Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Hoàn thiện pháp luật việt nam về phòng chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.76 MB, 78 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG

LUAN VAN THAC Si
HOAN THIEN PHAP LUAT VIET NAM VE PHONG,
CHONG TRUC LOI BAO HIEM TRONG
KINH DOANH BAO HIEM TAI SAN
Ngành: Luật kinh tế

TẠ NHẬT ANH

Hà Nội, năm 2019


BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG

LUAN VAN THAC Si
Hồn thiện pháp luật Việt Nam về phịng, chống trục lợi
bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản

Ngành: Luật kinh tế

Mã số: 8380107

Họ và tên học viên: Tạ Nhật Anh

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Bình Minh

Hà Nội, năm 2019



i

LOI CAM DOAN
Tôi xin cam kết luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tơi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn

dẫn rõ ràng, các kết

quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tơi.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tạ Nhật Anh


ii

LOI CAM ON
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn,
giúp đỡ hết sức nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của TS Nguyễn Bình Minh,
giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể
cán bộ, giảng viên Khoa Luật, tập thê Thầy, Cô giáo Trường Đại học Ngoại thương
Hà Nội đã giảng dạy, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tơi trong suốt khố học và
thời gian nghiên cứu luận văn.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN


Tạ Nhật Anh


1H

MỤC LỤC
LOI CAM DOAN...

wi

LỜI CẢM 0),

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT....

..V

TÓM TẮT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨUU ................................2° s<2ssseze+ vi
098.0067007 ........................

1

CHUONG 1: TONG QUAN VE KINH DOANH BAO HIEM TAI SAN VA
TRUC LOI BAO HIEM TRONG KINH DOANH BAO HIEM TAI SAN....9
1.1. Tông quan về kinh doanh bảo hiểm tài sản.................................--5-5 9
1.1.1. Khái niệm kinh doanh bảo hiễm tài sản ............................--.-------<« 9
1.2. Tông quan về trục lợi bảo hiểm ..............................2-2
1.2.1. Khái niệm về trục lợi bảo hiễm và phòng chống, trục lợi bảo


7 Nn..................

17

1.2.2. Nguyên nhân trục lợi bảo hiỂm...........................-----2---e1.2.3. Hậu quả trục lợi bảo BiÏỄƯM.....................5-©21.3. Các loại trục lợi bảo hiểm tài sản...............................--2<< cce1.3.1. Căn cứ vào giai đoạn bảo hiễm............................-...-----e<©ccsecccsccee 26

1.3.2. Căn cứ vào đi tượng tiễn hành trục lợi báo hiễm..................... 28
1.3.3. Căn cứ vào các thú đoạn gian lận bảo hiểm tài sản................... 30
1.3.4. Căn cứ vào HìnH! fÍLỨC ÍFHC ÏỢÏ...............................o-<5-<<
<< <<< eseeeeeseesee 32

CHƯƠNG 2: THUC TRANG VE TRUC LOI BAO HIEM TAI VIET NAM
VA PHAP LUAT VE PHONG, CHONG TRUC LOI BAO HIEM TAI SAN
1033
2.1. Thực trạng về trục lợi bảo hiểm tài sản tại Việt Nam.....

33

2.1.1. Tình hình trục lợi bảo hiểm những năm gần đây.

-..33

2.2.2. Hình thức trục lợi bảo hiễm...........................5<:

34


2.2.3. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm...

42

2.2. Pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài san........... 43
2.2.1. Nhóm các quy định chung về phịng, chỗng trục lợi béo hiém..44


1V

2.2.2. Nhóm

các quy định điều chỉnh hành vi của các bên trong hợp

đồng bảo hiÏỄH...........................e2< ©cce<©CeeeEEeeEEeeEEkeerkrrrrkerrrreerrerrrreerreerrree 46
2.2.2. Nhóm

các quy định về quản lý nhà nước về phòng, chống trục

lợi bảo ÏlÏỄH....................----eeeeee««tEEEEEEEEEEELL.iirtttttttttrrkkkrrrrrrriiie 50
2.2.3. Nhóm

các quy định của pháp luật khác có liên quan điều chính

hành vi trục lợi bảo liỄHH.........................---s<©ccceseccxeeerrxeeerrxerrrrerrrreeee 52
CHUONG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VIET NAM VE PHỊNG, CHĨNG TRỤC LỢI BẢO HIẾM TÀI SẢN......54
3.1. Làm rõ khái niệm trục lợi bảo hiểm ....

....54


3.2. Hoàn thiện quy định về hợp đồng bảo hiểm tài sản
3.3. Hồn

thiện

các quy

định

về phịng

ngừa

rủi ro và giám

55
sát hoạt

động kinh doanh bảo hiểm .............................--22< 2< ez€©EsZ€ezzevzzeevzzerzsscrczee
3.4. Bỗ sung quy định về đăng ký hợp đồng bảo hiểm tài sản
exnn

0 ..................,ÔỎ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

66



V

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Ten viet

Tiéng Anh

tắt

Tiếng Việt

ABI

Association of British Insurers

Hiệp hội Bảo hiểm Anh

FBI

Federal Bureau of Investigation

Cục điều tra liên bang

FOS

Financial Ombudsman

ICA


Insurance Council Australia

Hội đồng bảo hiểm Úc

IDS

Insurance Data Service Inc.

Cơng ty TNHH
bảo hiêm

IFB

Insurance Fraud Bureau

Van phịng về Trục lợi bảo hiểm
của Anh

IRS

Insurance Reference Services

Dịch vụ tham khảo bảo hiểm

NAIC

National

Service


Association

co,
Commissioners

of

Dich vụ thanh tra tranh chập tải
chính

Insurance | Hiệp hội quốc gia Cơ quan quản
emer
`
ly bảo hiêm Hoa Ky

NFD

National Fraud Database

NFSA

National
(UK)

NICB

National Insurance Crime Bureau

OIG
SFD


Offical

Fraud

of

Department
Services)

sia sở dữ liệu về trục lợi quốc

Strategic

Inspector

of Health

Staff Fraud Database

Dịch vụ dữ liệu

Authority | Cơ quan Chién lược Quốc
của Anh về Gian lận

General

and

gia


Va n phòng quốc gia về tội phạm
bảo hiêm
(US | Vụ thanh tra của Bộ sức khỏe và

Human | dịch vụ nhân lực Mỹ
Cơ sở dit ligu về
nhân viên

trục

lợi của


VI

TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU
Tên luận văn: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chỗng trục lợi bảo

hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản
Luận văn đã đạt được các kết quả chính sau:

- Đã làm rõ các khái niệm liên quan đến kinh doanh bảo hiểm tài sản, như bảo
hiểm tài sản, kinh doanh bảo hiểm tài sản, đặc điểm của bảo hiểm tài sản, rủi ro

trong bảo hiểm tài sản và tổn thất trong bảo hiểm tài sản.
- Đã phân tích khái niệm trục lợi bảo hiểm, nguyên nhân dẫn đến trục lợi bảo
hiểm và hậu quả của trục lợi bảo hiểm.

- Đã làm rõ khái niệm trục lợi bảo hiểm tài sản, trong đó tập trung nghiên cứu

trục lợi bảo hiểm hàng hóa vận chuyền bằng đường biển, Các loại trục lợi bảo hiểm
hàng hóa vận chuyên bằng đường biển.
- Đã làm rõ thực trạng về trục lợi bảo hiểm tài sản ở Việt Nam và pháp luật về

phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản.

- Đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên
quan đến hợp đồng bảo hiểm tài sản; giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm; đăng

ký hợp đồng bảo hiểm tài sản.


LOI MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế những năm gần đây, các hoạt
động kinh doanh, thương mại diễn ra ngày càng nhiều và kèm theo đó hoạt
động bảo hiểm cũng diễn ra hết sức sơi động, đóng góp tích cực vào tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam. Tính đến 31/12/2017, thị trường bảo hiểm có 64
doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ, tái

bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Tổng tài sản toàn thị trường đạt 316.300 tỷ
đồng, tăng 27,4% so với năm 2016, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế đạt
247.815 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2016, tổng doanh thu toàn thị trường

đạt 132.369 tý đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 107.821 tỷ đồng
(tăng 23,4% so với năm 2016), doanh thu đầu tư đạt 24.548 tý đồng, số tiền chỉ

trả quyền lợi bảo hiểm là 31.904 (Bộ Tài Chính, 2018, tr. 5). Cịn theo số liệu
đăng tải trên trang web chính thức của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, doanh thu

phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 41.344 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Các doanh
nghiệp bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế 231.973 tỷ đồng, trong đó khối nhân

thọ đạt 193.508 tý đồng, tăng 41%; khối phi nhân thọ đạt 38.465 tý đồng, tăng
27%. Các Doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo cơng ăn việc làm cho 702.282 lao
động, trong đó có 29.584 cán bộ nhân viên và 672.698 đại lý (Ngô Trung
Ding, 2018).

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm
Việt Nam, đã xuất hiện tình trạng trục lợi bảo hiểm. Những năm gần đây, trục
lợi bảo hiểm nói chung và trục lợi bảo hiểm vật chất nói riêng ở Việt Nam đã
gia tăng nhanh chóng về số lượng và phát triển phức tạp về quy mô cũng như
thủ đoạn trục lợi, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm, xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm,


đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm Việt
Nam.
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung

và phịng chống trục lợi bảo hiểm nói riêng đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung
phần nào đã cho thấy sự phức tạp của vấn đề và các khó khăn khi áp dụng các
quy định của luật nhằm phòng chống trục lợi bảo hiểm.
Ngồi ra, trong cơng tác ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm, hoạt động quản lý,
giám sát của cơ quan quán lý nhà nước có thâm quyền đóng vai trò quan trọng,
nhằm đảm bảo cho các chủ thể liên quan thực hiện hành vi một cách có trách
nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật. Với mục đích nhằm ngăn ngừa trục lợi

bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các nội dung giám sát của mình
thơng qua việc ban hành các quy định như: Cấp phép thành lập và hoạt động

của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; quản lý, giám sát
sản phẩm bảo hiểm; quản lý, giám sát kênh trung gian bảo hiểm. Các nội dung
này được cơ quan nhà nước thực hiện bằng phương thức giám sát từ xa và kiểm
tra tại chỗ cũng như thực hiện thắm quyền của mình trong việc áp dụng các chế
tài đối với chủ thể vi phạm. Thời gian qua các doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Nam cũng như Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính đã nghiên cứu
áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa hạn chế trục lợi trong bảo hiểm và đã thu
được những thành công nhất định. Tuy nhiên thực tế các biện pháp này chưa
thật sự giải quyết hiệu qua tinh trạng trục lợi trong bảo hiểm nói chung và trục
lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyền bằng đường biển nói riêng.
Trên góc độ nghiên cứu, một số tác giả cũng đã phân tích thực trạng trục
lợi bảo hiểm và đặc biệt là trục lợi bảo hiểm xe cơ giới nhằm đưa ra một số giải
pháp phòng ngừa hiện tượng này. Tuy nhiên, như phần tổng quan tình hình

nghiên cứu sẽ được trình bày dưới đây cho thấy, các nghiên cứu này mới chỉ


tập trung nghiên cứu một vài khía cạnh của hiện tượng trục lợi bảo hiểm và

thường nhấn mạnh đến trục lợi bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài ra, pháp luật Việt
Nam cũng đã có những thay đổi trong thời gian gần đây và các nghiên cứu này
chưa đề cập đến các quy định mới này.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể các quy định của pháp luật

Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản
nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam là hết sức cần

thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Vì những lẽ trên, học viên đã lựa chọn chủ đề “Hồn thiện pháp luật Việt
Nam về phịng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản”

làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. Dé tài này phù hợp với chuyên ngành
đào tạo Thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học
Ngoại thương.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và trục lợi bảo hiểm nói riêng
khơng phải là chủ đề mới. Đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về
trục lợi bảo hiểm được thẻ hiện trong các giáo trình về bảo hiểm, trong các đề
tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ cũng như các bài
viết đăng tải trên các tạp chí chun ngành. Cụ thể, có thể kế đến các cơng
trình tiêu biểu sau:

Các tác giả Đào Thanh Bình và Hồng Đình Minh trong bài viết về “Giải
pháp ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm vật chất” đăng trên Tạp chí Tài chính số 8
năm 2014 đã phân tích thực trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới, nhiện diện một

số hình thức gian lận bảo hiểm xe cơ giới và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn
chế trục lợi bảo hiểm xe cơ giới.


PGS. TS Tran Sy Lam, trong dé tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Hạn
chế trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại một số
nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, nghiệm thu năm

2014, đã phân tích tổng quan về trục lợi và hạn chế trục lợi trong bảo hiểm
hàng hóa vận chun bằng đường biển, phân tích hiện tượng trục lợi và phương
pháp hạn chế trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển tại
một số nước trên thế giới và đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về:
phòng ngừa trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển; xử
lý trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyên bằng đường biển. Đề tài này
cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế trục lợi trong bảo

hiểm hàng hóa vận chuyên bằng đường biển cho Việt Nam. Tuy nhiên, Đề tài
nay chỉ tập trung nghiên cứu trục lợi trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyên bằng
đường biển, vốn là một lĩnh vực hết sức chuyên biệt, chứ chưa nghiên cứu trục
lợi trong bảo hiểm tài sản nói chung.
Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, trong một đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Bộ do Bộ Tài chính tài trợ về “7rục lợi bảo hiểm ở Việt Nam-Nguy cơ và
Giải pháp” nghiệm thu năm 2012, đã phân tích thực trạng về trục lợi bảo hiểm
ở Việt Nam, đánh giá các tác hại mà hiện tượng này gây ra và đề xuất một số
giải pháp nhằm phòng ngừa hiện tượng này.
Tại Trường Đại học Ngoại thương có đề tài luận văn thạc sỹ bảo vệ năm
2013 của Nguyễn Lệ Thủy về “Phòng chống trục lợi trong kinh doanh bảo
hiểm phi nhân thọ tại một số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam ”, cũng như đề

tài luận văn thạc sỹ năm 2012 của Nguyễn Thị Phượng về “Kinh nghiệm phòng
ngừa va ddu tranh chống trục lợi bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển ở một số nước khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu”.


Tác giả Doãn Hồng Nhung trong bài viết “Một số ý kiến hồn thiện pháp
luật về phịng ngừa, ngăn chặn trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm ở
Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 30, số 3 năm
2014, tr 33-40, đã phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và đề xuất một số
giải pháp hồn thiện, trong đó nhắn mạnh đến việc tăng các mức phạt tiền.
Nguyễn Thị Hoài Thu (2012) trong bài viết về “Hoàn thiện các quy định
của pháp luật để ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam”, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 03 (212) tháng 2 năm 2012, đã phân tích tình hình trục

lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm, thực tiễn xử lý các hành vi trục lợi
bảo hiểm và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo

hiểm đề ngăn ngừa trục lợi bao hiểm.
Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chủ yếu phân tích các khía cạnh kinh
tế — quản lý của vấn đề trục lợi bảo hiểm, coi đó là một phần của quản trị rủi ro
mà doanh nghiệp cần phải quan tâm thực hiện. Nghiên cứu của tác giá Nguyễn
Thị Hoài Thu đã đề cập trực tiếp đến vấn đề trục lợi bảo hiểm nói chung,
nhưng chưa đi sâu phân tích các đặc trưng của trục lợi bảo hiểm tài sản và cũng
chưa tính đến các sửa đổi của Bộ luật hình sự năm 2015.

Như vậy, cho đến nay, chưa có đề tài nào mới nghiên cứu, đánh giá một
cách tổng thê về pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong

kinh doanh bảo hiểm tài sản.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam
về phòng, chống trục lợi bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản để đề
xuất các giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả pháp luật cũng như hoàn thiện pháp
luật về vấn đề này.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phân tích hoạt động kinh doanh bảo hiểm để làm rõ bản chất
loại hình kinh doanh này

Thứ hai, nhận diện các phương thức, hành vi trục lợi bảo hiểm, đặc biệt là
trục lợi bảo hiểm tài sản.
Thứ ba, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống
trục lợi bảo hiểm nói chung và phịng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản nói
riêng.


Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả các quy định của
pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản.

Thứ năm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục

lợi bảo hiểm tài sản.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hành vi trục lợi bảo hiểm tài sản ở Việt Nam
và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi và hạn chế
trục lợi bảo hiểm tài sản. Ngoài ra, do bảo hiểm tài sản rất đa dạng, nên trong
một số mục, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu loại hình bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các hoạt động kinh doanh bảo hiểm rất đa dạng và các hành vi trục lợi
cũng rất đa dạng. Vì vậy, luận văn này sẽ không đề cập đến tất cả các hành vi
trục lợi bảo hiểm nói chung mà sẽ có giới hạn cả về nội dung nghiên cứu, về
không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.


Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ giới han nghiên cứu các dạng trục lợi
điển hình trong bảo hiểm tài sản, cũng như các biện pháp hạn chế trục lợi chủ
yếu của các cơ quan quản lý nhà nước chức năng và các doanh nghiệp bảo
hiểm áp dụng đối với các đối tượng trục lợi. Các hành vi trục lợi bảo hiểm phi
nhân thọ sẽ không được đề tài này nghiên cứu.
Về không gian nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các hành vi
trục lợi bảo hiểm tài sản ở Việt Nam và quy định của pháp luật Việt Nam về
vấn đề này. Các hành vi trục lợi, các tranh chấp về trục lợi bảo hiểm ở nước

ngoài, các quy định của pháp luật nước ngoài về phịng, chống trục lợi bảo

hiểm nếu được trích dẫn trong Luận văn thì chỉ để làm ví dụ hoặc đối tượng so
sánh chứ không phải là đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn.
Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hiện tượng trục
lợi, các thủ đoạn trục lợi, các biện pháp trục lợi bảo hiểm tài sản và các quy
định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống trục lợi bảo hiểm từ năm 2000,
tức là thời điểm Việt Nam có đạo luật chuyên ngành đầu tiên về kinh doanh
bảo hiểm. Tuy nhiên, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn giai đoạn từ

năm 2010 trở lại đây, tức là thời điểm Việt Nam có một luật mới sửa đổi, bỗ
sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 20001.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống, như: phân tích, tổng hợp tình
huống, phân tích án lệ và so sánh luật học.

! Để việc trích dẫn được ngắn gọn hơn, thứ tự các điều luật được trích dẫn sẽ là thứ tự trong văn bản hợp

nhất số 12/VBHN-VPQH ngày 23 tháng 07 năm 2013 về Luật kinh doanh bảo hiểm. Trong Luận văn này,
Luật Kinh doanh bảo hiểm được hiểu là Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010. Khi đề cập đến quy định cũ

thì Luận văn sẽ nêu rõ đó là Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.


Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm
làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, về các hành vi trục lợi bảo hiểm và các quy định của pháp luật về
phòng, chống trục loi bao hiểm.
Phương pháp phân tích án lệ sẽ được sử dụng chủ yếu trong Chương 2
nhằm làm sáng tỏ hơn sự phức tạp của vấn đề trục lợi bảo hiểm, cũng như rút
ra các bài học tạo tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả

các quy định của pháp luật về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản và hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Phương pháp so sánh luật học sẽ được sử dụng chủ yếu tại Chương | va
Chương 2 nhằm làm rõ các ưu điểm và nhược điểm của pháp luật Việt Nam
trong tương quan với pháp luật nước ngoài, nhằm tạo tiền đề cho các đề xuất
hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các chữ
viết tắt, Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm tài sản và trục lợi bảo

hiểm trong kinh doanh bảo hiểm tài sản
- Chương 2: Thực trạng về trục lợi bảo hiểm tài sản tại Việt Nam và pháp
luật về phòng, chống trục lợi bảo hiểm tài sản
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam phịng,
chống trục lợi bảo hiểm tài sản.


CHUONG 1: TONG QUAN VE KINH DOANH BAO HIEM TAI SAN
VA TRUC LOI BAO HIEM TRONG KINH DOANH BAO HIEM TAI
SAN
1.1. Tổng quan về kinh doanh bảo hiểm tài sản
1.1.1. Khái niệm kinh doanh báo hiểm tài sản

1.1.1.1. Khái niệm “bảo hiểm tài sản ”
Pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa về bảo hiểm tài sản mà chỉ
có quy định chung về bảo hiểm phi nhân thọ, theo đó bảo hiểm phi nhân thọ là

loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm
khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ (khoản 18, Điều 3, Luật kinh doanh bảo

hiểm). Như vậy, bảo hiểm tài sản nằm trong nhóm bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảo hiểm tài sản, như tên gọi của nó cho thấy, có đối tượng là một loại tài
sản. Bảo hiểm hiểm tài sản thường được thể hiện bằng hợp đồng bảo hiểm
nhằm cung cấp sự đền bù về mặt tài chính cho chủ sở hữu hoặc người thuê tài
sản, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng hoặc trộm cắp. Các loại tài sản được
bảo hiếm rất đa dạng. Theo pháp luật Việt Nam, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có
giá và quyền tài sản (khoản 1, Điều 105 BLDS năm 2015). Tài sản bao gồm hai
loại là bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (khoản 2, Điều 105 BLDS

năm

2015). Tat cả các loại tài sản kể trên đều có thé trở thành đối tượng của bảo
hiểm tài sản. Trong thực tiễn, các bên có quyền thỏa thuận về loại tài sản được
bảo hiểm.

1.1.1.2. Khái niệm kinh doanh bảo hiểm tài sản
Pháp luật Việt Nam cũng khơng có định nghĩa về kinh doanh bảo hiểm tài
sản mà chỉ có định nghĩa về “kinh đoanh bảo hiểm”. Cụ thể, theo khoản 1 Điều
3 Luật Kinh đoanh bảo hiểm, kinh đoanh bảo hiểm là “hoạt động của doanh


10

nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp
nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí
bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng

hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Do đối tượng của kinh doanh bảo hiểm tài sản là tài sản mà tài sản lại có
các dạng rất khác nhau nên bảo hiểm tài sản cũng rất đa dạng, thường là do các
bên tự do thỏa thuận, nhưng cũng có thể do pháp luật bắt buộc. Có thể kế đến
các loại bảo hiểm tài sản tiêu biểu sau.
a) Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản

Đây là loại bảo hiểm nhằm bảo toàn tài sản doanh nghiệp một cách an
toàn và hiệu quả nhất. Đối tượng của loại bảo hiểm này bao gồm tài sản cố
định, các cơng trình xây dựng (nhà cửa, kho tàng, văn phịng...), hàng hóa lưu
kho, ngun vật liệu, tư liệu sản xuất... của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản
xuất, trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ... Phạm vi của loại bảo hiểm

này là toàn bộ tôn that vat chất xảy ra bat ngờ đối với tài sản đã được bảo hiểm,
do bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm và vào bất
kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hiểm.
b) Bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện
bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân

tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm
bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi
ích cơng cộng và an toàn xã hội. Theo Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm, tại
Việt Nam bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối
với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn


11


pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo

hiểm; Bảo hiểm cháy, nỗ.
Như vậy, bảo hiểm tài sản bắt buộc chỉ liên quan đến bảo hiểm cháy, nỗ.
Đối tượng của loại bảo hiểm tài sản bắt buộc này có thể là nhà cửa, cơng trình
xây dựng và các trang thiết bị kèm theo, máy móc thiết bị, hàng hoá lưu kho
(nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm), vật tư và các tài sản khác. Loại
bảo hiểm tài sản bắt buộc này có phạm vi là Tổn thất vật chất bất ngờ gây ra do
cháy, nỗ không lường trước được xảy ra đối với các tài sản được bảo hiểm theo
danh mục tài sản mà Người được bảo hiểm kê khai. Trong đó: Cháy là phản
ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nỗ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào
khác; Nổ là phản ứng hố học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột

ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến
các vật xung quanh nhưng loại trừ thiệt hại tới bản thân nồi hơi, bình chứa,
máy móc sử dụng áp lực và chất liệu chứa trong đó.
c) Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt

Cần lưu ý đây không phải là loại bảo hiểm tài sản bắt buộc, mà là một loại
bảo hiểm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp báo hiểm và người mua bảo hiểm

nhằm bảo hiểm cho các các tài sản đặc biệt dé cháy hoặc dễ hỏng hóc, hư hại
hoặc tiêu hao. Các rủi ro mà các bên có thể thỏa thuận là: cháy, nổ, sét., giơng

bão, lũ lụt, đâm va, động đất, nỗ nồi hơi và hoặc các thiết bị bình chứa hơi đốt,
rị rỉ nước từ hệ thống Sprinkler...
đ) bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Trong thực tiễn kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải đồ diện với rủi ro
công việc kinh doanh bị gián đoạn, ngừng trệ do thiệt hại tài sản hay một phần

tài sản được bảo hiểm với mục đích kinh doanh. Loại bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh cung cấp nguồn tài chính cho doanh nghiệp được bảo hiểm để giúp


12

doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và khôi phục hoạt động kinh doanh như trước khi
sự cố xảy ra. Đối tượng báo hiểm là lợi nhuận bị mắt đi do hoạt động sản xuất
kinh doanh của Người được bảo hiểm bị gián đoạn. Loại bảo hiểm này bồi
thường cho mất lợi nhuận kinh doanh và các chi phí cố định mà người được

bảo hiểm phải tiếp tục chỉ trả trong khi hoạt động kinh doanh đã bị đình trệ,
cản trở hoặc bị ảnh hưởng do có sự có tổn thất tài sản tại cơ sở kinh doanh của

người được bảo hiểm.
1.1.1.3. Đặc điểm của bảo hiểm tài sản
Kinh doanh bảo hiểm tài sản có đối tượng hẹp hơn so với kinh doanh bảo
hiểm nói chung và vì thế nó cũng có những tính chất chun biệt hơn so với
các đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm nói chung (bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm phi nhân thọ). Cụ thể, bảo hiểm tài sản có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, chỉ bảo hiểm khi xác định được giá trị tài sản là đối tượng của
bảo hiểm. Chính điều này địi hỏi phải có phương pháp phù hợp đề xác định giá
trị tài sản. Trong thực tế, giá trị của tài sản có thể được tính trên cơ sở giá thị
trường hoặc theo thỏa thuận giữa các bên.
Thứ hai, số tiền chi trả của công ty bảo hiểm được xác định dựa trên
nguyên tắc bồi thường. Giá trị bồi thường bằng giá trị tốn thất của tài sản cộng

với chỉ phí hợp lý để đề phòng, hạn chế tốn thất, chi phi phát sinh theo chi dẫn
của doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ phí giám định thiệt hại (nếu có). Các phương

thức bồi thường rất đa dạng, có thể bằng tiền, bằng sửa chửa, khôi phục hoặc
thay thế tài sản.
Thứ ba, trách nhiệm bồi thường trong trường hợp bảo hiểm trùng. Bảo
hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với
hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng với
cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Pháp luật không cắm bên mua bảo hiểm


13

mua bảo hiểm trùng cho tài sản bởi vì đây là quyền định đoạt của chủ sở hữu
đối với tài sản. Tức là, chủ tài sản được quyền mua bảo hiểm cho tài sản tại
nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng điều kiện và sự kiện bảo
hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đối với tài sản. Tuy nhiên,

trong quan hệ này, bên được bảo hiểm không được phép lợi dụng yếu tố phi
bảo hiểm phải trả cho một tài sản là rất nhỏ so với giá trị tài sản để yêu cầu bảo
hiểm nhiều lần cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau nhằm

mục đích nhận được khoản tiền bảo hiểm lớn hơn nhiều lần so với giá trị của

tài sản bảo hiểm?.
1.1.1.4. Rui ro trong bảo hiểm tài sản

Khi nhắc đến bảo hiểm là nhắc đến rủi ro. Rủi ro và bảo hiểm gắn liền với
nhau như hai mặt của một vấn đề, có rủi ro mới có bảo hiểm. Xác định được

các loại rủi ro có ý nghĩa khơng chỉ đối với người kinh doanh bảo hiểm mà còn
cả với người mua bảo hiểm. Rủi ro, là một điều không may mắn, không lường
trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như

mức độ nghiêm trọng và hậu quá của nó. Dưới góc độ pháp lý, Từ điển Thuật
ngữ Pháp-Việt giảng nghĩa rủi ro (risque) là “sự kiện bất thường có thể xảy ra,
khơng phụ thuộc hồn tồn vào ý muốn chủ quan của các bên và có khả năng

gây thiệt hại: thời tiết xấu, hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh...” (Nhà Pháp luật
Viét-Phap, Organisation Internationale de la Francophonie, 2009, tr. 805).
Trong thực tế, rủi ro rất đa dạng và có nguyên nhân phát sinh không giống
nhau và gây tác hại khác nhau. Để đánh giá một rủi ro, người ta dùng 2 tiêu
thức, đó là tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Tần
suất xuất hiện rủi ro là số lần có thé xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian
nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất hiện.

? Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn tại Chương 2.


14

Vi du, cứ 10 năm lại xuất hiện một đợt rét hại ở miền Bắc Việt Nam làm chết

nhiều gia súc. Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tốn thất.
Tén thất là hậu quả của rủi ro. Đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro khác nhau
thì tổn thất gây ra cũng khác nhau. Ví dụ, giá lạnh có thé làm chết loại gia súc
nay nhưng không gây thiệt hại cho loại vật nuôi khác.
Liên quan đến bảo hiểm tài sản, có thể kể đến các rủi ro sau:

a) Rui ro tai chinh va rui ro phi tài chính
Rui ro tài chính là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể đo được bằng

tiền. Tài sản bị hư hỏng sẽ dẫn đến thiệt hại về tài chính, đó là chỉ phí khơi
phục, sửa chữa tài sản, chỉ phí thay thế bộ phận tài sản bị hỏng, chỉ phí mua tài

sản khác tương tự thay thế tài sản đã bị hư hại, thiệt hại do gián đoạn kinh
doanh.

Rủi ro phi tài chính là những rủi ro khơng đo được bằng tiền. Ví dụ, một
người mua một cái áo hoặc một đồ trang sức nhưng sau đó lai thấy khơng hợp
với sở thích của mình. Đây cũng có thể coi là một rủi ro nhưng hậu q của nó
khơng gây thiệt hại tài chính, mà chỉ làm cho người có tài sản cảm thấy khơng
hài lịng.

b) Rủi ro có thể được bảo hiểm
Khơng phải rủi ro nào cũng có thể được bảo hiểm. Một rủi ro có thể được
bảo hiểm phải hội đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, tơn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên. Một sự kiện có thể
được bảo hiểm phải là hồn tồn ngẫu nhiên đứng trên góc độ của người được
bảo hiểm. Không thể nào bảo hiểm một sự kiện chắc chắn sẽ xảy ra bởi vì nó
khơng mang tính chất ngẫu nhiên và do đó việc chun giao rủi ro sẽ không
xảy ra. Như vậy, không thể bảo hiểm những gì chắc chắn xảy ra như những


15

hỏng hóc do hao mịn tự nhiên gây ra. Cũng khơng thể bảo hiểm những gì
người được bảo hiểm cố ý gây ra. Những hành động cố ý của người khác sẽ

khơng mặc nhiên bị loại trừ nếu như nó là hoàn toàn bất ngờ đối với người
được bảo hiểm.
Thứ hai, phải đo được, định lượng được bằng tiền. Ý nghĩa của bảo hiểm
chính là ở chỗ nó phát huy tác dụng như một cơ chế chuyền giao rủi ro và bù
đắp về tài chính cho những rủi ro xảy ra. Bảo hiểm không thể loại bỏ được rủi
ro, nhưng nó có trách nhiệm bảo vệ về mặt tài chính dé đối phó với hậu quả

của những tồn thất xảy ra. Nếu như vậy thì rủi ro được bảo hiểm phải có thể

dẫn đến một tổn thất có thể đo được bằng tiền. Điều đó có thé dễ thấy trong các
trường hợp tốn thất tài sản. Giá trị bằng tiền bị mất của tài sản là có thé do

được, và như vậy theo các điều kiện báo hiểm, nó phải được bồi thường. Giá trị
chính xác của tơn thất sẽ không thẻ biết được ngay từ đầu khi ký hợp đồng bảo
hiểm, nhưng sẽ xác định được sau khi tổn thất đã xảy ra.
Thứ ba, không trái với đạo đức xã hội. Hoạt động bảo hiểm tài sản là một
loại giao dịch dân sự. Cũng như mọi giao dịch dân sự khác, bảo hiểm tài sản

phải không trái với luật và đạo đức xã hội (khoản 2, Điều 3 BLDS năm
2015). Vì vậy, các giao dịch cố ý hủy hoại hoặc lấy cắp tài sản của người khác

nhằm được hưởng bảo hiểm sẽ không được chấp nhận.
€) Rải ro không được bảo hiểm (hay rủi ro bị loại trừ)
Rủi ro không được bảo hiểm là những rủi ro không được người bảo hiểm

nhận bảo hiểm hoặc không được người báo hiểm bồi thường. Đó là những rủi
ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra, hoặc các thiệt hại do nội tỳ, bản chất

của hàng hóa, do lỗi của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực
tiếp là chậm trễ, những rủi ro có tính chất thảm họa mà con người không lường


16

trước được quy mô, mức độ và hậu quả của nó. (Hồng Văn Chau, 2006, tr. 1718).
1.1.L 5. Tổn thất trong bảo hiểm tài sản
Tén thất là tình trạng, hồn cảnh thực tế đưa đến sự giảm bớt giá trị của

tài sản ngoài ý muốn của người mua bảo hiểm. Tổn thất là hậu quả do các rủi
ro gây ra, là kết quả của rủi ro còn rủi ro là nguyên nhân gây ra tổn that. Ton
thất trong bảo hiểm tài sản có nhiều dạng, có thể là tổn thất về vật chất, tổn that
về thu nhập, tồn thất về tinh thần, tổn thất về tính mạng, sức khỏe con người.

Tén thất về vật chất va ton thất về thu nhập có thể đo lường được và có thể bù
đắp được, có thể sửa chữa, khơi phục, thay thế. Vì vậy, bảo hiểm chỉ bồi

thường tốn thất vật chất, tổn thất về thu nhập. Tổn thất về tinh thần tình
cảm, như mắt đi một người ruột thịt, mất đi một tập ảnh cưới là những tốn thất
khó đo được giá trị cũng như khó có cách nào bù đắp được. Tồn thất về tính
mạng và sức khỏe con người khơng có gì đo được và khơng thể lượng hố giá
trị bằng tiền. Tuy nhiên, người ta có thể thoả thuận với nhau số tiền bảo hiểm
sẽ tra trong trường hợp chết người, mất chân, mất tay v.v..., Có thể lượng hoá
được sức khỏe con người bằng tý lệ % mắt khả năng lao động. Do luận văn chỉ
đề cập đến bảo hiểm tài sản nên những loại tổn thất được nghiên cứu chỉ là các

tốn thất về vật chất.
Theo mức độ, quy mô tốn thất chia thành tồn thất bộ phận và tồn thất toàn
bộ. Tổn thất bộ phận là một phần của tài sản được bảo hiểm theo một hợp đồng

bảo hiểm bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại. Tổn thất bộ phận có thé là tồn thất về
số lượng, trọng lượng, thể tích, phẩm chất hoặc gia tri. Tén thất toàn bộ là toàn

bộ tài sản theo một hợp đồng bảo hiểm bị tồn thất. Có hai loại tổn thất toàn bộ
là tổn thất toàn bộ thực tế và tơn thất tồn bộ ước tính.


17


Căn cứ vào tính chất, tốn thất được chia thành tốn thất riêng và tốn thất

chung. Tổn thất riêng là loại tén thất chỉ gây ra thiệt hại cho riêng quyền lợi
cùa một vài chủ tài sản, đặc biệt là các chủ hàng trong tồn bộ chuyến hành
trình, do những rủi ro được bảo hiểm gây ra và không phải tốn thất chung. Tổn
thất riêng là tổn thất của từng quyền lợi được bảo hiểm, quyền lợi bị tốn thất
không liên quan đến các quyền lợi khác và tôn thất hay tôn hại phải là ngẫu
nhiên và bắt ngờ gây ra bởi một rủi ro được bảo hiểm. Tổn thất riêng có thé la
tốn thất bộ phận hoặc tồn thất toàn bộ của các quyền lợi riêng biệt.
1.2. Tổng quan về trục lợi bảo hiểm

1.2.1. Khái niệm về trục lợi bảo hiểm và phòng chống, trục lợi bảo hiểm
1.2.1.1. Khái niệm trục lợi bảo hiểm

“Trục lợi” (fraud) được mô tả trong từ điển tiếng Anh Oxford với nghĩa
là: gian dối; lừa dối hình sự; bằng cách sử dụng sự kháng nghị sai để có được
một lợi thé bất cơng hoặc làm tồn hại đến quyền, lợi ích của người khác; khơng
trung thực. Trong khi đó, Từ điển Thuật ngữ pháp luật Pháp-Việt giảng nghĩa

gian lận (fraude) là “hành động qua đó chủ thể của nó thể hiện ý định làm hại
người khác hoặc lảng tránh một số quy định của pháp luật (Nhà Pháp luật ViệtPhap,

Organisation

Internationale

de la Francophonie,

2009,


tr. 392).

Mot

nghiên cứu so sánh pháp luật cho thấy, pháp luật của nhiều nước có thị trường

bảo hiểm phát triển như Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Đức, Canada... không đưa ra
định nghĩa về “trục lợi bảo hiểm” mà coi đây là một loại vi phạm thuộc phạm

vi điều chỉnh của luật hình sự. Tại các quốc gia này, các hành vi trục lợi bảo
hiểm có thể bị xử lý như là hành vi của một sự lừa dối, bất lương (J.L. Bacher,
1995, tr. 185). Tại Anh thì các tội như vậy trước đây được xử lý theo các quy
định của Đạo luật Theft 1968, và hiện nay được điều chỉnh bởi Đạo luật Fraud

2006 có hiệu lực từ ngày 15/1/2007. Đạo luật Theft tuy khơng có định nghĩa về
“ trục lợi” nhưng là đạo luật duy nhất lúc bấy giờ được dùng làm căn cứ để xử
phạt các hành vi trục lợi. Theo khoản 1 Điều 15 Đạo luật Theft người nào có


×