Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH THỊ XUÂN OANH

CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT
HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên
cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc.
Các thơng tin, bản án, quyết định được trích dẫn trong luận văn là trung thực, chính
xác.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Xuân Oanh



DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLDS 1995

Bộ luật Dân sự năm 1995

BLDS 2005

Bộ luật Dân sự năm 2005

CISG

Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế hay cịn gọi là Công ước viên 1980

Luật GDĐT

Luật giao dịch điện tử

PECL

Principles of European Contract Law (Bộ nguyên tắc Luật hợp
đồng Châu Âu)

PICC


Principles of International Comercial Contract (Bộ nguyên tắc
hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT)

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀ CHẤP
NHẬN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ .................................................................. 10
1.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự ............................. 10
1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự ................................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng dân sự ..................................................................... 15
1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự ............. 16
1.2.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng dân sự ........................................................ 16
1.2.2. Bản chất pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự ....................................... 24
1.3. Khái niệm và điều kiện có hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
dân sự .............................................................................................................................. 28
1.3.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự ...................................... 28
1.3.2. Thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự ............................. 29
1.3.3. Nội dung trả chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự .................................. 32
1.3.4. Hình thức trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự ......................................... 35
1.4. Hiệu lực của trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự ..................... 38
1.4.1. Thời điểm có hiệu lực của trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự .. 38
1.4.2. Chấm dứt hiệu lực của trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự .................... 40
Kết luận chƣơng 1. ......................................................................................................... 41
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT

HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG .................................................. 42
2. 1. Các điều kiện pháp lý của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự......... 42
2.1.1. Các hình thức chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự ............................................. 42
2.1.2. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự .......................................... 56
2.2. Hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng .......................................................... 63


2.2.1. Trả lời chấp nhận hợp lệ ....................................................................................... 63
2.2.2. Thời điểm có hiệu lực của việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự ....... 64
2.3. Rút lại, chấm dứt hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng ............................ 67
2.3.1. Rút lại hiệu lực của chấp nhận giao kết ................................................................ 67
2.3.2. Chấm dứt hiệu lực chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự ...................................... 69
Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................... 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật dân sự.
Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng là phương tiện pháp lý phổ biến để chủ thể thỏa mãn lợi
ích hợp pháp của mình. Nhằm đạt được mong muốn khi tham gia hợp đồng, các chủ
thể phải tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Giao kết hợp đồng là cơ
sở làm phát sinh được quyền và nghĩa vụ của các bên. Bộ luật Dân sự (BLDS) Việt
Nam năm 2005 quy định trình tự giao kết hợp đồng tại Điều 390 đến Điều 404. Tuy
nhiên trình tự giao kết hợp đồng nhất là giai đoạn chấp nhận giao kết hợp đồng theo

quy định của Bộ luật dân sự còn nhiều bất cập, vướng mắt gây khó khăn cho cơng
tác giải quyết án của Tịa án với nhiều cách hiểu khơng thống nhất, khơng mang
tính khả thi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Cụ thể có thể lấy ví dụ
như pháp luật chưa quy định hình thức của việc trả lời chấp nhận đề nghị giao kết,
thời hạn đề chấp nhận đề nghị giao kết, hậu quả của việc chấp nhận đề nghị giao kết
nhưng không thực hiện giao kết đó. Hiện nay, các vụ án liên quan đến tranh chấp
hợp đồng dân sự chiếm số lượng lớn trong tổng số lượng án dân sự tại các Tòa án
địa phương. Tại Tòa án nhân dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hịa theo thống
kê tính từ ngày 01/10/2013 đên 30/9/2014 đã giải quyết 111 vụ án tranh chấp hợp
đồng trên 113 vụ tranh chấp dân sự, trong đó liên quan đến chấp nhận giao kết hợp
đồng chiếm số lượng ít nhưng khi giải quyết gặp khó khăn đặc biệt các tranh chấp
hợp đồng đặt cọc mà tác giả đề cập trong chương 2.
So với quy định về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của một số quốc gia
như Nga, Pháp, Nhật, các Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế như Bộ nguyên tắc của
Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (gọi tắt là PICC), Bộ nguyên tắc pháp luật
hợp đồng Châu Âu (PECL), Công ước viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế cịn gọi Cơng ước viên 1980 (CISG) thì quy định trong pháp
luật dân sự Việt Nam còn nhiều điểm chưa tương đồng. Sự khác biệt này khơng có
nghĩa pháp luật Vệt Nam phải có những thay đổi theo hướng khắc phục những điểm
khác biệt. Tuy nhiên, các mối quan hệ dân sự trong các xã hội khác nhau lại có
những nền tảng cơ bản giống nhau. Mặt khác, pháp luật dân sự Việt Nam nói chung
và BLDS nói riêng đang trong q trình rà sốt, sửa đổi nên việc nghiên cứu kinh
nghiệm các nước để chắt lọc những kinh nghiệm phù hợp với bối cảnh của Việt


2

Nam là việc làm cần thiết. Trong q trình tồn cầu hóa như hiện nay, giữa các nước
mở rộng thương mại lầ rất lớn để chúng ta có thể bắt kịp với những thay đổi trên thế
giới thì việc tiếp thu những quy định về giao kết hợp đồng - chấp nhận đề nghị giao

kết hợp đồng của pháp luật các quốc gia áp dụng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn
ở Việt Nam là vấn đề cần thiết đồng thời làm cho pháp luật dân sự Việt Nam hoàn
thiện hơn, hạn chế xung đột pháp luật. Trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn các chế định
liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng, tác giả mong muốn với sự đóng góp nhỏ của
mình đưa ra những kiến nghị trong việc sửa đổi Bộ luật dân sự trong thời gian tới.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005” làm đề tài luận văn thạc sỹ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Hiện nay việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng nói
chung và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. Trước hết, đó là các bộ giáo trình dùng cho sinh viên các cơ sở đào tạo luật,
sách chuyên khảo, các bài tham luận trong những hội thảo khoa học, đặc biệt là các
bài viết được cơng bố trên các Tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học
Pháp lý, Tạp chí Tịa án nhân dân…cụ thể như sau:
Giáo trình “Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng”
của Trường đại học luật TP.Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức, 2014. Tại mục 4.2.2
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đã phân tích các Điều từ 396 – 400 từ khái
niệm và điều kiện pháp lý của việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, các bên
tham gia hợp đồng là cá nhân chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự trước thời
điểm hợp đồng được giao kết và các điều kiện pháp lý của chấp nhận giao kết hợp
đồng như chủ thể giao kết hợp đồng phải có năng lực của một chủ thể, trả lời phải
chấp nhận toàn bộ nội dung lời đề nghị, thời hạn chấp nhận trả lời, sự im lặng trong
giao kết hợp đồng, các hình thức trả lời. Khi bình luận những quy định trên, các tác
giả chưa có sự phân tích những hạn chế của pháp luật Việt Nam so với pháp luật
các quốc gia khác, Công ước viên 1980 (CISG), Bộ nguyên tắc thương mại Châu
Âu (PECL), Bộ nguyên tắc của Unidroit (PICC). Tuy nhiên, khi bàn về hình thức
của trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, Giáo trình đã đưa ra được cách trả lời bằng
hành vi, thói quen, sự im lặng trong thời hạn trả lời mà luật chưa quy định nhưng lại



3

được chấp nhận trong giao dịch trên thực tế. Từ cơ sở này, tác giả sẽ phát triển thêm
việc phân tích hành vi trong giao dịch là gì, sự im lặng có được xem là đồng ý giao
kết khơng.
Giáo trình “Luật dân sự Việt Nam” của Trường đại học luật Hà Nội, Nxb.
Cơng an nhân dân, 2008. Trong đó chế định về chấp nhận giao kết hợp đồng, Giáo
trình chỉ nêu nội dung được BLDS quy định từ Điều 396, 397 mà khơng đi sâu phân
tích các điều kiện của chấp nhận giao kết hợp đồng cũng khơng tìm ra được những
ưu điểm hoặc hạn chế của các Điều luật trên khi áp dụng chúng vào thực tế. Tuy
nhiên, giáo trình đã sắp xếp trình tự logic về giao kết hợp đồng giúp người đọc hiểu
được trình tự giao kết hợp đồng gồm 02 bước là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp
nhận đề nghị giao kết hợp đồng, đây là 02 nội dung cơ bản khi phân tích chấp nhận
giao kết hợp đồng dân sự.
Giáo trình “Luật dân sự” của Học viện tư pháp, Nxb. Công an nhân dân,
2006, trang 361 – 366. Nội dung của giáo trình chỉ đơn giản liệt kê những quy định
của Bộ luật dân sự về giao kết hợp đồng mà khơng có sự phân tích, đánh giá những
bất cập, khơng so sánh với Luật pháp của một số nước trên thế giới. Tác giả nhận
thấy tính ưu việt của giáo trình đã đưa ra những ví dụ cụ thể mang tính thực tế
để người đọc biết được về đề nghị thế n ào được xem là một đề nghị giao kết
hợp đồng.
“Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận án” của PGS.TS Đỗ Văn
Đại, Nxb. Chính trị quốc gia, 2013, 2014. Trên cơ sở tuyển chọn các bản án của các
Tòa án địa phương cũng như các quyết định giám đốc thẩm của Tòa án Tối cao
(thực tiễn áp dụng pháp luật) sau đó phân tích những điều luật có liên quan và so
sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài. Tác giả đã dành một phần cho việc nghiên
cứu chuyên đề giao kết hợp đồng trong đó nội dung “Giá trị của sự im lặng trong
thực tiễn xét xử Việt Nam” có tác dụng tham khảo khi làm đề tài này. Tác giả Đỗ
Văn Đại đã đưa ra quan điểm: Thứ nhất, trong thực tiễn pháp lý bản thân sự im lặng

khơng có giá trị như một chấp nhận hợp đồng, tuy nhiên sự im lặng được xem như
chấp nhận giao kết hợp đồng nếu hội tụ những yếu tố khác. Thứ hai, trường hợp
đồng sở hữu hay đồng thừa kế đem tài sản đi giao dịch và người còn lại biết và giữ
im lặng thi vẫn được xen là chấp nhận giao kết hợp đồng. Đồng ý với quan điểm
này, tác giả Đỗ Văn Đại đã minh chứng bằng các Quyết định giám đốc thẩm số
27/2003/HĐTP – DS ngày 26/8/2003, 38/GĐT –DS ngày 29/3/2004 của Tòa án


4

nhân dân tối cao. Thứ ba, BLDS cần bổ sung thêm: “Bản thân sự im lặng không
được coi là chấp nhận trừ khi hoàn cảnh thực tế cho phép suy luận im lặng là chấp
nhận”. Có thể khẳng định những quan điểm mà tác giả Đỗ Văn Đại đưa ra có giá trị
lớn trong việc đóng góp ý kiến sửa đổi BLDS hiện hành. Vì vậy, trong luận văn, tác
giả trên cơ sở kế thừa những quan điểm này, tác giả chọn lọc một một số ý kiến của
các tác giả khác có cùng quan điểm và bình chọn một số bản án địa phương có liên
quan đến nội dung: “Sự im lặng trong giao kết hợp đồng” để xác định thêm đó là
một trong những hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng‟.
“Bình luận Bộ luật dân sự năm 2005” (phần thứ ba; nghĩa vụ dân sự và hợp
đồng dân sự), trang 221 – 400, Nxb. Chính trị quốc gia của chủ biên PGS.TS Hoàng
Thế Liên. Đây là một cơng trình nghiên cứu khoa học rất có giá trị trong thực tiễn
áp dụng pháp luật dân sự của các cơ quan tiến hình tố tụng. Trong cơng trình này,
tác giả có đề cập đến những quy định liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng và so sánh với Bộ luật dân sự năm 1995. Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ phân
tích những điều luật mà chưa đánh giá được tính ưu điểm cũng như khiếm khuyết
của Điều 396 BLDS để tìm ra được những vướng mắc khi áp dụng Điều luật này
trong thực tiễn. Tuy nhiên, tài liện này có ý nghĩa trong việc bổ sung phần lý luận
tại chương 1, mục 1.2. Khái niệm và bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng đặc
biệt đưa ra ý kiến về “Các trường hợp không được coi là đề nghị giao kết hợp đồng.
Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh với “Chế định hợp đồng trong bộ luật dân sự

Việt Nam”, Nxb. Tư pháp, 2007. Khi bình luận về chế định chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, tác giả đã dùng phương pháp so sánh bộ luật dân sự Việt Nam năm
2005 với các quy định của pháp luật nước ngoài như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Công ước
Viên 1980, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế… Bên
cạnh đó cũng nêu lên quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại “Bàn về sự im lặng của sự
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng” và các phán quyết của Trọng tài thương mại.
Điểm thể hiện rõ trong cơng trình nghiên cứu này là tập trung vào mảng hợp đồng
thương mại hơn các dạng hợp đồng dân sự thông thường mà đề tài luận văn cần
tham khảo.
Bên cạnh đó, cịn có tác giả Nguyễn Xuâng Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích
Hằng với “Luật dân sự Việt Nam”, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM, 2007. Khi
bàn về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, các tác giả chưa chỉ ra các hình thức
của việc đề nghị mặc dù có bàn đến “sự im lặng” trong giao kết hợp đồng. Các tác


5

giả trên đề cập đến các điều kiện của chấp nhận đề nghị giao kết đặc biệt ví dụ việc
trả tiền tại quầy tín tiền trong siêu thị, trả tiền gửi xe khi dắt xe vào bãi coi như là
một hành động chấp nhận giao kết hợp đồng. Trong luận văn, tác giả cũng đề cập
chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng một hành vi và đồng quan điểm với nội
dung giáo trình này.
Tác giả Lê Minh Hùng trong Báo cáo tổng kết về đề tài khoa học và công
nghệ cấp trường năm 2014: “Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số
nước trên thế giới, các Bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt
Nam”, tháng 11/ 2014. Mặc dù vấn đề chính của tác giả Lê Minh Hùng tập trung vào
“Thời điểm giao kết hợp đồng” nhưng vì mối liên hệ giữa „chấp nhận giao kết” với
“thời điểm giao kết” nên tác giả của Báo cáo đề tài này cũng đã phân tích thế nào là
chấp nhận giao kết hợp đồng, bên cạnh việc so sánh luật pháp của Pháp, Đức, Nga,
các Bộ nguyên tắc PICC, PECL, Công ước viên 1980 - CISG nhằm đưa ra những

vướng mắc khi áp dụng BLDS năm 2005. Với những đề suất sửa đổi các Điều 396,
397 BLDS 2005, tác giả thiết cần đưa ra ý kiến chấp nhận hay không chấp nhận
những đề suất này.
Ngồi ra cịn có một số bài viết liên quan đến đề tài: Ngày 04/10/2013 tại
trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) tổ chức Hội thảo quốc tế
khoa học với chuyên đề “Sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 và kinh
nghiệm nước ngồi”. Tại buổi hội thảo đã có nhiều nhà khoa học đề cập đến các
quy định của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng cụ thể như tác giả Lê Minh Hùng với tham luận “Nghiên cứu tổng quát về
những bất cập và định hướng hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng trong bộ
luật dân sự năm 2005” hay bài tham luận của tác giả Trần Lê Đăng Phương về:
“Một số vấn đề về giao kết hợp đồng trong pháp luật của cộng hòa Pháp và kinh
nghiệm cho Việt Nam”. Những bài tham luận trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng
cho việc nghiên cứu luận văn thạc sỹ với đề tài “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng”. Các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng như cấu trúc
chung về phần chung của hợp đồng trong Bộ luật dân sự, khái niệm về hợp đồng,
phân loại về hợp đồng, giao kết hợp đồng (đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết
hợp đồng), thời điểm giao kết hợp đồng và so sánh với các bộ nguyên tắc quốc tế về
hợp đồng (PECL, PICC), Bộ luật dân sự Nga và đã đưa ra những bất cập khi áp
dụng các điều khoản liên quan trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 và đề xuất


6

định hướng hoàn thiện. Tuy nhiên, các tham luận trên nêu trên nghiên cứu trên bình
diện chung với nhiều khía cạnh khác nhau của hợp đồng dân sự mà chưa đi sâu
phân tích về mặt lý luận của các Điều, khoản liên quan đến “Chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng”.
Tác giả Trần Thị Thu Phương với “Đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật
Dân sự Việt Nam”, 2012, đăng trên Tạp chí Luật học Đại học luật Hà Nội, số 2

(141), trang 44 – 54. Trong xuyên suốt bài viết tác giả chỉ đề cập đến một giai đoạn
của dề nghị giao kết hợp đồng đó là quy trình thay ðổi, rút lại đề nghị giao kết hợp
đồng, hủy bỏ, chấm dứt, sửa đổi đề nghị giao kết hợp đồng và đưa ra những phương
hướng giải quyết cho những thiếu xót khi áp dụng những quy định này mà không đề
cập đến vấn đề “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” liên quan đến đề tài của
luận văn.
Tác giả Lê Thị Diễm Phương – “Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng – nhìn từ góc độ so sánh”, được cơng bố trên Tạp chí khoa học pháp lý Đại
học luật TP. Hồ Chí Minh, 2013, số đặc san 02 trang 68, 74. Với bài viết này cũng
góp phần cho việc nghiên cứu nội dung của luận văn. Tuy nhiên, ở đây tác giả tập
trung so sánh đối chiếu các Điều luật liên quan đến đề nghị và chấp nhận giao kết
hợp đồng từ Điều 396 đến Điều 400 BLDS năm 2005 với Công ước Vienna về hợp
đồng mua bán hàng hóa (Viết tắt CISG) hay Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại
Unidroit năm 2004 (PICC). Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị góp phần hồn
thiện các quy định của BLDS sữa đổi. Vì chỉ dừng lại ở bài viết để đưa ra các quan
điểm của mình do đó tác giả khơng đi sâu phân tích chi tiết cụ thể những Điều luật
trên cũng như khơng nêu lên tính ưu việt khi áp dụng các công ước quốc tế trên.
Tác giả Đặng An Thanh với “ Những bất cập trong quy định của pháp luật về
quy trình, thủ tục giao kết hợp đồng điện tử và một số giải pháp đề xuất ”, đăng trên
tạp chí Tịa án nhân dân tối cao, 2014, số 7, trang 26 – 30. Nội dung bài viết tác giả
chỉ đề cập một khía cạnh của hình thức của thủ tục giao kết hợp đồng bằng điện tử
và nêu ra những thiếu xót của Luật giao dịch điện tử năm 2005 mà khơng đề cập
đến các hình thức giao kết hợp đồng khác như bằng văn bản, bằng miệng, fax hay
thư đường dài… để các bên đạt được những chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, đây cũng là tài liệu có ý nghĩa tham khảo khi làm luận văn.


7

Nhìn chung, các tác giả khi nghiên cứu chế định liên quan đến chấp nhận

giao kết hợp đồng mặc dù nhìn nhận ở góc độ lý luận theo quan điểm riêng nhưng
đã phân tích về khái niệm về chấp nhận giao kết hợp đồng, các điều kiện của chấp
nhận giao kết hợp đồng như nội dung, thời hạn, chủ thể, hình thức trả lời theo quy
định của BLDS 2005. Trong đó, các tác giả đã chú trọng đến việc xác định hình
thức chấp nhận giao kết hợp đồng bằng hành vi hay sự im lặng có được pháp luật
dân sự Việt Nam thừa nhận hay không khi so sánh, đối chiếu với các BLDS các
nước, các bộ nguyên tắc. Trên cơ sở những định hướng mà các nhà khoa học trước
đã nghiên cứu, tác giả tổng hợp những quan điểm để tìm ra những đề xuất nhằm
đóng góp ý kiến cho việc hồn thiện BLDS 2005. Đó là lý do mà tác giả lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2005” để làm luận văn thạc sỹ và không trùng với các nghiên cứu trên.
3. Mục đích nghiên cứu
Với những lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu như nêu trên là do hiện
nay những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam cịn nhiều thiếu xót và chưa
hồn thiện phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, mục đích mà tác giả hướng đến khi tập
trung nghiên cứu đề tài này nhằm rà sốt và hồn thiện những quy định của BLDS
năm 2005 về những quy định liên quan đến chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Vì chấp nhận giao kết hợp đồng là một phần trong trình tự giao kết hợp đồng
quy định trong phần hợp đồng của BLDS 2005. Vì vậy, phạm vi của luận văn chỉ
phân tích những vấn đề về chấp nhận giao kết hợp đồng theo quy định của BLDS
năm 2005 mà khơng phân tích những quy định về chấp nhận giao kết hợp đồng lao
động, kinh doanh thương mại, hơn nhân gia đình hay trong các hợp đồng thơng
dụng. chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong BLDS 2005 cũng như các quy định
liên quan đến luật chuyên ngành như Bảo hiểm xã hội, đất đai... trừ trường hợp có
liên quan đến nội dung mà tác giả đang phân tích.
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những quy định về chấp nhận giao kết hợp
đồng ngoài những quy định của BLDS 2005 kết hợp với pháp luật hợp đồng của
một số nước có sự hình thành hệ thống pháp luật lâu đời và tiến bộ như Pháp, Đức,

Nhật; Nga bên cạnh các Bộ nguyên tắc về hợp đồng mà được hầu hết các nước thừa


8

nhận trong quá trình giao lưu thương mại hiện nay như Bộ nguyên tắc của Unidroit
về hợp đồng thương mại quốc tế (gọi tắt là PICC), Bộ nguyên tắc pháp luật hợp
đồng Châu Âu (PECL), Công ước viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế cịn gọi Cơng ước viên 1980 (CISG).
Lựa chọn những bản án để rà soát lại giữa những quy định của pháp luật và
thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật liên quan đến tài có những bất cập
gì là vấn đề tác giả cần đưa vào luận văn gồm Quyết định số: Quyết định giám đốc
thẩm số 503/DS – GĐT ngày 23/10/2012 về “Tranh chấp quyền sử dụng đất”,
Quyết định giám đốc thẩm số 439/2011/DS – GĐT ngày 16/6/2011 – Vụ án: tranh
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và kiện đòi tài sản của Tòa án
nhân dân Tối cao; Bản án số 15/2014/DSST ngày 18/12/2014 về: “Tranh chấp hợp
đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa; 11/2008/KDTM-ST ngày
29/9/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau; Bản án số 26/2014/DSST ngày
11/7/2014 về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” của Tòa án nhân dân thành phố Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hịa.
Vì đề tài tập trung phân tích về: “Chấp nhận giao kết hợp đồng theo quy định
của BDS năm 2005” nên tác gỉả chỉ phân tích những quy định của pháp luật từ năm
2005 (khi BLDS 2005 có hiệu lực) đến nay. Về số liệu thực tế được nêu trong đề tài
là từ năm 2013 đến nay theo Báo cáo tổng kết ngành Tòa nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện
luận văn là phương pháp biện chứng, phân tích. Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong chương 1,
chương 2 khi phân tích các vấn đề liên quan đến chế định đề nghị giao kết hợp đồng

dân sự và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự nhằm khái quát những nội
dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn.
- Phương pháp so sánh được sử dụng tại chương 1, tập trung nhiều mục 1.2.
(Khái niệm và bản chất pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự và mục 1.3
(Khái niệm và điều kiện có hiệu lực chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự) để tìm
hiểu quy định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam,


9

cũng như pháp luật một số nước như các Bộ nguyên tắc CISG, PECL, PICC nhằm
hoàn hiện các quy định về việc chấp nhận đề nghị kết hợp đồng dân sự.
- Phương pháp bình luận được sử dụng trong chương 2 để làm rõ thực trạng
áp dụng pháp luật, trên cơ sở đó kiến nghị hồn thiện pháp luật.
5. Bố cục đề tài:
Trên cơ sở mục đích, phạm vi nghiên cứu, đề tài được chia thành 02 chương
với nội dung sau:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự và chấp nhận
đề nghị giao kết hợp đồng
Chương 2. Quy định pháp luật về chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự, thực
tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện


10

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
VÀ CHẤP NHẬN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Hợp đồng dân sự là một chế định pháp lý giữ vai trò trung tâm hệ thống pháp
luật dân sự. Việc chấp nhận giao kết hợp đồng có vai trị như thế nào trong việc tạo
lập hợp đồng là điều mà tác giả cần đi sâu nghiên cứu phân tích tại chương này

1.1. Khái niệm về hợp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự
1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự
Có thể nói hợp đồng là một trong những chế định có nguồn gốc lâu đời, giữ
vai trị trung tâm trong hệ thống pháp luật dân sự. Từ khi nhà nước La Mã ra đời
vào khoảng thế kỷ VIII Tr.CN, song hành với sự xuất hiện của nhà nước thì pháp
luật cũng hình thành. La Mã có nguồn gốc từ Luật 12 Bảng được ban hành vào
khoảng 451 đến 449 Tr.CN. Sự phát triển của hệ thống pháp luật La Mã bắt đầu từ
trường phái luật học của Sabinian và Proculian trong đó có tác phẩm nổi tiếng được
hệ thống hóa một cách khoa học vẫn cịn lưu truyền nguyên bản cho đến ngày nay
đó là hệ thống Istitutiones của Gaius. Trong Istitutiones, Gaius đã phân chia nguồn
gốc nghĩa vụ thành hai loại excontractu và ex delicto (từ hợp đồng hoặc từ trách
nhiệm bồi thường)1. Có thể sự phân chia này đã có từ thời trước Gaius và khái niệm
về hợp đồng (contractus) đã hình thành từ đó: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
bên nhằm xác lập nghĩa vụ”2 và là “những hành vi pháp lý song phương hay đa
phương”3. Định nghĩa được hình thành từ thời cổ mà nó vẫn được “bảo lưu” trong
pháp luật dân sự hiện đại ngày nay.
Pháp luật La Mã không những đem lại những giá trị về nghiên cứu pháp luật
mà còn là nguồn tư liệu phong phú, quý giá để chúng ta nghiên cứu nền văn minh
cổ đại nói chung và nền tảng cho việc xây dựng Bộ luật dân sự hồn chỉnh đặc biệt
các hợp đồng có từ thời La Mã như hợp đồng mượn, giữ đồ vật, cầm cố, mua bán,
thuê mướn 4vẫn là những hợp đồng cơ bản trong Bộ luật dân sự hiện hành. Hiện
nay, chế định hợp đồng chiếm một dung lượng lớn trong Bộ luật dân sự.

1

Lê Nết (2009), Luật La Mã, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) – Khoa luật Dân sự, tr.
160.
2
Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 45.
3

Nguyễn Ngọc Đào (2000), Tìm hiểu pháp luật nước ngồi – Luật La Mã, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai. tr.113.
4
Nguyễn Ngọc Đào, tlđd 3, tr.129.


11

Ở Việt Nam, từ thời kỳ nhà nước phong kiến mặc dù nhu cầu trao đổi giao
lưu dân sự dẫn đến sự hình thành các hợp đồng nhưng pháp luật khơng quy định thế
nào là hợp đồng, các hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
hợp đồng ví dụ như Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình Luật hay cịn gọi Luật
Hình Triều Lê), Bộ luật Gia Long, Bộ dân luật Bắc 1931, Bộ luật dân Trung 1936 –
1939, Bộ luật dân Sài Gòn 1972 không quy định riêng chế định hợp đồng mặc dù
trong các Điều luật của một trong số Bộ luật này có dùng các thuật ngữ “văn tự”,
“văn khế”5hay “khế ước”6, “hiệp ước” còn trong đời sống hằng ngày, các bên tham
gia giao dịch thường dùng thuật ngữ đến “giao kèo”, “giao ước” để ngụ ý đến sự
giao dịch trao đổi giữa hai bên.
Khái niệm hợp đồng và hợp đồng dân sự mới được sử dụng chính thức bắt
đầu từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (Điều 1), Pháp lệnh hợp đồng dân sự
năm 1991 (Điều 1) đến BLDS năm 1995 (Điều 394), BLDS năm 2005 tiếp tục sử
dụng thuật ngữ này (Điều 388) và khái niệm hợp đồng được quy định trong Bộ luật
dân sự năm 2005 bao hàm cả kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân gia đình.
Khái niệm hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 1 pháp lệnh hợp đồng
dân sự năm 1991: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mua bán, thuê, vay
mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thỏa thuận
khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng”.
Đến khi BLDS 1995 ra đời bằng cách tiếp tục khẳng định một định nghĩa mang tính
pháp lý vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống pháp luật dân sự Việt Nam trước
những năm 1990 mà vào những năm này “khái niệm hợp đồng dân sự” chỉ bắt

nguồn ngự trị về mối liên quan đặc biệt giữa vai trò hợp đồng và kế hoạch trong nền
kinh tế tập bao caasp xã hội chủ nghĩa, chúng ta tiến gần đến các quan điểm giống
với các nước trong cách nhìn nhận về hợp đồng và những yếu tố cấu thành của nó7.
Điều 394 BLDS năm 1995: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ”. Đến BLDS năm 2005 –
Điều 388 thì khái niệm này khơng có gì thay đổi.
5

Điều 363, 366 Bộ Quốc triều Hình luật, Bản tiếng Việt của Viện sử học Việt Nam, Nxb. Pháp lý Hà Nội, tr.
134 – 135.
6
Điều 653, 654 Bộ dân luật Sài Gòn 1972.
7
Nguyễn Ngọc Khánh, (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
tr. 38.


12

Mặc dù hợp đồng là sự thỏa thuận nhưng hai thuật ngữ “hợp đồng” và “thỏa
thuận” là hai thuật ngữ khơng đồng nhất. Có thể mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận,
sự thỏa thuận không được thừa nhận là hợp đồng mà có thể chỉ mang tính chất bổ
sung, thay đổi, chấm dứt quan hệ hợp đồng ví dụ như thỏa thuận thêm về phụ lục
trong hợp đồng vay tài sản có thế chấp tài sản bảo đảm thì chúng không tạo lập
được quyền, nghĩa vụ dân sự mới.
Bản chất của hợp đồng được hình thành bởi hai yếu tố pháp lý: sự thỏa thuận
và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên. Vì hợp đồng là một giao dịch có hai hoặc
nhiều bên tham gia dựa trên sự cam kết, thỏa thuận để tạo lập sự ràng buộc pháp lý
với nhau. Khơng có một hợp đồng nào được tạo ra mà khơng có sự thỏa thuận, sự
thỏa thuận là nền tảng cơ bản tạo nên hợp đồng. Để hình thành được hợp đồng, các

bên tham gia phải cùng thương lượng, trao đổi, bàn bạc để đi đến sự thống nhất ý
chí dựa trên đề nghị giao kết của một bên và sự chấp nhận toàn bộ nội dung lời đề
nghị của bên kia. Sự thỏa thuận là quá trình đi từ thương lượng, bàn bạc đến sự
thống nhất ý chí. Xét về nội dung, sự thỏa thuận phải có nội dung cụ thể, mục đích
rõ ràng để xác định được bản chất hợp đồng mà các bên muốn xác lập. Tuy nhiên,
thỏa thuận chỉ có thể làm phát sinh hiệu lực ràng buộc giữa các bên nó phải thỏa
mãn các điều kiện về chủ thể (đủ năng lực hành vi dân sự để giao kết hợp đồng), nội
dung và mục đích của hợp đồng, hình thức hợp đồng.
Hợp đồng là thỏa thuận để tạo sự ràng buộc pháp lý giữa các bên. Một sự
thỏa thuận như một lời hứa danh dự, tình cảm thì khơng được xem là hợp đồng vì
khơng tạo ra sự quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên iao kết hợp đồng. Mộ khi
có sự vi phạm như khơng thực hiện lời hứa danh dự thì khơng bị chế tài sân sự như
trường hợp phạt vi phạm hợp đồng. Ngày nay, trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng,
người dân thường ký các cam kết mang tính thỏa thuận để cùng thực hiện một chính
sách của địa phương. Ví dụ: “khơng xả nước thải ra đường”, “nói khơng với học
thêm, dạy thêm”. Tuy nhiên, những cam kết này không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, mọi hợp đồng là sự thỏa thuận gữa các
bên nhưng không phải thỏa thuận nào cũng là hợp đồng trừ khi thỏa thuận đó tạo ra
một sự ràng buộc pháp lý mới được coi là hợp đồng.
Như đã phân tích ở trên, khái niệm hợp đồng khơng có sự tách biệt khái niệm
hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế và điều này dẫn đến sự lúng túng khi vận
dụng khái niệm này trong thực tiễn. Trên thực tế, khi giải quyết các vụ án liên quan


13

đến hợp đồng, thẩm phán thường có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng
kinh tế. Tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 (Điều 1) và Pháp lệnh hợp đồng
dân sự năm 1990 (Điều 1) thì cả hai dạng hợp đồng này có cùng chung đặc điểm
nhất định của hợp đồng nhưng được phân biệt dựa trên mục đích giao kết như hợp

đồng vay, mượn, tặng cho tài sản hoặc làm dịch vụ có mục đích phục vụ sinh hoạt
tiêu dùng là hợp đồng dân sự cịn nếu mục đích thỏa thuận đó thực hiện cơng việc
sản xuất, nghiên cứu khoa học mục đích kinh doanh là hợp đồng kinh tế và cũng là
cơ sở xác định tranh chấp xảy ra từ hợp đồng thì thụ lý giải quyết vụ án dân sự hay
vụ án kinh doanh thương mại trong cơ quan Tòa án. Khi xây dựng BLDS năm 1995
và BLDS năm 2005 việc xác định hai cặp hợp đồng này dựa vào mục đích thỏa
thuận và chủ thể tham gia. Được xem là hợp đồng kinh doanh khi hợp đồng thực
hiện vì mục đích lợi nhuận và các bên tham gia hợp đồng có một trong các bên là tổ
chức và một hợp đồng được xác định là hợp đồng dân sự khi các chủ thể tham gia là
cá nhân hoặc hợp đồng hình thành vì mục đích tiêu dùng, sinh hoạt8. Ví dụ như vụ
án về: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” vì một bên chủ thể bắt buộc là ngân hàng
hoặc các tổ chức tín dụng và một có thể là cá nhân, tổ chức. Do đó, chỉ cần dựa vào
mục đích vay để xác định thuộc hợp đồng kinh tế hay hợp đồng dân sự. Vấn đề này
thường được ghi rõ trong điều khoản hợp đồng tín dụng.
Trong q trình áp dụng BLDS năm 2005 vào thực tiễn, chúng ta đã gặp một
số bất cập. Vì vậy, vào tháng 12/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị
quyết số 857/NQ- UBNTVQH ngày 25/12/2014 về việc tổ chức lấy lấy ý kiến nhân
dân về dự thảo sửa đổi BLDS, cụ thể gần nhất vào tháng 10/2014, trong đó Điều
388 được thay thế bằng Điều 410 (khái niệm hợp đồng và áp dụng pháp luật) như
sau: “1. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau. 2. Hợp đồng được quy định trong các văn
bản pháp luật khác có liên quan phải tuân theo nhưng quy định tại Bộ luật này”.
Có ý kiến cho rằng: Điều luật này kế thừa Điều 388 BLDS năm 2005 bổ sung thêm
khoản 2 để bảo đảm các quy định chung về hợp đồng trong BLDS là điều khoản
chung, có tính định hướng cho tất cả các hợp đồng thuộc các quan hệ tư. Bên cạnh
đó, dự thảo Bộ luật sử dụng thống nhất thuật ngữ “hợp đồng” thay cho thuật ngữ
“hợp đồng dân sự”. Việc BLDS sử dụng thuật ngữ “hợp đồng dân sự” đã dẫn đến
8

Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất: “Những quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự
đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự”.


14

cách hiểu cho rằng các quy định về hợp đồng của BLDS chỉ áp dụng đối với hợp
đồng dân sự mà không áp dụng đối với hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư, hợp
đồng kinh doanh bảo hiểm…Thực tế, một số luật chuyên ngành như Luật thương
mại, Luật đầu tư… có những quy định về hợp đồng nhưng khơng quy định về khái
niệm hợp đồng, giao kết và thực hiện hợp đồng, vì thế, những vấn để này phải được
hiểu, thực hiện theo quy định của BLDS. Để khẳng định vai trò của các quy định về
hợp đồng trong BLDS là quy định chung về các dạng hợp đồng trong các lĩnh vực
khác nhau, dự thảo Bộ luật bỏ từ “dân sự” trong khái niệm hợp đồng và khi quy
định về các vấn đề của hợp đồng sẽ không có từ “dân sự” đi kèm như trong quy
định của BLDS hiện hành9. Theo quan điểm của tác giả, Điều 410 dự thảo BLDS
khơng mang tính thuyết phục vì tại Điều 1 BLDS năm 2005 quy định nhiệm vụ và
phạm vi điều chỉnh: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho
các ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh
thương mại, lao động (sau đây gọi tắt là quan hệ dân sự). Bên cạnh đó cịn có một
số quy định các loại hợp đồng khác được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành
bên cạnh những quy định của BLDS như Luật tín dụng, Luật thương mại, Luật kinh
doanh bảo hiểm, Luật lao động… So với BLDS Nhật Bản không phân biệt cụ thể
về hợp đồng dân sự hay hợp hợp đồng kinh tế mặc dù luật đã xây dựng riêng một
chương về hợp đồng, xem hợp đồng không chỉ là căn cứ quan trọng nhất làm phát
sinh nghĩa vụ mà cịn là một chế định có vai trò số một trong quan hệ pháp luật dân
sự. Về mặt pháp lý thì hợp đồng là một loại giao dịch dân sự thể hiện sự thống nhất
ý chí của hai hoặc nhiều bên và mục đích của hợp đồng thơng thường là làm phát
sinh nghĩa vụ10. Vì vậy, theo ý kiến của tác giả vẫn giữ nguyên cụm từ “Hợp đồng

dân sự” được quy định tại Điều 388 BLDS năm 2005.
Để có thể tạo nên một hợp đồng có hiệu lực, các bên phải tiến hành giao
kết hợp đồng. Đây là điều kiện để phát sinh hiệu lực ràng buộc quyền và nghĩa vụ
các bên.

9

Bộ Tư pháp (2014), Bản thuyết minh dự án sửa đổi BLDS.
Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr. 489.
10


15

1.1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng dân sự
Giao kết hợp đồng là giai đoạn thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa các chủ
thể của hợp đồng dân sự. BLDS 2005 không quy định cụ thể thế nào là giao kết
hợp đồng.
Theo Từ điển luật học: “Giao kết hợp đồng là việc các bên chủ thể bày tỏ ý
chí với nhau để cùng xác lập hợp đồng thông qua sự bàn bạc, trao đổi, thương
lượng với nhau theo các nguyên tắc và trình tự do luật định nhằm xác lập, thay đổi,
chấm dứt, quyền và nghĩa vụ dân sự”11.
Mục đích của giao kết hợp đồng là sự thỏa thuận để đi đến thống nhất ý chí
của các bên. Trong đó một bên có thể đưa ra một tuyên bố ý chí đơn phương (bên
đề nghị giao kết hợp đồng) và mong muốn bên được đề nghị giao kết hợp đồng
cùng xác lập hợp đồng. Dựa trên một tuyên bố đơn phương của bên đề nghị, có sự
gặp gỡ, trao đổi về ý chí với bên được đề nghị và khi có sự đồng thuận từ các bên
thì hợp đồng đó đã được giao kết. Vì vậy, quy định của pháp luật về giao kết hợp
đồng chú trọng đến ý chí tuyên bố đơn phương của các bên việc xác lập hợp đồng.

Nhìn chung BLDS các nước khác như Nhật Bản, Pháp cũng không đưa ra một
khái niệm nào về giao kết hợp đồng. Nếu dựa vào định nghĩa của từ điển luật học thì
dễ có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm hợp đồng và giao kết hợp đồng về nội hàm
của chúng.
Giao kết hợp đồng có giá trị xác lập hợp đồng phải theo những nguyên tắc do
pháp luật quy định: “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội; Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng”.
Quy định này nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao kết.
Việc giao kết hợp đồng dân sự bên cạnh việc phải tuân thủ các ngun tắc
nói trên phải thực hiện theo một trình tự cụ thể và có thể được xem là một q trình
mà các chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến đi đến thỏa thuận để
xác lập quyền và nghĩa vụ cũng như nội dung hợp đồng. Q trình đó thơng qua hai
giai đoạn: Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự và chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng dân sự. Đây là hai giai đoạn không thể thiếu và luôn gắn liền với nhau trong
giao kết hợp đồng. Đó cũng là lý do vì sao trước khi đi và phân tích về trả lời chấp
11

Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb. Khoa học Pháp lý – Nxb. Từ điển Bách
khoa, tr. 276.


16

nhận đề nghị giao kết hợp đồng, tác giả sẽ phân tích về khái niệm và bản chất pháp
lý của đề nghị giao kết hợp đồng.
1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
Đề nghị giao kết hợp đồng là một vấn đề quan trọng của hợp đồng. Vì vậy,
Cơng ước Viên (CISG), Các Bộ nguyên tắc nguyên tắc PECL, PICC và BLDS
năm 2005 đều có những quy định về vấn đề này. Để hiểu được đề nghị giao
kết hợp đồng, cần phân tích rõ khái niệm và các vấn đề liên quan đến giao kết

hợp đồng.
1.2.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
Khi một người muốn thiết lập hợp đồng dân sự thì ý muốn đó phải được thể
hiện ra bên ngồi thơng qua một hành vi nhất định thì đối tác mới nhận biết được ý
muốn của họ và từ đó mới có thể giao kết hợp đồng. Đây là giai đoạn đề nghị giao
kết hợp đồng dân sự12.
Về mặt lý luận, đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương của
một bên nhằm biểu lộ ý chí của mình về việc muốn cùng bên kia để tạo lập hợp
đồng với những nội dung và điều kiện xác định13. Trước khi xác lập hợp đồng,
trước tiên chúng ta nhận được lời đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là hành vi đầu
tiên trong giao kết hợp đồng. Từ những hoạt động hằng ngày mà ta thường gặp
trong các phiên chợ như giới thiệu sản phẩm, hàng hóa... cho người mua để họ ưng
thuận mà quyết định mua những sản phẩm đó cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày dựa
vào đó các nhà làm luật khái quát lên thành những điều khoản trong luật cụ thể tại
Điều 390 BLDS năm 2005 như sau: “1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện
rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị
đối với bên đã được xác định cụ thể; 2. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp
đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ
ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên
được đề nghị mà không được đề nghị giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”.
Để một đề nghị giao kết hợp đồng đáp ứng yêu cầu thể hiện rõ ý định giao
kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị, nội dung đề nghị : Người đề nghị có
12

Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân, tr. 364.
Lê Minh Hùng (2014), “Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật của một số nước trên thế giới, các Bộ
nguyên tắc hợp đồng, quốc tế và kinh ngiệm cho Việt Nam”, Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ cấp
trường, tr. 24.
13



17

tư cách giao kết, xác lập hợp đồng; lời đề nghị giao kết phải có nội dung cụ thể, rõ
ràng; lời đề nghị giao kết phải gửi đến cho một hoặc nhiều người xác định; thực sự
có ý muốn tạo lập hợp đồng.
Để có thể giao kết hợp đồng, chủ thể tham gia giao kết phải có đủ năng lực
chủ thể và tư cách chủ thể để tham gia trong lĩnh vực tương ứng14. Đề nghị giao kết
hợp đồng là việc đề nghị giao kết thể hiện ý chí của mình bằng lời đề nghị giao kết
với một chủ thể nào đó xác định. Tính xác định của chủ thể được đề nghị thể hiện ở
chỗ bên nhận đề nghị phải là chủ thể được xác định có nghĩa rằng bên đề nghị giao
kết hợp đồng mong muốn giao kết với ai, người nào. Một lời đề nghị có giá trị khi
lời đề nghị nhằm vào đối tượng cụ thể, có nội dung cần giao kết và người đề nghị có
mong muốn giao kết, xác lập hợp đồng với mục đích làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ dân sự. Vì vậy, lời đề nghị phải gửi đến bên được đề nghị xác định, chứ không
phải chung chung. Đề nghị thường hướng đến một hoặc một số người xác định,
người được đề nghị có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Ví dụ: Vì cần tiền, A cần bán
gấp một căn nhà và A gửi lời đề nghị này đến cho B. BLDS năm 2005 còn quy định
thêm yêu cầu đối với đề nghị giao kết hợp đồng là bên đưa ra đề nghị giao kết hợp
đồng phải chịu sự ràng buộc đối với bên đã được xác định cụ thể. Có nghĩa rằng nếu
bên đề nghị khơng thể hiện rõ ý định tham gia giao kết hợp đồng khi gửi cho bên
kia những nội dung chủ yếu của hợp đồng thì hợp đồng khơng thể giao kết được.
Chủ thể mà người đề nghị hướng đến có thể là một chủ thể xác định hay nhiều chủ
thể. Đó có thể lời đề nghị dành cho rộng rãi công chúng hoặc một nhóm chủ thể
nhất định. Tuy nhiên để tiến đến có thể ký hợp đồng, bên đưa ra lời đề nghị phải xác
định được một chủ thể mà họ nhắm đến. Lời đề nghị phải được gửi đến chủ thể xác
định của hợp đồng được thiết lập trong tương lai15.
Một vấn đề đặt ra pháp luật hợp đồng dân sự chấp nhận ngay cả lời đề nghị
với công chúng nếu thỏa mãn các điều kiện quy định của một lời đề nghị hợp lệ như
hợp đồng hứa thưởng, thi có giải. Tuy nhiên, dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 390

BLDS 2005 thì khơng phù hợp do tính xác định cụ thể đối với bên được đề nghị
cũng có nghĩa là khơng thừa nhận hiệu lực của đề nghị giao kết với cơng chúng.
14

Trường Đại học Luật TP. HCM (2014), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội, tr.120.
15
Trần Lê Đăng Phương (2013), “Một số vấn đề về giao kết hợp đồng trong pháp luật của Cộng hòa Pháp và
kinh nghiệm cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về sửa đổi BLDS Việt Nam năm 2005 và kinh nghiệm
nước ngoài, Trường Đại học Luật TP.HCM - Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM ngày 04/10/2013, tr.196.


18

Theo ý kiến tác giả, trong hợp đồng hứa thưởng, trả thưởng được quy định tại các
Điều 590 – 593 BLDS năm 2005 thì có quyền giao kết hợp đồng với số đông là
công chúng nhưng lời để nghị giao kết phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định
như cơng việc hứa thưởng phải cụ thể, có thực hiện được, không bị pháp luật cấm,
không trái đạo đức xã hội.
Theo khoản 2 Điều 201 PECL: “Đề nghị giao kết hợp đồng có thể gửi đến
một hoặc nhiều người cụ thể hay công khai cho tất cả mọi người”. Tại Điều 14
CISG: “2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời
mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại”.
Nếu đề nghị không được gửi tới một hoặc một số người cụ thể, nó chỉ là một
phần bảng báo giá hoặc được gửi ra ngoài theo một thơng báo rộng rãi, nó khơng
tạo thành một đề nghị như các quảng cáo do người đề nghị là cơng chúng nên đó chỉ
là lời mời chào hàng.
Bên cạnh lời đề nghị giao kết hợp đồng với một hoặc một số người cụ thể thì
theo tại khoản 2 Điều 390 BLDS năm 2005:“Trong trường hợp đề nghị giao kết
hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với

người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt
hại cho bên được đề nghị mà không được đề nghị giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại
phát sinh”.
Trong đề nghị thì nội dung đề nghị phải rõ ràng và cụ thể không bắt buộc lời
đề nghị phải chứa đựng các nội dung chủ yếu. So với quy định tại Điều 11 Pháp
lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, Điều 396 BLDS năm 1995 thì BLDS năm 2005
khơng quy định khi một bên đề nghị bên kia giao kết hợp đồng không phải nêu rõ
nội dung chủ yếu của hợp đồng16. Để xác định tính rõ ràng cụ thể trong các điều
khoản của lời đề nghị có khi như sự trùng lặp về các điều khoản trong thực hiện hợp
đồng. Ví dụ: A đề nghị bán cho B một chiếc xe mô tô, sau khi A mô tả về kiểu
dáng, mẫu mă xe, đưa ra giá bán cụ thể và B đồng ý. Hai bên tiến ký kết hợp đồng
mua bán.

16

Khoản 1 Điều 390 BLDS năm 2005 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao
kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể” .


19

Bên đưa ra lời đề nghị có ý muốn giao kết hợp đồng thì lời đề nghị có giá trị
pháp lý khi đảm bảo nguyên tắc thiện chí, tự nguyện và trung thực và mong muốn
bên kia xác lập hợp đồng.
Trong thực tiễn cịn có những lời đề xuất, chào mời, thương lượng, quảng
cáo, lời hứa hẹn đưa ra mang tính đạo lý vì thể hiện tình cảm thì có được xem là đề
nghị giao kết hợp đồng?
Trước hết, cần có sự phân biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị
thương lượng. Để xác định đực chúng phải căn cứ vào các hình thức khách quan,
chủ quan trong từng loại cụ thể.

Đề nghị thương lượng là sự tuyên bố của một bên nhằm chào mời các bên
tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng nhưng chưa đưa ra những nội dung cụ thể và
chưa chịu trách nhiệm về lời mời đó. Đề nghị thương lượng được đề cập trong các
văn bản pháp luật như Luật thương mại năm 2005 (Điều 117- Trưng bày, giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ), Luật cạnh tranh năm 2004 được xem là các quan hệ tiền hợp
đồng như các lời mời để đi đến đề nghị giao kết hợp đồng. Thương lượng là một sự
chào mời, quảng cáo, chưa có nội dung cụ thể, rõ ràng mà kết quả của nó chưa tạo
ra một hợp chính thức để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khơng
có việc u cầu bồi thường thiệt hại nếu bên kia không trả lời lời đề nghị. Lời đề
nghị của thương lượng được đưa ra cho nhiều chủ thể hoặc trước công chúng và
không buộc thời hạn trả lời đối với các chủ thể đó. Ví dụ: Trên các mục rao vặt ở
các trang quảng cáo có nội dung: “Cần bán gấp 01 máy tính xách tay hiệu HP đã
qua sử dụng, giá cả phù hợp”.
Nếu như lời đề nghị thương lượng không ràng buộc trách nhệm giữa các bên
thì giao kết hợp đồng có giá trị ràng buộc trách nhiệm với bên đề nghị như phải giao
kết hợp đồng. Nếu bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung lời đề nghị đó (Điều
396 BLDS 1995), phải bồi thường cho người được đề nghị vì khơng giao kết được
hợp đồng gây thiệt hại nếu trong thời hạn chờ trả lời mà mà bên đề nghị giao kết với
người thứ ba.
Qua phân tích trên, ta thấy có sự khác biệt giữa lời đề nghị giao kết hợp đồng
và lời đề nghị thương lượng.


20

Hiện nay có một số dạng đề nghị giao kết hợp đồng phổ biến nhưng không
được xem là lời đề nghị giao kết hợp đồng và chưa được pháp luật thừa nhận17:
+ Quảng cáo hàng hóa trên các phương tiện thơng tin đại chúng vì lời quảng
cáo có nội dung chung chung và không xác định được chủ thể đề nghị. Tuy nhiên,
đối với trường hợp quảng cáo thể hiện rõ nội dung quảng cáo là một lời đề nghị nếu

nêu rõ tài sản, nội dung giao dịch, thời hạn trả lời, người đề nghị và cách thức trả lời
đề nghị vì nó thỏa mãn các yếu tố cấu thành của một lời đề nghị giao kết hợp đồng.
Ví dụ:
+ Bày bán cơng khai (dù có niêm yết giá ở cửa hàng, ở chợ, siêu thị);
+ Thông báo công khai của doanh nghiệp vận chuyển về tuyến đường, vận
chuyển hành khách;
+ Phát hành catalogue sản phẩm.
Ngồi ra, cịn có hình thức như: hội chợ, triển lãm thương mại nghĩa vụ bảo
mật thông tin, chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xem là các quan hệ
tiền hợp đồng18. Pháp luật Việt Nam như Luật thương mại năm 2005, Luật cạnh
tranh năm 2004, Luật doanh nghiệp năm 2014 điều chỉnh các quan hệ tiền hợp
đồng.
Các lời đề nghị đặc biệt hay cịn gọi là đề nghị giao kết cơng cộng mà chủ
thể được đề nghị giao kết là một tập hợp người không xác định trả lời chấp thuận
mà bất cứ người nào trong tập hợp này nhất trí với nội dung chủ yếu đã chỉ rõ trong
đề nghị giao kết công cộng và biểu thị sự ưng thuận cảu mình theo cách thức mà đề
nghị yêu cầu thì sự ưng thuận đó xem như trả lời chấp nhận đề nghị19.
Một lời đề nghị có giá trị pháp lý nếu nó thỏa mãn các điều kiện như đã
phân tích ở trên. Tuy nhiên một lời đề nghị đưa ra cho nhiều người xác định với nội
dung rõ ràng, chủ thể xác định và có mong muốn giao kết hợp đồng nhưng có nhiều
người trả lời hợp lệ thì người đề nghị giao kết phải tiến hành giao kết. Vậy họ
phải giao kết với ai trong khi buộc chỉ giao kết với một người, những người

17

Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2005 tập 2. Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr. 210.
18
Nguyễn Vũ Hoàng (2007), “Các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngồi theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (10), tr. 51.

19
Nguyễn Ngọc Khánh, tlđd 7, tr. 230.


×