Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phõng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bình thuận từ đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHÕNG NGỪA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG
BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN TỪ ĐẶC ĐIỂM
NHÂN THÂN CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHÕNG NGỪA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG
BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN TỪ ĐẶC ĐIỂM
NHÂN THÂN CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ NGUYÊN THANH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan Luận văn thạc sĩ "Phịng ngừa tội phạm vi phạm quy định


về điều khiển phƣơng tiện giao thơng đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
từ đặc điểm nhân thân của ngƣời phạm tội" là cơng trình nghiên cứu khoa học
do bản thân tơi tự thực hiện. Kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và
chưa được cơng bố trình bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Tác giả

Ngơ Minh Hải


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATGT

An tồn giao thơng

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CSND

Cảnh sát nhân dân

CSGT

Cảnh sát giao thơng


CTTP

Cấu thành tội phạm

PPHS

Phạm pháp hình sự

PTGT

Phương tiện giao thơng

TAND

Tịa án nhân dân

THTP

Tình hình tội phạm

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TNGT

Tai nạn giao thơng

TTKS


Tuần tra kiểm sốt

UBND

Ủy ban nhân dân

VCGT

Va chạm giao thông

VPQĐ

Vi phạm quy định


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1. TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN
NGƢỜI PHẠM TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN
PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TẠI TỈNH BÌNH
THUẬN………………………………………………………………………. 9
1.1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ
trong Bộ luật hình sự 1999………………………………………………….... 9
1.2. Đặc điểm nhân thân người phạm tội trong tình hình tội phạm vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ tại tỉnh Bình
Thuận…………………………………………………………………………. 14

CHƢƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM VI
PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƢỜNG BỘ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM NHÂN
THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI………………………………………………... 37
2.1. Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ……………………………………... 37
2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ từ phía người phạm tội …………………... 40
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG
NGỪA TỘI PHẠM VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN
PHƢƠNG TIỆN GIAO THƠNG ĐƢỜNG BỘ TẠI TỈNH BÌNH
THUẬN, DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TỪ GÓC ĐỘ NHÂN
THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI………………………………………………...
3.1. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ tại tỉnh Bình Thuận..………….
3.2. Dự báo tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trong thời gian tới tại địa bàn tỉnh Bình Thuận ……….
3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Bình Thuận từ
góc độc nhân thân người phạm tội……………………………………………
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..

58
58
73

78
89



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta bước đầu đã chuyển sang nền kinh
tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đạt được những chuyển biến tích
cực trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đem lại đời sống vật chất và
tinh thần ngày càng tốt hơn cho nhân dân; cùng với đó, hệ thống cơ sở vật chất, giao
thơng vận tải cũng ngày càng hồn thiện với chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, đi đôi
với sự phát triển này thì tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ nói riêng và tình hình tai nạn giao thơng đường bộ nói
chung trong những năm gần đây cũng gia tăng rất nhanh về cả số vụ, số người chết
và bị thương, gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản, làm ảnh
hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Theo thống kê của Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia, bình quân hàng năm,
cả nước xảy ra trên 22.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết trên 11.000 người và làm
bị thương trên 25.000 người và theo ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á,
thiệt hại kinh tế do tai nạn giao thông đường bộ hàng năm ở Việt Nam ước khoảng
880 triệu USD, chiếm 2,45%GDP (năm 2003), cao hơn mức trung bình của các
nước Asean (2,1%GDP). Đồng thời, trong nghiên cứu quy hoạch tổng thể an tồn
giao thơng đường bộ tại Việt Nam, thiệt hại do tai nạn giao thơng đường bộ năm
2007 ước tính khoảng 2,89%GDP, tương đương 32.600 tỉ đồng(1).
Bình Thuận là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam, với ba
tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã và đang được nâng cấp, mở rộng và hoàn
thiện dần gồm: Quốc lộ 1A xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 180,5km); Quốc lộ
55 từ Lâm Đồng đi Bà Rịa – Vũng Tàu (chiều dài qua tỉnh là 152,5km); Quốc lộ 28
từ thành phố Phan Thiết đi huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (chiều dài qua tỉnh là
42km). Với đặc điểm đó, tình hình tai nạn giao thơng tại địa bàn tỉnh Bình Thuận
trong những năm qua cũng diễn ra hết sức phức tạp. Theo số liệu thống kê của Ban
An toàn giao thơng tỉnh, từ năm 2009 đến năm 2013, tồn tỉnh Bình Thuận xảy ra
1.218 vụ tai nạn giao thơng, làm chết 1.349 người và làm bị thương 581 người.

Cùng với tình hình tai nạn giao thơng diễn biến phức tạp như trên, tình hình tội
phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cũng diến
(1)

Bộ Giao thông vận tải(2011), Báo cáo cuối kỳ thực hiện chiến lược quốc gia đảm bảo ATGT đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải, Hà Nội, tháng 01/2011, tr.8.


2
biến phức tạp không kém, từ năm 2009 đến hết năm 2013, tồn tỉnh Bình Thuận
xảy ra 1192 vụ phạm tội/1218 vụ tai nạn giao thông, chiếm tỉ lệ 98,69% số vụ tai
nạn giao thông xảy ra. Đồng thời, theo số liệu thống kê năm 2009, Bình Thuận có
số vụ tai nạn giao thông xảy ra cao thứ 10 cả nước, xếp sau thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đồng nai, Bình Dương, Long An, Quảng Nam, Đắk Lắk, Tiền Giang, Hải
Dương; có tỉ lệ người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân đứng thứ 4 cả
nước sau Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Dương; có tỉ lệ người chết do tai nạn giao
thông trên 10.000 phương tiện đứng thứ 5 cả nước sau Quảng Bình, Quảng Trị, Hịa
Bình, Đắk Nông(2).
Thời gian qua, cùng với nổ lực chung của cả nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Thuận cũng đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm tạo chuyển biến tích
cực, kéo giảm số vụ tai nạn giao thơng nói chung và phịng ngừa tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng, góp phần ổn định
trật tự xã hội, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho cơng cuộc phát triển kinh tế hiện
nay. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình tai nạn giao thơng đường bộ vẫn chưa giảm
mà có xu hướng ngày càng diễn biến phức tạp; tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ tại Bình Thuận vẫn cịn ở mức cao. Thực trạng
trên địi hỏi phải có những giải pháp hợp lý và có hiệu quả hơn nhằm phịng ngừa
tai nạn giao thơng nói chung và phịng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ nói riêng.
Trước tình hình trên, với mong muốn góp phần nhỏ nhằm làm kéo giảm tình

hình tai nạn giao thơng nói chung và tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng, tác giả đã chọn vấn đề "Phịng
ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đặc điểm nhân thân của người phạm tội" làm Luận
văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Tai nạn giao thông đường bộ là một hiện tượng xã hội xuất hiện và gia tăng
cùng với sự phát triển của hoạt động giao thông đường bộ. Trong thời gian qua, việc
nghiên cứu về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, luật gia hình sự, cán
bộ thực tiễn với nhiều góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau. Điểm lại từ sau
(2)

Bộ Giao thông vận tải, tlđd, số 1, tr.15, 16, 17.


3
khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành cho đến nay đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu được công bố như các Luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham
khảo… Theo thứ tự thời gian có thể kể đến các nghiên cứu điển hình như:
Năm 2001, Tiến sĩ Bùi Kiến Quốc đã có luận án tiến sĩ luật học với đề tài
“Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội”. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy
định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ trong
Luật hình sự nước ta qua các thời kỳ, có sự so sánh với luật hình sự một số nước;
tình hình cơng tác đấu tranh phịng chống tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ tại địa bàn Hà Nội; phân tích, đánh giá các đặc
điểm về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện vận tải và người điều
khiển phương tiện tham gia giao thông, tác giả đã đưa ra các nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với loại tội phạm này.

Năm 2003, Nhà xuất bản chính trị quốc gia đã xuất bản cuốn sách mang tên
“Trật tự an tồn giao thơng đường bộ, thực trạng và giải pháp” của tập thể tác giả
gồm tiến sĩ Trần Văn Luyện, kỹ sư Trần Sơn và cử nhân Nguyễn Văn Chính; năm
2008 Nhà xuất bản Cơng an nhân dân cũng đã xuất bản cuốn sách “Hoạt động
phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” do Thạc sĩ Hồng
Đình Ban (nay đã là tiến sĩ) biên soạn. Đồng thời, tháng 01 năm 2011, Viện chiến
lược và phát triển giao thông vận tải cũng đã ban hành “Báo cáo cuối kỳ thực hiện
chiến lược quốc gia đảm bảo an tồn giao thơng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”, trên cơ sở phân tích hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tình hình tai nạn
giao thông cũng như hiện trạng phương tiện giao thơng, kết cấu hạ tầng giao thơng
đường bộ, tình hình tổ chức giao thông vận tải đường bộ và thực trạng triển khai
một số cơng tác có liên quan đến cơng tác đảm bảo an tồn giao thơng cũng như cơ
chế, chính sách, pháp luật về an tồn giao thơng, có sự so sánh với tình hình tai nạn
giao thơng trên thế giới. Báo cáo đã đưa ra một số định hướng phát triển giao thông
vận tải ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đồng thời đưa ra định hướng
thực hiện chiến lược trên thực tế.
Tiếp đó, năm 2013, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trung tướng, GS.TS.
Nguyễn Xuân Yêm - Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Trung tâm Nghiên cứu
an tồn giao thơng thuộc Học viện Cảnh sát nhân dân đã tập trung nghiên cứu và
biên soạn cuốn sách: “Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố
trực thuộc Trung ương -Thực trạng và giả


4

trực thuộc trung ương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Cầ


Bên cạnh đó, có rất nhiều Luận văn viết về vấn đề này dưới các góc độ khác
nhau như:

- “Đấu tranh phịng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ tại Long An”, Luận văn thạc sĩ luật học năm 2008 của Phạm
Thị Thanh Thảo, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
- “Hoạt động phịng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên các tuyến giao thông đường tỉnh, đường huyện,
đường xã của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc
sĩ luật học năm 2010 của Đặng Thế Trung, Đại học Cảnh sát nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh;
- “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong
luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Ninh)”,
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2010 của Nguyễn Đắc Dũng, Đại học Luật Hà Nội;
- “Đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và Bến Tre”, Luận văn thạc sĩ
luật học năm 2010 của Ngơ Hồng Huy, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;
- “Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang”, Luận văn thạc sĩ luật học năm 2011 của Nguyễn Thành Phúc, Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh;

Qua nghiên cứu các tài liệu trên cho thấy các tác giả đã nghiên cứu vấn đề
tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ dưới
nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rộng và hết
sức phức tạp. Các cơng trình nghiên cứu này, hoặc là nghiên cứu rộng và đã được


5
thực hiện từ lâu (2001) nên giá trị về lý luận và thực tiễn hiện nay không cao, hoặc
nghiên cứu chuyên sâu ở khía cạnh nạn nhân (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thành
Phúc) hay nghiên cứu ở một số địa bàn cụ thể; chưa có cơng trình nào nghiên cứu
vấn đề này từ góc độ nhân thân của người phạm tội. Đặc biệt, đối với tỉnh Bình

Thuận, dù tình hình tai nạn giao thơng đường bộ diễn biến hết sức phức tạp, xếp thứ
10/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về số vụ tai nạn; có tỉ lệ số người chết vì tai nạn
giao thơng trên 100.000 dân đứng thứ 4 cả nước(3) nhưng lại chưa có bất cứ một đề
tài nào nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả
nghiên cứu của các cơng trình này, trong nội dung Luận văn, tác giả tập trung
nghiên cứu các đặc điểm nhân thân của người phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận để từ đó tìm ra
các ngun nhân, điều kiện của tội phạm và đưa ra các giải pháp phịng ngừa có
hiệu quả đối với tội phạm này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng về tình hình nhân thân người phạm tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ tại Bình Thuận từ năm
2009 đến năm 2013, phân tích các đặc điểm nhân thân người phạm tội trong tình
hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ,
xác định các nguyên nhân phạm tội từ đặc điểm nhân thân người phạm tội để đưa ra
các giải pháp nhằm hạn chế tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thơng đường bộ nói riêng và tình hình tai nạn giao thơng nói
chung trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội trong tình hình tội phạm vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận năm 2009 đến năm 2013.
- Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ từ góc độ nhân thân người phạm tội.

(3)

Bộ Giao thông vận tải, tlđd (1), tr.16.



6
- Từ góc độ nhân thân người phạm tội, đánh giá những kết quả đạt được và
những hạn chế trong cơng tác phịng ngừa đối với loại tội phạm này của các cơ quan
chức năng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 năm 2013.
- Dự báo tình hình tội phạm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ góc độ nhân thân người phạm tội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội trong thực
trạng tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng
đường bộ, các ngun nhân và biện pháp phịng ngừa tội phạm này từ góc độ nhân
thân người phạm tội. Hay nói cách khác, nhân thân người phạm tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Bình Thuận là
chủ đề xuyên suốt trong Luận văn khi phân tích về tình hình tội phạm, nguyên nhân,
điều kiện phạm tội và các biện pháp phòng ngừa tội phạm này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vikhông gian: Luận văn nghiên cứu tội phạm vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
- Phạm vi thời gian: Thông tin, tài liệu được nghiên cứu, khảo sát từ năm 2009
đến năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Các nguyên lý, quy luật, phạm trù nhận thức của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận
được tác giả vận dụng để tiếp cận, lý giải, đánh giá những vấn đề nghiên cứu trong
Luận văn. Bên cạnh đó, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phịng chống tội
phạm nói chung và phịng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ nói riêng cũng đóng vai trị phương pháp luận đối với Luận

văn này.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp thống kê hình sự: Thống kê các bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã
có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân tỉnh Bình Thuận và Tịa án nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Thống kê số liệu khơng khởi tố vụ án hình sự vì
lý do người thực hiện hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ đã chết (theo Khoản 7 Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự) tại


7
cơ quan điều tra các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh để có số liệu đánh giá chính
xác thực trạng tình hình tội phạm tại địa bàn tỉnh Bình Thuận.
+ Phương pháp nghiên cứu chọn lọc: Để minh chứng một cách cụ thể, sâu sắc
hơn về đặc điểm nhân thân người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thơng đường bộ, ngồi số liệu thống kê chính thức, tác giả đã tiến hành
khảo sát 292/781 bị cáo đã bị kết án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ tại địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến năm 2013 để tìm
ra quy luật, đặc điểm chung về nhân thân người phạm tội.
+ Phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình được sử dụng để minh họa những
trường hợp cụ thể liên quan đến đặc điểm nhân thân của người phạm tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ.
+ Trong q trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp tư duy phân
tích, so sánh, tổng hợp để mơ tả, giải thích và đưa ra các kết luận về những vấn đề
được nghiên cứu trong Luận văn.
Quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp những khó khăn nhất định trong việc
thu thập các số liệu về thực trạng tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ. Bởi thực tế hiện nay, Tòa án nhân dân các cấp
chưa có số liệu thống kê riêng đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thơng đường bộ. Vì vậy, tác giả đã tiến hành thu thập, tách số liệu án đã
xét xử của Tòa án nhân dân 10 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh không bị kháng

cáo, kháng nghị và số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
để tổng hợp thành số liệu xét xử chung của toàn tỉnh đối với tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đồng thời, tự tiến hành thu thập số
liệu các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định khơng khởi vụ án hình sự theo Khoản 7
Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự tại Công an 10 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh
để có sự đánh giá chính xác thực trạng tình hình tội phạm vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thơng đường bộ tại địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bên cạnh đó,
tác giả cũng đã đọc và trích các đặc điểm nhân thân của 292 bị cáo phạm tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá các đặc điểm nhân thân của người phạm tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Mặc dù vấn đề đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, phịng


8
ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã
được một số cơ quan, đơn vị, cá nhân nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, nhưng
đây là lần đầu tiên có một cơng trình nghiên cứu về đề tài này trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận được tiếp cận dưới góc độ nhân thân người phạm tội. Chính vì vậy, đề tài sẽ
góp phần làm phong phú hơn lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo
trật tự an toàn giao thơng đường bộ nói chung và về phịng ngừa tội phạm vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ nói riêng.
- Giá trị ứng dụng: Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cá nhân, cơ
quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thơng
và phịng ngừa tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông tại
địa bàn tỉnh Bình Thuận.
7. Cơ cấu của Luận văn
Ngồi Phần mở đầu và Kết luận, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3

chương:
Chƣơng 1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ và đặc điểm nhân thân người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thơng đường bộ tại tỉnh Bình Thuận.
Chƣơng 2. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Bình Thuận nhìn từ đặc điểm nhân
thân người phạm tội.
Chƣơng 3. Thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Bình Thuận, dự
báo và một số kiến nghị từ góc độ nhân thân người phạm tội.


9
CHƢƠNG 1

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂNNGƢỜI
PHẠM TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƢƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
1.1. Tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ
trong Bộ luật hình sự 1999
Tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ được được quy định từ rất
sớm, trong Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xử lý tội vi phạm luật lệ giao thông
gây tai nạn (Công văn số 949 -NCPL ngày 25/11/1968 của Toà án nhân dân tối cao)
đã quy định tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn là tội phạm xâm phạm nền
ATGT, một bộ phận của nền trật tự, trị an và thuộc loại tội khinh xuất. Đường lối
xử lý đối với người phạm tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn được quy định
là: “trừng trị thích đáng đối với những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức
đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp với thận trọng để
xem xét đầy đủ mọi tình tiết một cách tồn diện”.

Đến năm 1976, Chính phủ ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy
định các tội phạm và hình phạt, tại Điều 9 của Sắc luật này có quy định “tội xâm
phạm đến trật tự cơng cộng, an tồn cơng cộng và sức khoẻ của nhân dân”. Đến
năm 1985, khi BLHS năm 1985 được ban hành, hành vi xâm phạm đến các quy
định về ATGT vận tải được quy định tại Điều 186 với tên tội danh là: “Tội vi phạm
các quy định về ATGT vận tải gây hậu quả nghiêm trọng”. Đến năm 1991, thì Điều
luật này tiếp tục được sửa đổi bổ sung. Theo BLHS năm 1991 sửa đổi, bổ sung một
số điều của BLHS năm 1985, tên tội danh được sửa thành “Tội vi phạm các quy
định về ATGT vận tải”, riêng nội dung của tội phạm vẫn được giữ nguyên.
Ngày 22/12/1999, tại kỳ họp thứ 6 khóa X Quốc hội nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua BLHS năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/7/2000.
Tại Chương XIX, các tội xâm phạm an tồn cơng cộng, trật tự công cộng đã quy
định tách riêng hành vi vi phạm các quy định về ATGT vận tải đường bộ, đường
sắt, đường thủy, đường không thành các tội phạm độc lập. Điều 202 quy định tội
VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ như sau:
“Tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ


10
1. Người nào điều khiển PTGT đường bộ mà VPQĐ về ATGT đường bộ gây
thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của
người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm:
a) Khơng có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng
độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà
pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu

giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc
hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm.
4. VPQĐ về ATGT đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo khơng
giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2009) thì:
Khách thể của tội phạm
Tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ xâm hại đến hai loại quan hệ
xã hội được Luật Hình sự bảo vệ là an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng và tính
mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cơng dân. Trong đó,
loại quan hệ xã hội bị xâm hại thể hiện đầy đủ, đúng nhất bản chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội trong trường hợp này là an tồn cơng cộng, trật tự công
cộng trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do vậy, khách thể trực tiếp của tội
phạmVPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ là an tồn cơng cộng, trật tự công cộng
trong lĩnh vực giao thông đường bộ; mà thực chất đó là những quy tắc, quy định để
đảm bảo trật tự ATGT đường bộ và trật tự an toàn xã hội. Đối tượng tác động của


11
tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ là hoạt động bình thường của các
chủ thể khi tham gia giao thông đường bộ.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ

không được quy định trực tiếp trong BLHS mà được quy định dưới dạng dẫn chiếu
sang những hành vi VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ theo Luật Giao thơng
đường bộ. Theo đó thì có nhiều hành vi vi phạm khác nhau nhưng có thể tựu chung
lại thành nhóm các hành vi vi phạm các quy định đối với người điều khiển PTGT;
vi phạm quy tắc ATGT đường bộ; vi phạm các quy định về thể lệ vận tải; vi phạm
các quy định về tiêu chuẩn kỷ thuật an toàn của PTGT…
Hậu quả của tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ thể hiện thông
qua các loại thiệt hại phi vật chất, thiệt hại về vật chất và thiệt hại về thể chất. Thiệt
hại phi vật chất do tội phạm này gây ra là tình trạng nguy hiểm trong hoạt động giao
thông đường bộ, mức độ thiệt hại được đánh giá thông qua hoạt động tư duy của
con người nên chỉ mang tính tương đối. Thiệt hại về vật chất, thể chất là những thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản bị mất mát, hư hỏng, hao hụt, bị
hủy hoại.
Nghị quyết số 02/HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999 đã
quy định cụ thể mức định lượng thiệt hại về vật chất, thể chất để xác định các
trường hợp hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được
quy định Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 202 BLHS. Theo đó, những trường hợp
được coi là gây hậu quả nghiêm trọng tại Khoản 1 Điều 202 được quy định cụ thể
tại Khoản 1, Mục 4 của Nghị quyết. Những trường hợp được coi là gây hậu quả rất
nghiêm trọng tại Khoản 2 Điều 202 được quy định cụ thể tại Khoản 2, Mục 4 của
Nghị quyết. Những trường hợp được coi là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại
Khoản 3 Điều 202 được quy định cụ thể tại Khoản 3, Mục 4 của Nghị quyết(4).
Đồng thời, mới đây nhất, tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLTBCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật
(4)

Xem thêm Nghị quyết số 02/HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999.



12
tự, ATGT cũng đã quy định cụ thể mức định lượng thiệt hại về vật chất, thể chất để
xác định các trường hợp hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng.
Trong một CTTP nếu hậu quả đã được phản ánh là một dấu hiệu trong mặt
khách quan thì mối quan hệ nhân quả cũng sẽ là một dấu hiệu bắt buộc trong mặt
khách quan của CTTP. Như vậy, việc áp dụng CTTP tội VPQĐ về điều khiển
PTGT đường bộ khơng chỉ địi hỏi phải xác định hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
mà còn phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội. Theo đó, một người chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguy
hiểm cho xã hội nếu giữa hành vi khách quan đã thực hiện của họ và hậu quả nguy
hiểm có mối quan hệ nhân quả với nhau, hay nói cách khác là hậu quả nguy hiểm
đó phải do chính hành vi khách quan của họ gây ra.
Khi có một vụ TNGT xảy ra thường do một loạt các nguyên nhân và điều
kiện tác động, gắn liền với nhau. Chúng có thể là hành vi vi phạm của người điều
khiển PTGT, có thể do sự vơ ý của người khác trong đó có người bị hại, hoặc do lỗi
của cả 2 bên, thậm chí do lỗi của người thứ ba, tình trạng đường sá, thời tiết, thiết bị
an toàn của PTGT, hệ thống đèn, biển báo giao thơng, do tình trạng sức khoẻ của
nạn nhân và điều kiện cứu chữa nạn nhân... Như vậy, trong từng trường hợp một,
đặt trong hoàn cảnh cụ thể đó phải xác định được những nguyên nhân nào do ai gây
ra, đâu là nguyên nhân trực tiếp, đâu là nguyên nhân gián tiếp. Đây cũng chính là
nội dung của việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của loại
tội này.
Chủ thể của tội phạm
Tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ được quy định tại Điều 202 BLHS,
có khung hình phạt cao nhất đến 15 năm tù nên theo quy định tại Điều 8 BLHS thì
thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. Đồng thời, lỗi của người phạm tội VPQĐ về
điều khiển PTGT đường bộ là lỗi vô ý. Do vậy, căn cứ quy định tại Điều 12 BLHS

thì tuổi của người phạm tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ phải từ đủ 16 tuổi
trở lên.
Ngoài ra, chủ thể của tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ địi hỏi
có một dấu hiệu riêng biệt khác, đó phải là người điều khiển PTGT đường bộ. Theo
quy định tại Điều 3 Luật Giao thơng đường bộ năm 2008 thì: “Người điều khiển
phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham
gia giao thông đường bộ” và “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô


13
tơ; máy kéo; rơ mc hoặc sơ mi rơ mc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô
hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương
tự”; “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe
xích lơ, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”;
“Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các
loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh có tham gia giao
thơng đường bộ”. Những người tham gia giao thông khác như: người sử dụng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người
đi bộ trên đường bộ không phải là chủ thể của tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT
đường bộ.
Như vậy, chủ thể của tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ là người
điều khiển PTGT đường bộ, từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS thực hiện hành
vi quy định tại Điều 202 BLHS.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi phạm tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ hồn
tồn có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác
phù hợp với đòi hỏi của xã hội, do vậy họ bị coi là có lỗi. Đồng thời, họ có thể nhận
thức hoặc khơng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình, thể hiện ở chổ có thể thấy trước hoặc khơng thấy trước hậu quả nguy hại cho
xã hội.

Sự không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội VPQĐ
về điều khiển PTGT đường bộ thể hiện ở chổ người điều khiển PTGT đường bộ
mặc dù đang thực hiện hành vi VPQĐ về điều khiển phương tiên giao thông đường
bộ nhưng vì cẩu thả nên khơng ý thức được sự vi phạm của mình, có thể là do chưa
được học những quy tắc an tồn khi tham gia giao thơng đường bộ, chưa được đào
tạo về điều khiển PTGT đường bộ hoặc trong tình trạng thiếu tập trung, thiếu chú ý
quan sát khi tham gia giao thông. Do vậy họ không thấy trước hậu quả nguy hiểm
cho xã hội của hành vi mình đang thực hiện. Tuy nhiên, những quy định của pháp
luật về giao thông đường bộ cũng như những quy tắc an toàn về điều khiển PTGT
đường bộ buộc người thực hiện hành vi vi phạm trong trường hợp này phải thấy
trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi của mình gây
nên.
Sự thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội VPQĐ về
điều khiển PTGT đường bộ chỉ mang tính chất chung chung, trừu tượng ở mức độ


14
khả năng, nguy cơ; không thấy trước một cách thực tế, cụ thể nên không thuộc
trường hợp lỗi cố ý. Người phạm tội thấy trước hành vi của mình nói chung, hoặc
trong những tình huống tương tự có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng
tin tưởng rằng hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ không xảy ra. Việc phán đốn, đánh
giá, tính tốn cân nhắc này hồn tồn khơng phù hợp với thực tế khách quan. Hay
nói cách khác, nhận định chủ quan của người phạm tội là khơng có cơ sở thực tế
nên hậu quả tai nạn đã xảy ra trái với nhận thức, trái với ý muốn của họ.
Cả hai trường hợp nhận thức được hậu quả nguy hại hoặc không nhận thức
được hậu quả nguy hại cho xã hội, người phạm tội đều hồn tồn khơng mong
muốn hành vi của mình gây ra hậu quả cho xã hội. Do vậy, tội VPQĐ về điều khiển
PTGT đường bộ chỉ có thể thực hiện dưới hình thức lỗi vơ ý phạm tội vì q tự tin
hoặc vô ý phạm tội do cẩu thả.
1.2. Đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội trong tình hình tội phạm vi

phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thơng đƣờng bộ tại tỉnh Bình
Thuận
Tình hình tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận là một bộ phận không thể tách rời của tình hình tội phạm nói chung và
được thể hiện bằng tổng thể các tội phạm và người phạm tội VPQĐ về điều khiển
PTGT đường bộ xảy ra trong một khoảng thời gian xác định. Thông tin về nhân
thân người phạm tội cũng phản ánh đặc điểm của tình hình tội phạm.
Tình hình tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận thể hiện thơng qua các thơng số như:
- Thực trạng của tình hình tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ;
- Cơ cấu của tình hình tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ;
- Động thái của tình hình tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ;
- Tính chất tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ.
1.2.1. Nhân thân người phạm tội trong thực trạng tội phạm vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1.2.1.1 Tội phạm rõ trong thực trạng tội phạm vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ
Thực trạng của tình hình tội phạm bao gồm hai bộ phận: số người phạm tội, số
tội phạm đã xảy ra và đã bị phát hiện, xử lý (tội phạm rõ) và số người phạm tội, số
tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện, xử lý. Tội phạm rõ trong thực trạng của
tình hình tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình


15
Thuận là tình hình tội phạm đã xảy ra trên thực tế, bị các cơ quan chức năng phát
hiện và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự và được thể hiện qua số liệu thống kê của
các cơ quan chức năng.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCABQP ngày 01/7/2005 hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong công tác thống
kê tội phạm, thống kê hình sự, nội dung thống kê tội phạm được chia thành 3 giai
đoạn tương ứng với số liệu thống kê từ các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án.

Trong đó,“thống kê tội phạm trong giai đoạn khởi tố là thống kê những vụ án, bị
can mới bị khởi tố, Viện kiểm sát đã thụ lý kiểm sát điều tra”; “thống kê tội phạm
trong giai đoạn truy tố là thống kê những vụ án, bị can mà Viện kiểm sát đã ra
quyết định truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ”; “thống kê tội phạm trong giai đoạn xét
xử là thống kê những bị cáo có tội trong giai đoạn xét xử, bao gồm các trường hợp:
có tội nhưng được đình chỉ theo yêu cầu của người bị hại, có tội nhưng được đình
chỉ và miễn TNHS, đình chỉ do bị cáo chết hoặc do có sự thay đổi của pháp luật
hình sự, bản án của tịa án tun xử bị cáo có tội”(5).
Theo đó, để tiếp cận thực trạng tội phạm rõ của tình hình tội phạm VPQĐ về
điều khiển PTGT đường bộ, có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ số liệu của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trong nội dung Luận văn này, chúng tôi chọn
cách tiếp cận thông qua số liệu thống kê những bị cáo có tội trong giai đoạn xét xử,
bao gồm các trường hợp: có tội nhưng được đình chỉ và miễn TNHS, đình chỉ do bị
cáo chết, bản án của tịa án tun xử bị cáo có tội. Theo các số liệu thống kê tội
phạm của TAND các cấp cho thấy, từ năm 2009 đến nay, đối với tội VPQĐ về điều
khiển PTGT đường bộ tại địa bàn Bình Thuận, khơng có các trường hợp có tội
nhưng được đình chỉ và miễn TNHS hay đình chỉ do bị cáo chết mà chỉ có các
trường hợp bản án của tịa án tun xử bị cáo có tội.
Qua tổng hợp số liệu thống kê tội phạm từ các bản án tun xử bị cáo có tội
của TAND tỉnh Bình Thuận và TAND các huyện trong tỉnh (bao gồm các bản án sơ
thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và các bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp
luật), từ năm 2009 đến năm 2013, tồn tỉnh Bình Thuận đã đưa ra xét xử 762 vụ và

(5)

Trích Thơng tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP ngày 01/7/2005 của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Tịa án nhân dân tối cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số quy định của pháp
luật trong công tác thống kê tội phạm, thống kê hình sự.



16
tuyên 781 bị cáo phạm tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ(6) với tỉ lệ số người
phạm tội/vụ là 1,02 bị cáo/vụ; hệ số tội phạm trung bình 1 năm là 12,93 người trên
100.000 dân và tỉ lệ người phạm tội/km2/năm là 0,019 người phạm tội/km2/năm.
Trong đó, địa bàn có nhiều vụ, nhiều bị cáo phạm tội nhất là huyện Hàm Tân với
157 vụ/160 bị cáo, sau đến Hàm Thuận Bắc với 144 vụ/150 bị cáo, Phan Thiết với
125 vụ/125 bị cáo, Hàm Thuận Nam với 104 vụ/106 bị cáo. Đồng thời, đây cũng là
những địa bàn có hệ số tội phạm, số người phạm tội VPQĐ về điều khiển phương
tiện/km2 cao nhất trong tỉnh. Nếu xét về số người phạm tội VPQĐ về điều khiển
PTGT đường bộ/km2/năm thì Phan Thiết có tỉ lệ cao nhất, với 0,12 người phạm tội,
gấp 6,3 lần mức trung bình của tỉnh; sau đến Hàm Tân, với 0,04 người phạm tội và
Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc có cùng tỉ lệ là 0,022 người phạm tội. Cịn nếu
tính theo hệ số tội phạm trung bình 1 năm trên 100.000 dân thì Hàm Tân có hệ số
tội phạm cao nhất, với 44,91 người phạm tội; sau đến Hàm Thuận Nam với 22,55
người phạm tội; Hàm Thuận Bắc với 17,09 người phạm tội; Phan Thiết với 11,09
người phạm tội.
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0

Vụ
Đối tượng


Tuy Phong

Bắc Bình

Hàm Thuận Phan Thiết Hàm Thuận
Bắc
Nam

Hàm Tân

La Gi

Tánh Linh

Đức Linh

Phú Quý

Biểu đồ: Thực trạng tình hình tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ
1.2.1.2. Tội phạm ẩn trong thực trạng tội phạm vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ
Tội phạm, tình hình tội phạm nói chung là hành vi, hiện tượng xã hội mang
tính khách quan và con người có thể nhận thức đầy đủ, tuy nhiên vì nhiều lý do
khác nhau mà có một bộ phận tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã gây nguy hiểm
cho xã hội nhưng chưa bị phát hiện và không tồn tại trong thống kê tội phạm, đó là
tội phạm ẩn. Hiện nay, có nhiều cách phân loại tội phạm ẩn nhưng nhìn chung, các
quan điểm đều thừa nhận có hai loại tội phạm ẩn là tội phạm ẩn khách quan và tội
(6)

Phụ lục 1.1: Thống kê địa bàn đối tượng phạm tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ.



17
phạm ẩn chủ quan. Ngồi ra, cịn có một loại tội phạm ẩn khác mà hiện nay, có
nhiều quan điểm thừa nhận nhưng cũng có khơng ít các quan điểm khơng thừa
nhận, đó là tội phạm ẩn thống kê(7). Theo quan điểm của chúng tôi, việc phân loại
tội phạm ẩn thành ba loại là tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và tội
phạm ẩn thống kê là hợp lý. Vì trên thực tế, nếu số tội phạm, người phạm tội đã bị
phát hiện, xử lý nhưng không được phản ánh trong thống kê tội phạm sẽ ảnh hưởng
đến việc đánh giá tình hình tội phạm, từ đó tác động làm suy yếu hiệu quả của hoạt
động dự báo và phòng ngừa tội phạm.
- Tội phạm ẩn khách quan: là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng
hồn tồn khơng có thơng tin về tội phạm nên tội phạm không bị xử lý và không
đưa vào thống kê tội phạm.
- Tội phạm ẩn chủ quan: là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan
chức năng phát hiện nhưng không bị xử lý do có sự che đậy từ tội phạm ẩn khách
quan khác.
- Tội phạm ẩn thống kê: là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan
chức năng phát hiện, xử lý nhưng lại không đưa vào thống kê hình sự.
Theo các quy định tại Điều 202 BLHS, Nghị quyết số 02/HĐTPTANDTC
ngày 17/04/2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của BLHS 1999, Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCABQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật
tự, ATGT. Thông thường một vụ TNGT xảy ra, nếu bên có lỗi gây tai nạn gây thiệt
hại cho chính mình hoặc gây thiệt hại cho người khác với tỉ lệ thương tật dưới 31%
hoặc gây thiệt hại tài sản cho người khác dưới 50 triệu đồng thì được xác định là
khơng có tội phạm xảy ra, Cơ quan điều tra trong trường hợp này sẽ ra Quyết định
khơng khởi tố vụ án hình sự theo Khoản 2 Điều 107 BLTTHS (hành vi không
CTTP).

Trường hợp người có lỗi gây tai nạn gây thương tích cho người khác từ 31%
trở lên, hoặc dưới 31% nhưng đồng thời gây thiệt hại về tài sản cho người khác có
giá trị từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại tài sản cho người khác từ 50 triệu
(7)

Võ Thị Kim Oanh và Lê Nguyên Thanh (chủ biên) (2013), Giáo trình tội phạm học trường Đại học Luật
TP. HCM, NXB Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP. HCM, tr 140.


18
đồng trở lên thì được xác định là có tội phạm xảy ra. Nếu người có lỗi gây tai nạn
chết thì Cơ quan điều tra sẽ ra Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự theo Khoản
7 Điều 107 BLTTHS (Người thực hiện hành vi phạm tội đã chết); nếu người có lỗi
gây tai nạn khơng chết thì Cơ quan điều tra sẽ ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự
để điều tra xử lý theo quy định.
Qua khảo sát tại các Cơ quan điều tra của tỉnh Bình Thuận, nhận thấy thực
trạng tình hình khơng khởi tố vụ án hình sự (có Quyết định khơng khởi tố vụ án
hình sự và Thơng báo kiểm sát việc khơng khởi tố là có căn cứ của Viện kiểm sát)
theo Khoản 7 Điều 107 BLTTHS là khá phổ biến. Theo số liệu thống kê của chúng
tôi tại Công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, từ năm 2009 đến năm 2013,
Công an cấp huyện đã ra 430 quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự đối với 430
người theo Khoản 7 Điều 107 BLTTHS. Cụ thể: Công an huyện Tuy Phong đã ra
Quyết định không khởi tố 40 vụ/40 người, Cơng an huyện Bắc Bình đã ra Quyết
định không khởi tố 76 vụ/76 người, Công an huyện Hàm Thuận Bắc đã ra Quyết
định không khởi tố 35 vụ/35 người, Công an thành phố Phan Thiết đã ra Quyết định
không khởi tố 72 vụ/72 người, Công an huyện Hàm Thuận Nam đã ra Quyết định
không khởi tố 51 vụ/51 người, Công an huyện Hàm Tân đã ra Quyết định không
khởi tố 37 vụ/37 người, Công an thị xã La Gi đã ra Quyết định không khởi tố 39
vụ/39 người, Công an huyện Tánh Linh đã ra Quyết định không khởi tố 37 vụ/37
người, Công an huyện Đức Linh đã ra Quyết định không khởi tố 43 vụ/43 người(8).

Đây chính là số liệu thể hiện tội phạm ẩn thống kê trong tình hình tội phạm
VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Bởi theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP ngày
01/7/2005 hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê tội
phạm, thống kê hình sự thì số liệu khơng khởi tố vụ án hình sự vì lý do người thực
hiện hành vi phạm tội đã chết không được đưa vào số liệu thống kê tội phạm ở giai
đoạn khởi tố, điều tra(9). Đây là thiếu sót trong quy định pháp luật về thống kê tội
phạm, bởi trong trường hợp này, đã có tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng vì lý do
người thực hiện hành vi phạm tội đã chết nên không tiến hành xử lý hình sự đối với
họ. Tuy nhiên, cần thiết phải đưa vào thống kê để đánh giá chính xác thực trạng tình
hình tội phạm. Tỉ lệ tội phạm ẩn thống kê trong tình hình tội phạm VPQĐ về điều
(8)

Xem Phụ lục 1.4: Thống kê các vụ TNGT không khởi tố theo K7, Điều 107 BLTTHS.

(9)

Xem Mục 2, 3, 4 Phần II Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP ngày 01/7/2005.


19
khiển PTGT đường bộ theo số liệu này là khá cao, chiếm đến 56,4% số vụ và 55,1%
số bị cáo phạm tội so với thống kê tình hình tội phạm qua số liệu người phạm tội đã
bị kết án VPQĐ về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, tâm lý của người dân hiện nay khi gặp phải TNGT thường ưu
tiên việc tự thỏa thuận việc bồi thường, chỉ khi nào không thỏa thuận được mới
chấp nhận hợp tác với các cơ quan chức năng để áp dụng biện pháp xử lý hình sự.
Nếu đã thỏa thuận được thì các bên trong vụ TNGT thường khơng trình báo với cơ
quan chức năng, hoặc nếu đã trình báo thì người bị hại thường viện nhiều lý do khác
nhau để từ chối giám định thương tích, do vậy các cơ quan chức năng khơng biết

hoặc khơng có cơ sở để đề xuất xử lý hình sự, mặc dù vụ TNGT xảy ra trên thực tế
có thể đủ dấu hiệu phạm tội. Tình trạng này theo đánh giá của những người làm
công tác thống kê và điều tra giải quyết các vụ việc TNGT trên địa bàn tỉnh Bình
Thuận là khá phổ biến hiện nay, nhất là những vụ bị hại từ chối giám định dẫn đến
khơng có cơ sở để khởi tố vụ án hình sự. Đấy chính là tội phạm ẩn khách quan trong
thực trạng tình hình tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ.
Ngoài ra, dù khơng phổ biến nhưng vẫn có những trường hợp mà vì lý do cá
nhân nào đó, có thể là do mối quan hệ quen biết với người phạm tội, do nhận thức
về pháp luật cịn hạn chế hay vì lý do tư lợi nên dù biết đã có tội phạm diễn ra trên
thực tế nhưng những cá nhân có thẩm quyền cố tình khơng đề xuất, điều tra xử lý
hình sự. Đây chính là tội phạm ẩn chủ quan trong thực trạng tình hình tội phạm
VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ. Trong trường hợp này, tội phạm ẩn được che
giấu bởi một loại tội phạm ẩn tự nhiên khác, đó có thể là tội đưa, nhận hối lộ hay tội
làm sai lệch hồ sơ vụ án… Do vậy, dù khơng có cơ sở để tính tốn tỉ lệ tội phạm ẩn
trong tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhưng
có thể khẳng định, thực trạng tội phạm ẩn trong tội VPQĐ về điều khiển PTGT
đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận tồn tại khá phổ biến với tỉ lệ tương đối cao.
1.2.2. Nhân thân người phạm tội trong cơ cấu tội phạm vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Cơ cấu của tình hình tội phạm là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa
các tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể tội phạm.Cơ cấu của tình hình tội
phạm được biểu thị bằng chỉ số tương đối, tức là chỉ số phản ánh mối tương quan
giữa các loại tội phạm, các tội phạm cụ thể trong tổng thể tình hình tội phạm.
Về cơ cấu chung của tình hình tội phạm, theo số liệu thống kê của Tịa án
nhân dân tỉnh Bình Thuận, từ ngày 01/10/2011 đến 31/7/2014, toàn tỉnh đã đưa ra


20
xét xử 3.102 vụ/5.147 bị cáo(10). Trong đó, các tội VPQĐ về điều khiển PTGT (mà
chủ yếu là VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ) có 417 vụ/439 bị cáo; chiếm

13,44% số vụ và 8,53% số bị cáo trong cơ cấu tình hình tội phạm. Nếu xét về số vụ
trong cơ cấu của tình hình tội phạm, tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ có
mức phổ biến thứ ba, sau tội trộm cắp tài sản, với 853 vụ chiếm tỉ lệ 27,50% và tội
cố ý gây thương tích, với 550 vụ chiếm tỉ lệ 16,12% trong cơ cấu tình hình tội
phạm. Nếu xét về số bị cáo, tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ xếp sau tội
trộm cắp tài sản, với 1.424 bị cáo chiếm tỉ lệ 27,67%; tội Cố ý gây thương tích, với
827 bị cáo chiếm tỉ lệ 16,07%; tội Đánh bạc, với 513 bị cáo chiếm tỉ lệ 9,97%; tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt ma túy, với 490 bị cáo, chiếm tỉ lệ
9,52% trong cơ cấu tình hình tội phạm và được thể hiện cụ thể bằng các biểu đồ
sau:

VPQĐ về ĐKPTGT

VPQĐ về ĐKPTGT

Trộm cắp TS

Trộm cắp TS
Cố ý GTT
Các tội Ma túy
Đánh bạc
Tội khác

Cố ý GTT
Các tội Ma túy
Đánh bạc
Tội khác

Biểu đồ: Cơ cấu số vụ của tình hình tội
phạm


Biểu đồ: Cơ cấu số bị cáo của tình hình
tội phạm

Có thể thấy rằng, trong cơ cấu của tình hình tội phạm, tội VPQĐ về điều khiển
PTGT (mà chủ yếu là tội VPQĐ về điều khiển PTGT đường bộ) chiếm một vị trí
đáng kể, điều này nói lên tính phổ biến của loại tội phạm này so với các tội phạm
khác trong thực trạng tình hình tội phạm nói chung.
Về cơ cấu đặc điểm nhân thân của tội phạm VPQĐ về điều khiển PTGT
đường bộ nói riêng, qua khảo sát nhân thân của 292/781 bị cáo phạm tội VPQĐ về
điều khiển PTGT đường bộ tại 286/762 bản án của Tòa án nhân dân các cấp (từ năm
2009 đến năm 2013) đã có hiệu lực pháp luật (có phụ lục các bản án kèm theo). Kết

(10)

Theo số liệu thống kê tội phạm từ ngày 01/10/2011 đến 31/7/2014 của TAND tỉnh Bình Thuận.


×