Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích thành phần cấu tạo nên cơ sở hạ tầng CNTT của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 24 trang )

BÁO CÁO BÀI TẬP 1 - CHƯƠNG 1 - NHÓM 7
Phân tích thành phần cấu tạo nên cơ sở hạ tầng CNTT của
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Yêu cầu bài tập: Phân tích cơng dụng chức năng, thơng số kỹ thuật, hình ảnh minh họa

I. Phần cứng
1. Máy chủ
-

Cơng dụng, chức năng của các máy chủ:

+ Máy chủ là nơi cung cấp, lưu trữ và xử lý dữ liệu trước khi chuyển đến các máy
trạm cho người dùng hoặc một tổ chức thông qua mạng Internet hoặc mạng LAN.
Máy chủ hầu hết được thiết kế để chạy vô thời hạn, xử lý dữ liệu liên tục 24 giờ
trong ngày.
+ Tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (National Library of Vietnam - NVL) có hơn 14
máy chủ (functional server) phục vụ nhiều chức năng khác nhau như: Thư viện số
(DLIB, Han Nom, Verdian Online, Verdian LAN, DocWORKs), Thư viện điện tử
tích hợp (ILIB), máy chủ cơ sở dữ liệu (Data Server), Website, Mail, DHCP, DNS,
ISA, Firewall (Checkpoint)… và máy chủ lưu trữ (Storage Server) có dung lượng
30TB.
+ Các máy chủ tại Thư viện sẽ kết nối với các máy trạm theo mơ hình Client - Server.
Ngồi ra cịn có thiết bị số hóa và các phần cứng ngoại vi được kết nối với máy tính
để phục vụ cơng tác chun mơn của thư viện và nhu cầu của độc giả.

Hình 1. Mơ hình kết nối giữa máy chủ và máy trạm. Riêng tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam, có hơn 14 máy chủ với các chức năng khác nhau


-


Thông số kỹ thuật phần cứng cùa các máy chủ:

+ Về cơ bản, cấu thành phần cứng của một máy chủ cũng bao gồm các bộ phận
tương tự các máy tính khác như: Bo mạch chủ, Vi xử lý, Bộ nhớ RAM, Ổ
cứng, Bộ nguồn,... Tuy nhiên, với yêu cầu hoạt động liên tục, bền bỉ, xử lý
lượng thông tin lớn, đáp ứng cùng lúc nhiều yêu cầu từ các máy trạm, phần
cứng của máy chủ phải có hiệu năng và độ tin cậy cao hơn nhiều so với máy
tính thơng thường.
Ví dụ: Khả năng chạy nguồn thứ cấp khi xảy ra sự cố điện; Sử dụng hệ thống
lưu trữ RAID, Bo mạch chủ chuyên dùng cho server, hỗ trợ các giao tiếp tốc độ
cao như RAM ECC, HDD SCSI – SAS, RAID hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng
Intel Xeon hoặc AMD Epyc, …
+ Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính, khả năng nâng cấp trong tương lai,
mơ hình tổ chức mà các đơn vị, doanh nghiệp có thể đi th máy chủ ngồi
hoặc tự xây dựng hệ thống máy chủ với rất nhiều cấu hình khác nhau phục vụ
các mục đích, chức năng khác nhau.
Ví dụ:

Hình 2. Một máy chủ Dell PowerEdge R640 dùng trong quản lý thư viện
Trường ĐH Thái Bình Dương



2. Máy trạm
Công dụng và chức năng:
Máy trạm theo định nghĩa phổ biến là một loại máy tính chuyên dụng được thiết kế tối
ưu phục vụ nhu cầu xử lý các công việc chuyên biệt với hiệu suất cao và khả năng
đáng tin cậy.
Một trong những ưu điểm quan trọng của máy trạm là khả năng xử lý dữ liệu phức tạp
và có thể kết nối với các máy tính khác thơng qua mạng máy tính, cho phép chia sẻ tài

nguyên và làm việc đồng thời với nhiều người dùng. Máy trạm thường được sử dụng
trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, lập trình, mơ phỏng, cơng nghệ thông tin, và
nghiên cứu khoa học…

Đối với hạ tầng công nghệ thông tin của Thư viện Việt Nam, các máy trạm sẽ có chức
năng phục vụ các nghiệp vụ chính của Thư viện, bao gồm: phục vụ bạn đọc, xử lý văn
bản, số hóa tài liệu,… cụ thể:
1) Phục vụ cơng tác số hóa: Các máy trạm này sẽ kết nối với máy chủ theo mơ
hình client - server. Dữ liệu từ các thiết bị số hóa của Thư viện như máy
scanner tự động khổ A2 (A2x2), máy scanner bán tự động khổ A0, máy scan
Microfilm (có thể chuyển dạng được cả microfilm và microfiche), máy scan
dạng phẳng (flatbed) khổ A3, sẽ được các máy trạm này xử lý và truyền về
máy chủ CSDL.
2) Phục vụ người sử dụng thư viện truy cập dữ liệu số trung tâm: Các máy trạm
này được thiết kế để phục vụ người đọc truy cập đến các dạng tài liệu điện tử
mà thư viện đang có, được kết nối Internet, được cài đặt các phần mềm ứng
dụng khác giúp người đọc truy cập đến các CSDL toàn văn của thư viện, cũng
như các bộ sưu tập băng, đĩa CD-ROM.
Ngồi ra, cịn nhiều máy trạm khác được thiết kế và phân bổ nhằm phục vụ nghiệp vụ
chun mơn của các đơn vị hành chính trong thư viện, ví dụ như:


1) Phục vụ công tác tra cứu thông tin.
2) Phục vụ công tác đào tạo: tổ chức thực hiện đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho
mạng lưới thư viện cả nước.
Thông số kỹ thuật của máy trạm: phụ thuộc vào mục đích sử dụng của máy trạm, và
được thiết kế tối ưu để đạt được hiệu suất giải quyết công việc cao, vận hành bền bỉ,
tin cậy.
Thông thường, máy trạm sẽ yêu cầu bộ xử lý có tốc độ cao, sử dụng bộ nhớ RAM
ECC với dung lượng lớn để cung cấp khả năng xử lý mạnh mẽ và giảm thiểu lỗi hệ

thống. Đối với một vài máy trạm yêu cầu khả năng đồ họa cao giúp xử lý dữ liệu và
hình ảnh mượt mà, chính xác.
Thực tế với sự phát triển và phổ biến của cơng nghệ máy tính hiện nay, các máy tính
cá nhân, laptop cá nhân về cơ bản cũng đủ sức mạnh có thể đảm nhiệm vai trị của các
máy trạm với các mục đích sử dụng từ đơn giản đến phức tạp.
Đối với các máy trạm yêu cầu đặc biệt sức mạnh về bộ vi xử lý, sức mạnh về khả
năng đồ họa hay vận hành bền bỉ sẽ đi kèm với các yêu cầu cụ thể về thông số kỹ
thuật riêng. Sau đây là các ví dụ về thơng số kỹ thuật của các bộ phận chính của máy
trạm:
● Bộ vi xử lý: máy trạm được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7 - i9 hay Intel
Xeon với khả năng xử lý đa luồng, có bộ nhớ đệm cao và tốc độ cao lên đến tận
4.0Ghz
● RAM: Yêu cầu dung lượng RAM càng cao càng tốt, thông thường trên 32GB
và là loại ECC có chức năng tự kiểm tra sửa lỗi.
● Card đồ họa: Card đồ họa của máy trạm thời gian trước đây có sự chuyên biệt
với máy thường như phục vụ tính tốn mơ phỏng, giả lập, phục vụ phân tích
tính tốn, (và chơi game,....) Tuy nhiên thế hệ card đồ họa đời mới hiện nay đã
có thể xử lý tất các nhu cầu trên.
● Màn hình: khác với máy chủ, máy trạm được trang bị màn hình để tương tác
với người sử dụng. Đối với nhu cầu liên quan đếnh hình ảnh, đồ họa sẽ u
cầu màn hình có dải màu rộng, chân thật.
3. Máy scanner tự động khổ A2 (A2x2)
Máy scanner tự động khổ A2 có khả năng xử lý với các tài liệu và bản vẽ kích
thước lớn, giúp tiết kiệm thời gian cho việc quét các tài liệu khổ rộng. Tích hợp cơng
nghệ cảm biến và phần mềm điều khiển thông minh, máy scanner tự động khổ A2 tự
động quy trình quét giảm bớt sự can thiệp của người dùng.
Đây là một số ví dụ về máy scanner tự động khổ A2:
+) Máy scan báo, tạp chí khổ A2 Viisan - S21:
Máy scan báo, tạp chí khổ A2 Viisan S21 là dòng máy quét trên cao phù hợp
để quét sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ, bản vẽ khổ A2… trong các thư viện,

trường học, các cơ quan, doanh nghiệp,....
- Tính năng:


-

+ Viisan S21 được trang bị cảm biến 20.1 MP cho chất lượng hình ảnh
đầu ra sắc nét.
+ Quét nhiều định dạng khác nhau: sách, báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ,
bản vẽ,...
+ Khổ quét tối đa A2
+ Tốc độ quét nhanh (1 giây/trang A2)
+ Tự động làm phẳng tài liệu, xóa các hình ảnh ngón tay, làm sạch nền và
tự động chia trang.
+ Có khả năng quét và nhận diện mã vạch
+ Có khả năng tạo Sách nói
+ Hỗ trợ OCR trên 130 ngôn ngữ, cho phép bạn chuyển đổi hình ảnh sau
khi qt sang PDF có thế tìm kiếm, Word, Excel, các định dạng Text...
+ Đặc biệt, máy có thể tự động điều chỉnh độ cao cho phù hợp với khổ cỡ
của tài liệu
Thông số kỹ thuật:
+ Cảm biến: CMOS 20.1 MP
+ Độ phân giải tối đa: Nội suy 5504x4128 Pixels (23MP) Quang học:
5088×3904 Pixels (20.1MP)
+ Khổ quét tối đa: A2 (594x420) mm
+ Độ sâu màu: 24 bit
+ Tiêu cự ống kính: Cố định
+ Định dạng ảnh đầu ra: Ảnh: JPG Tài liệu: PDF(Image), PDF
(Searchable), PDF (Text), Excel, Worf, Text. E-book: EPUB Chuyển
văn bản thành giọng nói: MP3, WAV (Windows ) Video: AVI, MP4,

FLV (Win), and MOV (macOS)
+ Tỉ lệ khung hình: Chế độ Video: 1920x1080@30fps, Chế độ xem trước:
2048x1536@15fps
+ Nén video: MJPG
+ Giao diện: USB 2.0 Type B x 1 (với PC) USB 2.0 Type-A x 1 (với
USB)
+ Nguồn: 5V USB-Powered
+ Kích thước, khối lượng Khi gấp lại: 112 (L) X 210 (W) X 395 (H) mm
Khi sử dụng 360 (L) X 210 (W) X 355 (H) mm khổ A3 Khi sử dụng 360
(L) X 210 (W) X 475 (H) mm khổ A2 1kg


Hình ảnh : Máy scan báo, tạp chí khổ A2 Viisan - S21
+) Máy scan Bookeye®4 V2_Semiautomatic_ Tự động Scan
- Tính năng:
+ Lưu trữ tài liệu từ các cơ quan chính quyền quốc gia và địa phương,
+ Quét báo, tạp chí, danh mục, tạp chí và các loại tài liệu
+ Số hóa chuyển tải tài liệu dạng tập tin từ thư mục tập tin
+ Số hóa các tài liệu bị đóng ghim, trong kẹp đọc lỗ... như hợp đồng, sổ
cái tài khoản và tài liệu rời
+ Bảo quản sách và tài liệu lịch sử nhạy cảm
- Thông số kỹ thuật:
+ Model BE4-BDLS3-V2,
+ Dạng chụp từ trên xuống, hệ màu
+ Nhà sản xuất: ImageAccess GmbH
+ Xuất xứ: Made in Germany
+ Khổ quét : A2 (460 x 620 mm (18 x 24,4 inch))
+ Tiêu chuẩn ISO 19264-1
+ Độ phân giải máy quét 600 x 600 dpi.
+ Tự động quét

+ Tốc độ scan khổ A2 độ phân giải 150 dpi: 0.9 s
+ Màn hình điều khiển và hiển thị: Màn hình cảm ứng màu đa điểm: 22”
multitouch screen, màn hình cảm ứng màu đa điểm: 7” WVGA.
+ Hệ thống gương kính tự động ép phẳng tài liệu khi quét


+ Hệ thống giá đỡ tài liệu scan đa năng tạo thành 3 dạng trên cùng một hệ
thống.

Hình ảnh : Máy scan Bookeye®4 V2_Semiautomatic_ Tự động Scan
4. Máy scanner bán tự động khổ A0
Máy Scanner Supra Scan Quartz
Máy scanner bán tự động khổ A0 là một thiết bị quan trọng trong thư viện. Máy
scanner bán tự động khổ A0 sử dụng trong thư viện để quét và lưu trữ các tài liệu lớn
như bản đồ, bản vẽ kỹ thuật, và các tài liệu có kích thước lớn khác.
Thế hệ máy scan Scanner Supra Scan Quartz tại TVQG được cho là thế hệ máy
tiên tiến nhất chuyên dùng để scan dạng tài liệu có khổ cỡ lớn như bản đồ, báo khổ
lớn. Ngồi ra, SupraScan Quartz có thể hỗ trợ chất lượng ảnh đầu ra đến 1000dpi trên
khổ nhỏ. Ở TVQG, Scanner Supra Scan Quarts được sử dụng để chụp lại những tài
liệu cổ như báo Đông Dương, bản đồ. Quá trình này giúp chất lượng ảnh chụp số hóa
có chất lượng cao do khả năng hỗ trợ phân giải DPI lên rất cao. Ngoài ra, máy cũng
hỗ trợ tạo các dạng file, điển hình là tiff và jpeg. Các loại file này được dùng với nhiều
mục đích khác nhau như lưu trữ file master, hoặc được đưa trực tiếp vào phần số hóa
để xử lý
Thơng số kỹ thuật
● Độ phân giải lên tới 1000 dpi quang học trên định dạng khổ cỡ nhỏ hơn
● Hơn 7 lp/mm ở độ phân giải 400 x 400 dpi quang học
● Hơn 9 lp/mm ở độ phân giải 600 x 600 dpi quang học
















Hơn 18 lp/mm ở độ phân giải 1000 x 1000 dpi quang học
Thời gian quét: <9 giây (loại tiêu chuẩn); <34 giây (loại HD)
Định dạng khổ cỡ lớn:
Lên tới 1300 x 900 mm (51,2″ x 35,4″ In) – Quartz A0 LED.
Lên tới 1300 x 908 mm (51,2″ x 35,7″ In) – Quartz A LED HD.
Hình ảnh màu chất lượng 2D
Têp tin 3D (.OBJ) như:
Độ phân giải cao – cho lưu trữ số
Độ phân giải trung bình: cho in 3D
Độ phân giải thấp: chia sẻ trong thư viện số
Giao diện vận hành đa ngôn ngữ
Thời gian quét
8,5 sec at 300 dpi - A0 format
12 sec 400 dpi - A0 format
17 sec at 300 dpi - HD model / A0 format
23 sec 400 dpi - HD model / A0 format
34 sec at 600 dpi - HD Modell / A0 format

● Định dạng file: TIFF, TIFF (multipage) , JPEG, JPEG2000, BMP, PDF, PDF
(multipage), PNG, DNG

Hình ảnh: Scanner Supra Scan Quartz được dùng tại TVQGVN


5. Máy scan Microfilm (có thể chuyển dạng được cả microfilm và
microfiche).
Microfilm scanners là các thiết bị được thiết kế đặc biệt để quét và chuyển đổi
các hình ảnh từ microfilm và microfiche thành dạng kỹ thuật số.
Máy Scanner film ScanPro 2000 cung cấp các tính năng chuyển dạng tài liệu
được lưu trữ dưới dạng phim âm bản sang dạng số. Với thiết bị này các thông tin được
lưu dưới dạng âm bản sẽ được trích xuất và lưu dưới dạng số, giúp người sử dụng dễ
dàng tiếp cận nội dung tài liệu thơng qua các loại máy tính để bàn, máy tính xách tay,
máy tính bảng, điện thoại thơng minh, khắc phục việc người sử dụng chỉ có thể đọc tài
liệu lưu dưới dạng vi phim (microfilm), vi phích (microfiche) trên máy đọc chun
dụng dạng phóng to hình ảnh như trước đây
Thông số kỹ thuật máy quét tài liệu Hp 2000 s2: (tham khảo)
● Công nghệ quét: Quét 2 mặt tự động với chỉ 1 lần quét.
● Khay nạp bản gốc tự động ADF 50 tờ.
● Khổ giấy scan tối đa: A4
● Tốc độ quét: 35 trang /phút/ 1 mặt và 70 trang/phút/ 2 mặt.
● Bộ nhớ: 256 MB
● Quét đẩy đến máy tính và kéo từ máy scan về máy tính.
● Định dạng file scan: PDF, JPEG, PNG, BMP, TIFF, Text (.txt), Rich Text (rtf)
và PDF Có thể tìm kiếm.
● Độ phân giải: 600dpi.
- Cơng suất qt: 3500 trang/ngày.
- Cổng kết nối: USB 3.0.
● Hệ điều hành hỗ trợ: Microsoft® Windows® (10, 8.1, 7, XP: 32-bit and 64-bit,

2008 R2, 2012 R2, 2016, 2019); MacOS (Catalina 10.15, Mojave 10.14, High
Sierra 10.13); Linux (Ubuntu, Fedora, Debian, RHEL, Linux Mint, Open Suse,
Manjaro); Citrix ready.
● Kích thước: 300 x 172 x 154 mm.
● Trọng lượng: 2.7 kg


Hình ảnh: Máy quyét HP ScanJet Pro 2000 s1 Sheet-feed (L2759A)
6. Máy scan dạng phẳng (flatbed) khổ A3
- Những chiếc máy scan được tích hợp mặt phẳng (flatbed) cho phép người
dùng quét một loạt tài liệu bao gồm ảnh, tài liệu rời và các trang trong sách cũng như
bất kỳ mục nào có thể nằm phẳng trên bề mặt của máy quét. Thường những thiết bị
này sẽ có phần mềm sử dụng trên các hệ thống Windows, Mac và Linux và vơ cùng
thân thiện với người dùng.
- Các dịng máy scan mặt phẳng khổ A3 đang bán phổ biến tại Việt Nam:
a.

Máy quét mặt phẳng Plustek A320E
● Loại máy: Mặt phẳng.
● Cảm biến: CCD
● Khổ giấy: Max A3
● Tốc độ: 7.8 giây/ 1 trang A3 (300dpi)
● Độ phân giải: 800 dpi
● Giao diện kết nối: chuẩn TWAIN, WIA.
● Kết nối: USB 2.0
● Hệ điều hành hỗ trợ: Windows 7 /8/10/ 11


b.


Máy quét mặt phẳng A3 Plustek A360 Plus
● Loại máy: Mặt phẳng
● Công nghệ: CCD
● Khổ giấy quét: Tối đa: 304,8 x 431,8mm, A3
● Tốc độ: 2,48 giây (Color, 300dpi, A3); 2,10 giây (Grayscale, B/W, 300dpi,
A3)
● Độ phân giải: 600 dpi
● Kết nối: USB 2.0
● Công suất: 2 500 tờ/ngày

c.

Máy scan mặt phẳng A3 Fujitsu Fi-600F
● Loại máy quét: Flatbed
● Công nghệ: CCD
● Khổ giấy: 305 x 457mm (A3)
● Tốc độ : 1.8s (200 / 300 dpi, A4 Landscape), 2.5s (200/300 dpi; A4 Portrait),
3.5s (200/300 dpi, A3 Portrait)
● Độ phân giải: 600dpi
● Kết nối: USB 2.0


d. Máy scan mặt phẳng khổ A3 Avision AV-5400
● Khổ giấy: A3
● Tốc độ: 50 tờ/phút (2 mặt)
● Khay nạp giấy: 50 tờ
● Công nghệ chiếu sáng: đèn LED
● Độ phân giải quang học: 6000dpi
● Công suất: 3.000 tờ/ngày


II. Phần mềm
1. Hệ thống Thư viện điện tử tích hợp ILIB (phiên bản 4.0).
Thư viện Điện tử Tích hợp iLib hỗ trợ việc tự động hóa các khâu nghiệp vụ của
các cơ quan thơng tin – thư viện, góp phần tạo lập nên bộ máy tra cứu thông tin thư
viện, phục vụ các nhu cầu tra cứu khác nhau.
Cấp quản lý
● Giúp nhà quản lý có thể tự điều chỉnh, bổ sung và quản lý hiệu quả nguồn tài
liệu.
● Giảm thiểu các công việc trùng lặp, tái sử dụng các kết quả của các phòng
ban trong đơn vị.
● Giúp nhà quản lý tổ chức, sắp xếp tài nguyên sách trong thư viện một cách
khoa học và có trật tự.
● Đánh giá chính xác nhu cầu và khả năng thơng tin của bạn đọc.
● Phân tích số liệu và đưa ra báo cáo cần thiết về hoạt động của thư viện, giúp
tạo lập được kế hoạch hoạt động cũng như kế hoạch tài chính hợp lý, chính
xác
● Đạt được hiệu quả sử dụng tối ưu nhất cho mọi quy trình nghiệp vụ thư viện.
Tiết kiệm tối đa nguồn lực tài chính, thời gian và công sức.
Cán bộ thư viện
● Quản lý tốt các ấn phẩm, tài sản của thư viện.
● Tự động hóa các khâu xử lý nghiệp vụ từ đơn giản đến phức tạp.


● Hỗ trợ tìm kiếm đa dạng, nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
● Tạo lập phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp, hiệu quả cao.
Đối với bạn đọc
● Dễ dàng tiếp cận, khai thác tối đa nguồn tài nguyên của thư viện để phục vụ
mục đích học tập và nghiên cứu.
● Hỗ trợ tìm kiếm tài liệu đa dạng, nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
● Hỗ trợ bạn đọc theo dõi quá trình mượn trả tài liệu.

2. Hệ thống Thư viện số Veridian
Thư viện số là một loại hệ thống truy hồi thông tin (Information
Retrieval System) được sử dụng để lưu trữ và quản lý các tài liệu số như văn
bản, tài liệu, video, âm thanh, …Hiện nay, khái niệm thư viện số được định
nghĩa khác nhau bởi nhiều tổ chức. Dưới đây là một số định nghĩa được sử
dụng phổ biến:
● Theo từ điển Dictionary for Library and Information Science của Joan M.
Reitz, thư viện số là một thư viện chứa tài liệu in ấn và tài liệu dạng thu nhỏ (vi
phẩm), cung cấp cho độc giả một tỷ lệ quan trọng tài nguyên dạng máy đọc
được truy cập qua máy tính được gọi là Tài nguyên số (Digital Resources). Tài
nguyên số có thể là tài liệu nội sinh hoặc được truy cập từ xa qua mạng máy
tính. Tiến trình số hóa trong thư viện bắt đầu từ hệ thống mục lục, chỉ mục tạp
chí và dịch vụ tóm tắt tài liệu đến ấn phẩm định kỳ và tài liệu tham khảo và
cuối cùng là sách in.
● Theo Larson, thư viện số là một thư viện ảo toàn cầu với hàng ngàn thư viện
được nối với nhau.
● Theo Liên đoàn thư viện số Mỹ, thư viện số là một tổ chức cung cấp tài nguyên
thông tin, bao gồm cả các nhân viên để hướng dẫn truy cập, tạo lập, phân phối,
đảm bảo tính tồn vẹn và ổn định lâu dài theo thời gian của các bộ sưu tập số.
Việc sử dụng thư viện số mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm:
● Tiện lợi: Với thư viện số, bạn có thể truy cập vào các tài liệu mọi lúc mọi nơi,
từ bất cứ thiết bị nào kết nối với internet như máy tính, điện thoại di động, máy
tính bảng và nhiều thiết bị khác. Ngồi ra, thư viện số còn giúp tiết kiệm thời
gian và chi phí đi lại đến thư viện truyền thống để tra cứu tài liệu.
● Đa dạng về tài liệu: Thư viện số có khả năng cung cấp nhiều loại tài liệu khác
nhau từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp cho người dùng có thể truy cập
đến tài liệu phong phú hơn và đa dạng hơn.
● Tính bảo mật: Thư viện số cung cấp cho người dùng tính bảo mật cao. Người
dùng không cần phải đến thư viện trực tiếp để đọc tài liệu, mà chỉ cần đăng
nhập và tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu thư viện số.

● Tiết kiệm chi phí: Thay vì phải chi tiền đi lại đến thư viện truyền thống và mất
thời gian đọc tài liệu tại thư viện, người dùng có thể truy cập vào thư viện số
miễn phí từ bất cứ đâu, bất cứ khi nào và từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối
internet.
Hệ thống Thư viện số Veridian là một nền tảng phần mềm mạnh mẽ cho


việc xây dựng và cung cấp truy cập đến các bộ sưu tập số. Nó giúp thực hiện
việc quản lý và hiển thị tài liệu số một cách hiệu quả. Hệ thống này được phát
triển bởi Digital Library Consulting và được sử dụng rộng rãi trong các thư
viện ở Việt Nam.
3. Hệ thống xử lý tài liệu số docWorks
docWorks là một phần mềm xử lý tài liệu tiên tiến, một công cụ đắc lực
giúp bạn quản lý hiệu quả và xuyên suốt mọi tập tin trên một nền tảng kỹ thuật
số duy nhất.
docWorks đã được Thư viện Quốc gia Việt Nam áp dụng để xử lý và
quản lý tài liệu số, với một số tính năng chính:
● Chuyển đổi đa dạng các định dạng tài liệu thành định dạng PDF/A tuân
thủ tiêu chuẩn lưu trữ lâu dài. Các định dạng bao gồm: DOC/DOCX,
XLS/XLSX, PPT/PPTX, CSV, JPEG, TIFF, RAW,..

● Áp dụng công nghệ OCR nhận dạng văn bản tiếng Việt trong file scan,
ảnh để tạo file PDF có thể tìm kiếm được text.

Phần mềm nhận dạng phiên bản mới của ABBYY đang được đánh giá là
giải pháp nhận dạng tiếng Việt chính xác và tồn diện tại Trung tâm
Thơng tin - thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội.
● Trích xuất siêu dữ liệu từ tài liệu để phục vụ cho việc phân loại, tìm
kiếm, tra cứu.



● Hỗ trợ hệ thống metadata chuẩn Dublin Core để mô tả các siêu dữ liệu
về tài liệu.
Dublin Core Metadata bao gồm 15 yếu tố sau: Nhan đề, Tác giả, Chủ
đề, Tóm tắt, Nhà xuất bản, Tác giả phụ, Ngày tháng, Loại (kiểu), Khổ
mẫu, Định danh, Nguồn, Ngôn ngữ, Liên kết, Diện bao quát, Bản quyền.
● Cho phép xử lý hàng loạt nhiều tài liệu cùng lúc để tiết kiệm thời gian.
● Tích hợp với hệ thống quản lý tài liệu DSpace để lưu trữ và quản lý tài
liệu số sau khi được xử lý.
DSpace là phần mềm mã nguồn mở hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân
phối các bộ sưu tập số trên Internet. DSpace cung cấp một cơng cụ hồn
chỉnh để quản lý các tài liệu, ln được duy trì và tái tạo, dễ dàng truy
cập và hiển thị tại bất cứ thời điểm nào.
Ví dụ: Duyệt xem thông tin theo nhan đề trong bộ sưu tập BÀI TẠP
CHÍ của thư viện số của trường Đại học Văn hố Hà Nội, bắt đầu bằng
chữ E, ta có kết quả sau:

Như vậy, docWorks đã giúp Thư viện Quốc gia Việt Nam xử lý và lưu
trữ triệu tài liệu số một cách hiệu quả, chuyên nghiệp. Đây là bước tiến quan
trọng trong việc ứng dụng công nghệ số vào hoạt động thư viện ở Việt Nam.
Ngoài ra hiện nay Thư viện Quốc gia Việt Nam còn cung cấp các dịch
vụ từ docWorks:
1. Scan màu, xám, đen trắng, các khổ: từ A0, A1, A2, A3, A4, A5..
2. Xử lý: căn chỉnh độ sáng, nghiêng, tẩy trắng, cắt…
3. Nhận dạng quang học (OCR) bằng phần mềm hiện đại, có khả
năng nhận dạng nhanh chóng, chính xác
4. Chuyển dạng từ vi phim (microfilm), vi phích (microfich) sang
dạng số (ảnh số .jpg, .tiff, .png...)
4. Hệ thống quản trị đĩa CD/DVD
Hệ thống quản trị đĩa CD/DVD có thể bao gồm nhiều thành phần khác nhau,

tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của người dùng. Dưới đây là một số thành phần chính:
● Phần mềm ghi đĩa: Có nhiều phần mềm ghi đĩa CD/DVD miễn phí và
tốt nhất, ví dụ như Nero và ImgBurn. Chúng giúp bạn ghi dữ liệu lên đĩa


CD/DVD một cách dễ dàng và nhanh chóng.
● Quản lý Đĩa trong Windows: Trong hệ điều hành Windows, bạn có thể
sử dụng công cụ Quản lý Đĩa để quản lý các ổ đĩa CD/DVD.
● Thiết bị quản lý đĩa vật lý: Một số thiết bị, như Imation Disc Stakka CD/
DVD Manager, cung cấp hệ thống chứa, bảo quản và quản lý CD/DVD.
Chúng giúp bạn cất, bảo quản và quản lý từ hàng trăm tới hàng chục
ngàn CD/DVD chỉ với một PC và một kết nối USB duy nhất.
III. Tài nguyên mạng
Khái niệm tài nguyên mạng:
Tài nguyên mạng là những thành phần vật lý và logic cần thiết để thiết lập và
duy trì một mạng máy tính. Tài ngun mạng có thể được chia thành hai loại chính:
● Tài nguyên vật lý là những thành phần vật chất có thể nhìn thấy và chạm được,
bao gồm:
○ Thiết bị mạng: máy chủ, switch, router, access point,...
○ Hạ tầng mạng: cáp, dây dẫn,...
○ Đường truyền mạng: cáp quang, sóng vơ tuyến,...
● Tài ngun logic là những thành phần khơng thể nhìn thấy hoặc chạm được,
bao gồm:
○ Địa chỉ IP: địa chỉ định danh duy nhất của một thiết bị trên mạng.
○ Cổng thông tin: điểm kết nối giữa hai mạng khác nhau.
○ Dịch vụ mạng: các dịch vụ cung cấp cho người dùng truy cập mạng,
chẳng hạn như email, web, FTP,...
○ Phần mềm mạng: các phần mềm quản lý và vận hành mạng.
Thành phần cấu tạo nên tài nguyên mạng:
Thiết bị mạng là thành phần quan trọng nhất của tài nguyên mạng. Thiết bị

mạng được sử dụng để kết nối các máy tính với nhau và với các tài nguyên mạng
khác. Các thiết bị mạng phổ biến bao gồm:
○ Máy chủ: là thiết bị lưu trữ dữ liệu và cung cấp các dịch vụ mạng cho
người dùng.
○ Switch: là thiết bị kết nối các máy tính với nhau trong một mạng LAN.
○ Router: là thiết bị kết nối các mạng LAN với nhau hoặc với internet.
○ Access point: là thiết bị cung cấp kết nối internet không dây cho các
thiết bị di động.
● Hạ tầng mạng là các thành phần vật lý cần thiết để truyền dữ liệu trên mạng.
Hạ tầng mạng bao gồm:
○ Cáp: là thành phần chính để truyền dữ liệu trên mạng. Có hai loại cáp
phổ biến là cáp đồng trục và cáp quang.


○ Dây dẫn: là các thành phần kết nối các thiết bị mạng với nhau.
● Đường truyền mạng là các phương thức truyền dữ liệu trên mạng. Có hai loại
đường truyền mạng phổ biến là đường truyền cáp quang và đường truyền sóng
vơ tuyến.
● Địa chỉ IP là một dãy số duy nhất được sử dụng để định danh một thiết bị trên
mạng. Địa chỉ IP được chia thành hai phần: phần mạng và phần máy. Phần
mạng xác định mạng mà thiết bị thuộc về, phần máy xác định thiết bị cụ thể
trong mạng đó.
● Cổng thơng tin là điểm kết nối giữa hai mạng khác nhau. Cổng thông tin cho
phép các thiết bị trong hai mạng khác nhau có thể giao tiếp với nhau.
● Dịch vụ mạng là các dịch vụ cung cấp cho người dùng truy cập mạng. Các dịch
vụ mạng phổ biến bao gồm:
○ Email: dịch vụ gửi và nhận thư điện tử.
○ Web: dịch vụ truy cập và xem nội dung trên internet.
○ FTP: dịch vụ truyền tải tập tin.
● Phần mềm mạng là các phần mềm quản lý và vận hành mạng. Phần mềm mạng

bao gồm:
○ Hệ điều hành mạng: là hệ điều hành được sử dụng cho các máy chủ và
thiết bị mạng.
○ Phần mềm quản lý mạng: là phần mềm được sử dụng để quản lý và
giám sát mạng.
1. Mạng LAN
Mạng LAN là một hệ thống mạng cục bộ cho phép các thiết bị như: máy tính PC, máy
in, smartphone, máy scan,… ở gần nhau và có thể kết nối, giao tiếp và chia sẻ thông
tin dữ liệu cho nhau, kết nối này được thực hiện thông qua cáp LAN hoăc kết nối Wifi
trong một khu vực địa lý.

Hình : Mơ hình kết nối của mạng LAN ở thư viện.
Tại thư viện quốc gia Việt Nam có hạ tầng mạng LAN hồn chỉnh, kết nối giữa các
toà nhà bằng hệ thống cáp quang, đường dây mạng đến tất cả các phòng trong thư


viện.
2. Hệ thống Internet Đường truyền kênh riêng (Leased-line)
Đường truyền kênh riêng (Leased -line ) cung cấp kết nối vật lý dành riêng cho người
dùng để truyền thông tin giữa các điểm cố định trong và ngoài nước theo phương thức
kết nối điểm - điểm hoặc điểm- đa điểm, không bị chia sẻ băng thông trong mọi thời
điểm, giúp tốc độ kết nối và độ ổn định cao

Hình ảnh : Mơ hình đường truyền kênh riêng (Leased-line).
Ln đảm bảo băng thông lớn và ổn định phục vụ các dịch vụ trực tuyến của thư viện
như: CSDL thư mục, các bộ sưu tập số trực tuyến, website, mail nội bộ… hạn chế xảy
ra sự cố tắc nghẽn trong giờ cao điểm và đảm bảo tính riêng tư, bảo mật cao cho thư
viện.
IV. Quản trị và bảo mật:


1. Hệ thống Mượn – trả tự động:
Hệ thống mượn trả tài liệu tự động là một giải pháp hiện đại và tiện lợi cho thư viện
và người sử dụng. Hệ thống này cho phép người sử dụng tự thực hiện các thao tác
mượn, trả, gia hạn tài liệu mà không cần sự trợ giúp của nhân viên thư viện. Hệ thống
này sử dụng công nghệ nhận dạng RFID(nhận dạng vô tuyến) để xác định và theo dõi
tài liệu, cũng như cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý thư viện. Các thành phần


trong hệ thống bao gồm:
2. 02 trạm tự phục vụ:
Trạm tự phục vụ thư viện là một thiết bị cho phép bạn đọc tự thực hiện các thao tác
mượn, trả, gia hạn tài liệu mà không cần sự trợ giúp của nhân viên thư viện. Trạm tự
phục vụ sử dụng công nghệ RFID để nhận dạng và theo dõi tài liệu, cũng như cập nhật
thông tin vào phần mềm quản lý thư viện. Trạm tự phục vụ có nhiều ưu điểm như:





Tiết kiệm thời gian và nhân lực cho cả nhân viên và bạn đọc.
Tăng hiệu quả quản lý tài liệu, giảm thiểu sai sót và mất mát.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của bạn đọc.
Khuyến khích bạn đọc tự chủ và tự học.

Trạm tự phục vụ thường bao gồm các thành phần sau:
○ Màn hình cảm ứng: để hiển thị giao diện người dùng và hướng dẫn các
bước thực hiện.
○ Đầu đọc RFID: để đọc thông tin của tài liệu và bạn đọc từ các thẻ RFID
được gắn trên sách và thẻ thư viện.
○ Máy in biên nhận: để in biên lai xác nhận giao dịch mượn hoặc trả tài

liệu.
○ Phần mềm quản lý: để kết nối với cơ sở dữ liệu của thư viện và cập nhật
trạng thái của tài liệu và bạn đọc.

3. 02 Hệ thống an ninh, an toàn tài liệu.
Thư viện quốc gia Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, tổ chức và nhân sự
để đảm bảo an ninh, an tồn cho các hệ thống thơng tin của mình. Một số biện pháp cụ
thể là:
○ Phân quyền, quản lý truy cập chặt chẽ cho các người dùng và nhân viên
thư viện.
○ Sử dụng các phần mềm thư viện để quản lý các hoạt động của thư viện,
như: Open Resources, máy chủ Z39.50 và các ứng dụng khác.
○ Ghi, lưu trữ log file và giám sát liên tục để phát hiện tấn cơng.
○ Có chính sách bảo mật và bảo vệ tài liệu trong thư viện theo các quy
định của pháp luật.
○ Phối hợp với các cơ quan có liên quan để xử lý các vi phạm hành chính
hoặc hình sự liên quan đến tài liệu trong thư viện.
Hệ thống an ninh, an toàn tài liệu của thư viện quốc gia Việt Nam có tác dụng
bảo vệ nguồn lực thơng tin quý giá của đất nước khỏi những mất mát, hư hại hoặc
xâm phạm bất hợp pháp.



×