Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỚP 10 CƠ BẢN ĐÁP ÁN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.62 KB, 116 trang )

Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
MỤC LỤC
Chương I. Động học chất điểm Trang 2
Chương II. Động lực học chất điểm Trang 18
Chương III. Cân bằng và chuyển động của vật rắn Trang 43
Chương IV. Các định luật bảo toàn Trang 63
Chương V. Chất khí Trang 80
Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực học Trang 95
Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Trang 102
1
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
A. VÍ DỤ
Một ô tô xuất phát tại Hà Nội lúc 6 giờ. Ô tô đến Nam Định lúc 7 giờ 20
phút và đến Thanh Hóa lúc 10 giờ 40 phút. Chọn mốc thời gian lúc xuất
phát. Xác định thời điểm ô tô đến Nam Định, Thanh Hóa.
(Đáp số: Thời điểm ô tô đến Nam Định: 1 giờ 20 phút; Thời điểm ô tô đến
Thanh Hóa: 4 giờ 40 phút)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.1. Định nghĩa nào sau đây là đúng?
A. Sự dời chỗ của vật.
B. Sự di chuyển của vật.
C. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian.
D. Sự thay đổi khoảng cách của vật.
1.2. Trường hợp nào sau đây có thể coi chuyển động là chất điểm?
A. Trái đất quay quanh Mặt trời. B. Trái đất quay quanh trục của nó.
C. Hai hòn bi lúc chạm với nhau. D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu
bắc qua con mương nhỏ.
1.3. Chọn phát biểu đúng. Hệ quy chiếu gồm:
A. vật .làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc và một thước đo.


B. vật làm mốc và một đồng hồ.
C. hệ tọa độ, đồng hồ và mốc tính thời gian.
D. vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, một đồng hồ và mốc tính
thời gian.
1.4. Tàu thống nhất Bắc – Nam xuất phát từ ga Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút,
tới ga Đồng Hới lúc 6 giờ 44 phút của ngày hôm sau. Thời gian tàu chạy từ
Hà Nội đến ga Đồng Hới là
A. 23 giờ 44 phút. B. 23 giờ 16 phút.
C. 12 giờ 44 phút. D. 11 giờ 44 phút.
2
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
1.5. Căn cứ vào Bảng giờ tàu chạy của Tàu thống nhất Bắc – Nam:
Nam Định Thanh Hóa Vinh Huế Đà Nẵng Nha Trang
20 giờ
50 phút
22 giờ
31 phút
0 giờ
35 phút
8 giờ
05 phút
10 giờ
54 phút
20 giờ
20 phút
Chọn gốc thời gian lúc tàu xuất phát từ Nam Định.
a) Tàu đến Thanh Hóa vào thời điểm nào? (ĐS: 1 giờ 41 phút)
b) Tàu đến Nha Trang vào thời điểm nào? (ĐS: 23 giờ 30 phút)
c) Tàu chạy từ Thanh Hóa đến Nha Trang mất bao lâu?

(ĐS: 21 giờ 49 phút)
3
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Bài 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
A. VÍ DỤ
Phương trình chuyển động của một chất điểm chuyển động thẳng đều có
dạng: x = 2 + 3t (x tính bằng m, t tính bằng s)
a) Xác định vị trí chất điểm tại thời điểm ban đầu. (ĐS: x = 2 m)
b) Tính quãng đường mà chât điểm đi được sau thời gian t = 5s.
(ĐS: s = 15 m)
c) Vẽ đồ thị tọa độ thời gian của chuyển động trên.
(HD: Đồ thị là đường thẳng qua A (0, 2); B (1, 5).
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
2.1. Một ô tô chạy trên đường thẳng, lần lượt đi qua ba điểm A, B, C cách
đều nhau, AB = BC = 12 km. Xe đi đoạn AB hết 20 phút, đoạn BC hết 30
phút. Tính tốc độ trung bình trên các đoạn đường AB, BC và AC.
(ĐS: 36 km/h; 24 km/h; 28,8 km/h)
2.2. Lúc 7h sáng, một ô tô đi từ A về B với tốc độ không đổi 54 km/h.
a) Viết phương trình chuyển động của xe ô tô, lấy A làm gốc tọa độ, thời
điểm xe bắt đầu xuất phát làm mốc thời gian, chiều dương là chiều chuyển
động. (ĐS: x = 54t)
b) Lúc 10 h ô tô ở vị trí nào? (ĐS: x = 162 km)
c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe ô tô.
(HD: đồ thị là đường thẳng qua O (0, 0); B (1, 54))
2.3. Chuyển động thẳng đều là chuyển động có
A. tốc độ không thay đổi B. quỹ đạo và tốc độ không đổi
C. quỹ đạo là đường thẳng, quãng đường đi được không đổi.
D. quỹ đạo là đường thẳng và tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng
đường.
2.4. Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến điểm B với tốc

độ 3 m/s. Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là chiều chuyển
động và gốc thời gian là lúc chất điểm đi từ A thì phương trình chuyển
động của chất điểm là
A. x = x
0
+ 35. B. x = x
0
-3t.
C. x = -3t. D. x = 35.
2.5. Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều, đi được quãng đường
10,8 km hết 0,5 h tốc độ của xe đạp là
A. 60 m/s. B. 6 m/s.
C. 5,4 m/s. D. 21,6 m/s.
4
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
2.6. Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là
A. đường thẳng song song với trục Ot.
B. đường xiên góc với trục Ot.
C. đường song song với trục Ov. D. đường xiên góc với trục Ov.
2.7. Phương trình chuyển động của một chuyển động thẳng đều có dạng: x
= 20 – 4t (x đo bằng m, t đo bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
B. Tốc độ của vật là 4 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
C. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều dương của trục tọa
độ.
D. Tốc độ của vật là 20 m/s, chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
2.8. Một ô tô chạy trên đường thẳng, nửa đầu quãng đường ô tô chạy với
tốc độ không đổi 30km/h, nửa sau của quãng đường ô tô chạy với tốc độ
không đổi 50km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường.

(ĐS: 37,5 km/h)
2.9. Hai ô tô xuất phát cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 30 km,
chuyển động ngược chiều nhau, có tốc độ lần lượt là 60 km/h và 40 km/h.
a) Viết phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một trục tọa độ.
Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian là lúc hai
xe xuất phát. (ĐS: x
1
= 60t; x
2
= 30 – 40t)
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau. (ĐS: 18 km; t = 0,3 h)
c) Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ.
5
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Bài 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
A. VÍ DỤ
Một đoàn tàu chuyển động với tốc độ 54 km/h thì hãm phanh, sau 1 phút
thì dừng hẳn.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu. (ĐS: - 0,25 m/s
2
)
b) Tính vận tốc của đoàn tàu sau 30 giây. (ĐS: 7,5 m/s)
c) Tính quãng đường mà đoàn tàu đi được kể từ lúc hãm phanh cho đến khi
dừng hẳn. (ĐS: 450m)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
3.1. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20 s tàu
đạt tốc độ 36 km/h. Hỏi sau bao lâu thì tàu đạt được tốc độ 54 km/h?
3.2. Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc
chuyển động nhanh dần đều. (t = 30 s)
a) Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi đi được quãng đường là 1km thì ô

tô đạt tốc độ 54 km/h. (ĐS: a = 0,0625 m/s
2
)
b) Viết phương trình chuyển động của xe. Chọn chiều dương là chiều
chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe bắt đầu tăng tốc, gốc thời gian
lúc bắt đầu tăng tốc. (ĐS: 10 + 10t + 0,0313t
2
)
3.3. Một ô tô lên dốc, chuyển động chậm dần đều với tốc độ ban đầu
36km/h. Sau thời gian 20 s, tốc độ giảm xuống còn 18 km/h. Tìm gia tốc
của xe ô tô. (ĐS: - 0,25 m/s
2
)
3.4. Một xe máy xuất phát từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều không
vận tốc ban đầu. Sau khi đi được 40 s thì vận tốc của xe là 36 km/h.
a) Xác định gia tốc của xe máy. (ĐS: 0,25 m/s
2
)
b) Tìm quãng đường mà xe máy đi được trong 40s. (ĐS: 200 m)
c) Viết phương trình chuyển động của xe máy. Chọn chiều dương là chiều
chuyển động, gốc tọa độ trùng với vị trí xe máy lúc xuất phát, gốc thời gian
là lúc xuất phát. (ĐS: 0,125 t
2
)
3.5. Chuyển động nhanh dần đều là chuyển động trong đó là chuyển động
trong đó
A. gia tốc luôn luôn dương.
B. vận tốc có độ lớn tăng dần theo thời gian.
C. vecto gia tốc không đổi cả về hướng và độ lớn, luôn cùng hướng với
vecto vận tốc.

D. quãng đường đi được tăng dần.
3.6. Phương trình nào sau đây là phương trình chuyển động nhanh dần
6
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
đều?
A. x = 2t
2
– 5t. B. x =20 – 5t + 2t
2
.
C. x = 5t – 2t
2
. D. x = -5t – 2t
2
.
3.7. Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox, có phương trình chuyển
động: x = 3t + 4t
2
(x đo bằng m, t đo bằng s). Gia tốc, tọa độ và vận tốc của
chất điểm t = 3s là
A. a = 2 m/s
2
; x = 45 m; v = 9 m/s. B. a = 4 m/s
2
; x = 45 m; v = 15 m/s.
C. a = 8 m/s
2
; x = 45 m; v = 27 m/s D. a = 8 m/s
2
; x = 45 m; v = 24 m/s.

3.8. Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng: x = 20 – 4t + t
2
(x đo bằng m, t đo bằng s). Biểu thức vận tốc tức thời của chất điểm theo
thời gian là
A. v = 4 + 2t (m/s). B. v = -4 + 2t (m/s).
C. v = 20 + 4t (m/s). D. v = 4 + t (m/s).
3.9. Một vật chuyển động có vận tốc được biểu diễn bằng phương trình: v
= 2t + 4 (m/s). Quãng đường mà vật đi được trong 20 s đầu tiên là
A. 80 m. B. 480 m.
C. 120 m. D. 584 m.
3.10. Chọn phát biểu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
A. vận tốc v là hàm bậc nhất theo thời gian.
B. tọa độ x là hàm bậc hai theo thời gian.
C. độ lớn gia tốc a không đổi.
D. tích a.v không đổi.
3.11. Chọn phát biểu đúng.
A. chuyển động thẳng chậm dần đều có a < 0.
B. chuyển động nhanh dần đều có a > 0.
C. chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a
> 0.
D. chuyển động chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ có a > 0.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN.
3.12. Cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 50 m, có hai vật đang
chuyển động ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ A chuyển
động với vận tốc 5 m/s. Vật thứ hai xuất phát từ B, bắt đầu chuyển động
nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s
2
. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB,
gốc tọa độ O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc
xuất phát.

a) Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
7
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
(ĐS: x
A
= x
0
+ vt = 5t (m);
2 2
0 0
1
50 ( )
2
x x v t at t m= + + = −
b) Xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe gặp nhau. (ĐS: 5 s)
c) Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có cùng tốc độ. (ĐS: 2,5 s)
8
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Bài 4. SỰ RƠI TỰ DO
A. VÍ DỤ
Một vật nặng rơi từ độ cao 27 m xuống đất. Lấy g = 10m/s
2
.
a) Tính thời gian rơi. (ĐS: 2,32 s)
b) Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất. (ĐS: 23,2 m/s)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
4.1. Một hòn đá rơi từ miệng giếng đến đáy giếng mất 3 s. Tính độ sâu của
giếng. Lấy g = 10 m/s
2
. (ĐS: 45 m)

4.2. Một vật nặng rơi từ độ cao20m xuống đất. Lấy g = 10 m/s
2
.
a) Sau bao lâu vật đến mặt đất? (ĐS: 2 s)
b) Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là bao nhiêu? (ĐS: 20 m/s)
4.3. Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng rơi được 15m. Lấy g = 10m/s
2
.
a) Tính thời gian vật rơi chạm đất. (ĐS: 2 s)
b) Độ cao nơi vật rơi. (ĐS: 20 m)
4.4. Chuyển đồng nào sau đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
B. Người phi công đang nhảy dù khi dù đã được bật ra.
C. Một viên đá được thả rơi từ trên cao xuống đất.
D. Một hạt mưa nhỏ rơi từ trên cao xuống.
4.5. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Vận tốc của vật ngay
trước khi chạm đất là.
A.
2v gh=
.
B.
2v gh=
.
C.
v gh=
.
D.
2h
v
g

=
.
4.6. Câu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của sự rơi tự do?
A. là chuyển động nhanh dần đều.
B. có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
C. có công thức tính vận tốc ở thời điểm t là v = gt.
D. có quãng đường rơi tỉ lệ với thời gian.
4.7. Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 10 m xuống đất. Lấy g
= 10 m/s
2
. Vận tốc ngay trước khi vật chạm đất là
A. 10 m/s.
B.
10 2
m/s.
C. 100 m/s.
D.
100 2
m/s.
4.8. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Ở cùng một nơi trên Trái đất và ở gần mặt đất, các vật rơi tự do với
cùng gia tốc.
9
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
B. Vecto gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
C. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí địa lý của vật trên Trái đất.
D. Khi vật rơi tự do, sức cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi nhanh
chậm của vật.
4.9. Một vật rơi tự do từ độ cao h, nếu độ cao tăng lên gấp 2 lần thì thời
gian rơi

A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần.
C. tăng
2
.
D. giảm 4 lần.
4.10. Hai vật có khối lượng m
1
> m
2
được thả rơi tự do tại cùng một địa
điểm và cùng một độ cao, v
1
và v
2
lần lượt là vận tốc ngay trước khi chạm
đất của hai vật. Chọn nhận xét đúng.
A. v
1
> v
2
. B. v
1
< v
2
.
C. không có cơ sở để so sánh. D. v
1
= v
2
.

C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
4.11. Thả một vật từ độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không
khí. Lấy g = 10 m/s
2
.
a) Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ ba. (ĐS: 25 m)
b) Biết rằng trước khi chạm đất vận tốc của vật là 38m/s. Tính h.
(ĐS: 72,2 m)
10
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Bài 5. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 15
m với tốc độ dài 54 km/h.
a) Tính tốc độ góc. (ĐS: 1 rad/s)
b) Tính gia tốc hướng tâm. (ĐS: 15 m/s
2
)
Ví dụ 2. Một đĩa tròn bán kính 10 cm, quay đều mỗi vòng mất 0,2 s. Tính
tốc độ dài của điểm nằm trên vành đĩa. (ĐS: 3,14 m/s)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
5.1. Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 2m, với
tốc độ 10m/s. Hãy tính gia tốc, chu kỳ chuyển động của chất điểm.
(ĐS: 50 m/s
2
; 1,256 s)
5.2. Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 2s. Tính chu kỳ và tốc độ góc
của bánh xe. (ĐS: 0,02 s; 314 rad/s)
5.3. Chuyển động của các vật nào sau đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động quay của bánh xe máy khi vừa hãm phanh.

B. Chuyển động quay của Mặt trăng so với Trái đất.
C. Chuyển động quay của chiếc đu khi đang quay ổn định.
D. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi mới bắt đầu khởi hành.
5.4. Vecto vận tốc của chuyển động tròn đều
A. luôn vuông góc với đường tròn quỹ đạo tại điểm khảo sát.
B. tiếp tuyến với quỹ đạo và không thay đổi trong quá trình chuyển động.
C. vuông góc với đường tròn quỹ đạo và không thay đổi trong quá trình
chuyển động.
D. tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo tại điểm khảo sát có độ lớn là một
hằng số.
5.5. Chọn phát biểu sai. Vecto gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn
đều.
A. có phương và chiều không đổi.
B. luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
C. có độ lớn không đổi.
D. luôn vuông góc với vecto vận tốc.
5.6. Chọn phát biểu sai. Chuyển động tròn đều là chuyển động
A. có quỹ đạo là đường tròn, có gia tốc bằng 0.
B. có quỹ đạo là đường tròn và tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như
nhau.
11
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
C. có quỹ đạo là đường tròn và vật đi được những cung tròn bằng nhau
trong những khoảng thời gian bằng nhau.
D. có quỹ đạo tròn và tốc độ dài của vật không đổi.
5.7. Một chất điểm chuyển động đều trên một đường tròn bán kính R = 12
m, với tốc độ dài 43,2 km/h. Gia tốc hướng tâm của chất điểm là
A. 1,2 m/s
2
. B. 0,12 m/s

2
. C. 12 m/s
2
. D. 1 m/s
2
.
5.8. Một chất điểm chuyển động đều trên đường tròn bán kính R = 20 m,
với tốc độ dài 36 km/h. Gia tốc và tần số của chất điểm là
A. 0,5 m/s
2
và 0,08 Hz. B. 5 m/s
2
và 0,08 Hz.
C. 0,5 m/s
2
và 8 Hz. D. 0,5 m/s
2
và 0,8 Hz.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
5.9. Một ô tô có bánh xe bán kính 50 cm chuyển động thẳng đều. Trong
31,4 s bánh xe quay được 100 vòng.
a) Tính chu kỳ, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm của một điểm ở vành ngoài
bánh xe. Chỉ xét chuyển động quay của chất điểm quanh trục của bánh xe.
(ĐS: 0,314 s; 20 rad/s; 200 m/s
2
)
b) Tính quãng đường xe đi được trong 10 s. (ĐS: 100 m)
12
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Bài 6. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN

A. VÍ DỤ
Một chiếc thuyền chạy xuôi dòng sông được 20 km trong 1 giờ, nước chảy
với vận tốc 2 km/h. Tính vận tốc của thuyền so với nước. (ĐS: 18 km/h)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
6.1. Một chiếc thuyền chạy ngược dòng sông đi được quãng đường 22 km
trong 2 giờ, nước chảy với vận tốc 3 km/h. Tính vận tốc của thuyền so với
nước. (ĐS: 14 km/h)
6.2. Đoạn đường AB dài 140 m. Cùng một thời điểm ô tô thứ nhất đi từ A
về B với vận tốc v
1
= 30 km/h, ô tô thứ hai đi từ B về A với vận tốc v
2
= 40
km/h. Hỏi sau bao lâu hai ô tô gặp nhau? (ĐS: t = 2h)
6.3. Hai ô tô A và B chạy cùng chiều trên cùng một đoạn đường thẳng với
vận tốc lần lượt là 80 km/h và 50 km/h. Vận tốc của ô tô A đối với ô tô B

A. 130 km/h. B. 30 km/h. C. – 30 km/h. D. 50 km/h.
6.4. Hai ô tô chuyển động từ một địa điểm theo hai hướng khác nhau trên
cùng một đường thẳng với vận tốc 40 km/h và 60 km/h. Vận tốc của ô tô
thứ nhất đối với ô tô thứ hai là
A. 100 km/h. B. 20 km/h. C. 40 km/h. D. 60 km/h.
6.5. Một hành khách ngồi trong xe ô tô thứ nhất, nhìn qua cửa sổ thấy ô tô
thứ hai bên cạnh và mặt đường chuyển động như nhau. Kết luận nào sau
đây là đúng?
A. Ô tô đứng yên so với mặt đường là ô tô thứ nhất.
B. Cả hai ô tô đều chuyển động so với mặt đường.
C. Ô tô thứ hai chuyển động so với mặt đường.
D. Ô tô thứ nhất chuyển động so với mặt đường.
6.6. Một chiếc thuyền chạy ngược dòng nước được 23 km trong 1 giờ.

Nước chảy với vận tốc 5 km/h. Vận tốc của thuyền đối với nước là
A. 18 km/h. B. 23 km/h. C. 28 km/h. D. 5 km/h.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
6.7. Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ bến A đến bến B mất 2 giờ, khi chạy
ngược từ bến B về bến A mất 3 giờ. Nếu phà tắt máy thả trôi theo dòng
nước từ bến A về bến B thì mất thời gian là bao nhiêu? (ĐS: 12 h)
13
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I
(Thời gian làm bài 45 phút)
PHẦN I: TỰ LUẬN
Câu 1. (5 điểm) Một vật nhỏ được thả rơi tự do từ một đỉnh tháp cao. Biết
rằng trong 2 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường
98 m. Cho gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s
2
.
a) Tính thời gian rơi của vật từ đỉnh tháp tới mặt đất. (2,5 điểm)
b) Tính độ biến thiên của vận tốc trong 2 giây cuối cùng. (1,0 điểm)
c) Vẽ đồ thị vận tốc của vật trong 4 giây đầu tiên từ khi bắt đầu rơi.
(1,5 điểm)
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM
Câu 2. (2,0 điểm). Ghép một nội dung của cột bên trái với một nội dung
phù hợp ở cột bên phải
1. Vecto vận tốc
v
r
không đổi
là đặc trưng của
a) công thức tính vận tốc của
chuyển động thẳng biến đổi đều.

2. Vecto gia tốc
a
r
không đổi
là đặc trưng của
b) phương trình tọa độ của
chuyển động thẳng biến đổi đều.
3.
s
v
t
=

c) công thức tính gia tốc
hướng tâm theo tốc độ góc của
chuyển động tròn đều.
4.
s
v
t

=


d) công thức tính gia tốc
hướng tâm theo vận tốc dài trong
chuyển động tròn đều.
5.
v R
ω

=

e) công thức tính tốc độ trung
bình.
6. v = v
0
+ at là f) Công thức vận tốc tức thời.
7.
2 2
0
2asv v− =

g) chuyển động thẳng biến
đổi đều.
8.
13 12 23
v v v= +
r r r

h) công thức liên hệ giữa vận
tốc, gia tốc và đường đi.
9.
2
0 0
1
2
x x v t at= + +

i) công thức tính quãng
đường của chuyển của chuyển

động rơi tự do.
10.
2
1
2
h gt=
k) chuyển động thẳng đều.
14
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
11.
2
v
a
R
=

l) công thức cộng vận tốc.
12.
2
a R
ω
=

m) công thức liên hệ giữa tốc
độ dài và tốc độ góc.
Câu 3. (0,5 điểm) Trường hợp nào sau đây coi vật là chất điểm ?
A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó.
C. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc con mương nhỏ.

Câu 4. (0,5 điểm) Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến
điểm B với tốc độ 5 m/s. Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là
chiều chuyển động và thời điểm t = 0 là lúc chất điểm đi từ A thì phương
trình chuyển động của chất điểm là
A. x = x
0
+ 5t. B. x = x
0
– 5t.
C. x = -5t. D. x = 5t.
Câu 5. (0,5 điểm) Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x
= 10 – 3t + t
2
(x đo bằng m, t đo bằng giây). Công thức tính vận tốc của
chất điểm theo thời gian là
A. v = 3 + 2t (m/s). B. v = -3 + 2t (m/s).
C. v = 10 + 3t (m/s). D. v = 3 + t (m/s).
Câu 6. (0,5 điểm) Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất.
Lấy g = 10 m/s
2
. Vận tốc ngay trước khi chạm đất là
A.
20 2 / .m s
B. 200 m/s.
C. 20 m/s. D.
200 2 / .m s
Câu 7. (0,5 điểm) Một bánh xe quay đều 50 vòng trong 1 giây. Chu kỳ và
tốc độ góc của bánh xe là
A. 0,2 s và 314 rad/s. B. 0,02 s và 314 rad/s.
C. 2 s và 100 rad/s. D. 0,02 s và 100 rad/s.

Câu 8. (0,5 điểm) Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng
nước, đi được 15 km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5 km/h. Vận tốc
của thuyền đối với nước là
A. 10 km/h. B. 20 km/h.
C. 15 km/h. D. 5 km/h.
HẾT
15
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG I
PHẦN I: TỰ LUẬN
Câu 1: (5 điểm)
a) Thời gian rơi của vật từ đỉnh tháp tới mặt đất: t = 6 s.
(2,5 điểm)
b) Độ biến thiên của vận tốc trong 2 giây cuối cùng:
v

= 19,6 m/s.
(1,0 điểm)
c) Đồ thị vận tốc của vật trong 4 giây đầu tiên từ khi bắt đầu rơi là một
đường thẳng đi qua gốc tọa độ, hệ số gốc: 9,8. (1,5 điểm)
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM
Câu 2: (2,0 điểm). Ghép một nội dung của cột bên trái với một nội dung
phù hợp ở cột bên phải
1. Vecto vận tốc
v
r
không đổi
là đặc trưng của
k) chuyển động thẳng đều.
2. Vecto gia tốc

a
r
không đổi
là đặc trưng của
g) chuyển động thẳng biến
đổi đều.
3.
s
v
t
=

e) công thức tính tốc độ trung
bình.
4.
s
v
t

=


f) Công thức vận tốc tức thời.
5.
v R
ω
=

m) công thức liên hệ giữa tốc
độ dài và tốc độ góc.

6. v = v
0
+ at là a) công thức tính vận tốc của
chuyển động thẳng biến đổi đều.
7.
2 2
0
2asv v− =

h) công thức liên hệ giữa vận
tốc, gia tốc và đường đi.
8.
13 12 23
v v v= +
r r r

l) công thức cộng vận tốc.
9.
2
0 0
1
2
x x v t at= + +

b) phương trình tọa độ của
chuyển động thẳng biến đổi đều.
10.
2
1
2

h gt=
i) công thức tính quãng
đường của chuyển của chuyển
động rơi tự do.
11.
2
v
a
R
=

d) công thức tính gia tốc
hướng tâm theo vận tốc dài trong
chuyển động tròn đều.
16
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
12.
2
a R
ω
=

c) công thức tính gia tốc
hướng tâm theo tốc độ góc của
chuyển động tròn đều.
Câu 3: (0,5 điểm). Trường hợp nào sau đây coi vật là chất điểm ?
A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó.
C. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau.
D. Ô tô chuyển động trên chiếc cầu bắc con mương nhỏ.

Câu 4: (0,5 điểm). Một chất điểm chuyển động thẳng đều từ điểm A đến
điểm B với tốc độ 5 m/s. Nếu chọn gốc tọa độ tại điểm A, chiều dương là
chiều chuyển động và thời điểm t = 0 là lúc chất điểm đi từ A thì phương
trình chuyển động của chất điểm là
A. x = x
0
+ 5t. B. x = x
0
– 5t.
C. x = -5t. D. x = 5t.
Câu 5: (0,5 điểm). Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng
x = 10 – 3t + t
2
(x đo bằng m, t đo bằng giây). Công thức tính vận tốc của
chất điểm theo thời gian là
A. v = 3 + 2t (m/s). B. v = -3 + 2t (m/s).
C. v = 10 + 3t (m/s). D. v = 3 + t (m/s).
Câu 6: (0,5 điểm). Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất.
Lấy g = 10 m/s
2
. Vận tốc ngay trước khi chạm đất là
A.
20 2 / .m s
B. 200 m/s.
C. 20 m/s. D.
200 2 / .m s
Câu 7: (0,5 điểm). Một bánh xe quay đều 50 vòng trong 1 giây. Chu kỳ và
tốc độ góc của bánh xe là
A. 0,2 s và 314 rad/s. B. 0,02 s và 314 rad/s.
C. 2 s và 100 rad/s. D. 0,02 s và 100 rad/s.

Câu 8: (0,5 điểm). Một chiếc thuyền chuyển động thẳng ngược chiều dòng
nước, đi được 15 km trong 1 giờ, nước chảy với vận tốc 5 km/h. Vận tốc
của thuyền đối với nước là
A. 10 km/h. B. 20 km/h.
C. 15 km/h. D. 5 km/h.
HẾT
17
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Chương II. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 9. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Một chất điểm chịu tác dụng
đồng thời của ba lực
1 2 3
, ,F F F
r r r
như hình
vẽ. Biết độ lớn của các lực là F
1
= 5 N,
F
2
= 2 N, F
3
= 3 N. Xác định hợp lực
tác dụng lên chất điểm đó.
(ĐS:
·
0

1
2 2 ( );( ; ) 45F N F F= =
ur ur
)
Ví dụ 2. Hãy phân tích lực
F
ur
thành hai thành
phần theo hai phương Ox và Oy như hình vẽ.
Biết F = 6 N; góc hợp bởi
F
ur
và Ox bằng 30
0
.
Hãy tính độ lớn của các lực thành phần.
(ĐS: F
1
= 6,9 N; F
2
= 2,4 N)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
9.1. Chất điểm chịu tác dụng của hai lực F
1
= F
2
= 10 N. Góc giữa hai
vector lực bằng 30
0
. Tính độ lớn của hợp lực. (ĐS: 19,3 N)

9.2. Một chất điểm chịu tác dụng của bốn lực:
1 2 3 4
, , ,F F F F
r r r r
nằm trong cùng
một mặt phẳng. Biết độ lớn của các lực là: F
1
= 2 N, F
2
= F
4
= 3 N, F
3
= 6
N. Tìm hợp lực tác dụng lên vật. (ĐS: F = 4 N, cùng hướng với
3
F
r
)
1 2 3
, ,F F F
r r r
9.3. Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực: nằm trong cùng mặt phẳng.
Biết ba lực này từng đôi một tạo với nhau một góc 120
0
và độ lớn của các
lực là F
1
= F
2

= 5 N, F
3
= 10 N. Tìm hợp lực tác dụng lên vật.
(ĐS: F = 5 N, cùng hướng với
3
F
r
)
18
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
9.4. Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng có độ lớn F
1
= F
2
= F
3
= 15 N và từng đôi một hợp thành góc 120
0
. Tìm hợp lực của chúng.
(ĐS: F = 0 N)
9.5. Lực
F
r
tác dụng lên chất điểm có phương lập với phương nằm ngang
một góc
α
F
r
. Hãy phân tích lực thành hai lực thành phần theo phương
nằm ngang và phương thẳng đứng. Thiết lập công thức tính độ lớn của các

lực thành phần. (ĐS:
1
sinF F
α
=
;
2
cosF F
α
=
α
.
P
r
)
9.6. Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng góc so với phương nằm ngang.
Hãy phân tích trọng lượng thành hai lực thành phần theo phương song
song và vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Hãy chỉ ra tác dụng của các lực
này. Thiết lập công thức tính độ lớn của các lực thành phần.
(ĐS:
1
sinF P
α
=
2
cosF P
α
=
F
ur

F
ur
; )
9.7. Hợp lực của hai lực và 2 có thể
A. vuông góc với lực
F
ur
F
ur
. B. nhỏ hơn F.
C. lớn hơn 3F. D. vuông góc với lực 2
9.8. Ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn F
1
= F
2
=
F
3
= 45 N và từng đôi một làm thành một góc 120
0
. Hợp lực của chúng có
độ lớn là
A. 0 N. B. 30 N. C. 45 N. D. 60 N.
9.9. Hai lực có độ lớn 4 N và 6 N tác dụng đồng thời vào một chất điểm.
Lực nào dưới đây có độ lớn không thể là lực cân bằng với hợp lực của hai
lực trên?
A. 1 N. B. 7 N. C. 9 N. D. 5 N.
9.10. Một lực 10 N có thể được phân tích thành hai lực thành phần vuông
góc nhau có độ lớn.
A. 3 N và 7 N. B. 6 N và 8 N. C. 2 N và 8 N. D. 5 N và 5 N.

9. 11. Ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn F
1
= F
2
=
40 N, F
3
= 60 N và từng đôi một làm thành góc 120
0
. Hợp lực của chúng
là:
A. F = 0 N.
B. F = 20 N, cùng hướng với lực
3
F
uur
3
F
uur
.
C. F = 100 N, cùng hướng với.
D. F = 40 N, ngược hướng với
3
F
uur
.
19
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
9.12. Người ta treo một cái đèn khối lượng m
= 300g vào một giá đỡ gồm hai thanh nhẹ AB

và AC như hình vẽ. Biết góc
0
60
α
=
và lấy g
= 10 m/s
2
. Hãy xác định lực tác dụng lên các
thanh AB, AC. Thanh nào có thể thay thế
được bằng một sợi dây?
(ĐS: 5,2 N; 6 N)
20
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Bài 10. BA ĐỊNH LUẬT NIU – TON
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Một vật khối lượng m = 1 kg có thể coi là chất điểm đang đứng
yên trên một mặt phẳng nằm ngang. Tác dụng vào vật một lực F = 4 N có
phương nằm ngang. Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng.
a) Tính gia tốc chuyển động của vật. (ĐS: 4 m/s
2
)
b) Tính vận tốc tại thời điểm t = 4 s kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.
(ĐS: 16 m/s)
Ví dụ 2. Hai quả bóng cao su có khối lượng lần lượt là m
1
= 80 g, m
2
= 120
g. người ta ép chúng vào nhau rồi buông ra, sau đó hai quả bóng chuyển

động ngược chiều nhau. Quả thứ nhất có vận tốc v
1
= 9 m/s. Hỏi quả thứ
hai có vận tốc bao nhiêu? Biết ma sát là không đáng kể.
(ĐS: 6 m/s)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
10.1. Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động trên đường thẳng
nằm ngang với tốc độ 20 m/s. thì tài xế hãm phanh. Sau 5 s, vận tốc của xe
ô tô là 10 m/s. Tính lực hãm. (ĐS: 2 000 N)
10.2. Một quả bóng khối lượng 0,4 kg đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu
thủ đá quả bóng với một lực F. Thời gian chân tiếp xúc với quả bóng là
0,02 s. Vận tốc của quả bóng lúc rời khỏi chân là 10 m/s. Bỏ qua ma sát.
Tính F. (ĐS: 200 N)
10.3. Một xe lăn có khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên mặt bàn nhẵn
nằm ngang. Tác dụng vào xe một lực
F
r
theo phương ngang thì xe đi được
quãng đường s = 3 m trong thời gian t. Nếu đặt thêm lên xe một vật có
khối lượng m

= 1kg thì xe đi được quãng đường s

bằng bao nhiêu trong
thời gian t. Bỏ qua ma sát. (ĐS: 2 m)
10.4. Một vật có khối lượng 1,5 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s
2
. Khi ô
tô có chở hàng thì nó khởi hành với gia tốc 0,2 m/s
2

. Hãy tính khối lượng
của hàng. Biết hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng
nhau.
(ĐS: 0,75 tấn)
10.5. Một vật được thả trên mặt phẳng nghiêng một góc
α
so với phương
nằm ngang. Hãy viết biểu thức tính gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng.
Bỏ qua lực ma sát. (ĐS:
sina g
α
=
)
10.6. Hai chiếc xe lăn đặt nằm ngang. Ở đầu một chiếc xe có gắn lò xo
nhỏ, nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén lại rồi buông tay. Sau đó hai
21
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
xe chuyển động, đi được các quãng đường s
1
= 1 m và s
2
= 2 m trong cùng
thời gian t. Tìm tỉ số khối lượng của hai xe. Bỏ qua ma sát. (ĐS:
1
2
2
m
m
=
)

10.7. Một vật đang chuyển động với vận tốc v, đột nhiên tất cả các lực tác
dụng lên vật mất đi. Vật sẽ chuyển động như thế nào?
A. Vật dừng lại ngay lập tức.
B. Vật chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại.
C. Vật sẽ đổi hướng chuyển động.
D. vật tiếp tục chuyển động với vận tốc không đổi
10.8. Chọn phát biểu đúng.
A. Một vật đang đứng yên muốn chuyển động phải có lực tác dụng vào nó.
B. Một vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn giảm dần thì sẽ chuyển
động chậm dần.
C. Một vật sẽ đứng yên chỉ khi không có lực tác dụng vào vật.
D. Vật luôn luôn chuyển động cùng phương, chiều với lực tác dụng vào nó.
10.9. Trong trò chơi hai người kéo co
A. người thắng kéo người thua một lực lớn hơn.
B. người thắng kéo người thua một lực bằng với người thua kéo người
thắng.
C. người thua kéo người thắng một lực lớn hơn.
D. người thắng kéo người thua một lực có thể lớn hơn và cũng có thể bé
hơn tủy thuộc tỉ số khối lượng của hai người.
10.10. Vật nào sau đây có quán tính lớn nhất?
A. Vật 1 kg chuyển động với vận tốc 16 m/s.
B. Vật 2 kg chuyển động với vận tốc 29 m/s.
C. Vật 3 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s.
D. Vật 4 kg chuyển động với vận tốc 1 m/s.
10.11. Một người có trọng lượng 400 N tác dụng lên một chiếc thuyền
trọng lượng 10 000 N một lực 150 N để đẩy thuyền. Hỏi thuyền tác dụng
lên người đó một lực có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 40 N. B. 150 N. C. 400 N. D. 10 000 N.
10.12. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chuyển động của
một vật?

A. Gia tốc của vật thu được luôn luôn cùng hướng với lực.
B. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật biến đổi.
C. Vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều nếu không có lực tác dụng
lên vật.
D. Nếu lực tác dụng lên vật không đổi thì vật sẽ chuyển động thẳng đều.
22
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
10.13. Hai lực đồng quy 4 N và 3 N có phương vuông góc cùng tác dụng
vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên trên mặt bàn ngang.
Trong khoảng thời gian 2 s đầu quãng đường mà vật đi được là
A. 10 m. B. 5 m. C. 3 m. D. 4 m.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
10.14. Một quả bóng khối lượng 300 g bay với tốc độ 10 m/s đến đập
vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với cùng tốc độ. Thời
gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05 s. Tính lực của quả bóng tác dụng
lên tường. (ĐS: 120 N)
10.15. Một sợi dây thép có thể giữ yên được một trọng vật có khối lượng
tối đa 500 kg. Dùng dây để kéo một trọng vật khác có khối lượng 400 kg
lên cao. Lấy g = 10 m/s
2
. Hỏi gia tốc lớn nhất mà vật có thể có để dây
không bị đứt? (ĐS:
2
ax
ax
2,5( / )
m
m
F mg
F mg ma F a m s

m

= + ≤ ⇒ ≤ =
23
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
Bài 11. LỰC HẤP DẪN – ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Hai q
4 3
9.10 /kg m
ρ
=
uả cầu đồng chất làm từ cùng một chất có
khối lượng riêng . Hai quả cầu có bán kính bằng nhau R = 20 cm. Khoảng
cách giữa hai tâm quả cầu bằng 50 cm. Tính lực hấp dẫn giữa hai quả cầu.
(ĐS: 242.10
-5
N)
Ví dụ 2. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao h = 20 km so với mặt đất. Biết gia
tốc rơi tự do ở mặt đất g
0
= 9,78 m/s
2
. Cho bán kính Trái đất là R = 6 400
km. (ĐS: 9,72 m/s
2
)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
11.1. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45 N, khi
vật ở độ cao h thì lực hút là 5 N. Tìm độ cao h theo bán kính Trái Đất.

(ĐS: h = 2R)
11.2. Tính khối lượng Trái Đất biết bán kính Trái Đất R = 6 400 km, gia
tốc rơi tự do tại mặt đất là g
0
= 9,806 m/s
2
. (ĐS: 6.10
24
kg)
11.3. Hai quả cầu đồng chất giống nhau, mỗi quả cầu có khối lượng 200
kg, bán kính 6 cm. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là
bao nhiêu? (ĐS: 1,85.10
-4
N)
11.4. Bán kính của sao Hỏa bằng 0,53 bán kính của Trái Đất. Khối lượng
của sao Hỏa bằng 0,11 khối lượng của Trái Đất.
a) Tính gia tốc rơi tự do trên sao Hỏa. Biết gia tốc rơi tự do trên Trái Đất
bằng 9,8 m/s
2
. (ĐS: 3,83 m/s
2
)
b) Tính trọng lượng của một người trên sao Hỏa, nếu trọng lượng của
người ấy trên mặt đất là 450 N. (ĐS: 176 N)
11.5. Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng ba lần bán kính Trái Đất.
Cho biết gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g = 9,81 m/s
2
. (ĐS: 0,61 m/s
2
)

11.6. Một vật có khối lượng 4 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng là 40 N.
Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất là 2R (R là bán kính Trái
Đất) thì có trọng lượng là bao nhiêu?
A. 4 N. B. 20 N. C. 80 N. D. 10 N.
11.7. Một khối quặng nặng 60 kg được mang từ bề mặt Mặt trăng về Trái
đất. Gia tốc rơi tự do trên bề mặt Mặt trăng là 1,62 m/s
2
. Khi ở trên mặt đất
có g = 9,8 m/s
2
, trọng lượngkhối quặng bằng
A. 363 N. B. 588 N. C. 482 N. D. 380 N.
11.8. Khi khối lượng mỗi vật và khoảng cách hai vật đều tăng gấp ba lần
thì lực hấp dẫn của chúng có độ lớn
24
Bài tập Vật lý 10 theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (Cơ bản)
A. tăng gấp 9 lần. B. giảm 9 lần.
C. tăng gấp 6 lần. D. không thay đổi.
11.9. Gia tốc rơi tự do trên bề mặt một hành tinh là 6,5 m/s
2
. Nếu một vật
trên bề mặt hành tinh này có trọng lượng 325 N thì khối lượng của vật đó
trên mặt đất bằng
A. 60 kg. B. 50 kg. C. 90 kg. D. 65 kg.
11.10. Nhận xét nào sau đây về lực hấp dẫn giữa hai vật là đúng?
A. Lực hấp dẫn có thể là lực hút, cũng có thể là lực đẩy.
B. Vật nào có khối lượng lớn hơn thì lực hấp dẫn tác dụng vào nó lớn.
C. Vật nào có khối lượng lớn hơn thì lực hấp dẫn tác dụng vào nó nhỏ hơn.
D. Cả A, B, C đều sai.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN

11.11. Khoảng cách trung bình từ tâm Mặt Trăng và tâm Trái Đất bằng 60
lần bán kính Trái Đất. Khối lượng Trái Đất gấp 81 lần khối lượng Mặt
Trăng. Tại điểm nào trên đường nối tâm giữa Mặt Trăng và Trái Đất thì
các lực hút của Trái Đất và Mặt Trăng lên một vật đặt tại đó cân bằng
nhau? (ĐS: x = 6R)
11.12. Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia
tốc rơi tự do ở mặt đất? Cho bán kính Trái Đất là R = 6 400 km.
(ĐS: 2 651 km)
25

×