phỏng vấn

-

NB đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
-

NB có rối loạn ngơn ngữ, trí nhớ, khơng tiếp xúc được

-

Phụ nữ có thai

-


NB khơng đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Thời gian nghiên cứu: Từ 2/2023 đến 9/2023. Trong đó, thời gian thu
thập số liệu: từ 1/4/2023 đến 31/7/2023
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện NB đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn
và loại trừ từ 1/4/2023 đến 31/7/2023 tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội
tiết Trung Ương. Chọn được 130 NB.


9

2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2. 1. Các biến số về đặc điểm nhân khẩu học của NB
Tên biến Định nghĩa

Phân

Phương

loại

pháp thu
thập


Tuổi

Giới

Là số tuổi hiện có của người bệnh khi trả lời Liên

Thu thập

bộ câu hỏi được tính bằng cách lấy năm hiện tục

số liệu từ

tại trừ năm sinh. Được chia theo các nhóm

hồ

tuổi: ≤70 tuổi và > 70 tuổi

bệnh án

Giới tính của đối tượng nghiên cứu gồm Nhị

Thu thập

nam và nữ ghi trong thẻ bảo hiểm y tế

số liệu từ

phân


hồ





bệnh án
Nghề

Là hình thức cơng việc hiện tại của đối Định

Phỏng

nghiệp

tượng nghiên cứu đang làm với các giá trị: danh

vấn

Viên chức, hành chính, bn bán/lao
động, làm nơng/nội trợ, hưu trí
Trình độ Là mức độ bằng cấp cao nhất mà người thứ
học vấn

bệnh hiện có, được phân theo các trình độ: hạng

Phỏng
vấn

THCS; THPT, trung cấp; cao đẳng, đại

học và sau đại học.
Nơi
trú

cư Là nơi cư trú thường xuyên của đối tượng Định
nghiên cứu, phân theo 2 nhóm: thành thị, danh

Phỏng
vấn

nông thôn
Người

Là số người thân trực tiếp sống cùng đối

Định

Phỏng

thân

tượng nghiên cứu, gồm các giá trị:

danh

vấn

vợ/chồng, con, một mình



10

sống
cùng
Bảo

Là tình trạng bảo hiểm trong lần khám này, Nhị

hiểm y tế với các giá trị gồm có và khơng

phân

(BHYT)

Thu thập
số liệu từ
hồ



bệnh án
Bảng 2. 2. Đặc điểm bệnh đái tháo đường type 2 của NB
Tên biến Định nghĩa

Phân

Phương

loại


pháp
thu thập

Thời

tính thời gian mắc bệnh TB, sau đó chúng Liên

gian mắc tôi phân theo biến nhị giá để chia thành hai tục

Phỏng
vấn

bệnh

khoảng thời gian là < 10 năm và ≥ 10 năm.

Thuốc

Loại thuốc NB đang sử dụng để điều trị Định

Phỏng

điều trị

ĐTĐ type 2 chia 3 nhóm: chỉ thuốc viên, danh

vấn

chỉ thuốc tiêm, cả thuốc viên và tiêm
Bệnh


Là những bệnh mà NB được chẩn đốn Định

Phỏng

kèm

thêm ngồi chẩn đốn chính là ĐTĐ type 2

vấn

Biến

chia thành nhiều nhóm bao gồm: biến Định

Phỏng

chứng

chứng thần kinh, mắt, tim mạch, thận, hoại danh

vấn

danh

tử chi, loãng xương
Tiền sử gồm có và khơng

Nhị


Phỏng

gia đình

phân

vấn

mắc
ĐTĐ


11

Bảng 2. 3. Thực trạng tuân thủ điều trị bằng thuốc của NB đái tháo đường
type 2 điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung
ương năm 2023
Định nghĩa

Tên biến

Phân loại

Phương
pháp
thu
thập

NB thỉnh thoảng quên Tỷ lệ % NB thỉnh Liên tục


Phỏng

dùng thuốc

vấn

thoảng

quên

dùng

thuốc
NB trong 2 tuần qua có Tỷ lệ % NB trong 2 Liên tục

Phỏng

ngày đã khơng dùng tuần qua có ngày đã

vấn

thuốc

khơng dùng thuốc?

NB từng ngưng hoặc Tỷ lệ % NB từng Liên tục

Phỏng

bớt sử dụng thuốc mà ngưng hoặc bớt sử


vấn

không thông báo cho dụng thuốc mà khơng
bác sĩ bởi vì cảm thấy thơng báo cho bác sĩ
sức khoẻ xấu hơn khi bởi vì cảm thấy sức
dùng thuốc

khoẻ xấu hơn khi dùng
thuốc

NB đi xa nhà hoặc đi Tỷ lệ % NB đi xa nhà Liên tục

Phỏng

du lịch quên mang theo hoặc đi du lịch quên

vấn

thuốc

mang theo thuốc

NB hôm qua dùng Tỷ lệ % NB hôm qua Liên tục

Phỏng

thuốc đầy đủ

vấn


dùng thuốc đầy đủ

NB khi cảm thấy bình Tỷ lệ % NB khi cảm Liên tục

Phỏng

thường

vấn

hoặc

đường thấy bình thường hoặc


12

huyết



mức

bình đường huyết ở mức

thường tự bỏ thuốc

bình


thường

tự

bỏ

thuốc
NB thấy việc dùng Tỷ lệ % NB thấy việc Liên tục

Phỏng

thuốc hàng ngày bất dùng thuốc hàng ngày

vấn

tiện /phiền toái

bất tiện /phiền toái

NB thấy việc phải nhớ Tỷ lệ % NB thấy việc Liên tục

Phỏng

dùng thuốc hàng ngày phải nhớ dùng thuốc

vấn

khó khăn

hàng ngày khó khăn

khơng bao giờ/hiếm
khi/ lâu lâu 1 lần/ thỉnh
thoảng/ thường xuyên/
luôn luôn.

NB tuân thủ điều trị Tỷ lệ % NB tuân thủ Liên tục

Phỏng

thuốc ĐTĐ type 2

vấn

điều trị thuốc ĐTĐ
type 2

2.4. Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi được tham khảo và chỉnh sửa từ nghiên cứu của Nguyễn
Thị Phương Mai năm 2019 [22] và Nguyễn Thị Nương năm 2021[23]. Bên
cạnh đó, có tham khảo ý kiến của Thầy hướng dẫn khoa học và trưởng
khoa khám bệnh Bệnh viện Nội tiết Bộ công cụ thu thập số liệu bao gồm
2 phần (xem chi tiết ở phần phụ lục 2):
-

Phần A. Thông tin về nhân khẩu học và các đặc điểm liên quan đến bệnh.

-

Phần B. Đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của NB ĐTĐ


type 2: Sử dụng bộ câu hỏi của Morisky (MAQ - 8) để đánh giá mực độ tuân
thủ điều trị. Đây là một thang đo được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều nghiên


13

cứu tuân thủ điều trị các bệnh mạn tính, đặc biệt là ĐTĐ. Tổng có 8 câu hỏi, 7
câu hỏi với các lựa chọn trả lời “Có” hoặc “Khơng” và câu hỏi thứ 8 dạng Likert
5 lựa chọn đo lường mức độ hay quên với tần suất quên tăng dần là Không bao
giờ/ Hiếm khi (A), lâu lâu 1 lần (B), thỉnh thoảng (C), thường xuyên (D), luôn
luôn (E). Với mỗi câu trả lời sẽ có một mức điểm khác nhau. Tổng số điểm nằm
trong khoảng từ 0 đến 8 với điểm số cao hơn phản ánh việc tuân thủ tốt hơn.
Cách tính điểm: Điểm đánh giá tuân thủ sử dụng thuốc là tổng điểm của 8 câu hỏi
Câu 1, 2, 3, 4, 6, 7: Có = 0 điểm; Khơng = 1 điểm
Câu 5: Có = 1 điểm; Khơng = 0 điểm
Câu 8: A = 1 điểm; B = 0,75 điểm; C = 0,5 điểm; D = 0,25 điểm; E = 0 điểm
Tổng điểm: Đánh giá tuân thủ
- < 6: Không tuân thủ dùng thuốc
- ≥6: Tuân thủ dùng thuốc
2.5. Thời điểm thu thập số liệu
Tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nội tiết trung ương, nhóm nghiên
cứu đã tiếp cận đối tượng đích là NB ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú được quản
lý tại Bệnh viện.
Nghiên cứu viên đối chiếu với tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ
đối tượng nghiên cứu, lập danh sách NB và chọn thời gian thuận lợi, phù hợp
với NB. Sau khi NB được bác sỹ và điều dưỡng khám xong trong lượt tái khám
tại phòng khám ngoại trú, nghiên cứu viên mời NB sang phòng riêng để phỏng
vấn nhằm đảm bảo thuận tiện và riêng tư cho quá trình thu thập số liệu.



14

2.6. Sai số và biện pháp khắc phục
2.6.1. Sai số
+ Sai số trả lời: Sai số này đã từng xảy ra trong quá trình thu thập do đối
tượng nghiên cứu không hiểu nhưng không trao đổi với điều tra viên.
+ Sai số ghi chép: Thông tin do đối tượng ghi thiếu thông tin, đánh sai đáp
án, không điền đủ thông tin.
+ Sai số khi nhập liệu: Nhân viên nhập liệu bỏ sót phiếu, nhầm lẫn giữa
các câu hỏi và các phiếu.
+ Các thông tin định nghĩa các vấn đề nghiên cứu chưa rõ ràng, gây khó
hiểu cho đối tượng.
2.6.2. Cách khắc phục sai số
+ Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi, xây dựng và chỉnh sửa cho phù hợp
với nội dung nghiên cứu, đảm bảo ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu.
+ Giải thích kỹ về mục đích và nội dung nghiên cứu, động viên đối tượng
nghiên cứu tự nguyện tham gia, hợp tác, tạo sự tương tác cao trong nghiên cứu.
+ Tập huấn kỹ cho các điều tra viên, thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá
trước khi chính thức tiến hành. Nhằm đảm bảo điều tra viên có thể hướng dẫn,
giải thích cho đối tượng nghiên cứu hiểu và trả lời đúng.
+ Việc nhập liệu cũng như giám sát nhập liệu được tiến hành ngay sau khi
số liệu được thu thập nhằm đảm bảo tính chính xác và có thể khắc phục ngay
được những sự cố gặp phải trong quá trình nhập liệu.
2.7. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập trên phần mềm Epi Data 3.1 và phân tích trên phần
mềm SPSS ver 20.0. Các biến số về thông tin của NB và thông tin bệnh, tuân
thủ điều trị thuốc NB được mô tả dưới dạng tần xuất và tỉ lệ.


15


2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội
và lãnh đạo Bệnh viện Nội tiết Trung Ương. Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối
tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Nghiên
cứu chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Mọi thông tin
cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật, các số liệu, thông tin thu thập chỉ
phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, khơng phục vụ cho mục đích nào khác.


16

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu thực trạng tuân thủ điều trị thuốc của 130 NB ĐTĐ type
2 điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ
1/4/2023 đến 31/7/2023. Chúng tôi đưa ra một số kết quả như sau:
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh (N=130)
Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Nam

57

43,8


Nữ

73

56,2

≤70 tuổi

101

77,7

> 70 tuổi

29

22,3

Giới tính

Tuổi

Tuổi TB, min, max

63,6±9,8 (34-84)

Nơi cư trú
Thành thị

89


68,5

Nông thôn

41

31,5

Nông dân – Công nhân

33

25,4

Viên chức, hành chính

9

6,9

Hưu trí

47

36,2

Lao động tự do

41


31,5

Nghề nghiệp

Trình độ học vấn


×