Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phiên tòa hình sự phúc thẩm lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH DUY THUN

PHIÊN TỊA HÌNH SỰ PHÚC THẨM - LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRỊNH DUY THUN

PHIÊN TỊA HÌNH SỰ PHÚC THẨM - LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự. Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ KIM OANH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả, khơng
có bất kỳ sự sao chép nào từ các cơng trình nghiên cứu khác.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ


quý báu và hữu ích từ phía Thầy Cơ, Gia đình, bạn bè.
Qua đây, cho phép tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Võ Thị Kim
Oanh, Trưởng khoa Luật hình sự & Tố tụng hình sự, người đã định hướng cũng
như tận tình giúp đỡ tác giả để hoàn thành luận văn này.

Tác giả

TRỊNH DUY THUYÊN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 Bộ luật tố tụng hình sự

BLTTHS

 Chủ tọa phiên tòa

CTPT

 Hội đồng xét xử

HĐXX

 Tố tụng hình sự

TTHS

 Tịa án qn sự


TAQS

 Tịa án nhân dân

TAND

 Tòa án tối cao

TATC

 Viện kiểm sát

VKS

 Vụ án hình sự

VAHS

 Xét xử phúc thẩm

XXPT


U
S

3
P

2.



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHIÊN TỊA HÌNH SỰ
PHÚC THẨM .................................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm phiên tịa hình sự phúc thẩm ................................................. 7
1.1.1.

.................................................................... 7

1.1.2.

.............................................. 13

1.1.3. Đặc điểm của phiên tịa hình sự phúc thẩm ......................................... 15
1.1.4. Nhiệm vụ phiên tịa hình sự phúc thẩm.................................................. 18
1.1.5.

..................................................... 20

1.2. Lược sử các quy định về phiên tịa hình sự phúc thẩm trong tố tụng
hình sự Việt Nam ............................................................................................ 22
1.2.1. Phiên tịa hình sự phúc thẩm từ năm 1946 - 1959 .............................. 22
1.2.2. Phiên tịa hình sự phúc thẩm từ năm 1960 - 1988 .............................. 26
1.2.3. Phiên tịa hình sự phúc thẩm từ năm 1988 đến trước năm 2003 ... 30
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ PHIÊN TÒA HÌNH SỰ PHÚC
THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ......................................................................... 34
2.1. Pháp luật thực định về thủ tục bắt đầu phiên tịa hình sự phúc thẩm

và thực tiễn áp dụng ........................................................................................ 34
2.2. Pháp luật thực định về xét hỏi tại phi
và thực tiễn áp dụng ...................................................................................... 42
2.3. Pháp luật thực định về tranh luận tại phiên tịa hình sự phúc thẩm
và thực tiễn áp dụng ....................................................................................... 52
2.4. Pháp luật thực định về Nghị án, Tun án tại phiên tịa hình sự
phúc thẩm và thực tiễn áp dụng .................................................................... 63
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHIÊN
TỊA HÌNH SỰ PHÚC THẨM .................................................................................... 69


3.1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ cải cách tư pháp và quy định của Hiến pháp
2013 ............................................................................................................................ 69
3.1.2. Xuất phát từ bất cập của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật………………………………………………………………………………...…73
3.1.3. Những hạn chế khách quan, chủ quan có ảnh hưởng đến chất
lượng phiên tịa hình sự phúc thẩm .................................................................... 77
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phiên tòa hình sự phúc thẩm ............ 83
3.2.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật Tố tụng hình sự ............................... 83
3.2.2. Các giải pháp khác ..................................................................................... 88
...................................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
Xét xử là một trong những chức năng không thể thiếu được của Nhà
nước. Xã hội càng phát triển

vai trị duy trì đảm bảo trật tự, đấu tranh và
phòng ngừa tội phạm của hoạt động xét xử càng lớn. Hiệu quả của hoạt động
xét xử phản ánh hiệu lực
của bộ máy Nhà nước và tính chất, mức độ
dân chủ của Nhà nước và xã hội đó. Ở mỗi quốc gia, hệ thống cơ quan xét xử
được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định. Nội dung của
các nguyên tắc này được quy định tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện lịch sử
của từng nước mà trước hết là phụ thuộc vào bản chất của Nhà nước.
Ở Việt Nam Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử
nhân danh Nhà nước để kết luận một người có tội hay khơng có tội thông qua
hoạt động xét xử. Theo quy định tại điều 20 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 “Tịa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử” đó là: cấp xét xử sơ thẩ
Phiên tịa hình sự phúc thẩm được coi là một
thủ tục tố tụng do luật định nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp của Bản án,
Quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, kháng nghị. Thơng qua phiên tịa hình sự phúc thẩm, Tịa án cấp
trên có nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa, tính hợp pháp và tính có căn cứ của Bản
án, Quyết định của tịa án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật để đảm bảo
việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Phiên tịa hình sự phúc
thẩm có tác động rất lớn khơng chỉ đối với tồn bộ hoạt động của các cơ quan
tư pháp mà còn tác động đối với nhận thức của xã hội và người phạm tội
trong việc đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật.
Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy
định rất cụ thể về trình tự, thủ tục tổ chức một phiên tịa hình sự sơ thẩm với
các phần như: khai mạc phiên tòa sơ thẩm, xét hỏi lại phiên tòa sơ thẩm, tranh
luận tại phiên tòa sơ thẩm… Nhưng đối với phiên tịa hình sự phúc thẩm Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Nghị Quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày
08/12/2005 về việc Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư
“Xét xử phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự thì quy định rất đơn giản và
chung chung “

phúc t


-2-

trong trường hợp Phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS khơng có quy
định khác, thì khi tiến hành phiên toà phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm
phải thực hiện đúng các quy định tương ứng về phiên toà sơ thẩm tại
Chương XVIII,
và hướng
dẫn tại các phần II, III, IV Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05-112004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành
một số quy định trong Phần thứ
năm 2003”1.
P
theo
trong khi đó

phúc thẩm và
sơ thẩm ngồi
cùng hoạt động xét xử, nhưng
phúc
thẩm có những đặc trưng khác biệt so với
sơ thẩm,
địi hỏi
thủ tục
phiên tịa phúc thẩm phải có những
sao cho phù hợp
.
P
sau:

Thứ nhất, Tịa án cấp phúc thẩm khơng chỉ kiểm tra việc tuân theo yêu
cầu của pháp luật trong khi xét xử của tòa án cấp dưới, mà còn kiểm tra tính
đúng đắn của các tình tiết thực tế được xác định trong bản án. Tức là kiểm tra
đồng thời tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án.
Thứ hai,
phúc thẩm là những kháng
cáo, kháng nghị hoàn toàn khác với cơ sở phát sinh
là quyết định truy tố của Viện kiểm sát. Nên thủ tục của Phiên tòa phúc thẩm
sẽ hồn tồn khác với thủ tục phiên tịa sơ thẩm về mặt hình thức lẫn nội
dung. Về hình thức chúng khác nhau về giới hạn xét xử, thành phần HĐXX,
những người được triệu tập. Về nội dung thì Phiên tòa phúc thẩm chỉ giải
quyết phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị.
Thứ ba, Kiểm sát viên tại Phiên tòa
phúc thẩm chức
bảo vệ quan điểm truy tố
của VKS
. Cho nên trong phần thủ tục xét hỏi, cũng như tranh luận
Nghị Quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 về việc Hướng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ tư “Xét xử phúc thẩm”.
1


-3-

nhiệm vụ của Kiểm sát viên là làm rõ những vấn đề, tình tiết có tính chất quyết
định, làm rõ các chứng cứ quan trọng của vụ án để
.
Nhằm giải quyết vấn đề tội phạm đã và đang diễn biến phức tạp cũng
như nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc xét xử, tại Nghị quyết số 08/NQ-TW
ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong

thời gian tới của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “…Nâng cao chất lượng công tố của
kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người
bào chữa và những người tham gia tố tụng khác… Việc phán quyết của Tòa
án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem
xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào
chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi
ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết
phục và trong thời hạn pháp luật quy định…”. Trên tinh thần đó, Nghị quyết
số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
của Bộ Chính trị tiếp tục xác định một trong những nhiệm vụ cải cách tư pháp
ở nước ta đó là: “Tổ chức cơ quan tư pháp và chế định bổ trợ tư pháp hợp lý,
khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc,
trong đó xác định Tịa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng
tâm… Đặc biệt phải “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn
vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia
tố tụng theo hướng đảm bảo tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao
chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của
hoạt động tư pháp…”.
Như vậy, vấn đề đổi mới
xét xử
phiên tịa hình sự cấp
phúc thẩm đã và đang là một trong những yêu cầu cấp bách của tiến trình cải
cách tư pháp và hội nhập quốc tế về đảm bảo quyền con người, quyền công
dân, thể hiện tính nghiêm minh và cơng bằng của pháp luật. Thơng qua phiên
tịa hình sự phúc thẩm sẽ có tác dụng rất lớn trong kiểm tra, giám sát việc thực
hiện và áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới để đảm
bảo mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, giúp cho các tầng lớp nhân dân
hiểu biết thêm về pháp luật, để từ đó củng cố niềm tin vào chế độ. Vấn đề này
chỉ đạt được khi phiên tòa phúc thẩm được tiến hành đúng pháp luật, đảm bảo



-4-

đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng
.
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn các phiên tịa hình sự phúc thẩm, tác
giả thấy được sự cần thiết nghiên cứu đề tài “Phiên tòa hình sự phúc thẩm - lý
luận và thực tiễn” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình

.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Xét xử phúc thẩm là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu và những người làm công tác thực tiễn. Qua nghiên cứu, tìm hiểu
tác giả có dịp tiếp xúc với một số cơng trình khoa học trong nước được
nghiên cứu dưới các mức độ và góc độ khác nhau có nội dung liên quan
như:

” (200
Luận văn thạc sỹ luật học
(2010) “Quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm trong TTHS Việt Nam” của
Nguyễn Tiến Pháp;
“Một vài ý kiến về các căn cứ đổi mới tổ chức và hoạt
động của Tòa án các cấp” của PGS.TS Trần Văn Độ; “Vai trò của Tòa án
trong hệ thống các cơ quan tư pháp” của PGS.TS Phạm Hồng Hải, “Về
hình thức tổ chức và thủ tục xét xử của phiên tịa hình sự” của Thạc sĩ
Đinh Văn Quế; “Vấn đề tranh tụng hình sự” của Thạc sĩ Nguyễn Đức Mai;

Tuy nhiên trong cơng trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của phiên tịa hình sự phúc thẩm

như: làm rõ vị trí, vai trị của các cơ quan tiến hành tố tụng; những bất cập


-5-

trong tổ chức và hoạt động và đưa ra những luận cứ khoa học và những giải
pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như Tòa
án; vấn đề tranh tụng tại tòa, quyền hạn của Tịa án cấp phúc thẩm… mà chưa
có cơng trình nào đi sâu
hình thức, trình tự
tiến hành phiên
tịa
điều này một lần nữa
cho phép tác giả tiếp tục khẳng định tính cấp thiết của đề tài khoa học này.
ệc nghiên cứu đề tài: “Phiên tịa hình sự phúc
thẩm - Lý luận và thực tiễn”, tác giả mong muốn đi sâu nghiên cứu những
vấn đề cụ thể liên quan đến những nội dung cơ bản của phiên tịa hình sự
phúc thẩm như: hình thức phiên tịa, trình tự tiến hành phiên tòa,
, các nguyên tắc khi xét xử, vai trò trung
tâm của tịa án… Qua đó đánh giá những ưu điểm, phát hiện những điểm
còn bất cập, hạn chế và đưa ra những giải pháp để kiến nghị nhằm hoàn
thiện hơn những vấn đề đã đề ra theo tinh thần cải cách tư pháp của Đảng
và Nhà nước.
rộng, có liên quan đến các giai
đoạn của q trình tố tụng nói chung, một số vấn đề trong luận văn có thể
được tách riêng để nghiên cứu thành một đề tài hoàn chỉnh. Vì vậy với khả
năng và trình độ của
tác giả chỉ nghiên cứu những nội dung cơ bản,
nền tảng về phiên tịa hình sự phúc thẩm, phân tích đánh giá những điểm
tiến bộ và một số hạn chế được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đề xuất một số giải pháp hồn
thiện phiên tịa hình sự phúc thẩm.
tập trung nghiên cứu lý luận, luật thực định về thủ
tục tố tụng tại phiên tịa hình sự phúc thẩm và thực trạng xét xử của tòa án
cấp phúc thẩm.
chỉ nghiên cứu trong hoạt động xét xử của tòa án
nhân dân
, khơng đi vào hoạt động xét xử của tịa
án qn sự.


-6-



năm 2020.
-

Nghiên cứu đề tài “Phiên tịa hình sự phúc thẩm - lý luận và thực tiễn”
để góp một phần nhỏ vào việc nhận thức đúng đắn, toàn diện, bản chất của
phiên tịa hình sự phúc thẩm trên mặt lý luận và thực tiễn từ đó đề xuất một số
giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật, nâng cao chất

.
6

Ngồi phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
Nội dung của luận văn được trình bày theo cơ cấu sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về phiên tịa hình sự phúc thẩm.
về phiên tịa hình sự phúc thẩm và thực

tiễn áp dụng.
phúc thẩm.


-7-

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHIÊN TỊA HÌNH SỰ
PHÚC THẨM
1.1. Khái niệm phiên tịa hình sự phúc thẩm
1.1.1.

Xét xử là “hoạt động tố tụng của các Tòa án được tổ chức và tiến hành
tại Phiên tòa trên cơ sở những nguyên tắc và theo một trình tự do pháp luật
quy định nhằm xem xét và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao
động2…” Đây không phải là hoạt động của cá nhân, cũng không phải là hoạt
động của một tổ chức, nghiệp đoàn, hoạt động xã hội nghề nghiệp. Do đó, khi
cần thiết, phán quyết của Tòa án (Cơ quan nhân danh Nhà nước) được đảm
bảo thi hành bởi sự cưỡng chế hợp pháp của Nhà nước. Xem xét đánh giá và
đưa ra phán quyết là những yếu tố đặc trưng của hoạt động xét xử,

cấp dưới.
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, “
3

do

”4




T

TAND
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặc khác Điều 9 BLTTHS năm 2003 quy
định “khơng ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”, điều này thể hiện rõ vai trò trung
tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp hình sự qua tính pháp lý của nó trong
tồn bộ các phương thức khác nhau mà xã hội và Nhà nước dùng để giải
quyết các tranh chấp và mâu thuẫn lợi ích. Đây là một trong những chức năng
của Nhà nước nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh tế nói chung, các ngành
Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.1327.
3
Khoản 1 Điều 56
năm 2013.
4
Khoản 2 Điều 102
năm 2013.
2


-8-

và tổ chức kinh tế cụ thể được tiến hành bình thường, ổn định và phát triển;
đảm bảo ổn định chính trị và phát triển nền dân chủ xã hội; tạo ra những điều
kiện phát triển văn hóa, khoa học và giáo dục; củng cố và phát triển khả năng
bảo vệ tổ quốc. Do vậy, xét xử là hoạt động bảo vệ pháp luật được tiến hành
bởi cơ quan có thẩm quyền chuyên môn bằng cách áp dụng các biện pháp tác
động pháp lý trên cơ sở phù hợp nghiêm chỉnh với pháp luật và tuân thủ
nghiêm khắc trật tự do pháp luật quy định.

Phúc thẩm là “việc tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án
hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng
nghị5”. Sự ra đời của “phúc thẩm” xuất phát từ quan niệm của các nhà lập
pháp cho rằng việc xét xử lại các vụ án có kháng cáo, kháng nghị ở Tòa án
cấp trên sẽ hạn chế được những sai sót về xét xử của các thẩm phán tòa án sơ
thẩm. Tòa án cấp trên sẽ xét xử đúng cơng lý hơn vì tịa này có những thẩm
phán cao niên, nhiều kinh nghiệm trong xét xử và ở xa hoặc ít quen biết các
đương sự và đồng thời không chịu ảnh hưởng chi phối bởi địa phương.
Về khái niệm “xét xử phúc thẩm” đến nay có một số quan điểm sau:
Quan điểm 1: XXPT là biện pháp của Tịa án cấp trên kiểm tra tính
hợp pháp và tính có căn cứ của bản án và quyết định của Tịa án cấp dưới
chưa có hiệu lực pháp luật 6.
Quan điểm 2

l
Điều 230 Tính chất của xét xử phúc thẩm, BLTTHS năm 2003.
Bộ Công an (2005), Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.961.
6
Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm), NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 235.
5


-9-

n
XXPT
thơng thường TAND tối cao cũng là tịa án cấp trên của TAND
TAND

o


được một trong những điểm mới của BLTTHS năm 2003 là chính thức ghi
nhận ngun tắc “Tịa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử”7
tác giả quy
định này là điểm mới của BLTTHS năm 2003 so với BLTTHS năm 1988,
đồng thời khẳng định Tòa án Việt Nam thực hiện chế độ hai cấp xét xử, phù
hợp với thông lệ chung trên thế giới và công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Thông qua việc XXPT, Tịa án
cấp phúc thẩm tiến hành kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của bản án
hoặc quyết định sơ thẩm nhằm phát hiện và sửa chữa những sai lầm, thiếu sót
của Tịa án cấp dưới như: sửa bản án sơ thẩm; hủy án sơ thẩm để điều tra, xét
xử lại; hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án tùy thuộc vào mức độ và hình thức vi
phạm của cấp sơ thẩm, nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Với những phân tích trên, theo tác giả xét xử Phúc thẩm “

tra tính hợp pháp và các căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm để khắc
phục những thiếu sót của tịa án cấp sơ thẩm, đảm bảo cho việc xét xử
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.
Đặc điểm xét xử phúc thẩm
Thứ nhất, đối tượng của XXPT là những vụ án mà bản án, quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
7

Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.


-10-


Nghị quyết số 05/NQHĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 0
của BLTTHS năm 2003.

2 BLTTHS năm 2003.
nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì
khác khơng bị kháng cáo, kháng nghị của bản án8. Theo quy định này XXPT
trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị là trách nhiệm, cịn việc xem xét ngồi
phạm vi kháng cáo, kháng nghị là quyền hạn của Toà án cấp phúc
của Tồ án. Khi xét xử sơ thẩm, Tồ án khơng được xét xử ngoài phạm vi
quyết định truy tố của Viện kiểm sát, còn khi xét lại Giám đốc thẩm hoặc Tái
thẩm, Tồ án có thể xét lại tồn bộ vụ án mà không phụ thuộc vào nội dung
kháng nghị.
XXPT là một cấp xét xử, trong đó: xét xử sơ thẩm là cấp xét
xử
hể bị kháng cáo, kháng nghị lên tòa
án phúc thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2003. Tòa án cấp phúc thẩm
sẽ xem xét để chấp nhận
XXPT và xét xử s
những nguyên tắc chung như: công khai, trực tiếp và bảo đảm sự tham gia của
những người có liên quan; quyền hạn của tịa án được xác định bởi giới hạn
và phạm vi xét xử nhất định; phiên tịa được tiến hành theo những trình tự,
thủ tục và tịa án có quyền xem xét những vấn đề thuộc về nội dung của vụ
8

Điề

.



-11-

án; mỗi cấp xét xử điều có điểm khởi đầu và điểm kết thúc; kết quả của hoạt
động xét xử ở mỗi cấp là việc Tòa án đưa ra phán quyết của mình về nội dung
của vụ án. Nhưng XXPT chỉ tập trung xem xét kháng cáo, kháng nghị.
Thứ tư, XXPT là hình thức thực hiện chức năng xét xử. Chức năng xét
xử là một trong ba chức năng cơ bản của TTHS. Trong khoa học pháp lý hiện
nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về các chức năng cơ bản trong
TTHS như: chức năng điều tra, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật,
chức năng giám sát tư pháp và công tố, hay chức năng duy trì kiện tụng dân
sự và chức năng bảo vệ quyền dân sự… Tuy nhiên các quan điểm này điều
thống nhất rằng chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử
là những chức năng cơ bản trong TTHS. Trong đó, “cả ba chức năng này có
quan hệ ràng buộc biện chứng, là điều kiện, là hệ quả của nhau; vai trò của
mỗi chức năng được đề cao khi các chức năng khác được tôn trọng và khi
chúng được thực hiện độc lập”9 . Và chỉ có Tịa án mới có chức năng xét xử,
có quyền ra phán quyết một người có tội hay khơng có tội. Phán quyết đó phải
được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng.
Khi XXPT, tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải tiến hành các bước để xác định sự
thật khách quan của vụ án, xem xét các tình tiết về sự kiện và đánh giá pháp
lý về sự kiện đã xảy ra và áp dụng hình phạt cũng như các biện pháp trách
nhiệm hình sự khác, tức là vẫn thực hiện đầy đủ chức năng xét xử. Nhưng do
tính chất của phúc thẩm là xét xử lại cho nên tòa án cấp phúc thẩm khơng có
quyền xét xử và phán quyết về nội dung của vụ án như tòa án sơ thẩm mà chỉ
ra bản án, quyết định trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị trong quyền hạn
của tòa án cấp phúc thẩm.
Thứ năm, XXPT là một giai đoạn tố tụng. Quá trình giải quyết vụ án
hình sự được phân chia thành các giai đoạn có tính độc lập tương đối kế tiếp
và liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng, có chủ thể,
hành vi và các quyết định tố tụng đặc thù. Giai đoạn phúc thẩm được bắt đầu

ngay sau khi bản án sơ thẩm được tuyên và kết thúc khi bản án, quyết định sơ
thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc được thay thế bằng bản án, quyết định phúc
Nguyễn Mạnh kháng (2008), “Bàn về chức năng tố tụng của tòa án và vấn đề độc lập của hoạt
động xét xử”, Nhà nước và pháp luật, (8), tr. 25.
9


-12-

thẩm. Nhiệm vụ của giai đoạn này là kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của
bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Giai đoạn phúc thẩm có
các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng đặc trưng gồm: Tòa án cấp phúc thẩm
(Tòa án cấp trên của tòa án đã xét xử sơ thẩm; VKS cấp phúc thẩm; người có
quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật; những người có liên quan đến
kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác mà tòa án cấp
phúc thẩm thấy cần thiết phải triệu tập tham gia phiên tòa…) Kết quả giải
quyết vụ án ở giai đoạn tố tụng này được thể hiện qua hình thức là bản án phúc
thẩm hoặc quyết định phúc thẩm.
XXPT là hình thức giám đốc thẩm việc xét xử của Tòa án cấp
trên đối với tòa án cấp dưới. BLTTHS năm 2003 quy định “Tòa án cấp trên
giám đốc việc xét xử của tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc
việc xét xử của tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp để bảo đảm việc
áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất”10. Như vậy, thông qua
XXPT tịa án cấp trên sẽ kiểm tra tính đúng đắn của các tình tiết thực tế được
xác định trong bản án, tức là đồng thời kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn
cứ của bản án. Khi XXPT, những người tham gia tố tụng có quyền rộng rãi,
để khẳng định những lý do của mình. Người kháng cáo hoặc kháng nghị có
thể khơng chỉ viện dẫn những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, mà cịn xuất
trình những tài liệu mới chưa được xem xét tại tòa án cấp sơ thẩm. Người bào
chữa đã tham gia ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vẫn có thể tham gia giai đoạn

XXPT (phiên tòa phúc thẩm) để bảo vệ cho người mà mình đã bảo vệ ở cấp
xét xử sơ thẩm. Đồng thời hướng dẫn việc xét xử của tòa án cấp dưới, sửa
chữa kịp thời những sai lầm của tịa án cấp dưới, bảo vệ lợi ích của nhà nước,
của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

10

Điều 21 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.


-13-

1.1.2.

phiên tịa hình sự phúc thẩm

Có thể nói rằng, trong q trình TTHS, Phiên tịa là nơi thể hiện tập
trung nhất quyền lực tư pháp. Với tư cách là nơi diễn ra hoạt động xét xử vụ
án hình sự, Phiên tịa khơng chỉ vai trị quan trọng trong việc tìm ra sự thật
khách quan của vụ án mà còn
nhận thức chung của tồn xã hội.
Do đó, việc nhận thức một cách đúng đắn
về Phiên tịa có ý nghĩa
. Hiện nay, khoa học pháp lý nói chung và quy định
pháp luật TTHS nói riêng vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ thế nào là Phiên
tịa. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, chúng ta vẫn có thể tiếp cận để hiểu
thêm về nội dung của khái niệm phiên tòa như sau:
- Từ điển Tiếng Việt: Phiên tòa được hiểu là “lần họp để xét xử của
Tòa án”11. Như vậy, ở góc độ chung nhất về mặt ngơn ngữ, có thể hiểu Phiên
tòa là lần họp của Tòa án để xét xử một vụ việc nào đó.

- Từ điển Luật học: “Phiên tịa là hình thức hoạt động xét xử của Tịa
án”12 thì lại q ngắn gọn, chưa làm nổi bật được tính chất của phiên tịa.
Xuất phát từ khái niệm chữ “Phiên” theo nghĩa là phiên họp, phiên chợ
thì “phiên tịa cũng có thể được hiểu như một phiên họp, nhưng đây là một
phiên họp đặc biệt theo một trình tự nhất định do pháp luật quy định13”. Các
vụ án hình sự, dân sự, hành chính… được đưa ra xét xử cơng khai, trực tiếp
tại tịa. Tùy theo tính chất của thủ tục xét xử vụ án mà có Phiên tịa sơ thẩm,
Phiên tịa phúc thẩm.
Phiên tịa hình sự phúc thẩm
chỉ xét xử lại vụ án
hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án
đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Cịn Phiên tịa
hình sự sơ thẩm là
xét xử thứ nhất nhằm giải quyết mọi vấn đề thuộc nội
dung vụ án
. Với chức năng XXPT của mình
Tịa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành giải quyết vụ án bằng hình thức mở Phiên
tịa hình sự phúc thẩm. Do đó, đây là một phiên họp đặc biệt, được tiến hành
ở cấp xét xử thứ hai: cấp xét xử phúc thẩm và Phiên tịa hình sự phúc thẩm
Viện ngôn ngữ học(2006), Từ điển Tiếng việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr.799.
Viện Khoa học pháp lý – Bộ tư pháp(2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.260.
13
Đinh Văn Quế(2000), Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 60.
11
12


-14-

được diễn ra trong không gian, thời gian cụ thể; có thành phần tổ chức, điều

khiển, thành phần tham gia, tham dự… tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do
pháp luật quy định.
Như vậy, có thể nói Phiên tịa hình sự phúc thẩm là hình thức tố tụng
của giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và được xem như là trung tâm
của quá trình tố tụng, bao gồm nhiều hoạt động như xét hỏi, tranh luận, nghị
án, tuyên án… có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, Phiên tịa hình sự phúc thẩm là một “phiên họp đặc biệt”.
Hai là, Phiên tịa hình sự phúc thẩm được tiến hành cơng khai, mọi người
điều có quyền tham dự14 (trừ trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 18 BLTTHS
năm 2003 nhưng vẫn phải tuyên án công khai, như vậy yếu tố công khai được bảo
đảm cho phiên tịa hình sự phúc thẩm) và phải tn theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định.
Ba là, chủ thể duy nhất có quyền tiến hành P
XXPT
.
Bốn là, P
Năm là, Phiên tịa hình sự phúc thẩm là nơi tiến hành các hoạt động tố
tụng mà kết quả là việc ra các phán quyết của Tịa án bằng hình thức quyết
định hay bản án nhằm giải quyết VAHS. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp
luật kể từ ngày tuyên án15, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ
ngày ra Quyết định16.
Dựa vào khái niệm “xét xử phúc thẩm” và những phân tích
m
XXPT như đã trình bày, tác giả có thể đưa ra một cách hiểu chung nhất về
phiên tịa hình sự phúc thẩm như sau: “Phiên tịa hình sự phúc thẩm là
Điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
16
Khoản 4 Điều 253 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
14

15


-15-

thẩm của tòa án cấp dưới mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó
chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo trình tự, thủ
tục phúc thẩm, nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định
sơ thẩm của tòa án cấp dưới theo kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm
có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực
pháp luật kể từ ngày ra quyết định”.
1.1.3. Đặc điểm của phiên tịa hình sự phúc thẩm

Phiên tịa hình sự phúc thẩm là hình thức phổ biến được nhiều nước áp
dụng với những đặc điểm, mức độ khác nhau và tùy thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Thông thường, các nước theo
truyền thống pháp luật án lệ (Anh, Mỹ) thì Tịa án phúc thẩm chỉ quyết định
luật nào là luật áp dụng chứ không xem xét nội dung vụ án 17, sau khi xét xử
sơ thẩm thì khơng thể kháng án đề nghị xử lại bằng một bản án nặng hơn18
hoặc chỉ có thể kháng án theo hướng tăng nặng trong những trường hợp luật
định. BLTTHS bang Tây Úc, người bị kết án theo cáo trạng chỉ có quyền
kháng cáo nếu cơ sở kháng cáo chỉ liên quan đến việc vận dụng pháp luật
hoặc khi Tịa án phúc thẩm cho phép hoặc có giấy xác nhận của Thẩm phán
đã xét xử sơ thẩm cho rằng vụ án có thể được kháng cáo 19… Ngược lại các
nước theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa thì sau khi xét xử sơ thẩm
xong có quyền kháng án cả về nội dung và luật áp dụng lên Tòa án cấp cao
hơn để được xét xử lại20, Tịa án cấp phúc thẩm khơng chỉ xem xét về luật áp
dụng mà còn xét xử lại nội dung của vụ án không chỉ đối với những bị cáo có
kháng cáo, kháng nghị mà cịn có thể đối với những bị cáo khác theo những
trình tự nhất định. BLTTHS của Cộng hòa Pháp, Tòa cấp phúc thẩm xem xét

nội dung kháng cáo, kháng nghị căn cứ vào tư cách của người kháng cáo
James Clause (1994), “Phân tích so sánh hai hệ thống pháp luật Pháp – Mỹ”, Thông tin khoa học
pháp lý, (10), tr. 13.
18
James Clause, tlđd số 17.
19
Viện khoa học kiểm sát – Viện kiểm sát tối cao (1988), Bộ luật tố tụng hình sự của bang Tây úc,
Hà Nội.
20
James Clause, tlđd số 17.
17


-16-

kháng nghị. Việc xét xử các vụ án về trọng tội được tiến hành tại Tịa đại hình
với thành phần gồm ba thẩm phán chuyên nghiệp của tòa phúc thẩm và 09 bội
thẩm đoàn (các điều 240, 243, 248 và 296 BLTTHS). Chỉ có thể kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án sơ thẩm của tịa tiểu hình
và tịa vi cảnh (Điều 496, 547 BLTTHS). Quy định của BLTTHS năm 1993
Cộng hòa Liên bang Nga có thể kháng cáo, kháng nghị đối với tất cả các bản
án sơ thẩm của tòa án các cấp (Điều 326, 463 BLTTHS năm 1993). Khi xét xử
vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Tịa án khơng bị ràng buộc bởi lý do của kháng
cáo, kháng nghị và phải kiểm tra toàn bộ vụ án đối với tất cả các bị cáo, kể cả
các bị cáo không bị kháng cáo kháng nghị (Điều 332 BLTTHS năm 1993)21.
BLTTHS 2001 của Cộng hòa Liên bang Nga quy định lại phạm vi kháng cáo,
kháng nghị phúc thẩm và phạm vi XXPT. Theo đó Tịa án chỉ giải quyết vụ án
trong phần kháng cáo, kháng nghị và chỉ đối với những người bị kết án được đề
cập trong kháng cáo, kháng nghị (Điều 360 BLTTHS năm 2001)22.
Ở Việt Nam, pháp luật TTHS của chúng ta theo truyền thống Châu Âu

lục địa nên có những nét tương đồng với các nước theo truyền thống luật này
như: Pháp, Nga… Với quan niệm phúc thẩm là một cấp xét xử nên trình tự
thủ tục cũng được tiến hành Phiên tịa
phúc thẩm tương tự như phiên
tịa hình sự sơ thẩm, các quy định về trình tự thủ tục của Phiên tịa hình sự sơ
thẩm cũng được áp dụng đối với Phiên tòa phúc thẩm. Nhưng do Phiên tịa
hình sự phúc thẩm là cấp xét thứ hai, xét xử lại vụ án nên về nội dung có một
số điểm đặc thù khác biệt so với Phiên tịa hình sự sơ thẩm như sau:
Thứ nhất, phiên tịa hình sự phúc thẩm khơng phải là phiên tịa đương
nhiên, bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quyết định truy
tố của VKS. Phiên tịa hình sự phúc thẩm chỉ phát sinh khi bản án, quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Nếu khơng
có kháng cáo, kháng nghị thì hồn tồn khơng thể có phiên tịa hình sự phúc
thẩm. Nội dung của kháng cáo kháng nghị là cơ sở để Tòa án cấp này xác
Viện Khoa học Kiểm sát – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (1999), Bộ luật tố tụng hình sự của
nước Cộng hịa Liên bang Nga, Hà Nội.
22
Viện Khoa học Kiểm sát – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2001), Bộ luật tố tụng hình sự của
nước Cộng hòa Liên bang Nga, Hà Nội
21


-17-

định phạm vi xét xử phúc thẩm. Nguyên tắc hai cấp xét xử khơng có nghĩa là
mọi vụ án hình sự điều phải thông qua hai giai đoạn xét xử là sơ thẩm và phúc
thẩm, mà phiên tịa hình sự phúc thẩm chỉ được tiến hành khi có kháng cáo,
kháng nghị đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, khơng phải tịa án nào cũng có thẩm quyề


P
2003 về thẩm quyền xét xử sơ thẩm, Điều 20 và Điều 24 Luật Tổ chức tòa án
nhân dân 2002, những tòa án sau đây có thẩm quyền xét xử phúc thẩm:
+ Nếu bản án hoặc quyết định sơ thẩm do TAND cấp huyện (hoặc tịa
án qn sự cấp khu vực) xét xử, thì tịa hình sự TAND cấp tỉnh (hoặc tịa án
qn sự cấp quân khu) sẽ xét xử phúc thẩm.
+ Nếu bản án hoặc quyết định sơ thẩm do TAND cấp tỉnh (hoặc tịa án
qn sự cấp qn khu) xét xử, thì Tịa án phúc thẩm TAND tối cao (hoặc tòa
quân sự trung ương) sẽ XXPT.
Thứ ba, tại Phiên tịa hình sự phúc thẩm sẽ tiến hành xem xét nội dung
kháng cáo, kháng nghị khơng xem xét tồn bộ nội dung của vụ án. Trong
trường hợp nếu xét thấy cần thiết thì Tịa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các
phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án. Trong khi đó phạm vi
của Phiên tịa hình sự sơ thẩm được giới hạn những hành vi theo tội danh mà
VKS truy tố, nhưng Tịa sơ thẩm có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với
khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng
hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố.
Thứ tư,

đ

P

CTPT

HĐXX phúc thẩm gồm ba


-18-


Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm 23. Đây
là đặc điểm cơ bản cho thấy sự khác biệt giữa Phiên tịa hình sự phúc thẩm và
P
P
P
P
iên tịa hình sự sơ thẩm
thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính
chất nghiêm trọng, phức tạp, thì HĐXX có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội
thẩm. Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có
mức cao nhất là tử hình thì HĐXX gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Thứ năm, những người tham gia tố tụng tại phiên tịa phúc thẩm có
quyền rộng rãi. Để khẳng định những lý do của mình, người kháng cáo hoặc
kháng nghị có thể khơng chỉ viện dẫn những chứng cứ có trong vụ án,
mà cịn được xuất trình những tài liệu mới chưa được xem xét tại Phiên tịa
hình sự sơ thẩm. Người bào chữa đã tham gia Phiên tòa hình sự sơ thẩm vẫn có
thể tiếp tục tham gia Phiên tịa
phúc thẩm để bảo vệ cho người mà
mình đã bảo vệ ở Phiên tòa
sơ thẩm.
24
Thứ sáu, Bản án phúc thẩm có hiệu lực
;
25
quyết định phúc thẩm có hiệu lực
kể từ ngày ra quyết định . Đây là
đặc điểm khác biệt so với bản án của Phiên tịa hình sự sơ thẩm vì bản án,
quyết định của tịa án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật khi hết thời hạn kháng
nghị, kháng cáo theo điều 240 BLTTHS 2003.


1.1.4. Nhiệm vụ phiên tịa hình sự phúc thẩm

Nhiệm vụ “là cơng việc phải làm vì một mục đích và trong một thời
gian nhất định26”. Đây là những vấn đề, yêu cầu, đòi hỏi khách quan đặt ra
mà Nhà nước cần phải giải quyết. Căn cứ vào nhiệm vụ của chủ thể, pháp luật
quy định cho chủ thể có những quyền hạn nhất định, những quyền hạn này
23
24

Điều 244 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
.

25
26

Viện Khoa học pháp lý – Bộ tư pháp(2006), Từ điển Luật học, NXB Tư Pháp, Hà Nội, tr.879.


×