Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Giáo trình tổ chức thi công (nghề xây dựng trình độ cao đẳngtrung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.55 KB, 37 trang )

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Mơn học 28 được biên soạn thông qua tham khảo và nghiên cứu các
tài liệu kỹ thuật chuyên ngành xây dựng, đồng thời dựa trên thực tế thi công, quản lý
một số dự án và giám sát thi cơng cơng trình, cũng như phân tích nghề phù hợp với
vùng miền, địa phương.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về kiến thức và kỹ năng quản lý cho sinh viên nên cấu
trúc chung của chương trình đã được điều chỉnh qua kiểm nghiệm thực tế giảng dạy và
mức độ tiếp thu của sinh viên sao cho phù hợp nhất.
Đồng thời giáo trình cũng được tính tốn mức độ kiến thức giúp được cho sinh
viên sau khi ra trường có thể tiếp cận với mơi trường làm việc thực tế. Giáo trình
MH12 là một trong những khối kiến thức cơ bản và rất cần thiết đối với chương trình
đào tạo nghề chuyên ngành xây dựng.
Để giáo trình mang tính thực tiển và đáp ứng tốt cho việc dạy và học, xin chân
thành cảm ơn các ý kiến góp ý q báu từ đồng nghiệp. Trong q trình biên soạn
khơng tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp thêm từ bạn đọc.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: Nguyễn Thành Văn
2. Nguyễn Trung Quang

1


MỤC LỤC
Tên chương/bài


TT

Trang

1

Lời giới thiệu

1

2

Mục lục

2

3

Giáo trình mơn học

3

4

Chương 1. Những khái niệm cơ bản

4

5


Chương 2. Điều tra số liệu – Tổ chức chuẩn bị thi cơng cơng trình

8

6

Chương 3. Tiến độ thi cơng cơng trình đơn vị

15

7

Chương 4. Cơng tác vận chuyển và đường tạm

21

8

Chương 5. Tổ chức cung cấp điện nước thi công

25

9

Chương 6. Tổ chức cung ứng kho bãi

29

10


Chương 7. Tổ chức nhà tạm ở công trường

32

Câu hỏi ôn tập hết môn

35

Tài liệu tham khảo

37

11

2


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Tổ chức thi cơng
Mã mô đun: MH 25
Thời gian thực hiện môn học: 45 tiết; (Lý thuyết: 39 tiết; Thí nghiệm, thảo luận,
bài tập: 4 tiết ; Kiểm tra: 2 tiết)
I.Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí: Mơn học MH25 được bố trí sau khi học sinh đã học xong các mơn học
chung, các môn học kỹ thuật cơ sở và các mơ đun chun ngành.
- Tính chất: Là mơn học chun môn nghề quan trọng bắt buộc. Thời gian học
bao gồm cả lý thuyết và bài tập thực hành.
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cô bản về các công tác tổ chức
thi công, thiết lập tiến độ thi cơng chủ yếu trong xây dựng cơng trình.
II. Mục tiêu của môn học:

* Kiến thức:
- Nắm vững và lập được phương án tổ chức thi công các công tác xây lắp chủ yếu.
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật trong q trình tổ chức thi cơng cơng trình.
- Trình bày được trình tự thiết lập tiến độ thi cơng đúng phương pháp.
- Bố trí được tổng mặt bằng thi cơng 01 cơng trình xây dựng.
* Kỹ năng:
- Kiểm tra được và đánh giá được các khối lượng cơng việc trong q trình thi
cơng và nghiệm thu cơng trình.
- Lập được các loại kế hoạch tiến độ thi cơng cho một cơng trình;
- Xử lý và điều chỉnh các tình huống phát sinh khi thực hiện cơng việc.
- Làm được việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các công việc.
* Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và tỉ mỉ trong việc thực hiện cơng việc thi cơng
tại cơng trình.
III. Nội dung của môn học:

3


Chương 1

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Kiến thức:
Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác TCTC.
Hiểu rõ các bước trong công tác thiết kế TCTC.
Nắm được nội dung chính của thiết kế TCTC.
Kỹ năng:
Phân tích được ý nghĩa và tác dụng chính của vấn đề TCTC.

Biết và phân tích được các số liệu cần thiết phục vụ cơng tác thiết kế.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Vận dụng được kiến thức đã học vào công việc thực tế ở cơng trình xây dựng.
Có tính tự giác trong q trình học tập.
1. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC THI CÔNG ( TCTC )
1.1. Ý nghĩa:
Thiết kế xây dựng một cơng trình gồm hai phần chính là : Thiết kế kiến trúc,
kết cấu và thiết kế tổ chức thi công.
Sau khi các văn bản thiết kế này và dự toán kèm theo đã được phê duyệt rồi thì
chúng sẻ được chuyển giao cho đơn vị thi cơng để tiến hành tổ chức xây dựng cơng
trình thực tế.
Kinh phí chi vào việc thăm dị, khảo sát và thiết kế không vượt quá 8% tổng số
vốn đầu tư xây dựng. Như vậy, số tiền lớn còn lại ( khoảng 92%) sẻ được dùng vào
việc thi công xây lắp cơng trình. Do đó, việc lập kế hoạch và tổ chức thi công cần phải
làm tốt để sử dụng hợp lý số tiền vốn đầu tư, không gây ra lãng phí, đảm bảo chất
lượng cơng trình.
Thực hiện đúng phương châm của ngành thiết kế là: “ Nhanh, nhiều, tốt, tiết
kiệm và an toàn lao động”.
1.2. Tác dụng của vấn đề TCTC:
Xây dựng một cơng trình là sự tổng hợp của nhiều công tác như : Khai thác và
gia công các loại vật liệu xây dựng, sản xuất các cấu kiện và bán thành phẩm, vận
chuyển cung cấp vật liệu và cấu kiện, xây lắp các cấu kiện vào cơng trình, lắp ráp thiết
bị máy móc, hồn thiện trang trí cơng trình . . .
Trước khi khởi cơng xây dựng phải tiến hành các công tác chuẩn bị như : làm
đường xá vận chuyển, xây dựng các lán trại, nhà cửa kho tàng, đặt mạng lưới điện
nước tạm thời, lập trạm thiết bị động lực . . . Nếu không tổ chức chu đáo, khơng có kế
hoạch cụ thể thì sẻ xãy ra tình trạng bị động, cơng việc đình trệ, tiến độ kéo dài, chất
lượng cơng trình xấu giá thành cao . . .
* Chú ý : Thi công xây lắp các cơng trình kiến trúc khác với cơng việc sản xuất ra
các sản phẩm của một nhà máy, vì điều kiện thi công xây lắp luôn luôn thay đổi biến

hố.
Tuỳ hồn cảnh, điều kiện thời tiết, địa phương, tùy theo khối lượng cơng tác,
đặc điểm cơng trình, thời hạn hoàn thành, tùy theo khả năng cung cấp nhân vật lực
và các nhân tố khác, ta có thể xây dựng cơng trình bằng nhiều biện pháp khác nhau.
4


Do đó, mỗi cơng trình đều phải có sự tổ chức chu đáo, có kế hoạch thi cơng
thích hợp, đồng thời người phụ trách thi công phải biết vận dụng linh hoạt các
phương thức kinh tế và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các kinh nghiệm sản xuất
một cách sáng tạo.
2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC THIẾT KẾ –TCTC
Thiết kế tổ chức thi công là công việc cần thiết trong hoạt động của đơn vị thi
công nhằm hồn thành tốt cơng trình xây dựng.
Mục đích việc thiết kế TCTC chính là để kế hoạch hố các khâu cơng tác, nâng
cao trình độ quản lý thi cơng đến mức thật khoa học, đảm bảo hồn thành cơng trình
đúng thời hạn.
Khơng có thiết kế TCTC thì khơng thể lập được kế hoạch cung cấp kịp thời các
loại vật liệu, thành phẩm, nhân lực, thiết bị, máy móc . . . Mặt bằng công trường bề
bộn, phát sinh những hiện tượng thừa thiếu, lãng phí, dẩn tới cơng trình chất lượng
kém thực hiện sai tiến độ đề ra.
( Ở nước ta đã qui định là nếu chỉ mới có văn kiện thiết kế cơng trình mà chưa có
văn kiện thiết kế TCTC thì khơng được phép xây dựng)
2.1. Cơng tác thiết kế TCTC : gồm 3 bước
2.1.1 Thiết kế sơ bộ, nội dung của thiết kế này do đơn vị thiết kế làm, gồm có :
- Tài liệu thiết kế kiến trúc, kết cấu sơ bộ
- Tài liệu thiết kế TCTC sơ bộ ( thiết kế điều kiện thi công )
- Lập dự toán ( khái toán ) sơ bộ
2.1.2 Thiết kế kỹ thuật, nội dung của thiết kế này do đơn vị thiết kế làm, gồm có :
- Tài liệu thiết kế kỹ thuật

- Tài liệu thiết kế TCTC có tính chất chỉ đạo
- Dự tốn
2.1.3 Thiết kế thi công, do đơn vị thi công làm, bao gồm :
- Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công
- Thiết kế TCTC có tính chất cụ thể
- Dự tốn chi tiết
Trường hợp các bộ phận phụ trách thi công của cục, cơng ty, cơng trường đều
cùng làm thiết kế TCTC thì thiết kế TCTC của cục có tính chất chỉ đạo, cịn của cơng
ty, cơng trường có tính chất cụ thể, chi tiết.
2.2. Nội dung của thiết kế tổ chức thi công: gồm các phần sau:
2.2.1. Thuyết minh : Giới thiệu cơng trình và điều kiện thi cơng, các biện pháp kỹ
thuật và giải pháp tổ chức. Chú ý đến các khối lượng công việc, các phương án và so
sánh phương án, thời hạn thi cơng và giá thành cơng trình.
2.2.2. Tiến độ thi công : Chú ý đến yêu cầu kỹ thuật, qui trình, qui phạm; các nhu
cầu về nhân lực, vật liệu, cấu kiện, máy móc, thời hạn.
2.2.3. Tổng mặt bằng thi công : Chú ý đến các yếu tố sau : hướng gió chủ đạo, qui
mơ xây dựng, đường vận chuyển, các cơng trình tạm, các phương án phịng hỏa và
đảm bảo mơi trường sống.
2.3. Các số liệu để làm thiết kế TCTC :
2.3.1. Điều tra tình hình kỹ thuật
Khí tượng, địa chất, thuỷ văn
Khả năng sử dụng đất đai và tận dụng những cơng trình nhà cửa có sẳn
Tình hình nguồn nước, nguồn điện của các xí nghiệp, công trường, hầm mõ gần
nhất
5


Tình hình khai thác cung cấp nguyên vật liệu địa phương : địa điểm, phương thức
sản xuất, sản lượng, phương tiện vận chuyển
Tình hình giao thơng vận tải : đường bộ, đường sắt, đường thuỷ . . .

Tình hình phân phối nhân lực và thợ chuyên nghiệp địa phương
Khả năng hổ trợ của công nghiệp địa phương, khả năng thuê mướn thiết bị máy
móc
Khả năng cung cấp lương thực và đồ dùng sinh hoạt cho công nhân
2.3.2. Lập bảng số lượng và khối lượng xây dựng tạm thời
Dựa vào các số liệu cho sẳn hoặc điều tra được mà tính tốn xác định các cơng
trình tạm thời phải làm để phục vụ thi công như : đường xá, cầu cống, nhà cửa, lán
trại, kho bãi, ga bến tạm thời .
2.3.3. Tính tốn nhu cầu về nhân vật lực và máy thi công
Căn cứ trên các khối lượng xây dựng tạm thời và xây dựng chính thức mà dự tính
nhu cầu về nhân lực, vật liệu máy móc thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển (
kết hợp biện pháp và trình tự thi cơng )
- Làm thiết kế tổ chức thi cơng chỉ đạo thì dùng định mức dự tốn
- Làm thiết kế tổ chức thi cơng cụ thể thì dùng định mức thi công
2.3.4. Lập tiến độ thi công
Căn cứ vào chỉ thị cấp trên, vào thời gian qui định, mức độ và khả năng cơ giới
hố, tình hình cung cấp vật tư mà thành lập tiến độ với khả năng hồn thành cơng
trình càng sớm càng tốt.
3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH TRONG THIẾT KẾ TCTC :
3.1. Cơ giới hố thi cơng ( hoặc cơ giới hố đồng bộ )
3.1.1. Mục đích :
Rút ngắn thời gian xây dựng
Nâng cao chất lượng cơng trình
Giúp người lao động thốt khỏi những công việc nặng nhọc để nâng cao năng
suất lao động.
(Cần chống tư tưởng ngại sử dụng máy trong thi công, hiện nay một số công trường
không muốn dùng máy để thi cơng lấy lý do giá thành cịn cao; rút mắt của vấn đề là
ở trình độ sử dụng máy của cơng nhân cịn thấp nên năng suất máy khơng đạt được
định mức, chọn máy không phù hợp, tổ chức thi công chưa hợp lý nên thời gian
ngừng việc của máy quá nhiều làm cho giá thành xây dựng cao . . .)

3.1.2. Nội dung :
Cơ giới hoá đồng bộ là tồn thể các q trình thi cơng xây lắp đều làm bằng
máy và các dụng cụ cơ giới, các máy móc, thiết bị dụng cụ này phải đồng bộ. Nghĩa
là, tính năng kỹ thuật và năng suất của chúng phải phù hợp nhau, phải đáp ứng được
mọi yêu cầu thi cơng và phải đảm bảo hồn thành cơng trình đúng thời hạn với giá
thành hạ.
Trong cơ giới hoá đồng bộ số lượng máy móc tăng lên khá nhiều, trình độ quản
lý tổ chức thi công của cán bộ phải được nâng cao thì mới tạo điều kiện tốt để vận
dụng máy móc, nâng cao năng suất và hạ giá thành được.
(Hiện nay ngành xây dựng cơ bản đang được cơng nghiệp hố dần dần, nghĩa
là các bộ phận kết cấu cơng trình phần lớn sẽ được sản xuất, chế tạo tại nhà máy.
Do đó, vai trị của cơ giới hố thi cơng cơng trường tất nhiên sẽ được nâng cao và sẻ
phải chuyển dần từ cơ giới đơn thuần, từng q trình cơng tác lên cơ giới hố đồng
bộ và cũng từ cơ giới hoá đồng bộ mà tiến lên tự động hố thi cơng.)
6


3.2. Thi cơng dây chuyền
3.2.1. Mục đích :
- Phân cơng lao động một cách hợp lý, liên tục và điều hòa
- Làm thăng bằng các nguồn cung cấp vật tư kỹ thuật, tránh tình trạng mức nhu cầu
lên xuống thất thường.
3.2.2 Nội dung :
Thi cơng dây chuyền là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến trong các nhà máy
thuộc các ngành sản xuất công nghiệp mà chúng ta cần phải vận dụng vào ngành xây
dựng cơ bản.
Thi công dây chuyền trong xây dựng là bố trí mổi tổ đội cơng nhân chun
nghiệp sau khi hồn thành cơng tác ở một đoạn cơng trình này sẻ chuyển sang làm ở
đoạn cơng trình khác. Đối với tổ đội cơng nhân chun nghiệp khác sẻ chuyển đến làm
ở đoạn cơng trình này. Như vậy là các tổ đội công nhân chuyên nghiệp sẻ làm việc

tuần tự và điều hòa trong ∙∙các đoạn cơng trình với những khoảng thời gian nhất định.
3.3. Thi công quanh năm
Thi công xây dựng phần lớn tiến hành ở ngồi trời, các điều kiện khí hậu, thời
tiết như mưa nắng, giông bão gây ảnh hưởng nhiều đến tốc độ thi công.
Mùa mưa làm nhiều đoạn đường bị lầy lội ảnh hưởng đến việc cung cấp vật tư,
mặt bằng cơng trường bị úng lụt, cơng tác thi cơng móng gặp nhiều khó khăn. . . Tóm
lại, mùa mưa gây nhiều trở ngại cho công tác xây dựng, cho cung cấp, bảo quản vật
liệu, chất lượng cơng trình giãm sút, kế hoạch thi cơng bị sai lệch.
Do đó, khi làm thiết kế TCTC ta phải có kế hoạch dự phịng, phải có biện
pháp khắc phục đối phó trong mùa mưa, đảm bảo cơng tác thi cơng vẩn tiến hành bình
thường liên tục quanh năm, không bị động trước thời tiết, hoàn thành kế hoạch đúng
tiến độ.
Câu hỏi:
1. Nu ý nghĩa v tc dụng của vấn đề tổ chức thi công?
2. Cho biết các bước chủ yếu của cơng tc thiết kế tổ chức thi cơng?
3. Trình by nội dung của cơng tc thiết kế tổ chức thi cơng?
4. Phân tích và giải thích cơng tác điều tra số liệu về tình hình kỹ thuật để làm thiết
kế tổ chức thi cơng?
5. Phân tích các số liệu (4 bước chính) để làm thiết kế thi cơng?
6. Trình by mục đích và nội dung của cơ giới hóa trong cơng tác thi cơng cơng
trình?
7. Nêu và phân tích kế hoạch thi cơng quanh năm nhằm đảm bảo tiến độ thi công?
8. Giải thích có minh họa ví dụ một vài số liệu quan trọng để làm thiết kế tổ chức
thi công?
9. Công việc chuẩn bị cho hồ sơ dự thầu được thực hiện như thế nào? Phân tích và
giải thích:
- Các văn kiện cần thiết;
- Cc nội dung theo yêu cầu;
Nhằm đạt kết quả tốt nhất cho đấu thầu thi công công trình?


7


Chương 2
ĐIỀU TRA SỐ LIỆU - TỔ CHỨC
CHUẨN BỊ THI CƠNG CƠNG TRÌNH
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Kiến thức:
Nắm được phương pháp thu thập số liệu.
Biết phân lọai số liệu.
Kỹ năng:
Biết phân tích và áp dụng đúng các lọai số liệu cần thu thập.
Thực hiện được các công việc cần thực hiện trước khi thi công.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Tạo được kiến thức căn bản trong các công tác cần chuẩn bị cho dự án.
Hiểu được các bước cần chuẩn bị trước khi khởi công dự án xây dựng.
1. ĐIỀU TRA SỐ LIỆU BAN ĐẦU
1.1. Tầm quan trọng và phương pháp thu thập
1.1.1 Tầm quan trọng:
Thiết kế TCTC cơng trình phải căn cứ vào nhiều loại số liệu. Số liệu khơng đầy
đủ hoặc khơng đảm bảo độ tin cậy có thể dẩn đến chọn giải pháp kỹ thuật hoặc tổ chức
thực hiện khơng đúng hoặc kém hiệu quả, thậm chí có thể gây tổn thất nghiêm trọng;
ngược lại, khi có số liệu đầy đủ, tin cậy còn tạo điều kiện làm tốt các cơng tác chuẩn bị
thi cơng.
Để có thể thực hiện tốt công tác điều tra số liệu ban đầu, cần lập đề cương và kế
hoạch thực hiện đầy đủ, rõ ràng; thực hiện đúng đề cương và các nội dung của số liệu
cần điều tra.
1.1.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Có thể tìm kiếm, khai thác các số liệu ở các cơ quan quản lýxây dựng; ở phía

chủ đầu tư; cơ quan tham gia khảo sát, thiết kế cơng trình hay từ các đơn vị sản xuất và
cung ứng vật tư. Nếu số liệu không đầy đủ hoặc chưa đảm bảo độ tin cậy sẻ phải tổ
chức điều tra- khảo sát thực địa.
1.2. Phân loại số liệu và nội dung cần thu thập
1.2.1. Phân loại số liệu:
Số liệu cần điều tra, thu thập phục vụ thiết kế TCTC cơng trình được phân ra hai loại
chính:
-

Số liệu về điều kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng

Số liệu về điều kiện kinh tế – xã hội tại khu vực xây dựng cơng trình
1.2.2. Nội dung và tác dụng các loại số liệu cần thu thập (xem các biểu bảng tóm tắt)

8


1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng cơng trình
Biểu 2.1
Loại số liệu
Nội dung cần thu thập
Mục đích sử dụng
a/ Các số liệu về khí tượng
- Đề phịng cản trở sản xuất,
sinh hoạt khi nhiệt độ xuống
- Nhiệt độ bình qn các
thấp
tháng
- Dự kiến biện pháp thi cơng
1- Nhiệt độ

- Nhiệt độ ≤ -3 ∙C; 0 ∙C; 5 trong mùa
đông
∙C và thời kỳ xãy ra
- Sắp xếp kế hoạch tiến độ và
- Mốc thời gian mùa mưa
biện pháp thi cơng theo mùa
2- Tình trạng
- Lượng mưa bình qn trong
mưa
năm và lượng mưa tối đa trong - Chống ngập úng trên cơng
trường
ngày
- Phịng chống sét đánh
- Tình trạng sét đánh
- Bố trí xây dựng, sản xuất
3- Tình trạng
- Hướng gió chủ đạo, tần suất
phụ trợ trên cơng trường
gió
gió; hoa gió
- Có giải pháp thi cơng và
- Tình trạng gió ≥ cấp 8
phịng hộ thích hợp khi tác
hợp trên cao.
b/ Địa hình, địa chất cơng trình
- Bản đồ địa hình khu vực xây
dựng
- Thiết kế tổng mặt bằng thi
- Bình đồ phạm vi xây dựng
1- Địa hình

cơng
cơng trình
- Chọn đất sử dụng tạm trong
- Quy hoạch đô thị liên quan (
thi cơng
nếu có )
- Tính tốn san lấp mặt bằng
- Sơ đồ mốc cao độ và điểm
- Biết rõ các chướng ngại vật
thủy chuẩn
2- Địa chất
- Bản đồ vị trí lỗ khoan
- Chọn phương án thi công đất
- Mặt cắt địa chất, độ dày các
- Chọn giải pháp xử lý nền
lớp
- Thi cơng móng
- Tính chất cơ lý các lớp
- Biện pháp phá bỏ, xử lý
- Cường độ nền
chướng ngại dưới móng
- Các chỉ tiêu cơ học đất
- Kiểm tra thiết kế nền móng
- Tình trạng hang hốc
3- Địa chấn
- Phòng ngừa xảy ra động đất
- Các vật cản dưới đất
trong thời gian thi công
- Cấp địa chấn tại khu vực xây
dựng

c/ Địa chất thủy văn cơng trình
1- Nước ngầm
- Mức cao nhất, thấp nhất và
- Chọn phương pháp thi cơng
thời gian xảy ra
móng
- Hướng chảy, tốc độ và lưu
- Hạ mức nước ngầm
lượng
- Xử lý nước và khai thác
- Lấy mẫu phân tích và kết
nước sử dụng trong thi công. .
2- Nước trên mặt
luận về chất nước
.
đất
- Hồ ao, sơng ngịi, kênh
9


mương lân cận
- Diển biến mức nước các
tháng trong năm
- Mức nước, lượng nước, độ
sâu dòng chảy
- Lấy mẫu phân tích chất nước

- Cấp thốt nước tạm thời
- Vận chuyển đường thủy nếu
có điều kiện

- Chọn giải pháp thi cơng cơng
trình dưới nước

1.2.2.2. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật và kinh tế – Xã hội khu vực xây dựng
Bảng 2.2 - Tình hình sản xuất vật liệu và thị trường vật liệu xây dựng

TT

Tên
sản
phẩm và
nơi sản
xuất

Quy
cách,
chất
lượng

Năng
lực
sản
xuất

Năng
lực
cung
ứng

Phương

pháp
sản xuất

Hình
thức
giao
hàng

Cự ly
vận
chuyển

Phương
thức
vận
chuyển

Đơn giá
vận
chuyển

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

Biểu 2.3 - Thiết bị, vật liệu đặc chủng
TT
Phân loại
Nội dung số liệu
1
- Vật liệu, vật tư do nhà - Chủng loại
nước quản lý
- Quy cách, chất lượng, số lượng
- Phương thức cung cấp
2
- Vật liệu đặc chủng
- Chủng loại, số lượng
- Quy cách, chất lượng
- Tình hình chế tạo, cung cấp
3
- Máy móc - thiết bị
- Tên thiết bị và xuất xứ
- Thời gian cung cấp, phương thức cung cấp (theo
đợt hay tồn bộ)

Bảng 2.4 - Tài ngun, khống sản địa phương có thể khai thác cho cơng trình
TT

Tên vật
liệu,
khống
sản

Sản
lượng

Trữ
lượng

Chất
lượng

Lượng
khai
thác

Giá
khai
thác

Giá
xuất
xưởng

Cự ly

vận
chuyển

Phí vận
chuyển

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

10


Biểu 2.5 - Điều kiện giao thông vận tải

Phân loại
1. Đường sắt

Nội dung số liệu cần thu thập
- Vị trí tuyến đường lân cận; cự ly dẩn đến công trường; điều kiện vận
chuyển
- Chiều dài dỡ hàng của ga; năng lực bốc dỡ và tồn kho
- Trọng lượng, kích thước các loại hàng cần vận chuyển
- Cước phí vận chuyển và bốc xếp.
2. Đường bộ
- Cấp đường, cấu tạo mặt đường, chiều rộng đường, tải trọng cho
phép và các điều kiện khống chế khác
- Các đơn vị vận tải địa phương, năng lực vận tải, cước phí vận tải và
bốc xếp
- Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe máy tại địa phương
3. Đường thuỷ - Loại đường thuỷ có thể khai thác; cự ly hàng đến và đi của hai đầu
bến cảng
- Diển biến mức nước theo mùa
- Năng lực thông luồng vận chuyển
- Năng lực và phương tiện bốc xếp tại cảng
- Cước phí vận chuyển, bốc xếp và lưu kho. . .
Biểu 2.6 – Điều kiện cung cấp nuớc, điện và đảm bảo thông tin
Loại số liệu

Nội dung cần thu thập
- Mạng ống có sẵn, đường kính ống, mức chôn sâu, lưu lượng cấp, áp
lực nước, khả năng khai thác, dự kiến đầu mối lấy nước, chất lượng
nước; địa hình địa vật
1. Cấp thốt
- Điều kiện khai thác nước ở sông – hồ hay giếng đào (cần làm rõ

nước
nguồn nước, chất nước, phương pháp khai thác, mức nước và lượng
nước có thể khai thác theo mùa).
- Thốt nước vĩnh cửu và thốt nước thời kỳ thi cơng ( làm rõ tình
trạng ngập úng, độ dốc thốt nước).
- Vị trí nguồn điện, điều kiện khai thác và dẫn về công trường (làm rõ
2. Cấp điện và
dung lượng trạm biến áp, điện áp, tiết diện đường dây, giá mua điện,
hệ thống
cự ly và địa hình đường dẫn).
thơng tin
- Khả năng sử dụng máy phát điện (của chủ đầu tư hay của đơn vị thi
công)
- Hệ thống bưu điện, mạng thông tin có thể sử dụng.
Biểu 2.7 – Điều kiện lao động và sinh sống tại địa phương
Loại số liệu
1. Lao động
2. Điều kiện
về chổ ở

Nội dung cần thu thập
- Phân bổ lao động và nghề nghiệp, trình độ văn hố; khả năng huy
động thường xuyên và huy động theo thời vụ
- Thu nhập và mức sống; phong tục – tập quán lao động.
- Nhà cữa có sẳn có thể sử dụng
- Điều kiện ở cùng khu vực dân cư
- Nhu cầu và điều kiện làm nhà tạm
11



3. Điều kiện
sinh hoạt và
xã hội

- Mức sống tại địa phương, phong tục tập quán
- Tình hình cung cấp vật phẩm hàng hoá phục vụ cuộc sống và sinh
hoạt
- Những điều kiện về y tế, văn hoá, giáo dục tại khu vực
Những vấn đề về môi trường và bảo vệ mơi trường

2. CƠNG TÁC CHUẨN BỊ THI CƠNG
2.1. Chuẩn bị chung trước khởi công dự án xây dựng
2.1.1. Những công việc chuẩn bị do phía chủ đầu tư :
Thành lập ban quản lý cơng trình (quản lý dự án) và cử người chỉ huy
Xúc tiến hoàn thành mọi thủ tục sử dụng đất, giải phóng mặt bằng. Làm xong
các thủ tục khai thông đường xá, cung cấp điện, nước, sử dụng bến bãi, thông tin liên
lạc dẩn đến công trường
Theo dõi, đôn đốc công tác thiết kế, yêu cầu đảm bảo chất lượng và tiến độ của
công tác thiết kế
Thuê tư vấn giám sát thi công; tổ chức đấu thầu – chọn thầu, thiết lập và ký kết
hợp đồng thi công đúng luật định
Đôn đốc và giám sát nhà thầu thực hiện tốt công tác chuẩn bị thi công và làm
thủ tục báo cáo khởi công đúng quy định.
2.1.2. Công tác chuẩn bị từ phía nhà thầu :
Thiết lập cơ cấu quản lý, cử người lãnh đạo chung và kỹ sư trưởng
Xác định cơ cấu lực lượng tham gia và cơ cấu lực lượng chun mơn hố thi
cơng; tuyển chọn thầu phụ và các nhà cung ứng (nếu có nhu cầu)
Tiếp nhận hồ sơ thiết kế kỹ thuật liên quan của cơng trình
Thu thập số liệu phục vụ tổ chức thi công; dự kiến sử dụng đất thi công, làm các
thủ tục mượn hoặc thuê đất thi công

Thiết lập và phê duyệt hồ sơ tổ chức thi công, lập kế hoạch tiến độ thi công phù
hợp điều kiện thực tế, phù hợp các điều khoản của hợp đồng thi công
Làm tốt các công tác chuẩn bị trong công trường và các cơng tác chuẩn bị phía
ngồi có liên quan.
+ Cơng tác chuẩn bị bên ngồi bao gồm:
Các tuyến giao thơng (đường bộ, bến cảng, đường sắt); đường cấp điện và trạm
biến áp, đường dây thông tin; trạm ống và ống dẫn nước sạch, hệ thống thoát nước
thải. . . ra và vào cơng trình. Bố trí và xây dựng nhà cửa cho cơng nhân (nếu đặt ngồi
phạm vi cơng trình); bố trí và xây dựng các cơ sở sản xuất phụ trợ, kho tàng khi cần để
ngồi phạm vi cơng trình
+ Cơng tác chuẩn bị bên trong cơng trình:
Làm tốt công việc xác định mốc trắc đạc thi công; phá dỡ các chướng ngại vật
trên và dưới mặt đất, dỡ bỏ những cơng trình, vật kiến trúc khơng cần phải lưu lại.
San lấp mặt bằng, thi cơng hệ thống thốt nước bề mặt; tu bổ hoặc xây dựng
mới hệ thống đường trạm; thi công hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin, báo hiệu;
xây dựng
hệ thống kho bãi, nhà tạm, cơ sở sản xuất phụ trợ, . . .phục vụ thi công ở giai
đoạn đầu; thiết lập giải pháp an tồn – phịng hộ cho mọi hoạt động trên cơng trình
Diễn biến của cơng tác chuẩn bị phải được theo dõi, giám sát và được ghi chép
đầy đủ trong nhật ký thi cơng cơng trình. Chỉ cho phép khởi cơng cơng trình khi các
cơng tác chuẩn bị chung đã hồn thành.
12


2.2. Cơng tác thi cơng từng hạng mục cơng trình
2.2.1. Chuẩn bị về tổ chức, kỹ thuật:
Thẩm tra bản vẽ thiết kế, làm tốt bàn giao – chỉ dẫn thiết kế
Hiểu rõ văn bản dự tốn thi cơng hạng mục, cung ứng vật tư; đề xuất giải pháp
tiết kiệm vật tư và chi phí (nếu có u cầu)
Đề xuất giải pháp kỹ thuật và tồ chức thi công hạng mục, thiết kế kế hoạch tiến

độ thi công chung cho hạng mục và kế hoạch tác nghiệp chi tiết cho các công tác chủ
yếu theo giải pháp kỹ thuật và TCTC đã chọn
Ký kết các văn bản hợp tác – phối hợp thực hiện (nếu cần), làm rõ trách nhiệm
thi công, cung ứng của đơn vị tham gia.
2.2.2. Chuẩn bị mặt bằng thi công hạng mục
Tiếp nhận các số liệu, tài liệu địa chất cơng trình, địa chất thủy văn, định vị
cơng trình; kiểm tra – đối chiếu trên thực địa
Phá dỡ các chướng ngại, cây cối
Thi công hoặc tu bổ các tuyến đường tạm; nối thông đường ống cấp nước,
đường dây dẩn điện; thực hiện giải pháp thoát nước, chống ngập úng cơng trình
Làm kho bãi, lán trại; bố trí không gian gia công vật liệu, sản xuất cấu kiện, bán
thành phẩm có liên quan
Bố trí vị trí đặt và vận hành máy thi công phù hợp giải pháp kỹ thuật và tổ chức
thi công đã chọn
Thực hiện tốt công tác trắc đạc, dẫn mốc và định vị cơng trình
Thực thi các giải pháp an tồn, phịng hộ.
2.2.3. Chuẩn bị vật tư – kỹ thuật:
Tổng hợp nhu cầu các loại vật tư – kỹ thuật và lập kế hoạch cung ứng phù hợp
tiến độ thi công; xác định phương pháp vận chuyển và bốc xếp phù hợp tiến độ và điều
kiện tập kết vật liệu, cấu kiện trên mặt bằng.
Làm các thủ tục và hợp đồng đặt mua các sản phẩm gia công sẵn như cấu kiện
bê tông, kết cấu thép, cung ứng bê tông tươi, sản phẩm cốt thép hàn buộc sẵn. . .
Tập kết về hiện trường máy móc, thiết bị thi cơng, lực lượng lao động theo thời
gian thích hợp của tiến độ xây lắp hạng mục.
2.3. Cơng tác chuẩn bị thường xun trong q trình thi công
Căn cứ vào kế hoạch tiến độ thi công chung hoặc kế hoạch tác nghiệp, bố trí
mặt bằng thi cơng hợp lý cho từng giai đoạn; tổ chức tập kế`t về hiện trường các loại
vật
liệu, cấu kiện phù hợp phương án kỹ thuật và TCTC đã chọn; làm tốt công việc
kiểm tra, đối chiếu về số lượng, chủng loại, quy cách vật liệu, cấu kiện đưa về hiện

trường ( kể cả cơng tác kiểm nghiệm, thí nghiệm khi cần thiết)
Bố trí đặt cố định hay tuyến di chuyển của máy thi cơng; tập kết (hoặc lắp
dựng) máy móc và thiết bị thi công để thực hiện nhiệm vụ
Phổ biến, chuyển giao bản vẽ thi công chi tiết và nhiệm vụ kỹ thuật cho đơn vị
thực hiện; bố trí giải pháp an toàn và nhắc nhở thực hiện quy chế an toàn trong sản
xuất
Tổ chức kiểm tra, duy tu bảo dưỡng thường xuyên đối với xe máy, thiết bị và
công cụ thi cơng (trong đó có hệ ván khn, giàn dáo. . .) trong quá trình sử dụng
Phổ biến, bối dưỡng kiến thức và chỉ dẫn tác nghiệp khi áp dụng công nghệ thi
công mới.

13


2.4. Công tác chuẩn bị thi công theo mùa
2.4.1. Chuẩn bị thi công trong mùa mưa:
Các công việc nếu bố trí thực hiện trong mùa mưa sẽ bất lợi hoặc khơng thể
thực hiện được , đó là:
+ Các cơng việc phải tiến hành dưới mặt đất hoặc dưới mức nước ngầm do mưa
gây ra như thi cơng móng và các cơng trình ngầm trong đất
+ Các cơng việc phải tiến hành ngoài trời và chịu ảnh hưởng nặng nề nếu có
mưa như san lấp mặt bằng, phủ mái chống thấm, chống dột. . .
+ Các công việc khai thác, vận chuyển vật liệu bị cản trở trong mùa mưa
( Khi thiết kế kế hoạch tiến độ thi công, nên cố gắng tránh bố trí thực hiện các
cơng việc nêu trên vào thời kỳ mưa nhiều. Trong trường hợp khó tránh thì cần tập
trung lực lượng để tăng tốc độ thi cơng và có giải pháp ứng phó nếu xãy ra mưa – ngập
trong q trình thi cơng.)
Phải làm tốt biện pháp thốt nước, chống ngập úng trên cơng trường
Có biện pháp chống trơn, trượt mặt đường; các phương tiện vận tải cập ga, cập
bến thuận lợi, đảm bảo giao thông thông suốt

Tăng cường dự trữ và bảo quản vật tư, chống mưa dột, ẩm ướt dẫn đến làm
giảm chất lượng vật liệu để tại các kho bãi; có biện pháp cung ứng và dự trữ thích hợp
cho từng địa điểm thi cơng
Nếu có điều kiện thì nên bố trí cơng tác dự phịng để ứng phó với tình trạng
mưa kéo dài nhiều ngày.
2.4.2. Chuẩn bị thi công trong mùa lạnh:
Khi thiết kế kế hoạch tiến độ thi công, cần sắp xếp hợp lý các hạng mục, các
quá trình sản xuất chịu ảnh hưởng xấu về chất lượng khi nhiệt độ xuống thấp như công
tác chống thấm, đổ bê tông và dưỡng hộ bê tơng ngồi trời
Cần phải thực hiện các giải pháp thi công trong mùa đông nếu nhiệt độ xuống
đến 5 ∙C
Tính tốn các phương tiện, vật liệu thi cơng tăng thêm do mơi trường khí hậu
lạnh địi hỏi
Tăng cường các biện pháp an tồn, phịng hộ trong thi công và điều kiện sống
khi nhiệt độ xuống 5 ∙C hoặc thấp hơn.
Câu hỏi:
1. Nêu tầm quan trọng và phương pháp thu thập điều tra số liệu cho thiết kế tổ
chức thi cơng?
2. Phân tích điều kiện tự nhiên cùa khu vực xây dựng gây ảnh hưởng đến công tác
thi cơng cơng trình?
3. Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội cùa khu vực xây dựng có tác động đến cơng
tác thi cơng cơng trình?
4. Phân tích điều kiện giao thông vận tải; nguồn nhân lực địa phương cùa khu vực
xây dựng có tác động đến cơng tác thi cơng cơng trình?
5. Trình bày cơng tác thi cơng từng hạng mục cơng trình?
6. Phân tích cơng tác chuẩn bị thi cơng theo mùa?
7. Phân tích cơng tác điện, nước và thông tin liên lạc phục vụ thi công công trình?

14



Chương 3

TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG TRÌNH ĐƠN VỊ
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Kiến thức:
Hiểu và nắm rõ về mục đích và nội dung chủ yếu của tiến độ thi công.
Biết cách sử dụng và lập bảng tiến độ thi công.
Chọn được phương án kỹ thuật thi cơng hợp lý.
Kỹ năng:
Ước tính được khối lượng công tác thi công.
Biết Sắp xếp tốt trình tự thi cơng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Biết cách lập và điều chỉnh tiến độ.
Lập được biểu đồ nhân lực.
1. MỤC ĐÍCH
Lập tiến độ thi cơng để đảm bảo hồn thành cơng trình trong thời gian qui định
(dựa theo những số liệu tổng kết của nhà nước hoặc những qui định cụ thể trong hợp
đồng giao thầu) với mức độ sử dụng vật liệu, máy móc và nhân lực hợp lý nhất.
2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TIẾN ĐỘ THI CƠNG
Tiến độ thi cơng là tài liệu thiết kế lập trên cơ sở các biện pháp kỹ thuật thi công đã
được nghiên cứu kỹ
* Tiến độ thi công nhằm ấn định:
2.1. Trình tự tiến hành các cơng việc
2.2. Quan hệ ràng buộc giữa các dạng công tác với nhau
2.3.Xác định nhu cầu về nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ cho thi
cơng theo những thời gian qui định.
3. CÁC BƯỚC THIẾT LẬP TIẾN ĐỘ THI CƠNG
3.1. Thiết lập tiến độ thi cơng:

Phân chia cơng trình thành các yếu tố kết cấu và ấn định các q trình thi cơng
cần thiết
Liệt kê các cơng tác phải thực hiện, lập danh mục từng loại chi tiết kết cấu và
các vật liệu chủ yếu
Lựa chọn biện pháp thi cơng các cơng tác chính, lựa chọn các máy móc thi cơng
để thực hiện các cơng tác đó
Dựa trên các chỉ tiêu định mức mà xác định số ngày cơng, số kíp máy cần thiết
cho việc xây dựng cơng trình
Ấn định trình tự thực hiện các q trình xây lắp
Thiết kế tổ chức thi cơng các q trình xây lắp theo dây chuyền – xác định
tuyến công tác của mỗi q trình, phân chia cơng trình thành các đoạn cơng tác, tính số
cơng nhân và máy móc cần thiết cho mỗi đoạn
Sơ tính thời gian thực hiện các quá trình
Thành lập biểu đồ sắp xấp thời gian của các q trình sao cho chúng có thể tiến
hành song song kết hợp đồng thời vẫn đảm bảo trình tự kỹ thuật hợp lý, với số lượng
công nhân và máy móc phân bố điều hịa; sau đó điều chỉnh lại thời gian thực hiện
từng q trình và thời gian hồn thành tồn bộ cơng trình
15


Lên kế hoạch về nhu cầu nhân lực, vật liệu, cấu kiện bán thành phẩm. . ., kế
hoạch sử dụng máy móc thi cơng và phương tiện vận chuyển.
* Bảng tiến độ thi cơng
Số
T
T

1

Tên

các
q
trìn
h thi
cơn
g

Đơ
n vị
tính

2

3

Khối
lượn
g
cơng
tác

4

Sản phẩm
của 1 cơng
hoặc 1 kíp
máy
The The
o
o

định định
mức mức
nhà cơng
nướ trình
c
5
6

Số
cơn
g và
số
kíp
máy
cần

Tên
máy
và số
lượn
g cần

Thời
gian
cơng
tác
(ngà
y
hoặc
kíp)


7

8

9

Ngày, tuần lể hay 10 ngày một
1 2 3 4 5 6 7 8 9

10
1 2 3 4 5 6 7 8 9

1
0

1
0

4. ƯỚC TÍNH KHỐI LƯỢNG CƠNG TÁC THI CƠNG
Khi lập tiến độ thi công cần lấy ra một số công tác chính, phức tạp địi hỏi nhiều
nhân cơng, thiết bị, máy móc – Phải giải quyết biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi cơng
những cơng tác chính đó trước; các công tác khác sẽ giải quyết tuỳ thuộc vào mức độ
và khả năng thi công của những công tác chính này.
Mỗi bộ phận, mỗi kết cấu cơng trình hồn thành là do nhiều q trình cơng tác
tổ hợp nên. Như vậy, phải phân chia cơng trình thành những bộ phận, những kết cấu
riêng biệt và phân tích các quá trình cơng tác cần thiết để hồn thành xây dựng kết cấu
đó; và ghi chúng vào “cột 2” theo trình tự thi cơng nhất định.
Những q trình phụ, tốn ít cơng sức lao động có thể ghi tập trung vào một
dịng (những cơng việc linh tinh).

Muốn tính khối lượng của các q trình cơng tác phải dựa vào các bản vẽ chi
tiết kết cấu hoặc ít nhất cũng phải dựa trên các bản vẽ thiết kế sơ bộ.
5. CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG
Lựa chọn được biện pháp kỹ thuật thi cơng hợp lý thì chất lượng cơng trình đảm
bảo, năng suất lao động sẻ cao, tận dụng hết khả năng của máy móc thiết bị.
Về phương diện kinh tế thì phương án thi cơng được chọn phải là phương án có
giá thành thấp nhất
Về phương diện kỹ thuật thì phương án thi cơng phải phù hợp với tính chất và
điều kiện thi công phải tận dụng hết năng suất của thiết bị máy móc (chẳng hạn chọn
một máy đào đất để thi cơng hố móng thì cần xét tính chất của đất đào, khối lượng
phải đào, điều kiện di chuyển của máy đào và xe vận chuyển đất;Khi chọn dung tích
gầu to nhỏ thế nào cho hợp lý thì ngồi những điều kiện trên, ta cần xét cả chiều sâu
hố đào. Nếu chiều sâu nhỏ thì gầu của máy đào lớn sẻ không xúc được đầy đất vào
16


gầu. Nhưvậy, năng suất máy đào sẻ thấp; VD: dùng máy đào mang gầu 2m³ để đào
hố sâu 2m thì năng suất của máy chỉ đạt 60% so với đào hố móng sâu 3m).
Việc chọn biện pháp kỹ thuật có liên quan chặt chẽ đến việc chọn các máy móc
thi công và phương tiện vận chuyển. Lưu ý nếu sử dụng nhiều máy móc khác loại,
khác kiểu thì việc sửa chửa chúng sẻ phức tạp, việc cung cấp phụ tùng thay thế khó
khăn
Nếu cơng trình có những khối lượng cơng tác lớn nhưng đồng nhất thì nên sử
dụng những loại máy chun mơn hóa
Nếu cơng trình có nhiều dạng cơng tác khác nhau, khối lượng của chúng tương
đối nhỏ thì nên chọn những loại máy vạn năng. VD: Chọn loại máy đào đất nào để có
thể vừa sử dụng đào hố móng vừa dùng làm cần trục cẩu lắp; hoặc chọn máy bơm
vữa vừa có thể vận chuyển lên các tầng nhà, vừa để phun lớp vữa trang trí tường
thay thế cho trát tay.
6. TRÌNH TỰ THI CƠNG

Xây dựng một cơng trình bất kỳ nào cũng phải tơn trong trình tự kỹ thuật thiết
yếu của các q trình cơng tác, nhằm đảm bảo:
Chất lượng cơng trình
Độ ổn định và bất biến dạng cho các bộ phận vừa mới thi công xong
An tồn lao động cho các cơng tác cùng làm kết hợp. Trình tự thi cơng tồn bộ
cơng trình có thể tóm tắt theo 5 ngun tắc sau:
Ngồi cơng trường trước, trong công trường sau: trước khi khởi công xây dựng
cơng trình phải làm đường xá vận chuyển vật liệu, thiết bị, làm đường cung cấp điện
nước từ ngoài về đến cơng trình
Ngồi nhà trước, trong nhà sau: trước khi bắt tay xây dựng cơng trình phải tiến
hành cơng tác san nền, làm cống rãnh tiêu thoát nước mưa, nước tù đọng, làm đường
xá nội địa cơng trình, chuẩn bị các kho bãi vật liệu, làm nhà cửa lán trại tạm thời. . .
Dưới mặt đất trước, trên mặt đất sau; chổ sâu trước, chổ nông sau: phải đặt
mạng lưới đường ống ngầm trước, rồi mới làm đường xá lên trên. Móng máy sâu hơn
móng nhà thì phải thi cơng móng máy trước
Cuối nguồn làm trước, đầu nguồn làm sau: đặt đường ống phải bắt đầu từ phía
cuối (phía dưới thấp) tiến dần lên phía đầu. Phần cuối làm xong trước có thể lợi dụng
để tiêu thốt nước ngầm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công phần đầu
Kết cấu trước, trang trí sau; kết cấu từ dưới lên trên, trang trí từ trên xuống:
Thi cơng các kết cấu chịu lực của cơng trình phải làm từ dưới lên, tức từ móng
lên dần đến mái. Nếu là nhà 1 tầng thì làm xong mái mới bắt đầu cơng tác trang trí.
Nếu là nhà nhiều tầng thì mỗi khi lắp xong 3 sàn tầng chèn vữa kín các mạch sàn mới
có thể trang trí tầng dưới
Các dạng trang trí như: trát vữa, quét vôi, quét sơn phải làm từ trên xuống – trát
trần trước, trát vách sau, cuối cùng mới láng lát sàn; quét vôi xong mới sơn cửa.
7. THÀNH LẬP TIẾN ĐỘ
Sau khi đã xác định phương án thi cơng và trình tự thi cơng, tính tốn thời gian
hồn thành các q trình cơng tác chính thì có thể bắt tay vào thành lập tiến độ
Việc thành lập và điều chỉnh tiến độ là liên kết hợp lý thời gian từng q trình
cơng tác và sắp xếp cho các tổ đội cơng nhân và máy móc hoạt động liên tục

Chú ý là cùng một tổ thợ nhưng khi làm những cơng việc khác nhau thì lại sử
dụng những lượng vật liệu nhiều ít khác nhau. (VD: một tổ thợ đổ bê tơng móng nhà
mỗi kíp đổ được 35m³ bê tông, nhưng khi chuyển sang đổ bê tông sàn nhà có dầm
thì mỗi kíp chỉ đổ được từ 6÷ 10 m³)
17


Trong tiến độ thi cơng khơng được có:
Những khoảng thời gian mà các đội công nhân chuyên nghiệp phải nghỉ việc (vì
nó sẽ kéo theo cả máy móc phải ngừng hoạt động)
Số lượng công nhân thay đổi quá nhiều trong giai đoạn thi công
Sự biến đổi đột ngột về khối lượng vật liệu và cấu kiện sử dụng để cho các tổ
đội công nhân khác làm việc ở các trạm gia công vật liệu, chế tạo cấu kiện, các thiết bị
máy móc, các xe vận chuyển khỏi bị ảnh hưởng
Trong khi lập tiến độ thi công phải đồng thời lập biểu đồ nhân lực, biểu đồ vật
liệu, cấu kiện và bán thành phẩm làm cơ sở cho việc điều chỉnh tiến độ thi công.
8. ĐIỀU CHỈNH TIẾN ĐỘ
Người ta dùng biểu đồ nhân lực, vật liệu, cấu kiện để làm cơ sở cho việc điều
chỉnh tiến độ.
Nếu các biểu đồ đó có những đỉnh cao hoặc chổ trũng sâu ( nhu cầu tăng giãm
thất thường) thì phải điều chỉnh lại tiến độ bằng cách thay đổi thời gian một vài q
trình nào đó, như vậy số lượng cơng nhân và vật liệu sẽ thay đổi theo
Trường hợp không thể làm cho biểu đồ nhân lực và vật liệu điều hòa đồng thời
thì chủ yếu phải là đảm bảo số lượng công nhân không thay đổi hoặc thay đổi một
cách điều hịa.
Tóm lại, điều chỉnh tiến độ thi cơng là ấn định lại thời gian hồn thành từng q
trình cơng tác sao cho:
+ Cơng trình hồn thành trong thời gian quy định
+ Cơng nhân và máy móc làm việc với năng suất tối đa, không bị gián đoạn và
ngưng trệ

+ Số lượng cơng nhân chun nghiệp, số lượng máy móc khơng được thay đổi
nhiều, việc cung cấp vật liệu bán thành phẩm tiến hành điều hòa.
Xem VD minh họa ở phần sau.
9. BIỂU ĐỒ NHÂN LỰC
Để đánh giá một biểu đồ nhân lực hợp lý hay không ta cần xét những điểm sau:
Biểu đồ nhân lực các tổ đội công nhân chun nghiệp được phép dao động
trong phạm vi 10÷15%, vì thực tế cịn có những cơng việc phụ mà ta chưa xét tới khi
lập tiến độ và số công nhân đó cịn có khả năng nâng cao năng suất so với năng suất
tính tốn
Nếu mức độ dao dộng về nhân lực vượt quá giới hạn trên thì phải điều chỉnh lại
tiến độ thi công. Làm như vậy là để tận dụng số nhân lực đã có để giãm những chi phí
về tuyển mộ, lán trại và tổ chức đời sống phục vụ họ
Biểu đồ nhân lực khơng nên có những đỉnh cao vọt ngắn hạn (hình 1a) và
khơng được có những chổ trũng sâu dài hạn (hình 1b) vì như vậy số lượng công nhân
sẻ khác xa số lượng trung bình, do đó mà các phụ phí sẻ tăng
Biểu đồ nhân lực được phép có những chổ trũng sâu ngắn hạn (hình 1c) vì nó
khơng ảnh hưởng quan trọng đến số lượng công nhân
Để đánh giá các biểu đồ nhân lực ngưới ta dùng 2 hệ số sau:
Hệ số bất điều hịa k1:
k1 = Amax/ Atb

Trong đó:
Amax : số cơng nhân tối đa

18


Atb : số cơng nhân trung bình của biểu đồ nhân lực và được tính như sau
Atb = S/ T (tổng số công lao động / tổng thời gian thi công)
9.3.2. Hệ số phân bố lao động k2 :

k2 = Sdư / S
Trong đó:
Sdư : số cơng dư
S : tổng số cơng lao động
Số cơng dư được tính bằng diện tích gạch gạch trên biểu đồ nhân lực (hình 2)
* Tiến độ tốt nhất là khi nó có biểu đồ nhân lực với hệ số K1 gần bằng 1; hệ
số K2 gần bằng 0.
Ví dụ : Xây dựng một cơng trình cần 12.000 cơng thợ (cơng) và tiến hành trong
150 ngày. Xác định các hệ số và nhận xét.
+ Xác định số cơng nhân trung bình:
12000 / 150 = 80
+ Biểu đồ nhân lực thứ nhất (hình 2a):
k1 = 180 / 80 = 2,25 ; k2 = 800 / 12000 = 0,067
( K1 không đạt; K2 tương đối tốt )
+ Biểu đồ nhân lực thứ hai (hình 2b):
k1 = 100 / 80 = 1,25 ; k2 = 1800 / 12000 = 0,15
( K1 tốt hơn nhưng K2 lại xấu đi )
+ Biểu đồ nhân lực thứ ba (hình 2c):
k1 = 100 / 80 = 1,25 ; k2 = 1000 /12000 = 0,083
( K1 và K2 phù hợp yêu cầu )
Bảng mẫu
Tiến độ thi cơng cơng trình đơn vị thường làm theo bảng mẫu sau đây:
Số
TT

1

Tên cơng
việc (các
q trình

thi cơng)

Đơn
vị

Khối
lượng

2

3

4

Định mức
Theo
nhà
nước

Theo
địa
phương

5

6

19

Nhu cầu

Theo
định
mức
nhà
nước
7

Theo
định
mức
địa
phương
8

Thực hiện
Số
lượng
và loại
thợ

Số ca
kíp
và tên
máy

9

10

Thời

gian

11


Câu hỏi:
1. Cho biết các bước thiết lập tiến độ thi cơng?
2. Trình bày cách ước tính khối lượng thi cơng và lựa chọn phương án thi cơng?
3. Nêu trình tự thi cơng cơng trình tồng qt?
4. Phân tích việc thành lập tiến độ và điều chỉnh tiến độ cho thi cơng cơng trình
đơn vị?
5. Phân tích việc thành lập và sử dụng biểu đồ nhân lực phục vụ quá trình thi cơng
cơng trình?
6. Ước tình khối lượng thi cơng và điều chỉnh tiến độ thi cơng để làm gì? Và làm
như thế nào?
7. Liệt kê các cơng tác chính từ khi khởi cơng đến khi hồn thành cơng trình;
Chọn ra 2 cơng tác chính phân tích thành những cơng việc chính thuộc cơng tác
đó. Cho biết: Cơng trình nhà Đa năng
- Móng gia cố bằng cừ tram;
- Sê nơ và ô văng đúc bê tông cốt thép tại công trình;
- Mái lợp tole trên vì kèo và xà gồ (địn tay) thép.
8. Liệt kê các cơng tác chính từ khi khởi cơng đến khi hồn thành cơng trình;
Chọn ra 2 cơng tác chính phân tích thành những cơng việc chính thuộc cơng tác
đó. Cho biết: Cơng trình Nhà xưởng 7 tầng;
- Móng cọc ép bê tơng cốt thép;
- Sê nô và ô văng đúc bê tông cốt thép tại cơng trình
- Mái lợp tole trên vì kèo và xà gồ (đòn tay) thép.

20



Chương 4
CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN VÀ ĐƯỜNG TẠM
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Kiến thức:
Biết cách thiết kế tổ chức, vận chuyển cung cấp nguyên vật liệu.
Biết được các phương thức vận chuyển và phân tích được việc lựa chọn phương
tiện thích hợp nhất cho từng loại vật liệu và vị trí cơng trình.
Kỹ năng:
Xác định được khối lượng hàng cần vận chuyển để đưa ra phương thức vận
chuyển hợp lý.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Nắm được thiết kế và thi công đúng kỹ thuật các loại đường tạm theo yêu cầu.
Có tính tự giác trong q trình học tập.
1. KHÁI NIỆM
Muốn xây dựng cần phải chuyên chở đến công trường những vật liệu như: đá,
cát, gạch, ngói, xi măng, sắt thép, gổ và các thiết bị, máy móc thi cơng
Cơng tác vận chuyển đất đá, chuyên chở vật liệu xây dựng và các cấu kiện, kể
cả công tác bốc dỡ chiếm:
+ 50% tổng khối lượng công tác ở hiện trường
+ 30% giá thành cơng trình
Vì vậy cần phải nghiên cứu tổ chức vận chuyển cho thật hợp lý để giãm bớt số
cơng lao động và chi phí vận tải
* Trình tự thiết kế tổ chức vận chuyển bao gồm những bước như sau:
1.1. Xác định tổng khối lượng hàng phải vận chuyển
1.2. Xác định lượng hàng lưu thông hàng ngày trên từng tuyến đường
1.3. Chọn phương tiện vận chuyển
1.4. Tính tốn lực kéo của xe, khả năng lưu thông của đường, tính số lượng xe cần
thiết

1.5. Chỉnh lý lại các tuyến đường, bố trí các kho bãi và nơi bốc xếp các loại hàng
chủ yếu
1.6. Quy định thành phần và tổ chức bộ phận quản lý vận tải
1.7. Thiết kế thi công đường xá, cầu cống, ga bến. . .
2. XÁC ĐỊNH TỔNG KHỐI LƯỢNG HÀNG VẬN CHUYỂN
Vật tư xây dựng chủ yếu gồm: gạch, cát, đá, xi măng, vôi, cừ gỗ, gỗ ván, cấu
kiện gỗ, thép hình, thép tấm, cốt thép, dây thép, kết cấu thép, vữa bê tông, kết cấu bê
tông cốt thép, ống gang, ống thép. . . Các loại vật liệu xây dựng chiếm khoảng 75 ÷
80% tổng khối lượng hàng phải chun chở ở cơng trường.
Ngồi ra cần chú ý đến một số mặt hàng khác như: máy móc thi cơng, thiết bị
cơng nghệ, nhiên liệu và các hàng hoá phục vụ đời sống.
Các khối lượng hàng kể trên và thời gian vận chuyển chúng có thể xác định dễ
dàng dựa trên tiến độ thi công
Riêng khối lượng đất đào đắp và hướng vận chuyển chúng thì lấy theo bản thiết
kế thi cơng tổng cân đối khối lượng đào đắp tồn cơng trường, bình đồ phân phối đất
và tiến độ thi công đất
21


Khối lượng các thiết bị cơng nghệ, nếu khơng có các số liệu cụ thể thì ước tính
theo giá thiết bị.
Khối lượng hàng hoá phục vụ đời sống như lương thực, thực phẩm, và các đồ
dùng sinh hoạt tính theo đầu người dân cơng trường, hàng năm là 1,2 ÷ 1,5 tấn
Nhu cầu về nhiên liệu, chất đốt, tuỳ thuộc điều kiện thực tế cơng trường, mức
độ cơ giới hố mà tính.
3. CHỌN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
3.1. Phương thức vận chuyển
Tuỳ theo loại đường ta chia ra: vận chuyển đường sắt, đường ơ tơ, đường thuỷ,
đường xe gng và đường dây treo
Theo tính chất chia ra: vận chuyển từ ngồi đến công trường và vận chuyển

trong công trường
Vận chuyển từ ngồi đến cơng trường tuỳ thuộc vào sự phân bố cụ thể các cơ sở
sản xuất và cơ sở cung cấp vật liệu ở gần loại đường giao thông nào nhất, để đảm bảo
giá thành vận chuyển hạ nhất.
Vận chuyển trong nội địa công trường như từ các kho bãi, các xưỡng gia cơng
đến địa điểm xây dựng thì tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương và khối lượng
hàng hoá mà sử dụng các loại phương tiện vận chuyển cho phù hợp.
3.2. Lựa chọn phương tiện vận chuyển (cơ giới)
Sử dụng đường sắt có lợi hơn đường ơ tô khi hàng chuyên chở là những vật liệu
xây dựng có khối lượng lớn, các kết cấu và thiết bị nặng, trên đoạn đường tương đối
dài (> 50km)
Đường ô tô là phương tiện vận chuyển phổ biến nhất trong các cơng trình lớn
nhỏ, vì ơ tơ có độ cơ độ cơ động cao có thể đưa hàng đến tận nơi sử dụng trong thời
gian ngắn, không qua khâu bốc dỡ trung gian.
(Vận chuyển bằng ơ tơ có lợi nhất khi quãng đường dài khoảng 10 ÷ 15km;
nhưng so với vận chuyển bằng đường sắt thì vận chuyển bằng đường ơ tô kinh tế
hơn khi quãng đường vận chuyển < 50km)
Đường dây treo thường sử dụng ở những cơng trình lớn để chuyên chở vật liệu
như: cát, sỏi, đất, đá. . . đến các kho bãi hoặc để vận chuyển vượt sơng suối, lên xuống
đồi núi, băng qua địa hình mấp mơ, gồ ghề, mà việc làm đường bộ khơng có lợi.
Nếu khỗng cách vận chuyển ngắn (1 ÷ 2km) mà đường vận chuyển xấu thì nên
dùng xe rơ-mooc kéo bằng máy kéo để chở vật liệu. Vận chuyển bằng máy kéo thường
mắc hơn vận chuyển bằng xe ô tô tải, vì tốc độ máy kéo nhỏ.
Vận chuyển trong nội địa cơng trường rọng lớn có thể dùng các loại xe thơ sơ
với sức kéo bằng trâu, bị, ngựa. . . để chở đất, cát, sỏi, đá. . . khối lượng vật liệu chở
của mỗi xe khoảng 0,35 ÷ 0,45m³ đất đá đổ ra khỏi thùng chứa bằng cách cho xe lật về
phía
sau. Những loại xe 2 bánh này có thể quay vòng và xoay sở dễ dàng, sử dụng
tiện lợi ở những mặt bằng chật hẹp mà các xe cơ giới lui tới khó khăn.
4. ĐƯỜNG TẠM Ở CƠNG TRƯỜNG

Đường tạm ở công trường không phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật của những
đường vĩnh cửu, nhưng vẩn cần phải tôn trọng những điều kiện tối thiểu nhằm đảm
bảo được an tồn giao thơng cần thiết.
4.1. Sử dụng đường sắt:
Khổ đường có các loại : 1,40 ; 1,00 ; 0,8m và đường xe gng 0,6m
Hai bên đường phải có rãnh tiêu nước. Mặt của nền đường phải cong cho dể
thoát nước. Chiều dày lớp đá lát tính từ đáy tà vẹt đến mặt nền đất thường là từ 15 ÷
22


20cm (thường làm bằng đá dăm, sỏi, cát hạt to hoặc xỉ lò cao) và chiều rộng phải lớn
hơn chiều dài của tà vẹt khoảng 40cm.
* Khi trong công trường có tuyến đường sắt, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đường sắt vào công trường thường là loại đường cấp 3; việc thi công lắp đặt
tuyến đường phải thực hiện đúng quy trình – quy phạm thi cơng đường sắt
Nơi tàu dừng dỡ hàng phải bố trí đủ kích thước không gian – mặt bằng, đảm
bảo bốc dỡ an toàn, thuận lợi
Các hạng mục trên mặt đất như nhà làm việc, nhà ở, . . . phải bố trí cách đường
sắt đúng qui định của cơ quan quản lý đường sắt; các hạng mục dưới ngầm như đường
ống, đường dây cũng phải chôn cách xa đường theo qui định
Hạn chế tối đa để các tuyến đường bộ cắt ngang đường sắt, nếu phải cắt ngang
thì khơng bố trí ở nơi có nhiều nhánh đường sắt tập trung; đường giao nên đặt vng
góc với đường sắt, nếu phải đặt chéo thì góc giao nhau cũng khơng nhỏ hơn 40 ∙
4.2. Đường ô tô (đường bộ trên công trường)
Người ta thường làm đường ô tô tạm thời phục vụ thi công trên công trường
trùng với đường ô tô vĩnh cửu ở đó để giãm bớt chi phí xây dựng đường sá sau này.
Thực hiện theo các bước cụ thể sau:
Đầu tiên, ta làm đường tạm như: Mặt đường bằng đất cấp phối (đất cải thiện)
mặt đường đá dăm (hoặc sỏi, xỉ ) mặt bằng đá hộc, mặt đường bằng các tấm bê tông
đúc sẳn hoặc mặt đường được lát gổ theo vệt bánh xe.

Khi có vốn ta sẻ làm đường vĩnh cửu hoặc hồn thiện đường tạm thời vì nó
khơng những được dùng đường trong thi cơng mà cịn dùng vào phục vụ sản xuất cho
sau này.
* Sơ đồ tuyến đường nội bộ:
Có 3 loại sơ đồ có thể sử dụng khi thiết kế hệ thống đường nội bộ trên công
trường: sơ đồ vịng kín, sơ đồ nhánh cụt và sơ đồ hỗn hợp (sử dụng tương đối phổ
biến)
Việc thiết kế cổng ra vào cơng trường – tuỳ theo địa hình, địa điểm xây dựng và
độ lớn của công trường mà bố trí số lượng cửa ra vào. Nếu có điều kiện thì nên bố trí ít
nhất hai cửa ra vào để phân luồng đi lại cho các đối tượng và phương tiện khác nhau.
* Mặt đất thường chỉ chịu được áp lực từ 0,5 đến 2,5kgf/ cm² nhưng áp lực
bánh hơi ở ô tô thường lên tới 5 đến 5,5kgf/ cm² do đó trên mặt đường người ta cần
phải rải mặt để tăng sức chịu của mặt đường
4.2.1. Mặt đường bằng đất: được làm bằng cách cho máy ủi để san phẳng rồi sau đó
cho máy đầm có sức nặng từ 2 ÷ 6 tấn, đầm nhiều lần để tạo thành lớp mặt thật rắn
chắc.
4.2.2. Mặt đường bằng đất cấp phối (đất cải thiện): làm bằng cách rải một lớp hổn hợp
từ 15÷ 20cm, thành phần gồm có:
+ Từ 6 ÷ 14% đất thịt
+ Từ 70 ÷ 75% đất cát
+ Còn lại là những hạt nhỏ khác (như sỏi hạt nhỏ)
* Chú ý:
- Nếu nền đường là đất thịt thì ta phải thêm cát để mặt đường khỏi bị nhão hoặc
trơn khi gặp mưa
- Nếu nền đường là đất cát thì phải thêm đất thịt để tăng độ dính chắc và do đó
khi gặp mưa sẻ tránh được (hiện tượng) tình trạng xói mịn hoặc thấm nước ở mặt
đường.
23



4.3. Mặt đường bằng đá dăm (có thể bằng sỏi hoặc xỉ ): ta phải rải ra thành từng
lớp (thường có chiều dày từ 15 ÷ 20cm)
Ở mỗi lớp được đầm thật kỹ bằng xe lu.
Ở phần nền đường nếu phải đắp, người ta cũng phải rải thành từng lớp đất và đầm
kỹ
Dọc theo hai bên đường, nhất thiết phải có rãnh thốt nước để đảm bảo cho đường
sử dụng được lâu, bền.

Câu hỏi:
1. Trình bày và cho ví dụ minh họa trình tự thiết kế khâu tổ chức vận chuyển ở cơng
trình?
2. Trình bày cách xác định tổng khối lượng hàng cần vận chuyển?
3. Cho biết phương thức vận chuyển và phương án lựa chọn phương tiện vận
chuyển?
4. Nêu nội dung chính đối với cơng tác đường tạm ở cơng trường?
5. Để xây dựng nhà xưởng 4 tầng, có thang máy ở khu công nghiệp; Ta cần thực
hiện như thế nào đối với công tác vận chuyển và đường tạm? (có thể lấy VD cụ
thể cơng trình mà mình biết).

24


Chương 5
TỔ CHỨC CUNG CẤP ĐIỆN – NƯỚC THI CÔNG
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
Kiến thức:
Hiểu được tầm quan trọng về vấn đề điện, nước phục vụ cho thi cơng cơng
trình.
Kỹ năng:

Tính toán và đi đường dây hợp lý, đảm bảo an tồn trong q trình thi cơng
Biết cách bố trí mạng lưới điện hợp lý.
Tính tốn và xác định được lượng nước cần thiết khi xây dựng cơng trình.
Xác định được chất lượng nước phù hợp yêu cầu sử dụng.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Nghiên cứu, thiết kế và tính toán được đường ống và mạng lưới cung cấp điện,
nước phù hợp.
1. KHÁI NIỆM CHUNG
Việv tổ chức cung cấp điện – nước cho công trường tốt nhất là dùng hệ thống
có sẳn của thành phố, bất đắc dĩ người ta mới phải xây dựng các trạm tạm thời để phục
vụ cho thi công.
2. CUNG CẤP ĐIỆN TẠM THỜI
Mức độ cơ giới hố cơng tác xây dựng ở các cơng trình càng cao bao nhiêu thì
năng lượng điện tiêu thụ cho công trường càng lớn bấy nhiêu.
* Yêu cầu của điện phục vụ cho thi công ở công trường :
- Cung cấp tận nơi
- Đủ nhu cầu
- Liên tục suốt thời gian xây dựng
- Phải thật an toàn cho người và các thiết bị, máy móc.
- Mấy vấn đề cần phải giải quyết trong việc cung cấp điện cho công trường là:
- Tính cơng suất tiêu thụ điện
- Chọn nguồn cung cấp điện
- Thiết kế mạng lưới điện.
2.1. Tính cơng suất điện cần thiết
Có 3 loại điện năng tiêu thụ trên công trường:
- Điện chạy máy (động cơ điện): chiếm từ 60 ÷ 70% tổng cơng suất
- Điện phục vụ q trình sản xuất (hàn, sấy, hấp): chiếm từ 20 ÷ 30% tổng công
suất
- Điện thắp sáng, bảo vệ chiếm khoảng 10% tổng công suất
Công suất điện lớn nhất cần thiết cho một trạm phát được tính theo cơng thức sau:

Trong đó:

P = 1,1 (k1.Σ P1 / cosφ)

P – Cơng suất yêu cầu (KW)
25


×