Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thuyết minh bản vẽ BPTC đào và gia cố hầm dẫn nước Thủy điện Nậm Lằn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.64 KB, 50 trang )

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG
Hạng mục: Đào và gia cố đường hầm
Cơng trình: Dự án Thủy điện Nậm Lằn
Địa điểm xây dựng : xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
1. Vị trí và quy mô dự án.
Dự án thủy điện Nậm Lằn xây dựng trên suối Suối Nậm Lằn là một trong những nhánh
cấp I bờ trái của sông Đà thuộc xã Ka Lăng, huyện Mường Tè , tỉnh Lai Châu.
Suối Nậm Lằn ở thượng nguồn gồm hai nhánh chính, gồm suối Nậm Lằn và suối Là Pe
1. Cả hai dòng suối này đều bắt nguồn từ dãy núi cao khoảng 1800m, hai nhánh nhập với
nhau tại bản Nhù Cả. Từ đây, suối chảy theo hướng Bắc Nam qua bản Lé Ma suối chảy theo
hướng Tây- Đơng sau đó lại chuyển sang hướng Bắc Nam rồi đổ vào sông Đà ở toạ độ
22o33’40” vĩ độ Bắc, 102o28’13” kinh độ Đông theo hệ toạ độ VN 2000.
Cơng trình thủy điện Nậm Lằn xây dựng trên suối Nậm Lằn. Vị trí xây dựng tuyến đập
và nhà máy cách trung tâm huyện Mường Tè khoảng gần 60 km về phía Tây Bắc. Tuyến
đập bố trí phía thượng lưu cầu Nậm Lằn, cách cửa khẩu Ka Lăng khoảng 80km.
Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần phát triển năng lượng Vạn Thắng
2. Quy mô và cấp cơng trình.
Cơng trình thủy điện Nậm Lằn thuộc loại đường dẫn với đập dâng xây dựng trên suối
Nậm Lằn, tuyến năng lượng bên bờ trái gồm Cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, kênh dẫn
hở, bể áp lực, đường ống áp lực và nhà máy thuỷ điện hở bố trí bên bờ trái dịng sơng Đà
với cơng suất lắp máy Nlm = 15 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm Eo= 52,53 triệu
kWh, thuộc cơng trình cấp 3.
Quy mơ cơng trình bao gồm các hạng mục chính sau:
2.1. Các thơng số chính của cơng trình:
Mực nước dâng bình thường (MNDBT): 595,0 m
Mực nước chết (MNC): 592,5 m
Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy: 6,79 m3/s
Cột nước tính tốn: 263,12 m


Công suất lắp máy: 15,0 MW
Công suất đảm bảo: 1,02MW
Điện lượng trung bình hàng năm: 52,53 triệu kWh
2.2. Các thơng số chính của gói thầu Đường hầm dẫn nước:
Tuyến của đường hầm nối từ cửa nhận nước đến kênh dẫn, hình thức dạng hầm khơng
áp. Hầm đi qua vùng đá chủ yếu là lớp IB và IIA có tổng chiều dài 648,51m.
Đường hầm không áp được thiết kế với lưu lượng Qmax= 6,79m3/s, hầm được bọc áo
BTCT M200 toàn bộ dày 25cm, hầm có mặt cắt dạng chữ U ngược kích thước thơng thủy
của hầm bxh = 2,2x2,9 (m).
1


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

- Đường hầm dẫn nước kết cấu có áo được bọc bởi vỏ bê tơng cốt thép M250, chiều
dày bê tông vỏ hầm 25cm. Tại các vùng đứt gãy, chiều dày bê tông tạm là 20cm, chiều dày
bê tông vỏ cố định là 25cm và cũng được tăng cường cốt thép. Tại các vị trí đứt gẫy được
khoan phụt gia cố và sẽ được quyết định trong q trình thi cơng:
Mặt cắt hầm kiểu 1: Áp dụng cho đoạn cửa vào, kết cấu BTCT M250 dày 0,25m. Kích
thước hầm thơng thủy hình chữ U ngược BxH=2,2x2,9m.
Mặt cắt hầm kiểu 1A: Áp dụng cho đoạn hầm đi qua đứt gãy, địa chất xấu, kết cấu
BTCT M250 dày 0,25m. Kích thước hầm thơng thủy hình chữ U ngược BxH=2,2x2,9m.
Sau
Mặt cắt hầm kiểu 2: Áp dụng cho đoạn hầm địa chất khá, kết cấu BTCT M250 dày
0,30m, neo toàn bộ anke Ф22 dài 2,0m. Kích thước hầm thơng thủy hình chữ U ngược
BxH=2,2x2,9m
Mặt cắt hầm kiểu 2A: Áp dụng cho đoạn hầm địa chất tốt, kết cấu BTCT M250 dày
0,30m, neo điểm anke Ф22 dài 2,0m. Kích thước hầm thơng thủy hình chữ U ngược
BxH=2,2x2,9m
- Chiều dài tồn bộ

: 648,51m
- Độ dốc đáy hầm
: 0,094%
- Cao độ tim hầm tại cửa nhận nước: 591,45m
3. Các cơng trình phục vụ thi công và nguồn cung cấp các loại vật tư, thiết bị chính
cho gói thầu.
3.1. Các cơng trình phục vụ thi cơng:
3.1.1. Hệ thống đường giao thơng.
- Đường chính đến khu vực dự án: Tỉnh lộ 127, tỉnh Lai Châu.
- Hệ thống đường vận hành: Do Chủ đầu tư làm phục vụ vận hành Nhà máy, toàn bộ
các Nhà thầu đều được sử dụng để phục thi cơng trong q trình triển khai dự án.
- Hệ thống đường phục vụ thi công: xây dựng các tuyến đường đường công vụ để phục
vụ công tác thi công của Nhà thầu
3.1.2. Hệ thống cấp điện.
- Nhà thầu phải tự khảo sát, tìm hiểu về nguồn điện lưới phục vụ thi cơng để có
phương án thi công hợp lý.
3.1.3. Hệ thống cấp nước.
- Nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt được lấy từ các nguồn nước mặt tự nhiên, Nhà
thầu tự khảo sát và xây dựng hệ thống cấp nước.
3.1.4. Các cơng trình tạm, cơng trình phụ trợ phục vụ thi cơng khác.
- Các cơng trình phụ trợ và lán trại quy mơ khu phụ trợ và lán trại phải đảm bảo phục
vụ tốt cho q trình thi cơng.
- Khi hồn thành cơng trình, tồn bộ các cơng trình tạm do Nhà thầu xây dựng, ngoại
trừ những phần được chỉ định và hướng dẫn riêng, sẽ được dỡ bỏ khỏi hiện trường. Nhà thầu
phải đảm bảo an toàn cho các khu vực ảnh hưởng của cơng trình tạm và khơi phục lại thốt
nước tự nhiên.
3.1.5. Thí nghiệm.
- Cơng tác thí nghiệm kiểm tra sẽ được thực hiện cả ở trong phòng và tại hiện trường
xây lắp, phải được thực hiện ngay sau khi có yêu cầu của Tư vấn.


2


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

- Khi có nghi ngờ về kết quả thí nghiệm của Nhà thầu, Tư vấn sẽ yêu cầu tiến hành thí
nghiệm kiểm tra đối chứng. Tư vấn sẽ là người đưa ra các kết luận cuối cùng về kết quả thí
nghiệm. Chi phí cho việc tiến hành các thí nghiệm kiểm tra đối chứng sẽ do Chủ đầu tư chi
trả. Nếu theo kết luận của Tư vấn dựa trên kết quả thí nghiệm kiểm tra đối chứng cho thấy
Nhà thầu có những sai sót về kỹ thuật thì mọi chi phí cho cơng tác thí nghiệm kiểm tra đối
chứng cũng như cho việc sửa chữa những sai sót theo kết luận của Tư vấn sẽ do Nhà thầu
chi trả.
CHƯƠNG II: TRÌNH TỰ VÀ BIỆN PHÁP THI CƠNG
CƠ SỞ LẬP:
-

Theo chỉ dẫn kỹ thuật thi công phần xây dựng do Công ty cổ phần tư vấn năng lượng
sạch lập.
Theo thiết kế BV tuyến hầm dẫn nước do Công ty cổ phần tư vấn năng lượng sạch
lập.
Các tiêu chuẩn và Qui phạm hiện hành:
TCVN - 9154: 2012: Cơng trình thủy lợi – Qui trình tính tốn đường hầm thủy lợi.
TCVN – 4116: 1985: kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công – tiêu chuẩn thiết

kế.
- TCVN 5575-91: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN – 4527: 1988: Thơng gió, cấp điện, thốt nước.
- TCN 82-1995: Tiêu chuẩn kỹ thuật khoan phụt xi măng vào nền đá cơng trình;
- TCVN 5674-92: Cơng tác hồn thiện trong xây dựng, quy phạm thi công và nghiệm
thu;

- TCVN 5308-91: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng;
- TCVN 4086-95: An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung;
-

Và các tiêu chuẩn khác.

I. KẾT CẤU THÔNG SỐ
Đường hầm dẫn nước có chiều dài từ Km0+0.00 đến Km0+648,51. Hầm dẫn nước có
các loại cắt ngang hầm như sau:
Mặt cắt hầm kiểu 1: Áp dụng cho đoạn cửa vào, kết cấu BTCT M250 dày 0,25m. Kích
thước hầm thơng thủy hình chữ U ngược BxH=2,2x2,9m.
Mặt cắt hầm kiểu 1A: Áp dụng cho đoạn hầm đi qua đứt gãy, địa chất xấu, kết cấu
BTCT M250 dày 0,25m. Kích thước hầm thơng thủy hình chữ U ngược BxH=2,2x2,9m.
Sau
Mặt cắt hầm kiểu 2: Áp dụng cho đoạn hầm địa chất khá, kết cấu BTCT M250 dày
0,30m, neo toàn bộ anke Ф22 dài 2,0m. Kích thước hầm thơng thủy hình chữ U ngược
BxH=2,2x2,9m

3


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

Mặt cắt hầm kiểu 2A: Áp dụng cho đoạn hầm địa chất tốt, kết cấu BTCT M250 dày
0,30m, neo điểm anke Ф22 dài 2,0m. Kích thước hầm thơng thủy hình chữ U ngược
BxH=2,2x2,9m
II. Trình tự thi cơng đào và gia cố hầm dẫn nước:
1. Công tác đo đạc
Sau khi nhận tim mốc của Chủ đầu tư giao cho tại hiện trường. Nhà thầu tiến hành bảo
vệ và lập ra lưới khống chế định tuyến và đặt các mốc này có thể nhìn thấy trực tiếp để

thuận lợi trong q trình triển khai thi cơng.
2. Đào hầm
Sau khi hồn thành cơng tác đào và gia cố hố móng cửa vào và cửa ra. Nhà thầu tiến
hành dùng máy tồn đạc điện tử xác định vị trí tim tuyến, cao độ và tạo mặt bằng, tạo phẳng
gương hầm chuẩn bị cho công tác thi công đường hầm dẫn nước.
3. Công tác khoan.
Hầm dẫn nước số dài 648,51m chia thành 2 mũi thi cơng.
- Hướng 1: Thi cơng từ phía thượng lưu đến phía cửa ra của hầm.
- Hướng 2: Thi cơng từ phía cửa ra đến phía thượng lưu của hầm.
Cả 02 hướng thi công đều đào bằng phương pháp đào tồn tiết diện.
Kết quả phân tích thực tế độ cứng của đá và tiết diện của hầm. Nhà thầu bố trí khoan
bằng loại máy khoan tay 42mm và tiến hành lập hộ chiếu khoan.
Xác định vị trí các lỗ khoan bằng máy toàn đạc và thước thép, dùng sơn đánh dấu các
lỗ khoan theo hộ chiếu.
Trong quá trình thi công khoan đào, xúc chuyển. Bộ phận trắc đạc theo dõi thường
xuyên liên tục và kiểm tra hướng dẫn công tác khoan để yêu cầu các thợ khoan điều chỉnh
sao cho khoan đúng tuyến, tim, cao độ, độ dốc dọc, tiết diện, kích thước biên của vịm hầm
phải đạt theo yêu cầu của thiết kế BVTC đã phê duyệt.
Việc đào lẹm do công nghệ khoan. Nhà thầu chỉ được phép đào lẹm trong giới hạn cho
phép. Hàng khoan biên ngồi cùng của mặt cắt hầm được khoan tạo góc 5° so với tim hầm.
Đường biên của mặt cắt hầm tại điểm cuối của một chu kỳ đào rộng hơn mặt cắt ban đầu của
hầm là 13cm.
Sử dụng dùng gậy dài để đẩy rơi các cục đá om, long rời trước khi bốc xúc.
Lệch tâm của trục đứng mặt cắt hầm so với tim hầm là =+_ 10cm.
Độ lệch tim tại vị trí thơng hầm theo cả hai phương khi đào từ hai phía tới phải nhỏ
hơn hoặc bằng +_100mm.
Khi khoan xong các lỗ khoan ở biên nền, để khoan tiếp những lỗ khác dùng biện pháp
nút lỗ khoan tránh đất đá lấp hố khoan bằng thanh gỗ có đường kính D35.
Khi khoan các lỗ khoan viền ở phía trên đỉnh vịm hầm. Bố trí một sàn cơng tác cao
0.5m so với mặt nền hầm để khoan.

4.Thi công nạp, nổ mìn
4.1 Lựa chọn vật liệu nổ và các thiết bị nổ.
Thuốc nổ nhũ tương P113 (hầm lò) QP dạng thỏi D32mm.
4


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

Dây nổ chịu nước 12g/m QP
Kíp vi sai phi điện; Kíp điện K8 QP; Dây tín hiệu.
Tất cả vật liệu nổ có đủ chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất chúng tôi mới sử dụng.
Tất cả tính năng kỹ thuật của từng loại sẽ trình Tư vấn giám sát xem xét và đồng ý trước khi
sử dụng.
Xe vận chuyển.
Máy nổ mìn (Điểm hoả).
Máy kiểm tra điện trở kíp, mạng nổ.
4.2. Tính tốn các chỉ tiêu khoan nổ (Theo N.M.Pakrôvski)
thức:

+ Lượng thuốc nổ cần thiết để phá vỡ 1m3 đất đá ngun khối được tính theo cơng
q = q1*fd*v*e*kd (Kg/m3)
Trong đó:
q1 : là lượng thuốc nổ tiêu chuẩn q1  0,1*f (Kg/m3);
f : là hệ số kiên cố của đá
fd : là hệ số kể đến cấu trúc của đất đá trong gương, với f= 6-8, lớp đá nằm khơng đều,

có đứt gãy và nứt nẻ, lấy fd=1,4;
v : là hệ số nén ép của đất đá, trong đó với:
 Sng > 18,5m2 hoặc có 2 mặt phẳng tự do  v=1,2-1,5 chọn v=1,5
 Sng  18,5m2 và có 1 mặt phẳng tự do v = 6,5/Sđào1/2

e : là hệ số khả năng công nổ, e = 380/P d . Trong đó Pd là sức cơng nổ của thuốc nổ
P113, Pd = 320 - 330 cm3 (chọn Pd=320 cm3).
kd : là hệ số kể đến ảnh hưởng của đường kính thỏi thuốc, kd=1.
+ Số lỗ mìn trên gương được xác định:
N=q.Sđào.lb/a.gb
Trong đó:

q

: lượng thuốc nổ đơn vị;

Sđào

: Diện tích đào hầm;

lb

: chiều dài thỏi thuốc;

gb

: khối lượng thỏi thuốc.

a

: là hệ số nạp đầy thuốc.

+ Lượng thuốc nổ cho một chu kỳ khoan nổ mìn:
Q = l*Sđào*q*  (kg)


Trong đó

5

l

: là chiều dài lỗ khoan.

Sđào

: là diện tích đào.

Q

: là lượng thuốc nổ đơn vị.



: là hệ số sử dụng lỗ mìn.


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

+ Lượng thuốc nổ trung bình cho 1 lỗ khoan:
qtb=Q/N (kg).
 Đối với từng loại mặt cắt khác nhau sẽ được áp dụng tính tốn cụ thể trong
q trình thực tế thi cơng.
+ Đường kính lỗ khoan:
Thường ta xác định đường kính lỗ khoan theo đường kính thỏi thuốc. Thuốc P113 là
thuốc nhũ tương dạng sệt có đường kính thỏi thuốc 32mm vậy nên ta chọn đường kính lỗ

khoan là 42mm để cho việc nạp thuốc được dễ dàng.
+ Xác định chiều sâu lỗ mìn:
Chiều sâu lỗ mìn hợp lý sẽ tăng tốc độ đào hầm, giảm giá thành xây dựng. Chiều sâu
lỗ mìn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất cơ lý của đá, diện tích tiết diện gương hầm,
loại máy khoan, cách tổ chức công tác, tiến độ đào hầm hàng tháng theo u cầu và độ sâu
bố trí đường hầm. Do đó coi chiều sâu lỗ mìn là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản. Để xác
định chiều sâu lỗ mìn có thể xác định theo kinh nghiệm hoặc cơng thức của các tác giả khác
nhau.
Tùy vào địa chất của đá mà Nhà thầu tính tốn để xác định chiều sâu lỗ khoan cho hợp
lý, trong BPTC thi công này Nhà thầu đang tính chiều sâu lỗ khoan là 1,5m:
+ Bố trí lỗ mìn trên gương:
Việc bố trí đúng các lỗ mìn trên gương hầm có ý nghĩa quan trọng lớn, vì nó đảm bảo
được các u cầu về nổ mìn. Các lỗ mìn trên gương khi đào hầm vào đá rắn có f = 6-10 chia
thành 4 nhóm: Nhóm đột phá, nhóm phá, nhóm tạo biên và nhóm mìn tạo nền.
 Nhóm đột phá: Nhóm này được bố trí phụ thuộc vào khe nứt mặt tạo lớp của đất đá
trên gương. Vì đất đá nứt nẻ địa chất yếu khơng rõ ràng và gương có kích thước chiều cao
và chiều rộng xấp xỉ bằng nhau. Nên nhóm đột phá được khoan theo hình chiếu bằng tạo với
góc nghiêng là 79-82 độ và được khoan chụm vào đường trục đứng tim hầm, khoảng cách
giữa các điểm cuối của các lỗ khoan đối diện nhau là khoảng 20cm.
 Nhóm mìn phá (cơng phá): Nhóm mìn phá được khoan tạo góc 84-86 độ.
 Nhóm mìn biên: Nhóm này được bố trí sát biên, được khoan tạo góc 92 độ.
 Nhóm tạo biên nền: Nhóm này được khoan sát bên nền.
 Vậy tổng số lỗ mìn trên gương là: N = Nđột phá + Nphá + Nbiên+ Nbiên nền

+ Kết cấu lỗ mìn.
Vì số lỗ mìn trên gương là N lỗ nên để đơn giản trong công tác nạp thuốc, giảm thời
gian nạp, ta thiết kế các lỗ mìn của các nhóm như sau:
 Lượng thuốc nổ nạp cho nhóm phá lấy bằng lượng thuốc nổ trung bình qp(tt)=qtb. Và
số thỏi thuốc nhóm phá là: np(tt) = qp(tt)/gb (thỏi);  chọn np (số thỏi chọn lớn hơn hoặc
bằng số thỏi tính tốn). Tính lại qp=np *gb.

6


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

 Lượng thuốc nổ đột phá lấy bằng 1,2 lượng thuốc nổ phá và qđp(tt)=1,2*qtb. Và số
thỏi thuốc nhóm đột phá là: nđp(tt) = qđp(tt)/gb (thỏi);  chọn nđp. Tính lại qđp=nđp *gb.
 Lượng thuốc nổ lỗ mìn biên lấy bằng 0,8 lượng thuốc nổ phá và qb(tt)= 0,8*qtb . Và số
thỏi thuốc nhóm biên là: nb(tt) = qb(tt)/gb (thỏi);  chọn nb. Tính lại qb=nb *gb.
 Lượng thuốc nổ lỗ mìn biên nền lấy bằng lượng thuốc nổ phá qbn(tt)= qtb Và số thỏi
thuốc nhóm biên nền là: nbn(tt) = qbn(tt)/gb (thỏi);  chọn nbn.Tính lại qbn=nbn *gb.
Trong đó:
gb
: trọng lượng thỏi thuốc là 0,3 kg/thỏi;
qtb
: lượng thuốc nổ trung cho một lỗ khoan;
qp, qp(tt)
: lượng thuốc nổ trong lỗ phá tính tốn và thực tế;
qbn,qbn(tt)
: lượng thuốc nổ trong lỗ biên nền tính tốn và thực tế;
qđp, qđp(tt)
: lượng thuốc nổ trong lỗ đột phá tính tốn và thực tế;
qb,qb(tt)
: lượng thuốc nổ trong lỗ biên tính tốn và thực tế;
np, np(tt)
: số thỏi thuốc trong lỗ phá tính tốn và thực tế;
nbn,nbn(tt)
: số thỏi thuốc trong lỗ biên nền tính tốn và thực tế;
nđp, nđp(tt)
: số thỏi thuốc trong lỗ đột phá tính tốn và thực tế;

nb,nb(tt)
: số thỏi thuốc trong lỗ biên tính toán và thực tế;
(Ta chọn np(tt), nđp(tt), nb(tt), nbn(tt) sao cho trong q trình nạp thuốc người cơng nhân có
thể chia thỏi thuốc dễ dàng (ví dụ: 1/4 thỏi; 1/2 thỏi; 1 thỏi)).
(Kết cấu lỗ mìn có bản vẽ kèm theo)
Như vậy ta tính được tổng số nạp thực tế cho một chu kỳ là:
Qtt = Nđột phá*qđp(tt)+ Nphá*qp(tt)+Nbiên*qb(tt)+ Nbiên nền*qn(tt)(Kg).
 Lượng thuốc nổ đơn vị thực tế q = Qtt/(Sđào*l*) (kg/m3)
 Đối với từng loại mặt cắt khác nhau sẽ được áp dụng tính tốn cụ thể trong
q trình thực tế thi công.
4.3. Thời gian khoan lỗ
Thời gian khoan một lỗ: t = L. k1.k2/v.n (phút).
Trong đó:
L - là chiều dài lỗ khoan
k1 - là hệ số tính đến thời gian chuyển lỗ, k1 = 1,4
k2 – là hệ số làm việc đồng thời của hai cần khoan, k2 = 1,5.
n - là số lượng cần khoan làm việc đồng thời, n = 2
v - là vận tốc khoan. Đối với đá có f = 6-8 thì v = 0,3m/phút; f = 8-10 thì
v=0,25m/phút.
Vậy thời gian khoan hết một gương hầm là:
Tk = N.t /60 (h)
Trong đó:
N – số lượng lỗ khoan trên gương
7


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

4.4. Nạp và nổ mìn.
- Do đội mìn chun trách thực hiện sau khi cơng tác khoan đã được cán bộ phụ trách

khoan và KCS của Nhà thầu nghiệm thu theo hộ chiếu khoan.
- Nạp thuốc và kíp theo đúng hộ chiếu nổ.
- TÝnh to¸n thêi gian nạp thuốc nổ và đấu kíp:
Tn = (N.t)/(n.nn)
Trong đó:
+ N - Số lỗ mìn trên gương.
+ t - Thời gian nạp thuốc cho 1 lỗ khoan lấy theo kinh nghiệm, t = 0,05 giờ.
+ n- hệ số làm việc đồng thời trong quá trình nạp thuốc, n = 0,60
+ nn- Số công nhân làm việc đồng thời, nn = 4 ng­êi.
- Bua được lấp bằng sét dẻo trộn lẫn cát, được lấp theo quy định tại hộ chiếu nổ, bua
được lèn chặt bằng gậy gỗ sao cho khi lấp bua phải kín lỗ để hiệu quả nổ phá càng lớn. Cụ
thể dùng một phần đất sét và ba phần cát trộn lẫn với nhau ở độ ẩm vừa phải, cho vật liệu
bua vào lỗ dùng sào tre hoặc sào gỗ để tạo độ chặt, trong khi thao tác phải nhẹ nhàng tránh
va vào dây điện, tránh hiện tượng gây đứt dây.
- Trong một lỗ mìn ta đặt một kíp vi sai phi điện theo phương pháp kích nổ nghịch, các
kíp được nối với nhau theo sơ đồ mắc hỗn hợp.
- Kiểm tra lại toàn bộ mạng nổ.
- Báo hiệu nổ mìn, chỉ huy nổ cắt cử người cảnh giới, đưa thiết bị ra xa >300m, người
>500m đến vị trí an tồn rồi tiến hành nổ.
- Sau khi nổ mìn và chờ tan hết khói độc cán bộ kỹ thuật vào bãi nổ kiểm tra kết quả
nổ mìn. Nếu có lỗ mìn câm thì cần phải tiến hành xử lý ngay lập tức mới cho tiếp tục công
tác tiếp theo.
- Báo n và chuyển cơng tác tiếp theo.
4.5. Mìn câm và biện pháp xử lý:
- Cắm biển báo và cấm người, thiết bị qua lại.
- Nhà thầu luôn luôn kiểm tra ngay sau mỗi lần nổ tiến gương xem có hiện tượng mìn
câm có xảy ra hay khơng. Nếu có mìn câm được xử lý ngay trước khi tiến hành bốc hót đất
đá.
Chỉ dùng các biện pháp kích nổ để xử lý mìn câm.
Thi cơng đến đâu hồn thành các cơng việc đào hầm đến đó, tim tuyến, mặt cắt ngang

hầm, cao độ nền, phải đạt yêu cầu thiết kế. tránh tình trạng phải nổ mìn xử lý trong quá trình
thi cơng.
5. Cơng tác bốc xúc, vận chuyển, cấp thốt nước, cấp điện, thơng gió và chiếu
sáng trong thi cơng.
5.1 Cơng tác bốc xúc, vận chuyển

8


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

Sau khi tính tốn khối lượng đá của mỗi lần nổ mìn, năng suất của thiết bị. Nhà thầu sẽ
bố trí đủ số lượng thiết bị thi công và phù hợp với thực tế tại hiện trường để đạt được tiến độ
thi công và vận chuyển đá đổ ra bãi thải khu phụ trợ.
Luôn luôn dọn sạch đá sau khi nổ mìn (Kể cả đá long rời, đá om trên nóc, thành vách và
nền hầm).
5.2 Cơng tác cấp điện, chiếu sáng.
Việc cấp điện
Cấp điện luôn đảm bảo liên tục và đủ điện áp. Việc đặt các đường ống và đường dây
trong hầm phải đảm bảo không ảnh hưởng tới việc đi lại, dịch chuyển của người và thiết bị
và phải đảm bảo an toàn (tuân thủ theo quy trình quy phạm trong thi cơng cơng trình ngầm).
Việc chiếu sáng.
- Để đảm bảo đủ độ sáng cho người và máy móc làm việc trong hầm và trong gương
an toàn. Dọc đường vận chuyển là 60W/10m. Khu vực tại gương đào 2*60W/10m. Khu vực
thi công vỏ hầm là 3*60W/10m. Khu vực đã thi công xong hầm là 60W/20m.
Phần gần gương và những chỗ di động, dùng đèn chiếu sáng Halogen có cơng suất
500W, sát gương bố trí hai đèn pha có cơng suất lớn 1000W để chiếu sáng.
Việc lắp đặt đường dây cáp và dây điện được treo vào vách hầm chiều cao 1.5m. Cáp
điện được treo vào các móc treo hầm và neo chống tạm hoặc cắm vào vỏ bê tơng. Khoảng
cách giữa các móc là 2m. Các dây điện để chiếu sáng, thông tin liên lạc được treo cao 1.5m.

5.3 Cơng tác thơng gió.
Thơng gió
Được duy trì trong suốt thời gian thi cơng.
Lưu lượng gió đưa vào hầm đảm bảo hạ thấp tỷ lệ khí độc xuống dưới mức cho phép
và tốc độ gió chuyển động đạt được theo TCVN 4527 :1988 đã qui định.
Đường kính ống thơng gió và cơng suất máy thơng gó được tính theo lưu lượng gió
sạch cung cấp vào hầm.
Ln bố trí khoảng cách từ miệng ống thơng gió tới mặt đào đang thi cơng khơng lớn
hơn 10m.
Ngồi ra, nhà thầu đã tính tốn rút ngắn thời gian thơng gió, trang bị đơn giản, làm
nhiều việc đồng thời, sử dụng sơ đồ thơng gió đẩy cưỡng bức cục bộ. Để tránh sự tích tụ khí
độc, gió sạch được thổi sát vào gương. Quạt gió được đặt ngồi cửa hầm cách cửa hầm 10m.
Sử dụng loại ống gió mềm đường kính từ 0,6m. Khoảng cách từ miệng ống gió đến gương
lấy theo kinh nghiệm L=30m.
Để thơng gió tốt, an tồn khi tính tốn phải tính đến các yếu tố: lượng khí độc sinh ra
khi nổ mìn, số người làm việc lớn nhất trong gương, và phải loại bỏ được yếu tố bụi, khí thải
do máy móc thiết bị thi cơng tạo ra.
Nhà thầu thường xuyên, liên tục kiểm tra lượng khí sạch trong khi thi công phải đủ và
nằm trong phạm vi giới hạn cho phép theo qui định không. Để xác định được lượng khí sạch
đảm bảo này, nhà thầu sẽ trang bị mới, chuẩn các thiết bị đo để biết được lượng khí sạch cần
thiết đảm bảo sức khỏe cho người lao đông.
9


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

Việc thơng gió ln ln đảm bảo hạ tỷ lệ khí độc thấp hơn nồng độ cho phép cụ thể:
Oxýt cácbon (CO)<0.02 mg/l
Oxýt nitơ (N2O5)<0.005mg/l
Oxýt lưu huỳnh (SO2)<0.02mg/l

Sunfua hydrơ (H2S)<0.01mg/l
Mêtan (CH4)<0.002mg/l
Cácbonnic (CO2) <5.0 mg/l
5.4 Cấp, thốt nước.
5.4.1 Cấp nước
Việc dẫn nước thi công bằng đường ống thép D90. Bố trí lắp đặt bể chứa nước 20m3
có độ chênh cao cột áp, đặt tại cửa hầm. Tại vị trí này đảm bảo được độ chênh cao và có độ
chênh cao khơng nhỏ hơn 30m.
5.4.2 Thốt nước.
- Hướng 1: Thi cơng từ phía thượng lưu đến phía cửa ra của hầm.
Do hầm có độ dốc đều i=0.94% dốc từ thượng lưu xuống phía dưới cửa ra nên
tồn bộ nước thải trong trong q trình khoan, nước ngầm (nếu có) khơng thể tự
chảy thốt ra khỏi hầm được. Trong khi thi công nước thải sẽ luôn luôn ứ đọng
tại các gương đào đang thi cơng. Khi đó Nhà thầu sẽ tính lượng nước thải của
mỗi ca sản xuất để đào các hộc chứa nước trung gian cho phù hợp với thực tế tại
hiện trường. Đồng thời bố trí lắp đặt đủ các loại máy bơm trung chuyển để đẩy
thoát hết nước thải trên cả tuyến và khơng ảnh hưởng gì khi thi công đào, bốc
xúc vận chuyển.
- Hướng 2: Thi cơng từ phía cửa ra đến phía thượng lưu của hầm. Hướng thi công này
tương đối thuận lợi về công tác thốt nước thải trong hầm. Do hầm có độ dốc i=0.94% nước
sẽ tự chảy và thốt hết ra ngồi.
5.5 Thông tin liên lạc.
Để thông tin liên lạc trong thi cơng hầm, thơng tin nhanh với bên ngồi khi cần
thiết (có sự cố). Trạm thơng tin được nối với nhà trực đầu hầm, nối với phịng Chỉ huy
cơng trường và nối với phịng trực của cơng trường. Thơng tin bằng các bộ đàm.
6. Thi công gia cố tạm (Cắm neo anke; dựng vì đổ bê tơng chèn; phun vẩy dày 5cm
với lưới D4 hoặc lưới B40):
Tùy vào điều kiện địa chất thực tế tại hiện trường và hồ sơ thiết kế BVTC được phê
duyệt, nhà thầu sẽ tiến hành gia cố tạm theo các loại mặt cắt từ kiểu 1, 1A ; kiểu 2, 1A. Ở
phần này, nhà thầu sẽ trình bày tất cả các biện pháp thi cơng gia cố của đường hầm dẫn nước

và sẽ được áp dụng cho các loại mặt cắt cụ thể căn cứ điều kiện địa chất tại hiện trường.
7. Thi công bê tông
Bê tông Hầm dẫn nước đoạn từ Km0+0,0 đến Km0+648,51, kết cấu có áo được bọc
bởi vỏ bê tơng cốt thép M250, chiều dày bê tông vỏ hầm 25cm. Tại các vùng đứt gãy, chiều
dày bê tông tạm là 20cm, chiều dày bê tông vỏ cố định là 25cm và cũng được tăng cường

10


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

cốt thép. Tại các vị trí đứt gẫy được khoan phụt gia cố và sẽ được quyết định trong q trình
thi cơng:
- Thi cơng phần cốt thép, bê tông nền hầm M250;
- Thi công phần cốt thép, bê tơng tường và vịm hầm dẫn nước bằng cốp pha lắp ghép
theo chiều dài khối đổ.
III. Biện pháp thi công chi tiết đào vào gia cố cho các dạng mặt cắt hầm:
III.1. Biện pháp thi công đào và gia cố tạm đoạn Cửa vào hầm (đoạn bể tiêu năng- Mặt
cắt kiểu 1).
Sau khi nhận bàn giao mặt bằng hố móng Cửa lấy nước Nhà thầu tiến hành dùng máy
tồn đạc điện tử xác định vị trí tim tuyến, cao độ và dùng máy đào, máy ủi thi công tạo mặt
bằng, tạo phẳng gương hầm chuẩn bị cho công tác thi công Cửa vào Hầm dẫn nước.
1. Bước 1: Khoan cắm neo vượt trước ống thép D48x3,5, L= 3m, a = 0,3m:
1.1. Trình tự thi cơng
- Xác định vị trí khoan neo vượt trước bằng máy toàn đạc điện tử;
- Khoan các lỗ khoan neo vượt trước bằng máy khoan;
- Nghiệm thu lỗ khoan neo;
- Phụt vữa bằng máy phụt vữa chuyên dụng;
- Cắm neo thi công;
- Nghiệm thu neo.

1.2. Biện pháp thi công
1.2.1. Công tác khoan
- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, tài liệu địa chất, dùng máy tồn đạc điện tử và thước thép
xác định vị trí cần khoan neo (dùng sơn đánh dấu vị trí khoan).
- Sử dụng máy khoan, khoan các lỗ khoan neo vượt trước D48 phần vòm theo đúng yêu
cầu thiết kế với chiều sâu lỗ khoan L = 3m, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a = 3,5m.
1.2.2. Công tác lắp đặt
- Trước khi lắp đặt neo đá vào lỗ khoan, lỗ khoan được làm sạch bằng khí nén và lấp
đầy bằng vữa lỗ neo bằng máy phụt vữa chuyên dụng.
- Cắm neo vượt trước D48, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a =3,5m bằng thủ công
kết hợp xe nâng và búa đóng neo chuyên dụng.
- Các neo vượt trước được lắp vào lỗ khoan trước khi vữa đông cứng. Công tác lắp đặt
các neo thép được đảm bảo cho bề mặt thanh thép tiếp xúc với vữa theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Các tấm anke và nút sẽ được lắp đặt sau khi vữa có đủ độ cứng. Tấm anke và nút sẽ
được xiết chặt tới bề mặt bê tơng phun để có tiếp xúc chặt với bề mặt.
1.2.3. Công tác phụt vữa
- Vữa để phụt:
+ Dung dịch vữa neo được Nhà thầu trình và được TVGS thỏa thuận trước khi thi công.
Tỉ lệ N/XM nằm trong khoảng 0,4-0,45 theo đúng yêu cầu thiết kế.

11


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

- Thiết bị vữa phụt và cơng tác phụt
+ Vữa được trộn bằng máy trộn và được phụt vào lỗ khoan bằng máy phụt vữa chuyên
dụng.
+ Máy bơm vữa được đảm bảo có năng lực bơm > 4at.
+ Ống dẫn vữa vào lỗ khoan có đường kính trong (6-8)mm và ống dẫn được đảm bảo

kín khơng rị nước xi măng ra ngoài.
+ Mút cuối của ống được đặt cách đáy lỗ khoan (2-5)cm và nút ở miệng lỗ khoan được
bịt lại bằng vữa xi măng.
+ Công tác phụt vữa vào lỗ khoan được tiến hành sau khi nút lỗ khoan từ (2-3) giờ.
+Trong quá trình phụt cấp áp lực được điều chỉnh tăng dần cho tới khi kết thúc q
trình phụt.
1.2.4. Cơng tác kiểm tra chất lượng
- Trong q trình thi cơng Nhà thầu sẽ cung cấp đầy đủ các chứng chỉ xuất xưởng của
tất cả các lơ thép trình Chủ đầu tư. Từng lơ một được đánh dấu số lượng và chứng nhận thí
nghiệm được xuất xưởng đồng nhất, có ít nhất 5 thí nghiệm kiểm tra kéo được thực hiện cho
tới khi bị đứt. Tất cả kết quả thí nghiệm đều phù hợp với số liệu chỉ định của Nhà chế tạo.
2. Bước 2: Khoan nổ bốc xúc gương hầm:
Tùy vào địa chất đoạn cửa hầm thực tế có thể sử dụng phương án nổ mìn hoặc
phương án khoan đục tẩy thủ cơng, hoặc nổ nhỏ bước đào a=1,0m.
- Dùng máy toàn đạc điện tử, tia lazer xác định vị trí tim hầm.
- Định vị các lỗ khoan theo hộ chiếu khoan nổ.
- Khoan các lỗ khoan theo hộ chiếu bằng máy tay.
- Nạp mìn, nổ mìn.
- Thơng gió đưa gương về trạng thái an toàn.
- Xúc bốc vận chuyển đá ra bải thãi bằng tổ hợp Xúc lật và ô tô vận chuyển chuyên
dụng.
3. Bước 3: Lắp đặt khung chống I18 và đổ bê tơng chèn
3.1. Trình tự thi cơng :
- Xác định tim mốc của hầm.
- Đào hố chôn chân khung chống I18.
- Lắp dựng khung chống I18, a = 1m.
- Hàn định vị chân khung chống thép hình I18 bằng các thép D25, l = 1,25m, a = 1m, khoan
sâu vào đá 1m.
- Liên kết khung chống thép hình I18 bằng các thanh thép giằng D25, L = 1,5m, a = 2,0m
bằng liên kết hàn.

- Hàn lưới cốt pha để đổ bê tông chèn.
3.2. Biện pháp thi công
3.2.1. Lắp dựng khung chống thép hình I18
- Sau khi xác định các tim mốc bằng máy toàn đạc điện tử, tiến hành tạo phẳng mặt bằng
lắp dựng chân khung chống I18 bằng búa chèn.
12


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

- Dựng phần chân của khung chống I18 bằng thủ công kết hợp xe nâng bằng cách hàn
vào các thanh thép neo định vị chân D25, L = 1,25m, a = 1m khoan sâu vào đá 1,0m.
- Sau khi lắp dựng xong phần chân khung chống tiến hành lắp dựng phần vòm khung
chống I18 bằng xe nâng kết hợp với thủ công. Liên kết giữa chân khung chống và phần vịm
được liên kết bằng các bu lơng M22. Công nhân căn chỉnh khung chống vào đúng vị trí rồi
tiến hành hàn giằng liên kết các khung chống tiếp theo bằng thép giằng D25, L = 1,5m, a
=2,0m theo đúng yêu cầu thiết kế. Khoảng cách giữa các khung chống a=1,0m.
3.2.2: Lắp dựng lưới thép cốt pha D4x1.2
- Lắp dựng lưới thép D1x1,2 và lưới thép đỡ D16, a = 25x25cm
- Lưới thép D1x1,2 thay cốp pha và lưới thép đở D16, a = 25x25cm, được vận chuyển đến
hiện trường bằng xe vận chuyển 2,5T và được chia làm các bước lắp dựng sau:
+ Bước 1: Lắp dựng lưới thép D1x1,2 theo thứ tự từ dưới lên bằng thủ công và xe
nâng. Định vị lưới thép bằng cách hàn vào khung chống thép hình I25.
+ Bước 2: Lắp dựng lưới thép đỡ D16, a = 25x25cm theo phương chu vi hầm theo
đúng yêu cầu thiết kế. Định vị các thanh thép D16, a= 25x25cm bằng cách hàn vào các
thanh thép hình I15 và buộc vào lưới thép D4x1.2.
+ Bước 3: Nghiệm thu công tác lắp dựng lưới thép D1x1,2 và lưới thép đỡ D16.
3.2.3: Đổ bê tông chèn M200:
- Công tác đổ bê tông chèn được tiến hành ngay sau khi dựng xong khung chống I18,
lưới thép D1x1,2 và lưới thép đỡ D16.

- Bê tông được trộn tại trạm trộn và được vận chuyển đến hiện trường bằng xe vận
chuyển bê tông chuyên dụng loại xe bồn chuyên dụng cho hầm nhỏ.
- Đổ bê tông bằng máy bơm bê tông tiến hành đổ bê tông phần tường thẳng trước
phần vịm sau. Đầm bê tơng bằng máy đầm dùi.
- Đổ bê tông phần tường thẳng:
Tiến hành đổ bê tông tường hầm, phải được thực hiện đều ở hai bên thành cốp pha.
Bê tông được bơm từ máy bơm thông qua hệ thống ống bơm bê tông. Bê tông được
bơm theo lượt từ trong ra ngoài. Tiến hành như thế cho đến hết phần tường thẳng, đầm bê
tông bằng đầm dùi.
- Đổ bê tơng phần vịm:
Sau khi đổ xong bê tơng tường tiến hành đổ bê tơng vịm hầm thơng qua hệ thống
ống bơm chờ sẵn trên phía đỉnh vịm.
Đổ tơng nóc tiến hành trong ra ngồi qua hệ thống ống bơm chờ sẵn.
Tại những vị trí lẹm cao nhất được bố trí ống chờ sẵn để đảm bảo khi bơm bê tơng
được lấp đầy vịm hầm.
Đối với biên dạng lẹm lớn, bê tơng vịm hầm được đổ bê tơng thành nhiều đợt; mỗi
đợt đổ khoảng 1,5m, xong mỗi đợt đặt ống bơm bê tông chờ sẵn để đổ tiếp các đợt tiếp
theo;bê tông sẽ được đổ đến khi áp sát kín phần biên đào hiện trạng.
13


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

- Trong q trình lắp dựng cốt pha và đổ bê tông công nhân đứng trên giàn giáo thép
để thực hiện.
- Công tác bảo dưỡng bê tông theo đúng yêu cầu của thiết kế.
III.2. Biện pháp thi cơng đào và gia cố tạm đoạn hầm có địa chất rất xấu (Mặt cắt kiểu
1A).
Khi đào hầm gặp đoạn địa chất đứt gãy ta phải tiến hành công tác đào và gia cố tạm
bằng: Khoan cắm neo vượt trước gia cố neo ống thép D48, L = 3,0m, bước neo 30cm ,

bước dọc trục hầm a= 3,5m. Lắp dựng khung chống thép hình I18, a =0,5m, lắp dựng lưới
thép D4x1,2 thay cốp pha, lắp dựng lưới thép đỡ D16, a=25x25cm. Đổ bê tơng chèn M200,
đảm bảo an tồn trong q trình thi cơng:
1. Bước 1: Khoan cắm neo vượt trước ống thép D48x3,5, L = 3m, a = 0,3m
1.1. Trình tự thi cơng
- Xác định vị trí khoan neo vượt trước bằng máy toàn đạc điện tử;
- Khoan các lỗ khoan neo vượt trước bằng máy khoan;
- Nghiệm thu lỗ khoan neo;
- Phụt vữa bằng máy phụt vữa chuyên dụng;
- Cắm neo thi công;
- Nghiệm thu neo.
1.2. Biện pháp thi công
1.2.1. Công tác khoan
- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, tài liệu địa chất, dùng máy toàn đạc điện tử và thước thép
xác định vị trí cần khoan neo (dùng sơn đánh dấu vị trí khoan).
- Sử dụng máy khoan, khoan các lỗ khoan neo vượt trước D48 phần vòm theo đúng yêu
cầu thiết kế với chiều sâu lỗ khoan L = 3m, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a = 3,5m.
1.2.2. Công tác lắp đặt
- Trước khi lắp đặt neo đá vào lỗ khoan, lỗ khoan được làm sạch bằng khí nén và lấp
đầy bằng vữa lỗ neo bằng máy phụt vữa chuyên dụng.
- Cắm neo vượt trước D48, bước neo 30cm, bước dọc trục hầm a =3,5m bằng thủ công
kết hợp xe nâng và búa đóng neo chuyên dụng.
- Các neo vượt trước được lắp vào lỗ khoan trước khi vữa đông cứng. Công tác lắp đặt
các neo thép được đảm bảo cho bề mặt thanh thép tiếp xúc với vữa theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Các tấm anke và nút sẽ được lắp đặt sau khi vữa có đủ độ cứng. Tấm anke và nút sẽ
được xiết chặt tới bề mặt bê tông phun để có tiếp xúc chặt với bề mặt.
1.2.3. Cơng tác phụt vữa
- Vữa để phụt:
+ Dung dịch vữa neo được Nhà thầu trình và được TVGS thỏa thuận trước khi thi công.
Tỉ lệ N/XM nằm trong khoảng 0,4-0,45 theo đúng yêu cầu thiết kế.

- Thiết bị vữa phụt và công tác phụt
+ Vữa được trộn bằng máy trộn và được phụt vào lỗ khoan bằng máy phụt vữa chuyên
dụng.
14


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

+ Máy bơm vữa được đảm bảo có năng lực bơm > 4at.
+ Ống dẫn vữa vào lỗ khoan có đường kính trong (6-8)mm và ống dẫn được đảm bảo
kín khơng rị nước xi măng ra ngồi.
+ Mút cuối của ống được đặt cách đáy lỗ khoan (2-5)cm và nút ở miệng lỗ khoan được
bịt lại bằng vữa xi măng.
+ Công tác phụt vữa vào lỗ khoan được tiến hành sau khi nút lỗ khoan từ (2-3) giờ.
+Trong quá trình phụt cấp áp lực được điều chỉnh tăng dần cho tới khi kết thúc q
trình phụt.
1.2.4. Cơng tác kiểm tra chất lượng
- Trong q trình thi cơng Nhà thầu sẽ cung cấp đầy đủ các chứng chỉ xuất xưởng của
tất cả các lơ thép trình Chủ đầu tư. Từng lô một được đánh dấu số lượng và chứng nhận thí
nghiệm được xuất xưởng đồng nhất, có ít nhất 5 thí nghiệm kiểm tra kéo được thực hiện cho
tới khi bị đứt. Tất cả kết quả thí nghiệm đều phù hợp với số liệu chỉ định của Nhà chế tạo.

2. Bước 2: Khoan nổ bốc xúc gương hầm:
Tùy vào địa chất đoạn cửa hầm thực tế có thể sử dụng phương án nổ mìn hoặc
phương án khoan đục tẩy thủ công, hoặc nổ nhỏ bước đào a=0,5m.
- Dùng máy toàn đạc điện tử, tia lazer xác định vị trí tim hầm.
- Định vị các lỗ khoan theo hộ chiếu khoan nổ.
- Khoan các lỗ khoan theo hộ chiếu bằng máy tay.
- Nạp mìn, nổ mìn.
- Thơng gió đưa gương về trạng thái an toàn.

- Xúc bốc vận chuyển đá ra bải thãi bằng tổ hợp Xúc lật 0,7m3 và ô tô vận chuyển
chuyên dụng.
3. Bước 3: Lắp đặt khung chống I18 và đổ bê tơng chèn
3.1. Trình tự thi công :
- Xác định tim mốc của hầm.
- Đào hố chôn chân khung chống I18.
- Lắp dựng khung chống I18, a = 0,5m.
- Hàn định vị chân khung chống thép hình I18 bằng các thép D25, l = 1,25m, a = 0,5m,
khoan sâu vào đá 1m.
- Liên kết khung chống thép hình I18 bằng các thanh thép giằng D25, L = 0,8m, a = 2,0m
bằng liên kết hàn.
- Hàn lưới cốt pha để đổ bê tông chèn.
3.2. Biện pháp thi cơng
3.2.1. Lắp dựng khung chống thép hình I18
- Sau khi xác định các tim mốc bằng máy toàn đạc điện tử, tiến hành tạo phẳng mặt bằng
lắp dựng chân khung chống I18 bằng búa chèn.

15


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

- Dựng phần chân của khung chống I18 bằng thủ công kết hợp xe nâng bằng cách hàn
vào các thanh thép neo định vị chân D25, L = 1,25m, a = 1m khoan sâu vào đá 1,0m.
- Sau khi lắp dựng xong phần chân khung chống tiến hành lắp dựng phần vòm khung
chống I18 bằng xe nâng kết hợp với thủ công. Liên kết giữa chân khung chống và phần vịm
được liên kết bằng các bu lơng M22. Công nhân căn chỉnh khung chống vào đúng vị trí rồi
tiến hành hàn giằng liên kết các khung chống tiếp theo bằng thép giằng D25, L = 0,8m, a
=2,0m theo đúng yêu cầu thiết kế. Khoảng cách giữa các khung chống a=0,5m.
3.2.2: Lắp dựng lưới thép cốt pha D4x1.2

- Lắp dựng lưới thép D1x1,2 và lưới thép đỡ D16, a = 25x25cm
- Lưới thép D1x1,2 thay cốp pha và lưới thép đở D16, a = 25x25cm, được vận chuyển đến
hiện trường bằng xe vận chuyển 2,5T và được chia làm các bước lắp dựng sau:
+ Bước 1: Lắp dựng lưới thép D1x1,2 theo thứ tự từ dưới lên bằng thủ công và xe
nâng. Định vị lưới thép bằng cách hàn vào khung chống thép hình I25.
+ Bước 2: Lắp dựng lưới thép đỡ D16, a = 25x25cm theo phương chu vi hầm theo
đúng yêu cầu thiết kế. Định vị các thanh thép D16, a= 25x25cm bằng cách hàn vào các
thanh thép hình I15 và buộc vào lưới thép D4x1.2.
+ Bước 3: Nghiệm thu công tác lắp dựng lưới thép D1x1,2 và lưới thép đỡ D16.
3.2.3: Đổ bê tông chèn M200:
- Công tác đổ bê tông chèn được tiến hành ngay sau khi dựng xong khung chống I18,
lưới thép D1x1,2 và lưới thép đỡ D16.
- Bê tông được trộn tại trạm trộn và được vận chuyển đến hiện trường bằng xe vận
chuyển bê tông chuyên dụng loại xe bồn chuyên dụng cho hầm nhỏ.
- Đổ bê tông bằng máy bơm bê tông tiến hành đổ bê tông phần tường thẳng trước
phần vịm sau. Đầm bê tơng bằng máy đầm dùi.
- Đổ bê tông phần tường thẳng:
Tiến hành đổ bê tông tường hầm, phải được thực hiện đều ở hai bên thành cốp pha.
Bê tông được bơm từ máy bơm thông qua hệ thống ống bơm bê tông. Bê tông được
bơm theo lượt từ trong ra ngoài. Tiến hành như thế cho đến hết phần tường thẳng, đầm bê
tông bằng đầm dùi.
- Đổ bê tơng phần vịm:
Sau khi đổ xong bê tơng tường tiến hành đổ bê tơng vịm hầm thơng qua hệ thống
ống bơm chờ sẵn trên phía đỉnh vịm.
Đổ tơng nóc tiến hành trong ra ngồi qua hệ thống ống bơm chờ sẵn.
Tại những vị trí lẹm cao nhất được bố trí ống chờ sẵn để đảm bảo khi bơm bê tơng
được lấp đầy vịm hầm.
Đối với biên dạng lẹm lớn, bê tơng vịm hầm được đổ bê tơng thành nhiều đợt; mỗi
đợt đổ khoảng 1,5m, xong mỗi đợt đặt ống bơm bê tông chờ sẵn để đổ tiếp các đợt tiếp
theo;bê tông sẽ được đổ đến khi áp sát kín phần biên đào hiện trạng.

16


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

- Trong q trình lắp dựng cốt pha và đổ bê tông công nhân đứng trên giàn giáo thép
để thực hiện.
- Công tác bảo dưỡng bê tông theo đúng yêu cầu của thiết kế.
III.3. Biện pháp thi cơng đào và gia cố tạm đoạn hầm có địa chất tốt (Mặt cắt kiểu 2 và
kiểu 2A).
1. Trình tự thi công:
- Đo đạc, định vị tim hầm bằng máy tồn đạc điện tử, xác định vị trí lỗ khoan bằng
sơn sáng màu theo hộ chiếu khoan nổ mìn.
- Khoan lỗ mìn: dựng máy khoan tay YT-28 đứng trên nền hầm và trên giàn khoan
(khi khoan các lỗ trên cao), khoan theo đúng hộ chiếu thiết kế.
- Nạp thuốc lỗ mìn: sử dụng thuốc nổ P113, kíp vi sai điện, có sử dụng sàn cơng tác
để nạp các lỗ mìn trên cao.
- Nổ mìn, thơng gió dọc đường hầm.
- Kiểm tra gương hầm, chọc đá om, đưa gương vào trạng thái an toàn.
- Xúc bốc bằng máy xúc lật XD928 gàu 1,0 m3, vận chuyển bằng xe chuyên dùng
2,0m3.
- Khoan, lắp đặt thép neo anke: Khoan cắm neo bằng máy khoan tay khí nén YT-28
đứng trên giàn khoan, lắp đặt neo bằng thủ cơng có sử dụng sàn cơng tác trong các công
đoạn lắp đặt.
- Rải lưới thép D4 áp sát bề mặt khối đá, giữ lưới thép D4 bằng tấm đệm đuôi neo và
các chốt thép khoan cắm vào khối đá.
- Công tác phun bê tông: phun bằng máy Yulong PZG-9 hoặc HSP 7 kết hợp với sàn
công tác, máy nén khí.
2. Biện pháp thi cơng đào và gia cố tạm:
2.1 Công tác đào hầm:

2.1.1 Công tác khoan hầm.
Hầm được khoan bằng máy khoan tay khí nén YT 28, số lượng máy khoan tối đá trong
01 gương từ 2 -:- 3 máy, khoan lỗ mìn theo trình tự.
Trước khi khoan phải tiến hành kiểm tra lại gương hầm: tim, biên, cao độ đáy đường
hầm nhờ công tác trắc địa.
Dùng sơn đánh dấu các lỗ khoan theo hộ chiếu, kiểm tra máy khoan, đường cấp
nước, cấp điện, chuẩn bị cần khoan, mũi khoan.
Sử dụng phương pháp nổ mìn tạo biên bố trí lổ mìn trên gương gồm: nhóm lỗ mìn
moi; nhóm lỗ mìn phá; nhóm lỗ mìn tạo biên (có hộ chiếu nổ mìn kèm theo), cơng tác khoan
nổ mìn thi công đường hầm được tiến hành theo phương pháp khoan nổ mìn tồn tiết diện,
tạo ra bề mặt gương phẳng, biên đào sau nổ gần đúng theo thiết kế, đảm bảo hiện tượng lẹm
biên là nhỏ nhất.

17


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

Cơng tác khoan nổ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-

Hạn chế đào hiện tượng đào vượt, đào thiếu tiết diện.

-

Hạn chế mức độ phá hoại của khối đá xung quanh biên của đường hầm do tác
động của nổ mìn.

-


Tăng cường mức độ đập vì đất đá để phù hợp với năng lực xúc bốc của các thiết
bị xúc bốc và vận tải.

2.1.2. Cơng tác nổ mìn.
-

Lựa chọn thuốc nổ và phương tiện nổ:

Theo kết quả thăm dò điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, đường hầm đào trong đá
tương đối cứng, ít nứt nẻ, gương hầm ẩm ướt. Do đó, chọn loại thuốc nổ phải có đặc tính
sức cơng phá mạnh, có khả năng chịu nước, cân bằng oxy tốt (ít khói). Khả năng cung ứng
của thuốc nổ trên thị trường lớn, thường xuyên.
Trên cơ sở các căn cứ đó nên loại thuốc nổ lựa chọn là P113. Đây là loại thuốc nổ
nhũ tương được đóng gói, rất nhạy, cường độ cao và có sức cơng phá mạnh, sản phẩm có
màu xám, khó nổ khi va đập, ma sát, tác động cơ học bình thường trong sử dụng.
Thuốc nổ P113 với các đặc tính kỹ thuật:
-

Khả năng sinh công, cm3 :

320 – 330.

-

Tỷ trọng thuốc nổ, g/cm3 :

1,10 – 1,25.

-


Khả năng chịu nước

Rất tốt.

-

Đường kính thỏi thuốc 32; chiều dài thỏi : 300mm.

:

Kíp nổ: sử dụng kíp nổ vi sai điện.
2.1.3 Hộ chiếu khoan nổ mìn ( bản vẽ thiết kế kèm theo).
- Đường kính lỗ khoan (dk).
Đường kính lỗ khoan được xác định theo đường kình thỏi thuốc mà ta sử dụng,
thơng thường được tính theo cơng thức:
dk = dt + (4  8) ,mm
Trong đó:
dk _ là đường kính lỗ khoan, mm
dt _ là đường kính thỏi thuốc, đường kính thỏi thuốc P113 là dt = 32mm
(4  8) _là khoảng hở cho phép giữa thỏi thuốc nổ và thành lỗ khoan.
 Để phù hợp với thiết bị khoan, ta chọn đường kính lỗ khoan là: dk = 42 mm. Như vậy
thì với những lỗ khoan biên sẽ được hạn chế khả năng thừa tiết diện của gương đào.

18

-

Chiều sâu lỗ mìn.

-


Chiều sâu lỗ mìn hợp lý sẽ tăng được tốc độ đào hầm, giảm giá thành xây dựng.
Chiều sâu lỗ mìn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất cơ lý của đá, diện tích


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

tiết diện gương hầm, loại máy khoan, cách tổ chức công tác, tiến độ đào hầm hàng
tháng theo yêu cầu và độ sâu bố trí đường hầm, do đó coi chiều sâu lỗ mìn là một
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản. ở đây xác định chiều sâu lỗ mìn theo tiến độ đào
dự kiến và năng lực của thiết bị khoan (L=1,8m), hệ số sử dụng lỗ mìn = 0,85.
-

Lượng thuốc nổ đơn vị (q).

Lượng thuốc nổ đơn vị chi phí cần thiết để phá vì một mét khối đá ở trạng thái nguyên
khối được gọi là chỉ tiêu tiêu thuốc nổ đơn vị.
Tính theo cơng thức của GS. Pocrovxki N.M:
q = q1.v.fc.e.kđ; kg/m3

(2.1)

Trong đó:
+ q1- chi phí thuốc nổ đơn vị, phụ thuộc vào độ cứng của đất đá q1 = 0,1*f ; f=8
+ fc- hệ số cấu trúc phụ thuộc vào trạng thái cấu tạo của đất đá.
Bảng 3.1: Hệ số cấu trúc của đá fc
TT

Đặc tính của đá


fc

1

Đá dẻo, đàn hồi và có lỗ rỗng

2,0

2

Lớp đá, vĩa khống sản có thế nằm khơng đều có

1,4

nứt gãy và nứt nẻ nhỏ
3

Đá bị phân lớp, có độ bền thay đổi và mặt tạo lớp

1,3

vng góc với lỗ khoan
4

Đá có cấu tạo dạng khối dịn

1,1

5


Đá phân lớp nhỏ khơng có độ, chặt xít

0,8

Dựa vào bảng 3.1 ta lựa chọn fc=1,4
+ e - hệ số xét tới sức công nổ của thuốc nổ được sử dụng (P-113)
e = 380/Ps = 380/330 = 1,2. Trong đó Ps - là sức công nổ của thuốc nổ P-113, Ps =
320-330 cm3.
+ kd- hệ số ảnh hưởng của đường kính thỏi thuốc, kd = 1,0.
vc - Hệ số ảnh hưởng của mức độ nén ép đất đá, phụ thuộc vào số mặt tự do. khi
gương có hai mặt tự do hoặc Sđ≥18 m2 thì vc =1,21,5, ngược Sđ<18m2 tính theo cơng
thức:
vc =6,5/(Sđ) (với Sg là diện tích đào của hầm (m2)
 Vc = 6,5/(8,82) =2,2
Thay vào công thức (2.1) ta được:
q=0,1*8*2,2*1,4*1,2*1=2,9 (kg/m3)
19


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

-

Tiêu hao thuốc nổ cho 1 lần nổ (Q):
Q = q.Sd.l (kg)

(2.2)

Trong đó:
+ q - chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị, kg/m3.

+ Sd - diện tích gương đào, m2.
+ l - chiều sâu lỗ mìn, m.
Thay vào côn thức 2.2 ta được: Q=2,9*8,82*1,8=46,0 (kg)
a- Lượng thuốc nổ trung bình trên 1m chiều dài lỗ khoan:
 = 0,785. db2.a.kn. (kg/m)

(2.3)

Trong đó:
+ db - đường kính thỏi thuốc, db = 0,032 m.
+ a - hệ số nạp thuốc, phụ thuộc vào hệ số kiên cố của đất đá và đường kính thỏi
thuốc.
+ kn - hệ số nén chặt thỏi thuốc trong lỗ mìn, kn = 1.
+  - mật độ thuốc nổ trong thỏi thuốc,  = 1250 kg/m3.
Thay vào công thức 2.3 ta được: =0,785*0.0322*0,6*1*1250= 0,6 (kg)
b- Tổng số lỗ mìn trên gương:
Số lỗ mìn trên gương phụ thuộc vào các yếu tố sau: Tính chất cơ lý của đất đá, diện
tích cơng trình, chủng loại thuốc nổ, đường kính thỏi thuốc, hệ số nạp thuốc...
Số lỗ mìn trên gương được tính:
N = Nr,f,n + Nb, (lỗ)
Trong đó:
Nr,f,n _ là tổng số các lỗ mìn đột phá, phá và lỗ mìn nền.
Nb _ là tổng số lỗ mìn biên.
Vậy số lỗ mìn trên gương được xác định cụ thể như sau:
- Số lỗ mìn biên.
Khi nổ các lỗ mìn biên, hiệu quả nhất là đường biên đào hình thành trùng với đường
nối giữa 2 lỗ mìn biên kề nhau. Do đó, khoảng cách hợp lý giữa các lỗ mìn biên đóng vai trị
rất quan trọng. Nếu khoảng cách này quá lớn sẽ dẫn tới đào thiếu tiết diện, nếu khoảng cách
này quá nhỏ sẽ dẫn tới đào thừa tiết diện. Giá trị khoảng cách tối ưu phụ thuộc vào điều kiện
khối đá cụ thể và đường kính lỗ mìn. Quy luật chung là đất đá nứt nẻ càng mạnh, khoảng

cách giữa các lỗ mìn biên càng phải giảm song song với giảm mật độ nạp thuốc trong các lỗ
biên; đường kính lỗ mìn càng lớn, khoảng cách giữa chúng càng phải tăng để hạn chế mức
độ phá hoại tới khối đá trên biên đào. Ngoài ra, khoảng cách này có liên quan đến chiều dầy
đường kháng của lỗ mìn biên.

20


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

Do yêu cầu của trang thiết bị, để đảm bảo an tồn cho đầu máy khoan có thể hoạt
động một cách bình thường ta lấy miệng lỗ khoan cách biên thiết kế là 5cm.
Vậy, số lỗ mìn biên được xác định là:
Nb =

Cb
+ 1, (lỗ)
bb

(2.4)

Trong đó:
Cb - là chu vi của vịng biên bố trí miệng lỗ mìn, khơng tính hàng nền.
Cb =

Bd  2.n  .  2.h

t

2


 n  (m)

n - khoảng cách từ đường biên thiết kế đến vòng biên, n = 5cm.
bb - khoảng cách giữa các lỗ mìn tạo biên. Khoảng cách giữa các lỗ mìn tạo biên là
bb =0,5 m và Wb = 0,55 m.
thay số vào công thức 2.4 ta được:
Nb =

Cb
+ 1= (15 lỗ)
bb

- Số lỗ mìn nhóm đột phá, phá và nền.
Số lỗ mìn của nhóm này được xác định theo công thức:

N rfn 

q.S d  N B . 0

(2.5)

 rpn

Trong đó:
q : lượng thuốc nổ đơn vị, q = 3,5 kg/m 3 ;
γ0: Lượng thuốc nạp trung bình trên 1 mét chiều dài lỗ mìn biên, với γ0<γ1.γ0 được
chọn dựa vào bảng 3.2
Bảng 3.2 Bảng chọn giá trị γ0
1


Hệ số kiên cố của đất

12÷14

8÷10

4÷6

0,45

0,35

0,3

đá,f
2

Giá trị γ0

Với f=8 ta có γ0=0,35
Sđ _ là diện tích đường hầm.
Nb _ là số lỗ mìn biên.
rpn _ là lượng thuốc nổ nạp bình quân trên 1 m chiều dài cho lỗ mìn đột phá, phá và
nền được tính theo cơng thức:
 = 0,785.dt2.. a.kn , (kg/m)
Trong đó:
21



PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

kn _ là hệ số nạp thỏi thuốc trong lỗ mìn, kn = 1
dt_ là đường kính của thỏi thuốc, dt = 32 mm
_ là mật độ thuốc nổ trong thỏi thuốc,  = 1250 kg/m3
a _ là hệ số nạp thuốc, ar,f,n = 0,6
 b - Lượng thuốc nạp trung bình trên một m dài lỗ biên, thường lấy giảm 10% so với
.

Thay số vào công thức 2.5 ta được:

N rfn 

q.S d  N B . 0

 rpn

= 31(lỗ)

Tổng lỗ mìn trên gương: N=31+15=46 (lỗ)
Bố trí lỗ mìn trên gương:
-

Nhóm lỗ đột phá : 8 lỗ

-

Nhóm lỗ phá

: 16 lỗ


-

Nhóm lỗ biên

: 15 lỗ

-

Nhóm lỗ nền

: 7 lỗ

Kết quả tính tốn các hộ chiếu khoan nổ mìn.
MẶT CẮT KIỂU 2, 2A

+ Trình tự nạp nổ:
22

B1 : Sơ tán người và trang thiết bị ra khỏi đường hầm về nơi an toàn.


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

-

B2 : Dựng vũi khớ ộp thổi sạch phoi khoan trong lỗ mìn.

-


B3 : Nạp mìn bằng gậy gổ, cấm dùng các dụng cụ bằng kim loại để nạp mìn, nạp
bua bằng sét pha cát với tỷ lệ sét: cát = 1: 2 và độ ẩm khoảng 20%.

-

B4 : Đấu kíp vào mạng nổ, kiểm tra thơng mạch: đấu kíp theo sơ đồ nối tiếp, kiểm
tra thơng mạch bằng cầu điện trở. Dây dẩn chính được cuộn lại mang vào gương,
cấm rải dây dẩn từ cửa hầm vào gương trước khi đấu kíp và mạng nổ.

-

B5 : Sau khi kiểm tra thơng mạch thì tháo dở giàn giáo vận chuyển cùng với các
thiết bị khác ra khỏi hầm.

-

B6 : Đấu mạng kíp với dây dẫn chính, người cuối cùng rời khỏi gương là người
rải dây từ gương ra ngoài, người và thiết bị ra tới đâu rải dây dẩn tới đó.

-

B7 : Kiểm tra điều kiện an tồn và điểm hỏa bằng máy nổ mìn.

-

B8 : Thơng gió đưa gương về trạng thái an tồn.

Cơng tác nạp thuốc và nổ mìn do đội thợ mìn chuyên trách thực hiện. Trong quy trình
nạp thuốc, bố trị người nạp trên cao đứng trên sàn công tác, thợ nạp phần thấp đứng dưới
nền hầm. Nạp và nổ theo đúng hộ chiếu khoan nổ mìn.

Sau khi nổ mìn và thơng gió xong, cán bộ kỹ thuật và thợ nổ mìn phải vào gương
kiểm tra kết quả nổ mìn. Nếu có lỗ mìn câm thì phải xử lý ngay, tiến hành cậy bẩy đá om,
đưa gương vào trạng thái an toàn.
2.1.4 Vận chuyển đất đá sau nổ mìn trong hầm.
Xúc bốc đất đá là một khâu quan trọng trong tổ chức đào hầm, chi phí nhân lực và thời
gian chiếm khoảng 30 – 40 % của chu kỳ đào hầm. Do đó, cần tiến hành cơ giới hóa để
giảm chi phí xúc bốc. Tuyển chọn cơng nhân có trình độ kỹ thuật và tổ chức công tác xúc
bốc vận chuyện hợp lý.
-

Chọn thiết bị xúc
Để tăng cường hiệu quả xúc bốc đất đá, giảm thời gian lao động của một ca, đẩy
nhanh tiến độ thi công, sau khi gương hầm được đưa vào trạng thái an tồn, cơng tác
xúc bốc được thực hiện bằng máy xúc lật gàu 1,0m3, đất đá được xúc lên xe vận
chuyển và được vận chuyển ra cửa hầm tới vị trí bãi thải đó được thống nhất.

-

Chọn thiết bị vận chuyển.
Với tiết diện hầm chính 2,8 x 3,45 thì cơng tác vận chuyển bằng thiết bị loại nhỏ có
cải biên là phù hợp với kích thước đường hầm. Mặc dù vậy do đường hầm thi công
648,51m thi cơng 2 mũi, có thể ta bố trí ngách trách xe để nổ mìn nhanh ( các ngách
trách dự kiến cách nhau khoảng 200 m ), đảm bảo tiến độ. Công tác xúc bốc, vận
chuyển đất đá hầm được thực hiện bằng thủ công kết hợp cơ giới.

2.1.5. Công tác bơm thốt nước.
-

23


Biện pháp thốt nước hầm trong quỏ trình thi cụng được thiết kế dựa trên cơ sở chiều
dốc theo hướng đào của đoạn hầm, lưu lượng nước thâm nhập vào khu vực đường
hầm.


PHƯƠNG ÁN THI CƠNG

-

Biện pháp thốt nước được thiết kế phải đảm bảo thoát hết lượng nước chảy vào hầm
trong quỏ trình thi cụng do nước ngầm, nước thải của các thiết bị trong hầm và các
công việc khác (khoan tạo lỗ, tẩy rửa bề mặt đá).

-

Hệ thống thoát nước phải đủ khả năng dẩn nước ra khỏi đường hầm, kể cả khi xuất
hiện dũng thấm lớn từ các khe nứt khơng lường trước được.

-

Bố trí, lắp đặt máy bơm đảm bảo kiểm sốt được tồn bộ nước ngầm phục vụ cơng tác
đào tuynen trong suốt quỏ trình thi cụng.

2.1.6 Thơng gió đường hầm:
-

Thơng gió trong thi cơng nhằm:

-


Đảm bảo đủ lượng khí sạch cần thiết theo tiêu chuẩn cho cơng nhân làm việc trong
hầm.

-

Hạ thấp nồng độ khí độc hại, bụi thải ra trong quỏ trình thi cụng thấp hơn mức giới
hạn cho phép theo quy định.

-

Đảm bảo tiến độ thi cơng đường hầm ( Thời gian thơng gió sau khi nổ mìn).

-

Lưu lượng gió cần thiết được tính theo các yếu tố sau:

-

Theo số người làm việc đồng thời trong hầm.

-

Theo lượng khí độc sinh ra khi nổ mìn.

-

Theo hàm lượng bụi cho phép.

Qua thực tế và kinh nghiệm thi cơng tại một số cơng trình tương tự, lưu lượng gió
cần thiết lớn nhất được tính tồn theo u cầu hịa lỗng hàm lượng khí độc sinh ra khi nổ

mìn.
Hệ thống thơng gió tại khu vực đường hầm phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật sau:
+ 3,0 m3/ph khí sạch / một người làm việc ở cơng trình ngầm.
+ 3,0 m3/ph khí sạch / 1kw cơng suất máy diezel lắp đặt hoặc thiết bị làm việc
ở công trình ngầm tính đến hệ số làm việc đồng thời của các thiết bị khác nhau.
- Bố trí hệ thống thơng gió càng hầm điện thi cơng càng tốt, ống thơng gió phải giữ
kín.
- Hàm lượng oxi trong khơng khí ở cơng trình ngầm sẽ được giữ khơng nhỏ hơn 17%
thể tích. Hàm lượng bụi trong khơng khí ở cơng trình ngầm sẽ được giữ khơng lớn hơn
15mg/m3.
- Thường xun kiểm tra nồng độ các khí độc hại và bụi bẩn tại gương đào và các vị
trí khác hàng tuần. Các nồng độ khí thải sẽ khơng được vượt q giới hạn trong bản sau:
Nồng độ cho phép
Khí thải

24

Trung bình trong 8 giờ

Lớn nhất cho phép

1/10000000 thể tích (ppm)

1/1000000 thể tích (ppm)


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG

Dioxit Cacbon (CO2)


5000

15000

Monoxit Cacbon (CO)

50

100

Oxit Nitric (N2O)

25

35

Dioxit Nitơ (NO2)

3

5

Sulfit Hydro (H2S)

10

15

- Hàm lượng oxi trong khơng khí ở tuynen phải đảm bảo không nhỏ hơn 20% thể tích
và tổng lượng bụi (kích thước từ 5,0 đến 0,2 micron) chứa trong khơng khí dùng để hít thở

khơng được lớn hơn các hàm lượng trong bảng:
TT

Hàm lượng

Hàm lượng cho phép

1

Hàm lượng thạch anh <1%

8mg/m3

2

1%< Hàm lượng thạch anh<4%

4mg/m3

3

Hàm lượng thạch anh >4%

0,15mg/m3

- Vận tốc trung bình của khơng khí trong tồn bộ khu vực đào khơng được nhỏ hơn
0,2m/s
- Trong mọi thời điểm, nhiệt độ bình quân gia quyền ở độ ẩm trung bình tại mọi nơi
làm việc ở cơng trình ngầm khơng được vượt q 28oC.
- Nhiệt độ ở mọi nơi làm việc không được vượt quá 320C.

- Chỉ sử dụng các động cơ chạy bằng diezel cho các hạng mục ngầm. Động cơ phải
được trang bị các phương tiện làm mát khí thải, giảm nồng độ của các khói độc đến mức độ
chấp nhận và ngăn ngừa sự phát lửa của các tia lửa điện.
- Hệ thống thơng gió chỉ khơng vận hành khi kết thúc mọi cơng tác thi cơng trong
cơng trình ngầm.
* Do đường hầm yêu cầu tiến độ cao; do đó phương án bảo đảm thơng gió là rất quan
trọng. Ở đây áp dụng phương pháp thơng gió theo sơ đồ đẩy. Lưu lượng gió được tính tốn
dựa theo số lượng thiết bị và số người thi công trong hầm trong một ca để tiến hành lựa
chọn thiết bị thơng gió cho phù hợp, kích thước đường ống gió là 0,5m.
2.1.7 Cung cấp điện thi công và điện chiếu sáng:
- Điện thi công và điện chiếu sáng được đấu từ trạm biến áp tới đầu cửa hầm do bên
chủ đầu tư cung cấp bảo đảm.
- Nhu cầu tiêu thu điện và sơ đồ đấu điện bảo đảm ổn định nguồn điện trong thi cơng
(có sơ đồ bảo đảm điện thi công). Trên cơ sở đó lựa chọn thiết bị sử dụng điện, tiết diện dây
và phương pháp đi dây trong hầm để đảm bảo an tồn.
- Đơn vị thi cơng sẽ đảm bảo hệ thông chiếu sáng chung, chiếu sáng đặc biệt, chiêu
sáng cho các hạng mục trong q trình thi cơng và những nơi cần thiết kiểm tra một bộ phận
đường hầm.
25


×