Website: Email : Tel : 0918.775.368
BÀI THU HOẠCH LỚP CƠ BẢN
*****
Chuyên đề: Nguyên nhân thị trường chứng khoán VN
sụt giảm trong thời gian gần đây và những định hướng trong
thời gian tới
*****
Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền
Ngày sinh : 20-10-1985
Địa chỉ: phường Thanh Bình, tp. Hải Dương
SĐT: 0905.85.2010
Email:
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Ttck Việt Nam ra đời đã gần 8 năm, có những khi thị trường lên cao,
có khi xuống thấp. Những tháng cuối 2007 và đầu 2008, TTCK có nguy cơ
quay trở lại mốc chỉ số những năm đầu. Do tính cấp thiết của vấn đề cũng
như mong muốn tìm hiểu sau thị trường, em xin chọn đề tài : Nguyên nhân
thị trường chứng khoán VN sụt giảm trong thời gian gần đây và những định
hướng trong thời gian tới” làm báo cáo tổng hợp trình lên thầy. Mong thầy
cho nhận xét để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I: Tổng quan về thị trường chứng
khoán (TTCK) và TTCK Việt Nam
1.1 Tổng quan về TTCK
1.1.1 Khái niệm TTCK
Thị trường chứng khoán: là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua
bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy
nhiên, đó có thể là TTCK tập trung hoặc phi tập trung.
Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức
tập trung theo một địa điểm vật chất.Hình thái điển hình của TTCK tập trung
là Sở giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán
(SGDCK), các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được
chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành
nên giá giao dịch.
TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên
thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty
chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng
điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận.
1.1.2 Vai trò của TTC K
Thứ nhất, TTCK, với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao,
có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế.
TTCK tạo ra một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính,
điều này buộc các ngân hang thương mại và các tổ chức tài chính phải quan
tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính.
Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có của các công
ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sự kiểm soát chặt
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyến khích tính cạnh tranh của
các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của TTCK là yếu tố quyết định để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài .Đây chính là yếu tố đảm bảo cho sự phân bổ có
hiệu quả nguồn lực trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế.
Thứ hai,TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông
qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công
chúng,giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn nhưng vẫn tập
trung vốn cho phát trển kinh tế.
Thứ 3,TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý
doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh
trở nên phức tạp hơn.TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chất xám,
tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hóa danh nghiệp Nhà nước. Cơ chế
thong tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chăt chẽ của TTCK đã làm giảm tác
động của các tiê cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp lợi ích của chủ sở
hữu, nhà quản lý và nhưng người làm công.
Thứ 4, hiệu quả của quốc tế hóa thị trường chứng khoán.Việc mở cửa
TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho
phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư từ
nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế
và mở rộng cơ hội kinh doanh của các công ty quốc tế.
Thứ 5, Chính phủ có thể huy động các nguồn tài chính mà không phải
chịu áp lực về lạm phát.
Thứ 6,Cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kì kinh doanh trong
tương lai.
1.2 Tổng quan về TTCK Việt Nam năm 2007
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“Trải qua nhiều thăng trầm, TTCKVN năm 2007 vẫn đạt được mức tăng
trưởng vượt bậc, giá trị vốn hóa thị trường đạt 43,7% GDP - một con số không
nhỏ so với một thị trường còn non trẻ như Việt Nam.”
Với những thành công đạt được trong năm 2006, một tương lai tươi
sáng đã được vẽ ra cho TTCKVN ngay từ thời điểm đầu năm. Tuy nhiên,
trước những tác động đa chiều của các yếu tố vĩ mô, ảnh hưởng của tâm lý…
cung cầu của TTCKVN trong năm 2007 đã có những thay đổi mang tính căn
bản. Biến động của TTCK trong năm 2007 vì thế trở nên khó lường và không
còn đi đúng với kịch bản của năm 2006. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện,
TTCKVN năm 2007 vẫn được đánh giá là thành công, với sự trưởng thành của
tất cả các chủ thể tham gia thị trường và sự tăng lên của giá trị vốn hóa thị
trường đã tạo đà cho sự phát triển của thị trường trong năm 2008 và các năm
tiếp theo, đưa TTCK dần trở thành một kênh đầu tư phổ biến.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2007 đạt mức cao nhất trong 11
năm trở lại đây. Với mức 8,48%, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã
đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ: khoảng 9%). Nền kinh
tế dịch chuyển theo hướng tăng mạnh về dịch vụ và công nghiệp, giảm bớt tỷ
trọng nông nghiệp.
Tuy nhiên, năm 2007 cũng là năm lạm phát tại VN đạt mức cao nhất
trong vòng 11 năm qua với mức 12,6% - vượt qua cả tốc độ tăng trưởng GDP.
Nguyên nhân của vấn đề này là do độ mở cao của nền kinh tế VN, chính sách
định giá đồng VND theo USD và sự tăng giá hàng hóa trao đổi thương mại
trên thị trường thế
Với vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế,
TTCK đã thực sự đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế VN. Mặc dù
chưa thực sự trở thành “phong vũ biểu” phản ánh mọi động thái của nền kinh
tế 1 cách nhạy bén và chính xác nhất, nhưng những thay đổi của tình hình kinh
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tế vĩ mô – cả ở hướng thành tựu và hạn chế - của nền kinh tế Việt Nam trong
năm vừa qua đã ảnh hưởng lớn và được phản ánh phần nào thông qua
bức tranh TTCK năm 2007.
1.2.1 các chủ thể tham gia thị trường
Năm 2007, TTCKVN đạt được những thành công đáng kể: quy mô hoạt
động của thị trường không ngừng mở rộng; nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu
mới được niêm yết trên thị trường; các chủ thể quan trọng của thị trường như
các tổ chức niêm yết; các công ty chứng khoán; các nhà đầu tư đã thực sự
thích nghi với môi trường hoạt động của một thể chế tài chính bậc cao – Thị
trường chứng khoán
1.2.1.1 Cơ quan quản lý
Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM chính thức được chuyển đổi
thành Sở giao dịch chứng khoán TPHCM vào giữa năm 2007
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thay đổi thời gian giao
dịch để tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thêm nhiều thời gian và cơ hội để đầu
tư. Với sự đổi mới này, sự “tắc nghẽn” của thị trường trong những phiên giao
dịch “nóng” đã được giảm tải
Bên cạnh đó, cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế trong cách thức
quản lý của các cơ quan quản lý. Điển hình là sự chỉ đạo còn thiếu đồng bộ
trong việc điều tiết cung cầu giữa Bộ tài chính và NHNN:
trong khi lượng cung tăng mạnh do việc phát hành cổ phiếu còn mang
tính tràn lan, IPO các doanh nghiệp lớn có phần dày đặc, thì cầu có phần bị
kìm hãm bởi Chỉ thị 03, động thái không mua USD vào của NHNN, ảnh
hưởng tâm lý từ việc thông qua luật thuế thu nhập cá nhân đánh vào hoạt động
kinh doanh chứng khoán…
1.2.1.2 Công ty chứng khoán
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nếu tính đến cuối năm 2006, toàn thị trường chỉ có 22 CTCK chính
thức đi vào hoạt động thì tính đến thời điểm 31/12/2007, có tổng cộng 80
CTCK được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 69 công ty đã
chính thức đi vào hoạt động (59 công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ
phần và 10 công ty TNHH trực thuộc các ngân hàng thương mại cổ phần và
quốc doanh).
Dịch vụ của các CTCK cũng ngày càng hoàn thiện và phát triển. Nhiều
CTCK đã ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để mang lại nhiều dịch vụ
tiện ích cho khách hàng: đặt lệnh qua điện thoại, trading online, tra cứu kết
quả qua SMS… Sự cải tiến trong việc cung cấp dịch vụ đã thu hút sự tham gia
nhiệt tình của các nhà đầu tư. Chính vì thế, có thể nói, vai trò của các CTCK
trong việc tạo cầu và kích cầu cho TTCK trong năm vừa qua là rất lớn.
1.2.1.3 Công ty niêm yết
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, TTCKVN đã có sự góp mặt của
253 chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HASTC. Theo báo cáo sơ
bộ về kết quả kinh doanh của các Công ty niêm yết Quý IV/2007 và lũy kế của
cả năm 2007, phần lớn các công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra trong năm
vừa qua, thậm chí nhiều công ty vượt gấp nhiều lần kế hoạch ban đầu.
Tiêu biểu trong số đó là các tên tuổi quen thuộc trên thị trường như
CTCP FPT, CTP Dược Hậu Giang, CTCP Sữa Vinamilk, CTCP Khu công
nghiệp Tân Tạo, Ngân hàng Sacombank,… Các doanh nghiệp trên đã hoàn
thành từ 100% đến 200% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Đây là những minh
chứng sống động nhất cho chất lượng của nguồn cung trên TTCK Việt Nam
trong năm vừa qua
1.2.1.4 Nhà đầu tư
Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các
CTCK chỉ đạt 86.184 tài khoản, nhưng đến cuối năm 2007 toàn thị trường đã
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các CTCK
(tăng 240.816 tài khoản, tương đương 279% so với cuối năm 2006).
Bên cạnh sự tham gia ngày càng đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân,
TTCKVN hiện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức tài chính
lớn trong khu vực và trên thế giới như: JP Morgan, Merrill Lynch,
Citigroup… Tính đến cuối năm 2007, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài
khoản tại các CTCK lên đến con số 7.900 tài khoản (cá nhân 7.400 và tổ chức
là 500)
Sự gia tăng về số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán là một dấu
hiệu khả quan về sự quan tâm và tham gia vào TTCK của công chúng đầu tư.
Hơn nữa so với các năm trước, năm nay các nhà đầu tư cũng đã trưởng thành
hơn, và ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn. Trình độ hiểu biết và nhu cầu về
đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân cũng như tổ chức ngày một
tăng. Tâm lý đầu tư theo phong trào đã giảm thiểu đáng kể, góp phần tạo nên
sự ổn định cho thị trường.
1.2.2 Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2007
Năm 2007, thị trường chia làm 3 giai đoạn
• Giai đoạn thị trường bùng nổ 3 tháng đầu năm:
Khởi đầu một năm hoạt động của TTCK là một giai đoạn phát triển
mạnh mẽ của thị trường trong vòng 3 tháng đầu năm. Thị trường đã đạt tốc độ
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tăng trưởng vượt bậc trên tất cả các khía cạnh: chỉ số thị trường, giá trị vốn
hóa thị trường, giá cả các loại chứng khoán, khối lượng, giá trị giao dịch và
đặc biệt là sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đây là giai đoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2
sàn giao dịch đều lập kỷ lục: chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh là 1.170,67
điểm sau 7 năm hoạt động và Hastc – Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm
sau 2 năm hoạt động. Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng
trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao
dịch.
Nhờ sự tăng trưởng về giá của các cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa của thị
trường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng. So với tổng giá trị
vốn hóa 492.900 tỷ đồng của cả năm 2007, con số của 3 tháng đầu năm đã
chiếm tỷ trọng 4/5. Nhưng điều quan trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hóa
của thị trường không phải do số lượng chứng khoán niêm yết gia tăng mà do
yếu tố giá cổ phiếu tăng mạnh.
Trong giai đoạn này, giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã,
đồng loạt các cổ phiếu từ Blue – chip, Penny stock, các cổ phiếu mới niêm yết
trên sàn… tất cả đều đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá giao
dịch đầu năm, trong đó có những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng trên 100%
như: STB (113,57%), REE (122,66%), ACB (197%),…. Rất nhiều mã CP
thiết lập mức giá đỉnh kể từ khi lên sàn trong giai đoạn này như: SJS (728.000
đ/CP), FPT (665.000 đ/CP), DHG (394.000đ/CP), REE (285.000đ/CP), SSI
(255.000đ/CP), SAM (250.000đ/CP), KDC (246.000đ/CP), VNM
(212.000đ/CP), ACB (292.000đ/CP)…
Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn
này phải kể đến sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị
giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Tại sàn
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
HCM, bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, sàn HN
cũng đạt con số 300 tỷ đồng.
Thị phần giao dịch của khối NĐTNN chiếm một tỷ trọng lớn trên thị
trường trong đó tương quan luôn nghiêng về phía cầu, động thái đó đã tạo ra
một làn sóng đầu tư mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giao dịch của
các nhà đầu tư trong nước. Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu mua vào của
NĐTNN trung bình đạt khoảng 359 tỷ đồng/phiên, chiếm khoảng 30% tổng
giá trị giao dịch toàn thị trường.
• Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ Tháng 4/2007 đến đầu Tháng
9/2007
Giai đoạn tăng trưởng nóng trong 3 tháng đầu năm khiến giá cả chứng
khoán tăng lên quá cao so với dự đoán cũng như kỳ vọng của giới đầu tư. Với
nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũng
như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm
soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng
quá nóng của thị trường. Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt
điều chỉnh rõ rệt. Tuy nhiên, một thực tế nằm ngoài mong đợi của giới đầu tư
đó là đợt điều chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra trong một khoảng thời gian
rất dài (từ cuối Tháng 3 đến đầu Tháng 9).
Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và
HASTC, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. VNIndex
chỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007),
Nguyễn Thị Hiền
SN: 20-10-85
10