Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Sự thay đổi trong chính sách dân số của Trung Quốc giai đoạn 1979 – 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.3 KB, 23 trang )

SỰ THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1979 – 2021
Kiều Nguyễn Phương Quan – 20CNQTH02
Huỳnh Nguyễn Anh Quân – 20CNQTH02
Ngô Minh Tú – 20CNQTH02
Nguyễn Thị Kim Nhật – 20CNQTH02
Nguyễn Văn Huy – 20CNQTH01
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt
MTĐ
ĐTB
TCB
CSMC
CSHC
MCBGT
NCT

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt
Mao Trạch Đơng
Đặng Tiểu Bình
Tập Cận Bình
Chính sách một con
Chính sách hai con
Mất cân bằng giới tính
Người cao tuổi
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc hiện nay được biết đến là một trong những quốc gia có nền kinh tế
phát triển và ảnh hưởng trên thế giới. Không chỉ vậy, đất nước này còn được mệnh
danh là “đất nước tỷ dân” với lượng dân số đứng thứ nhất trên thế giới [4] - đây được


xem là ưu điểm của đất nước này. Sở hữu một trong những quyền lực mềm đó là dân
số - lực lượng lao động dồi dào đã giúp cho đất nước này chỉ trong ba thập kỷ đã giúp
cho một đất nước nghèo đói trở thành một trong những cường quốc trên thế giới [49] .
Tuy nhiên để đạt được thành tựu trong khoảng thời gian ngắn, chính quyền Bắc Kinh
cũng từng trải qua giai đoạn “bùng nổ” dân số khiến chính quyền này đưa ra những
chính sách có ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực. Đặc biệt chính sách dân số được
chính quyền Bắc Kinh ban hành và sửa đổi trải qua 3 giai đoạn với những mục đích
khác nhau từ năm 1979 – 2015; giai đoạn 2016 – 2020; và giai đoạn 2021 - nay.

1


Chính sách một con (CSMC) được ban hành vào năm 1979 – 2015 nhằm hạn
chế sự tăng trưởng dân số. Tuy nhiên chính sách này đã gặp nhiều ý kiến tranh cãi vì
những hậu quả xã hội và tâm lý, bao gồm sự mất cân bằng giới tính, gia tăng tuổi già
trong dân số và tác động tiêu cực đối với chăm sóc người già. Đến năm 2016, đánh
dấu cho một bước ngoặt thay đổi trong chính sách dân số là chính sách hai con
(CSHC) nhằm mục đích hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng dân số và giải quyết vấn đề già
hóa dân số trong tương lai, chưa đến 5 năm chính quyền Bắc Kinh lại tiếp tục thay đổi
thành chính sách ba con. Vì vậy, chúng ta thấy được chính sách dân số của chính
quyền Trung Quốc rất đa dạng và phức tạp của các vấn đề mà quốc gia này đang đối
mặt, đặc biệt trong tình hình thế giới như ngày này đòi hỏi một giải pháp hiệu quả để
cải thiện xã hội vấn đề đối nội của Trung Quốc. Bên cạnh đó chính sách dân số của
Trung Quốc cịn đóng vai trị quan trọng trong việc định hình tương lai của khu vực và
thế giới. Chính vì những lý do trên, nhóm 7 lựa chọn đề tài “Sự thay đổi trong chính
sách dân số của Trung Quốc giai đoạn 1979 – 2021” làm đề tài nghiên cứu cho bài
tiểu luận này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là “Sự thay đổi trong chính sách

dân số của Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2021”.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian của bài tiểu luận này là giai đoạn 1979 - 2021. Đây là giai
đoạn đất nước Trung Quốc trải qua ba lần thay đổi chính sách về dân số giai đoạn từ
1979 đến 2014: chính sách một con; giai đoạn từ 2015 đến 2020: chính sách hai con;
và giai đoạn từ 2021 - nay: chính sách ba con.
Phạm vi khơng gian của bài tiểu luận này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(Trung Quốc) khơng bao gồm các khu tự trị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn, bài tiểu luận sẽ tập
trung nghiên cứu nhằm làm rõ về sự thay đổi trong chính sách dân số của Trung Quốc
2


giai đoạn 1979 - 2021. Bên cạnh đó góp phần làm rõ về những thách thức về dân số
tại Trung Quốc hiện nay và đưa ra một số giải pháp về vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, bài tiểu luận sẽ thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu chính sau:
 Làm rõ các lý thuyết về sự thay đổi trong chính sách dân số của Trung Quốc
giai đoạn 1979 - 2021.
 Trình bày về q trình điều chỉnh chính sách dân số của Trung Quốc giai đoạn
1979 - 2021.
 Đánh giá những thách thức và đưa ra một số giải pháp về vấn đề dân số của
Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2023.
4. Câu hỏi nghiên cứu
 Những lý thuyết về sự thay đổi trong chính sách dân số của Trung Quốc giai
đoạn 1979 - 2021 là gì ?
 Quá trình điều chỉnh chính sách dân số của Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2021

như thế nào ?
 Những thách thức về vấn đề dân số tại Trung Quốc hiện nay và một số giải
pháp là gì ?
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được thực hiện dựa trên một số phương pháp nghiên cứu chính
như sau:
Phương pháp phân tích chính sách được sử dụng xuyên suốt trong cả ba
chương, nhằm làm rõ sự thay đổi chính sách dân số, q trình điều chỉnh, thách thức
và đưa ra giải pháp về vấn đề trong chính sách dân số ở Trung Quốc giai đoạn 1979 2021.
Phương pháp so sánh - đối chiếu nhằm phân tích các thực trạng, thách thức và
đề xuất giải pháp cho chính sách dân số tại Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2021 ở Phần
2 và Phần 3.
3


Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cơ bản khoa học xã hội khác cũng được
nhóm sử dụng trong tiểu luận, bao gồm: phương pháp lịch sử, phương pháp logic,
phương pháp thống kê và phương pháp dự báo nhằm làm rõ chính sách dân số trong
xã hội Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2021 và đưa ra một số giải pháp về chính sách
dân số trong xã hội Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong từng phần nghiên cứu, bài tiểu
luận, nhóm tác giả sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp: phân tích - tổng hợp
và quy nạp - diễn dịch nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của tiểu luận được cấu trúc thành 3
phần:
Phần 1: Lý thuyết về sự thay đổi trong chính sách dân số của Trung Quốc giai
đoạn 1979 - 2021
Chương này tập trung làm rõ các lý thuyết về sự thay đổi trong chính sách dân
số của Trung Quốc bao gồm: các lý thuyết về chính sách; tổng quan về dân số của
Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2021.

Phần 2: Quá trình điều chỉnh chính sách dân số của Trung Quốc giai đoạn 1979 2021
Chương này đi sâu phân tích về các chính sách dân số của Trung Quốc ở hai
giai đoạn: giai đoạn 1979 - 2014; giai đoạn 2015 - 2021.
Phần 3. Những thách thức về vấn đề dân số của Trung Quốc hiện nay và một số
giải pháp
Chương này tập trung đánh giá những thách thức về vấn đề dân số của Trung
Quốc hiện nay. Qua đó, bài tiểu luận sẽ đưa ra một số giải pháp cho chính sách dân số
của Trung Quốc.
NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN 1. LÝ THUYẾT VỀ SỰ THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ
CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1979 - 2021
4


1.1. LÝ THUYẾT VỀ DÂN SỐ
1.1.1. Vai trò của dân số
Trong quan hệ quốc tế, ngoài sáu thành tố để cấu tạo nên quyền lực của một
quốc gia thì dân số được xếp thứ hạng thứ hai. Theo GS. TS Hoàng Khắc Nam, dân số
được chia thành ba yếu tố sau: số lượng dân cư, thành phần dân cư, và lực lượng quân
sự. Để lý giải cho điều này, dân số đóng một vai trị quan trọng trong việc gia tăng sức
mạnh của quốc gia. Bởi số lượng dân số càng đông sẽ đem lại cho quốc gia một nguồn
nhân lực dồi dào, bên cạnh đó cịn là một nguồn tiêu thụ sản phẩm trong thị trường
thương mại. Điều này sẽ giúp cho các quốc gia phát triển kinh tế. Khơng chỉ vậy, dân
số càng đơng sẽ có một thành phần dân cư đa dạng, giúp ích cho các quốc gia muốn
gia tăng quyền lực của mình thơng qua mối quan hệ đồng tộc [1]. Ngồi ra, quốc gia
cần có một lực lượng quân sự to lớn để có thể chống lại các thù địch bên ngoài bởi
quân sự là một trong những thành tố căn bản nhất của quyền lực theo Chủ nghĩa hiện
thực. Chính vì vậy, để một quốc gia hùng mạnh cần có một lượng dân số đơng để có
thể góp phần vào kinh tế cũng như quân sự trong nước - đây được coi là một điều
quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, các quốc gia cần phải có những điều kiện đáp

ứng nhằm đảm bảo vai trò dân số phát huy đúng theo khả năng của nó mà khơng bị
phản tác dụng ngược.
1.1.2. Chính sách dân số
Chính sách dân số là tập hợp các biện pháp được Nhà nước thực hiện nhằm
điều tiết, kiểm soát và phân bổ số lượng dân trong quốc gia hoặc khu vực cụ thể.
Chính sách dân số được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, ví dụ như: khuyến
khích sinh con, khuyến khích nhập cư để tăng quy mơ dân số, ngược lại, các biện pháp
như hạn chế sinh dùng để giảm dân số. Ngồi ra, chính sách dân số cũng có thể nhằm
mục đích điều chỉnh sự phân bổ dân số trên tồn quốc bằng cách khuyến khích di cư
hoặc di dời dân số. [55]
1.1.3. Già hóa dân số

5


Già hóa dân số (GHDS) là một hiện tượng tỷ lệ người cao tuổi (NCT) trên 60
tăng mạnh trong tổng dân số của một quốc gia hay một khu vực bất kì. Già hóa dân số
thường xuất hiện khi tuổi thọ trung của quốc gia hay khu vực đó tăng lên và hiện
tượng này thường đi kèm với tỷ lệ sinh giảm. Tình trạng già hóa dân số diễn ra khắp
thế giới và diễn ra mạnh mẽ và rõ ràng nhất là các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
[24]
1.1.4. Mất cân bằng giới tính
Mất cân bằng giới tính khi sinh là số bé trai sinh ra còn sống cao hơn hoặc thấp
hơn ngưỡng bình thường so với 100 bé gái. Vấn đề này xuất hiện khi tỷ số giới tính
trẻ nam khi sinh lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 104 so với 100 trẻ nữ [19]. Mất cân bằng
giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính (MCBGT) trong xã hội,
nghĩa là tình trạng dân số có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ giới tính nam và nữ trong
một quốc gia hoặc khu vực cố định trong một thời điểm nhất định. Điều này đe dọa
trực tiếp đến sự ổn định của dân số của các quốc gia trên thế giới.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC GIAI

ĐOẠN 1979 - 2021
1.2.1. Giai đoạn 1979 - 2014
Vào năm 1979, dưới thời của Mao Trạch Đông (MTĐ), dân số Trung Quốc
tăng lên đáng kể. Tổng dân số năm 1979 là 960 triệu người tăng gần gấp đôi so với
năm 1949 là 540 triệu người. Dưới sự gia tăng dân số này, dân số Trung Quốc đã gặp
nhiều vấn đề nghiêm trọng như: tình trạng nơi ở thiếu thốn và cơng việc không được
phân bổ đồng đều. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đề ra một chính sách để hạn
chế tỷ lệ gia tăng dân số. Sau khi chính sách được đề ra, dân số Trung Quốc đã được
ổn định hơn.
1.2.2. Giai đoạn 2015 - 2020
Năm 2015, Trung Quốc ghi nhận tổng số dân gần 1,4 tỷ người. Ở giai đoạn
này, Trung Quốc phải đối mặt với thách thức của việc già GHDS, với tỷ lệ người
già tăng lên. Trung Quốc sẽ chứng kiến sự bùng nổ dân số già với trung bình 8 triệu
người bước sang tuổi 60 mỗi năm, tăng so với mức trung bình 4,8 triệu người trong
6


giai đoạn 2006 – 2010. Trong khi đó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, từ 15 đến
59 tuổi, sẽ chạm đỉnh và sau đó bắt đầu suy giảm [39]. Điều này tạo ra áp lực lớn
đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và hệ thống hỗ trợ NCT. Chính vì vậy, Trung
Quốc đã xóa bỏ CSMC ban đầu và áp dụng CSHC nhằm ứng phó với vấn đề
GHDS.
1.2.3. Giai đoạn 2021 - nay
Tổng cục thống kê Trung Quốc cho rằng rất có thể trong tương lai Trung Quốc
sẽ nhường vị thế quốc gia đông dân nhất thế giới cho Ấn Độ, bởi hiện nay, lần đầu
tiên dân số Trung Quốc đang giảm xuống. Năm 2022, dân số Trung Quốc là 1,411 tỷ
người, giảm khoảng 850.000 người so với năm 2021 [22]. Trước tình trạng dân số có
xu hướng giảm, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các vấn đề về nhân khẩu học, đó là
GHDS và thiếu hụt lực lượng lao động. Hiện nay, NCT chiếm gần 1/5 dân số Trung
Quốc. Một số chuyên gia cảnh báo, viễn cảnh Trung Quốc có thể đang đi vào con

đường giống Nhật Bản, đối với mặt GHDS. Khi tỷ lệ sinh giảm, trong tương lai, lực
lượng lao động sẽ giảm. Hiện nay, Trung Quốc đang có kế hoạch khuyến khích các
gia đình sinh nhiều hơn một con, một số địa phương cịn thưởng tiền cho các gia
đình vừa sinh con hoặc đề xuất trợ cấp nhà ở cho các gia đình đơng con.
PHẦN 2. Q TRÌNH ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH DÂN SỐ CỦA TRUNG
QUỐC GIAI ĐOẠN 1979 – 2021
2.1. CHÍNH SÁCH MỘT CON (1979 – 2014)
2.1.1. Ngun nhân chính sách
Dân số Trung Quốc dưới thời ông MTĐ đã tăng đột biến từ 541 lên 968 triệu
người chỉ trong 30 năm từ năm 1949 đến năm 1979 [44], [54]. Đây là một trong
những hậu quả của chiến dịch “Đại Nhảy Vọt” - chiến dịch mà chủ tịch MTĐ hy vọng
sẽ giúp Trung Quốc phát triển mạnh mẽ về kinh tế với tham vọng đưa quốc gia này
sánh ngang thậm chí vượt mặt các nước lớn như Nga, Anh, Mỹ. Trung Quốc đã dựa
vào nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế thay vì những linh kiện máy móc
hiện đại như các nước phát triển khác. Vì vậy, dưới thời chính quyền MTĐ, dân số
nước này tăng một cách chóng mặt. Đồng thời, bên cạnh bài tốn làm sao để đưa
7


Trung Quốc trở lại thời hồng kim thì một bài tốn khác mà Chính phủ Trung Quốc
cần phải giải quyết đó là vấn đề dân số. Sau sự ra đi của chủ tịch MTĐ, dưới sự lãnh
đạo của ông Đặng Tiểu Bình (ĐTB), Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách
một con, nhằm mục đích kiểm sốt dân số và tập trung vào phát triển kinh tế và cải
thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
2.1.2. Nội dung chính sách
Chính sách một con được chính quyền Bắc Kinh triển khai với mục đích nhằm
giảm tốc độ tăng trưởng dân số, để tập trung đầu tư vào giáo dục, y tế, và các dịch vụ
cơ bản khác, đồng thời giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng và tài nguyên. Vào năm 1979,
Chính phủ Trung Quốc đã có những động thái trong việc đặt giới hạn đối với các hộ
gia đình nhưng chưa có tính thống nhất giữa các tỉnh với nhau.

Đến năm 1980, dưới sự lãnh đạo của chính quyền ĐTB, CSMC mới được
thống nhất trên toàn quốc và thơng qua Hiến pháp từ năm 1982. CSMC vẫn có một số
ngoại lệ như: cha mẹ là dân tộc thiểu số, những gia đình có con sinh ra bị khuyết tật ;
hoặc bố và mẹ một trong hai người chưa có con ở cuộc hơn nhân trước; hay bố và mẹ
là con một trong gia đình của họ. Bên cạnh đó, các gia đình ở nơng thơn có thể đẻ
thêm con nếu như đứa đầu tiên là con gái. Nếu những gia đình nơng thơn tn thủ
chính sách, những phần thưởng mà họ có thể nhận được là giảm thuế hoặc được sử
dụng diện tích đất và rừng lớn hơn.
Để thực hiện được chính sách này, chính quyền Trung Quốc đã hỗ trợ về tài
chính cũng như cơng việc cho các gia đình, đối với những trường hợp có ý định chống
đối và vi phạm thì sẽ có những hình phạt như phạt tiền với mức phạt khá nặng, ngoài
ra các biện pháp mạnh tay như cưỡng bức phá thai và triệt sản cũng được sử dụng.
Việc chính sách một con ra đời là một bước ngoặt lớn của Chính phủ Trung Quốc với
hy vọng có thể kiểm sốt được dân số và giảm tỉ lệ sinh đẻ. [53], [46].
2.1.3. Tác động chính sách
Chính sách một con với mục tiêu cải thiện đời sống người dân và kiểm soát tỉ
lệ dân số của chính quyền của ơng ĐTB đã nhận rất nhiều ý kiến của người dân bởi nó
8


tác động trực tiếp đến đời sống của họ và được thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh khác
nhau.
Về kinh tế, sự tăng trưởng về dân số đóng góp khơng nhỏ trong tăng trưởng
GDP của một nước. GDP của Trung Quốc giai đoạn (1962-1979) là 7,14% và sau khi
ban hành chính sách một con thì con số này đã tăng lên 9,93% từ năm 1980 - 2012, có
thể thấy nền kinh tế nước này có chuyển biến tốt khi ban hành chính sách một con.
Tuy nhiên sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng của dân số lên sự tăng trưởng kinh tế
giảm từ 31% xuống 18%. [46]
Về dân số, ước tính có đến 400 triệu ca sinh đẻ đã được ngăn chặn kể từ khi
chính sách này được ban hành, trung bình một người phụ nữ có tỉ lệ sinh là 1,6 lần, tỉ

lệ gia tăng dân số giảm còn 0,52% [3], [11]. Tầm quan trọng của một gia đình đơng
con cũng đã được thay đổi rõ rệt kể cả ở thành thị lẫn nông thôn, người ta không cịn
quan trọng việc gia đình có nhiều con hay khơng. [50]
Về xã hội, CSMC đã gây ra khơng ít những hậu quả cho các gia đình Trung
Quốc. Các gia đình Trung Quốc muốn đẻ con trai nhiều hơn là con gái, vì vậy khi biết
mình mang thai con gái đầu lịng thì rất nhiều người đã lựa chọn phá thai với hy vọng
lần mang thai sau sẽ là con trai, vì quan điểm đó mà tỉ lệ phá thai nhi nữ tăng vọt. Ước
tính khoảng 20 triệu bé gái "đã biến mất" thông qua nạo, phá thai hoặc các nguyên
nhân khác từ những năm 1980 tới 2010. Ngoài ra, sự MCBGT ở Trung Quốc ngày
càng gia tăng và vai trò của phụ nữ ở Trung Quốc ngày càng bị xem thường, ít coi
trọng. Khơng dừng lại ở đó, sự MCBGT làm cho phụ nữ ở Trung Quốc trở nên khan
hiếm, vì vậy việc lập gia đình trở thành một khó khăn lớn cho đàn ông nước này. Từ
đây, ý định tìm vợ từ các nước láng giềng của đàn ơng Trung Quốc bắt đầu nhen
nhóm, dẫn đến vấn nạn bn người sang biên giới gây nhức nhối xã hội. Không chỉ
phụ nữ nước ngồi là nạn nhân của nạn bn người mà ngay cả người dân Trung
Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Theo thống kê của các bài báo lớn ở Trung Quốc
thì mỗi năm có đến 200,000 trẻ em gái nước này bị bắt cóc, bắt giữ 16,000 đối tượng
về hành vi buôn bán trẻ em và phụ nữ, gây ra nỗi lo bất an cho người dân nơi đây.[10],
[11], [36], [29]
9


Qua đó, thấy được CSMC của Trung Quốc mặc dù đảm bảo cho việc phát triển
vượt bậc của đất nước nhưng cũng để lại những hậu quả ảnh hưởng đến cho các thế hệ
sau. Về lâu dài, tác động mà chính sách này mang lại là sự kìm hãm trong việc cải
thiện dân số trẻ.
2.2. CHÍNH SÁCH HAI CON (2015 - 2021)
2.2.1. Nguyên nhân chính sách
Sau 36 năm theo đuổi chính sách một con cứng rắn do chính quyền ĐTB đề ra,
tình hình Trung Quốc ngày càng có những chuyển biến tích cực. Kể từ Hội nghị

Trung ương 3 khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước ĐTB đã mở
đầu khởi xướng công cuộc cải cách kinh tế - xã hội và mở cửa. Điều này đã giúp
Trung Quốc “chuyển mình” ngày một phát triển và mở rộng, trở thành một cường
quốc với nền kinh tế không thể thiếu trên thị trường quốc tế, chỉ đứng sau Mỹ. Từ một
đất nước được xếp hạng là một trong các nước nghèo trên thế giới với GDP bình quân
đầu người chỉ ở mức 156 USD [49], GDP của Trung Quốc với ước tính đã tăng 34
lần, giúp cho GDP đầu người ở Trung Quốc tăng 50 lần, đạt 8.800 USD vào năm
2017. [49] Tuy nhiên, vào năm 2015, Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng GHDS
đang đe dọa tới sự phát triển kinh tế và hệ thống y tế. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc
đã chính thức thơng báo cho phép mỗi cặp vợ chồng đều được sinh hai con, chính
sách này bắt đầu có hiệu lực vào năm 2016 [5]. Đây được coi là một dấu mốc mới cho
chính sách dân số của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tốc độ già hóa nhanh của lực
lượng lao động.
2.2.2. Nội dung chính sách
CSHC tại Trung Quốc một lần nữa đánh dấu sự thay đổi trong việc cải cách
của đất nước. Sau 36 năm duy trì CSMC gây tranh cãi, thì chính quyền này phải đối
mặt với sự già hóa dân số trong tương lai. Theo dự báo của một số chuyên gia phân
tích, Trung Quốc sẽ giảm 35 triệu lao động trong vòng 5 năm (2021 - 2025) và tỷ lệ
người trong độ tuổi lao động sẽ chỉ chiếm một nửa dân số Trung Quốc vào năm 2050.
Điều đáng cảnh báo khi giai đoạn 2000 - 2010 tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tại
Trung Quốc giảm từ 70,1% xuống cịn 63,3% vào năm 2020 [7]. Có thể nói CSMC
với mục đích hạn chế về sự gia tăng dân số của Trung Quốc nhằm thúc đẩy cho sự

10


bùng nổ kinh tế, tuy nhiên, hậu quả mà chính sách này mang lại là một xã hội đầy bất
ổn khi có tỷ lệ chênh lệch lớn giữa dân số già và trẻ. Chính vì vậy, mục tiêu mà CSHC
hướng đến là nhằm nỗ lực cân bằng tỷ lệ dân số quốc gia để đảm bảo nguồn nhân lực
dồi dào cho việc phát triển kinh tế.

2.2.3. Tác động chính sách
Thực tế cho thấy vấn đề dân số tại Trung Quốc có sự chênh lệch giữa dân số
già và trẻ nguyên nhân bắt nguồn từ CSMC mà chính quyền ĐTB đã để lại. Mặc dù
CSHC được ban hành bởi chính quyền Tập Cận Bình (TCB) với mục tiêu khuyến
khích mỗi gia đình có hai con - động thái nhằm giải quyết vấn đề dân số già của đất
nước. Tuy nhiên, tác động mà chính sách này đem lại cho xã hội Trung Quốc vẫn
không thể cải thiện sâu sắc.
Thứ nhất, sự gia tăng dân dân số vẫn không đạt được như mong muốn. Trong
những năm đầu triển khai chính sách, tỷ lệ sinh tăng đột biến đạt 5,4 triệu ca sinh [45]
nhưng những năm sau đó tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm qua từng thời kỳ. Năm 2019, cả
nước Trung Quốc chỉ ghi nhận 14,65 triệu ca sinh, tỷ lệ sinh giảm xuống dưới 10,5
trên 1000 - thấp nhất kể từ năm 1952 [52]. Đến năm 2020, chỉ có 43% các cặp vợ
chồng sinh con thứ hai, giảm so với năm 2017 là 50% và đến cuối năm 2021, dân số
Trung Quốc chỉ tăng 480.000 người, đạt 1,4124 tỷ người [7].
Thứ hai, sự chênh lệch giữa giới tính trong xã hội Trung Quốc. Chính quyền
Bắc Kinh đã khuyến khích mỗi hộ gia đình sinh con thứ hai bằng một số ưu đãi như:
phát tiền mặt, trợ cấp về nhà ở và kéo dài thời gian nghỉ thai sản [21]. Nhưng do hậu
quả từ CSMC, khiến cho các gia đình cố gắng có được một người con trai do ảnh
hưởng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, khiến cho xã hội Trung Quốc đối mặt với tình
trạng dư thừa đàn ơng. Theo thống kê vào năm 2022, tổng cộng 722,06 triệu nam giới
và 689,69 triệu nữ giới trong tổng dân số; trong đó nam giới hơn nữ giới 32,27 triệu
người [14]. Đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho tình trạng
già hóa ngày càng tăng nhanh.
Nhìn chung, CSHC được áp dụng vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi, vì vậy
chưa đầy 5 năm, Trung Quốc lại tiếp tục triển khai chính sách ba con nhằm cải thiện
tình hình dân số tại đất nước này. Tuy nhiên cho đến nay, các thống kê cho thấy tỷ lệ
sinh tại Trung Quốc vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ của các năm trước với năm 2020
11



giảm gần 15% [41]; năm 2022 với số lượng giảm khoảng 850.000 [47]. Mặc dù, mục
tiêu mà Chủ tịch TCB đề ra là tổng thu nhập quốc nội của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi
vào năm 2035 [41] nhưng theo đà tiếp diễn về tỉ lệ sinh như hiện nay tại Trung Quốc
rất khó để có thể thực hiện được.
PHẦN 3. NHỮNG THÁCH THỨC VỀ VẤN ĐỀ DÂN SỐ CỦA TRUNG QUỐC
HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1. NHỮNG THÁCH THỨC VỀ DÂN SỐ HIỆN NAY CỦA TRUNG QUỐC
3.1.1. Sự già hóa dân số
Một trong những thách thức nổi bật nhất hiện nay về vấn đề dân số của Trung
Quốc là GHDS. Đây không chỉ là thách thức riêng của quốc gia này mà còn là vấn đề
chung của các nước có nền kinh tế lớn [42][27]. GHDS được coi là một trong những
nhân tố ảnh hưởng đến với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển và
hồi phục kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19 của Trung Quốc [43][7]. Quá trình
GHDS ở Trung Quốc diễn ra ở một quy mô lớn gắn liền với giai đoạn then chốt của
quá trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.
Với số dân 1,453 tỷ người, Trung Quốc hiện nay là quốc gia có dân số đông
nhất thế giới [4], và là nước đang phát triển với tốc độ già hóa dân số nhanh nhất [7].
Trong năm 2020, dân số của Trung Quốc đã đạt đến con số 1,411 tỷ người, tăng thêm
72 triệu so với năm 2010. Tuy nhiên, trong năm này, Trung Quốc cũng phải chứng
kiến dân số ở độ tuổi lao động (15 - 59 tuổi) đã giảm xuống còn 894 triệu người. Đồng
thời, số lượng người ở độ tuổi 60 trở lên đã tăng lên 264 triệu người, chiếm 18,7% dân
số. Trong đó, người từ 65 tuổi trở lên đạt 190 triệu người, chiếm 13,5% dân số, còn
người từ 80 tuổi trở lên đạt 35,8 triệu người, chiếm 2,54% dân số, tăng thêm 14,85
triệu người so với năm 2010 [7]. Với đà tăng nhanh chóng của dân số già như hiện tại,
tốc độ già hóa dân số ở Trung Quốc sẽ vượt qua tốc độ già hóa dân số ở Nhật Bản vào
năm 2025 và tỷ lệ NCT trong tổng dân số sẽ gần bằng tỷ lệ của Nhật Bản một thập kỷ
sau đó. Các nhà nhân khẩu học đã dự báo, vào năm 2030, số NCT của Trung Quốc sẽ
bằng tổng dân số của tất cả các nước phát triển cộng lại [37]. Ủy ban Y tế quốc gia
Trung Quốc ước tính nước này sẽ có 402 triệu người trên 60 tuổi vào năm 2040 [37].
Điều này thực sự đang là một trở ngại lớn đối với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.

GHDS sẽ làm gia tăng nguy cơ thiếu hụt nguồn cung lao động, làm chậm tốc độ tăng
12


trưởng kinh tế, gây sức ép lên hệ thống hưu trí và an sinh xã hội cũng như nảy sinh
nhiều vấn đề xã hội khác, v.v [7]. Hiện nay, để ứng phó với tình trạng GHDS , chính
phủ Trung Quốc đã những nỗ lực như ban hành chính sách ba con và tăng phúc lợi
cho những cặp vợ chồng có con với mục tiêu thúc đẩy phát triển dân số cân bằng lâu
dài của nước này [33].
3.1.2. Mất cân bằng giới tính
Bên cạnh tình trạng GHDS, tình trạng MCBGT cũng là thách thức lớn đối với
vấn đề dân số của Trung Quốc. Tình trạng này được cho là xuất phát từ nhiều nguyên
nhân như: CSMC ở Trung Quốc, những vấn đề liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã
hội về sau [13]. Tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi thực sự gây ra vấn đề này là định kiến
về giới. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại ở nhiều gia đình Trung Quốc,
đặc biệt là các vùng nơng thơn [15].
Từ năm 1980, theo ước tính của các nhà nghiên cứu, số bé trai sinh ra tại Trung
Quốc cao hơn 30 triệu so với bé gái. Năm 2021, số nam giới nhiều hơn 17,52 triệu
người so với phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40 [34]. Đồng thời cũng trong năm 2021,
mặc dù CSMC khơng cịn được áp dụng, nhưng trẻ em ở Trung Quốc từ 15 đến 19
tuổi vẫn có sự chênh lệch giới tính lớn nhất với 116,17 nam trên 100 nữ [56]. Sự
MCBGT của Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng nam giới khó lấy vợ mà cịn làm thay
đổi thị trường lao động, tỷ lệ tiết kiệm tăng vọt trong khi đó mức tiêu thụ giảm. Bên
cạnh đó, tình trạng này cịn làm gia tăng nhiều loại tệ nạn như bắt cóc, buôn bán phụ
nữ, mại dâm gây nguy hiểm đối với phụ nữ và trẻ em gái [25]. Mặc dù, chính phủ
Trung Quốc đã xóa bỏ CSMC sau gần 4 thập kỷ và ban hành CSHC để ngăn chặn tình
trạng này nhưng rất có thể phải mất nhiều năm để tỷ lệ nam nữ ở Trung Quốc mới trở
về thế cân bằng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.2.1. Giải pháp cho tình trạng già hóa dân số

Vấn đề GHDS là thách thức lớn mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt. Năm
1950, thế giới chỉ có khoảng 214 triệu NCT, chiếm 8,6% tổng dân số. Tuy nhiên, đến
năm 2020, con số này đã tăng lên gần 1.050 triệu người, chiếm 13,5% tổng dân số. Dự
kiến đến năm 2050, thế giới sẽ có khoảng 2.080 triệu NCT, chiếm 21,4% tổng dân số,
đánh dấu sự gia tăng mạnh mẽ và việc thế giới trở thành một xã hội già hóa [30].
13


Ngồi ra, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng NCT đã đặt ra nhiều khó khăn trong
cơng tác chăm sóc sức khỏe và hệ thống an sinh xã hội. Trong bối cảnh này, Trung
Quốc nói riêng và thế giới nói chung cần có các giải pháp cụ thể và hợp lý nhằm ứng
phó với vấn đề dân số đáng báo động này. Sau đây, là một số giải pháp mà các chính
phủ và các tổ chức quốc tế có thể thực hiện để giải quyết vấn đề kể trên:
Thứ nhất, khuyến khích việc sinh con trong các gia đình trẻ [38]. Nhiều quốc
gia đã và đang thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích thanh niên kết hơn và
sinh con. Các biện pháp này bao gồm: hỗ trợ về tài chính một lần cho các gia đình
sinh con, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người mẹ, sử dụng các phương tiện truyền
thông nhằm thay đổi nhận thức của các gia đình trong vấn đề sinh con và ni dưỡng
chúng. Một số quốc gia ví dụ như Nhật Bản cịn hỗ trợ các gia đình có con nhỏ được
tiêm chủng miễn phí, trợ cấp nhà ở, trợ cấp học tập và giảm chi phí nhà trẻ [40].
Thứ hai, khuyến khích sự tham gia của một bộ phận dân cư vào các hoạt động
kinh tế - xã hội. Phần lớn các quốc gia, khi đứng trước tình trạng thiếu hụt lao động,
họ đã ban hành các quy định kéo dài tuổi về hưu so với trước đây. Nhất là trong
những ngành lao động trí óc, tuổi về hưu có thể muộn hơn, Trong một số quốc gia,
thời gian làm việc của lao động trí thức có thể lên đến 70 tuổi [40].
Thứ ba, đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ, máy móc trong các doanh nghiệp
và đào tạo nghề. Sự thiếu hụt nguồn lực lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng do
ảnh hưởng của sự già hóa dân số, đang gây ra tác động tiêu cực đối với khả năng duy
trì sức cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, đặc biệt là khi
phải đối mặt với những ảnh hưởng khó đốn của các đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua,

nhiều quốc gia đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp tích hợp cơng nghệ, đặc
biệt là cơng nghệ rơ-bốt, vào q trình sản xuất nhằm giảm yêu cầu về lao động trong
doanh nghiệp [40].
Nhìn chung, các giải pháp kể trên đều mang lại tính hiệu quả và thiết thực trong
vấn đề giải quyết trình trạng GHDS. Tuy nhiên, khơng phải quốc gia nào cũng có thể
đủ điều kiện và nguồn lực để triển khai các giải pháp kể trên. Vì vậy, các quốc gia
đang đối mặt với sự khủng hoảng nhân khẩu học này cần dựa trên tình hình thực tế
của mình để đề xuất ra các chính sách giải quyết khác nhau một cách linh hoạt và
thích hợp hơn.
14


3.2.2. Giải pháp cho mất cân bằng giới tính
Đối với vấn đề MCBGT, đây là vấn đề nhân khẩu học có sự ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố xã hội đan xen, trong đó, đặc biệt nhất là định kiến về giới. Muốn giải
quyết tình trạng này, cần phải xử lý vấn đề gốc rễ của nó, chính là nâng cao nhận thức
của người dân về bình đẳng giới cũng như gia tăng vai trị, vị trí của người phụ nữ
trong xã hội hiện nay. Có rất nhiều giải pháp để tháo gỡ vấn đề MCBGT như sau:
Đầu tiên, cần tăng cường công tác thông tin và giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức về những nguy cơ liên quan đến MCBGT khi sinh [18]. Đây chính là giải pháp có
bước đầu quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới.
Thêm vào đó, cần tích cực tuyên truyền, phổ biến thực hiện nghiêm Pháp lệnh Dân số
khơng chỉ hướng đến người dân mà cịn dành cho các đội ngũ truyền thống, tư vấn và
cung cấp dịch vụ y tế, sức khỏe cộng đồng, nghiên cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi
dưới mọi hình thức.
Tiếp theo, có chính sách ưu tiên dành cho nữ giới, khen thưởng xứng đáng các
cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con gái [18]. Việc thực hiện giải pháp này với mục đích
nêu cao vai trị và những thành tựu của nữ giới trong xã hội hiện nay. Đồng thời, nên
ưu tiên hỗ trợ đối với các gia đình có con gái, bằng cách cung cấp tài chính và các ưu
đãi khác nhau để khuyến khích phát triển tồn diện cho các bé gái, bao gồm hỗ trợ học

tập, cơ hội việc làm, đào tạo học nghề, v.v.
Cuối cùng, để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đặc biệt là việc
khuyến khích và thúc đẩy bình đẳng giới, cần nâng cao quyền hạn và vai trò của phụ
nữ [18]. Không những thế, cần tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ và các em gái có thể
dễ dàng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội, khơng chỉ để tận hưởng cuộc sống khỏe
mạnh mà cịn để phát triển và đóng góp tích cực cho gia đình và xã hội.
Cả ba giải pháp trên là ba cách giải quyết cơ bản và dễ triển khai nhất cho tình
trạng mất cân bằng giới khi sinh. Ngồi ra, cịn có rất nhiều cách khác để xử lí vấn đề
nhân khẩu học này. Tất cả nên được tập trung giải quyết vấn đề cốt lõi là định kiến
giới và nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới. Hơn thế nữa, cần có sự
chung tay giữa chính phủ và người dân để việc triển khai các kế hoạch và chính sách
dân số trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
15


Những sự thay đổi trong chính sách dân số của Trung Quốc giai đoạn 1979 2021 đã mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy kinh tế và phát triển đất nước. Trung
Quốc từ một quốc gia kém phát triển trở thành một nước nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới. Có thể nói, dân số đóng vai trị rất quan trọng trong việc hình thành sức mạnh
quốc gia. Mặc dù, các chính sách dân số của Trung Quốc đã đạt được một số kết quả
nhất định trong việc kiểm sốt sự gia tăng dân số nhưng nó cũng làm phát sinh các
vấn đề xã hội khác như già hóa dân số, mất cân bằng giới, v.v. Các vấn đề dân số này
đã đặt Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn cho nền kinh tế và hệ thống
an sinh xã hội. Điều này địi hỏi Chính phủ Trung Quốc cần phải có những sự tính
tốn cẩn thận về các chính sách dân số tiếp theo vì những sự thay đổi này cũng không
đảm bảo rằng ngay lập tức có thể giúp Trung Quốc đạt được những mục tiêu về dân số
hay các mục tiêu khác trong tương lai. Đồng thời, sự cân nhắc kỹ lưỡng và sự thay đổi
linh hoạt có lẽ là cần thiết để đảm bảo rằng chính sách dân số có thể đáp ứng được
những bất chấp lực cản nhân khẩu học ngày càng tăng cũng như bảo đảm một cuộc
sống tốt hơn cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
[1]. Hoàng Khắc Nam (2017), Giáo trình nhập mơn Quan hệ quốc tế, Hà Nội: NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các trang web tiếng Việt
[2]. Thái Bình (2022), “Trung Quốc tăng trưởng kinh tế thấp trong năm 2022”, Báo
điện

tử

đài

truyền

hình

Việt

Nam,

truy

cập

ngày

20/11/2023,

từ


/>[3]. Việt Chung (2021). “Hơn 4 thập kỷ thay đổi chính sách dân số Trung Quốc”,
VNExpress, truy cập ngày 24/11/2023, từ />[4]. “Dân số Trung Quốc”, truy cập ngày 19/11/2023, từ />16


[5]. Quốc Dũng (2018), “Trung Quốc: Tranh cãi về việc sinh con thứ 2 và 3”, Công an
nhân

dân,

truy

cập

ngày

20/11/2023,

từ

/>[6]. Vũ Phương Dung (2022), “Vấn đề dân số hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, truy cập
20/11/2023, từ
/>view_content
[7]. Vũ Phương Dung (2022), “Vấn đề già hóa dân số ở Trung Quốc hiện nay”. Tạp
chí Cộng sản, truy cập ngày 27/11/2023, từ
/>view_content
[8]. Hồng Hạnh (2023), “Trung Quốc đối mặt nguy cơ già trước khi giàu”. VnExpress,
truy cập ngày 27/11/2023, từ />[9]. “Hiện tượng “tiểu hoàng đế” ở Trung Quốc”, NLD, truy cập ngày 24/11/2023, từ
/>[10]. Lê Hiệp (2018), “90% nạn nhân các vụ mua bán người bị bán sang Trung Quốc”,
Thanh niên, truy cập ngày 29/11/2023, từ />[11]. Trung Hiếu (2012). “Chính sách một con: Thế khó của Trung Quốc”, VOV, truy
cập ngày 24/11/2023, từ />[12]. Lê Ngọc Hồng (2023), “Dân số già là gì? Ngun nhân của già hóa, lão hóa

dân số?”, truy cập ngày 17/11/2023, từ />[13]. “Hơn 30 triệu đàn ông Trung Quốc khó lấy vợ”, truy cập ngày 27/11/2023, từ
/>17


[14]. Hữu Hưng (2023), “Dân số tăng trưởng âm, Trung Quốc trợ cấp người sinh 2-3
con”, Nhân dân, truy cập ngày 21/11/2023, từ />[15]. Nguyễn Thị Thu Hương (2015), “Chính sách một con dẫn tới chênh lệch giới
tính ở Trung Quốc?, Nghiên cứu quốc tế. truy cập ngày 27/11/2023, từ
/>[16]. Lại Thị Thu Hương (2020), “Mất cân bằng giới tính khi sinh”, truy cập ngày
17/11/2023, từ />[17]. Đào Xuân Kì (2020), “Chuyển đổi trọng tâm phát triển kinh tế Trung Quốc năm
2020”,

Tạp

chí

Cộng

sản,

truy

cập

ngày

19/11/2023,

từ

/>chuyen-doi-trong-tam-phat-trien-kinh-te-trung-quoc-nam-2020.aspx

[18]. Mai Lan (2018), “Mất cân bằng giới tính: Giải pháp nhìn từ góc độ giới”, Tạp
chí Cộng sản, truy cập ngày 27/11/2023, từ
/>2018/52843/mat-can-bang-gioi-tinh--giai-phap-nhin-tu-goc-do-gioi.aspx
[19]. “Mất cân bằng giới tính khi sinh”, truy cập ngày 20/11/2023, từ
/>%20nữ.
[20]. Xuân Linh (2021), “Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong quý I/2021”,
Bộ Tài chính, truy cập ngày 20/11/2023, từ />pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM199933&fbclid=IwAR1k1Z6CC7aj9nEUJsFmxtL2j7Yzo_6o
YJUJZVTNnysQE3FpTTZMbSW7CM0

18


[21]. Phương Linh (2022). “Tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, Trung Quốc cận kề khủng hoảng
nhân khẩu học”, VnEconomy, truy cập ngày 21/11/2023, từ />[22]. Bảo Linh (2023). “Dân số Trung Quốc giảm xuống còn 1,4 tỷ người”, Sức khỏe
& Đời sống, truy cập ngày 19/11/2023, từ />fbclid=IwAR15bkA6d2LqCexZ6U5gNFGMzhoWGOy5o_k0ew2kpSC8nGBvEay21b7W6w
[23]. Lê Văn Long (2023), “Chính sách dân số là gì? Mục tiêu của chính sách dân
số?”, truy cập ngày 17/11/2023, từ />%20một%20tập%20hợp%20các%20biện,cuộc%20sống%20của%20người%20dân.
[24]. Phan Vũ Hiền Mai (2023), “Già hóa dân số là gì? Hậu quả của già hóa dân số?”,
Thư viện Pháp luật, truy cập ngày 18/11/2023, từ />[25]. “Mất cân bằng giới tính và những hệ lụy”, truy cập ngày 27/11/2023, từ
/>[26]. Đỗ Nhi, (2018). “Bãi bỏ chính sách 1 con, Trung Quốc đang đối mặt giải quyết
nạn vô sinh”, Thanh niên, truy cập ngày 29/11/2023, từ />[27]. Hồng Nhung (2017), “Vấn đề già hóa dân số ở các nước phát triển”, Tạp chí Mặt
trận, truy cập ngày 27/11/2023, từ />[28]. Minh Ngọc (2019), “Ấn tượng tốc độ phát triển nền kinh tế Trung Quốc”, Pháp
luật Việt Nam, truy cập ngày 18/11/2023, từ />fbclid=IwAR3RjmSouBhP313xPUMR-

19


[29]. Anh Ngọc (2019). “Phụ nữ Myanmar bị bán sang Trung Quốc làm vợ với giá
13.000 USD”, VNExpress, truy cập ngày 29/11/2023, từ />[30]. Nguyễn Văn Phỏng (2023), “Già hóa dân số - thách thức và giải pháp”, Báo

Thái

Bình,

truy

cập

ngày

27/11/2023,

từ

/>[31]. Đơng Phương (2013). “Hộ khẩu và những "đứa trẻ đen"”, Tuổi trẻ, truy cập ngày
24/11/2023, từ />[32]. Nguyệt Phương (2015), “Trung Quốc chính thức chấm dứt chính sách một con”,
Tuổi Trẻ Online, truy cập ngày 20/11/2023, từ />[33]. “Trung Quốc khuyến khích sinh con thứ ba”, truy cập từ ngày 27/11/2023, từ
/>[34]. “Thực trạng mất cân bằng giới sau vụ người vợ bị xích ở Trung Quốc”, truy cập
ngày 27/11/2023, từ />[35]. Nguyễn Thuận (2020), “Chính sách một con của Trung Quốc - công tội bất
phân”, Phụ nữ Online, truy cập ngày 24/11/11/2023, từ
/>[36]. Huyền Trân (2016). “Những con số khủng khiếp về nạn buôn người ở Trung
Quốc”, VTC, truy cập ngày 29/11/2023, từ: />[37]. Ngọc Tuấn (2023), “Nỗi lo của Trung Quốc khi dân số già hóa nhanh”. truy
cập ngày 27/11/2023, từ />%E1%BB%87u%20ch%C3%ADnh%20th%E1%BB%A9c,%22%2C%20%C3%B4ng
%20Du%20Peng%20n%C3%B3i
20



×