Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Học cách yêu cầu, trình bày vấn đề doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.62 KB, 3 trang )

Học cách yêu cầu, trình bày vấn đề

Làm thế nào hoàn thiện kỹ năng trình bày vấn đề: các yêu cầu, các câu hỏi
có thể nên áp dụng như thế nào cho hiệu quả?


Hình minh họa

Khi nhắc đến việc hoàn thiện kỹ năng trình bày, không ai hay hơn DeAnne
Rosenberg, chuyên viên tư vấn nghề nghiệp 32 tuổi, và là chủ của Cty tư vấn
riêng - DeAnne Rosenberg Inc.
Câu chuyện vào năm 1969, bà DeAnne Rosenberg đọc được một bài báo
trên tờ Wall Street Journal đề cập đến việc thiếu vắng phụ nữ trong Hiệp hội
Quản lý Mỹ (American Management Association – A.M.A.)
“Họ phỏng vấn vị chủ tịch lúc bấy giờ của A.M.A., và ghi lại lời ông này
như sau, Chúng tôi không tìm ra người phụ nữ nào có khả năng trình bày
thuyết phục trước công chúng về đề tài quản trị”, bà nhớ lại.
Bà lưu bài báo đó và gởi một bức thư đến A.M.A, đề nghị họ không cần tìm
kiếm đâu xa. Hai tuần sau, bà vẫn không nhận được câu trả lời nào.
“Vậy là không được rồi”, bà tức giận nói. “Tôi viết một bức thư khác gửi
thẳng đến ông chủ tịch, nói với ông ta nếu không chấp nhận thì phải thôi trả
lời vớ vẩn đi!”
Hai ngày sau, chính vị chủ tịch gọi cho bà, thông báo rằng họ đã sắp sếp cho
bà diễn thuyết. DeAnne Rosenberg trở thành người phụ nữ đầu tiên diễn
thuyết dưới danh nghĩa American Management Association.

Bài học rút ra từ một loạt những sự kiện này vẫn được bà nâng niu. Công
thức thành đạt bao gồm sự kết hợp của Tự tin, Kiên trì và Táo bạo, đó chính
là nền tảng của thành công trong nghề nghiệp. Và qua nhiều năm giảng dạy,
bà đã chia sẻ cách có thể áp dụng như sau:


1. Hiểu đúng tình huống: Bạn cứ thẳng tiến và nói rõ suy nghĩ của bạn
đúng như thực tế nhưng đừng quá kích động. – (Bà đã nói thẳng với A.M.A.
rằng, a) Không có phụ nữ diễn thuyết là sai, và b) nhận bà vào là một bước
đi đúng hướng). - Tuy nhiên nếu bạn muốn trình bày một cách thuyết phục,
tức là trước khi bạn trình bày với cả sự đam mê và thể hiện kiến thức của
mình, bạn cần biết mình đang đứng ở đâu.
2. Trình bày cảm xúc của mình: Chúng ta thường không chú trọng đến
ảnh hưởng của cảm xúc trong các mối quan hệ hàng ngày, nhất là trong thế
giới kinh doanh. Chúng ta e sợ rằng, thể hiện tình cảm là một điều xấu và
phải che giấu cảm xúc. Nhưng một khi chúng ta cảm thấy thoải mái nói ra
với người khác, những mối quan hệ tiếp xúc của chúng ta trở nên có chiều
sâu và chân thành. – Cảm xúc của bạn là một món quà thể hiện sự trân trọng
và quan tâm đến người nghe.
3. Trình bày vấn đề: Đây là thời điểm quyết định và bạn phải nói rõ
ràng mong muốn của bạn. Nếu bạn tiếp xúc với người khác, ít nhất bạn phải
biết mình muốn gì. Sự thật bao giờ cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến
giải pháp, nhưng cũng phải thực tế nữa.
4. Dùng các câu hỏi mở: Môt lời yêu cầu được trình bày dưới hình thức
một câu hỏi mở (một dạng câu hỏi không thể trả lời bằng có hay không) sẽ
có vẻ ít thách thức hơn. Ví dụ: - Ông/bà thấy điều này thế nào? – Chúng ta
sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào đây?
Vấn đề đã được trình bày, cảm xúc cũng đã phơi bày, mong muốn cũng đã
nêu ra. Với một câu hỏi mở hoặc là lời đề nghị, bạn đang mời người nghe
cùng tham gia tìm ra giải pháp với bạn và không làm cho vấn đề bị ràng
buộc bởi những trách nhiệm không cần thiết.

×