Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học " Khoa học và Công nghệ Nghệ An: cần có một chiến lược phát triển đồng bộ" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.81 KB, 11 trang )

Khoa học và Công nghệ Nghệ An: cần có một
chiến lược phát triển đồng bộ
Tại buổi lễ vinh danh các cán bộ khoa học tiêu biểu tỉnh Nghệ An, đã có nhiều ý
kiến đóng góp quan trọng. Thông tin KH&CN Nghệ An xin ghi lại một số ý kiến,
suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng mà những người làm khoa học của tỉnh muốn gửi
gắm.
Tại buổi lễ vinh danh các cán bộ khoa học tiêu biểu tỉnh Nghệ An, đã có nhiều
ý kiến đóng góp quan trọng. Thông tin KH&CN Nghệ An xin ghi lại một số ý kiến,
suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng mà những người làm khoa học của tỉnh muốn gửi
gắm.
* Ông Nguyễn Kim Đường (Giảng viên Khoa Nông - Lâm - Ngư, Đại học
Vinh):
“ Đối với hoạt động nghiên cứu cũng như chuyển giao KH&CN trong nông
nghiệp, nên áp dụng phương pháp “cùng nghiên cứu - cùng hành động” để đạt
được hiệu quả cao hơn ”
Hiện nay, Nghệ An đang có 4-5 trường đại học, hàng chục trường cao đẳng,
các viện, phân viện, trung tâm, trạm nghiên cứu của Trung ương và địa phương
với một đội ngũ cán bộ KH&CN khá hùng hậu. Đồng thời, trong các sở, ban,
ngành của tỉnh cũng có nhiều cán bộ quản lý thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
Từ đó thấy rằng năng lực nghiên cứu khoa học của Nghệ An hiện nay là khá tốt,
có thể giải quyết các nhiệm vụ KH&CN mà sự nghiệp phát triển sản xuất - kinh
tế - xã hội của tỉnh đặt ra. Tuy nhiên, để nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả thiết
thực và ý nghĩa, theo tôi cần chú trọng đến nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố con
người. Bởi nghiên cứu khoa học là công việc không phải của riêng ai, song cũng
không thể là của mọi người. Không một ai tự nhiên có năng lực nghiên cứu khoa
học tốt được mà phải trải qua quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm, trong đó sự
hăng say và tác phong làm việc nghiêm túc là vô cùng quan trọng. Đồng thời, để
có thể làm tốt được công tác nghiên cứu khoa học, ngoài yếu tố con người, cũng
cần chú trọng các vấn đề về cơ chế chính sách, sự quản lý của các cấp ngành,
điều kiện vật chất như thiết bị máy móc, nhà xưởng, chuồng trại, đồng ruộng…
và đặc biệt là kinh phí và quỹ thời gian.


Là một nhà giáo nhiều năm làm công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
nông nghiệp - nông thôn, tôi muốn nhấn mạnh hơn đến hoạt động chuyển giao
KH&CN trong nông nghiệp Nghệ An hiện nay. Bản thân sản xuất nông nghiệp là
một hoạt động rất khó khăn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Ở tỉnh ta, sản
xuất nông nghiệp hiện trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, tuy đang từng bước
chuyển sang nền kinh tế thị trường - sản xuất hàng hóa song chưa mạnh và chưa
nhanh. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả chuyển giao KH&CN trong nông nghiệp
Nghệ An, cần tổ chức triển khai các đề tài, dự án có tính chất thử nghiệm, ứng
dụng các tiến bộ KH&CN cụ thể trong một thời gian ngắn (1-2 vụ sản xuất) nhằm
kiểm tra đánh giá tính phù hợp trong điều kiện của địa phương. Nếu kết quả thử
nghiệm tốt thì sớm tổ chức ứng dụng trên diện rộng. Đặc biệt, đối với hoạt động
nghiên cứu cũng như chuyển giao KH&CN trong nông nghiệp, nên áp dụng
phương pháp “cùng nghiên cứu - cùng hành động” thì hiệu quả đạt được sẽ cao
hơn./.

* Nhà giáo ưu tú, PGS Nguyễn Đình Noãn (Phường Trung Đô - TP Vinh):
“…Để KH&CN Nghệ An phát triển đúng tầm, cần có sự quản lý đội ngũ cán
bộ KH&CN một cách thống nhất…”
Một cán bộ cao cấp Việt Nam đã hỏi một viện sĩ hàn lâm khoa học Liên Xô về
các ngành khoa học mà Việt Nam nên tập trung đầu tư nghiên cứu. Vị viện sĩ Liên
Xô đã trả lời rằng chính cán bộ khoa học sẽ quyết định hướng nghiên cứu khoa
học. Như vậy, yếu tố con người đối với hoạt động nghiên cứu khoa học là đặc biệt
quan trọng. Thực tế với một tỉnh có số dân và diện tích lớn như Nghệ An, tiềm
năng con người là rất lớn. Để khai thác, phát huy tiềm năng đó, tỉnh cần có chính
sách thu hút cán bộ đầu đàn và đào tạo cán bộ trẻ theo quy hoạch lâu dài, ví dụ cấp
học bổng cho học sinh giỏi học các ngành mà địa phương còn thiếu, cử cán bộ
chuyên sâu đi đào tạo cao hơn nhưng phải dân chủ, công khai mới có cán bộ thực
học, thực tài.
Bản thân tôi cho rằng giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành đội ngũ cán bộ khoa học tương lai cho tỉnh nhà, trong đó giáo dục phổ thông

là cơ sở, nền tảng quan trọng ban đầu. Hiện nay, việc đào tạo cán bộ của ta chưa
có quy hoạch, thí sinh đang học và thi theo sở thích mà chưa quan tâm đến nhu
cầu của xã hội hay cơ hội tìm được việc làm. Không có nhiều học sinh giỏi thi vào
các ngành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp và công nghiệp mà chủ yếu theo
các nghề có thu nhập cao như kinh tế… Đây là điều ngành giáo dục cũng như
chính quyền các cấp chưa điều tiết được. Nền giáo dục Nghệ An hàng năm đã đào
tạo ra nhiều tài năng trẻ. Vì vậy, việc đề ra chính sách để thu hút người tài về hoạt
động và đóng góp cho khoa học là rất cần chú trọng. Chính quyền các cấp cần
chọn đúng người giỏi, cấp học bổng để đào tạo theo các ngành nghề trọng điểm
của tỉnh. Có thể phân công các cơ quan, xí nghiệp trợ giúp người học để khi tốt
nghiệp, họ sẽ trở về làm việc và cống hiến cho tỉnh nhà.
Với điều kiện của một tỉnh có tiềm năng về nhân lực khoa học, nhiều tài nguyên
đa dạng như Nghệ An thì để KH&CN phát triển đúng tầm cần có sự quản lý đội
ngũ cán bộ KH&CN một cách thống nhất./.

* PGS. TS Phạm Văn Chương (Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Bắc Trung Bộ):
“ Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, KH&CN thực sự trở thành nền tảng,
động lực và nòng cốt cho hoạt động kinh tế - xã hội các ngành, các cấp ”
Chỉ đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, Đảng
nêu ra 6 quan điểm, trong đó nhấn mạnh: KH&CN là nền tảng của CNH-HĐH, kết
hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại
hoá ở những khâu quyết định. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam nói chung và Nghệ An
nói riêng vẫn còn ở trong giai đoạn ban đầu (kinh tế dựa vào tài nguyên, thu hút FDI,
lắp ráp hàng loạt, nhân công giá rẻ) và KH&CN cũng còn thua xa thế giới cả về đầu
tư lẫn công nghệ. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu của sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị Quyết Đại hội
Đảng bộ Tỉnh khoá XVII, theo tôi, Nghệ An cần phải có một chiến lược phát triển
KH&CN đến 2020 và tầm nhìn 2025. Trong đó, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020,
KH&CN thực sự trở thành nền tảng, động lực và nòng cốt cho hoạt động kinh tế - xã

hội các ngành, các cấp, đóng góp ít nhất 50% tăng trưởng GDP; đồng thời đảm bảo
tương ứng đầu tư cho KH&CN của cả nước đến 2015 là 2% GPD và 2020 đạt 2,5%
GDP.
Để đạt được mục tiêu nói trên, phát triển KH&CN (2011-2020) cần chú trọng các vấn
đề sau: Coi KH&CN là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh, bền vững;
Thực hiện đồng bộ cơ chế: nâng cao năng lực, đổi mới quản lý, ứng dụng, hội nhập
KH&CN; Gắn mục tiêu KH&CN với mục tiêu kinh tế - xã hội; Phát triển mạnh thị
trường KH&CN; Phát triển doanh nghiệp KH&CN, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của đơn vị sự nghiệp KH&CN; Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư
tưởng trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo của trí thức; Thực hiện nghiêm túc các qui
định về quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt mức quốc gia
và quốc tế.
Các giải pháp và tổ chức chiến lược phát triển KH&CN 2011-2020 bao gồm:
Đẩy mạnh đổi mới thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của Nhà nước để tạo nhu cầu và động lực cho phát triển KH&CN; Đổi mới
cơ chế chính sách phát triển KH&CN theo cơ chế thị trường, phù hợp với bối cảnh
hội nhập quốc tế và đặc thù hoạt động KH&CN; Tăng cường đầu tư nâng cấp tiềm
lực KH&CN cho tỉnh nhà, tập trung đầu tư trọng điểm nâng cao trình độ năng lực
nghiên cứu khoa học, sáng tạo phát triển công nghệ cho một số lĩnh vực quan trọng
như nông nghiệp, công nghệ sinh học…; Xây dựng lộ trình thực hiện chiến lược
KH&CN giai đoạn 2011-2020; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KH&CN.
Đối với Nghệ An, trên cơ sở những định hướng, cần đầu tư cho KH&CN để phát
triển kinh tế, đặc biệt tận dụng triệt để những lợi thế của mình: Lợi thế về vị trí địa
lý để phát triển dịch vụ, bao gồm dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ du lịch (kể
cả du lịch sinh thái), dịch vụ thương mại…; Phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên
thiên nhiên rừng và biển; Phát huy lợi thế về nông nghiệp: chăn nuôi thủy sản, một
số cây trồng chính như lạc, vừng, cây căn quả, cây công nghiệp: cao su, mía, dứa…;
Phát huy lợi thế về chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò thịt, bò sữa…/.

* Ông Nguyễn Công Châu (Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương):

“ Điều mà tôi trăn trở nhất đó là sự thiếu vắng những đề tài, dự án khoa
học thực sự phục vụ có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp địa phương ”
Là một cán bộ đảng viên được cấp ủy UBND huyện giao trọng trách Phó chủ
tịch UBND huyện phụ trách mảng nông - lâm và khoa học công nghệ trên địa bàn
huyện Đô Lương, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để lĩnh vực
KH&CN nói chung, khoa học kỹ thuật nói riêng phát huy có hiệu quả trong đời
sống ứng dụng hàng ngày của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra
các sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, đủ sức cạnh tranh, thu hút, hội nhập trong xu thế
mới. Điều mà tôi trăn trở nhất đó là sự thiếu vắng những đề tài, dự án khoa học
thực sự phục vụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp địa phương như lai tạo các
giống lúa mới (lúa thuần), giống cây công nghiệp ngắn ngày, giống chăn nuôi… vì
Nghệ An vẫn là tỉnh sản xuất thuần nông. Trong những năm qua, các nguồn giống,
loại giống cơ bản tỉnh ta đang phụ thuộc vào thị trường nước ngoài và một số tỉnh
bạn, vì thế giá cả lại quá cao làm cho bà con nông dân đã khó khăn lại càng khó
khăn hơn.
KH&CN là lĩnh vực có phạm vi ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động xã hội, vừa
có tính ứng dụng hiện tại vừa có tính chiến lược lâu dài đòi hỏi chúng ta phải xem
xét nghiêm túc và có những chính sách đầu tư hợp lý. Để KH&CN phát huy đuợc
hết hiệu quả vào sản xuất và đời sống thì cần một số chính sách thoả đáng đầu tư
cho lĩnh vực này như: Khơi dậy sự đam mê nghiên cứu và có những chính sách
thu hút nhân tài vào trong lĩnh vực hoạt động KH&CN; Thay đổi phương thức
nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu với thực tiễn - thực tiễn phải là môi trường
nghiên cứu khoa học, ngược lại nghiên cứu là để phục vụ thực tiễn; Và đặc biệt là
cần có các chế độ đãi ngộ và khích lệ các cán bộ làm khoa học, các nhà khoa học
của tỉnh./.

* Ông Dương Công Hoạt (Giám đốc Bệnh viện Nhi Nghệ An):
“…Có 3 yếu tố thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học phát triển là
khuyến khích, giao chỉ tiêu và tạo điều kiện thuận lợi nhất để triển khai thực
hiện…”

Nghề y ở cấp độ thực hành là một trong những nghề bắt buộc phải ứng dụng
những thành tựu khoa học đã được công bố, kiểm nghiệm để bảo đảm độ an toàn
cao cho người bệnh. Vì vậy, để có những thành tích về nghiên cứu khoa học
(NCKH) lâm sàng được ghi nhận là điều không dễ dàng. Nó lại càng khó khăn
hơn khi những công trình NCKH triển khai tại những cơ sở đơn thuần về thực
hành như các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Do đó, khi được vinh danh, bản
thân tôi hết sức phấn khởi và ý thức rằng đây là nguồn động viên lớn, tạo đà để có
thể tiếp tục có những thành tích mới cao hơn.
Trong những năm gần đây, y học
có rất nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Là những cán bộ khoa học
trong ngành, ngoài trách nhiệm thực hành khám chữa bệnh hàng ngày, chúng tôi
luôn có ý thức tự đào tạo, cập nhật kiến thức thông qua nhiều kênh khác nhau để
không những kiến thức của bản thân không bị lạc hậu mà còn có thể định hướng
cho bước đi của chuyên ngành trong phạm vi mình phụ trách. Muốn vậy, trong từng
lĩnh vực y học cần có những phương pháp tiếp cận riêng. Tuy nhiên, tựu trung lại
khung tiếp cận cái mới có 4 yếu tố: thông tin - thầy - người bệnh - thực tiễn, trong
đó yếu tố thông tin và yếu tố thực tiễn quyết định thành công của người làm khoa
học. Vấn đề là ở chỗ thông tin mình thu thập được nên hiểu và vận dụng nó như thế
nào trong điều kiện thực tiễn tại cơ sở của mình. Trong rất nhiều trường hợp phải
tranh thủ sự giúp đỡ của các đồng nghiệp có trình độ cao hơn (thầy) để chọn lọc
thông tin và tìm phương pháp vận dụng nó vào thực tiễn. Người bệnh luôn là yếu tố
quan trọng, là đối tượng để triển khai những ứng dụng KH&CN, vì vậy phải luôn
đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết để nhận được sự đồng tình ủng hộ từ phía họ.
Bốn yếu tố này luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Bệnh viện Nhi Nghệ An trong nhiều năm qua đã có những thành tích đáng kể
trong NCKH và ứng dụng KH&CN như hàng năm đều có công trình NCKH cấp
tỉnh, và nhiều công trình NCKH cấp cơ sở. Các công trình NCKH thường được
nghiệm thu đạt kết quả cao, trong số đó có 2 công trình được giải thưởng sáng tạo
KH&CN cấp tỉnh. Nhiều thành tựu KH&CN được ứng dụng trong khám chữa bệnh
tại Bệnh viện Nhi làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và lượng bệnh nhân phải chuyển

tuyến trên. Có 3 yếu tố tạo nên kết quả nói trên là khuyến khích, giao chỉ tiêu và tạo
điều kiện thuận lợi nhất để triển khai thực hiện, trong đó khuyến khích và tạo điều
kiện là 2 yếu tố quyết định. Trước hết phải làm cho mỗi một cán bộ khoa học nhận
thức đúng về quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong NCKH và phát triển kỹ thuật mới,
trong đó có tổ chức đào tạo lại về phương pháp, coi trọng việc thảo luận và phân
tích đề cương nghiên cứu hoặc triển khai ứng dụng. Khi đề cương đã được thông
qua, phải hết sức tạo điều kiện để thực hiện đúng tiến độ. Hàng năm có đánh giá
tổng kết khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích để tạo đà cho năm sau. Nhân
đây tôi cũng xin cảm ơn Sở KH&CN trong những năm qua đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi để cho Bệnh viện chúng tôi có nhiều đóng góp về lĩnh vực NCKH và ứng
dụng công nghệ trong y tế./.

* Ông Đào Tam Tỉnh (Giám đốc Thư viện tỉnh Nghệ An):
“ Cần có thêm sự đầu tư ngân sách xứng đáng cho công tác nghiên cứu
khoa học; cần lựa chọn đầu tư đúng cho công trình ứng dụng tốt và loại ra các
công trình kiểu nghiệm thu xong thì "bỏ ngăn kéo" không dùng đến ”
Tôi thấy tài liệu viết về địa phương và liên quan đến địa phương là vốn quý và có
tầm quan trọng lớn, tác động đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… của địa
phương nếu được tổ chức khai thác, phát huy tốt. Từ đó, tôi tập trung đọc, tìm tòi trong
sách vở, ghi chép khái quát, tóm tắt lại những gì liên quan đến địa phương dù là một
cuốn sách, vài chương, vài trang hay một tin tức nhỏ… Tôi tìm cách sưu tầm tập hợp
tài liệu lại, mỗi năm một vài trăm cuốn, nhiều năm hình thành xây dựng được một kho
sách Địa chí riêng khá bề thế của Thư viện tỉnh. Hiện nay kho sách này có trên dưới 1
vạn cuốn, trong đó có nhiều tài liệu quý hiếm được sưu tầm trong nhân dân như vốn di
sản Hán Nôm Nhờ vậy mà tôi tích luỹ được thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về địa
phương học, sưu tầm, biên soạn được một số cuốn sách, viết được một số bài báo đáp
ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc và nhân dân như: Khoa bảng Nghệ An (1075-1919),
Tìm trong di sản văn hóa xứ Nghệ, Kênh nhà Lê lịch sử và huyền thoại một số sách viết
chung như: Câu đối xứ Nghệ, Văn bia Nghệ An, Tác gia Nghệ Tĩnh thế kỷ XX… Tôi
cho rằng, các cấp lãnh đạo tỉnh cần có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho các công trình

nghiên cứu về địa phương của các tác giả ở địa phương, nhanh chóng và tập trung đầu
tư cho việc sưu tầm, bảo quản, dịch thuật, nghiên cứu, biên soạn, khai thác, phát huy
vốn di sản Hán Nôm và tiếng dân tộc ít người, vì vốn này đang có nguy cơ "tuyệt
chủng".
Trong thời gian qua, tôi thấy KH&CN tỉnh nhà đã có nhiều thành tựu đáng quý, đã
tập hợp được một đội ngũ trí thức dồi dào, sản sinh ra được nhiều sản phẩm khoa học
ứng dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, cần có thêm sự đầu tư ngân sách xứng đáng cho công
tác nghiên cứu khoa học, cho các công trình khoa học lớn và khuyến khích được đội
ngũ trí thức cống hiến hết mình cho khoa học; cần lựa chọn đầu tư đúng cho công trình
ứng dụng tốt và loại ra các công trình kiểu nghiệm thu xong thì "bỏ ngăn kéo" không
dùng đến. Đặc biệt, lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa và thực sự cả về tinh thần và vật
chất cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, cần thực hiện chính sách thu hút người
giỏi về tỉnh làm việc tốt hơn nữa./.

* Ông Trần Minh Siêu (Phường Lê Mao - TP Vinh):
“ Cán bộ khoa học phải nhạy cảm phát hiện sớm nhu cầu bức thiết của sản
xuất và đời sống xã hội ”
Công trình khoa học là đứa con tinh thần yêu quý của mình. Người cha đẻ ra
nó phải biết cách “thai nghén” và dày công dưỡng dục thì nó mới khỏe mạnh,
khôi ngô, sớm trở thành người hữu ích cho xã hội. Công trình sáng tạo
KH&CN được đẻ ra từ thực tế sản xuất và đời sống xã hội, rồi trở về phục vụ
đắc lực hơn cho sản xuất và đời sống xã hội. Do đó cán bộ
khoa học phải nhạy cảm phát hiện sớm nhu cầu bức thiết của sản xuất và đời
sống xã hội, tìm cho được “chìa khoá vàng” để giải toả có hiệu quả nỗi bức xúc
của sản xuất và đời sống xã hội. Muốn làm được như vậy, tỉnh cần có sự ưu đãi,
tạo điều kiện để cán bộ làm KH&CN có sự ổn định về kinh tế để toàn tâm toàn
ý cho sáng tạo KH&CN.
Ở tỉnh ta hiện nay, thực
trạng cán bộ khoa học nói chung đang yếu và thiếu. Vì thế, rất cần có giải pháp
khai thác triệt để những cán bộ hoạt động lâu năm dày dạn kinh nghiệm để dìu dắt lớp

trẻ, góp phần tích cực đào tạo lớp trẻ sớm trở thành người có năng lực nghiên cứu
thực sự. Nếu làm được tốt, có hiệu quả thì đây cũng là giải pháp tích cực để khắc
phục tình trạng thiếu cán bộ khoa học có năng lực hiện nay của tỉnh nhà./.

Ông Ninh Viết Giao (Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An):
“ Làm khoa học phải trung thực, trung thực với bản thân mình, trung thực
với bạn bè, trung thực với các thư tịch, sách vở mà mình đã tham khảo, nghiên
cứu ”

Là một người hoạt động lâu năm ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn hoá văn nghệ
dân gian, tôi rất phấn khởi được vinh danh là cán bộ tiêu biểu có đóng góp cho ngành
khoa học Nghệ An. Tôi cho đây là hoạt động đáng quý, nên tổ chức hàng năm để các
nhà khoa học ở tất cả các lĩnh vực trong tỉnh được gặp gỡ nhau, trao đổi ý kiến với
nhau, phát biểu ý kiến và bày tỏ những tâm tư nguyện vọng với lãnh đạo tỉnh.
Tôi nghĩ rằng làm công tác nghiên cứu khoa học bao giờ cũng thuộc phạm vi cá
nhân. Trên cơ sở một nền học vấn nhất định, cá nhân phải có một khả năng nào đó,
khả năng phát hiện cái mới, khả năng hệ thống hoá kiến thức, tư liệu trong lĩnh
vực công tác của mình, sau đó là nhiệt tình, đam mê, nghị lực và luôn luôn tiếp
cận các nhà khoa học cùng lĩnh vực, các lĩnh vực có quan hệ để học hỏi thêm, bồi
đắp thêm kiến thức, những suy nghĩ có tính chất phát hiện của mình. Làm khoa
học phải trung thực, trung thực với bản thân mình, trung thực với bạn bè, trung
thực với các thư tịch, sách vở mà mình đã tham khảo, nghiên cứu. Để bạn bè, nhân
dân và các nhà lãnh đạo tôn trọng mình thì trước hết phải tự trọng mình đã /.
Tục ngữ có câu: "Nhất nước - Nhì phân - Tam cần - Tứ giống" nói lên vai
trò quan trọng bậc nhất của nước trong sản xuất lúa. Tuy nhiên, tưới nước
như thế nào cho khoa học, không lãng phí về công sức, tiền bạc là việc làm
cần phải cân nhắc kỹ trong điều kiện hiện nay, khi nguồn nước ngọt chưa đáp
ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của con người, vật nuôi, cây trồng, đặc biệt là
những thời kỳ trời ít mưa, hạn hán kéo dài. Như vậy khi có nguồn nước ngọt
dồi dào, phải có kế hoạch tưới nước hợp lý nhằm tiết kiệm lượng nước để

cung cấp cho cây lúa vào những giai đoạn cần thiết nhất, đồng thời tạo điều
kiện cho bộ rễ lúa phát triển mạnh, ăn sâu xuống các tầng đất phía dưới làm
cho cây cứng cáp, khỏe mạnh, chống chịu được sâu bệnh hại cũng như các
yếu tố bất lợi của thời tiết và cho năng suất cao hơn.

×