Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải bài toán sản xuất-tiêu thụ-thương hiệu cho nông sản Việt Nam potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.1 KB, 4 trang )

Giải bài toán sản xuất-tiêu thụ-thương hiệu cho nông sản Việt Nam
Việt Nam có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Các nông sản xuất
khẩu khác như: cà phê, hồ tiêu, hạt điều… luôn ở nhóm dẫn đầu thế giới.
Chúng ta vẫn thiếu những vùng nông sản được quy hoạch chuyên nghiệp,
thiếu cơ chế tiêu thụ hàng hóa và thiếu những thương hiệu nông sản trên thị
trường quốc tế.
Không thể để nông dân sản xuất tự phát
Hàng năm, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp đến 90% sản lượng gạo,
hơn 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu và 70% sản lượng trái cây cho thị trường
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu… Thế nhưng, với điệp khúc “được mùa, mất
giá”, thu nhập của nông dân luôn bấp bênh và mãi “theo đuôi thị trường”. Thấy
cây, con gì có giá đua nhau trồng, khi rớt giá lại đốn chặt…
Điển hình như vào tháng 4/2009, khi 30%-50% nông dân nuôi cá tra ĐBSCL “treo
hầm” vì giá cá tra rớt giá thê thảm trong khi vài năm trước người ta đua nhau nuôi.
Diện tích mía năm rồi ở ĐBSCL chỉ khoảng 65.000ha. Khi giá mía vượt ngưỡng
700đ/kg, nông dân trong vùng đang đua nhau quay lại trồng mía… Sản xuất nông
sản là thế mạnh của ĐBSCL nhưng đầu ra vẫn còn trong cảnh: May nhờ, rủi chịu!
Rồi đến diêm dân dọc biển miền Trung cũng sản xuất theo kiểu trông chừng, tức là
giá cao thì dồn sức vào làm muối, nhưng đến khi muối rớt giá thì trắng tay.
Ngược lên phía Bắc, quả mận Tam Hoa của tỉnh Lào Cai cũng chung số phận. Khi
mận rớt giá có lúc chỉ chưa đầy 1000 đồng/kg, nông dân liền chặt phá để trồng cây
khác. Đến khi mận có giá lại hồ hởi trồng lại. Theo thống kê có gần 300 ha
mậnTam Hoa bị chặt bỏ. Một con số vô cùng đau xót, vì để trồng 1 gốc cây ăn quả
thành phẩm phải mất nhiều năm đầu tư.
Gần đây nhất là rau bị ế thừa sau lúc khan hiếm do lụt lội tại Hà Nội. Hàng ngàn
tấn rau của nông dân chờ héo úa trên đồng ruộng là tình trạng điển hình của việc
sản xuất ồ ạt, mạnh ai nấy làm, không theo quy hoạch

Thiết lập hệ thống tiêu thụ chuyên nghiệp cho nông sản
Cần nhìn nhận khách quan rằng, trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản, mối
liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ và nông dân chưa bền vững. Quy hoạch vùng


nguyên liệu của các nhà máy vẫn theo lối bán được sản phẩm thì mới thu mua
nguyên liệu. Khi bán được thì mở vùng nguyên liệu ồ ạt. Khi không tiêu thụ được
thì người nông dân lại chịu thiệt hại đầu tiên, dẫn đến việc sản xuất của nông dân
bị thụ động trầm trọng. Bên cạnh đó, vẫn còn xảy ra tình trạng người dân phải
"cầu cạnh" doanh nghiệp để được thu mua sản phẩm. Mặt khác, doanh nghiệp than
phiền rằng khi giá nông sản cao, nông dân luôn “phá hợp đồng” bán cho thương
lái, không bán cho doanh nghiệp như đã ký kết.
Bài học về tiêu thụ nông sản đã được nhiều chuyên gia đề xuất. Thứ nhất, cần gắn
vùng nguyên liệu với nhà máy có đủ năng lực bao tiêu sản phẩm, đẩy mạnh việc
tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Thứ hai, gắn xúc tiến thương mại với tìm đầu ra.
Cách làm này nhằm tăng cơ hội quảng bá nông sản cho các vùng miền khác nhau
trên cả nước, qua đó kích cầu tiêu dùng, nhất là đối với thị trường nội địa.Vì
không có nghĩa sản phẩm chúng ta làm ra là phải xuất khẩu. Tiềm năng tiêu dùng
nội địa của Việt Nam là vô cùng lớn.
Thứ ba là có cơ chế thu mua hàng hóa một cách chuyên nghiệp, ổn định trên cơ sở
có lợi cho người nông dân. Muốn thu mua chuyên nghiệp thì tổ chức, cá nhân mua
buộc lòng phải có dự báo thị trường thật chính xác và phải có thị trường tiêu thụ
ổn định. Chỉ cần dự báo thì trường chính xác, ổn định đã giải quyết được phần lớn
cách làm thụ động hiện nay, mà tiến xa hơn nữa bắt thị trường phục vụ lại nhu cầu
sản xuất của nông dân.


Xây dựng thương hiệu bền vững cho nông sản Việt Nam
Việt Nam nổi tiếng với nhiều nông sản. Nhưng các sản phẩm này ít có thương hiệu
đặc trưng mà chỉ tồn tại với tên gọi mang tính địa phương và theo thói quen của
người tiêu dùng như: Thanh long Bình Thuận, gạo An Giang, cà phê Buôn Mê
Thuột
Nông sản Việt Nam chưa thật sự có thương hiệu cho riêng mình. Điều này dẫn đến
hệ quả tất yếu: Sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá thành và lợi nhuận thu về
không tương ứng.

Điều quan trọng khác là khi cần thâm nhập vào những thị trường lớn, sản phẩm
không có thương hiệu sẽ không có lợi thế cạnh tranh, do đó không kích hoạt được
sản xuất.
Như vậy, cần có chính sách hỗ trợ xây dựng cho thương hiệu nông sản Việt Nam;
xúc tiến thương mại mạnh mẽ vào thị trường lớn và khó tính như: Mỹ, châu Âu…
để tạo điều kiện cho nông sản Việt có cơ hội thâm nhập. Đồng thời, thương hiệu
nông sản cũng khuyến khích nông dân tiếp cận hệ thống phân phối hiện đại trong
cả nước nhằm đưa hàng hóa tiêu dùng trong nước.
Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn chỉnh quy định bảo hộ nhằm
hạn chế hợp lý sự xâm nhập của các sản phẩm ngoại, tạo điều kiện để các thương
hiệu nông sản nội địa lớn mạnh.
Một điều quan trọng khác là người sản xuất phải hiểu được rằng tên thương hiệu
cần mang tính quốc gia hoặc quốc tế hóa và việc nâng cao chất lượng nông sản
(nâng cao thương hiệu) chính là bí quyết giữ được thị trường bền vững.

×