Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xô Viết Nghệ Tĩnh qua các bài viết của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.34 KB, 6 trang )

Xô Viết Nghệ Tĩnh qua các bài viết của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi cho phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân
Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931, với sự hình thành của các xã bộ nông
- Là chính quyền của tổ chức Nông hội, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng thay
cho chính quyền thực dân Pháp và phong kiến, tay sai ở hầu khắp các huyện trong
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Phong trào 1930 -1931 nức tiếng cho đến tận ngày
nay, khi mọi người dân Việt Nam đều thuộc lòng những câu ca sôi nổi được sáng
tác ngay khi đó
Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi cho phong trào đấu tranh của công nhân và nông
dân Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931, với sự hình thành của các xã bộ
nông - Là chính quyền của tổ chức Nông hội, dưới sự lãnh đạo của các chi bộ
Đảng thay cho chính quyền thực dân Pháp và phong kiến, tay sai ở hầu khắp các
huyện trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Phong trào 1930 -1931 nức tiếng cho
đến tận ngày nay, khi mọi người dân Việt Nam đều thuộc lòng những câu ca sôi
nổi được sáng tác ngay khi đó:
Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
(Bài ca cách mạng - Đặng Chánh Kỷ)
Xô viết Nghệ Tĩnh mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của công nhân
Vinh, Trường Thi, Bến Thủy và nông dân 5 xã ven thành phố Vinh do Xứ ủy
Trung Kỳ lãnh đạo với hàng trăm cuộc bãi công, biểu tình đấu tranh. Từ tháng
9/1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn, kết hợp với các yêu sách
chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng
Nguyên, Can Lộc làm cho bộ máy chính quyền đế quốc và tay sai ở cơ sở tê liệt,
tan rã.
Đỉnh cao của phong trào Xô viết là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng
Nguyên ngày 12/9/1930. Đã có khoảng 8.000 nông dân kéo về phủ lị với khẩu
hiệu cách mạng: Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến, bỏ sưu thuế, chia
lại ruộng đất Đoàn biểu tình được sự ủng hộ của nông dân các huyện Nam Đàn,


Đức Thọ; được bổ sung trên đường kéo đến phủ lị và thành phố Vinh làm thành
một dòng người xếp hàng dài tới 4 km, với trên 30.000 người. Dẫn đầu đoàn biểu
tình là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là những đội viên tự vệ được trang bị
dao mác, gậy gộc, cuốc, xẻng Giặc Pháp đã huy động binh lính chặn đường đoàn
biểu tình về thành phố Vinh. Chúng xả đạn đàn áp dã man, rồi cho máy bay ném
bom làm 217 người và 125 người trong đoàn biểu tình chết và bị thương. Tuy
nhiên, sự đàn áp ấy đã không ngăn được đoàn người kéo về huyện lị, phá nhà lao,
đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh,
Lúc này, cùng với nhân dân Hưng Nguyên, hầu hết các địa phương cùng đồng
loạt nổi dậy đấu tranh khiến hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tan rã,
lung lay ở nhiều huyện, xã; nhiều tên lý trưởng, tri huyện bỏ trốn Ngay sau khi
thành lập, Chính quyền Xô Viết đã tiến hành thực hiện nhiều quyền lợi cho người
dân như: chia lại ruộng đất công, bãi bỏ một số loại thuế, xóa nợ cho người
nghèo, Tuy nhiên, do thực dân Pháp tập trung đàn áp, khủng bố dã man nên
Chính quyền Xô Viết chỉ tồn tại trong thời gian 4 - 5 tháng. Mặc dù tồn tại trong
thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã tạo nên tiếng vang lớn trong công
cuộc đấu tranh của dân tộc.
Trước diễn biến của Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, lúc này, ở nước ngoài,
Nguyễn Ái Quốc rất quan tâm theo dõi tình hình và đã kịp thời báo cáo gửi cho
Quốc tế Cộng sản. Thư gửi Quốc tế Nông dân ngày 5/11/1930 ghi:
Không kể những cuộc đấu tranh và biểu tình đã nổ ra từ trước ngày 20-8-1930,
nông dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức liên tiếp những cuộc biểu tình lớn
hưởng ứng công nhân bãi công ở Vinh, Bến Thủy (tỉnh lị và trung tâm công
nghiệp ở Nghệ An). Từ 20-8 đến 6-10-1930, có 39 cuộc biểu tình và mít tinh bao
gồm 69.350 nông dân, trong đó có những cuộc từ 20.000 đến 30.000 người tham
dự. Hiện nay, ở một số làng đỏ, Xô Viết nông dân đã được thành lập.
Đế quốc Pháp khủng bố phong trào nông dân dữ dội chưa từng thấy. Như ở
Nghệ An chỉ trong một cuộc biểu tình ở phủ Hưng Nguyên, máy bay thả bom giết
chết 171 nông dân. Ở Thanh Chương (một huyện khác ở Nghệ An) 103 người bị
bắn chết trong một lúc. Riêng tỉnh Nghệ An đã có 393 người bị giết trong 7 cuộc

biểu tình, nhiều làng đỏ bị triệt hạ và đốt trụi. Mặc dầu bị đàn áp dã man, phong
trào vẫn tiếp tục phát triển (1).
Trong Báo cáo gửi Ban phương Đông của Người có ghi:
Số 1. Tin tức đấu tranh ở Trung Kỳ.
Ngày 11-12-1930, ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Nam Đàn, hơn
10.000 nông dân, nam nữ và trẻ em đã tổ chức những cuộc biểu tình kỷ niệm
Quảng Châu bạo động: họ kéo cờ đỏ đi biểu tình và rải truyền đơn (2).
Trong tài liệu Nghệ Tĩnh đỏ, Người đã nêu khái quát những đặc điểm đặc biệt
về hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã hình thành nên truyền thống cách mạng của
nhân dân ở đây để ca ngợi:
Nhân dân Nghệ - Tĩnh nổi tiếng cứng đầu. Trong thời kỳ Pháp xâm lược cũng
như trong các phong trào cách mạng quốc gia (1905-1925) Nghệ Tĩnh đã nổi
tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ Tĩnh vẫn giữ
vững truyền thống của mình.
Từ tháng 5 đến tháng 12, công nhân Nghệ An (Vinh) đã 8 lần bãi công và biểu
tình có 2.500 người tham gia. Cũng trong thời gian đó, 137 cuộc biểu tình đã nổ
ra bao gồm tất cả 300.000 nông dân. Thiệt hại: 625 nông dân bị máy bay ném
bom và súng máy giết chết, 8 làng bị triệt hạ, hơn 1.000 chiến sĩ bị bắt giam, hàng
trăm người bị đem đi đày.
Ở cả hai tỉnh, hơn 60.000 nông dân (đàn ông, đàn bà và thanh niên) đã được
tổ chức vào hội.
Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu "Đỏ”(3).
Kể từ đây các địa danh ở Nghệ An, Hà Tĩnh có liên quan đến phong trào 1930-
1931 đều được gắn với chữ "Đỏ", như thành phố Vinh được gọi là "Thành phố
Đỏ"; làng, xã Hưng Dũng được gọi là “Làng Đỏ"; làng Lộc Đa và Đức Thịnh (nay
thuộc xã Hưng Lộc, thành phố Vinh) cũng được gọi là "Làng Đỏ"
Người còn nêu rõ chi tiết cụ thể như thể là Người cùng tham gia buổi lễ truy
điệu long trọng những chiến sĩ đã hy sinh và quyết tâm hưởng ứng phong trào đấu
tranh chống Pháp của nhân dân quê nhà:
Từ ngày 26-12 đến ngày 19-1, có hai cuộc lễ lớn ở gần Vinh: một cuộc lễ "Đỏ"

và một cuộc lễ "Vàng".
Cuộc lễ thứ nhất được tổ chức ở làng Lộc Đa, cách Vinh 2 kilômét, 4.000
công nhân thành phố Vinh và nông dân Hưng Nguyên, Nghi Lộc đã đến dự để làm
lễ truy điệu những chiến sĩ bị hy sinh trong ngày 11-12, nhân dịp kỷ niệm Công
xã Quảng Châu (4).
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã theo dõi sát tình hình diễn biến của phong trào
1930-1931, để động viên, cổ vũ tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân hai tỉnh
Nghệ Tĩnh nói riêng; cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nói chung chống ách
đô hộ của chủ nghĩa đế quốc, của thực dân Pháp. Đây cũng là dịp để Người tố cáo
sự dã man của chế độ thực dân trong việc tắm máu những người đấu tranh cho
quyền tự do và độc lập dân tộc ở Nghệ Tĩnh. Người đã khẩn thiết đề nghị với mọi
lực lượng cách mạng trong và ngoài nước ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh. Trong nước,
Người yêu cầu Trung ương Đảng phát động phong trào toàn quốc "chia lửa" với
Nghệ Tĩnh. Một làn sóng đấu tranh đã tràn khắp ba miền Bắc - Trung - Nam, đứng
lên ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh như các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái
Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sài Gòn, Sa Đéc Ngoài
nước, Người yêu cầu các tổ chức Đỏ cần kịp thời viết thư động viên phong trào,
góp ý kiến và trao đổi rút kinh nghiệm đấu tranh, giúp đỡ về tinh thần, vật chất,
làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Nghệ Tĩnh
nói riêng và của nhân dân Đông Dương nói chung.
Đề nghị thiết thực này của Người đã được Quốc tế Cộng sản chấp nhận và hết
sức ủng hộ. Ngày 27/2/1932, BCHQTCS đã gửi thư cho các Đảng Cộng sản Pháp,
Trung Quốc, Ấn Độ phải huy động công nhân và nhân dân lao động nước mình
đấu tranh ủng hộ phong trào cộng sản ở Đông Dương (tiêu biểu là Xô viết Nghệ
Tĩnh) về mọi phương diện.
Người cũng đã để công tổng kết phong trào, rút ra những thất bại xương máu,
làm bài học cách mạng cho Đảng trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, nhưng
nhất định thắng lợi trong sự nghiệp đánh đổ đế quốc, phong kiến và giải phóng
dân tộc. Người đã gửi thư góp nhiều ý kiến với Trung ương Đảng để uốn nắn
những sai lầm về công tác chỉ đạo, những sách lược và chiến lược khi đem ra

những khẩu hiệu chưa hợp lý, thiếu tính chất vận động quần chúng. Người còn yêu
cầu tăng cường vấn đề xây dựng Đảng để đáp ứng yêu cầu cách mạng, nhất là tăng
cường phát triển Đảng, chú ý nhiều đến công nhân, coi trọng vấn đề mở rộng dân
chủ và tăng cường ý thức tổ chức trong Đảng. Người luôn có những chỉ thị quí giá
để uốn nắn và hướng dẫn cách mạng đi đúng mục tiêu. Người cũng xem đó là cơ
sở thực tế để kiểm nghiệm lý luận Mác - Lênin mà Người đã có công truyền vào
Việt Nam và là cơ sở để đánh giá lại năng lực lãnh đạo của Đảng trong quá trình
phát động và tổ chức quần chúng đứng lên làm cách mạng.
Đánh giá về Xô viết Nghệ Tĩnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Ngay từ ngày mới ra đời, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo phong trào quần
chúng lớn mạnh xưa nay chưa từng có ở nước ta Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt
phong trào đó trong biển máu, nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần
oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy
thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám sau này5.
Năm 1964, nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ký lời đề tựa cho Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh:
Năm 1930-1931, khi Đảng ta mới ra đời, một phong trào cách mạng lớn mạnh
đã dâng lên trong cả nước mà đỉnh cao nhất là Xô viết Nghệ Tĩnh.
Xô viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng đầu tiên của công nông, đã lật đổ
chính quyền phản động của đế quốc và phong kiến ở mấy nơi trong hai tỉnh Nghệ
Tĩnh 6./.

Chú thích:
(1),(2),(3),(4) Hồ Chí Minh toàn tập, T.3 (1930-1945), H, Nxb Chính trị Quốc
gia, xuất bản lần thứ 2, năm 2000.
(5) Hồ Chí Minh tuyển tập. T.2- H, Nxb Sự Thật, 1980; Tr.154.
(6) Kỷ yếu 70 năm Xô viết Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An.



×