Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.79 KB, 3 trang )
Đinh hương trong nha khoa
Đinh hương có tên: Cống đinh hương, đinh tử hương, đinh tử, kê tử hương.
Họ Sim (Myrtaceae). Tên khoa học: Syzygium aromaticum (L.) Merr, et Perry.
Eugenia caryophyllata Thunb, Engenia caryophyllus (Sprengel) Bullok et Hariss.
Đinh hương thuộc loại cây gỗ, cao từ 10 – 15m, lá mọc đối hình bầu dục nhọn lá
thường xanh, phiến lá dài. Hoa mọc thành sim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu
cành. Hoa có 4 lá dài, dày khi chín có màu đỏ tươi. Đặc biệt nụ hoa đinh hương
giống như cái đinh, dài 12 – 18mm, ngang 3 – 4mm, màu nâu sẫm, có hương vị
thơm rất dễ chịu.
Đinh hương phải nhập từ nước ngoài (Indonesia), Việt Nam đang trồng ở vùng có
độ ẩm cao, nóng có độ cao 200 – 300m. Đinh hương ở khoảng 5 – 6 tuổi mới ra
hoa, thu hoạch phải đến tuổi 20. Như vậy với Đinh hương là loại cây thuốc vô
cùng quý hiếm.
Bộ phận dùng là nụ hoa. Nụ hoa chứa nhiều tinh dầu (15 – 20%) trong đó chủ yếu
eugenol (70 – 90%), eugenol axetal, caryophyllene và dẫn xuất, metylamyl xeton
nhiều gluxit, 6 – 10% lipit, 13% tanin. Tinh dầu đinh hương có tỷ trọng trên 1,
nặng hơn nước.
Với Việt Nam, đinh hương được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Đinh hương chẳng
những có tác dụng tốt trong chữa bệnh mà nó còn dùng trong công nghiệp sản xuất
thuốc lá thơm.
Theo Đông y, đinh hương có vị cay, ngọt, the, tính nóng ôn vào 4 kinh: phế, vị, tỳ
và thận. Tác dụng của tinh dầu đinh hương là ôn tỳ vị. Dùng tinh dầu đinh hương
chữa cả bệnh đau bụng chưa rõ nguyên nhân, chữa nấc, tăng kích thích tiêu hoá,
giúp ăn ngon. Ngoài ra tinh dầu đinh hương còn là chất sát trùng mạnh. Khi có