Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

SỰ HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.95 KB, 18 trang )

SỰ HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VIỆT NAM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐẤT NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC ............ 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC ....................................................................... 2
1.2. ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC ................................................................ 3
CHƯƠNG 2. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC ..................................................................... 3
2.1. HIẾN PHÁP CỦA HÀN QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI ...................................... 3
2.1.1. Vài nét về Hiến pháp của Hàn Quốc ................................................................................ 3
2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình thay đổi .......................................................................... 4
2.2. CƠ QUAN LẬP PHÁP ......................................................................................................... 5
2.2.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................. 5
2.2.2. Nguyên tắc hoạt động...................................................................................................... 6
2.3. CƠ QUAN HÀNH PHÁP ..................................................................................................... 6
2.3.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................................. 6
2.3.2. Nguyên tắc hoạt động....................................................................................................... 7
2.4. CƠ QUAN TƯ PHÁP ........................................................................................................... 7
2.4.1. Hệ thống tịa án ................................................................................................................ 8
2.4.2. Viện cơng tố ..................................................................................................................... 8
2.5. ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG............................................... 8
2.5.1. Đảng chính trị................................................................................................................... 8
2.5.2. Chính quyền địa phương .................................................................................................. 9
2.6. CHẾ ĐỘ BẦU CỬ................................................................................................................. 9
CHƯƠNG 3. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI MƠ HÌNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................................................................. 9
3.1. CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC................................... 9
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ................................................................ 11


KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 13


MỞ ĐẦU
Hàn Quốc không chỉ được biết đến với nền văn hóa đặc sắc, những thắng cảnh trải
dọc đất nước với những con người hiếu khách, mà từ xưa đến nay, Hàn Quốc đã được gọi
là “núi vàng biển bạc” với một phong cảnh hùng vĩ và tráng lệ. Ngay cả những người
Trung Quốc từ khi sinh ra ở Hàn Quốc đã ước nguyện được nhìn thấy núi Kim Cương. Bên
cạnh đó Hàn Quốc cịn có một bề dày lịch sử đáng nể phục.
Sau khi độc lập khỏi tay Đế quốc Nhật Bản vào năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị
chia cắt làm hai khu vực chiếm đóng quân sự do các hoạt động của Mỹ tại Nam Triều Tiên
và Liên Xô ở Bắc Triều Tiên. Vào ngày 10/5/1948, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của Hàn
Quốc với sự giám sát của Liên Hợp Quốc (LHQ) được diễn ra ở phía Nam bán đảo Triều
Tiên để bầu ra 198 thành viên Quốc hội. Chính trị của Hàn Quốc diễn ra trong khn khổ
một nước cộng hịa dân chủ đại nghị Tổng thống, theo đó Tổng thống là người đứng đầu
nhà nước, và một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp được thực thi bởi chính phủ. Quyền
lập pháp được trao cho cả chính phủ và Quốc hội. Cơ quan Tư pháp độc lập với cơ quan
Hành pháp và cơ quan Lập pháp và bao gồm Tòa án Tối cao, Tòa phúc thẩm và Tòa án
Hiến pháp. Kể từ năm 1948, Hiến pháp đã trải qua năm lần chỉnh sửa chính, mỗi một lần
nghĩa là một nền cộng hịa mới. Nền cộng hòa thứ sáu hiện nay bắt đầu với sửa đổi hiến
pháp lớn cuối cùng vào năm 1987.
Để có được sự thành công như ngày hôm nay Hàn Quốc đã xây dựng những quy
định, luật lệ đúng đắn cho một chế độ xã hội mà Chính phủ Hàn Quốc sử dụng để quản lý
đất nước. Cũng như Pháp, Mỹ, Anh,... Hàn Quốc là quốc gia đi theo cơ chế đa đảng, mỗi
nhiềm kỳ lại tổ chức bầu cử toàn dân để lựa chọn ra Chủ tịch Quốc Hội cùng Tổng Thống.
Hàn Quốc đã đã trải qua 6 nền cộng hịa, một cuộc cách mạng, 2 cuộc đảo chính và chuyển
sang bầu cử tự do (tương đương với 12 tổng thống với 19 nhiệm kỳ).
Xuất phát từ câu chuyện lịch sử cũng như thực tiễn muốn biết rõ hơn về thể chế
chính trị Hàn Quốc với những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi nhằm

nâng cao hệ thống Bộ máy Nhà nước của mình. Nhóm chúng em mạnh dạn chọn đề tài
“Thể chế chính trị Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm của Việt Nam” làm bài tiểu luận
của mình.

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐẤT NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC
Hàn Quốc đã chính thức cơng nhận ngày 15/8 hằng năm - ngày Giải phóng, tại Hàn
gọi là 광복절(Gwangbokjeol) và có tên gọi đầy đủ là Đại Hàn Dân Quốc. Nó cũng thường
được gọi là Nam Triều Tiên (South Korea), Nam Hàn, … Đây là quốc gia theo thể chế
Cộng hịa, nằm ở khu vực Đơng Á của Châu á và thuộc bán đảo Triều Tiên. Với tổng diện
tích là 100,210 km2 thì bao quanh Hàn Quốc chủ yếu là biển, các mặt nước. Vì thế, đường
bờ biển của Hàn Quốc dài 2.413 km và giáp biển Nhật Bản ở phía đơng, phía tây là Hồng
Hải, phía nam là biển Hoa Đông. Thủ đô của quốc gia này là Seoul.
Hàn Quốc có khí hậu ơn đới, mỗi năm có 4 mùa Xn, Hạ, Thu, Đơng phân hóa rõ
rệt. Mùa hè nóng ẩm, mùa đơng dài khơ và lạnh, mùa xn và mùa thu ngắn nhưng khí hậu
rất dễ chịu vì khơng khí mát và nhiều ánh nắng.
Dân số của Hàn Quốc tính tới thời điểm ngày 14/02/2022 lên đến 51.320.660
người. Với con số này, đã đưa Hàn Quốc đứng thứ 28 và chiếm 0.65% dân số trên thế giới.
Trong đó, về thành phần dân cư thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy
nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Chính vì lý do này mà Hàn Quốc không xảy ra
vấn đề bất đồng ngôn ngữ. Và ngôn ngữ của họ được khoảng 80 triệu người trên khắp thế
giới sử dụng.
Hàn Quốc cũng là một đất nước có nhiều người nước ngồi sinh sống và ngược lại.
Về tơn giáo thì theo thống kê từ Cục Thống kê Hàn Quốc, tính đến năm 2015 tồn
Hàn Quốc có 43.9% người dân theo đạo và phần lớn chịu ảnh hưởng của Đạo Tinh Lành
và Phật Giáo, tiếp theo sau là Đạo Công Giáo và các tôn giáo nhỏ lẻ khác.

Đơn vị tiền Hàn Quốc là "won". Tên đầy đủ là won Đại Hàn Dân Quốc. Ký hiệu là
"₩ ", với mã là KRW. Các loại tiền lưu hành hiện nay gồm tiền xu, tiền giấy và ngân
phiếu có giá trị cao. Tiền xu có mệnh giá từ 1, 10, 100, 500; tiền giấy có mệnh giá từ 1000,
5000, 10000 tới 50000 won. Qui đổi với mức giá là 1 Won=19,17 Đồng (2021)…
1$=1187,83 Won (2021).
Về bộ máy nhà nước hiện nay của Hàn Quốc thuộc nhà nước Tam quyền phân lập
gồm những lãnh đạo chủ chốt sau:
2




Tổng thống: Moon Jae – in (từ ngày 10/5/2017)



Thủ tướng: Kim Moon Soo (từ ngày 14/5/2021)



Chủ tịch quốc hội: Moon Hee-sang (từ ngày 13/7/2018)



Bộ trưởng bộ Ngoại giao: Kang Kyung-wha (từ ngày 18/6/2017)

1.2. ĐẶC ĐIỂM THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC
Hàn Quốc được thiết lập theo chính thể cộng hồ hỗn hợp, tức là có sự chọn lọc và
kết hợp các đặc điểm của cộng hoà đại nghị với cộng hoà tổng thống. Chế độ hiện nay quy
định tổng thống là người đứng đầu nhà nước do nhân dân trực tiếp bỏ phiếu, với nhiệm kỳ

5 năm và không được tái cử. Quốc hội – cơ quan lập pháp có một viện, nhân dân có quyền
trực tiếp bầu ra 300 nghị sĩ với 4 năm nhiệm kỳ. Chính phủ sẽ do tổng thống và thủ tướng
đứng đầu nắm quyền hành pháp. Tòa án tối cao nắm quyền tư pháp. Cơ cấu lãnh thổ Hàn
Quốc gồm 9 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương, trong đó Hội đồng địa phương và
Hội đồng hành pháp nắm quyền lực lớn nhất ở địa phương. Nền chính trị Hàn Quốc tồn tại
chế độ đa đảng, hiện nay Tổng thống Hàn Quốc là ông Moon Jae – in thuộc Đảng Dân chủ
Đồng hành đang đương nhiệm sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 5 năm 2022.
CHƯƠNG 2. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC
2.1. HIẾN PHÁP CỦA HÀN QUỐC VÀ QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI
2.1.1. Vài nét về Hiến pháp của Hàn Quốc
Hiến pháp là luật tối cao của Hàn Quốc. Bản Hiến pháp đầu tiên ban hành sau khi
giành được độc lập từ đế quốc Nhật Bản vào ngày 17/7/1948 và được sửa đổi lần cuối ngày
29/10/1987. Có 9 lần được sửa đổi và sáu nền Cộng hịa được thành lập tính đến thời điểm
hiện tại, trong đó có 5 lần sửa đổi lớn, gần như là viết lại hoàn toàn vào những năm 1960,
1962, 1980 và 1987. Như vậy, trung bình gần 4 năm một lần, Hiến pháp của Hàn Quốc lại
được sửa đổi, tính từ năm ban hành đầu tiên 1948 đến bản Hiến pháp gần nhất năm 1987.
Dù thay đổi nhiều lần, nội dung của bản Hiến pháp Hàn Quốc vẫn xoay quanh các vấn đề
về lựa chọn mơ hình chế độ đại nghị hay tổng thống, kéo dài hay rút ngắn nhiệm kỳ tổng
thống, bầu tổng thống trực tiếp hay gián tiếp. Chỉ có Tổng thống hoặc một nhóm đa số các
nghị sĩ Quốc hội có thể sửa đổi Hiến pháp. Ngồi ra, cần có sự đồng thuận khơng chỉ của
Quốc hội mà còn của cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi tồn tồn quốc mới có thể sửa đổi
Hiến pháp. Đối với quốc hội, cần ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội ủng hộ, trong khi cuộc
trưng cầu dân ý cần hơn nửa số phiếu bầu đồng ý hợp lệ trên phạm vi cả nước.
3


2.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình thay đổi
Năm 1952, khi Tổng thống Syngman Rhee muốn kéo dài nhiệm kỳ của mình, ơng
đã cho sửa đổi bản Hiến pháp đầu tiên (1948) với nội dung là chế độ đơn viện được thay
thế bằng chế độ lưỡng viện, việc Tổng thống do quốc hội bầu ra được thay thế bằng việc

Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra. [9] Vào năm sau, ông lại tiếp tục đắc cử. Năm
1954, bản Hiến pháp lại được sửa đổi, Rhee cho phép mình được hưởng nhiệm kỳ Tổng
thống vơ thời hạn.
Tuy nhiên vào năm 1960, sau khi xảy ra các cuộc biểu tình quần chúng và cuộc
cách mạng của sinh viên để phản ứng các cuộc bầu cử gian lận, Rhee không nhận được sự
ủng hộ của dân chúng trong kỳ bầu cử. Ơng thất cử và chính quyền của ơng sụp đổ, nhu
cầu sửa đổi Hiến pháp lại xuất hiện, do vậy nền Cộng hòa thứ hai ra đời với một bản Hiến
pháp dân chủ vào tháng 6/1960. Dựa theo nội dung của bản Hiến pháp mới này, chính thể
cộng hịa Tổng thống trước đó đã được thay thế bằng chính thể cộng hịa đại nghị. [9] Có
một sự sửa đổi khác vào tháng 11 năm 1960, theo đó cho phép hình phạt hồi tố dưới cái tên
là “phản dân chủ” đối với những người phạm tội bầu cử bất thường, tham nhũng, và chiếm
đoạt tài sản công. Điều này là nhằm đáp ứng yêu cầu phổ biến về các biện pháp trừng phạt
để đảm bảo được tính minh bạch và cơng bằng hơn.
Tuy nhiên, chính phủ tạm thời mới được thành lập lúc bấy giờ khơng có khả năng
khẳng định quyền lực của mình sau sự thất bại của Tổng thống Rhee. Điều này dẫn đến
cuộc đảo chính quân sự do Park Chung Hee lãnh đạo. Trong khi về mặt lý thuyết, Hiến
pháp vẫn tiếp tục có hiệu lực, luật khẩn cấp vẫn được ưu tiên, nhưng chính quyền Park đã
cho giải tán Quốc hội, thành lập một ủy ban soạn thảo Hiến pháp mới. Bản Hiến pháp vào
tháng 12 năm 1962 đã khai sinh ra nền Cộng hòa thứ ba, với các điều khoản gần như được
viết lại hoàn tồn so với trước đó. Có nhiều nội dung trong bản Hiến pháp mới này tương
tự với Hiến pháp của Hoa Kỳ, với mơ hình cộng hịa Tổng thống.
Đảng cầm quyền lại tiếp tục cho sửa đổi Hiến pháp diễn ra lần thứ sáu vào tháng 10
năm 1969, theo đó số lần được giữ nhiệm kỳ Tổng thống tăng lên 3 lần, nhằm tạo điều kiện
cho Park Chung Hee có thể tiếp tục giữ vị trí Tổng thống. Sự thay đổi này đã được thông
qua tại Quốc hội và trong cuộc trưng cầu ý dân.
Để mở rộng quyền hành của mình khi đang giữ nhiệm kỳ thứ 3, Tổng thống Park
đã đưa ra thiết quân luật. Bề ngoài là để chờ đợi một cuộc đối thoại giữa Bắc – Nam Triều
Tiên dự kiến vào tháng 12/1972, nhưng thực chất ông lại cho ra đời Hiến pháp Yusin (hay
4



còn gọi là Lệnh phục hồi) của nền Cộng hòa thứ tư. Bản Hiến pháp quy định nhiệm kỳ của
Tổng thống là không giới hạn, quyền lực tập trung cao độ hơn vào tay Tổng thống nhưng
vẫn cho phép đa nguyên, đa Đảng. Tổng thống có thể chỉ định một phần ba số ghế ở Quốc
hội, có thể giải tán Quốc hội, có quyền ban hành sắc lệnh khẩn cấp để có thể dễ dàng đàn
áp các nhóm hoặc các cá nhân đối lập. [9]
Hiến pháp Yusin đột ngột kết thúc sau khi Tổng thống Park Chung Hee bị ám sát
năm 1979. Nền Cộng hòa thứ năm với bản Hiến pháp 1980, dưới thời Tổng thống Chun
Doo Hwan ra đời. Đây là lần thứ ba bản Hiến pháp được viết lại hoàn toàn. Dựa trên nội
dung bản Hiến pháp, vị thế của Tổng thống yếu hơn so với trước đây. Tổng thống sẽ được
bầu gián tiếp và chỉ phục vụ 1 nhiệm kỳ 7 năm. Hiến pháp mới đã loại bỏ nhiều điều khoản
không mong muốn trong Hiến pháp về trật tự phục hồi và được soạn thảo theo các quy
trình pháp lý đã được thiết lập. Tuy nhiên, theo lệnh của thiết quân luật, hoạt động chính trị
bị cấm và quyền tự do ngôn luận bị đàn áp. [9]
Hiến pháp mới của nền Cộng hòa thứ sáu vào năm 1987 là kết quả của biểu tình
ủng hộ nâng cao dân chủ của người dân. Đề xuất sửa đổi đã được đệ trình lên Quốc hội vào
18/9/1987, được thơng qua tại cơ quan lập pháp vào 12/10, được xác nhận thông qua tại
cuộc trưng cầu dân ý công khai ngày 27/10 với 93% phiếu ủng hộ, và cuối cùng được ban
hành vào 25/2/1988, với ông Roh Tae Woo nhậm chức Tổng thống. Lần sửa đổi này được
thực hiện thông qua chính phủ của phe đối lập, là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của
Hàn Quốc. Nói cách khác, Hiến pháp có tính hợp pháp hơn bất kỳ lần sửa đổi nào trước đó.
[9] Nội dung quan trọng của Hiến pháp mới này là người dân sẽ trực tiếp bỏ phiếu bầu cử
Tổng thống, nhiệm kỳ chỉ còn 5 năm, quyền lực của cơ quan lập pháp được tăng cường và
các quyền cá nhân được bảo vệ nhiều hơn. Hiến pháp không được sửa đổi kể từ năm 1987.
2.2. CƠ QUAN LẬP PHÁP
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Người đứng đầu Quốc hội Hàn Quốc là Chủ tịch Quốc hội, với quyền hành như
người phát ngôn trong phiên họp. Nhiệm kỳ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội là 2
năm. Chủ tịch là thành viên không đảng phái, và các phó chủ tịch khơng đồng thời là thành
viên của Chính phủ. [2]

Nhóm đàm phán hay cịn gọi là Đảng Chính trị có số ghế lớn hơn 20 trong Quốc
hội, được hưởng quyền phủ quyết các Đảng nhỏ. Với nhiệm vụ giám sát ngân sách nhà
nước, tham gia chương trình nghị sự lãnh đạo Quốc hội.
5


2.2.2. Nguyên tắc hoạt động
Hiến pháp trao quyền lập pháp cho Quốc hội đơn viện, gồm ít nhất 200 thành viên.
Hiện tại nó có 300 chỗ ngồi. Hầu hết 300 thành viên được bầu cử từ các đơn vị bầu cử 1
thành viên. Tuy nhiên, 56 người được bầu thông qua đại diện tỷ lệ. Nếu trường hợp một
thành viên khơng thể hồn thành nhiệm kỳ của mình, một cuộc bầu cử phụ sẽ được tổ
chức. Nhiệm kỳ của một Quốc hội là 4 năm, Nghị sĩ Quốc hội được bầu theo nguyên tắc
bỏ phiếu phổ thông, đại biểu Quốc hội khơng bị hạn chế số nhiệm kỳ. Có 17 ủy ban thường
trực được Quốc hội thành lập, để thảo luận các vấn đề chính sách chi tiết. Phần lớn, những
vấn đề thảo luận thường trùng khớp với các bộ ngành Hành pháp. Chức năng quan trọng
nhất của Quốc hội là lập pháp, ngồi ra cịn chịu trách nhiệm về việc thảo luận và thơng
qua luật pháp, kiểm tốn ngân sách và thủ tục hành chính, phê chuẩn các hiệp ước, tuyên
bố chiến tranh và thông qua các sắc lệnh của nhà nước. Đặc biệt, Quốc hội cịn có khả
năng luận tội Tổng thống hoặc đề nghị loại bỏ các quan chức cấp cao và thẩm phán khác vì
vi phạm Hiến pháp. [2]
2.3. CƠ QUAN HÀNH PHÁP
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Có 18 bộ tương ứng với 18 Bộ trưởng trong chính phủ Hàn Quốc. Mỗi cơ quan trực
thuộc đứng đầu là một Ủy viên cấp phó, ngoại trừ cơ quan Công tố do một Công tố viên
trưởng cấp Bộ trưởng đứng đầu. Theo luật, Bộ trưởng bộ Kế hoạch và tài chính, Bộ trưởng
bộ Giáo dục tự động đảm nhiệm vị trí của phó Thủ tướng của Hàn Quốc. Ngồi ra còn một
số trường hợp đặc biệt như: Thủ tướng và 18 Bộ trưởng là những người có thể đảm nhiệm
vị trí Tổng thống hay Phó thủ tướng sẽ thay thế vị trí của Thủ tướng nếu Thủ tướng khơng
thể thực hiện nhiệm vụ của mình, …
Theo luật, quan chức cấp Phó Thủ tướng - Ủy viên của Dịch vụ thuế Quốc gia,

được coi là một quan chức cấp Bộ vì tầm quan trọng của Dịch vụ thuế Quốc gia. Phó tổng
ủy của cơ quan này được tham dự các cuộc họp mà các cơ quan khác phải cử các ủy viên
của họ, và ủy viên của cơ quan này sẽ tham dự các cuộc họp mà các quan chức cấp Bộ
triệu tập.
Bên cạnh các Bộ đang phục vụ cho bộ máy chính trị cịn có các cơ quan độc lập
khác như: Viện Giám sát Kiểm tra, Viện tình báo Quốc gia, Vụ Pháp chế, Hội đồng Kinh
tế Quốc dân, …
6


2.3.2. Nguyên tắc hoạt động
Tổng thống là người đứng đầu cơ quan Hành pháp, là nguyên thủ Quốc gia, là
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hàn Quốc, được bầu cử trực tiếp bởi người dân và là
thành viên duy nhất được bầu của Hành pháp quốc gia. Tổng thống quyết định tồn bộ
những chính sách quan trọng của chính phủ, thực hiện chức năng Hành pháp thơng qua
Hội đồng Nhà nước gồm từ 15 đến 30 thành viên, trong đó có 18 Bộ trưởng được cấu
thành. Hội đồng Nhà nước là cơ quan Hành pháp chính và là nội các của Hàn Quốc, phần
có ảnh hưởng nhất của cơ quan Hành pháp là các Bộ.
Theo Hiến pháp, Tổng thống là Chủ tịch nội các và Thủ tướng là phó chủ tịch. Thủ
tướng với tư cách là người trợ lý Hành pháp chính cho Tổng thống sẽ do Tổng thống chỉ
định và được Quốc hội thông qua. Nhiệm vụ là giám sát các bộ hành chính và quản lý văn
phịng, phối hợp chính sách củ của chính phủ dưới sự chỉ đạo của Tổng thống. Ngồi ra
cịn có quyền thảo luận những chính sách lớn của Quốc gia và tham dự các cuộc họp của
Quốc hội. Đặc biệt, Thủ tướng có thể thay thế Tổng thống về năng lực hành động nếu
Tổng thống khơng có đủ tư cách để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các thành viên Hội đồng Nhà nước cũng chính là các Bộ trưởng sẽ do Tổng thống
bổ nhiệm theo sự tiến cử của Thủ tướng. Những thành viên này có quyền lãnh đạo, giám
sát các Bộ, thảo luận các công việc của quốc gia và hoạt động nhân danh Tổng thống. Họ
chỉ chịu trách nhiệm tập thể hoặc cá nhân trước Tổng thống.
Một lưu ý đặc biệt là vai trò của nội các Hàn Quốc khác với các nước khác có cùng

hình thức. Vì hệ thống chính trị của Hàn Quốc cơ bản là hệ thống Tổng thống nhưng kết
hợp một số khía cạnh của hệ thống Nội các từ thể chế đại nghị. Nói cách khác, nội các Hàn
Quốc thực hiện chính sách, cũng như tham vấn chính sách cho tổng thống. Điều đó có
nghĩa, Hàn Quốc cơ bản là nước cộng hịa Tổng thống, các nghị quyết của Nội các không
thể ràng buộc quyết định của Tổng thống. Tuy nhiên kể từ năm 2018 trở đi, thể chế chính
trị của Hàn Quốc đã bị tha hóa, chuyển từ Cộng hịa Tổng thống sang mơ hình cộng hịa
lưỡng tính. Có sự phân chia rõ quyền lực giữa Tổng thống và Thủ tướng.
2.4. CƠ QUAN TƯ PHÁP
Cơ quan Tư pháp là cơ quan độc lập với cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp nó
bao gồm hệ thống Tịa án và Viện cơng tố có chức năng bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của
cơng dân, duy trì quyền lực nhà nước nhằm xây dựng một trật tự xã hội ổn định,đồng thời
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. [7]
7


2.4.1. Hệ thống tòa án
Ở Hàn Quốc, hệ thống Tòa án gồm 3 cấp: Tòa án tối cao là cấp chung thẩm, Tòa án
cấp cao là cấp phúc thẩm, Tòa án địa phương là cấp sơ thẩm. Thêm vào đó, cịn có Tịa án
Gia đình, Tịa án Sáng chế, Tịa án Hành chính chuyên giải quyết tranh chấp ở lĩnh vực cụ
thể.
Tịa án có quyền hạn xét xử mọi tranh chấp pháp lý dựa trên Hiến pháp và cịn có
quyền lực mở rộng sang các lĩnh vực về việc đăng ký, thi hành án, ký gửi tài sản, đăng ký
quan hệ gia đình …
Tuy nhiên, Điều 101 Hiến pháp Hàn Quốc quy định trường hợp ngoại lệ. Tòa án quân
sự và Tòa xét xử Hiến pháp xét xử các vụ án quân sự và vấn đề Hiến pháp.
2.4.2. Viện công tố
Hệ thống Viện công tố Hàn Quốc xuất hiện lần đầu vào năm 1895 với việc ban
hành Luật Tổ chức Toà án và Sắc lệnh của Hoàng Gia về tổ chức cơ quan Công tố. Hiện
nay, hệ thống cơ quan Cơng tố Hàn Quốc được tổ chức theo mơ hình Kim tự tháp trong đó
bao gồm: Viện Cơng tố tối cao, Viện Công tố cấp cao (05 Viện); Viện công tố cấp quận

(13 Viện) và 42 Văn phòng chi nhánh của Viện Cơng tố quận; mỗi Văn phịng này tương
ứng với Tồ án ngang cấp.
2.5. ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
2.5.1. Đảng chính trị
Hàn Quốc hiện có 32 đảng hoạt động chính thức, trong 300 ghế ở Quốc hội, Đảng
Dân chủ: 118 ghế, Đảng Hàn Quốc tự do: 115 ghế và số ghế còn lại: các đảng phái khác,
trong đó chỉ có 7 đảng có ghế trong Quốc hội, cịn lại 25 đảng khơng có ghế trong Quốc
hội. Và theo quy định đảng nào giành 151/300 ghế trong Quốc hội thì trở thành đảng cầm
quyền. Tuy nhiên, trong lịch sử Hàn Quốc, chưa có một đảng nào có thể giành được 151
ghế, vì thế đảng chiếm đa số phải liên minh với một đảng khác để trở thành đảng cầm
quyền.
Về phương thức lãnh đạo của các chính đảng đối với Nhà nước ở Hàn Quốc được
thực hiện ở 2 nội dung cơ bản: Một là, đưa người của đảng ra tranh cử Tổng thống để trở
thành đảng cầm quyền lãnh đạo đất nước; Hai là, đưa người của đảng tranh cử vào Quốc
hội để tham gia vào quyền lập pháp của Quốc hội.
8


Do tổ chức nhà nước của Hàn Quốc theo quy định của Hiến pháp là chế độ “Tổng
thống chế”, nên chính đảng có người được bầu làm Tổng thống sẽ là đảng cầm quyền. Vai
trò của đảng cầm quyền là hỗ trợ Tổng thống điều hành quốc gia và dự thảo luật, chính
sách trình Quốc hội thơng qua. Các đảng cịn lại sẽ có nhiệm vụ bảo vệ, đảm bảo tính minh
bạch, cơng bằng trong cơng việc Nhà nước thơng qua các nghị sĩ làm việc trong Quốc hội.
2.5.2. Chính quyền địa phương
Được tổ chức theo hệ thống hội đồng - thị trưởng. Thành viên của hệ thống này
gồm: uỷ viên hội đồng địa phương và lãnh đạo cơ quan hành pháp địa phương. Hội đồng
địa phương là người đại diện cho quyền lợi dân chúng ở địa phương có nhiệm vụ giám sát
các hoạt động của các cơ quan hành pháp địa phương; đồng thời, quyết định các chính
sách, giải quyết khiếu nại cũng như các vấn đề ảnh hưởng tới khu vực.
Cơ cấu hành chính của chính quyền địa phương thường gồm ba cấp:

1. Thành phố thủ phủ Seoul, tỉnh thành thủ phủ;
2. Thành phố, hạt, quận tự trị;
3. Eup, Myon và Dong. Bên cạnh những cấp này thì các đơn vị hành chính với dân số
hơn nửa triệu dân thường sẽ có 4 cấp. [8]
2.6. CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
Pháp luật Hàn Quốc quy định tất cả công dân trên 19 tuổi có quyền tham gia bỏ
phiếu bầu cử Tổng thống và đại biểu quốc hội. Người nước ngồi thường trú ít nhất 3 năm
tại Hàn Quốc cũng có quyền bỏ phiếu (chỉ ở cấp địa phương) – quy định nhằm biểu đạt
tính chất cởi mở và minh chứng về hội nhập quốc tế diễn ra ở đất nước này. Nhà nước
khuyến khích cử tri tham gia bỏ phiếu và thực hiện các biện pháp cần thiết để cử tri thực
hiện quyền bầu cử của mình theo 4 ngun tắc cơ bản, đó là: phổ thơng, bình đẳng, trực
tiếp và bỏ phiếu kín. [9]
CHƯƠNG 3. Q TRÌNH ĐỔI MỚI MƠ HÌNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN
QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1. CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC
Ngày 17/12/1963, ơng Park Chung Hee lên làm Tổng thống đã mở cùng lúc các
mặt trận: chống tham nhũng, phát triển kinh tế theo mô hình tập trung và thực hiện hồng
loạt các chính sách tồn quốc thắt lưng buộc bụng, từ chính quyền đến dân chúng. Khác
với nhà cầm quyền tiền nhiệm, Park Chung Hee đã tái lập quan hệ bình thường với Nhật
9


Bản, đất nước đã gây nhiều đau thương cho nhân dân Hàn Quốc. [6] Việc này đã giải quyết
được vấn đề trước mắt là xung đột giữa hai quốc gia và mở đường cho việc phát triển. Nhật
Bản sau đó trở thành khách hàng lớn thứ nhì của Hàn Quốc, chỉ sau Hoa Kì. Sau 18 năm
lãnh đạo, ơng đã đưa Hàn Quốc thốt khỏi đói nghèo. Nhưng Hàn Quốc thời Park Chung
Hee cũng là thời kỳ tồi tệ nhất về phương diện xã hội. Dưới chính thể độc tài quân sự, xã
hội Hàn Quốc tồn tại và vận động theo ba nguyên tắc chống cộng, nhà nước độc tài và phát
triển kinh tế. [4] Năm 1972, ông đã làm cho cả nước bị sốc trước tuyên bố thiết quân luật
cũng như đưa ra hiến pháp độc tài và sẵn sàng đàn áp các cuộc biểu tình của người dân. [5]

Thời đại Park Chung Hee kết thúc sau khi ông bị ám sát.
Tháng 9/1980, Chun Doo Hwan lên làm tổng thống và thâu tóm hầu hết quyền lực
trong chính quyền. Lực lượng quân sự dưới quyền tướng Chun tuyên bố thiết quân luật,
cấm tụ tập, đóng cửa nhiều trường đại học và bắt giữ các thủ lĩnh của phong trào đòi dân
chủ của người dân, đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình sinh viên. [4] Hàng triệu người đã đổ
xuống đường trên toàn quốc bất chấp bị đàn áp, họ hô vang khẩu hiệu “Bãi bỏ hiến pháp
xấu xa” và “Xóa bỏ chế độ độc tài”. Cuộc đấu tranh của người dân Hàn Quốc không chỉ
nhắm tới việc lật đổ các nhà độc tài mà cịn chính là thiết chế, cụ thể là đòi sửa đổi hiến
pháp và họ đã kiên định với phương thức đấu tranh ấy trong suốt gần bốn mươi năm.
Chính quyền Chun Doo Hwan đã buộc phải sửa đổi hiến pháp, ban hành bản Hiến pháp
mới vào ngày 29/10/1987.
Ngày 25/2/1988, Roh Tae Woo nhậm chức tổng thống đem lại bước ngoặt chuyển
giao quyền lực, chứng kiến một thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang chế độ tổng
thống 5 năm [3] do Hiến pháp quy định bằng phương pháp bầu cử trực tiếp. Với chủ
trương tự tơn dân tộc, dân chủ hịa hợp, phát triển cân bằng lằm mục tiêu.
Một trong những cải cách có nhiều thành tựu đáng kể nhất khơng thể không nhắc
tới là thời kỳ của tổng thống Kim Dae Jung, ơng chính thức trở thành tổng thống vào năm
1998. Cựu Tổng thống cho rằng nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng là do những
yếu kém về cơ cấu hành chính tích lũy từ 30 năm trước. Hàn Quốc đã thành lập Ủy ban
Đặc trách trực thuộc Tổng thống, chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngân sách, cải cách chính
phủ và đưa vào thử nghiệm nhiều ý tưởng cải cách mới, một trong số đó là nỗ lực để khiến
hệ thống dịch vụ công cởi mở và cạnh tranh hơn.
Vào ngày 7/1/1998, Ủy ban Cải cách hành chính được thành lập, gồm 22 thành
viên với nhiệm vụ chính là lập dự thảo kế hoạch cải cách hành chính dựa trên những
10


nghiên cứu của Ủy ban Ðặc trách trực thuộc Tổng thống trước đó và đã giúp loại bỏ 5.430
quy định trong thủ tục hành chính;
Từ năm 1999, Chính phủ Tổng thống Kim Dae-jung đã áp dụng chế độ lương,

thưởng dựa theo đánh giá chất lượng hoạt động của từng cá nhân cơng chức. Theo đó,
cơng chức sẽ được nhận mức thưởng tùy theo mức độ cống hiến của mình.
Cho đến năm 2003, Tổng thống Roh Moo-hyun lên nắm quyền. Ông đưa ra quyết
định mở cửa dịch vụ [1] công bằng cách thành lập “hệ thống tuyển dụng mở”. Theo đó,
140 vị trí dịch vụ cơng được mở cửa cho các ứng viên bên ngoài thi tuyển vào dựa trên
năng lực, trình độ và hạnh kiểm, trong đó 20% là các vị trí giám đốc ban, ngành. Điều này
nhằm chống lại “truyền thống” lâu đời của dịch vụ công là chỉ tuyển người nhà, người có
thân có thế và dựa trên đề bạt từ cấp trên là chủ yếu. Ðể kiểm sốt tham nhũng, tất cả các
cơng chức và các ứng viên thi vào dịch vụ công đều phải kê khai tài sản. Hàn Quốc cũng
thành lập một “Hệ thống kiểm sốt cơng chức nhà nước” để thường xun theo dõi nhân
sự hành chính, đặc biệt là việc “phình to” về đội ngũ, số lượng công chức.
Về thể chế, Hàn Quốc đã sửa đổi các quy định của nhà nước để bảo đảm thích ứng
với sự phát triển nhanh chóng của thị trường trên nguyên tắc giảm bớt sự can thiệp nhà
nước và giảm chi phí cho dân. Nhìn chung, q trình cải cách hành chính của chính phủ
Hàn Quốc tập trung cải cách và áp dụng cơ chế thị trường trên bốn lĩnh vực chính: hợp tác,
tài chính, lao động và khu vực cơng. Chính phủ đã tiến hành nhiều đề án cải cách mới,
trong đó có cải cách chế độ lương, tiến hành giảm biên chế, từng bước thực hiện việc th
khốn dịch vụ cơng, mở rộng phạm vi hoạt động của khu vực tư. Các cơ quan, tổ chức
thuộc khu vực công được tái cơ cấu theo hướng gọn nhẹ, áp dụng nguyên tắc cạnh tranh
trong thực thi công việc. Các lĩnh vực cải cách thể chế hành chính, nhân sự, quản lý tài
chính; quản lý doanh nghiệp công và quản lý lao động chú trọng yếu tố phân cấp, phân
quyền.
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm trong việc cải cách hành chính để xây dựng
bộ máy làm việc hiệu quả, Việt Nam có thể tiến hành các cải cách hành chính, đặt trọng
tâm là tái cơ cấu nhằm làm tinh gọn bộ máy, áp dụng nguyên tắc cạnh tranh và nguyên tắc
chất lượng thực thi công vụ theo vị trí việc làm. Cải cách cơ cấu được áp dụng cùng lúc
trong các lĩnh vực, nhằm phát huy tính kỷ luật và hiệu quả của nguyên tắc thị trường và lực
lượng thị trường, đồng thời, phát huy tác dụng trong phòng, chống tham nhũng.
11



Trong thiết kế chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ cơng chức, Chính phủ
Việt Nam cần tuyển chọn kĩ lưỡng những người lãnh đạo có năng lực, đạo đức tốt việc tinh
giản bộ máy, giảm số lượng cán bộ, công chức là nâng cao năng lực chuyên môn, trách
nhiệm với công việc, tinh thần thái độ phục vụ người dân và chế độ đãi ngộ tương xứng và
minh bạch.
Về quản lí nhà nước, Việt Nam nên tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển
của xã hội dân sự, xây dựng cơ chế để tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quản lý xã hội,
thực hiện tư vấn, giám sát, góp ý đối với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
Nhà nước. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc ứng dụng nền tảng cơng nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước để xã hội, những tổ chức và những hoạt động khơng thuộc nhà
nước, có thể giám sát được các hoạt động của bộ máy công quyền.

12


KẾT LUẬN
Trong quá trình đổi mới đất nước song hành với nó thì những chủ trương đổi mới
ngày càng phát triển theo nhằm đáp ứng cho nhu cầu và lịch sử của nhân loại. Một đất
nước có phát triển mạnh mẽ hay khơng phụ thuộc vào những chính sách chính trị mà Bộ
máy nhà nước sẽ ban hành.
Trong chiến lược phát triển về một đất nước với sự hưng thịnh địi hỏi phải đổi mới
trên nhiều phương diện, phải có một môi trường trọng công bằng, kỷ cương, đạo đức,
thượng tôn pháp luật được coi làm chuẩn mực, tạo ra một mơi trường lành mạnh dẫn dắt sự
phát triển tồn bộ mọi người trong đất nước đó. Khơng chỉ riêng Hàn Quốc nói riêng mà
trên tồn thế giới nói chung khi bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như
ngày nay, thì việc đầu tiên mà mỗi một quốc gia hướng đến là phải có những chính sách
chính trị phù hợp. Do đó, trong chiến lược phát triển đất nước, những chủ trương mới phải
được quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực về trí tuệ, ý chí và niềm

tin. Những chính sách, chủ trương mới buộc phải hợp lý, giàu trí tuệ, giàu ý chí và khát
vọng, có lý tưởng cách mạng soi sáng, sẽ là động lực để sớm đưa Hàn Quốc nói riêng và
tất cả nước trên thế giới nói chung đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp
theo hướng hiện đại như ngày nay. Phát triển về nguyên tắc cũng là một bộ phận của phát
triển kinh tế - xã hội, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với việc phát triển kinh tế - xã hội.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các web hỗ trợ
[1]. truy cập ngày 27/01/2022.
[2]. truy cập ngày 28/01/2022.
[3]. truy cập ngày 28/01/2022.
[4]. truy cập ngày 05/02/2022.
[5]. truy cập ngày
05/02/2022.
[6]. truy cập ngày
05/02/2022.
[7]. Về cơ quan công tố Hàn Quốc, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
truy cập 06/02/2022.
[8]. Trần Minh Châu, Tổ chức chính quyền địa phương ở Hàn Quốc, Tạp chí Tổ chức Nhà nước,
truy cập 06/02/2022.
[9]. Trần Thúy Vân, Tìm hiểu chế độ bầu cử ở Hàn Quốc, Quản lí Nhà nước,
truy cập 06/02/2022.

14


BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM 11

Tên đề tài: “Sự hình thành – phát triển thể chế chính trị Hàn Quốc và bài học kinh
nghiệm của Việt Nam”.
1. Danh sách nhóm và nhiệm vụ được giao
STT

Nhiệm vụ được giao

Họ và tên

- Soạn dàn ý
- Đảm nhận phần viết:
+ Lý do chọn đề tài
1

Kiều Nguyễn Phương Quan

+ Kết luận

(nhóm trưởng)

+ Chương 2
- Sửa word, soạn tài liệu
tham khảo
- Chọn đề tài
- Làm slide
- Đảm nhận phần viết:

2

Huỳnh Nguyễn Anh Quân

(nhóm phó)

+ Chương 1
+ Rút gọn ý, sửa lỗi chính tả
- Phân chia công việc
- Đánh giá thành viên
- Photo tài liệu nhóm
- Làm bìa
- Đảm nhận phần viết:

3

Ngơ Minh Tú
(nhóm phó)

+ Chương 3
+ Tổng quan khu vực Đông
Á
- Đôn đốc thành viên trong
nhóm
- Thư kí

15

Ghi chú


2. Q trình làm việc của nhóm

Đánh giá

Người
STT

Tên cơng việc

phụ

Thời hạn

trách

mức độ

Thành

Nhóm

hồn thành

viên

trưởng

(thang điểm

ký tên

ký tên

10)


1
2
3

Soạn dàn ý
và viết
Viết và slide
Viết và hậu
cần

Quan

25/01/2021

10/10

Quan

Quan

Quân

28/01/2021

10/10

Quân

Quan




05/01/2021

10/10



Quan

3. Tự đánh giá
- Ưu điểm: Đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau trong học tập.
- Nhược điểm: Làm việc online nên khó gặp mặt trao đổi cơng việc.
- Tự xếp loại: Giỏi
4. Kiến nghị (nếu có)

16

Ghi chú



×